1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non

249 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

GI¸O DơC Kỹ NĂNG PHòNG TRáNH TAI NạN,THƯƠNG TíCH CHO TRẻ 4-5 TUổI ở TRƯờNG

MầM NON

LUN N TIN S KHOA HC GIO DỤC

Trang 2

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

GI¸O DơC Kỹ NĂNG PHòNG TRáNH TAI NạN,THƯƠNG TíCH CHO TRẻ 4-5 TUổI ở TRƯờNG

MầM NON

Chuyờn ngnh: Giỏo dc mm nonMó s: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Phương

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu, kếtquả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơngtrình nào khác.

Tác giả

Trang 5

Luận án “Giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ởtrường mầm non” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáodục Mầm non, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trongsuốt q trình học tập.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hồng Thị Phương, PGS.TS.Nguyễn Thanh Bình - những người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, địnhhướng cho tơi trong q trình thực hiện luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý,giáo viên mầm non, các cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non:Hoa Hồng, Kim Chung, Liên Mạc – Thành phố Hà Nội.

Xin cảm ơn những người thân trong gia đình của tôi đã luôn động viên, bêncạnh, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án.

Tác giả

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu .3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học .3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu .3

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

8 Những luận điểm bảo vệ 6

9 Những đóng góp mới của luận án 7

10 Cấu trúc luận án 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG TRÁNHTAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Nghiên cứu tai nạn, thương tích ở trẻ em 8

1.1.2 Nghiên cứu kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ em 10

1.1.3 Nghiên cứu giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em 12

1.2 Phịng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em 17

1.2.1 Khái niệm và phân loại tai nạn, thương tích ở trẻ em 17

1.2.2 Khái niệm và các cấp độ phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em .23

1.3 Kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi 25

1.3.1 Khái niệm “Kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích”của trẻ 4-5 tuổi 25

1.3.2 Các kỹ năng thành phần của kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ 4-5tuổi 27

1.3.3 Sự hình thành kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi .29

1.3.4 Đặc điểm kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi 32

1.4 Q trình giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non 37

1.4.1 Khái niệm giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo4-5 tuổi 37

1.4.2 Các quan điểm tiếp cận giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích chotrẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 38

Trang 7

1.4.5 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích

cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 45

1.4.6 Đánh giá việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non 48

1.4.7 Các điều kiện giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non 48

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn,thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 49

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNGPHỊNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNGMẦM NON 54

2.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5 tuổitrong chương trình giáo dục mầm non .54

2.1.1 Mục tiêu giáo dục 54

2.1.2 Nội dung giáo dục 55

2.1.3 Phương pháp giáo dục 56

2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non 57

2.2.1 Khái quát về tổ chức khảo sát .57

2.2.2 Kết quả khảo sát 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG TRÁNHTAI NẠN,THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .86

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn,thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 86

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 86

3.1.2 Đảm bảo phù hợp với q trình hình thành kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tíchcủa trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 86

3.1.3 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 87

3.1.4 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường mầm non 87

3.2 Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tíchcho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non .87

Trang 8

3.2.3 Sử dụng trò chơi luyện tập kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ

mẫu giáo 4-5 tuổi 102

3.2.4 Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT trong các hoạt động hằng ngàyở trường mầm non 109

3.2.5 Phối hợp với phụ huynh nhằm tạo cơ hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được rènluyện kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích thường xuyên 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .121

4.1 Khái qt về q trình thực nghiệm 121

4.1.1 Mục đích thực nghiệm 121

4.1.2 Nội dung thực nghiệm 121

4.1.3 Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm 122

4.1.4 Tiến trình thực nghiệm .122

4.1.5 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 123

4.2 Kết quả thực nghiệm 123

4.2.1 Kết quả thực nghiệm thăm dò .123

4.2.2 Kết quả thực nghiệm chính thức 125

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 147

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃCƠNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

Trang 9

TTKý hiệuNguyên nghĩa

1 ĐC Đối chứng

2 GVMN Giáo viên mầm non

3 KN Kỹ năng

4 MN Mầm non

5 PH Phụ huynh

6 TN Thực nghiệm

Trang 10

Bảng 2.1 Quan niệm của GV về KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 60

Bảng 2.2 Ý kiến của GV về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT .62

Bảng 2.3 Ý kiến của GV về mục tiêu giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4- 5tuổi ở trường mầm non 63

Bảng 2.4 Ý kiến của GV về phương pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ4- 5 tuổi được GV sử dụng ở trường mầm non 65

Bảng 2.5 Ý kiến của GV về hình thức giáo dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ 4- 5tuổi ở trường mầm non 66

Bảng 2.6 Ý kiến của GV về các điều kiện để giáo dục KN phòng tránh TNTT chotrẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non 67

Bảng 2.7: Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng phòngtránh TNTTcho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non .67

Bảng 2.8 Ý kiến của PH về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT .71

Bảng 2.9 Các nguồn tham khảo mà PH sử dụng khi tiến hành việc giáo dục KNphịng tránh TNTT cho trẻ ở gia đình 72

Bảng 2.10 Biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ ở gia đình 73

Bảng 2.11 KN phịng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .75

Bảng 2.12 KN nhận diện các tình huống dễ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .76

Bảng 2.13 KN lựa chọn giải pháp ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT của trẻmẫu giáo 4-5 tuổi 77

Bảng 2.14 KN thực hiện giải pháp ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT củatrẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 79

Bảng 2.15 KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (theo bài tập) 81

Bảng 4.1 KN phòng tránh TNTT của trẻ trước và sau TN thăm dò 124Bảng 4.2 KN phòng tránh TNTT của trẻ lớp ĐC và TN trước TN (theo mức độ)126Bảng 4.3 KN phòng tránh TNTT của trẻ lớp ĐC và TN trước TN (theo tiêu chí) 128Bảng 4.4 KN phòng tránh TNTT của trẻ nam và nữ nhóm ĐC và TN trước TN .128

Trang 11

Bảng 4.8 So sánh KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở nhóm TN, .139

trước và sau TN 139

Bảng 4.9 So sánh KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở nhóm ĐC, .139

trước và sau TN 139

Bảng 4.10 KN phịng tránh TNTT của trẻ nhóm TN trước và sau TN .140

Bảng 4.11 Kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình trước và sau TN củanhóm TN 142

Bảng 4.12 KN phịng tránh TNTT của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN .142

Bảng 4.13 Kiểm định sự chênh lệch giá trị trung bình trước và sau TN .144

của nhóm ĐC .144

Bảng 4.14 KN phịng tránh TNTT của trẻ nhóm TN theo địa bàn 144

Trang 13

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và côngnghệ, con người đã tạo ra được ngày càng nhiều các phương tiện, trang thiết bị, vậtdụng với những tính năng đa dạng, phong phú nhằm hướng tới phục vụ cho nhu cầucủa chính họ Tuy nhiên, đi kèm theo đó là sự xuất hiện vơ vàn những mối nguy hiểmtiềm ẩn khác có thể dẫn đến tai nạn, thương tích (TNTT) cho con người nói chung vàtrẻ em nói riêng như: thiết bị điện, điện tử, hóa chất, Các số liệu thống kê của Tổchức Y tế thế giới cho thấy, TNTT chính là một trong những nguyên nhân hàng đầugây tàn tật và tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới Ở nước ta, trong giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi ngày có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như:tai nạn giao thơng, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng, và mỗi ngày có hàng chục giađình chịu mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ do TNTT Có nhiều nguyênnhân khác nhau dẫn đếnTNTT ở trẻ em như: sự chủ quan, bất cẩn của người lớn, mơitrường khơng đảm bảo an tồn trong đó, một nguyên nhân sâu xa cần phải nói đếnchính là năng lực nhận biết và ứng phó của trẻ với những mối nguy hiểm xung quanhvẫn còn hạn chế Chính vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng (KN) cần thiết đểnhận diện, ứng phó hiệu quả với những mối nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho bảnthân là nhiệm vụ cấp thiết cần được đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Trang 14

1.3 Giai đoạn 4-5 tuổi là lứa tuổi thuận lợi đối với việc giáo dục KN phòng tránhTNTT cho trẻ Do nhu cầu vận động tăng cao, phạm vi hoạt động, giao tiếp được mởrộng, trẻ tích lũy được ngày càng nhiều vốn biểu tượng phong phú về thế giới xungquanh, độ nhạy cảm của các giác quan trong việc nhận biết, phân biệt đặc điểm củacác sự vật, hiện tượng ngày càng trở nên chính xác và tinh nhạy hơn so với giai đoạnlứa tuổi trước Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng,trẻ có thể hình dung được các hành động thực tiễn với đối tượng cũng như kết quả của

hành động ấythông qua “phép thử ngầm trong óc” Vì thế, trẻ đã chủ động hơn trong

việc dự kiến và lập kế hoạch hoạt động đảm bảo an tồn cho bản thân Khả năng ngơnngữ của trẻ 4-5 tuổi cũng đã phát triển lên một giai đoạn mới, giúp trẻ có thể hiểu vàgiải thích được khá rõ ràng những mối quan hệ nhân - quả đơn giản trong cuộc sốnghằng ngày Bên cạnh đó, trẻ 4-5 tuổi đã bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định, các loạitrí nhớ đều phát triển: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ ngơn ngữ, trí nhớ vận động, Điều nàygiúp trẻ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ và thực hiện lại các thao tác hành động cụ thểđể ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT Hơn nữa, nhờ sự hoàn thiện của KN vậnđộng, sự tự tin, thoải mái trong việc tham gia các hoạt động, trẻ 4-5 tuổi có thể thựchiện các KN ứng phó với tình huống đó một cách thành thạo và khéo léo hơn so vớigiai đoạn lứa tuổi trước Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu có khả năng kiềm chế những biểu hiệnmạnh mẽ, đột ngột của của xúc cảm như kiềm chế nỗi sợ hãi, lo lắng, cố gắng khơngkhóc lóc… vì thế, khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ đã điều khiển được cảm xúc củabản thân để thực hiện hành động ứng phó có hiệu quả

Trang 15

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng

phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5tuổi ở trường MN, nhằm giúp trẻ có thể chủ động trong việc ứng phó với các tình huốngdễ gây TNTT, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, góp phần nângcao chất lượng cuộc sống của trẻ.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5

tuổi ở trường MN.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ

4-5 tuổi ở trường MN.

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, các trường mầm non đã quan tâm đến giáo dục KN phòng tránh TNTTcho trẻ, nhưng trên thực tế, KN này của trẻ 4-5 tuổi cịn hạn chế dẫn đến tai nạn,thương tích vẫn xảy ra với trẻ.

Nếu thực hiện được các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ theohướng sử dụng và làm phong phú trải nghiệm của trẻ thông qua những hoạt động đadạng, hấp dẫn ở trường mầm non, bằng việc xây dựng môi trường giáo dục KN phịngtránh TNTT an tồn, thuận lợi, đến tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng trongnhiều tình huống và tích cực vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống thì KNphịng tránh TNTT của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổiở trường MN

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5tuổi ở trường MN

5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ởtrường MN

5.4 Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ởtrường MN

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Trang 16

- Nghiên cứu các KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi, bao gồm:KN nhận diệntình huống dễ gây TNTT, KN lựa chọn giải pháp ứng phó với tình huống dễ gâyTNTT, KN thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT.

- Nghiên cứu biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi thôngqua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN.

6.2 Giới hạn khách thể điều tra

- Giáo viên mầm non: 150 GVMN tại một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội.- Ban Giám hiệu của một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Trẻ mầm non: 80 trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng và trường mầmnon Kim Chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phụ huynh: 80 phụ huynh có trẻ đang học tại trường mầm non Hoa Hồng vàtrường mầm non Kim Chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6.3 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm tại một số trường MN trên địa bànthành phố Hà Nội (trường mầm non Hoa Hồng, quận Cầu Giấy, trường mầm non KimChung, huyện Hoài Đức, và trường mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

6.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Thời gian khảo sát thực trạng từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018- Thời gian thực nghiệm từ tháng 09/2018 đến tháng 03/2019

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận hoạt động

Sự hình thành và phát triển KN phịng tránh TNTT của trẻ chỉ có hiệu quả nếutiến hành thông qua các hoạt động phù hợp với hứng thú, khả năng, kinh nghiệm củatrẻ Ở trường MN, trẻ được tham gia nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động có ưuthế riêng đối với việc tạo mơi trường cho trẻ trải nghiệm cảm xúc, hình thành kĩ năngứng phó với TNTT Do vậy, cần lựa chọn những hoạt động phong phú, đa dạng, hấpdẫn, phù hợp với trẻ 4-5 tuổi ở trường MN và tạo ra các cơ hội cho trẻ được rèn luyệnKN này một cách thường xuyên, có hệ thống.

7.1.2 Tiếp cận phát triển

Trang 17

động, phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó, tiến hành cung cấp kiến thức và tổ chứccho trẻ luyện tập KN phù hợp với mức độ hiện có của trẻ Đặc biệt, các TNTT khi xảyra thường gây nguy hiểm đối với trẻ, nên cách học tốt nhất chính là học thơng quaquan sát, bắt chước theo mẫu hành động của người lớn và bạn bè xung quanh, trongđó, người lớn và bạn bè đóng vai trị hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển KN của trẻ đi từ“vùng phát triển hiện tại” lên “vùng phát triển gần nhất”.

7.1.3 Tiếp cận tích hợp

Việc học của trẻ mầm non chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện tích hợp thơngqua các hoạt động đa dạng trong môi trường sống Do vậy, giáo dục kỹ năng phòngtránh TNTT cho trẻ cần được thực hiện lồng ghép, tích hợp thơng qua các hoạt độngtrong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, nhằm hướng tới hình thành ở trẻ những nănglực cần thiết để giải quyết, ứng phó có hiệu quả với các tình huống dễ gây nguy hiểmtrong cuộc sống, từ đó, tác động một cách đồng bộ đến tất cả các mặt phát triển của trẻ(thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội…)

7.1.4 Tiếp cận cá nhân

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm, nhucầu và đặc điểm thể chất khác nhau Do vậy, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT chotrẻ cần tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ để tạo các điều kiện, sử dụng các biện phápgiáo dục phù hợp với khả năng của trẻ Chỉ khi giáo viên hiểu rõ đặc điểm của trẻ, hiểuđược nhu cầu, mong muốn, khả năng, kinh nghiệm cũng như sự khác biệt của mỗi đứatrẻ thì mới có thể tạo ra các tình huống cho trẻ trải nghiệm có ý nghĩa đối với chúng.

7.1.5 Tiếp cận thực tiễn

Các TNTT thường xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống của trẻ Chính thựctiễn cuộc sống là nơi trẻ phải thường xuyên đối mặt với các tình huống dễ gây TNTT,nơi trẻ được trải nghiệm, rèn luyện cách ứng phó TNTT, đồng thời cũng là nơi kiểmnghiệm hiệu quả giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ Do vậy, cần dựa vào đặcđiểm, điều kiện sống của trẻ ở gia đình, nhà trường, tận dụng các điều kiện sẵn có đểxây dựng mơi trường và tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm giúp trẻ đượctrải nghiệm và rèn luyện kĩ năng phòng tránh TNTT.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 18

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát trẻ trong quá trình hoạt động, trong đó đặc biệt chú ý đến cách ứng phóvới các tình huống dễ gây TNTT của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN Quan sát những thayđổi về KN phịng, tránh TNTT của trẻ khi có tác động sư phạm.

Quan sát GV sử dụng các biện pháp để giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ4-5 tuổi, học tập kinh nghiệm, phát hiện khó khăn, thuận lợi và những hạn chế của họ.

7.2.2.2 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra GV, kết hợp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu nhận thức,biện pháp của GV về việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi.

Sử dụng bài tập đo nhằm đánh giá mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi.

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ quản lý, GV nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng,biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

7.2.2.4 Phương pháp trò chuyện

Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để tìm hiểu về mức độ KNphòng tránh TNTT của trẻ; những thuận lợi, khó khăn mà trẻ gặp phải trong q trìnhthực hiện KN này.

7.2.3.5 Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến của các chuyên gia về xây dựng các tiêu chí đánh giá, các bài tậpđo mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi; định hướng đề xuất cácbiện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi.

7.2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi đã xâydựng nhằm khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và sự đúngđắn của giả thuyết khoa học, qua kỹ thuật chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứngtương đương, so sánh đầu vào và đầu ra của mẫu thực nghiệm.

7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng một số cơng thức thống kê tốn học để xử lý các số liệu thu được từkhảo sát thực trạng và thực nghiệm làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu.

8 Những luận điểm bảo vệ

Trang 19

huống dễ gây TNTT, cũng như có thể sử dụng các kỹ năng này để tự bảo vệ bản thântrong những tình huống nguy hiểm liên quan đến vật dụng, động thực vật, địa điểm,hành động của trẻ nếu được hướng dẫn và luyện tập thường xun, có hệ thống.

8.2 Sự hình thành kỹ năng phòng tránh TNTT của trẻ 4-5 được bắt đầu từ việctrẻ khám phá (quan sát, ghi nhớ) mẫu hành động phịng tránh TNTT đến luyện tậpcách ứng phó với những tình huống dễ gây TNTT, từ đó, trẻ sẽ chủ động phòng tránhTNTT trong các hoạt động hằng ngày.

8.3 Việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi có thể tiến hành thơngqua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non, đượcbắt đầu từ việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thuận lợi, đến tổ chức các hoạtđộng cho trẻ thực hành, trải nghiệm kĩ năng và tạo cơ hội để trẻ tích cực vận dụng kinhnghiệm phòng tránh TNTT vào thực tiễn cuộc sống.

9 Những đóng góp mới của luận án

9.1 Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về KN phòng tránh tai nạn,thương tích của trẻ 4-5 tuổi và việc giáo dục KN này cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN.

9.2 Cung cấp tư liệu về thực trạng giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5tuổi ở một số trường MN trên địa bàn Hà Nội hiện nay và mức độ hình thành KNphịng tránh TNTT của trẻ 4-5 tuổi, giúp cho các trường MN có cơ sở để điều chỉnhquá trình giáo dục kịp thời.

9.3 Các biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi được đề xuấtlà một tài liệu tham khảo có giá trị cho cơng tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡngGVMN Đồng thời, các trường MN có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế đểgóp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

10 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận ángồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận củagiáo dục kỹ năng phịng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi

ở trường MN

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5

tuổi ở trường MN

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở

trường MN

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN,THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em có vai trị quan trọng trong việc giúptrẻ chủ động phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc do TNTT gây ra đối với trẻ Vì vậy,vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học, tâm lýhọc, xã hội học, các cơ quan, tổ chức Y tế trong và ngồi nước Tựu trung lại, có thểtổng hợp thành các hướng nghiên cứu chính như sau:

1.1.1 Nghiên cứu tai nạn, thương tích ở trẻ em

Các nghiên cứu theo hướng này trước hết đã khẳng định sự cần thiết của việcphòng tránh TNTT cho trẻ em, chỉ rõ những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ,từ đó, đề xuất các chiến lược, chương trình hành động, biện pháp can thiệp nhằm giảmthiểu TNTT ở trẻ em.

Về sự cần thiết của việc phòng tránh TNTT cho trẻ em: Nghiên cứu về sự cần

thiết của việc phòng tránh TNTT cho trẻ em chủ yếu được đề cập đến trong một số tàiliệu như: tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [66], Trung tâm kiểm sốt vàphịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) [60], Cơ quan Y tế công cộng nước Anh (PublicHealthy England) [69], Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội [10] Những tài liệu nàyđã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tình hình TNTT của trẻ em trên thế giới cũngnhư ở nước ta hiện nay và sự cấp thiết của vấn đề phịng tránh TNTT cho trẻ Trongđó, TNTT được xem là “kẻ giết người nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn thế giới”[66], đồng thời, xác định vấn đề TNTT trẻ em “đang trở thành vấn đề y tế cộng đồngđe dọa tới sự sống còn và phát triển của trẻ” [10].

Tính cấp thiết của vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ em còn được thể hiện trongcác văn bản, chỉ thị của Nhà nước, của các Bộ, ngành liên quan như: Bộ Y tế [11, 55],Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [10], Bộ Giáo dục và Đào tạo [8], trong cácchương trình, dự án giáo dục KN phòng tránh TNTT do các tổ chức phi chính phủphối hợp với chính phủ Việt Nam thực hiện [3].

Về các yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ em: Một số nghiên cứu đã tiến

Trang 21

quan đến TNTT ở trẻ em được phân tích trong các nghiên cứu trên khá đa dạng, phongphú,nhưng tựu trung lại, có thể tổng hợp thành 3 yếu tố chính, đó là yếu tố bản thânđứa trẻ (lứa tuổi, giới tính, kiến thức, KN, kinh nghiệm về phịng tránh TNTT ); yếutố mơi trường - Xã hội (điều kiện sống của gia đình, trình độ học vấn, ý thức của ngườilớn về bảo vệ an toàn cho trẻ ); yếu tố tác nhân (phương tiện giao thông, nhà cửa,trang thiết bị, đồ dùng, các chất độc hại ) Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ liên quanđến TNTT của trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những yếu tố nào cóthể hỗ trợ, thúc đẩy q trình giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ và ngược lại,những yếu tố nào sẽ kìm hãm, cản trở quá trình ấy, từ đó, đề xuất nội dung, biện phápvà hình thức giáo dục trẻ hợp lý và có hiệu quả.

Về các chiến lược, chương trình hành động, biện pháp phịng tránh TNTT chotrẻ em: Trên cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề phòng ngừa TNTT cho trẻ em

cũng như chỉ rõ những yếu tố nguy cơ liên quan đến TNTT ở trẻ, các nghiên cứu đã điđến xác định một số chiến lược, kế hoạch hành động, biện pháp nhằm giảm thiểuTNTT cho trẻ Nội dung này trước hết được thể hiện trong các tài liệu của Tổ chức YtếThế giới [66],Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) [60],Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [10] Cụ thể, các tài liệu đề xuất một số chiếnlược, kế hoạch hành động, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi quốcgianhư: xác định tầm quan trọng của vấn đề thông qua giám sát và thu thập dữ liệu;tăng cường xây dựng và thực thi pháp luật; thay đổi thiết kế sản phẩm; thay đổi môitrường; giáo dục và phát triển KN; chăm sóc y tế khẩn cấp

Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu liên quan đến những giải pháp can thiệpnhằm giảm thiểu hậu quả của TNTT gây ra đối với trẻ em từ 0-15 tuổi [35]; phòngchống TNTT cho học sinh tiểu học [43], tác giả Trần Văn Nam, Nguyễn ThúyQuỳnh…đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt của một số giải pháp như: Tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong phòng ngừa TNTT, đốivới học sinh tiểu học, tích hợp giáo dục KN phịng tránh TNTT trong chương trìnhchính khóa hoặc ngoại khóa; xã hội hóa cơng tác phịng chống TNTT; Nâng caochất lượng chun mơn cho cán bộ y tế

Trong số các kế hoạch hành động và giải pháp nêu trên, giải pháp giáo dục và

phát triển KN nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng tránh TNTT được

Trang 22

Tóm lại, các tài liệu, nghiên cứu trên đây đã cho thấy được tính cấp thiết của vấn

đề phòng ngừa TNTT, chỉ rõ những yếu tố nguy cơ có liên quan đến TNTT, cũng nhưcác chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp phòng ngừa TNTT ở trẻ Mặc dù, cácnghiên cứu khơng đi sâu vào khía cạnh giáo dục KN phòng tránh TNTT, song nhữngkết quả nghiên cứu đó có giá trị định hướng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lýluận của đề tài, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến TNTT ở trẻ em cũng như cácyếu tố ảnh hưởng tới q trình giáo dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ.

1.1.2 Nghiên cứu kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích của trẻ em

Các nghiên cứu theo hướng này trước hết nhìn nhận KN phịng tránh TNTT làmột trong những KN sống quan trọng của trẻ em, đồng thời xác định một số KN cụ thểgiúp trẻ phịng tránh TNTT có hiệu quả khi gặp tình huống nguy hiểm.

Về nghiên cứu KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống quantrọng của trẻ em: Các nghiên cứu xem xét KN phịng tránh TNTT dưới góc độ là một

trong những KN sống quan trọng của trẻ em trước hết được thể hiện ở một số tài liệucủa Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), của Tổchức Y tế thế giới (WHO), hay của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) TheoUNESCO, KN sống được chia thành 2 nhóm: Nhóm KN chung và nhóm KN chuyên biệt,trong đó, ở nhóm KN chuyên biệt, tài liệu có đề cập các KN liên quan đến sức khỏe vàdinh dưỡng, KN ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro UNICEF khi tiến hành phân loạicác nhóm KN sống cơ bản ở trẻ em đã xác định: KN bảo vệ bản thân là một trong nhữngKN sống cần thiết thuộc nhóm KN tự nhận thức và sống với chính mình [6].

Cũng theo hướng này, khi nghiên cứu các nhóm KN sống cần thiết của học sinhtiểu học, Trương Thị Hoa Bích Dung đã xếp KN phịng tránh TNTT vào nhóm KNquản lý bản thân, cụ thể là: trẻ biết sử dụng các vật dụng thông thường, xử lý khi bịchấn thương nhỏ, tham gia giao thông an tồn [14] Lê Bích Ngọc xem KN phịngtránh TNTT là một trong những KN sống cần thiết của trẻ mẫu giáo và xếp chúng vào

nhóm KN ý thức về bản thân, bao gồm: KN thực hiện quy tắc an tồn thơng thường(quy tắc giao thơng, quy tắc ăn uống), KNphịng chớng các tai nạn thơng thường

(nhận ra và tránh xa vật nguy hiểm, nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm, gọi ngườigiúp đỡ khi khẩn cấp) [37].

Nhìn chung, các tài liệu, nghiên cứu trên đây chủ yếu đều xem KN phòng tránhTNTT là một trong những KN sống quan trọng của con người nói chung, trẻ em nói

riêng và xếp chúng vào nhóm KNtự nhận thức và quản lý bản thân Các tác giả

Trang 23

tuổi mầm non và tiểu học; trong đó, nếu xem xét kỹ thì có thể nhận thấy, cả hai độ tuổitrên đều cần phải có những KN phịng tránh TNTT cơ bản như: KN sử dụng các vậtdụng thông thường (hay KN nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm), KN ăn uống antồn, KN tham gia giao thơng an tồn

Về phân loại KN phịng tránh TNTT của trẻ em: Các nghiên cứu về phân loại

KN phòng tránh TNTT có ba hướng cơ bản:

- Ở hướng thứ nhất, các tác giả đã dựa vào tiến trình (các giai đoạn) thực hiện

hành động của chủ thể khi ứng phó với tình huống nguy hiểm để xác định những KNphịng tránh TNTT cần thiết Có thể kể đến một số tác giả nghiên cứu theo hướngnàynhư: Raymond G Miltenberge [71], Bùi Văn Quân và các cộng sự [42] Cụ thể,Raymond G Miltenberge cho rằng, có 3 KN mà trẻ cần có để ứng phó với một tìnhhuống nguy hiểm, đó là: 1) Nhận biết tình huống nguy hiểm và tránh tiếp xúc vớichúng; 2) Thực hiện hành động để thoát ra khỏi tình huống đó; 3) Thơng báo vớingười lớn về mối nguy hiểm cần loại bỏ Theo phân tích của tác giả, khi một đứa trẻ

nhận biết được mối nguy hiểm nào đó, thì KN đầu tiên là trẻ cần biết phải tránh tiếpxúc với chúng (ví dụ tránh tiếp xúc với khẩu súng khi khơng có người giám sát ); KN

thứ hai là trẻ phải thoát ra khỏi tình huống đó bằng cách tạo ra khoảng cách giữa trẻ

với mối nguy hiểm (ví dụ, chạy thốt ra khỏi nơi có súng ) Cũng theo tác giả, việctrẻ phản ứng ngay lập tức là rất quan trọng vì nếu trẻ tiếp xúc với mối nguy hiểm màkhông hành động gì thì khả năng trẻ bị tổn thương sẽ rất cao Mặc dù trẻ đã tránh xađược mối nguy hiểm, nhưng chúng vẫn có thể tiếp tục tồn tại và gây nguy hiểm cho

những trẻ khác hoặc cho chính bản thân trẻ sau này Do đó, KN thứ ba là trẻ cần thơng

báo cho cha mẹ hoặc người lớn có trách nhiệm khác để họ thực hiện những hành độngthích hợp nhằm loại bỏ mối nguy hiểm Bùi Văn Quân và các cộng sự [42] cũng đãdựa vào các giai đoạn của quá trình đứa trẻ tiếp xúc với đối tượng, tình huống dễ gâyTNTT để xác định 3 kỹ năng cần thiết nhằm hạn chế những tổn thương cho cơ thể do

TNTT gây ra, bao gồm: Nhận diện được những đối tượng, tình huống dễ gây TNTT(ví dụ, nhận diện các tác nhân gây bỏng: bếp, nước sôi ); phịng tránh được những

TNTT có thể xảy ra (ví dụ, khơng chơi đùa gần nơi có những vật gây bỏng, khơng sử

dụng đồ điện ); xử trí kịp thời và chính xác khi khơng may bị thương tích (ví dụ,

ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh và sạch trong 30 phút ) Ưu điểm của cách phânloại KN phòng tránh TNTT theo hướng nghiên cứu này đó là có thể áp dụng các KNcho hầu hết mọi tình huống nguy hiểm mà đứa trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày.

- Ở hướng thứ hai, các tác giả dựa vào những đối tượng, tình huống có nguy cơ

Trang 24

đối với trẻ như: KN phòng tránh hỏa hoạn, đuối nước, ngộ độc, KN an toàn với súng Có thể kể đến một số tác giả nổi bật nghiên cứu theo hướng này như: Brian J.Gatheridge [59], Tevfik Turgut [76], [68],Claire D Coles [61], Shana Smith [74],Edward P Krenzelok [63], Karen D Liller [64], Nguyễn Thị Hồng Thu [46], Lê ThịMinh Hà [17], ; Cơ quan quản lý hỏa hoạn Hoa Kỳ [78] Đây cũng chính là hướngnghiên cứu phổ biến của hầu hết các tác giả khi đề cập đến vấn đề giáo dục KN phòngtránh TNTT cho trẻ Ưu điểm của cách phân loại KN phịng tránh TNTT theo hướngnày đó là giúp người nghiên cứu dễ dàng hình dung các thao tác và hành động cụ thểcần thực hiện để phòng tránh TNTT trong những tình huống nguy hiểm khác nhau.

- Ở hướng thứ ba, một số tác giả như S.Wood [73], Mark Pearson [67] đã dựa

vào địa điểm xảy ra TNTT để phân loại thành 3 nhóm KN phịng tránh TNTT, baogồm: KN an toàn trên đường phố, KN an toàn tại nhà và KN an toàn ở các địa điểmvui chơi, giải trí Cách phân loại này có ưu điểm là giúp người nghiên cứu nắm rõ cácyêu cầu cụ thể để thực hiện hành động phòng tránh TNTT ở những mơi trường hoạtđộng khác nhau, bởi vì mỗi mơi trường hoạt động thường sẽ tồn tại ở đó những yếu tốdễ gây TNTT mang tính đặc trưng.

Nhìn chung, các nghiên cứu về phân loại KN phòng tránh TNTT ở trẻ em tươngđối đa dạng, phong phú Những nghiên cứu này có giá trị định hướng quan trọng choluận án khi xác định cấu trúc KN phòng tránh TNTT của trẻ em nói chung và trẻ lứatuổi mẫu giáo nói riêng.

1.1.3 Nghiên cứu giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em

Các nghiên cứu theo hướng này trước hết đã khẳng định vai trò của việc giáo dụcKN phòng tránh TNTT đối với trẻ em, đồng thời tập trung làm rõ những nội dung,phương pháp và hình thức giáo dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ.

Về vai trò của giáo dục KN phòng tránh TNTT đối với trẻ em: Các nghiên cứu

Trang 25

Bích Ngọc khi đề cập đến vai trò của KN sống, đã nhấn mạnh tầm quan trọng củaviệcgiáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ, cụ thể là “Giúp cho trẻ có được nhữnghành vi đảm bảo sự an tồn, khỏe mạnh, thích ứng được với những điều kiện sống thayđổi” [37] Trương Thị Hoa Bích Dung khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục KNsống, trong đó có KN ứng phó với các tình huống khẩn cấp Theo tác giả, “KN sống cầnthiết cho mọi người, mọi lứa tuổi và phải được hình thành từ khi cịn nhỏ” Mục đíchcủa giáo dục KN sống là “cung cấp cho các em cách ứng xử cần thiết trong các tìnhhuống bình thường cũng như tình huống khẩn cấp với nhiều sức ép tâm lý của cuộcsống” [14] Thái Hà cho rằng: “Càng sớm càng tốt, kiên trì và liên tục, các bậc phụhuynh hãy từng bước hướng dẫn trẻ nhận thức được và ứng xử đúng trước các tìnhhuống bất ngờ cũng như các mối nguy hiểm rình rập” Theo tác giả, “Những vốn hiểubiết này là tối quan trọng vì nó giúp tạo dựng hiệu quả tự vệ và an toàn cho bé” [20].

Như vậy, nhìn chung, các nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của việc giáo dụcKN phòng tránh TNTT đối với sự phát triển thể chất,tâm lý của trẻ, đặc biệt là trẻ lứatuổi MN - lứa tuổi vốn hiếu động, tò mò nhưng lại hạn chế về nhận thức và khả năngứng phó với những mối nguy hiểm xung quanh.

Về nội dung giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em: Nội dung giáo dục

KN phòng tránh TNTT được đề cập đến trong các nghiên cứu khá phong phú và đượcphân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có thể kể đến nghiên cứu của cáctác giả như: Bạch Băng, Hong Yoon Yeo, nhóm tác giả ở Nga hay tài liệu của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội

Trang 26

những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ như: Nghịch lửa, sờ tay vàođiện, mở cửa cho người lạ vào nhà, kẹt trong thang máy [4] Hong Yoon Yeo đưa ranội dung dạy trẻ tự bảo vệ mình thơng qua 45 tình huống thường gặp trong cuộc sốnghằng ngày như: tự bảo vệ mình khi đi đến một số địa điểm nguy hiểm (nơi vắng vẻ,khu phố đông đúc, hầm đi bộ, thang máy ; khi gặp người lạ (tặng quà, có ý định bắtcóc, quấy nhiễu ) hay khi sử dụng điện thoại và internet [22].

Các cách phân loại trên không chỉ hướng đến nội dung giáo dục trẻ cách phịngtránh những đối tượng, tình huống có thể gây tổn thương về thực thể mà cả những đốitượng, tình huống gây tổn thương về cảm xúc, tâm lý của trẻ Tuy vậy, vẫn có thể xemđây là cơ sở định hướng cho sự lựa chọn các nội dung phù hợp với mục đích giáo dụctrẻ phịng tránh TNTT của luận án.

Dựa trên tiêu chí là các loại TNTT thường gặp ở trẻ, tài liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xác định 8 nội dung giáo dục trẻ phòng tránh TNTT, baogồm: 1 Phòng tránh ngã và chấn thương do ngã; 2 Phịng tránh tai nạn bỏng và cáchxử trí khi bị bỏng; 3 Phòng TNTT do vật sắc nhọn và vật liệu nổ; 4 Phòng tránhnghẹt thở do dị vật đường thở; 5 Phòng tránh tai nạn đuối nước; 6 Phòng tránh ngộđộc; 7 Phòng tránh TNTT do động vật cắn, húc, đốt; 8 Phịng tránh tai nạn giao thơng[10] Cách phân loại nội dung dựa theo tiêu chí trên cũng được đề cập đến trong cácnghiên cứu củaNguyễn Võ Kỳ Anh [1], Nguyễn Thế Duy và cộng sự [16]

Như vậy, những nghiên cứu trên cho thấy:

- Nội dung giáo dục trẻ phòng tránh TNTT được đề cập đến khá đầy đủ, phù hợpvới lứa tuổi và yêu cầu của thực tiễn xã hội.

- Có sự khác biệt giữa các nghiên cứu về tiêu chí để phân loại nội dung Một sốnghiên cứu dựa vào tiêu chí là các loại TNTT thường gặp ở trẻ (ngã, bỏng, nghẹt thở,ngộ độc, đuối nước, tai nạn giao thông ), trong khi những nghiên cứu khác dựa vàocác đối tượng, tình huống dễ gây TNTT xung quanh trẻ (thiên nhiên, vật dụng, nhữngngười xung quanh, địa điểm hoạt động của trẻ ) để phân loại.

- Cần xây dựng các yêu cầu cụ thể đối với mỗi nội dung nhằm giúp cho GV dễ dànghơn trong việc lựa chọn và xác định nội dung giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ.

Về phương pháp, biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em: Với

Trang 27

giá là mang lại hiệu quả cao hơn cả chính là tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thamgia luyện tập và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Các phươngpháp, biện pháp được đề xuất bao gồm: sắm vai, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, tạotình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi (trò chơi dân gian, sắm vai, xây dựng, đóng kịch)

Cùng với những nghiên cứu về phương pháp giáo dục KN sống nói chung, mộtsố tác giả khác lại đề xuất các biện pháp mang tính đặc trưng để giáo dục KN phịngtránh TNTT cho trẻ như: Shana Smith, Emily Ericson, Nguyễn Thu Huyền, NguyễnThị Thu Hà, Phan Tú Anh, Mai Hiền Lê

Shana Smith và Emily Ericson xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi mơ phỏng đểdạy trẻ KN chữa cháy an tồn Các trị chơi thiết kế trên máy tính và trẻ được nhập vaiđể tham gia vào một tình huống mơ phỏng lại một trận hỏa hoạn giống như trên thựctế, nhờ đó, trẻ được học các KN thốt khói đám cháy và chữa cháy an toàn[74].Nguyễn Thu Huyền và Nguyễn Việt Dũng đã tiến hành thử nghiệm biện pháp mơphỏng tình huống bằng video hoạt hình với sự hỗ trợ của cơng nghệ điện tốn đámmây nhằm giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 5-6 tuổi [25].Như vậy, việc giáodục kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ bằng biện pháp mơ phỏng thực chất cũng chínhlà để cho trẻ trải nghiệm KN này một cách an toàn, có hiệu quả.

Một nhóm tác giả là giảng viên trường Đại học Sư Phạm Ulianov đã lựa chọn sửdụng biện pháp trị chơi nhằm giáo dục KN an tồn cho trẻ Thơng qua trị chơi, trẻđược học những mẫu hành vi tự nhiên để xử lý tình huống nguy hiểm Trước khi chơi,trẻ sẽ cần phải nói về tình huống đó với những trẻ khác, phân tích lựa chọn hành viđúng để không dẫn đến một hậu quả đáng tiếc Đây có thể xem là một trong nhữngbiện pháp phù hợp với trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tự mình trải nghiệm cách ứng phóhiệu quả với các tình huống nguy hiểm xung quanh [3].

Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh phương pháp thực hành và xem đây là phươngpháp không thể thiếu khi giáo dục trẻ nhận biết và phịng tránh các nguy cơ khơng antồn Theo tác giả, muốn trẻ nhận biết và ứng xử đúng với những tình huống có nguycơ khơng an tồn thì giáo viên cần giúp trẻ được trải nghiệm thực tế với nhiều tìnhhuống khác nhau Trong điều kiện ở trường lớp, chắc chắn nhiều tình huống khơng thểcó sẵn và cũng khó xảy ra một cách thường xun, vì vậy, GV có thể tự tạo ra các tìnhhuống, các trị chơi, các bài luyện tập để cho trẻ rèn luyện [19].

Trang 28

Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy, biện pháp giáo dục KN phòng tránhTNTT cho trẻ được đề xuất khá đa dạng, phong phú Mỗi biện pháp có ưu thế riêngtrong q trình giáo dục KN này cho trẻ Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu sâuhơn, toàn diện hơn về cách thức lựa chọn và phối hợp sử dụng các biện pháp đó nhưthế nào để có thể mang lại hiệu quả tối ưu trong q trình giáo dục trẻ Đây cũng chínhlà nội dung nghiên cứu mà luận án hướng đến.

Về hình thức giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em: Các hình thức giáo

dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ em đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu vềgiáo dục KN sống cho trẻ nói chung và KN tự bảo vệ cho trẻ nói riêng Trong đó, cóthể kể đến nghiên cứu của một số tác giả như Lê Bích Ngọc, Phan Tú Anh

Lê Bích Ngọc cho rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể được tiến hànhthơng qua nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các hoạt động (hoạt động chơi,hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức, hoạt động ngôn ngữ); thông qua các hoạtđộng giáo dục ở trường MN (lao động, tạo hình, âm nhạc, làm quen với văn học, khámphá thế giới xung quanh, thể dục); thông qua điều kiện sống của trẻ trong nhà trườngvà gia đình (khi sử dụng các phương tiện, đồ dùng hằng ngày, những thời điểm trongchế độ sinh hoạt hằng ngày: đón, trả trẻ, điểm danh, dạo chơi, cho trẻ ăn, nấu ăn, làmvườn, thăm họ hàng ) [30].

Phan Tú Anh nêu ra một số hình thức tổ chức giáo dục KN tự bảo vệ cho trẻ ởtrường MN, gồm: Hoạt động học (gồm các hoạt động phát triển nhận thức, thể chất,ngôn ngữ, thẩm mỹ), hoạt động vui chơi (trò chơi vận động, trị chơi đóng vai, trị chơihọc tập, trị chơi khám phá thí nghiệm, trị chơi xây dựng và trị chơi đóng kịch ),sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia các lớp ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, tổ chức diễnđàn trao đổi giữa GV và phụ huynh, tư vấn, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp, trìnhdiễn tiểu phẩm [3].

Như vậy, các nghiên cứu cho thấy, giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ cóthể tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, và mỗi hình thức đều có ưu thế riêngđối với việc giáo dục KN này cho trẻ Trong đó, GV và phụ huynh (PH) đóng vai trị làngười hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình, phát triển những ứng xử tích cực,phát triển khả năng tư duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống.

Tóm lại, qua việc phân tích tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trong nước vàngồi nước, có thể nhận thấy:

Trang 29

giáo dục và phát triển KN nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phịng tránhTNTT được xem là giải pháp có tính chủ động trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ.

- Các nghiên cứu đề cập đến KN phòng tránh TNTT như là một trong những KN sốngquan trọng đối với trẻ và xếp chúng vào nhóm KN tự nhận thức và quản lý bản thân, đồngthời, tiến hành phân loại KN phòng tránh TNTT theo 3 hướng: phân loại dựa theo tiến trìnhthực hiện hành động của chủ thể khi ứng phó với tình huống nguy hiểm; phân loại dựa vàocác đối tượng, tình huống dễ gây TNTT và phân loại dựa vào địa điểm xảy ra TNTT Mỗicách phân loại đều có ưu điểm riêng, do đó, tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu,các tác giả sẽ lựa chọn cách phân loại phù hợp với nghiên cứu của mình.

- Các nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục KNphòng tránh TNTT cho trẻ em, sự cần thiết phải đưa vấn đề này vào hệ thống giáo dụctrong và ngoài nhà trường Tuy nhiên, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻvẫn cịn ít được nghiên cứu ở góc độ riêng biệt mà chủ yếu được coi như là một trongnhững giải pháp can thiệp để giảm thiểu rủi ro do TNTT gây ra đối với trẻ hoặc là mộtnội dung của giáo dục KN sống.

- Nội dung giáo dục trẻ phòng tránh TNTT được đề cập đến trong các nghiên cứutrên khá đầy đủ, phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu của thực tiễn xã hội Tuy nhiên, vẫncần đưa ra tiêu chí phân loại nội dung rõ ràng và xây dựng các yêu cầu cụ thể đối vớimỗi nội dung, nhằm giúp GV dễ dàng hơn trong việc xác định nội dung giáo dục KNphòng tránh TNTT cho trẻ.

- Biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ được đề xuất khá phongphú, đa dạng, nhưng vẫn cần phải có những nghiên cứu hướng dẫn cụ thể hơn cáchthức lựa chọn và phối hợp sử dụng các biện pháp nhằm đạt hiệu quả giáo dục tối ưu.

- Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về mục đích, nội dung, phươngpháp, hình thức giáo dục KN phịng tránh TNTT cho trẻ MN Vì vậy, chúng tơi thấyrằng, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ MN cần được xem xét nghiên cứumột cách toàn diện, hệ thống từ bản chất, cấu trúc của KN phòng tránh TNTT đến quátrình giáo dục KN này cho trẻ ở trường mầm non.

Sự đa dạng trong các hướng nghiên cứu cũng như một số vấn đề cịn bỏ ngỏchính là những cứ liệu có giá trị giúp luận án nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giáo dụcKN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em

1.2.1 Khái niệm và phân loại tai nạn, thương tích ở trẻ em

1.2.1.1 Khái niệm tai nạn, thương tích

Trang 30

Theo Từ điển tiếng Việt, tai nạn là “Việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớncho người”, cịn thương tích là “dấu vết để lại trên thân thể do bị thương [56].

Margie Peden và các cộng sự chỉ ra rằng: Thương tích là sự “tổn hại về thể chấtxảy ra khi cơ thể con người bất ngờ phải chịu một lực (cơ, nhiệt, hóa học hoặc bức xạ)quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý - nếu khơng thì là hậu quả của tình trạng thiếu mộttrong những yếu tố sống cịn như ôxy” [66].

Rahul Bhamkar, Bageshree Seth và Maninder Singh Setia cho rằng “Thương tíchlà một tổn thương của cơ thể do một tác nhân bên ngồi gây ra, có thể là có chủ địnhhoặc khơng chủ định, là kết quả một sự tiếp xúc đột ngột với năng lượng được tạo rado tương tác giữa tác nhân với chủ thể dẫn đến tổn thương ở mơ, khi nó vượt qngưỡng chịu đựng sinh lý của cơ thể” [70].

Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân biệt rõ khái niệm “Tainạn” và khái niệm “Thương tích”, như sau:

“Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoàigây nên các tổn thương cho cơ thể về thể chất hay tinh thần của nạn nhân Tai nạnthường dẫn đến thương tích”.

“Thương tích là những tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột

ngột ngoài khả năng chịu đựng cơ thể hoặc bị rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cầnthiết cho sự sống như khơng khí, nước, nhiệt độ ” [10].

Trần Văn Nam cũng đồng nhất với quan niệm trên và cho rằng:“Tai nạn là một sựkiện không chủ tâm, dẫn đến một thương tích rõ ràng”, cịn “Thương tích là thương tổnthực thể của cơ thể, là kết quả của sự phơi nhiễm cấp tính với năng lượng (năng lượng nàycó thể là cơ, nhiệt, điện, hóa hay từ) Năng lượng này tương tác với cơ thể bằng một sốlượng hay tỷ lệ vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh lý Trong một vài trường hợp, thươngtích là kết quả của sự thiếu hụt các nhân tố duy trì sự sống (trong chết đuối, bóp cổ haychết cóng) Thời gian giữa phơi nhiễm và sự xuất hiện của thương tích là rất ngắn” [35].

Tổng hợp các nghiên cứu trên, có thể thấy, nội hàm của khái niệm “tai nạn” vàkhái niệm “thương tích” nhìn chung đều có sự thống nhất Trong phạm vi luận án, kháiniệm “tai nạn” và khái niệm “thương tích” được quan niệm như sau:

“Tai nạn là sự việc không may xảy ra bất ngờ ngồi ý ḿn dẫn đến các tổnthương cho cơ thể về thể chất và tinh thần”.

Như vậy, trong nội hàm khái niệm “Tai nạn” nổi bật lên hai điểm quan trọng sau:- Sự việc không may xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn của cá nhân phải chịu đựng sựviệc đó.

Trang 31

“Thương tích là những tổn thương thực thể của cơ thể ở các mức độ khác nhau do

phải chịu tác động đột ngột của các tác nhân bên ngoài (như cơ học, nhiệt, điện, hóahọc, phóng xạ ) vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý hoặc là những rối loạn chứcnăng do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (như thiếu ôxy, giảm nhiệt độ )

Trong nội hàm khái niệm “Thương tích” nổi bật lên những điểm quan trọng sau:- Có dấu hiệu tổn thương thực thể của cơ thể

- Do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài

- Tác động đã vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý của cơ thể hoặc những rốiloạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết của sự sống (như thiếu ôxy trongtrường hợp đuối nước, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh).

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rất khó phân định một cách rõràng giữa hai khái niệm này, vì vậy, trên thực tế, thuật ngữ “tai nạn, thương tích” thườngđược sử dụng đi kèm với nhau và dùng để chỉ “những tổn thương cơ thể ở các mức độkhác nhau do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng (cơ học, nhiệt, hóa chất hoặc cácchất phóng xạ) với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tốcơ bản của sự sống như thiếu ôxy hoặc mất nhiệt (trong các trường hợp chết đuối, lạnhcóng) Hoặc cũng có thể hiểu “Tai nạn thương tích là những sự việc xảy ra bất ngờ, gâytổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bị tai nạn” [1], [10] Nguyễn

Văn Hùng nêu nhận định: “Hiện nay, thuật ngữ thương tích thường được dùng nhiều hơn

vì người ta thường nghĩ đến tai nạn như là một điều xui xẻo, vận hạn, ngẫu nhiên, khơngthể tiên đốn và phòng tránh được” Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định: “Hai khái niệmnày đơi lúc rất khó phân biệt nên thường gọi chung là tai nạn, thương tích” [24].

Từ những phân tích trên, luận án thống nhất sử dụng khái niệm “tai nạn” đi kèmvới khái niệm “thương tích” xuất phát từ những lý do sau đây:

Trang 32

Từ những phân tích trên, luận án chủ yếu xem xét khái niệm tai nạn, thương tích trên

phương diện là “Những tổn thương thực thể trên cơ thể ở các mức độ khác nhau, do phải

chịu tác động đột ngột của các tác nhânbên ngoài vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lýhoặc là những rối loạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sớng”.

1.2.1.2 Phân loại tai nạn, thương tích thường gặp ở trẻ em

Các nghiên cứu về phân loại TNTT ở trẻ em hiện nay nhìn chung đều có sựthống nhất Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu, mỗi tác giả sẽ lựa chọncách phân loại phù hợp để đưa vào trong nghiên cứu của mình.

a) Phân loại thương tích theo ý định của đới tượng tham gia vào quá trình gây ra TNTT

Một số nghiên cứu phân loại thương tích dựa theo ý định của đối tượng tham giavào quá trình diễn biến hay sự kiện gây ra thương tích như: Tài liệu của tổ chức Y tếThế giới [66], của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [10], của Tổng cục dân số -Kế hoạch hóa gia đình [50] Cách phân loại này thường chia thương tích thành 2 nhóm

lớn là thương tích có chủ định và thương tích khơng có chủ định Thương tích có chủ

định là những thương tích gây nên do sự chủ ý (cố ý) của người bị thương tích hay của

những người khác (Tự tử, giết người, bạo lực) Thương tích khơng chủ định là những

thương tích gây nên do sự không chủ ý của những người bị thương tích hay của nhữngngười khác (Tai nạn giao thơng, đuối nước, ngã, ngộ độc, bỏng, ) Trong đó, theothống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên bịthương tích và tử vong ở nước ta phần lớn là do thương tích khơng chủ định (90%).

Ngồi hai nhóm thương tích khơng chủ định và có chủ định, Trần Văn Nam bổsung thêm một loại thương tích nữa đó là thương tích khơng phân loại - những thươngtích chưa xác định được là có chủ định hay khơng chủ định [35], ví dụ, một cá nhân bịtai nạn ngã, có thể là do vơ tình bị ngã (thương tích khơng chủ định) hoặc cũng có thểdo cá nhân có ý định tự tử (thương tích có chủ định).

Trong phạm vi luận án này, việc nghiên cứu chủ yếu được tiến hành dựa trênnhóm thương tích khơng chủ định thường gặp ở trẻ mầm non.

b) Phân loại TNTT dựa theo nguyên nhân dẫn đến TNTT

Một số nghiên cứu phân loại TNTT dựa theo nguyên nhân dẫn đến TNTT như:

Tài liệu của cơ quan Y tế Công cộng nước Anh chỉ ra 5 loại TNTT theo nguyênnhân có tỷ lệ tử vong và gây ra chấn thương cao nhất ở trẻ em, gồm: Ngạt thở, ngã,ngộ độc, bỏng và đuối nước [69].

Trang 33

Căn cứ vào đặc thù của môi trường ở trường mầm non, các dạng hoạt động vàđặc điểm của trẻ mầm non, có thể kể đến một số TNTT dựa theo nguyên nhân mà trẻcó thể gặp ở trường mầm non như sau:

* TNTT do ngã: Tai nạn do ngã thường xảy ra khi trẻ leo trèo và sơ ý bị rơi từ trên cao

xuống (cầu thang, lan can, cửa sổ, cầu trượt, xích đu, bàn ghế ) hoặc do trẻ đi lại, chạynhảy trên một mặt phẳng có chướng ngại vật như: sàn nhà có nước, sân chơi mấp mô

* TNTT do vật sắc nhọn: Trẻ có thể bị thương tích do vật sắc nhọn trong các

trường hợp như: sờ tay, giẫm chân, sử dụng không đúng cách một số vật dụng sắcnhọn trong lớp học, khu vực sân chơi; va vào thành, mép của bàn ghế, tủ khi đi,chạy, dùng que làm kiếm để chơi đấu kiếm

* Ngạt thở: Trẻ bị ngạt thở do dị vật đường thở khi ngậm các loại hột, hạt, kẹo

cứng, đồ chơi hay tự ý nhét hột, hạt, đồ chơi, đất nặn vào mũi, tai Một số trườnghợp trong khi trẻ chơi đùa bị vướng dây vòng đeo cổ vào các vật dụng như tay nắm củacánh cửa, tủ dẫn đến dây vòng xiết chặt vào cổ họng và bị ngạt Nếu trẻ nằm úp mặtxuống đệm, gối khi ngủ quá lâu cũng có thể dẫn đến thiếu dưỡng khí gây ngạt thở.

* Ngộ độc: Trẻ bị ngộ độc nếu ăn uống những thực phẩm đã bị hỏng do không

được chế biến kỹ và bảo quản đúng cách hoặc hít phải khí độc từ các nguồn gây ơnhiễm khơng khí (khói than củi, than tổ ong đốt gần lớp học, các xưởng sản xuất cóthải ra chất khí độc hại).

* Bỏng: Trẻ bị bỏng thức ăn nóng (canh, cháo, súp, ), va vào phích nước sơi để

gần nơi trẻ đang chơi đùa.

* Động vật cắn, đốt: Trẻ bị thương tích do các loại động vật như: chó, mèo, ong,

kiến, sâu bọ cắn hoặc đốt vào người khi tham gia các hoạt động lao động chăm sóccây cối, vật nuôi.

* Đuối nước: Đối với trẻ MN, chỉ với một lượng nước rất nhỏ như xơ nước cũng

có thể làm trẻ bị đuối nước Do đó, một số trường hợp trẻ bị đuối nước khi trẻ nghịchngợm úp mặt vào bồn rửa mặt hoặc xơ, chậu có nước.

* Điện giật: Trẻ bị điện giật nếu ngậm, sờ tay các thiết bị điện xung quanh lớp học

như ổ điện, tivi, quạt điện

* Hóc sặc thức ăn: Trẻ dễ bị sặc thức ăn nếu trong khi ăn, trẻ vừa ăn vừa cười

đùa hoặc trẻ đang khóc nhưng vẫn bị ép ăn, uống Một số trường hợp trẻ có thể bị hócxương do ăn thức ăn chế biến khơng kỹ.

c)Phân loại TNTT dựa theo các yếu tố dễ gây TNTT thường gặp ở trẻ em

Trang 34

Theo tài liệu về chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em của Bộ Giáo dụcCalifornia, các yếu tố có nguy cơ gây TNTT cho trẻ được phân thành 2 loại chính: cácyếu tố có nguy cơ gây TNTT liên quan đến trẻ (đánh nhau với bạn, xô đẩy,va chạm,ném, cắn bạn v.v.) và các yếu tố có nguy cơ gây TNTT liên quan đến môi trường (gồmvật sắc nhọn, vật nóng, vật liệu độc hại, phương tiện giao thơng, thiết bị sân chơi, hàngrào, cổng, đồ chơi, thực vật ) [77].

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà [19] có đề cập đến 3 yếu tố có nguy cơ gây tổn hại vềmặt thể chất cho trẻ, bao gồm: 1) Các đồ vật có nguy cơ khơng an tồn (vật sắc nhọn, vậtcó điện, vật có độ đàn hồi cao, vật chứa đồ nóng ); 2) Các địa điểm có nguy cơ khơng antồn (nơi đơng đúc, nơi vắng vẻ, địa điểm lao động, ao hồ, sông suối, đường giaothông ); 3) Các hoạt động có nguy cơ khơng an tồn (leo trèo, chạy nhảy, xô đẩy, chơikhông đúng cách, vừa ăn vừa cười đùa, ăn đồ lạ ) Tuy nhiên, cách phân loại này vẫnchưa thể bao hàm hết các yếu tố có nguy cơ gây TNTT cho trẻ như: yếu tố động thực vậtvà các sản phẩm chế biến từ chúng hay những tình huống khẩn cấp

Như vậy, TNTT được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mụcđích, đối tượng nghiên cứu, gồm: phân loại TNTT theo ý định của đối tượng tham giavào quá trình gây ra TNTT, phân loại theo nguyên nhân dẫn đến TNTT và theo cácyếu tố có nguy cơ gây TNTT.

Với mục đích giúp giáo viên mầm non dễ dàng hơn trong việc xác định các nội dung,chủ đề cụ thể để giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi KN phòng tránh TNTT, luận án lựachọn cách phân loại TNTT dựa theo các yếu tố có nguy cơ gây TNTT cho trẻ với 5 nhómyếu tố sau:

* Các vật dụng: Một số vật dụng dễ gây TNTT cho trẻ bao gồm: vật dụng sắc nhọn

(dao, kéo, bát, dĩa, thành, mép bàn ghế, tủ, giường ) dễ làm trẻ bị xước da, chảy máu; vậtdụng chứa đồ nóng (bát canh, cháo, súp, phích nước sơi ) dễ gây bỏng; vật dụng sử dụngđiện (quạt, ti vi ) và ổ điện khiến trẻ bị giật điện, vật dụng có kích thước lớn (giá, kệ đồchơi, tủ tường, tủ đựng quần áo ) dễ chèn, đè lên cơ thể; vật dụng có kích thước nhỏ(đồng xu, cúc áo ) dễ gây hóc, sặc, nghẹn nếu trẻ nuốt vào; vật dụng chứa nước (bồn rửamặt, xơ nước, bồn cầu ) Bên cạnh đó, việc sử dụng không đúng cách hoặc sắp xếp cácvật dụng không hợp lý sẽ làm gia tăng các nguy cơ gây TNTT cho trẻ Ví dụ: Sử dụng daonhưng khơng cầm vào cán dao mà lại cầm vào phần thân dao, lưỡi dao; hoặc phích nướcđể gần nơi trẻ chơi đùa khiến trẻ vơ tình vấp phải, phích nước bị vỡ và gây bỏng

* Các động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng: Một số loài động vật tiềm

Trang 35

dễ lây bệnh; một số côn trùng (ong, sâu bọ, kiến ba khoang, muỗi ) cắn, đốt gây sưngđau, nhiễm độc cho cơ thể.

Một số loài cây, hoa có gai như hoa hồng, cây xương rồng có thể khiến trẻ bị đau,xước da, nếu cơ thể trẻ chạm vào chúng.

Trẻ cũng có thể ăn phải một số loại thực phẩm chế biến từ động thực vật như:thịt, cá, rau, củ, quả đã bị hỏng, ôi thiu hay chế biến không kỹ dẫn đến bị ngộ độc.

* Các địa điểm hoạt động của trẻ: Một số địa điểm hoạt động có nguy cơ gây

TNTT cho trẻ đó là:

- Những địa điểm có độ cao so với mặt đất: cầu thang, lan can, cửa sổ hay khuvực sân chơi có các trang thiết bị như: cầu trượt, xích đu.

- Những địa điểm có chướng ngại vật chắn ngang lối đi như: sàn lớp học, sàn khuvực vệ sinh bị có nước, bị đổ sữa; lớp học vương vãi đồ chơi, khu vực sân chơi mấpmơ, có gạch đá, cành cây, vũng nước

* Các hành động của trẻ:: Những hành động của trẻ dễ gây TNTT bao gồm:

- Những hành động dễ gây TNTT đối với bản thân trẻ: Các hành động leo trèocửa sổ, lan can cầu thang, nghịch cánh cửa, đứng gần vật đang chuyển động (xích đu,đu quay), khiến cho trẻ bị ngã, bị xước da chảy máu, chấn thương; các hành độngđùa nghịch khi ăn uống, chụp túi nilon vào đầu, bịt mũi, úp mặt vào gối khiến trẻbị hóc, nghẹn, ngạt thở.

- Những hành động dễ gây thương tích cho người khác: đánh, cắn bạn, ngángchân bạn, ném đồ vật, ném rác bẩn, cát vào người bạn.

* Các tình h́ng khẩn cấp: Một số tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, có người

bị ngã chảy máu, bị đi lạc cũng rất dễ dẫn đến TNTT cho trẻ, nếu trẻ không biết cáchxử lý chúng một cách an toàn.

Như vậy, các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ khá phong phú và đa dạng Điềuquan trọng là nhà giáo dục cần giúp trẻ nhận diện được các yếu tố đó và hướng dẫn trẻcách ứng phó phù hợp với chúng, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổnthương trên cơ thể, đảm bảo an tồn về tính mạng và sức khỏe của trẻ.

1.2.2 Khái niệm và các cấp độ phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em

Theo Từ điển tiếng Việt [56] thì “phịng” có nghĩa là “lo liệu để có biện pháptránh, ngăn ngừa hoặc chuẩn bị đối phó với điều khơng hay có thể xảy ra”, cịn

“tránh” nghĩa là “chủ động làm cho mình khơng phải tiếp xúc hoặc không phải chịu

tác động trực tiếp của cái gì đó khơng hay, khơng thích” Như vậy, “phịng” chỉ mới

dừng lại ở việc cá nhân suy nghĩ, lo liệu cách đối phó với điều khơng hay xảy ra, cịn

Trang 36

tác động của điều khơng hay có thể xảy ra đối với bản thân mình Vì thế, “ phịng”xuất hiện trước khi thực hiện việc “tránh”, và do vậy, hai từ này thường được đi kèm

với nhau với ý nghĩa chung đó là “suy nghĩ, lo liệu nhằm chủ động thực hiện các hành

động ngăn ngừa, ứng phó để làm cho bản thân khơng phải tiếp xúc hoặc không phảichịu tác động trực tiếp của những điều khơng hay có thể xảy ra đới với mình”.

Như vậy, có thể hiểu phịng tránh tai nạn, thương tích chính là suy nghĩ, lo liệu

nhằm chủ động thực hiện các hành động ngăn ngừa, ứng phó để khơng xảy ra tai nạn,thương tích hoặc giảm thiểu tới đa tác động của tai nạn gây ra đối với bản thân vàmọi người Ví dụ, để phịng tránh tai nạn, thương tích khi tiếp xúc với dao, trẻ sẽ chủ

động thực hiện hành động tránh xa những nơi có dao, khơng sờ tay vào dao; trong tìnhhuống cần phải sử dụng dao, trẻ chủ động xin phép người lớn và thực hiện đúng cácthao tác cầm dao để không bị dao đâm, cắt vào tay gây xước da, chảy máu.

Việc phịng tránh TNTT chủ yếu được thực hiện thơng qua hai biện pháp chínhsau đây [2]:

- Phịng tránh chủ động: Biện pháp này đòi hỏi sự tham gia, hợp tác của cá nhân

cần được bảo vệ, thông qua việc cá nhân đó chủ động thực hiện các biện pháp phịngtránh TNTT Mục đích của biện pháp này là hướng vào việc thay đổi hành vi của cánhân cần được bảo vệ.

- Phòng tránh thụ động: Biện pháp này yêu cầu việc thiết kế các phương tiện/

thiết bị phải đảm bảo có thể bảo vệ cho cá nhân một cách tự động, khơng địi hỏi có sựtham gia của cá nhân đó Mục đích của phịng tránh thụ động là hướng vào việc thayđổi môi trường, thiết kế lại các phương tiện, thiết bị của người sử dụng chúng.

Như vậy, việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ em được đề cập đến trongluận án chủ yếu hướng đến thực hiện biện pháp phòng tránh chủ động, với mục đíchthay đổi nhận thức và hành vi phịng tránh TNTT cho trẻ em.

Căn cứ vào quá trình xảy ra TNTT từ trước khi tiếp xúc cho đến trong khi tiếpxúc và sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, có thể phân chia thành 3 cấp độ dựphịng TNTT [2], bao gồm:

- Dự phòng cấp 1: Dự phòng trước khi tai nạn xảy ra Mục đích là để ko xảy ra

TNTT bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguycơ gây TNTT Ví dụ, để các vật dụng nguy hiểm ở ngoài tầm với của trẻ hoặc hướngdẫn trẻ tránh xa các vật dụng đó.

- Dự phịng cấp 2: Dự phòng trong khi tai nạn xảy ra Mục đích là để giảm mức

Trang 37

- Dự phòng cấp 3: Dự phòng sau khi tai nạn xảy ra Mục đích là để giảm thiểu hậu

quả sau khi tai nạn xảy ra như: sơ cấp cứu khẩn trương và hiệu quả, thực hiện các biện phápphục hồi chức năng… Chẳng hạn, trong trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ, biểu hiện là vùng dahơi tấy đỏ, trẻ có thể chủ động ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh để làm mát vết bỏng.

Như vậy, đối với trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, cần giáo dục trẻ chủđộng dự phòng TNTTở cả ba cấp độ, bởi trên thực tế, trẻ có thể sẽ phải đối mặt vớinhững yếu tố nguy cơ trước, trong và sau khi xảy ra TNTT ở mọi nơi, mọi lúc.Tuynhiên, do hạn chế về đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo, trước hết cần ưu tiên hướng dẫn trẻthực hiện các biện pháp dự phịng cấp 1 với mục đích khơng để xảy ra TNTT, cụ thể làdạy trẻ nhận diện được các yếu tố nguy cơ và tránh tiếp xúc với chúng Bên cạnh đó, cũngcần dạy trẻ một số KN đơn giản để giảm thiểu tối đa thương tích cho cơ thể nếu xảy ra tainạn (dự phòng cấp 2) hoặc thực hành một số thao tác sơ cấp cứu phù hợp để giảm thiểuhậu quả sau khi tai nạn xảy ra (dự phòng cấp 3).

1.3 Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi

1.3.1 Khái niệm “Kỹ năng phịng tránh tai nạn, thương tích”của trẻ 4-5 tuổi

1.3.1.1 Khái niệm kỹ năng

Khái niệm kỹ năng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác nhau, có thểtổng hợp thành 2 quan niệm chính sau đây:

* Thứ nhất, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, hành độnghay hoạt động

Đại diện cho quan niệm này có các tác giả như A.G Covaliov, V.A Kruchetxki,Trần Trọng Thủy, [13], [28], [48] Họ cho rằng, muốn thực hiện được hành động, cánhân phải có tri thức về hành động đó, nghĩa là phải hiểu được mục đích, phương thứcvà các điều kiện để thực hiện nó Vì vậy, nếu một cá nhân nắm được các tri thức vềhành động, thực hiện được nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là cánhân đó đã có KN hành động

V.A Kruchetxki cho rằng “KN là thực hiện một hành động nào đó nhờ sử dụngnhững kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [28]

A.G Covaliov quan niệm “KN là phương thức thực hiện hành động phù hợp vớimục đích và điều kiện của hành động” Ơng khơng đề cập đến kết quả của hành động,bởi vì theo ông, kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọnghơn cả là năng lực của con người [13].

Trang 38

* Thứ hai, kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của con người

Đại diện cho quan niệm này có các tác giả như: N.D Levitov, K.K Platonov,Nguyễn Quang Uẩn, Ngơ Cơng Hồn, Vũ Dũng, Đặng Thành Hưng Họ cho rằng,KN không đơn thuần chỉ là kỹ thuật hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủthể và nhấn mạnh đến kết quả của hành động.

N.D Levitov cho rằng “KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay mộthoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tínhđến những điều kiện nhất định” Theo ơng, một người có KN hành động thì địi hỏi ngườiđó khơng chỉ nắm được lý thuyết về hành động mà còn phải biết vận dụng đúng đắn cáccách thức hành động vào thực tế và đạt được kết quả [32].

K.K Platonov quan niệm: “KN là năng lực thực hiện cơng việc có kết quả với chấtlượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau và trong khoảng thời gian tương ứng.Bất kỳ một KN nào cũng bao hàm trong đó biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo tậptrung và phân phối, di chuyển chú ý, kỹ xảo tri giác, quan sát, tư duy, sáng tạo, tự kiểm trađiều chỉnh hoạt động cũng như kỹ xảo hành động”[30].

Theo Vũ Dũng, thì “KN là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phươngthức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [15].

Đặng Thành Hưng khẳng định “KN là một dạng hành động được thực hiện tựgiác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lý khác của cá nhân (chủ thể của KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tíchcực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độthành cơng theo chuẩn hay quy trình ” [18, 23].

Nhìn chung, các quan niệm về KN nêu trên về cơ bản khơng hồn tồn đối lập haymâu thuẫn với nhau Bởi vì khi xem xét KN nghiêng về năng lực của con người trong việcthực hiện công việc có kết quả thì cũng đã bao hàm trong đó cả mặt kỹ thuật hành động,bởichỉ khi sự vận dụng tri thức và thực tiễn đạt đến mức độ thuần thục thì mới có thể đạtđược kết quả cơng việc có chất lượng.

Trong phạm vi của nghiên cứu này, luận án nghiêng về quan niệm thứ hai coiKN thuộc về phạm trù năng lực của con người Từ đó, khái niệm về “Kỹ năng” đượchiểu như sau:

Kĩ năng là biểu hiện năng lực hành động của con người dựa trên việc vận dụngkiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân đảm bảo thực hiện được mục đích đặt ratrong các điều kiện nhất định.

Trang 39

- Các hành động này được thực hiện dựa trên vận dụng kiến thức, kinh nghiệmđã có của cá nhân.

- Các hành động này phải đảm bảo thực hiện được mục đích đặt ra trong nhữngđiều kiện nhất định.

1.3.1.2 Khái niệm KN phịng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4- 5 tuổi

Từ việc phân tích khái niệm “tai nạn, thương tích”, các cấp độ phịng tránh TNTT ởtrẻ em, khái niệm“Kỹ năng”, luận án đề xuất khái niệm “Kỹ năng phịng tránh tai nạn,thương tích của trẻ 4-5 tuổi” như sau:

KN phòng tránh tai nạn, thương tích của trẻ 4-5 tuổi là biểuhiện năng lực hành động của trẻ dựa trên việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệmđã có để chủ động ngăn ngừa, ứng phó với tác động từ bên ngoài vượt quá ngưỡngchịu đựng về sinh lý hoặc những rối loạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cầnthiết cho sự sống, nhằm đảm bảo khơng để xảy ra tai nạn, thương tích hoặc giảm thiểutối đa tác động của tai nạn gây ra đới với bản thân và mọi người.

Có thể thấy, trong nội hàm khái niệm “ Kỹ năng phòng tránh tai nạn, thươngtích” nổi bật lên những điểm quan trọng sau đây:

- Là biểu hiện năng lực hành động của trẻ dựa trên vận dụng kiến thức, kinhnghiệm đã có để ngăn ngừa, ứngphó với các tác động từ bên ngoài vượt quá ngưỡngchịu đựng về sinh lý hoặc những rối loạn chức năng do sự thiếu hụt các yếu tố cầnthiết cho sự sống.

- Mục đích của việc thực hiện cáchành động là không để xảy ra TNTT hoặc giảmthiểu tối đa tác động của tai nạn gây ra đối với bản thân và mọi người.

Như vậy, ở đây, khái niệm KN phòng tránh TNTT được xem xét thuộc về phạmtrù năng lực, là biểu hiện năng lực hành động Đó chính là kĩ năng sinh tồn - một nhómhợp phần của kĩ năng sống

1.3.2 Các kỹ năng thành phần của kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ4-5 tuổi

Dựa vào tiến trình thực hiện hành động của chủ thể (trẻ em) khi ứng phó với tìnhhuống dễ gây TNTT, có thể xác định các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT ởtrẻ, bao gồm 3 KN sau đây:

1.3.2.1 KN nhận diện tình h́ng dễ gây TNTT

Trang 40

huống, vị trí, khoảng cách không gian, thời gian, cả những nhu cầu, mong muốn củatrẻ, và sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài (người lớn, bạn bè, phương tiện hỗ trợ )

Khả năng nhận biết, phân biệt các tình huống phụ thuộc vào vốn kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm đã có ở trẻ cũng như mức độ phát triển của ý thức, xúc cảm, tìnhcảm liên quan đến tình huống mà trẻ trải nghiệm Do vậy, để giáo dục KN nhận diệncác tình huống dễ gây TNTT cho trẻ, cần cung cấp cho trẻ biểu tượng chính xác về cáctình huống đó, hướng dẫn trẻ quan sát, thu thập thông tin đầy đủ, và giáo dục trẻ khảnăng quản lý cảm xúc, nhằm giúp trẻ bình tĩnh và chủ động, tự tin trong việc xử lý cáctình huống.

1.3.2.2 KN lựa chọn giải pháp ứng phó với tình h́ng dễ gây TNTT

Trẻ xác định được cách thức ứng phó phù hợp khi tiếp xúc với các tình huống dễgây TNTT như: nêu được cách sử dụng vật dụng hợp lý, an toàn: tránh tiếp xúc với vậtdụng, động thực vật có dấu hiệu nguy hiểm; không ăn, nuốt các thực phẩm bị ôi thiu,đồ chơi nhỏ, không thực hiện hành động nguy hiểm ở các địa điểm dễ gây TNTTcũng như không tham gia vào một số hoạt động có nguy cơ gây TNTT cho bản thân vàmọi người, nhờ sự trợ giúp của người lớn khi cần thiết và trình bày được sự việc xảyra trong tình huống khẩn cấp.

Trẻ cũng có thể dự đốn được kết quả khi ứng phó tình huống theo các cách thứckhác nhau và lựa chọn được cách thức ứng phó phù hợp với điều kiện, thời gian và khảnăng của trẻ Ví dụ, khi nhìn thấy chó, mèo đang ăn, ngủ, bị nhốt, xích trẻ dự đốnđược hậu quả là trẻ sẽ bị chó, mèo cắn nếu lựa chọn giải pháp đến gần và trêu chọcchúng hoặc khi chó, mèo đang có biểu hiện muốn tấn cơng (gầm gừ, sủa, xù lơng )thì trẻ đốn được là chúng sẽ đuổi theo và cắn trẻ nếu trẻ bỏ chạy Vì vậy, trẻ lựa chọncách ứng phó phù hợp như: tránh tiếp xúc khi chó, mèo có biểu hiện trở nên nguy hiểm(đang ăn, ngủ, bị xích, ni con ), nếu chúng có biểu hiện muốn tấn cơng thì thay vì bỏchạy, trẻ cần đứng n, ngồi thấp xuống, cuộn trịn người, ơm chặt đầu và mặt

Việc lựa chọn giải pháp ứng phó phụ thuộc khá nhiều vào vốn kinh nghiệm, hiểubiết của trẻ về các tình huống, khả năng phân tích, so sánh, dự đốn để đề xuất giảipháp phù hợp Do đó, GV cần tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ trải nghiệm, cảm xúc về cáctình huống mà trẻ đã trải qua, yêu cầu trẻ giải thích rõ ràng về sự lựa chọn của bảnthân khi gặp tình huống dễ gây TNTT và hướng dẫn trẻ lựa chọn giải pháp phù hợp.

1.3.2.3 KN thực hiện giải pháp ứng phó với tình h́ng dễ gây TNTT

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w