1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i – generalexim

94 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I – Generalexim
Tác giả Văn Thị Nhung
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương Mại
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 749,24 KB

Cấu trúc

  • PHẦN II: NỘI DUNG (9)
    • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (9)
      • 1.1. Tầm quan trọng của phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta (9)
        • 1.1.1. Một số khái niệm (9)
        • 1.1.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu ở các doanh nghiệp nước ta (10)
        • 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với nền kinh tế quốc dân (11)
        • 1.1.4. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam (13)
        • 1.1.5. Một số thị trường xuất khẩu chính của hàng nông sản Việt Nam (15)
        • 1.1.6. Lợi thế và hạn chế trong việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nhiệp Việt Nam (17)
      • 1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản ở các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta (19)
        • 1.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng (19)
        • 1.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu (21)
      • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản ở các doanh nghiệp xuất khẩu thời kỳ hội nhập WTO (23)
        • 1.3.1. Môi trường kinh tế thế giới (23)
        • 1.3.2. Môi trường vĩ mô (25)
          • 1.3.2.1 Các công cụ của nhà nước (25)
          • 1.3.2.2 Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế (28)
          • 1.3.2.3 Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia (29)
        • 1.3.3. Môi trường vi mô (30)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I (33)
      • 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (33)
        • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (33)
          • 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (33)
          • 2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (35)
        • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (41)
        • 2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty (43)
          • 2.1.3.1. Kết quả kinh doanh (43)
          • 2.1.3.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa (47)
      • 2.2. Các hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (49)
        • 2.2.1. Đặc điểm hàng nông sản xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I (49)
  • GENERALEXIM I............................................................................43 (50)
    • 2.2.1.2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty (50)
  • GENERALEXIM I............................................................................44 (59)
    • 2.2.2. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM (55)
    • 2.2.3. Xuất khấu hàng nông sản trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của công ty GENERALEXIM (57)
    • 2.2.4 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công (59)
    • 2.3. Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Generalexim I trong những năm qua (72)
      • 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản (72)
      • 2.3.2 Vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân (74)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I (0)
      • 3.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản (77)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển thị trường xuất khẩu nông sản (79)
        • 3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu (79)
        • 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn hàng (80)
        • 3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên phát triển thị trường xuất khẩu (83)
        • 3.2.4. Các hoạt động xúc tiến thương mại (84)
        • 3.2.5. Củng cố và phát triển mối quan hệ khách hàng (85)
      • 3.3. Kiến nghị để thực hiện với nhà nước (86)
        • 3.3.2. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu (88)
        • 3.3.3. Khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu (89)
        • 3.3.4. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu (89)
        • 3.3.5. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhanh, mạnh hơn nữa (90)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (90)
    • Biểu 1.1: Câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD (0)
    • Biểu 2.1: Cơ cấu vốn của công ty GENERALEXIM năm 2008 (0)
    • Biểu 2.2: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của công ty từ (0)
    • Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2003 – 2008 (0)
    • Biểu 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường ASEAN (0)
    • Biểu 2.5: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU (0)
    • Biểu 2.6: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa kỳ (0)
    • Biểu 2.7: Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu (0)
    • Biểu 2.8 Giá trị xuất khẩu café của công ty Generalexim I (0)
    • Biểu 2.9 Giá trị xuất khẩu gạo của công ty Generalexim I (0)
    • Biểu 2.10 Giá trị xuất khẩu hạt tiêu của công ty Generalexim I (0)
    • Biểu 2.11 Giá trị xuất khẩu hạt điều của công ty Generalexim I (0)

Nội dung

NỘI DUNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

1.1 Tầm quan trọng của phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta

Nông sản được hiểu là những sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra như gạo, rau quả, café, cao su, hạt tiêu, hạt điều… khi nông sản được đem đi tiêu thụ trên thị trường thì được gọi là nông sản hàng hóa hay hàng hóa nông sản.

Thị trường nông sản là nơi tiêu thụ hàng hóa nông sản để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nó bao gồm thị trường trong nước

Thị trường hàng xuất khẩu nông sản là hàng nông sản sản xuất ra để bán ở thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu Mục đích của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản là khai thác được lợi thế của nước xuất khẩu trong phân công lao động quốc tế, việc trao đổi hàng nông sản mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này

Hàng nông sản của nước ta được xuất khẩu dưới một số hình thức sau:

Xuất khẩu trực tiếp là: hình thức xuất khẩu các hàng mặt hàng nông sản do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình

Xuất khẩu ủy thác: trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất khẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác)

Buôn bán đối lưu: Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi thường có giá trị tương đương

Xuất khẩu theo nghị định thư Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai chính phủ

Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp Theo chủ trương của Đảng và nhà nước lấy nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, trong đó xuất khẩu nông sản là trong tâm trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này với những mặt hàng chủ lực như gạo, café, cao su, hạt tiêu, hạt điều… đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế Nhờ chủ trương đổi mới nên nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng

1.1.2 Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu ở các doanh nghiệp nước ta

Nông sản là những mặt hàng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, địa lý, nguồn nước… và mang tính thời vụ rất cao, do đó hàng nông sản xuất khẩu có những đặc điểm chính như sau

Hàng nông sản của các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu chủ yếu những sản phẩm mà Việt Nam sẵn có chứ chưa quan tâm đến việc phải cung cấp

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C những hàng hóa mà thị trường thế giới cần, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới rất phong phú và đa dạng

Hiện này hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ yếu là ở dạng thô sơ chưa qua chế biến, hoặc có thì chỉ sơ chế đơn giản nên mang lại giá trị thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu đầy đủ của thị trường thế giới

Giá cả hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu thường có giá thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại của những nước xuất khẩu khác trên thế giới, đây là một yếu tố góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên một số thị trường

Việc xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng nông sản góp phần làm tăng uy tín và giá trị cho hàng nông sản xuất khẩu nhưng hiện này vấn đề này chưa thực sự được các đơn vị kinh doanh xuất khẩu quan tâm đúng mức Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với nông sản của các nước khác

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với nền kinh tế quốc dân

Là một nước hơn với 4000 năm kinh nghiệm trong việc trồng trọt và canh tác sản xuất nông nghiệp, trong thời buổi toàn cầu hóa và thương mại tự do như hiện nay thì các doanh nghiệp phải, thực hiện và tranh thủ các nguồn lực của nước nhà đồng thời tận dụng tối đa các lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính Đây là một sự cần thiết để tranh thủ cơ hội phát triển thị trường thế giới khi mà nhu cầu về các mặt hàng nông sản đang tăng cao, đặc biệt khi mà chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO

Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chính vì thế nó có một số vai trò sau:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I

HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Trong những năm 80 của thế kỷ trước nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách mới nhằm thúc đấy xuất khẩu trong nước, chính vì thế mà công tác xuất khẩu ở các vùng miền trong cả nước trở nên khá sôi động và hoạt động xuất khẩu đã đạt được nhiêu kết quả đáng ghi nhận Nhưng bên cạnh đó những dấu hiệu tiêu cực đã bắt đầu nảy sinh như: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tranh nhau mua bán có thể có nguy cơ dẫn đến mất thị trường Các doanh nghiệp trong nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mất uy tín trên thị trường thế giới kéo theo đó là lợi nhuận thấp và một vài doanh nghiệp đã dẫn đến phá sản Chính hoàn cảnh cấp bách đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải từng bước chấn chỉnh, lập lại trật tự kỷ cương, ban hành những chính sách pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu một cách lành mạnh để từng bước lấy lại niềm tin của bàn bè quốc tế và chiếm lĩnh lại thị trường

Trong hoàn cảnh đó Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã được ra đời theo quyết định số 1365/TCCB ngày 15/12/1981 của Bộ Ngoại Thương nay là Bộ Công Thương nhưng đến tháng 3/1982 công ty mới chính thức đi vào hoạt động

2 8 Đến năm 1993 công ty Promexim được sát nhập vào công ty và hình thành công ty mới nhưng vẫn lấy tên là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 348/BTN – TCCM ngày 31/3/1993 Đầu năm 2006 theo quyết định số 3014/QĐ – BTM ngày 06/12/2005 và nghị quyết số 0417/QĐ – BTM của bộ Thương Mại cũ nay là Bộ Công thương công ty chính thức được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với tên giao dịch quốc tế là

The Vietnam national General Export Import Corporation – GENERALEXIM

Trụ sở chính: 46 Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84-4 38.264.090

Email: gexin@generalexim.com.vn

Website: www.generalexim.com.vn

Công ty có các chi nhánh

Tại Hải Phòng: 57 Đường Điện Biên Phủ - Thành phố Hải Phòng

Tại Đà Nẵng: 191 Hoàng Diệu – Thành phố Đà Nẵng

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 26B Lê Quốc Hưng – Quận 4 – TP.Hồ Chí Minh

Các bộ phận sản xuất gồm:

Xí nghiệp may Đoan Xá – Hải Phòng

Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai – Hà Nội

Xí nghiệp chế biến quế tại Hà nội

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Với những biến động liên tục từ môi trường kinh tế chính trị từ ngày thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty có thể chia ra làm các giai đoạn sau

Giai đoạn 1 từ năm 1982 – 1993 Đây là giai đoạn đầu của công ty tìm hướng đi phù hợp để phát triển, biên chế ban đầu của công ty chỉ là 50 cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cơ sở vật chất nghèo nàn và số lượng vốn ban đầu của nhà nước cấp chỉ là 1.390.000VND Trong thời gian này do cơ chế chính sách quan liêu nên có nhiều khi công ty đã phải đứng trên bờ vực phá sản, tuy nhiên với sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên đã xây dựng định hướng phát triển dài hạn có tầm quan trọng rất lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty sau này Đó là xác định nguyên tắc hoạt động của công ty, khi mới thành lập với mục đích lấy thu bù chi và được thu hoa hồng bằng ngoại tệ Dựa trên cơ sở đó và tình hình thực tiễn, công ty đã chủ động và kiên trì thuyết phục cơ quan quản lý chấp nhận thêm một số phương thức kinh doanh, tích lũy vốn tự có bằng ngoại tệ, nhập hàng hóa thong qua vay vốn nước ngoài – những nguyên tắc này hiện nay có thể xem là bình thường, tất yếu trong kinh doanh, song ngày đó nó là cả một sự sáng tạo lớn của công ty Đồng thời, công ty thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp

3 0 đa dạng hóa mặt hang và phương thức kinh doanh, từng bước bổ sung điều chỉnh phạm vi kinh doanh trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế, chính sách, và nhu cầu cụ thể của từng thời điểm Mặt khác, công ty xin nhập thêm những nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ kinh doanh được Bộ giao để đáp ứng nhu cầu thị trường như: lập quỹ hàng hóa; đổi hàng ngoài nghị định thư; nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ cải cách giá – lương – tiền của chính phủ; gia công ắp ráp hang điện tử; xây dựng kho văn phòng phục vụ kinh doanh và cho thuê; làm ủy thác hàng gia công may mặc xuất khẩu; xây dựng xí nghiệp may. Trong giai đoạn này công ty còn xây dựng phát triển thị trường, tìm đối tác phù hợp với phạm vi và quy mô kinh doanh với phương châm bảo vệ chữ tín, hợp tác, bình đẳng hai bên cùng có lợi Nhờ đó công ty đã mở rộng mạng lưới khách hàng, tập kết được những mặt hàng xuất khẩu lớn như lạc nhân, đay, đậu… xây dựng được một số bạn hàng tin cậy, sẵn sang hợp tác tiêu thụ và cung ững những mặt hàng côn gty kinh doanh

Giai đoạn II từ năm 1994 – 2004

Trong giai đoạn này, nền kinh tế của chúng ta là nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Nước ta đã được định hình và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành phần kinh tế tham gia, những ưu đãi cho DNNN dần dần bị thu nhỏ, thị trường ngày càng mở rộng và cạnh tranh gay gắt Công ty lại có biến động lớn (hợp nhất với một số đơnm vị khác), số lao động tăng lên gấp đôi, gấp tư so với khi kết thúc thời kỳ trước gây áp lực cho hoạt động của công ty nhất là lợi nhuận có xu hướng giảm dần, trong khi do hình thành từ một đơn vị có 90% hoạt động là lưu thong thương mại thuẩn túy nên công ty không có lợi thế về nguồn hàng xuất khẩu và mạng lưới tiêu thụ hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên giai đoạn này công ty vẫn thành công vì đã giải quyết tốt 3 vấn đề cốt lõi là con người, vốn và lĩnh vực kinh doanh Chiến lược kinh doanh,

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C công ty vẫn tiếp tục xây dựng và phát triển theo định hướng phát triển kinh doanh tổng hợp Danh mục xuất khẩu của công ty rất phong phú với việc phát triển hàng gia công may mặc thành mặt hàng chủ lực dù không đạt hiệu quả cao song nó là nhân tố tạo sự ổn định quy mô kinh doanh và có ý nghĩa an sinh xã hội; đồng thời xây dựng một số mặt hàng xuất khẩu lớn khác và tranh thủ cơ hội đấy mạnh xuất khẩu Công ty cũng thành công trong các hoạt động nhập khẩu với những mặt hàng chính là linh kiện xe máy, xi măng sắt thép và vật liệu xây dựng, phân bón… Phương thức hoạt động nhập khẩu chuyển từ ủy thác là chính sang hình thức tự doanh, tranh thủ làm hàng tự nhập tái xuất nhập ODA… có hiệu quả cao Xuất nhập khẩu thường chiếm 90% doanh thu và là nguồn có lợi nhuận lớn Song song với hoạt động xuất nhập khẩu công ty đã đầu tư vào một lĩnh vực khác đó là sản xuất: đầu tư vào gia công chế biến hàng quế Xuất khẩu; tổ chức lắp ráp xe máy Hướng kinh doanh trụ cột của thời kì này là kinh doanh dịch vụ đã được hoạt động từ giai đoạn trước. Thời kì này công ty đạt mức lợi nhuận binhd quan là 7,1 tỷ đồng/năm (thời kỳ trước là 1 tỷ đồng/năm)

Giai đoạn III từ năm 2005 đến nay

Nhận thấy tiếm lực có khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường, năm 2005 công ty đã làm đơn gửi lên Bộ Thương mại cho cổ phần hóa nhằm mở rộng quy mô kinh doanh về vốn cũng như nhân lực Được sự đồng ý của

Bộ Công Thương năm 2006 công ty đã chính thức cổ phần hóa, tách khỏi BộCông thương và trở thành công ty độc lập với tên giao dịch là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30% giá trị là 21 tỷ đồng, cổ phần do cán bộ công nhân trong công ty đóng góp là 6,99% trị giá 4 tỷ 894 triệu đồng, cổ phần do các cổ đông khác chiếm 63,01% trị giá 44 tỷ 106 triệu đồng.

Sau hơn 1 năm cổ phần hóa mọi hoạt động của công ty có nhiều bước tiến đáng kể Cơ cấu nguồn vốn của công ty có nhiều thay đổi đáng kể, nhà đầu tư quỹ VinaCapital và nhà nước tăng lượng cổ phần đóng góp trong công ty

Năm 2007 là năm thành công vượt mức đối với công ty Generalexim vì đây là năm đầu tiên hoạt động theo hình thức cổ phần hóa công ty đã bứt phá mạnh mẽ với kim ngách xuất khẩu tăng 1.5 lần, lợi nhuận tăng 3.5 lần, vốn chủ sở hữu gấp 1.96 lần so với năm trước Công ty đã thu được thành công lớn trong các hoạt động xuất khẩu và trở thành một trong 10 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước Không dừng lại ở đó, các hoạt động nhập khẩu của công ty cũng diễn ra rất nhộn nhịp, công ty đang nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao như vật liệu xây dựng phụ tùng xe máy, thiết bị viễn thông; phương tiện vận tải để phục vụ nhu cầu trong nước

Biểu 2.1: Cơ cấu vốn của công ty GENERALEXIM năm 2008

(Báo cáo phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I)

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

(Mô hình công trình tại 130 Nguyến Đức Cảnh và tại TP Hồ Chí Minh)

Công ty đang mở rộng và đẩy mạnh vào các dự án bất động sản như xây dựng hai khu kinh doanh thương mại và căn hộ cao cấp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Với những dự án đã được thực hiện và đem lại kết quả như: cao ốc 18 tầng với hơn 10.000 m 2 tại 53 Quang Trung - Hà Nội và công trình tòa nhà 11 tầng liên doanh với Singapore ở số 7 Triệu Việt Vương, Hà Nội, hệ thống các khu kho, bãi cho thuê và phục vụ kinh doanh của Công ty với tổng diện tích khoảng 60.000 m 2 tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh

Khu đất 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai,

Hà Nội trước đây vốn là khu kho bán kiên cố phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Nên công ty đã quyết định thi công Công trình “Tòa nhà văn phòng, kinh doanh thương mại và căn hộ” có diện tích trên 4.700 m 2 ,mật độ xây dựng 40% gồm 17 tầng trên diện tích đất sử dụng là 1.726 m 2 ,tổng diện tích sàn xây dựng là 22.728 m 2 Tổng mức vốn đầu tư của dự án khoảng 200 tỷ đồng dự kiến đến đầu năm 2011 hoàn tất và đưa công trình vào khai thác

Đặc điểm về thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty

Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty chủ yếu là các thị trường truyền thống có mối quan hệ làm ăn nhiều năm qua với công ty như các thị trường ASEAN, Mỹ, EU, Nga Kim ngạch xuất khẩu nông sản của khu vực thị trường này được thể hiện qua bảng

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Bảng 2.3: Khu vực thị trường xuất khẩu nông sản của công ty từ 2005 – 2008

(Phòng tổng hợp công ty Generalexim)

Thị trường ASEAN là thị trường truyền thống lâu năm và là thị trường chủ lực của công ty, thị trường này chiếm tỷ trọng cao nhất có kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty.

Cụ thể năm 2005 kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này đạt 19.487.487 USD chiếm 65.1% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, sang đến năm 2006 tăng lên 20570099 USD với tỷ lệ là 69.1% Bắt đầu từ năm

2007 khi mà cơ cấu thị trường được công ty điều chỉnh để bớt phụ thuộc vào một thị trường thì thị phần của thị trường ASEAN đã giảm mạnh khi chỉ còn chiếm 29.6% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt đến 16.634.010 USD Đến năm

2008 thì giá trị xuất khẩu chỉ còn là 15.585.854 USD, thị trường này chủ yếu là xuẩt khẩu các mặt hàng như gạo, lạc nhân và hạt điều, trong một vài năm qua đã có thêm những mặt hàng mới vào thị trường này như hạt tiêu, bột sắn,rau quả

Biểu 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường ASEAN

(Phòng xuất khẩu công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I) Đây là thị trường lớn của công ty mà yêu cầu về chất lượng không cao, công ty dễ dàng đáp ứng, đây lại là bạn hàng lâu năm của công ty nên có nhiều thuận lợi trong giao dịch đàm phán và ký kết hợp động Chính vì thế công ty cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng từ thị trường này với việc cung ứng thêm nhiều mặt hàng mới

Thị trường EU: đây là một thị trường đòi hỏi cao về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm nhập khẩu, hơn nữa khoảng cách về địa lý cũng là một rào cản lớn do công tác vận chuyển, bảo quản còn gặp nhiều khó khăn Chi phí khi xuất sang thị trường nay thường tăng cao do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan, chính vì thế khi xuất khẩu sang thị trường này cần đặc biệt chú ý để cắt giảm chi phí nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng hàng hóa Thị trường chủ yếu của công ty trong EU là Pháp, Đức, Phần Lan, gần đây có phát triển thêm

Hà Lan, Đức, Anh Kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này chiếm 25.1% vào

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C năm 2004 và giảm xuống còn 20.27% vào năm 2005 mặc dù giá trị vẫn tăng lên 6,773,812 USD

Biểu 2.5: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU

(Phòng xuất khẩu công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I)

Sang năm 2006 do một số tác động từ nhưng quy định về chất lượng của

EU nên giá trị giảm xuống chỉ còn 6,361,852 USD, tuy nhiên sang năm 2007 thì giá trị này đã tăng vọt lên 9,032,482 USD và chỉ giảm một chút vào năm

2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế với giá trị kim ngạch là 8,549,625USD Mặt hàng xuất chủ yếu sang thị trường này là café, chè Hiện nay mặt hàng đã được mở rộng thêm với những hàng hóa như hạt tiêu, các loại đồ gỗ, bột sắn

Thị trường Hoa Kỳ: Sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực vào 10 tháng 2 năm 2001 đã mang lại nhiều thuận cho việc xuất khẩu hàng

4 8 hóa vào thị trường này của công ty Với 1,408,532 USD thu về từ hàng xuất sang thị trường này vào năm 2005 chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thậm chí sang năm 2006 do ảnh hưởng của chính sách chống bán phá giá nên công ty cũng chỉ xuất sang thị trường này một con số khiêm tốn là 1,326,215 USD Nhưng sau khi công ty cổ phần hóa vào năm

2006, việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 và thay đổi chiến lược về cơ cấu thị trường thì thị trường Mỹ đã được nhìn nhận và đánh giá lại và ngay trong năm này giá trị xuất khẩu vào thị trường này đã tăng lên mức đột biến với 17,928,725 USD chiếm tỷ trọng là 32%

Biểu 2.6: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa kỳ

(Phòng xuất khẩu công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I)

Nhưng năm 2008 vừa qua Mỹ chính là nơi khởi nguồn và cũng là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này, nên kim ngạch những tháng cuối năm đã bị sụt giảm mạnh mẽ Kim ngạch xuất sang thị trường này đã sụt giảm 5 triệu USD và chỉ còn 13,185,874 USD chiếm tỷ trọng là 26 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Do đây là một thị trường khó tính và yêu cầu về kỹ thuật cao, thêm nữa lại hay xảy ra những vụ kiện cáo liên quan đến việc chống bán phá giá, vệ sinh an toàn thực phẩm nên cũng gây ra những khó khăn nhất định cho việc xuất khẩu của công ty Cho đến nay mặt hàng xuất khẩu nông sản sang Mỹ chủ yếu là café, quế và rau quả và mới đây nhất là hạt điều, bên cạnh đó công ty cũng đang cố gắng khai thêm những mặt hàng mới để phục vụ thị trường này

2.2.2 Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM

Ngay từ khi thành lập công ty vào năm 1982 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã xác định vai trò chính của mình là xuất nhập khẩu, với xu thế chung của thị trường công ty đã liên tục mở rộng các lĩnh vực kinh doanh sang cả lĩnh vực tài chính, bất động sản nhưng xuất nhập khẩu vẫn đóng vai trò là nguồn thu chính của công ty Trong đó cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng liên tục, trong đó xuất khẩu nông sản luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty Năm 2005 khi mà xuất khẩu nông sản đạt 27.116.453 USD thì xuất khẩu hàng gia công may mặc chỉ đạt con số khiêm tốn là 1.036.355 USD, và các mặt hàng khác đạt 2.904.206USD Những năm tiếp theo công ty vẫn tiếp tục lấy xuất khẩu nông sản làm mũi nhọn và đem lại nguồn thu chính trong hoạt động xuất khẩu của công ty khi mà kim ngạch này lần lượt tăng lên 34.055.620 USD năm 2006 rồi đạt mức tăng kỷ lục 56.090.704 USD năm 2007

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty

Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gia công may mặc 1.036.355 1.487.034 2.976.626 2.687.541 Nông sản 27.116.453 34.055.620 56.090.704 50.686.308 Mặt hàng khác 2.904.206 3.374.993 5.978.384 4.573.776

(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty GENERALEXIM)

Tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng gia công may mặc cũng tăng nhẹ từ mức 3,34% /2005 lên 3,82%/2006 và lên 4.58%/2007 với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 1.036.355 USD, 1.487.034 USD, 2.976.626 USD Hàng gia công may mặc là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty, tuy không có chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng nó là mặt hàng xuất khẩu truyền thống với nhà máy gia công hàng may mặc đặt tại thành phố Hải Phòng

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM

Ngay từ khi thành lập công ty vào năm 1982 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I đã xác định vai trò chính của mình là xuất nhập khẩu, với xu thế chung của thị trường công ty đã liên tục mở rộng các lĩnh vực kinh doanh sang cả lĩnh vực tài chính, bất động sản nhưng xuất nhập khẩu vẫn đóng vai trò là nguồn thu chính của công ty Trong đó cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng liên tục, trong đó xuất khẩu nông sản luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty Năm 2005 khi mà xuất khẩu nông sản đạt 27.116.453 USD thì xuất khẩu hàng gia công may mặc chỉ đạt con số khiêm tốn là 1.036.355 USD, và các mặt hàng khác đạt 2.904.206USD Những năm tiếp theo công ty vẫn tiếp tục lấy xuất khẩu nông sản làm mũi nhọn và đem lại nguồn thu chính trong hoạt động xuất khẩu của công ty khi mà kim ngạch này lần lượt tăng lên 34.055.620 USD năm 2006 rồi đạt mức tăng kỷ lục 56.090.704 USD năm 2007

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty

Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gia công may mặc 1.036.355 1.487.034 2.976.626 2.687.541 Nông sản 27.116.453 34.055.620 56.090.704 50.686.308 Mặt hàng khác 2.904.206 3.374.993 5.978.384 4.573.776

(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty GENERALEXIM)

Tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng gia công may mặc cũng tăng nhẹ từ mức 3,34% /2005 lên 3,82%/2006 và lên 4.58%/2007 với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 1.036.355 USD, 1.487.034 USD, 2.976.626 USD Hàng gia công may mặc là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty, tuy không có chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng nó là mặt hàng xuất khẩu truyền thống với nhà máy gia công hàng may mặc đặt tại thành phố Hải Phòng

Riêng năm 2008 vừa qua do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại quốc tế đã làm cho một loạt các nước xuất khẩu lâm vào tính trạng khó khăn và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu trong năm qua, nhưng bằng sự nỗ lực của mình công ty đã xuất khẩu được 50.686.308 USD hàng nông sản, 2.687.541 USD hàng gia công may mặc và một số mặt hàng khác chiếm 4.573.776 USD về giá trị

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Xuất khấu hàng nông sản trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của công ty GENERALEXIM

Với vai trò ngày càng to lớn trong chiến lược phát triển của công ty thì việc lựa chọn hàng hóa để xuất khẩu trở nên đặc biệt quan trọng, nếu lựa chọn hàng hóa xuất khẩu mà không đáp ứng được với nhu cầu của thị trường thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa do hàng không xuất được sẽ gây nên thua lỗ Hiện nay, nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao do ảnh hưởng của việc gia tăng dân số và tình hình hạn hán, lũ lụt ở một số nước trên thế giới Nắm bắt được xu hướng này Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I đã xác định chiến lược mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu và xuất khẩu nông sản từ 2005 – 2008

(Phòng Xuất khẩu công ty Generalexim)

Trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I ta có thể thấy nông sản xuất khẩu chiếm đến bình quân qua các năm là 88% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng như: hàng gia công may mặc, linh kiện điện tử, hàng công nghệ phẩm…

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty tăng đều năm 2005 công ty xuất khẩu được 27.116.453

USD hàng nông sản chiếm 87,31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của toàn công ty Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 25,6% so với năm 2005 và đạt 34.055.620 USD chiếm 89,4% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty là 38.095.085USD Năm 2007 là một năm sau sự kiện công ty chính thức cổ phần hóa, và đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã đánh dấu qua con số xuất khẩu ấn tượng là 65.095.714USD trong đó xuất khẩu nông sản chiếm 86,16% với giá trị 56.090.704 USD tăng 64,7% so với năm 2006

Biểu 2.7: Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu

(Phòng Xuất khẩu công ty Generalexim)

Năm 2008 theo xu thế chung của mậu dịch thương mại toàn cầu, xuất khẩu của công ty bị giảm sút khi chỉ đạt giá trị là 57.947.625USD và xuất khẩu nông sản đạt giá trị 50.686.308USD giảm 9,63% so với năm trước, tuy

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C nhiên tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn chiếm đến 93,95%, tăng 7,79% so với tỷ lệ này năm trước Điều đó cho thấy xuất khẩu nông sản luôn chiếm một vị trí trung tâm và là ngành hàng xuất khẩu quan trọng nhất của công ty

Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công

Xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới đã và đang tác động đến mọi mặt của tiến trình phát triển kinh tế thế giới, việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và khi vực là một xu thế nổi trội hiện nay Cùng với đó là sự ra đời của một loạt các tổ chức kinh tế và khu vực mậu dịch tự do như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), sáng kiến thành lập kinh tế Đông Á của Malaixia (EAEO), hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM)… là biểu hiện căn bản của những thay đổi trong quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngoại thương Việt Nam trên đà phát triển mạnh mẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I nói riêng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh như các mặt hàng nông sản

2.2.3.1 Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu nông sản theo chiều rộng của công ty GENERALEXIM

Bảng 2.6: Xuất khẩu hàng nông sản trên một số thị trường chính

Mỹ Thụy Sỹ Singapore Hà Lan Indonesia

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

(Phòng xuất khẩu công ty Generalexim I)

Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của công ty bao gồm tất cả các nước có quan hệ kinh tế thương mại với nước ta, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á Đây là nơi cũng tiêu thụ khoảng 70 % lượng hàng hóa xuất khẩu nông sản của công ty với các bạn hàng chủ yếu là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… Trong số 5 nước có kim ngạch nhập khẩu hang nông sản hang đầu của công ty thì khu vực ASEAN đã có 2 là Singapore và Indonesia. Thị trường xuất khẩu có giá trị cao nhất hiện nay của công ty là Mỹ với mặt hàng chủ yếu là hạt điều, cafe, hạt tiêu và một số mặt hang nông sản khác tiếp đến là thị trường Thụy Sỹ giàu tiềm năng và mới được khai thác với mặt hàng xuất khẩu chính là cafe Hà Lan là nước nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu của công ty với kim ngạch xuất hàng năm tăng lien tục Ngoài ra trên một số nước thuộc EU, châu Á cũng là những thị trường lớn của công ty Đây là khu vực thị trường truyền thống nhiêu tiềm năng để công ty tiếp tục khai thác đẩy mạnh thêm kim ngạch xuất khẩu

Trong tiến trình hội nhập CEPT/AFTA của nước ta thì hàng nông sản đang chiếm lợi thế cạnh tranh về giá khi xuất vào khu vực ASEAN do lợi thế về vị trí địa lý, do chương trình giảm thuế, cùng với đó công ty có thêm nhiều chính sách thu mua số lượng nông sản với chất lượng và giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng truyền thống và khách hàng mới Đồng thời việc không ngừng cắt giảm các thủ tục không cần thiết trong việc ký kết hợp đồng, cũng như lựa chọn hình thức thanh toán mới để tăng tốc độ tiêu thụ hàng nông sản cũng góp phần mở rộng thêm nhiều thị trường mới trong khu vực cho công ty

Bên cạnh những thị trường mới có vị trí địa lý liền kề thì công ty cũng đã chú trọng đến việc phát triển thị trường ở những khu vực có nhiều tiềm năng khác, điển hình là thị trường Châu Phi xa xôi với một số thị trường mới như

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Bảng 2.7: Một số thị trường xuất khẩu nông sản mới khai thác của công ty từ 2006 –2008

(Phòng xuất nhập khẩu công ty Generalexim)

Ai cập với giá trị xuất khẩu nông sản là 985.223 USD năm 2008 trong đó chủ yếu là mặt hàng hạt tiêu với giá trị xuất khẩu là 805.245 USD, hạt điều và cơm dừa Trước đó 1 năm vào năm 2007 thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ là 115.248 USD và mặt hàng duy nhất xuất khẩu vào thị trường này khi đó là hạt điều

Xuất khẩu nông sản vào Nam Phi năm 2008 là 351.185 USD với mặt hàng cơm dừa, đây là thị trường được khai thác từ năm 2006 nhưng trong những năm qua do một số những khó khăn nên việc xuất khẩu sang thị trường này

6 chưa có nhiều biến chuyển thể hiện ở kim ngạch năm 2007 là 358.574 USD và năm 2006 là 267.973 USD

Sudan: hàng nông sản xuất sang Sudan chủ yếu là mặt hàng gia vị trong đó đặc biệt là hạt tiêu, cũng như Nam Phi Sudan là thị trường được khai thác từ 2006, nhưng do những điều kiện khó khăn về do cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại, cùng với đó là những trở ngại về vị trí địa lý, về tình hình an ninh chính trị nên việc xuất khẩu sang thị trường này trở nên khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Sudan năm 2006 là 100.546 USD, lên 154.689 USD vào năm 2007 và giảm xuống quá nửa trong năm 2008 với giá trị là 68.851 USD

Một số thị trường có tính nguy hiểm cao và nhiều thử thách cũng đã được công ty khai thác và phát triển như Trung Đông và Arab, tuy kim ngạch còn hạn chế do vẫn đang nằm trong thời gian thử nghiệm Khu vực thị trường này là những thị trường có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương với nước ta, thêm vào đó do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường này với mặt hàng nông sản không cao, phù hợp với nguồn cung ứng từ thị trường nước ta Đây thực sự là một giải pháp mạnh dạn để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty, với một số thị trường chính trong khu vực này là

Palestine là thị trường được khai thác trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Palestine chủ yếu thực hiện vào 3 tháng đầu năm với mặt hàng chính là hạt tiêu, giá trị hàng hóa thu được là 68.689 USD

Thị trường Ả Rập chủ yếu tiêu thụ mặt hàng gia vị là hạt tiêu, thị trường này có mức tăng trưởng đều đặn từ năm 2006 đến 2008 với giá trị lần lượt là 11.467 USD năm 2006, lên 95.254 USD năm 2007 và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2008 khi giá trị xuất khẩu hạt tiêu đạt 121.066 Cũng

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C như thị trường Palestine, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này được thực hiện vào những tháng đầu năm 2008, đến những tháng cuối năm do ảnh hưởng của việc tăng cao của giá xăng, chi phí vận chuyển tăng, tình hình không ổn định ở khu vực nên việc xuất khẩu sang thị trường này đã bị đình trệ lại

Dubai là thị trường được khai thác năm 2008 với giá trị kim ngạch đạt được là 479.065 USD, hai mặt hàng xuất khẩu chính là hạt tiêu, đây là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu hạt tiêu do nhu cầu cao của thị trường này

Bên cạnh đó phải nhắc đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường Thụy Sỹ, đây là thị trường thuộc châu Âu nhưng lại không thuộc EU, với giá trị xuất khẩu nông sản năm 2008 là 12.586.626 USD với mặt hàng xuất khẩu là Café Đây là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất của công ty từ trước đến nay vì năm 2006 công ty mới thử nghiệm khai thác thị trường và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường nay năm 2006 là 875.624 USD nhưng sang năm 2007 đã tăng vọt lên mức 8.254.394 USD, đây thực sự là một bước đột phá trong việc khai thác thị trường mới của công ty Kim ngạch xuất khẩu của thị trường này đã từ năm 2007 đã nhanh chóng dẫn đầu về thị trường tiêu thụ hàng nông sản của công ty Thị trường Thụy Sỹ thành công đã thúc tạo thêm động lực cho công ty trong việc khai thác những thị trường mới Đồng thời với các thị trường trên là các thị trường mới được khai thác nằm rải rác như thị trường Yemen, thị trường Mông Cổ, thị trường Latvia, thị trường Kazastan Mặc dù tỷ trọng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới không tăng đều đặn qua các năm nhưng chứng tỏ công ty cũng đã vận dụng lợi thế của mình để mở rộng và phát triển thị trường ra các nước trên thế giới

2.2.3.2 Tình hình phát triển thị trường theo chiều sâu

Việc thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi công ty phải có nhiều hình thức đa dạng hóa các nguồn hàng để xâm nhập sâu hơn vào các thị trường đã khai thác sao cho cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của công ty là café, tiếp theo đó là mặt hàng hạt tiêu, hạt điều, gạo, lạc nhân… chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty Những mặt hàng này đang dần xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị phần ở các thị trường mà công ty đã có truyền thống kinh doanh

Bảng 2.8: Một số mặt hàng xuất khẩu nông sản chính

(Tấn) USD (Tấn) USD (Tấn) USD

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C nhân

(Phòng xuất khẩu công ty Generalexim I)

Lạc nhân Hạt tiêu Cơm dừa

Biểu 2.8 Giá trị xuất khẩu café của công ty Generalexim I

Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Generalexim I trong những năm qua

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Năm 1982 khi công ty chính thức đi vào hoạt đông, thị trường xuất khẩu nông sản của công ty chủ yếu là những nước nằm trong khối Xã hội chủ nghĩa, và đặc biệt là thị trường Liên Xô cũ Sau đại hội Đảng lần thứ VI năm

1986, với cơ chế đổi mới của Đảng và Nhà nước công ty cũng dần thoát khỏi cơ chế bao cấp và đã xây dựng được thị trường khách hàng mới cho riêng mình Từ đó đến nay công tác phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty đã thu được những thành tích đáng ghi nhận

Từ những thị trường là các nước Xã hội chủ nghĩa ban đầu hiện nay công ty đã xuất khẩu nông sản ra tất cả các khu vực kinh tế trên thế giới, từ các nước trong khu vực Châu Á liền kề như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Philipine, Đài Loan… Cho đến các nước thuộc khối liên minh Châu Âu EU: Hà Lan, Anh, Đức… và các nước thuộc Châu Mỹ xa xôi Mỹ, Canada Đặc biệt hiện nay hàng nông sản của công ty đã xuất hiện tại những thị trường xa xôi của Châu Phi như: Ai Cập, Nam Phi, Sudan… Đồng thời những thị trường có sự khác biệt lớn về văn hóa như Trung Đông cũng được công ty khai thác với thị trường Arab, Palestine, Dubai….

Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty đã lên đến con số 45, trong đó có những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ và những thị trường có tính rủi ro cao như Trung Đông và Châu Phi Doanh thu từ việc xuất khẩu hàng nông sản hiện nay đã bình quân qua các năm chiếm 88% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty Giá trị của hàng nông sản xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, từ một con số khiêm tốn là 856.245 USD của năm 1990 thì đến nằm 2005 con số này đã tăng lên 27.116.453 và đến năm 2007 đã tăng lên gấp đôi khi đạt 56.090.704 USD Năm 2008 là một năm khó khăn chung của thương mại toàn cầu, tuy nhiên xuất khẩu nông sản của công ty vẫn đạt được 50.686.308 USD

Hiện nay thị trường của công ty đã trải rộng ra khắp thế giới và trong

7 thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cũng như nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

2.3.2 Vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Vấn đề về thị trường xuất khẩu nông sản của công ty

Hiện nay thị trường xuất khẩu nông sản của công ty chủ yếu tập trung vào nguồn thị trường truyền thống đã được hình thành từ nhiều năm qua, công tác phát triển thị trường diễn ra khá chậm chạp và gặp nhiều khó khăn Những khó khăn trong viêc phát triển thị trường không giống nhau ở mỗi thị trường và mỗi quốc gia nhưng tựu chung lại có thể phân ra như sau: Đối với thị trường EU, Mỹ, Nhật: đây là những thị trường khó tính đòi hỏi có chất lượng nguồn hàng cao và kiểm dịch gay gắt, làm gia tăng chi phí trong nhiều khâu từ thu mua nguồn nguyên liệu, chế biến, dự trữ bảo quản, vận chuyển và xuất hàng Trong nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty sang thị trường này liên tục tăng nhưng lợi nhuận thu về lại không tỷ lệ thuận với sự gia tăng đó

Ví dụ thị trường Mỹ năm 2007 công ty đạt mức xuất khẩu nông sản cao kỷ lục là 17.928.725USD so với mức 1.326.215 USD của năm 2006, tuy nhiên xét về tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên kim ngạch xuất khẩu lại giảm 8% so với năm trước

Hơn nữa rủi ro từ những thị trường này rất cao khi mà chính sách bảo hộ nông nghiệp của chính phủ các nước này gây ra những khó khăn lớn cho việc tiêu thụ hàng nông sản xuất khẩu của công ty

Thị trường ASEAN và Trung Quốc: đây là những thị trường gần gũi và có những đòi hỏi về chất lượng hàng hóa không cao như những thị trường trên, tuy nhiên sự cạnh tranh trên thị trường này trở nên hết sức gay gắt, nó đòi hỏi công ty phải có những chiến lược đúng đắn để tiếp tục duy trì và khai thác thị trường này Bạn hàng của công ty từ thị trường này hầu hết là bạn

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C hàng đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm tuy nhiên trong thời buổi kinh tế khó khăn công ty cần phải đa dạng hóa khách hàng để tránh rủi ro

Một số thị trường mới như châu Phi, Trung Đông thì rất tiềm năng, đòi hỏi của những thị trường này đối với chất lượng hàng hóa không cao, thậm chí có một số thị trường tại những khu vực này chỉ cần hàng hóa ở mức thấp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là những thị trường này lại có vị trí địa lý khá xa, thêm vào đó tình hình chính trị không ổn định ở những nước này cũng gây ra không ít khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của công ty Chi phí cho việc xuất hàng đến những thị trường này thường rất cao, những năm gần đây nạn cướp biển xảy ra ngày càng mạnh làm cho tàu bè qua lại đây hay bị hải tặc tấn công, việc mất hàng là chuyện thường xuyên làm chi phí bảo hiểm tăng cao

Vấn đề về nguồn hàng

Xuất phát từ hoạt động sản xuất hàng nông sản trong nước, công ty có chức năng kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản song công ty không trực tiếp sản xuất hàng để xuất khẩu, do vậy chất lượng hàng xuất khẩu nông sản của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất hàng nông sản trong nước Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hàng nông sản của công ty có chất lượng không cao và không đồng đều Hơn nữabcông tác chế biến, bảo quản hàng sau khi mua cũng chưa được đầu tư đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty Trong thời gian qua công ty chưa đầu tư thích đáng vào công tác chế biến hàng xuất khẩu, hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng của công ty

Khả năng cạnh tranh của công ty

Hàng nông sản xuất khẩu công ty trên thị trường hiện nay có khả năng cạnh tranh không cao do nhưng nguyên nhân về tài chính, về nhân lực, về uy

7 tín, về cơ sở vật chất, trong đó nguyên nhân về tài chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất

Do nguồn vốn hạn hẹp nên công ty chưa thiết lập được mang lưới thu mua rộng khắp tại các cơ sở, việc tổ chức liên doanh liên kết được với các cơ sở sản xuất và trợ giúp cho các hộ gia đình sản xuất không được ổn định do thiếu vốn nên công ty không tạo được chất lượng hàng ổn định Đặc biệt do thiếu vốn nên công ty không thể đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng kho bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Đồng thời việc thiết lập một hệ thống các văn phòng đại diện tại các nước có tiềm năng để xuất khẩu nông sản cũng trở nên khó khăn hơn do vấn đề này

Ngoài ra năng lực cạnh tranh của công ty yếu còn bị gây ra bởi yếu tố nhân lực trong công ty Hiện tại nếu phân theo độ tuổi thì các phòng xuất khẩu của công ty có độ tuổi bình quân cao nhất công ty khi mà 64% người chuyên phụ trách về xuất khẩu ở độ tuổi từ 36 – 50, chỉ có 24% số người ở độ tuổi 18 – 35, và chỉ có 38% trong số những người này có trình độ đại học. Chính nguồn nhân lực như vậy đã gây nên một sức ỳ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I

Thông tin là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp, một vấn đề bức xúc của công ty hiện nay là công ty rất thiếu thông tin về thị trường có nhu cầu về hàng nông sản Do thiếu thông tin nên công ty không phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời do thiếu thông tin nên công ty không chớp được thời cơ kinh doanh Khi giá thị trường lên cao thì công ty lại không có hàng để xuất, ngược lại khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa, công ty phải xuất khẩu với giá thấp

Hiện tại, công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường của công ty còn mang nặng tính hình thức, hiện tại chưa có một bộ phận chuyên trách nào đảm nhận nhiệm vụ thu thập thị trường, nghiên cứu thị trường các nước nhập khẩu nông sản Công tác này được thực hiện bởi từng cá nhân trong công ty nên rất yếu ớt và lẻ tẻ, thông tin thu thập được thường có độ trễ và độ chính xác không cao

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I

3.1 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

Những kết quả thu được trong những năm vừa qua cùng tinh thần “đổi mới, chất lượng và hiệu quả” đã giúp công ty đứng vững và phát triển Trong thời gian tới công ty sẽ tập trung đầu tư, phát triển sản xuất và dịch vụ với mục tiêu mỗi mảng sẽ mang lại cho công ty 20 – 30% tổng doanh thu và tạo đà phát triển bền vững và ổn định cho toàn thể công ty Quy mô và các lĩnh vực kinh doanh của công ty sẽ phát triển theo các hướng sau

Giữ vững và ổn định quy mô kinh doanh ở mức thực hiên kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 50 – 60 triệu USD/năm, với danh mục mặt hàng công ty đã có truyền thông kinh doanh Cụ thể đối với từng mặt hàng như sau:

Gạo: Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính của công ty trong những năm sắp tới và kim ngạch dự kiến sẽ vào khoảng cho giai đoạn 2009 –

2010 sẽ vào khoảng từ 18.000 đến 20.000 tấn và giá trị thu về vào khoảng từ

10 đến 12 triệu USD Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng này đến một số khu vực tiềm năng khác như Châu Phi và Trung Đông

Café: phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đến năm 2010 đạt 30.000 tấn – 35.000 tấn và thu về giá trị là 40.000.000 - 43.000.000 USD Với tư cách là mặt hàng dẫn đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của toàn công ty nhưng có một số thị trường rất tiềm năng, có mối quan hệ truyền thống lâu đời với công ty nhưng mặt hàng café lại không có mặt trên thị trường này Đó là những thị trường như: Nga, Trung Quốc, Nhật, Indonesia… bên cạnh đó công ty cũng vẫn sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ với nhưng khách hàng tại những thị trường hiện tại như: Thụy Sĩ, Mỹ, Singapore, Anh, Đức

Hạt điều: Là mặt hàng nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều dẫn đầu cả nước về quy mô xuất khẩu nên định hướng trong thời gian tới là tiếp tục đưa hạt điều xâm nhập thêm nhiều thị trường mới nhằm tăng kim ngạch và giá trị Mỹ vẫn sẽ là nước nhập khẩu lớn nhất của công ty với tỷ lệ là 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều trong những năm tới và xuất khẩu hạt điều toàn công ty trong giai đoạn 2009 – 2010 sẽ đạt khoảng 2.500 – 3.000 tấn và giá trị thu về là 10.000.000 – 12.000.000 USD Nhằm giảm bớt những rủi ro do thị trường Mỹ chiếm thị phần quá lớn công ty sẽ từng bước

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C mở rộng thêm nhiều thị trường mới để tăng kim ngạch như thị trường: Nga, Canada, Hà Lan, Ý…

Hạt tiêu: Đây là mặt hàng có thị trường rộng nhất của toàn công ty với

17 thị trường tính đến năm 2008, trong đó Hà Lan là thị trường nhập khẩu hạt tiêu nhiều nhất của công ty với tỷ lệ là 65% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu toàn công ty Định hường trong giai đoạn 2009 – 2010 công ty sẽ xuất khẩu từ 3.800 – 4.000 tấn tăng 15%/năm và đạt giá trị 9.000.000 – 9.500.000 USD. Định hướng thời gian tới công ty sẽ tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu vào những thị trường mà công ty đã khai thác nhằm củng cố và phát triển vị thế của mình trên những thị trường này

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

3.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu về thị trường vì thị trường là nhân tố đóng vai trò quyết định đồi với sản xuất, có nhu cầu thì lập tức sẽ thúc đầy sản xuất và ngược lại Đối với xuất khẩu nông sản thì việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu lại càng quan trọng hơn do tính chất, đặc điểm và đặc thù của hàng nông sản Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I không được chú trọng và mang nặng tính hình thức Chính vì thế để nâng cao công tác nghiên cứu thị trường này trong thời gian tới công ty cần thực hiện:

Thành lập một bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề về thị trường,nhiệm vụ chính của bộ phận này là thu thập thông tin từ nhiều nguồn về thị trường đang có của công ty và những thị trường tiềm năng, xử lý những thông tin về các thị trường và chắt lọc những thông tin phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường của công ty Những thông tin này bao gồm: cung, cầu, giá cả,

7 thị hiếu tiêu dùng, dung lượng, khả năng cạnh tranh đối với từng loại nhóm hàng, mặt hàng cụ thể trên từng khu vực thị trường và thị trường cụ thể

Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: số lượng, chất lượng, giá cả, thị hiếu trong thời gian ngắn nhất Đồng thời cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lạnh đạo của công ty, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường Đồng thời những thông tin này phải đưa đến cho các nhà cung cấp của công ty để họ có thể điều chỉnh nguồn hàng cho phù hợp với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Tổng hợp các nhu cầu trên thị trường, chỉ ra các đoạn thị trường mà công ty có thể hướng tới và phát triển

Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác thị trường tiếp xúc với thực tiễn trong và ngoài nước, bằng cách cử cán bộ đi nghiên cứu tại các thị trường công ty dự tính sẽ xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng phân tích, dự đoán, xử lý thông và đưa ra các giải pháp phù hợp có tính khả thi nhằm ứng phó linh hoạt trước những biến động của thị trường

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn hàng

Vấn đề chất lượng hàng nông sản xuất khẩu luôn là vấn đề nan giải và khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta và Generalexim

I cũng không phải là ngoại lệ Nếu chất lượng của sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của đối tác thì sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu và làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của hàng nông sản của công ty Chính vì thế việc nâng cao chất lượng nguồn hàng là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với tập thể ban lãnh đạo công ty Để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu công ty cần

Văn Thị Nhung Lớp: Thương Mại 47C

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ – Việt Nam 12. Những quy định của WTO về nông nghiệp13. Các tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề:
1. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc & PGS.TS Hoàng Minh Đường (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao Động -Xã Hội Khác
2. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc & TS Trần Văn Bão (2005), Giáo trình Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, NXB Lao Động- Xã Hội Khác
3. GS.TS Đặng Đình Đào & GS.TS Hoàng ĐứcThân (2003), Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê Khác
4. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang (2007), Giáo trình Marketing thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
5. PGS.TS Trần Minh Hạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục Khác
6. GS.TS Võ Thanh Thu (2006), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Lao Động -Xã Hội Khác
7. Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, PGS.TS Nguyễn Duy Bột, NXB Thống kê Khác
8. TS. Trần Hòe (2007), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
9. TS. Trần Hòe & TS.Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
10. Hội nhập kinh tế quốc tế gia nhập APEC và WTO, Nhiều tác giả, Bộ Thương Mại Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w