1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản sau khi việt nam gia nhập wto

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Sau Khi Việt Nam Gia Nhập WTO
Tác giả Chu Thị Vui
Người hướng dẫn TS. Bùi Huy Nhượng
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 138,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA (8)
    • 1.1. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam thời gian vừa qua 3 1.2.Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (8)
      • 1.2.1. Những thành tựu đạt được (12)
      • 1.2.2. Những hạn chế tồn tại (15)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (17)
    • 2.1. Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng (18)
      • 2.1.1. Thị trường gạo (18)
      • 2.1.2. Thị trường rau quả (23)
      • 2.1.3. Thị trường cà phê (26)
      • 2.1.4. Thị trường cao su (29)
    • 2.2. Đánh giá thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua (32)
      • 2.2.1. Những thành tựu đạt được (32)
      • 2.2.2. Những hạn chế tồn tại (33)
      • 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế (33)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM (36)
    • 3.1. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt (36)
    • 3.3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt (37)
      • 3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước (37)
      • 3.3.2. Giải pháp từ phía các Hiệp hội (40)
      • 3.3.3. Giải pháp từ phía các Doanh nghiệp (43)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA

Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam thời gian vừa qua 3 1.2.Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Nhìn chung tình hình sản xuất nông sản của Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm mà chủ yếu là tăng lên về sản lượng, mặc dù trước và sau khi gia nhập WTO chưa có sự thay đổi rõ rệt lắm nhưng điều đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo nên còn nó giúp tạo nhiều điều kiện thuận lợi rất nhiều cho sản xuất và nhất là xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian khó khăn hiện nay.

Tính đến ngày 15/3/2010, cả nước đã gieo cấy 3051,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 102,4% cùng kỳ năm trước; ngô 369,2 nghìn ha, bằng 107,9% cùng kỳ năm trước; khoai lang 78,1 nghìn ha, bằng 97,1%; đậu tương 111,6 nghìn ha, bằng 143,6%; rau đậu 366,6 nghìn ha, bằng 101,8% Ngoài ra, các địa phương phía Bắc còn tập trung thu hoạch cây vụ đông: Sản lượng ngô tăng 66%; khoai lang tăng 23%; đỗ tương gấp 4,6 lần; lạc tăng 18%; rau đậu tăng 17%.

Năm 2009, mặc dù nước ta bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề, nhưng nhờ có sự nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của các vùng miền nên sản lượng lúa cả năm vẫn đạt gần 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008 Nếu tính chung cả 4,4 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 43,3 triệu tấn, tăng 24,4 nghìn tấn so với năm 2008 (Lúa tăng 165,7 nghìn tấn, nhưng ngô giảm 141,3 nghìn tấn).Diện tích và sản lượng các loại cây hàng năm khác đạt thấp, thậm chí một số loại cây trồng còn giảm sút so với năm 2008 do vụ đông bị bão, lũ như: Khoai lang đạt 1207,6 nghìn tấn, giảm 118 nghìn tấn (diện tích giảm 16,2 nghìn ha); đỗ tương đạt 213,6 nghìn tấn, giảm 54 nghìn tấn (diện tích giảm 45,9 nghìn ha); lạc đạt 525,1 nghìn tấn, giảm 5,1 nghìn tấn (diện tích giảm 6,1 nghìn ha) Riêng sản lượng sắn và mía giảm nhiều còn do giá tiêu thụ trên thị trường thấp nên một phần diện tích đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác (Diện tích trồng sắn giảm 45,2 nghìn ha, sản lượng chỉ đạt 8,5 triệu tấn, giảm 753 nghìn tấn; diện tích trồng mía giảm 10,6 nghìn ha và sản lượng chỉ đạt 15,2 triệu tấn, giảm 899,1 nghìn tấn)

Còn về cây lâu năm thì có xu hướng phát triển khá do giá bán sản phẩm tăng và do nhiều địa phương đã tiến hành trồng thay thế những cây già cỗi bằng loại cây giống mới có năng suất và chất lượng cao nên thu nhập từ cây lâu năm cao hơn các loại cây trồng khác đã khuyến khích các doanh nghiệp và người dân tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng Đặc biệt trong năm 2009, một số mô hình dự án được triển khai tích cực và có hiệu quả như: Dự án trồng mới cây cao su ở Yên Bái 3,5 nghìn ha; Điện Biên 3,2 nghìn ha; dự án trồng 320 ha chè cành năng suất cao ở Thái Nguyên Nhờ vậy, diện tích chè năm 2009 đạt 128,1 nghìn ha, tăng 2,6 nghìn ha so với năm trước; cà phê 537 nghìn ha, tăng 6,1 nghìn ha; cao su 674,2 nghìn ha, tăng 42,8 nghìn ha; hồ tiêu 50,5 nghìn ha, tăng 0,6 nghìn ha Sản lượng một số cây lâu năm tăng khá, trong đó chè búp ước tính đạt 798,8 nghìn tấn, tăng 7% so với năm 2008 (diện tích cho sản phẩm tăng 2,7%; năng suất tăng 4,2%); cao su 723,7 nghìn tấn, tăng 9,7% (diện tích cho sản phẩm tăng 5,6%; năng suất tăng 3,8%); hồ tiêu 105,6 nghìn tấn, tăng 7,2% (diện tích cho sản phẩm tăng 4,5%; năng suất tăng 2,6%). Đến năm 2008 sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (7,5%) so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha và năng suất tăng 2,3 tạ/ha Nếu tính cả 4,5 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 43,2 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước.Sản lượng một số cây hàng năm khác cũng tăng cao so với năm 2007 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó sản lượng sắn ước tính đạt 9,1 triệu tấn, tăng 11%; lạc 0,5 triệu tấn, tăng 4%; rau 11,5 triệu tấn, tăng 3,5%; đậu 185,8 nghìn tấn, tăng 5,1%

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu Diện tích trồng chè đạt 129,6 nghìn ha, tăng 2,5% so với năm 2007, sản lượng đạt 759,8 nghìn tấn, tăng 7,5%; cà phê 525,1 nghìn ha, tăng 3,1%, sản lượng 996,3 nghìn tấn, tăng 3,6%; cao su 618,6 nghìn ha, tăng 11,2%, sản lượng 662,9 nghìn tấn, tăng 8,7%; hồ tiêu 50 nghìn ha, tăng 3,3%, sản lượng 104,5 nghìn tấn, tăng 17%.

Bảng 1.1 Sản lượng một số cây trồng hàng năm 2 năm 2008-2009 ĐVT: (nghìn tấn)

Năm Lương thực có hạt Khoai lang Sắn Lạc Đậu tương

Nguồn : Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và Thế giới Sản lượng lúa tính chung ba vụ năm 2007 đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006 Năm 2007 cũng là năm được mùa ngô với sản lượng 4,11 triệu tấn, tăng tới 8,2% so với năm trước Tính chung cả lúa và ngô thì sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt gần 40 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm

2006 Sản lượng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc đậu tương đều tăng so với năm trước, do tăng cả diện tích và năng suất Sản lượng hầu hết cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều chè tăng từ 8,3 đến 14,4% do mở rộng diện tích và tăng năng suất Riêng cây cà phê, tuy diện tích tăng 1,9% nhưng do sâu bệnh nên năng suất thấp, kéo theo sản lượng giảm 2,4%

Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn, trong đó lúa 35,83 triệu tấn, giảm 0,1% và ngô 3,82 triệu tấn, tăng 0,9% Sản lượng lúa giảm nhẹ so với năm trước do diện tích giảm 4,8 nghìn ha và năng suất chỉ tương đương năm trước Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước tăng, giảm với mức độ khác nhau: khoai lang tăng 0,8%; sắn tăng 14,9%; đỗ tương giảm 11,8%; lạc giảm 5%; rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9% Do thời tiết thuận và giá thu mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản lượng: trong đó sản lượng cao su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng 2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%) nhưng sản lượng giảm 2% Diện tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước

Bảng 1.2 Sản lượng một số cây trồng lâu năm 2 năm 2006-2007

Cao su (mủ khô) Hồ tiêu Hạt điều

Nguồn : Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và Thế giới Phần trên là tình hình sản xuất nông sản về cơ bản của Việt Nam từ năm

2006 đến nay, ngoài ra ta cũng khái quát về kết quả sản xuất nông sản của Việt Nam một vài năm trước khi gia nhập WTO (trong vòng 5 năm 2001-

Bảng 1.3 Kết quả sản xuất một số nông sản của Việt Nam từ 2001-2005

Lương thực có hạt 34273 36961 37707 39581 39622 Trong đó: + lúa 32108 34447 34569 36149 35833 + ngô 2162 2511 3136 3431 3787

Nguồn : Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và Thế giới Qua kết quả sản xuất nông sản của Việt Nam một vài năm trước và sau khi gia nhập WTO ta có thể thấy nhìn chung kết quả sản xuất nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO chưa có sự thay đổi rõ rệt cho lắm, có sản phẩm sản lượng tăng lên có sản phẩm sản lượng giảm xuống xong không nhiều chỉ ở mức dao động nhỏ giống như sự tăng lên giảm xuống qua các năm bình thường của quá trình sản xuất.

1.2 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.2.1 Những thành tựu đạt được

 Quy mô xuất khẩu ngày càng mở rộng cả về số lượng và kim ngạch

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm qua tăng lên rất nhanh nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng như khả năng xuất khẩu của cả nước đều tăng cao

Bảng 1.4 Kim ngạch xuất khẩu nước ta (tỷ USD) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng kim ngạch xuất khẩu 32.5 40 48.38 62.9

Kim ngạch xuất khẩu nông sản 4.6 5.9 6.2 10.25 6.6

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

 Xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng trưởng cao

Bảng 1.5 Tăng trưởng xuất khẩu nông sản nước ta( %)

XK nông-lâm-thủy sản -4,8 20,9 39,1 43,1

Nguồn: Đề án phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy nói chung và nông sản nói riêng tăng nhanh liên tục qua các năm tăng nhanh hơn cả tốc độ nhập khẩu nên thương mại nông sản liên tục xuất siêu

 Xuất khẩu nông sản đã xây dựng được nhiều ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của nước ta trong những năm vừa qua là gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, chè, rau quả Những mặt hàng này trung bình chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện có vị trí cao trên thị trường thế giới về khối lượng xuất khẩu như gạo ( thứ 2 sau Thái Lan), cà phê (thứ 1 về cà phê Robusta), hạt điều (thứ 2)

Bảng 1.6 Kim ngạch một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ĐVT: nghìn tấn

Nguồn: Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và Thế giới

 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực

Ngoài các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, cao su, chè đang được đa dạng hóa theo hướng tăng dần sản phẩm chất lượng cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng thì hiện nay các mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam đang đươc các thị trường chấp nhận và ưa thích như: thanh long, dứa, bưởi và một số loại rau tươi Đồng thời các nông sản xuất khẩu hiện nay có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng nông sản qua chế biến và tăng dần các sản phẩm có nguyên liệu là hàng nông sản như kẹo lạc, kẹo nhân cà phê

Ngoài ra một số mặt hàng dù kim ngạch xuất khẩu nhỏ không đạt vị trí cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao ví dụ như dầu cọ, tinh bột, mật ong

 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam ngày càng cao

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình mang lại cho nông sản Việt Nam những đặc tính vượt trội so với các nước khác thì sự tiến bộ liên tục trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói, nhãn mác theo các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế và quy định của thị trường nhập khẩu nên hàng nông sản Việt Nam vượt qua được các rào cản kĩ thuật khắt khe, thâm nhập thị trường quốc tế, dần dần tăng thị phần và nâng giá ngang bằng với các đối thủ và mức giá thế giới Ví dụ như nếu tính theo hiệu quả xuất khẩu nông-lâm-thủy sản/ lao động thì Việt Nam cao hơn một số nước khác cụ thể là Trung Quốc và In-do-ne-xi-a

1.2.2 Những hạn chế tồn tại

 Vấn đề tranh chấp nguyên vật liệu

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua

Tốc độ phát triển (so với năm trước) %

Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy năm 2009 lượng gạo xuất khẩu tăng

1227 nghìn tấn tăng lên 25,4% so với năm 2008 nhưng về giá trị lại bị giảm đi 8% Năm 2008 lượng tăng 220 nghìn tấn tương đương 3,6% còn về giá trị tăng 1448 triệu USD tương đương 94,8% Năm 2007 sản lượng lại giảm đi so với năm 2006: 249 nghìn tấn tương đương 3,1% nhưng về kim ngạch lại tăng

148 triệu USD tương đương 13,9% Nói chung tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam biến động tăng giảm theo giá thế giới, năm tăng lên năm giảm xuống.

Trong thời gian vừa qua phạm vi thị trường gạo của Việt Nam không có nhiều thay đổi : năm 2006 có 41 thị trường, năm 2007 có 63 thị trường riêng năm 2008 tăng lên 128 thị trường và vùng lãnh thổ Để biết được rõ hơn về quy mô và một số chỉ tiêu đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ta có thể theo dõi rõ hơn trong Bảng1, Bảng 5 và Bảng 9 của phần phụ lục. Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008).Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường ChâuPhi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008).

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan

Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.

Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tạiPhilippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin,145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia)

Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007 Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007 Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hình 2.2 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt 29.338% Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790% Tiếp theo là các thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%), Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%).

Bờ biển Ngà (1.214%) Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi.

Tính đến hết năm 2009 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là: Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Cu-ba, Xing-ga-po, Đài Loan là 5 nước nhập khẩu nhiều gạo nhiều nhất của Việt Nam nhưng tuy nhiên thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của

Việt Nam, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal, Nam Phi và Kenya.

Bảng 2.2 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu gạo của Việt Nam thời gian vừa qua

Xing-ga-po 327533 133594 85807 40276 82389 25912 Đài Loan 204959 81616 28861 13843 19521 7855

Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận xét: Phi-lip-pin luôn dẫn vị trí cao nhất trong 10 nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với sản lượng và kim ngạch ngày càng tăng lên và cao hơn hẳn các nước khác, năm 2009 gấp gần 3 lần nước đứng ở vị trí thứ 2 là Ma-lai-xi-a chỉ đạt 613213 tấn, năm 2008 gấp gần 4 lần với sản lượng là 1693223 tấn còn Ma-lai-xi-a là 477456 tấn Cu-ba ở vị trí thứ

3 với sản lượng năm 2009 là 449950 tấn đạt kim ngạch là 191036 nghìn USD. Xing-ga-po và Đài Loan ở vị trí thứ 4 và 5 trong năm 2009 nhưng năm 2008 và 2007 tuy vẫn đạt sản lượng và kim ngạch tương đối nhưng còn thấp hơn các nước khác như I-rắc hay Liên bang Nga Về tốc độ tăng sản lượng thì năm

2009 hầu như các nước đều tăng so với các năm trước đó, vị trí thứ nhất Phi- lip-pin tăng lên 14771 tấn so với năm 2008, vị trí thứ 2 Ma-lai-xi-a tăng lên

135757 tấn, vị trí thứ 4 Xing-ga-po tăng 241726 tấn, vị trí thứ 5 tăng lên

176098 tấn Về kim ngạch cũng có tăng lên đáng kể tuy có nước tăng sản lượng nhưng kim ngạch không tăng, điều đó có thể là do giá gạo xuất khẩu năm đó không cao bằng các năm khác.

Thị trường gạo được coi là ổn định trên 10 năm nay với kim ngạch xuất khẩu không hề nhỏ tuy giá cả không cao chỉ bằng 70% giá gạo thế giới Năm

Đánh giá thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua

2.2.1 Những thành tựu đạt được

2.2.1.1 Phạm vi thị trường hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam từng bước được mở rộng: hiện nay hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các châu lục và các nước trên thế giới từ châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ La tinh, Úc, Newzeland với rất nhiều chủng loại đa dạng và phong phú bao gồm cả các mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê và các mặt hàng đang có mặt dần trên thế giới như dứa, bưởi, chuối, thanh long (rau quả nói chung)

2.2.1.2 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra các thị trường ngày càng tăng lên: từ các mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê và các mặt hàng mới ví dụ như cao su năm 2009 đã xuất khẩu được sang Trung Quốc với sản lượng lớn là 510245 tấn đạt kim ngạch 856713 nghìn USD tăng vượt so với các năm trước đó Kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của nước ta năm 2009 đạt khoảng 420 triệu USD tăng 7,24% so với năm

2008 và cao nhất là sang Cam-pu-chia với 55286 nghìn USD

2.2.2 Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh các thành tựu kể trên thì chính trong những thành tựu ấy lại có nhiều hạn chế.

2.2.2.1 Thị trường phát triển theo chiều rộng nhưng chưa phát triển đồng đều theo chiều sâu: ở các thị trường truyền thống ví dụ như gạo của Việt

Nam xuất khẩu sang thị trường châu Á năm 2008 giảm mạnh so với năm

2007 (từ 78,1 % năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008) trong khi đó thị trường châu Phi lại tăng gấp đôi ( năm 2007 là 8,4% lên 22% năm 2008).

2.2.2.2 Mặt khác nữa thị trường tuy đã mở rộng hơn nhưng vẫn còn chưa khai thác được hết các thị trường tiềm năng Một phần là do các thị trường đó đang có đối thủ của ta đặt nền móng mặt khác nữa chất lượng của chúng ta chưa đảm bảo để tạo độ tin cậy cho khách hàng Ví dụ như cao su của Việt Nam cũng có tiếng trên thị trường và xuất sang khá nhiều nước nhưng chủ yếu vẫn là các nước châu Á còn các nước châu Âu phát triển thì cao su Việt Nam vẫn chưa thể có chỗ đứng vững chắc được.

2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế

2.2.3.1 Do chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa cao.

Khâu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế cũng làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm Chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ từ phía Nhà nước trên thực tế vẫn chưa đủ mạnh và thiếu tính đồng bộ nên các cơ sở sản xuất chế biến vẫn khó khăn trong việc đổi mới công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm và bảo đảm các yêu cầu của thị trường Trong khi đó, hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và các chứng chỉ chất lượng của thị trường quốc tế ngày một khắt khe làm cho sản phẩm xuất khẩu phải chịu sức ép rất lớn trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

2.2.3.2 Về vấn đề xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Đây là một trong những nguyên nhân làm sản phẩm của chúng ta mất lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế Nhiều sản phẩm của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, cà phê Buôn Mê Thuột, rau quả của công ty VEGETEXCOM ít nhiều đã có thương hiệu trên thị trường thế giới nhưng vẫn luôn bị ép giá hoặc thậm chí còn bị mất thương hiệu hay phải lấy thương hiệu khác mới được kinh doanh.

2.2.3.3 Mối quan hệ giữa người sản xuất và nhà kinh doanh còn chưa mật thiết với nhau Doanh nghiệp chính là nguồn đầu tư về vốn, khoa học công nghệ cho quá trình sản xuất còn người sản xuất chính là người thực hiện để tạo ra sản phẩm Doanh nghiệp phải biết cách đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc để người nông dân có đầy đủ điều kiện sản xuất Có như thế người nông dân sẽ thấy mình được coi trọng và làm việc hết mình Những sản phẩm tốt chính là thành quả của mối quan hệ làm ăn giữa doanh nghiệp và người sản xuất Nếu người nông dân thấy mình không được hưởng đúng những gì mình đã làm sẽ làm họ không thoải mái, cảm thấy bị thua thiệt, ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản xuất Còn khi sản phẩm sản xuất ra không ưng ý của các doanh nghiệp họ sẽ thấy mình bỏ công không đáng và sẽ không muốn tiếp tục làm việc với những người sản xuất mà họ không tin tưởng.

Kết luận: Tuy còn nhiều khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập WTO nhưng các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang từng ngày có mặt trên thị trường thế giới với số lượng và chất lượng không hề thấp Một số nông sản của Việt Nam đang chiếm vị thế khá quan trọng trên thị trường thế giới như: gạo (thứ 2 sau Thái Lan), cà phê (thứ 2 sau Braxin, điều (thứ 2 sau Ấn Độ), cao su (thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia), chè (thứ 6), v.v

Sau khi gia nhập WTO, thị trường thế giới đã rộng mở hơn, những ngành hàng này tiếp tục được phát triển Thị trường được mở ra rộng hơn sẽ giúp tăng số lượng sản phẩm lên rất nhiều góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng và kim ngạch xuất khẩu nói chung của Việt Nam.Trong thời kỳ chưa qua hết khủng hoảng hiện nay thì có rất nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi nhà nước, các doanh nghiệp hiệp hội cùng toàn thể nhân dân phải cùng cố gắng để đưa nước nhà đi lên ngày một vững vàng hơn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM

Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt

3.1.1 Tích cực và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng Để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Tăng cường củng cố các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển xuất khẩu Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu.

3.1.2 Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường mới phải nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu truyến thống và tích cực cho ra các sản phẩm mới để có thể đưa được nhiều sản phẩm ra thế giới, tiếp cận với mọi loại khách hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của họ Đồng thời cần ngày càng nâng cao tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu đã qua chế biến thay cho các sản phẩm xuất khẩu dạng thô để có thể tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt chứ không phải dùng thương hiệu của nước khác.

3.1.3 Đẩy mạnh đầu tư về tất cả mọi mặt kể cả vốn, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kĩ thuật để đột phá kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 có ít nhất thêm 5 ngành hàng nông sản đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD.

3.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam thời gian tới

3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho một số ngành hàng nông sản chủ lực truyền thống như gạo, cà phê, cao su, rau quả, hạt tiêu và một số ngành hàng tiềm năng đang có cơ hội phát triển

3.2.2 Điều chỉnh lại chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và xuất khẩu nông sản trong việc triển khai các hoạt động phát triển thị trường

3.2.3 Đầu tư và đặt hàng cho các đơn vị có đủ năng lực không nhất thiết là nhà nước và các hiệp hội ngành hàng phát triển các dịch vụ công như nghiên cứu thông tin thị trường…

3.2.4 Cân bằng giữa phát triển thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu để có thể phát triển một cách toàn diện và cân đối trong quá trình phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt

Để phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì cần phải có sự kết hợp của cả Nhà nước, các hiệp hôi doanh nghiệp, các cơ quan chức năng như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học – công nghệ, phòng quản lý thị trường cùng nhau phối hợp và tìm cách giải quyết ổn thỏa.

3.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1 Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hóa dịch vụ theo đúng các cam kết mà Việt Nam là thành viên bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh đôi bên cùng có lợi, xóa bỏ độc quyền trong một số lĩnh vực như bưu chính viễn thông, logistics, bảo hiểm, cảng biển để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

3.3.1.2 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hoạt động xuất khẩu theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế khác nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, dễ tiên đoán Để thực hiện chủ trương cải cách hành chính là khâu đột phá, ngoài việc ban hành, bổ sung các quy chế, quy trình tác nghiệp cần phải tổ chức lại bộ máy làm việc, thiết lập kỷ cương nghiêm đối với người thừa hành, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu trong kho bãi, trên đường vận chuyển, qua cửa khẩu nhằm giảm chi phí tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp tạo điều kiện cho họ phát triển xây dựng thương hiệu.

3.3.1.3 Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của ViệtNam, Cải tiến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển các chiến lược thị trường/mặt hàng xuất khẩu hiệu quả và khả thi trong thực tiễn Tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc xúc tiến, quảng bá về thương hiệu của sản phẩm và hình ảnh về con người Việt Nam, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài Thực hiện tốt việc gắn kết giữa bộ, ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp, các cơ quan thường trú ở nước ngoài để cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

3.3.1.4 Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, maketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác, phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài Tập trung các nỗ lực nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu thông qua rà soát lại các quy hoạch về vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu, tăng cường đầu tư trang thiết bị, xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch. Phát triển và làm chủ công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Cải tiến chất lượng sản phẩm và chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế

3.3.1.5 Tiếp tục khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới từ hiệu ứng gia nhập WTO vào các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhất là các ngành chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh, như: sản phẩm gỗ, đóng tàu, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử và vi tính, phần mềm, dịch vụ xuất khẩu thông qua các biện pháp: tích cực cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc nhanh chóng, nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp phù trợ cho sản xuất hàng chế tạo xuất khẩu và công nghệ cao xuất khẩu; tăng cường xúc tiến đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu; xác định một số ngành chiến lược, một số địa bàn then chốt đối với sự phát triển lâu dài của đất nước để tập trung nỗ lực, xúc tiến và kêu gọi đầu tư của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn.

3.3.2.Giải pháp từ phía các Hiệp hội

Hiệp hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước; thống nhất nhận thức và hành động, tránh việc tranh mua, tranh bán và đầu cơ…gây tổn hại đến lợi ích chung; bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp; giúp đỡ nhau trong các vấn đề vốn liếng, đào tạo, môi giới, tư vấn kỹ năng quản lý doanh nghiệp và áp dụng công nghệ mới

Hiệp hội còn đảm nhận chức năng là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các hội viên và nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyên vọng của Hội viên, cùng tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc đưa ra các chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy mà Hội viên là đối tượng thi hành Bên cạnh đó, các hội viên Hiệp hội cùng giúp nhau quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giúp nhau làm ăn đúng pháp luật.

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho việc xuất khẩu nông sản nói chung

Các chuyên gia về nông nghiệp đến từ Australia, những người tham gia tư vấn và soạn thảo bộ khung về bộ ASEAN GAP (sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn chung của các nước ASEAN) đều nhận định, WTO mang lại cho Việt Nam một "sân chơi" khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO, cộng đồng doanh nghiệp sẽ là đối tượng hưởng lợi từ khung pháp lý đang trở nên minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, từ những cam kết cắt giảm thuế, được quyền tiếp cận thị trường của các thành viên WTO Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước do một trong những cam kết quan trọng khi VN gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong tình huống "gió đổi chiều" như vậy, các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng, vừa đại diện, vừa là định hướng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện một cách đầy đủ các cam kết WTO

*Chính phủ và các cơ quan Chính phủ cần tính đến khả năng hỗ trợ và phối hợp với hiệp hội tạo điều kiện cho hiệp hội đủ sức mạnh trợ giúp cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng cần phát huy nội lực, vạch ra những hành động mang lại lợi ích cụ thể, liên kết các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh, chống các rào cản kỹ thuật và là "chất xúc tác" thực hiện các cam kết WTO

*Trong xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trên thế giới hiện nay, các nước đều khống chế về mặt thị phần Khi đó, hiệp hội là cơ quan trung gian đại diện rất quan trọng trong vấn đề lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập khi vấp phải các rào cản thương mại như chống trợ cấp, chống bán phá giá Vai trò của Hiệp hội đặc biệt quan trọng vì Nhà nước không thể đứng ra khởi kiện hay kháng kiện phá giá Ngoài vai trò tính toán, cân đối thị trường, Hiệp hội cũng có trách nhiệm điều tiết ngành hàng, giúp các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện, thậm chí khởi kiện các doanh nghiệp nước ngoài khi cần thiết

*Để hoạt động của hiệp hội thực sự có hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, hiệp hội cần xúc tiến và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO Hoạt động của hiệp hội cũng không thể không tính đến việc liên kết với các chủ thể nước ngoài, nhất là đội ngũ đông đảo Việt kiều, để lôi kéo họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trên phạm vi toàn cầu

*Để giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh, hiệp hội thường xuyên tổ chức gặp gỡ các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đặc biệt là thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.

Các hiệp hội cần ngày càng nâng cao, phát huy vai trò đoàn kết và bảo vệ với những mục đích cụ thể như sau:

 Đại diện và bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các quan hệ trong nước và quốc tế.

Tập hợp rộng rãi các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan khoa học kỹ thuật và đào tạo trong ngành và các ngành có liên quan, tạo ra mối liên hệ liên kết kinh tế ổn định Trên cơ sở hợp tác thực hiện khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của các thành viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn ngành để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

Ngày đăng: 12/07/2023, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w