CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1.1.1 Khái nịệm và phân loại Công ty Tài chính
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu về dịch vụ tài chính cũng trở nên ngày càng đa dạng và phong phú Tuy nhiên, các Ngân Hàng Thương Mại không thể đáp ứng tốt tất cả những nhu cầu đó do những hạn chế nhất định trong bản thân hệ thống ngân hàng Điều này dẫn đến đòi hỏi phải có các trung gian tài chính chuyên môn hóa trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng đồng thời khắc phục được những hạn chế của Ngân Hàng Thương Mại Các trung gian tài chính phi ngân hàng (non – banking financial intermediaries), trong đó có các công ty tài chính, đã ra đời trong hoàn cảnh đó Với những ưu thế của mình, các công ty tài chính đã và đang ngày một lớn mạnh, trở thành những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại.
Frederic S.Mishkin trong cuốn “tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính đã gọi công ty tài chính là những trung gian đầu tư để phân biệt với các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng) và các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (các công ty bảo hiểm, các quỹ).
Federal Reserve lại định nghĩa công ty tài chính là loại hình doanh nghiệp, không phải tổ chức nhận tiền gửi, mà tài sản chủ yếu là những khoản cho vay. Đôi khi Công ty Tài chính được hiểu một cách đơn giản là những tổ chức cho vay không nhận tiền gửi ngắn hạn (non – depository lending institutions) xuất phát từ một đặc trưng của công ty tài chính là không nhận các khoản tiền gửi dưới một năm.
1.1.2 Các loại hình Công ty Tài chính
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các công ty tài chính cũng phát triển thành nhiều loại hình với các chức năng khác nhau.
1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng khách hàng
Công ty tài chính cho vay bán hàng: là những công ty tài chính do các công ty mẹ lập ra để giúp bán các sản phẩm của họ Ví dụ: Công ty Ford motor cho người tiêu dùng vay vốn để mua các xe do hãng của họ sản xuất.
Công ty tài chính cho vay tiêu dùng nói chung: là những công ty tài chính chuyên môn hóa trong lĩnh vực cho người tiêu dùng vay để mua sắm các hàng hóa lâu bền hoặc thanh tóan các chi phí định kỳ như sửa nhà, sửa xe… Các khoản cho vay này thường là các khoản cho vay trả góp và do đó mang tính rủi ro cao vì phụ thuộc rất lớn vào tính ổn định của thu nhập người vay Household Finance Corp hay American General Finance là những ví dụ điển hình về loại hình Công ty Tài chính này.
Công ty Tài chính cho vay kinh doanh: là những Công ty Tài chính chuyên cho vay, thực hiện nghiệp vụ leasing và factoring đối với các doanh nghiệp Ví dụ: CiTi Group và Heller Financial.
1.1.2.2 Căn cứ vào quan hệ sở hữu
Công ty Tài Chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh.
Công ty tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa các tổ chức trong nước với các tổ chức nước ngoài trên cơ sở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính đựơc thành lập bằng vốn của một hay nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.
1.1.2.3 Căn cứ vào tính độc lập
Công ty Tài chính độc lập: là những Công ty Tài chính đứng riêng thành những thực thể kinh tế độc lập, tự quyết định trong mọi hoạt động kinh doanh.
Công ty tài chính trực thuộc tập đoàn: là những Công ty Tài chính thành viên của các tập đoàn Hoạt động chủ yếu của các công ty này là tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; điều hòa vốn giữa các thành viên, làm đầu mối và tư vấn cho các tập đoàn cũng như các thành viên trong tập đoàn trong quan hệ với ngân hàng và các đối tác; quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính cho các thành viên; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính khác cho các thành viên tập đoàn.
1.1.3 Các hoạt động của Công ty Tài chính
Một Công ty Tài chính thường có ba mảng hoạt động chính như sau:
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Công ty Tài chính được phép huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi từ một năm trở nên của các cá nhân và tổ chức Vì không được phép nhận tiền gửi ngắn hạn nên các Công ty Tài chính chủ yếu huy dộng vốn bằng con đường phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CDs) Ngoài ra, Công ty Tài chính có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoặc tiếp nhận vốn ủy thác từ Chính phủ và các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Do tính chất đặc thù của hoạt động huy động vốn như trên, Công ty Tài chính không được phép vay từ Cửa Sổ chiết khấu (Discount window) của Ngân hàng Nhà nước một cách dễ dàng như các Ngân hàng Thương mại Ở một số nước như Mỹ, Công ty Tài chính còn không được tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng (Fedwire) Bù lại, Công ty Tài chính không cần phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà chỉ cần trích lập quỹ dự phòng rủi ro và duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn.
So với các Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính phải chịu chi phí huy động vốn lớn hơn vì hai lý do Thứ nhất, Công ty Tài chính chỉ được nhận tiền gửi trung và dài hạn Như chúng ta đã biết, thời gian càng dài, rủi ro càng lớn, chi phí huy động vốn càng cao Thứ hai, do Công ty Tài chính có vị trí khá khiêm tốn so với các Ngân hàng nên người tiết kiệm và nhà đầu tư thường xem Công ty Tài chính rủi ro hơn Ngân hàng và vì vậy, thường đòi hỏi chi phí huy động vốn lớn hơn.
Công ty Tài chính được cấp phép cấp tín dụng dưới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá, leasing và factoring.Trong đó, hoạt động cho vay của Công ty Tài chính có đặc điểm riêng như sau:
NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
Nghiệp vụ ủy thác hình thành từ rất sớm, gần như cùng với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại (NHTM).
Ban đầu, ủy thác chủ yếu dựa trên quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội Những cá nhân có tài sản trên cơ sở nhận thấy cá nhân khác có uy tín và có khả năng đảm bảo an toàn hoặc khả năng làm cho tài sản của mình sinh lời sẽ giao tài sản của mình cho người đó quản lý hoặc kinh doanh hộ. Một đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là chưa có sự tham gia của pháp luật, các bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau trên cơ sở tin tưởng và đôi bên cùng có lợi.
Dần dần, cùng với sự phát triển của sản xuất, quan hệ ủy thác được mở rộng giữa các cá nhân với tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau Nghiệp vụ ủy thác phát triển tói mức độ cao, dẫn tói sự xuất hiện của các tổ chức chuyên cung ứng dịch vụ ủy thác như Ngân hàng Thương mại, Công ty bào hiểm, Công ty Tài chính, Công ty chứng khoán… Các tổ chức này không chỉ đơn thuần quản lý tài sản để nhận phí mà chuyển sang chủ yếu là quản lý tài sản nhằm sinh lời và thực hiện các công việc mà khách hàng yêu cầu Nghiệp vụ uỷ thác cũng ngày càng được hoàn thiện và phát triển thành nhiều loại hình mới như ủy thác công việc, ủy thác hàng hóa Xuất nhập khẩu… Để hiểu thế nào là ủy thác, chúng ta sẽ xem xét những khái niệm sau:
Từ điển “Kinh tế hiện đại” định nghĩa ủy thác là việc tài sản của một người được giao cho người khác quản lý và kinh doanh Người giao tài sản phải chuyển quyền nắm giữ tài sản và một khoản phí nhất định theo thỏa thuận cho người nhận trách nhiệm quản lý tài sản Tuy nhiên, người quản lý tài sản không được thụ hưởng lợi nhuận sinh ra từ tài sản đó.
Theo Washington State Bar Association, ủy thác là một hợp đồng theo đó tiền hoặc các tài sản khác được nắm giữ và quản lý bởi một người vì quyền lợi của một người khác.
Cả hai khái niệm trên đều cho thấy, về bản chẩt, ủy thác là mối quan hệ giữa hai hay nhiều bên tham gia, trong đó tài sản được chuyển từ người ủy thác (trustor) sang người nhận ủy thác (trustee) để người này nắm giữ vì lợi ích của người thụ hưởng (beneficiary) hoặc của chính người ủy thác Ngược lại, người ủy thác phải trả cho người nhận ủy thác một khoản phí nhất định gọi là phí ủy thác Ở đây khái niệm “tài sản” cần được hiểu theo nghĩa rộng là tiền mặt, bất động sản, giấy tờ có giá, hoặc một công việc, ý muốn nào đó cần được thực hiện.
Như vậy, ủy thác có đặc điểm:
- Dựa trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau giũa những người có quan hệ ủy thác Do đó, trong tiếng Anh người ta sử dụng thuật ngữ Trust với nghĩa tín nhiệm, tin tưởng để chỉ nghiệp vụ này.
- Mang tính trung gian: người ủy thác không trực tiếp quản lý tài sản hoặc thực hiện công việc mà giao cho một người khác làm thay mình.
- Là một loại hình dịch vụ vì nó mang lại một giải pháp hoặc lợi ích cho khách hàng, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.
- Không chỉ quản lý tài sản để mang lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn sinh lời cho chính bản thân tổ chức hoặc cá nhân nhận ủy thác
1.2.1.2 Phân loại các nghiệp vụ ủy thác
Tùy theo các tiêu thức nhất định, ủy thác được phân chia thành các loại khác nhau: a Căn cứ vào đối tượng khách hàng
* Ủy thác của cá nhân
Các dịch vụ uỷ thác được thực hiện đối với các cá nhân có thể liên quan đến tất cả các hoạt động của một cá nhân, ở đây chúng ta chỉ đi vào một số dịch vụ cơ bản:
● Quản lý di sản: Loại uỷ thác này được hình thành và áp dụng đối với tài sản cùa người đã mất Ngân hàng và công ty tài chính thực hiện nghiệp vụ này theo chúc thư của người đã chết, do những người thừa kế thoả thuận cử ra hoặc do sự chỉ định của toà án Ngân hàng và công ty tài chính trong nghiệp vụ đóng vai trò là người quản lý di sản và có thể kiêm luôn vài trò của người phân chia di sản Các hoạt động của Ngân hàng và công ty tài chính được tiến hành theo qui định của pháp luật về thừa kế (bộ luật dân sự) và theo những thoả thuận riêng đối với người uỷ thác.
Về cơ bản tiến hành nghiệp vụ này, Ngân hàng và công ty tài chính cần thực hiện những công việc sau:
- Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp luật có qui định khác.
- Bảo vệ các di sản.
- Thông báo về di sản cho những người thừa kế.
● Quản lý tài sản theo hợp đồng ký kết: Đây là việc Ngân hàng và công ty tài chính quản lý hộ tài sản theo một hợp đồng uỷ quyền được ký kết với người uỷ thác.
Hợp đồng uỷ quyền được ký kết bằng văn bản theo quy định của bộ luật dân sự, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và công ty tài chính trong việc quản lý tài sản của người uỷ quyền.
Hợp đồng uỷ thác có thể huỷ ngang hoặc không huỷ ngang Sự uỷ thác có thể chấm dứt sau khi người uỷ nhiệm chết hoặc vẫn có thể tiếp tục nếu những người thừa kế không đủ năng lực quản lý tài sản hoặc không muốn quản lý tài sản.
Uỷ thác giám hộ là loại uỷ thác mà người thụ thác quản lý toàn bộ tài sản chính cho một người không đủ khả năng về mặt pháp lý như người chưa thành niên hay người bị bệnh tâm thần.
Các hoạt động giám hộ được thực hiện theo qui định của luật dân sự về luật giám hộ Phòng uỷ thác của Ngân hàng hoặc công ty tài chính có thể thực hiện nghiệp vụ này theo chỉ định của toà án hoặc được đề cư của người thân thích của người được giám hộ.
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
Công ty Tài Chính Dầu Khí (PVFC) – thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ.
Công ty Tài Chính Dầu Khí bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 25/10/2000 theo giấy phép hoạt động số 12/P-NHNN ngày 25/10/2000 của NHNN Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Tên gọi bằng tiếng Anh là PetroVetNam Finance Company, viết tắt là PVFC.
Trụ sở chính của Công ty hiện nay đặt tại số 72 Trần Hưng Đạo - Hà Nội. Công ty có Chi nhánh phía Bắc tại số 4A Láng Hạ và chi nhánh phía Nam đặt tại
99 Bis Sương Nguyệt Ánh, Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Công ty còn có 2 chi nhánh, 1 chi nhánh ở thành phố Vũng Tàu, và 1 chi nhánh ở thành phố Đà Nẵng Ngoài ra, Công ty còn có 21 phòng giao dịch trong cả nước.
Hoạt động chính của Công ty là trong lĩnh vực tín dụng và uỷ thác đầu tư.Cùng với sự tăng trưởng trong mọi mặt lĩnh vực hoạt động, số vốn điều lệ củaCông ty Tài Chính Dầu Khí cũng gia tăng đáng kể, phù hợp với tình hình tăng trưởng chung Nếu như tháng 10 năm 2000 số vốn điều lệ của Công ty chỉ là100.000.000.000 đồng thì đến tháng 12 năm 2004 Thống đốc NHNN Việt Nam đã thông qua việc tăng vốn điều lệ của Công ty bằng văn bản 1501/NHNN-CNH ngày27/12/2004 Kể từ ngày 01/01/2005 vốn điều lệ của Công ty Tài Chính Dầu Khí là 300.000.000.000 đồng và đến ngày 01/01/2006 đã tăng lên 1.000.000.000.000 đồng Điều đó chứng tỏ những hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua mà em sẽ phân tích trong phần II
Với phương châm tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, trong những năm qua PVFC đã liên tục sắp xếp, chỉnh sửa lại cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban Theo quyết định số 2391/Q Đ- VPCP-02 ngày 06/12/2004, cơ cấu tổ chức của PVFC được khái quát qua sơ đồ sau:
Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc
Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng
Phòng thẩm định độc lập
Phòng kế hoạch và thị trưòng
Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương
Phòng kế toán Phòng quản lý dòng tiền Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân
Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp
Phòng dịch vụ tài chính Phòng quản lý vốn uỷ thác và đầu tư
Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư Ban chuẩn bị và quản lý xây dựng trụ sở
Trung tâm thông tin và công nghệ tin học Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng giao dịch trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Công ty Tài chính Dầu khí:
- Do Công ty có rất nhiều phòng ban nên ở đây em chỉ nêu ra những chức năng chính của các phàng ban và chỉ đi sâu vào việc phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư: a Chức năng nhiệm vụ của Phòng quản lý vốn uỷ thác đầu tư
Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai huy động và quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
- Đầu mối xây dựng phương án và phối hợp với các đơn vị trong Công ty tổ chức thực hiện nhận uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trong nước;
- Tổ chức nghiên cứu, triển khai công tác nhận vốn uỷ thác đầu tư từ thị trường quốc tế;
- Tư vấn đầu tư vốn cho các tổ chức và cá nhân;
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của Công ty, phân tích hiệu quả đầu tư, chính sách đầu tư của Công ty;
- Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
- Tổ Huy động vốn uỷ thác đầu tư trong nước
- Tổ Huy động vốn uỷ thác đầu tư quốc tế
- Tổ Tổng hợp quản lý danh mục đầu tư b Văn phòng là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm : công tác thư ký, trợ lý Ban Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác pháp chế, công tác đối ngoại công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ c Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty d Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp e Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và chỉ đạo triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành Dầu khí và các cá nhân khác f Phòng Dịch vụ Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác g Phòng đầu tư là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư vốn của Công ty vào các dự án và các doanh nghiệp; nghiên cứu và triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán h Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty i Phòng Kế hoạch và thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng j Phòng Kế toán là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty k Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công ty l Trung tâm thông tin và công nghệ tin học có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh và sản phẩm dịch vụ tài chính của PVFC đảm bảo cập nhật công nghệ và khả năng cạnh tranh
- Là đầu mối quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin của PVFC theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc, đảm bảo tính thống nhất về hệ thống và kỹ thuật thông tin trong toàn hệ thống PVFC
- Quản lý hệ thống thông tin trong mạng máy tính của PVFC
- Xây dựng kế hoạch tài chính
- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc nghiên cứu các dự án cải tiến kỹ thuật, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng trong hệ thống PVFC
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc phát ngôn chính thức, đầu mối duy nhất của PVFC trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước, Tổng Công ty Dầu khí Việt nam và của PVFC
- Quảng bá hoạt động kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của PVFC, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về PVFC theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Luật báo chí
- Quản lý, bảo quản sưu tầm tài liệu về mọi hoạt động của PVFC
Ngoài ra, Công ty còn một số phòng ban và trung tâm:
PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG TÂM
PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐỘC LẬP
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ
BAN CHUẨN BỊ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRỤ SỞ
CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
VAI TRÒ CỦA VỐN UỶ THÁC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
Trong các nguồn vốn được phép sử dụng để đầu tư của Công ty Tài chính dầu khí, nguồn vốn ủy thác đầu tư dữ một vai trò quan trọng do những ưu thế của nguồn này so với nguồn vốn tự có và quỹ đầu tư phát triển.
Bảng so sánh quy mô nguồn vốn giữa đầu năm với cuối năm 2006
Nguồn vốn Ngày 01/01/2006 Ngày 26/12/2006 Tăng giảm so với 01/01/2006
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi, vay TCTD 2,631 38.2% 4,302 24.3% 1,671
Tiền gửi của TCKT, cá nhân
Tổng cộng 6,894 100.0% 17,730 100.0% 10,836 ĐVT: tỷ đồng
Bảng so sánh quy mô nguồn vốn giữa đầu năm với cuối năm 2005
Nguồn vốn Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Tăng giảm so với 01/01/2005
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi, vay TCTD 1,510 35,8% 2,631 38.2% 1,121
Tiền gửi của TCKT, cá nhân
Tổng cộng 4,213 100% 6,894 100.0% 2,681 ĐVT: Tỷ đồng
Bảng so sánh quy mô nguồn vốn giữa đầu năm với cuối năm 2004
Nguồn vốn Ngày 31/12/2003 Ngày 31/12/2004 Tăng giảm so với 01/01/2004
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi, vay TCTD 768 26,6% 1,510 35,8% 742
Tiền gửi của TCKT, cá nhân
Tổng cộng 2,888 100% 4,213 100% 1,325 ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn chiếm tỷ trọng chính của Công ty là từ hoạt động nhận uỷ thác quản lý vốn từ các tổ chức kinh tế, tiếp đến là tiền gửi tiền vay từ các tổ chức tín dụng (trong đó hoạt động nhận uỷ thác tăng 4.274 tỷ và tiền vay tổ chức tín dụng tăng 1.671 tỷ) chiếm 68.4% tổng nguồn huy động của Công ty, dư nợ nhận tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ với tổng nguồn vốn là 2.5% Trong năm công ty cũng đã phát hành thành công trái phiếu dầu khí với số dư huy động đạt 665 tỷ đồng (trong đó phát hành trái phiếu VND đạt 368 tỷ đồng) Tuy nhiên, số dư huy động vốn PVFC chủ yếu vẫn là nhận uỷ thác từ các tổ chức kinh tế, phụ thuộc quá lớn vào một số khách hàng truyền thống như VSP, PTSC, Bộ Tài Chính Do vậy, trong những năm tới, hoạt động huy động vốn của công ty cần mở rộng nhiều hơn nữa đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài ngành, phát triển kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu.
Với quy mô khiêm tốn của một Công ty tài chính thuộc Tổng Công ty, so với các trung gian tài chinh khảc trên thị trường PVFC sẽ gặp khó khăn khi sử dụng vốn tự có để đầu tư do những quy định về đảm bảo an toàn của Ngân hàng Nhà nước Theo đó, Công ty tài chính không được phép sử dụng quá 40% vốn điều lệ vào các hoạt động đầu tư, trong khi vốn điều lệ của Công ty chỉ đạt 1000 tỷ VND Nguồn quỹ đầu tư phát triển chủ yếu dung cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định của Công ty mà không dung cho các hoạt động đầu tư khác Ngoài ra, việc sử dụng hai nguồn vốn này đều phải thông qua Tổng Công ty Do đó, thời gian xét duyệt kéo dài có thể làm lỡ các cơ hội đầu tư Mặt khác, Công ty không được phép sử dụng vốn tự có và vốn đầu tư phát triển cho đầu tư vào các dự án ngoài ngành.
Bởi vậy, khả năng mở rộng các hoạt động đầu tư của PVFC bằng nguồn vốn tự có và quỹ đầu tư phát triển là rất hạn chế Ngượcc lại, Hội Đồng Quản Trị PVFC có toàn quyền quyết định nhận vốn uỷ thác để đầu tư các dự án trong và ngoài ngành. Thông qua nghiệp vụ uỷ thác đầu tư, Công ty tài chính dầu khí có thể huy động được một lượng vốn lớn với thời hạn dài Mặt khác, do không phải sử dụng vốn của mình để đầu tư nên Công ty không phải chịu hạn mức đầu tư do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Từ những phân tích trên ta cũng nhận thấy nguồn vốn uỷ thác đầu tư tuy có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư của PVFC trong giai đoạn hiện nay nhưng về lâu dài nguồn vốn này sẽ mất dần vai trò của nó một khi quy mô của PVFC được mở rộng và những rang buộc về phân cấp đầu tư được tháo gỡ.
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
2.3.1 Nghiệp vụ ủy thác đầu tư tại Công ty Tài chính Dầu khí từ khi bắt đầu hình thành phát triển
Dịch vụ Uỷ thác đầu tư (UTĐT) lần đầu tiên được PVFC tung ra thị trường là vào cuối năm 2003 và chỉ dành riêng cho khách hàng trong ngànhDầu khí với dự án Tàu FPSO Từ đó đến nay, trải qua hơn 3 năm phát triển,dịch vụ UTĐT của PVFC đã dần lớn mạnh, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Tài chính Việt Nam.
2.3.2 Thực trạng nghiệp vụ ủy thác đầu tư của công ty Tài chính dầu khí
Biểu đồ 1: Doanh thu từ dịch vụ uỷ thác đầu tư của PVFC Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
2.3.3 Thực tiễn hoạt động dịch vụ UTĐT: a Đối tợng và các loại hình dịch vụ đang cung cấp:
Dịch vụ UTĐT đợc PVFC triển khai vào cuối năm 2003 tới các khách hàng cá nhân và tổ chức trong nớc Cho đến thời điểm hiện tại, các loại hình của dịch vụ đã cung ứng tới khách hàng bao gồm:
ST T Các loại hình dịch vụ Khách hàng cá nhân Khách hàng tổ choc Cha áp dụng Đã áp dụng Cha áp dụng Đã áp
1 UTĐT chỉ định lĩnh vực, dụng lãi suất cố định X X
2 UTĐT chỉ định, chia sẻ rủi X X
3 ro UTĐT chỉ định, không chia sẻ rủi ro, gúp vốn chậm X X
Trong số các loại hình dịch vụ UTĐT nói trên, dịch vụ UTĐT chỉ định,không chia sẻ rủi ro, góp vốn chậm và dịch vụ UTĐT trước đấu giá được các khách hàng cá nhân và tổ chức trên thị trường đánh giá rất cao Đặc biệt trong tiến trình cổ phần hoá mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,dịch vụ UTĐT trước đấu giá được PVFC tung ra đã đáp ứng được những mong đợi của thị trường, riêng năm 2006 dịch vụ này đã đóng góp74% tổng giá trị nhận UTĐT của PVFC.
BÁO CÁO T×NH H×NH NHËN UT§T Giai ĐoẠn 2003 - 2006
Hà Nội TP.HCM HÀ NỘI TP.HCM VŨNG TÀU
1 Nhận UT trước đấu giá 167,943,810
2 Nhận UT sau đấu giá 8,558,981,
II KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC 16,000,00
1 Nhận UT trước đấu giá 1,120,704,00
2 Nhận UT có chỉ định sau đấu giá
3 Nhận UTĐT không chỉ định 16,000,000,
4 Phí chuyển nhượng 100,000,000 28,244,000 17,936,000 b Ngành nghề và hạn mức nhận ủy thác đầu tư
Bảng 2: Cơ cấu giá trị vốn uỷ thác đầu tư phân theo khu vực Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
Theo quy định tại Quy chế tín dụng và đầu tư của Công ty tài chính Dầu khí, PVFC đầu tư vào các dự án thuộc các ngành nghề sau:
- Các hoạt động dầu khí và năng lượng
- Các hoạt động phục vụ trực tiếp hoạt động dầu khí và năng lượng
- Các ngành nghề khác Đối với tất cả các ngành nghề nói trên hạn mức nhận uỷ thác đầu tư đối với một khách hàng đều không được vượt quá 20% vốn điều lệ của Công ty.
Cũng theo quy chế này, việc nhận uỷ thác đầu tư vào dự án của PVFC(kể cả dự án trong và ngoài ngành) đều do Hội đồng quản trị của Công ty quyết định mà không phải thông qua Tổng công ty Đây là một lợi thế rất lớn của việc đầu tư bằng nguồn vốn uỷ thác đầu tư. c Các hình thức ủy thác đầu tư đang được áp dụng
Bảng 3 : Giá trị nhận uỷ thác đầu tư theo cơ cấu sản phẩm Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
* Ủy thác đầu tư không chỉ định: là hình thức uỷ thác đầu tư trong đó khách hàng uỷ thác vốn cho PVFC thực hiện đầu tư PVFC chịu 100% rủi ro đối với vốn đầu tư và được quyến chủ động sử dụng uỷ thác đầu tư để sinh lời không trái với quy định của Pháp luật Uỷ thác đâù tư không chỉ định được áp dụng theo quy trình về việc tiếp nhận uỷ thác quản lý vốn bằng tiền của PVFC số QT-07-05.
* Ủy thác đầu tư chỉ định: là hình thức uỷ thác đầu tư trong đó PVFC sẽ sử dụng vốn của khách hàng để đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và không trái Pháp luật PVFC chịu quản lý vốn đầu tư chia sẻ rủi ro do PVFC và khách hàng thoả thuận được quy định rõ trong Hợp đòng uỷ thác đầu tư Tuỳ theo mức độ rủi ro mà khách hàng chấp nhận, Uỷ thác đầu tư chỉ định chia làm hai loại:
- Ủy thác đầu tư chỉ định chia sẻ rủi ro: là hình thức đầu tư trong đó khách hàng uỷ thác cho PVFC để thực hiện đầu tư, góp vốn vào dự án, doanh nghiệp, lĩnh vực cụ thể, PVFC và khách hàng thoả thuận mức độ chia sẻ rủi ro cũng như kết quả đầu tư.
- Ủy thác đầu tư chỉ định không chia sẻ rủi ro: là hình thức đầu tư trong đó khách hàng lựa chọn đối tượng đầu tư phù hợp trên cơ sở tư vấn của PVFC. Khách hàng olà người quyết định phương án đầu tư và tự chịu rủi ro PVFC được khách hàng uỷ thác thay mặt khách hàng thực hiện đầu tư Người đứng tên tham gia đầu tư dự án có thể là khách hàng hoặc PVFC.
PVFC sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn uỷ thác toàn bộ hoặc từng lần có sự tư vấn của PVFC Trên cơ sở đó phân định người chịu trách nhiệm quyết định đầu tư là khách hàng hay PVFC cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi bên.
Trên thực tế, ngoài hai hình thức uỷ thác trên, Phòng đầu tư của Công ty tài chính đầu khí còn cung cấp một loại hình uỷ thác đầu tư có tính linh hoạt cao Đó là uỷ thác đầu tư chỉ định lĩnh vực Hiện nay, quy trình cho sản phẩm này vẫn đang trong những bước đầu phát triển Đối với uỷ thác đầu tư chỉ định lĩnh vực, PVFC cũng không thu phí uỷ thác của khách hàng Khách hàng sẽ nhận được lãi suất cố định hoặc thả nổi, hoặc lợi tức định kỳ hàng năm, và không phải chịu bất cứ rủi ro nào Tuy nhiên, khách hàng không được phép rút vốn trước hạn và khi kết thúc Hợp đồng uỷ thác đầu tư chỉ được nhận và số vốn uỷ thác đầu tư ban đầu.
Mặc dù là hình thức uỷ thác đầu tư áp dụng sau nhưng uỷ thác đầu chỉ định lĩnh vực đẫ nhanh chóng tỏ ra có nhiều ưu việt hơn các loại hình uỷ thác đầu tư còn lại Trước hết, uỷ thác đầu tư chỉ định lĩnh vực mang tính linh hoạt cao vì nó cho phép PVFC được sử dụng vốn của khách hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đã cam kết với khách hàng và không trái với Pháp luật Do đó, PVFC vẫn có thể huy động nguồn vốn uỷ thác đầu tư này ngay cả khi chưa có dự án Như vậy, uỷ thác đầu tư chỉ định lĩnh vực vừa giống uỷ thác đầu tư không chỉ định ở chỗ không có dự án làm đảm bảo, không thu phí uỷ thác và có thanh toán lãi cố định; nhưng lại khác uỷ thác đầu tư không chỉ đinh ở chỗ có chỉ rõ lĩnh vực sử dụng vốn nên tránh được phải qua nhiều cấp trình duyệt.
Do đó, uỷ thác đầu tư chỉ đinh lĩnh vực ra đời đã khắc phục được nhược điểm của uỷ thác đầu tư không chỉ định, đồng thời bổ sung một loại hình mới trong danh mục các sản phẩm mới của dịch vụ uỷ thác đầu tư của PVFC Mặt khác, do khách hàng không được quyền rút vốn trước hạn nên nguồn vốn uỷ thác đầu tư chỉ định lĩnh vực có tính ổn định cao hơn so với các nguồn vốn uỷ thác đầu tư khác. d Quy trình nghiệp vụ ủy thác đầu tư
Quy trình nghiệp vụ uỷ thác đầu tư của PVFC được xây dựng từ năm
1 Thu thập thông tin về các dự án khảo sát khách hàng và lập phương án ủy thác đầu tư
2 Tiếp xúc và đàm phán khách hàng ủy thác đầu tư
3 Hướng dẫn thủ tục ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư cho khách hàng
4 Thông báo chuyển vốn ủy thác
6 Theo dõi, quản lý, thực hiện hợp đồng
7 Chuyển nhượng hợp đồng trước hạn
8 Thanh lý, chấm dứt hợp đồng
9 Hoàn vốn uỷ thác đầu tư cho khác hàng
Cho đến nay, quy trình luôn được thực hiện một cách chặt chẽ Trong mọi khâu, từ khi lập phương án uỷ thác đầu tư đến khi hoàn vốn cho khách hàng đều có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt thủ tục, giấy tờ để đảm bảo các bước thực hiện đúng và đủ theo quy định Nhờ đó PVFC có khả năng hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện cũng như đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ uỷ thác đầu tư để tạo niềm tin cho khách hàng.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
CÁC VẤN ĐỀ XUNG QUANH NGHIỆP VỤ UỶ THÁC ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
TƯ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
3.1.1 Nghiệp vụ ủy thác đầu tư tại Công ty tài chính dầu khí và các vấn đề Sức ép về cạnh tranh từ các tổ chức Tài chính trong nước:
PVFC là người tiên phong tung ra thị trường Tài chính Việt Nam dịch vụ UTĐT và dịch vụ UTĐT trước đấu giá dành cho các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh đã xuất hiện trong lĩnh vực UTĐT cá nhân trước đấu giá khi một số Công ty chứng khoán trong nước đã cung cấp sản phẩm này cho một số cơ hội đầu tư trong thời gian gần đây như PTSC, Xi măng Bút Sơn và Vinaconex, PV In, PV Trans … Đặc thù là các Công ty Chứng khoán do vậy, mục đích kinh doanh của các tổ chức tài chính này cũng khác PVFC, họ tung ra các sản phẩm UTĐT trước đấu giá dành cho khách hàng cá nhân với mức phí dịch vụ và các điều kiện về thời hạn uỷ thác, chuyển nhượng, chuyển quyền đầu tư trực tiếp … rất cạnh tranh nhằm tập trung thu hút nhóm khách hàng cá nhân
Trong khi đó, PVFC với quan điểm nhận UTĐT nhằm mở rộng hạn mức đầu tư, tăng vị thế của PVFC tại các đơn vị cổ phần hơn là mục tiêu lợi nhuận thì PVFC sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các tổ chức tài chính này ở mảng thị trường dịch vụ UTĐT trước đấu giá - cá nhân Như vậy,trong thời gian tới PVFC cần xác định rõ mảng thị trường mục tiêu và loại hình UTĐT trọng điểm để giải quyết vấn đề sức ép cạnh tranh đồng thời phát huy thế mạnh của PVFC trong mảng dịch vụ UTĐT
3.1.2 Sức ép cạnh tranh từ Hội nhập WTO:
Với tiến trình hội nhập WTO, thì từ năm 2007 việc tham gia của các tổ chức tài chính tín dụng, các Quỹ đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tài chính, tín dụng Việt Nam nói chung và đối với PVFC nói riêng Các tổ chức này có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và một hệ thống các loại hình dịch vụ đầu tư tài chính đa dạng… Đây chính là một thách thức rất lớn đối với PVFC trong giai đoạn tới, nó đòi hỏi PVFC phải sớm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng tính chuyên nghiệp trong hoạt động, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCNV, không ngừng cải tiến dịch vụ, hoạc hỏi các sản phẩm, dịch vụ của quốc tế và đưa ra các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực đầu tư tài chính nói riêng
3.1.3 Phương hướng phát triển hoạt động UTĐT năm 2007-2010: 3.1.3.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ UTĐT trên toàn hệ thống: Đây là một đòi hỏi cấp thiết cần được sớm triển khai, thường xuyên duy trì và phát triển, theo đó PVFC cần giải quyết được các vấn đề sau:
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ cho dịch vụ UTĐT.
- Ban hành và cập nhật thường xuyên hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động UTĐT của toàn bộ hệ thống PVFC như Quy chế, quy trình, hướng dẫn quy trình, các biểu mẫu kèm theo và thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống.
- Bổ sung nhân sự, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ nghiệp vụ.
- Phát huy những sáng kiến, cải tíến nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, và đưa ra những sản phẩm đầu tư tài chính mới.
3.1.3.2 Chiến lược về thị trường mục tiêu và sản phẩm:
Nhằm tránh sức ép về cạnh tranh với các tổ chức tài chính trong nước trong lĩnh vực nhận UTĐT cá nhân, đồng thời để đón đầu và khai thông mảng thị trường mới rất tiềm năng và phát huy những thế mạnh của PVFC, Phòng
Quản lý vốn uỷ thác đầu tư xác định:
Khách hàng Thị trường mục tiêu Sản phẩm
Trong nước + DN có vốn nhàn rỗi và hoạt động đầu tư tài chính chưa phát triển.
+ Nhận UTĐT lãi sất cố định, thưởng kết quả kinh doanh.
+ Nhận UTĐT có chỉ định theo danh mục/sản phẩm.
+ Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án của PVFC.
+ Các sản phẩm tài chính phái sinh.
Quốc tế + Tổ chức Tài chính, ngân hàng, Quỹ đầu tư
Trong nước Nhận UTĐT các khách hàng do đối tác chỉ định theo các Hợp đồng cung cấp dịch vụ :
+ Với các đơn vị trong ngành Dầu khí.
+ Với các đối tác chiến lược của PVFC.
+ Nhận UTĐT theo giỏ sản phẩm, lãi suất cố định, chia thưởng kết quả kinh doanh.
+ Các sản phẩm tài chính phái sinh
Quốc tế + Mọi cá nhân có nhu cầu.
Trong nước + Tổ chức TCHN + Nhận UTĐT chỉ định lĩnh vực, lãi suất cố định bản
+ Nhận UTĐT có chỉ trước đấu giá.
+ Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án của Quốc tế + Tổ chức Tài chính, ngân PVFC hàng, Quỹ đầu tư
Trong nước + CBCNV trong ngành.
+ CBCNV của đối tác chiến lược của PVFC + Cá nhân khác
+ Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá.
+ Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án/cổ phần thuộc sở hữu của PVFC hoặc của đơn vị chủ quản.
Quốc tế + Mọi cá nhân có nhu cầu + Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá.
+ Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án/cổ phần thuộc sở hữu của PVFC.
- Mức độ ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
- Sản phẩm chiến lược sẽ giúp PVFC có những bước đột phá trong hoạt động UTĐT Trong giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm để đưa ra sản phẩm chiến lược, vấn đề lợi nhuận, doanh thu không được coi trọng bằng vấn đề thiết lập quan hệ, niềm tin với các đối tác và thử nghiệm các sản phẩm mới.
- Sản phẩm cơ bản là những sản phẩm đem lại nguồn thu ổn định cho hoạt động UTĐT nhưng sẽ dần bị thay thế bởi các sản phẩm chiến lược khi các sản phẩm chiến lược bước vào giai đoạn phát triển
3.1.3.3 Lộ trình thực hiện: a Giai đoạn 2007- 2008:
- Thúc đẩy hoạt động UTĐT với các tổ chức trong nước và quốc tế
- Duy trì và phát triển nhóm các sản phẩm cơ bản với các thị trường mục tiêu được xác định như trên.
- Xây dựng, thử nghiệm các nhóm sản phẩm chiến lược với các thị trường đã được xác định như trên. b Giai đoạn 2009-2010:
- Tập trung phát triển nhóm các sản phẩm chiến lược với các thị trường mục tiêu đã được chọn.
- Thu hẹp dần quy mô của nhóm các sản phẩm cơ bản ở trên.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ UTĐT CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.2.1 Giải pháp phát triển nghiệp vụ uỷ thác đầu tư của Công ty Tài chính dầu khí theo chiều rộng:
3.2.1.1 Mở rộng đối tượng khách hàng
Bảng 4: Cơ cấu đối tượng khách hàng uỷ thác đầu tư hiện nay của PVFC
Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư được PVFC đưa vào hoạt động từ năm 2003.
Từ đó đến nay công ty đã thu hút được lượng khách hàng khá lớn Tuy vậy, nhìn từ biểu đồ trên ta có thể thấy lượng khách hàng uỷ thác đầu tư hiện nay của PVFC vẫn chủ yếu là cá nhân, còn rất ít các khách hàng là tổ chức, nhất là các tổ chức Quốc tế Vì vậy, nhiệm vụ của Công ty Tài chính dầu khí nói chung và Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư nói riêng là ngày một đưa sản phẩm của mình rộng ra công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức trong nước và Quốc tế
Tính từ tháng 7 năm 2005 đến 31/12/2006 số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ uỷ thác đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 tổ chức và gần 1300 cá nhân Mang lại 241tỷ đồng vốn uỷ thác đầu tư, trong đó co 136tỷ đồng vốn uỷ thác đầu tư trả chậm.
Như vậy ta thấy đối tượng khách hàng là tổ chức của PVFC còn ít Do đó, trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing để giới thiệu dịch vụ uỷ thác đầu tư một cách rộng rãi hơn ra công chúng, để mọi người hiểu rõ lợi ích mà hoạt động uỷ thác đầu tư mang lại; đặc biệt là những người cũng như tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước có đồng vốn trong tay nhưng không biết đầu tư vốn của mình vào đâu một cách hiệu quả nhất.
3.2.1.2 Hoàn thiện và mở rộng các loại hình sản phẩm
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm uỷ thác đầu tư hiện nay tại PVFC
Nguồn: Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ a Hoàn thiện sản phẩm uỷ thác đầu tư có chỉ định
- Nhanh chóng thành lập mô hình các trung tâm giao dịch, phân quyểntực tiếp cho các phòng giao dịch.
Nhận UT trước đấu giá
Nhận UT sau đấu giá Nhận UT không chỉ định
- Cần có sự kiểm tra chồng chéo giữa kế toán và uỷ thác đầu tư.
- Thông báo kịp thời phương án phân bổ, giá trúng thầu.
- Cho phép chuyển quyền đầu tư trực tiếp khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.
- Tính toán và dừng ngay số lượng đăng ký khi cần thiết để nâng cao tỷ lệ phân bổ.
- Thực hiện chăm sóc khách hàng và marketing tới từng đơn vị trong và ngoài ngành. b Mở rộng sản phẩm uỷ thác đầu tư không chỉ định
- Phí quản lý đầu tư: là phí mà người uỷ thác phải trả cho người nhận uỷ thác khi thực hiện dịch vụ uỷ thác.
- Tiền thưởng quản lý: là khoản tiền người nhận uỷ thác được hưởng từ chênh lệch giữa lợi nhuận đầu tư và lợi tức cố định.
- Lợi nhuận đầu tư: là % lợi nhuận thực tế thu được từ hoạt động đầu tư do người nhận uỷ thác thực hiện.
- Khách hàng không biết trước khoản tiền uỷ thác sẽ được đầu tư vào
SP hoặc dự án nào Khách hàng sẽ được hưởng mức lợi tức cố định hàng năm, ngoài ra còn được hưởng mức lợi tức tăng thêm nếu lợi nhuận danh mục đầu tư cao hơn lợi tức cố định mà khách hàng được hưởng.
- PVFC sẽ hưởng một khoản phí quản lý đầu tư và tiền thưởng quản lý nếu lợi nhuận danh mục đầu tư cao hơn lợi tức cố định mà khách hàng được hưởng.
- Sau khi khách hàng chuyển tiền về PVFC, bộ phận nhận UTĐT không chỉ định sẽ trình lãnh đạo phương án đầu tư và tiến hành đầu tư.
- Hàng tháng PVFC sẽ lập báo cáo danh mục đầu tư cho khách hàng, nếu có phát sinh bán bớt hoặc nhận cổ tức từ công ty Cổ phần thì trong báo cáo hàng tháng cũng sẽ báo cáo kết quả cho khách hàng.
- Số tiền gốc và lợi nhuận sẽ được dùng đầu tư tiếp hoặc được uỷ thác vốn không kỳ hạn và được tính vào kết quả của danh mục đầu tư khi kết thúc hợp đồng.
Một người sử dụng dịch vụ UTĐT không chỉ định, được hưởng lợi tức cố định hàng năm 8% Trường hợp lợi nhuận đầu tư vượt hơn 8%, hai bên cùng chia sẻ chênh lệch giữa lợi nhuận đầu tư và lợi tức cố định như sau:
LN Đầu tư % lợi tức tăng thêm người uỷ thác hưởng
% tiền thưởng quản lý người nhận uỷ thác hưởng.
Nguồn : Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư số 4A Láng Hạ
3.2.2 Giải pháp phát triển nghiệp vụ uỷ thác đầu tư của Công ty Tài chính dầu khí theo chiều sâu:
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng nhân sự
Hạn chế về kinh nghiệm của cán bộ đầu tư là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính thiếu chặt chẽ của Qui trình nghiệp vụ UTĐT Chính vì vậy, song song với việc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình triển khai nghịêp vụ, bản than cán bộ đầu tư PVFC cần tăng cường hơn nữa việc họp nhóm trao đổi chuyên môn cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ.
Về phía PVFC, Công ty cần có những chính sách kịp thời để hỗ trợ cho cán bộ nhân viên nâng cao trình độ và hiệu quả công việc. Để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, bộ phận liên quan trong quá trình triển khai nghiệp vụ, PVFC cần xây dựng một Cơ chế phối hợp hành động cho toàn Công ty Vì quá trình thực hiện nghiệp vụ uỷ thác đầu tư không chỉ liên quan đến bản thân Phòng đầu tư mà còn liên quan đến công tác chuyển tiền và hạch toán của Phòng Kế Toán, công tác cân đối dòng tiền của Phòng Quản Lý dòng tiền, công tác tư vấn phương án tài chính dự án của Phòng dịch vụ tài chính…v…v…Cơ chế phối hợp hành động đó chẳng những sẽ góp phần thúc đẩy tính thống nhất giữa các Phòng, Ban nói chung mà còn thúc đẩy tính thống nhất giữa các Tổ chức năng của Phòng Đầu Tư nói riêng. Trong đó, sự phối hợp giữa các Tổ chức năng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì uỷ thá đầu tư là kênh huy động vốn để triển khai cơ hội đầu tư dự án và chứng từ có giá Ngược lại, việc phân tích cơ hội đầu tư hấp dẫn trong đầu tư dự án và chứng từ có giá cũng góp phần quan trọng tạo hàng hoá cho nghiệp vụ uỷ thác đầu tư Trong quá trình triển khai nghiệp vụ, Tổ dự án và Tổ chứng từ có giá sẽ chủ động tìm kiếm và phân tích cơ hội đầu tư hấp dẫn, sau đó, chuyển cho Tổ tổng hợp để mời chào và xây dựng phương án uỷ thác đầu tư.
Tổ tổng hợp sẽ tiến hành nhận vốn uỷ thác đầu tư đồng thời kết hợp với các
Tổ còn lại dể quản lý vốn uy thác đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư.
Bên cạnh đó, Chính sách nhân sự của PVFC cần tiếp tục được hoàn thiện để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên Công ty đạt được các mục tiêu cá nhân về lương bổng, thăng tiến hoặc đào tạo Qua đó tạo động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và có nhiều sang kiến đóng góp cho Công ty trong việc phát triển nghiệp vụ Trong chính sách nhân sự, vai trò của chính sách đào tạo nhân viên cần được nhấn mạnh hơn nữa như một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nhân sự. Công ty nên khuyến khích các hoạt động tự đào tạo, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hội thảo chuyên đề, đồng thời tăng cường cử cán bộ đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là không ngừng xây dựng và hoàn thiện môi trường văn hoá PVFC sao cho văn hoá ấy thấm nhuần trong thái độ, tác phong của từng cán bộ nhân viên để bất cứ khách hàng nào khi tiếp xúc với cán bộ nhân viên đều có thể hài lòng Thực tế đã chứng minh một phần quan trọng trong thành công chung của PVFC ngày hôm nay chính là nhờ vào môi trường văn hoá PVFC, ở đó, mọi người đều có cơ hội phát triển để đóng góp cao nhất cho thành công của Công ty.
3.2.2.2 Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho thẩm định dự án Đặc trưng của hoạt động đầu tư tại PVFC là PVFC không phải là chủ đầu tư, do đó, không tham gia vào các thủ tục trình duyệt đầu tư và việc vận hành quản lý dự án mà chỉ thẩm định lại cơ hội đầu tư theo mục đích kinh doanh của mình Kết quả thẩm định sẽ quyết định PVFC có tham gia dự án hay không; suất sinh lời của dự án có đủ hấp dẫn để mời chào UTĐT không; các yếu tố số vốn uỷ thác, TSLNKV…v…v… là bao nhiêu.
Khó khăn lớn nhất trong công tác thẩm định dự án của PVFC không phải vấn đề kỹ thuật tính toán mà chính là ở khâu thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, PVFC cần phải thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý, đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm định cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tư một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài Trong đó, thông tin do điều tra trực tiếp xuất phát từ nguồn thông tin do báo cáo, xây dựng để vay vốn và thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm: thông tin từ các công ty kiểm toán, thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng thông tin điện tử… Đây là những nguồn cung cấp thông tin hàng ngày rất quan trọng và có giá trị đối với công tác thẩm định
Ngoài ra, để cập nhật thông tin, PVFC cần đổi mới công nghệ thu thập thông tin theo hướng hiện đại bằng cách mạnh dạn đầu tư hệ thống trang thiết bị, công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đại để xử lý thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả.
3.2.2.3 Đẩy mạnh các hoạt động marketing