1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuốc nam tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội

104 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thuốc Nam Tại Bệnh Viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tin Học Kinh Tế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (2)
    • I. Giới thiệu chung về bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà nội (2)
      • 2. Các thành tích bệnh viện đã đạt được (7)
      • 3. Các chức năng chính của bệnh viện (8)
        • 4.1. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện (9)
        • 4.2. Chức năng của các khoa, phòng của bệnh viện (10)
      • 5. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện (16)
    • II. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu (17)
      • 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (17)
      • 2. Lý do lựa chọn đề tài (17)
  • CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THUỐC NAM TẠI BỆNH VIỆN ĐA (19)
    • I. Tổ chức và thông tin trong tổ chức (19)
    • II. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin (21)
      • 1. Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thống thông tin(HTTT).22 2. Các nguyên tắc cơ bản để phát triển một HTTT (21)
      • 3. Các giai đoạn phát triển của một HTTT (23)
    • III. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin (27)
      • 1. Sơ đồ ba mô hình của một hệ thống thông tin (27)
      • 2. Mô hình logic (27)
      • 3. Mô hình vật lý ngoài (28)
      • 4. Mô hình vật lý trong (28)
    • IV. Công cụ mô hình hóa (28)
      • 1. Sơ đồ chức năng( BFD-Business Funtion Diagram) (28)
      • 2. Sơ đồ luồng thông tin( IFD-Information Flow Diagram) (28)
      • 3. Sơ đồ luồng dữ liệu( DFD- Data Flow Diagram) (31)
    • V. Công cụ thực hiện đề tài (33)
      • 1. Một số khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu (33)
      • 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access (34)
      • 3. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic (34)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THUỐC NAM (37)
    • I. Phân tích hệ thống thông tin quản lý thuốc nam (37)
      • 1. Những vấn đề chung về quản lý thuốc tại bệnh viện (37)
        • 1.1. Quy trình nhập mua thuốc (37)
        • 1.2. Quy trình cấp thuốc cho bệnh nhân tại bệnh viện (38)
      • 2. Mô hình hóa hệ thống thông tin quản lý thuốc nam (39)
        • 2.1. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống (39)
        • 2.2. Sơ đồ chức năng của HTTT quản lý thuốc nam (44)
        • 2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của HTTT quản lý thuốc nam (45)
    • II. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý thuốc nam (50)
      • 1. Thiết kế cơ sở dữ liệu (50)
        • 1.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra (50)
        • 1.2. Các tệp cơ sở dữ liệu (52)
        • 1.3. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu (0)
        • 1.4. Mô hình quan hệ thực thể (56)
      • 2. Một số giải thuật sử dụng trong chương trình (57)
        • 2.1. Thuật toán đăng nhập (57)
        • 2.2. Thuật toán cập nhật dữ liệu (58)
        • 2.3. Thuật toán tìm kiếm (59)
        • 2.4. Thuật toán lập báo cáo (60)
      • 3. Một số giao diện chính trong chương trình (61)
      • 4. Một số báo cáo chính trong chương trình (69)
  • CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH (74)
    • I. Cài đặt (75)
    • II. Sử dụng (75)
    • III. Hướng phát triển (76)
  • KẾT LUẬN (77)
  • PHỤ LỤC (79)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung về bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà nội

1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện

Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện trải qua các giai đoạn sau:

1.1 Từ nhà thương khách đến bệnh viện hữu nghị Việt Trung.

Thời kì Pháp thuộc tại Hà nội có khá đông người Hoa sinh sống, khoảng hơn mười nghìn người Trong cuộc mưu sinh, người Hoa cũng như người Việt bị thực dân, phong kiến bóc lột Vì vậy, đa số họ sống trong nghèo khổ Họ thường sống tại các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giày … và làm những việc như bán hàng rong, bốc vác…Họ thường cưu mang giúp đỡ nhau trong làm ăn và sinh hoạt hàng ngày, nhất là những người nghèo Người Hoa ở đâu, họ tổ chức trường học, bệnh viện riêng để chăm sóc sức khỏe cho người dân và đảm bảo học hành cho con cái họ tại đó Chính vì vậy, vào thời kì trước Cách mạng tại số nhà 17 và 34 phố Hòe Nhai, Hà Nội đã ra đời một cơ sở khám chữa bệnh cho Hoa kiều gọi là Nhà thương khách Nhà thương lúc đó có 1 phòng khám ngoại trú, 8 giường nội trú và 10 giường sản, bệnh nhân chủ yếu là Hoa kiều.

Cuối năm 1946 đầu năm 1947, quân dân Hà nội mở đầu chiến dịch toàn quốc kháng chiến, khu nhà 34 phố Hòe Nhai đã bị đổ nát chỉ còn lại cơ sở số

17 Hòe Nhai Sau khi tiếp quản, để biểu thị tình cảm hữu nghị với nhân dân các nước đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta, Nhà thương khách – nơi trước đây chủ yếu phục vụ cho người Hoa đã được tổ chức lại và đổi tên thành Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội. Đến đầu những năm 1960, bệnh viện vẫn là cơ sở y tế đa khoa nhỏ bé, hướng phát triển không rõ ràng Nếu đầu tư phát triển thành bệnh viện tây y thì Hà Nội đã có nhiều bệnh viện và họ đã có lịch sử phát triển lâu dài, nhất là các bệnh viện trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Xanh-Pôn…Mặt khác, dựa trên những thuận lợi về truyền thống quan hệ với người Hoa, với hội Hoa Liên, ban giám đốc bệnh viện đã đề xuất nguyện vọng muốn trở thành bệnh viện đông y của thành phố Cuối cùng vào ngày 31-10-1963 ủy ban hành chính thành phố Hà Nội đã quyết định xác nhập phòng đông y thống nhất và bệnh viện Hữu Nghị Việt-Trung thành bệnh viện mang tên bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện trực thuộc Sở y tế Hà Nội, kết hợp chữa bệnh bằng tây y và đông y cho cán bộ nhân dân thủ đô

1.2 Bệnh viện trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1965-1975)

Trong thời kì Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam đồng thời dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ nhằm mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, bệnh viện đã được bổ sung lực lượng từ phòng Đông y Thống Nhất và trở nên lớn mạnh rõ rệt. Các khoa khám chữa bệnh bằng đông y, khoa dược được tăng cường Lượng bênh nhân đựơc dồn về cũng tăng lên

Tổ chức bệnh viện trong những năm 1964-1969, gồm 64 người trong đó có 3 bác sỹ, 13 lương y, 1 dược sỹ trung cấp, 1 dược tá, 1 y sỹ, 1 y tá, 5 hộ lý và một số phục vụ Về trang bị có 1 kính hiển vi, 1 tủ lạnh cho bộ phận dược, 1 máy vắt cho nhà giặt.

Tại 17 Hòe Nhai, bệnh viện tổ chức phòng khám, 40 giường nội trú, các phòng làm việc của các bộ phận trong bệnh viện Cơ sở 34 Hòe Nhai tổ chức phòng dược, chuyên bán thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú đông y.

Nhiệm vụ của bệnh viện lúc này là tiếp nhận khám, điều trị bệnh nhân nội và ngoại trú do các bệnh viện và sở y tế chuyển đến, tổ chức sưu tầm, lựa chọn và ứng dụng một số phương pháp điều trị thuốc gia truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn kĩ thuật đông y cho các sở y tế, quản lý việc sử dụng thuốc, cơ sở vật chất, trang bị của bệnh viện.

Ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất.

Cả Hà Nội mừng vui miền Nam giải phóng, đặc biệt là những người con miền Nam tập kết ra Bắc, trong đó có nhiều người công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị

Sự kiện đó đã kết thúc 10 năm dân tộc ta đối diện trực tiếp với một kẻ thù xâm lược dã man và tàn bạo nhất Cũng là 10 năm thử thách quyết liệt trong lịch sử của bệnh viện Tuy vậy sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ nhân viên đã giúp bệnh viện trưởng thành về nhiều mặt

1.3 Từ bệnh viện Hữu Nghị Hà nội đến bệnh viện Y học dân tộc Hà nội(1975- 1988)

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta đã thống nhất, cả nước bước vào thời kì xây dựng bảo vệ Tổ quốc Cán bộ và nhân viên trong bệnh viện chuyển từ hoạt động thời chiến sang hoạt động thời bình Tuy nhiên, một thử thách lớn đặt ra cho bệnh viện là việc thiếu nhân sự do nhân viên của bệnh viện đa số là người miền Nam tập kết ra Bắc nên khi chiến tranh kết thúc họ khao khát được trở về quê cha đất mẹ của mình. Nhưng không vì thế mà các nhân viên còn lại của bệnh viện không cố gắng, củng cố bệnh viện Sự gắng gượng trong công tác rồi cũng được đền bù. Những năm 75, 76, 77 bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện đều được chăm sóc chu đáo.

Cuối năm 1978 khi tổ chức của bệnh viện đang được củng cố thì vụ

“nạn kiều” đã đẩy hàng vạn người Hoa lên đường về nước trong đó có cả những người Hoa đang công tác tại bệnh viện Bệnh viện một lần nữa lại phải tìm cách kiện toàn các bộ phận bị thiếu, bằng mọi cách để cho guồng máy của bệnh viện hoạt động liên tục phục vụ bệnh nhân Bên cạnh đó, do hậu quả của chiến tranh để lại nên bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề thuốc men, lương thực, kinh tế và các thiết bị khác để đảm bảo hoạt động Trong hoàn cảnh đó, bệnh viện đã tranh thủ mọi nguồn ngân sách được cấp để tiến hành tu sửa bệnh viện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Trong năm 1979, bệnh viện đã đổi tên thành Bệnh viện Y học dân tộc

Hà Nội Tên mới của bệnh viện một lần nữa khẳng định rõ chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Điều này đòi hỏi cán bộ và toàn bộ nhân dân trong viện cần phải nỗ lực, cố gắng hết mình để thực hiện tốt các mục tiêu mà bệnh viện đã đề ra Năm 1979, với những nỗ lực to lớn của mình, bệnh viện đã được nhận bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng.

1.4 Bệnh viện Y học dân tộc Hà nội đẩy mạnh xây dựng, hoạt động trong những năm đầu đất nược đổi mới(1988-1998).

Thời kì này bệnh viện có 95 cán bộ nhân viên trong đó có 70 người trong biên chế gồm 23 bác sỹ( 1 bác sỹ chuyên khoa 2, 10 bác sỹ chuyên khoa

1), 2 dược sỹ trung cấp , 26 y tá và y sỹ Bệnh viện có 1 chi bộ có 24 đảng viên, một công đoàn cơ sở gồm 77 đoàn viên, một đội tự vệ chuyên ngành với

44 người trong biên chế Với cơ sở vật chất như vậy, bệnh viện đã phát triển tới 100 giường bệnh điều trị nội trú với 8 khoa, phòng, ban chuyên môn để phục vụ cho các đối tượng. Điều trị là hoạt động chủ yếu của bệnh viện Trong 10 năm từ 1988 đến

1998, bệnh viện đã tổ chức khám cho hơn 10 nghìn người, tổng số bệnh nhân khỏi xuất viện là hơn 9 nghìn người Riêng số thuốc sắc ấm đã lên tới gần 200 thang thuốc Điều trị ngoại trú cũng được đẩy mạnh.Trong 10 năm, trung bình mỗi năm điều trị cho hơn 1200 người, châm cứu cho hơn 1000 người, chạy laze, sóng ngắn cho hơn 300 người Từ một bệnh viện chỉ đơn thuần khám và điều trị các bệnh mãn tính về nội khoa thì đến nay bệnh viện đã phát triển theo hướng trở thành bệnh viện đa khoa y học dân tộc có đủ các khoa Bệnh viện đã điều trị được nhiều bệnh khó chữa và ngày càng có uy tín.

Năm 1996 tổng số ngày điều trị đạt 37133/36000 chỉ tiêu được giao, bằng 103% kế hoạch Năm 1997 tổng số ngày điều trị đạt 38459/36000 chỉ tiêu được giao, bằng 107% kế hoạch.

Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Đề tài này ra đời nhằm quản lý thuốc nam-loại thuốc dụng được sử dụng chủ yếu trong bệnh viện một cách hiệu quả, nhanh chóng đồng thời lập ra các báo cáo kịp thời để gửi lên phòng tài chính kế toán giảm bớt thời gian chờ đợi trong việc thống kê tiền thuốc sử dụng trong ngày Đồng thời hệ thống này còn bảo đảm việc trình lên lãnh đạo các báo cáo đúng thời hạn, đúng yêu cầu mọi lúc với độ chính xác cao Chương trình quản lý thuốc nam cũng giúp cho ban giám đốc công ty kiểm tra nhanh chóng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện.

2 Lý do lựa chọn đề tài

Sau khi được Bộ Y Tế chính thức nâng lên thành bệnh viện đa khoa đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền, bệnh viện đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng phục vụ Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện phục vụ cho việc chữa bệnh của bệnh nhân bằng phương pháp đông y ngày càng tăng và việc quản lý thuốc bắt đầu đã gặp phải những khó khăn như sau:

- Việc tính toán thuốc cấp cho tất cả bệnh nhân điều trị nội trú cũng như ngoại trú trước kia tiến hành thủ công nên mất rất nhiều thời gian đồng thời gây nhiều khó khăn cho việc thống kê.

- Hàng tháng, việc làm các báo cáo thuốc đã cấp cho từng khoa để gửi lên phòng tài chính kế toán áp giá mất rất nhiều thời gian và thiếu chính xác.

- Việc lập báo cáo tồn kho chỉ có thể tiến hành vào cuối tháng, do vậy khi có yêu cầu cần kiểm tra tình hình thuốc trong kho không thể đưa ra các báo cáo trình lãnh đạo kịp thời.

Vì vậy, với sự phát triển của bệnh viện thì việc xây dựng một phần mềm quản lý thuốc nam trong bệnh viện là một điều rất cần thiết và cần phải được tiến hành sớm nhằm tạo thuận tiện cho công tác quản lý bệnh viện

PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THUỐC NAM TẠI BỆNH VIỆN ĐA

Tổ chức và thông tin trong tổ chức

Tổ chức là một tập hợp những người có cùng mục tiêu, tập hợp nhau lại để dễ dàng đạt được mục tiêu thông qua hợp tác và phân công lao động.

Chủ thể quản lý tiếp nhận thông tin từ bên ngoài và từ đối tượng quản lý nhằm xây dựng những mục tiêu, kế hoạch, định hướng, phân công lao động, kiểm tra, giám sát những hoạt động đang diễn ra trong toàn bộ tổ chức Sản phẩm chủ thể quản lý tạo ra là các quyết định tác động lên các đối tượng trong tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu, mục đích mà tổ chức đã đề ra

Thông tin từ môi trường Thông tin ra môi trường

Thông tin tác nghiệp Thông tin quyết định

Theo như mô hình trên thì lao động quản lý sử dụng thông tin với tư cách là đầu vào và kết quả đầu ra cũng là thông tin Nếu không có thông tin thì sẽ không có quản lý

Lao động quản lý ở đây được chia thành 2 loại như sau:

- Lao động ra quyết định là lao động làm các quyết định, lao động này không theo quy trình và thời gian lao động ra quyết định chiếm khoảng 10% thời gian lao động của nhà quản lý.

Hệ thống quản lý Đối tượng quản lý

- Lao động thông tin là lao động thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin Đây là loại lao động mang tính quy trình và thời gian lao động thông tin chiếm khoảng 90% thời gian lao động của nhà quản lý Ngày nay ứng dụng tin học trong quản lý chủ yếu là lao động thông tin.

Hình vẽ dưới đây là sự thể hiện một tổ chức do RN Anthony đưa ra, ông trình bày tổ chức như là một thực thể cấu thành từ 3 mức quản lý có tên là: lập kế hoạch chiến lược, kiểm soát quản lý chiến thuật và điều hành tác nghiệp.

Thông thường trong một tổ chức thì các cán bộ quản lý trong các cấp khác nhau cần những thông tin khác nhau cho quản lý Việc ra quyết định khác nhau cũng cần được cung cấp thông tin khác nhau Điều này được thể hiện qua cách định nghĩa thông tin mang tính thực tiễn cao về thông tin quản lý như sau: Thông tin quản lý là thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra quyết định quản lý của mình

Mô hình tháp quản lý

Với cách định nghĩa này thì cấp quản lý khác nhau cần thông tin khác nhau, người quản lý khác nhau cần thông tin khác nhau Việc khái quát hóa thành nguyên tắc những tính chất của thông tin cung cấp cho từng cấp là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tế Người ta thường chia quyết định của một tổ chức thành ba loại: quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp.

Quyết định ở mức chiến lược nhằm xác định các mục tiêu để tồn tại và phát triển của tổ chức trong khi quyết định ở mức chiến thuật sẽ giúp cụ thể hoá các mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ Những quyết định này sẽ giúp tổ chức phân bổ tối ưu nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất Và cuối cùng những quyết định ở mức tác nghiệp là những quyết định dùng để thực thi các nhiệm vụ, những phương thức để sử dụng nguồn lực hợp lý trong tổ chức.

Do có sự khác nhau về tính chất giữa các mức quyết định nên cũng có sự khác nhau về tính chất của thông tin ở mỗi mức Cụ thể như sau: Đặc trưng thông tin

Tác nghiệp Chiến thuật Chiến lược

Tần xuất Đều đặn, lặp lại Phần lớn là thường kì, đều đặn

Sau một kỳ dài, trong trường hợp đặc biệt Tính độc lập của kết quả

Dự kiến trước được Dự đoán sơ bộ.

Có thông tin bất ngờ

Chủ yếu không dự kiến trước được

Thời điểm Quá khứ và hiện tại Hiện tại và tương lai Dự đoán cho tương lai là chính

Mức chi tiết Rất chi tiết Tổng hợp, thống kê

Tổng hợp, khái quát Nguồn Trong tổ chức Trong và ngoài tổ chức Ngoài tổ chức là chủ yếu Tính cấu trúc Cấu trúc cao Chủ yếu là có cấu trúc.Một số phi cấu trúc.

Phi cấu trúc cao. Độ chính xác Rất chính xác Một số dữ liệu có tính chủ quan.

Mang nhiều tính chủ quan

Cán bộ sử dụng Giám sát hoạt động tác nghiệp.

Cán bộ quản lý trung gian

Cán bộ quản lý cấp cao.

Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin

1 Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thống thông tin(HTTT)

Việc xây dựng một HTTT thực sự là một giải pháp cứu cánh trong cuộc cạnh tranh cùng các đối thủ của nhiều doanh nghiệp và nó được xem là một giải pháp hữu hiệu cho nhiều vấn đề mà tổ chức gặp phải Thực tế cho thấy, một tổ chức thường xây dựng HTTT khi họ gặp phải những vấn đề về quản lý, những vấn đề cản trở hoặc hạn chế không cho phép họ thực hiện thành công những điều mà họ mong đợi, hay họ muốn có những ưu thế, những năng lực mới so với các đối thủ cạnh tranh và giành lấy những cơ hội trong tương lai Nói tóm lại, ta có thể tóm lược những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một HTTT mới của tổ chức bao gồm:

- Những vấn đề về quản lý.

- Những yêu cầu mới của nhà quản lý.

- Sự thay đổi về công nghệ.

- Thay đổi sách lược chính trị.

Những yêu cầu mới của quản lí cũng có thể dẫn tới sự cần thiết của một dự án phát triển một HTTT mới Ví dụ những qui định mới của bộ Tài Chính về thuế thu nhập cá nhân Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do các HTTT chính thức sản sinh ra Dễ nhận thấy rằng từ sự hoạt động kém của hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Muốn khắc phục sự yếu kém trong quản lý thì HTTT mới ra đời là lẽ tất yếu.

Sự xuất hiện những công nghệ mới là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi Sự ra đời của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới khiến cho các doanh nghiệp phải rà soát lại trang thiết bị của mình xem đã đủ đáp ứng công nghệ này chưa trước khi tiến hành công nghệ mới này

Cuối cùng, vai trò của những thách thức chính trị cũng không nên bỏ qua Sách lược chính trị của người quản lý cũng khiến một HTTT được phát triển.

Rõ ràng, xây dựng một HTTT mới không chỉ là một giải pháp kỹ thuật Nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng thể để phát triển tổ chức.

2 Các nguyên tắc cơ bản để phát triển một HTTT

Thông thường khi phát triển một HTTT người ta không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp nhưng khi đã tiến hành thì phải tuân thủ nghiêm túc theo phương pháp đó Và nhất là phải tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp đó Nói chung các nguyên tắc chủ yếu để phát triển một HTTT bao gồm: Nguyên tắc 1 Sử dụng các mô hình

Ba mô hình được sử dụng chủ yếu trong nguyên tắc 1 đó là mô hình logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài Phương pháp phát triển HTTT dựa trên ba mô hình này được xây dựng dựa trên sự quan tâm tới đối tượng từ những góc độ khác nhau (từ góc nhìn quản lý, góc nhìn kỹ thuật và góc nhìn người sử dụng).

Nguyên tắc 2 Chuyển từ cái chung sang cái riêng

Sự cần thiết để áp dụng phương pháp này là hiển nhiên Để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu mặt chung trước khi xem xét chi tiết Nguyên tắc đi từ chung đến riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hóa Giả sử muốn tạo chương trình tính khấu hao tài sản cố định thì sẽ phải tìm hiểu HTTT nào sẽ tích hợp với chương trình tính khấu hao Phải tìm hiểu rằng chương trình quản lý tài sản là cái chung mới dẫn đến việc tính khấu hao là cái chi tiết.

Nguyên tắc 3 Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic

Nguyên tắc này có nghĩa là đi từ vật lý sang logic khi phân tích và đi từ logic sang vật lý khi thiết kế.

Việc ứng dụng 3 nguyên tắc vào quá trình phát triển cũng sẽ làm đơn giản hóa vấn đề hơn rất nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho các phân tích và thiết kế hệ thống tiến hành xây dựng hệ thống mới.

3 Các giai đoạn phát triển của một HTTT

Việc phát triển một HTTT trải qua 7 giai đoạn và mỗi giai đoạn bao gồm những công việc như sau:

Giai đoạn 1 Đánh giá yêu cầu

Mục đích: Giai đoạn này có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống Chi phí ở giai đoạn này không lớn

Các công đoạn chủ yếu của giai đoạn này:

- Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu.

- Đánh giá khả năng khả thi.

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu.

Kết quả thu được: Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, phân tích viên phải có được một bản làm rõ các yêu cầu, có những thông tin sơ bộ về tổ chức, môi trường và HTTT liên quan đến yêu cầu Bên cạnh đó, phân tích viên cũng phải đưa ra được dự án sơ bộ để phát triển HTTT phục vụ yêu cầu Cuối cùng, nhà quyết định sẽ ra quyết định về việc thực hiện dự án và quyết định cấp kinh phí cho dự án.

Giai đoạn 2 Phân tích chi tiết Được tiến hành ngay sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu

Mục đích: Giai đoạn này tìm hiểu rõ những vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đế đó, xác định những đòi hỏi, những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà HTTT mới phải đạt được

Giai đoạn này gồm có các công đoạn:

- Lập kế hoạch phân tích chi tiết.

- Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.

- Nghiên cứu hệ thống thực tại.

- Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp.

- Đánh giá lại tính khả thi.

- Thay đổi đề xuất của dự án.

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.

Kết quả thu được: Những thông tin thu thập được về hệ thống và các mô tả về hệ thống Đồng thời phải đưa ra được dự án chi tiết, bản phụ lục, chi phí chi tiết, đánh giá khả thi, bản báo cáo, slide trình bày Đồng thời nhà quản lý cũng phải đưa ra quyết định có tiếp tục thực hiện dự án hay không và những kiến nghị, yêu cầu đi kèm với quyết định.

Giai đoạn 3 Thiết kế logic

Mục đích: Giai đoạn này xác định tất cả các thành phần logic của HTTT, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước

Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau:

- Thiết kế cơ sở dữ liệu.

- Thiết kế các luồng dữ liệu vào.

- Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic.

- Hợp thức hóa mô hình logic.

Kết quả thu được: Sơ đồ DSD(Data Structure Diagram), những lý giải về thiết kế, sơ đồ liên kết module lập trình, tập kết quả phân tích tra cứu ứng với các đầu ra của hệ thống, những đề nghị sửa đổi DSD và sửa đổi đầu ra, bảng sự kiện cập nhật, kỹ thuật hợp thức hóa dữ liệu và báo cáo chung về hợp lệ hóa.

Giai đoạn 4 Đề xuất các phương án của giải pháp

Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin

1 Sơ đồ ba mô hình của một hệ thống thông tin

Mô hình ổn định nhất

Cái gì? Để làm gì?

Cái gì ở đâu? Khi nào?

Mô hình hay thay đổi nhất

Mô hình logic (góc nhìn quản lý)

Mô hình vật lý ngoài (góc nhìn sử dụng)

Mô hình vật lý trong (góc nhìn kỹ thuật)

Mô hình logic mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra Mô hình trả lời cho câu hỏi

“Cái gì?” và “Để làm gì?” Mô hình không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như thời gian của nó.

3 Mô hình vật lý ngoài

Mô hình vật lý ngoài mô tả dưới góc độ nhìn thấy được của hệ thống như các vật mang tin, các họat động xử lý, các thủ tục thủ công cùng với những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu Nó trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” “Ở đâu?” và “Khi nào?” Các mẫu báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng được thực hiện theo mô hình này

4 Mô hình vật lý trong

Mô hình vật lý trong liên quan tới các khía cạnh vật lý, dưới góc nhìn kỹ thuật Nó trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị, tốc độ xử lý của các thiết bị, cấu hình phần cứng…

Công cụ mô hình hóa

1 Sơ đồ chức năng( BFD-Business Funtion Diagram)

Sơ đồ chức năng của hệ thống chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống cần phải làm gì chứ không phải chỉ ra là phải làm như thế nào Việc phân cấp sơ đồ chức năng cho phép phân tích viên hệ thống có thể đi từ tổng quát đến cụ thể, từ tổng quát đến chi tiết theo cấu trúc hình cây.

Sơ đồ BFD được biểu diễn dưới dạng hình cây, tại mỗi nút là một hình chữ nhật thể hiện chức năng hoặc một nhóm chức năng cụ thể và không nên phân rã biểu đồ quá sáu mức Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng Mỗi chức năng có một tên duy nhất, tên chức năng phải là một mệnh đề động từ gồm một đồng từ và một bổ ngữ Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó.

2 Sơ đồ luồng thông tin( IFD-Information Flow Diagram)

Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.

Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin

Thủ công Giao tác người-máy Tin học hóa hoàn toàn -Kho lưu trữ dữ liệu

Thủ công Tin học hóa

-Dòng thông tin - Điều khiển

Các phích vật lý sẽ mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho dữ liệu,phích xử lý.

Loại thứ nhất Phích luồng thông tin có mẫu

Tên IFD có liên quan:

Loại thứ hai Phích kho chứa dữ liệu

Tên IFD có liên quan:

Chương trình hoặc người truy nhập:

Loại thứ ba Phích xử lý

Tên IFD có liên quan:

Phân rã thành các IFD con:

Cấu trúc của thực đơn:

3 Sơ đồ luồng dữ liệu( DFD- Data Flow Diagram)

Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ ra cách mà thông tin chuyển vận từ một quá trình hoặc từ chức năng này trong hệ thống sang một quá trình hoặc chức năng khác Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra việc phải có sẵn những thông tin nào cần phải có trước khi thực hiện một quá trình nào DFD là một sơ đồ tĩnh nên đương nhiên nó không bao hàm được các tham số thời gian, không bao hàm cả địa điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý Sơ đồ chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.

Các ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu

Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu

Tệp dữ liệu Kho dữ liệu

Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin.

Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ nhìn một lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống

Tên người/bộ phận phát/nhận tin

Tên tiến trình xử lý

Phân rã sơ đồ Để mô tả chi tiết người ta sử dụng kỹ thuật phân rã sơ đồ Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ phân rã thành sơ đồ mức 0, mức 1…

Loại thứ nhất Phích xử lý logic

Tên DFD có liên quan:

Các luồng dữ liệu vào:

Các luồng dữ liệu ra:

Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng:

Mô tả logic của xử lý:

Loại thứ hai Phích luồng dữ liệu

Tên DFD có liên quan:

Các phần tử thông tin:

Loại thứ ba Phích phần tử thông tin

Tên phần tử thông tin:

Tên DFD có liên quan:

Các giá trị cho phép:

Loại thứ tư Phích kho dữ liệu

Tên DFD có liên quan:

Các xử lý có liên quan:

Tên sơ đồ cấu trúc dữ liệu có liên quan:

Loại thứ năm Phích tệp dữ liệu

Tên DFD có liên quan:

Các phần tử thông tin:

Khối lượng (bản ghi, ký tự)

Công cụ thực hiện đề tài

1 Một số khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là cốt lõi của nhiều ứng dụng phần mềm kinh doanh Cơ sở dữ liệu rất phổ biến trong thế giới kinh doanh vì chúng cho phép truy cập tập trung đến các thông tin theo một cách nhất quán, hiệu quả và tương đối dễ dàng cho việc thiết lập và bảo trì Cơ sở dữ liệu là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan với nhau Có 3 loại mô hình cơ sở dữ liệu đó là:

- Mô hình mạng lưới và CODASYL/DBTG.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này em chỉ quan tâm đến cơ sở dữ liệu quan hệ, là kiểu cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.

Một cơ sở dữ liệu quan hệ:

 Chứa dữ liệu trong các bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi là mẩu tin, và cột còn gọi là các trường.

 Cho phép lấy về (hay truy vấn) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng.

 Cho phép nối các bảng với nhau nhằm mục đích truy cập các mẩu tin liên quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau.

2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được dùng nhiều nhất ở nước ta và trên thế giới là Microsoft Access, Microsoft Foxpro/Visual Foxpro và Oracle. Theo đánh giá của PCWorld vào năm 1999 thì hiện nay Microsoft Access là một trong những bộ chương trình quan trọng nhất thuộc tổ hợp chương trình của Microsoft Phiên bản đầu tiên của Microsoft Access ra đời vào năm 1989.

Từ đó đến nay Access không ngừng được cải tiến và đã có nhiều phiên bản khác nhau.

Access hoạt động trong môi trường Windows Windows là một hệ điều hành với “ giao diện đồ hoạ”, nghĩa là những đối tượng mà người dùng máy tính có thể chọn lựa chọn không những có tên gọi bằng lời mà nhiều khi còn được thể hiện trên màn hình bằng những bức tranh nhỏ gọi là hình (icon). Trong môi trường Windows, khi một chương trình được thực hiện thì một cửa sổ dành cho chương trình ấy được mở ra để qua đó người dùng giao tiếp với máy tính nhằm hoàn thiện nhiệm vụ của chương trình Với những ưu điểm như vậy nên khi thực hiện đề tài này em đã chọn Access để tạo lập cơ sở dữ liệu cho chương trình.

3 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic

Việc lựa chọn ngôn ngôn ngữ ngôn ngữ lập trình có vai trò rất quan trọng đối với việc thành công của chương trình Các ngôn ngữ được đánh giá bởi các tiêu thức như: Mức độ hỗ trợ cho người lập trình, khả năng trong việc thiết kế giao diện, sự đáp ứng yêu cầu trong quản lý cơ sở dữ liệu, yêu cầu về phần cứng, tính thông dụng.

Phiên bản Visual Basic được sử dụng để thiết kế chương trình là phiên bảnVisual Basic 6.0 Cụ thể ta có thể khẳng định những ưu điểm tuyệt vời củaVisual Basic qua các tính năng ưu việt sau:

- Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất mạnh, hỗ trợ tốt ứng dụng phát triển 32 bit.

- Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan với giao diện người dùng đồ họa, tức là khi thiết kế chương trình bạn được nhìn ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện Đây là thuận lợi lớn của Visual Basic so với các ngôn ngữ lập trình khác Visual Basic cho phép chỉnh sửa đơn giản nhanh chóng hình dáng, kích thước, mầu sắc của các đối tượng có mặt trong ứng dụng.

- Visual Basic có khả năng kết hợp với các thư viện liên kết động DDL ( Dinammic Link Liblary) Nó có thể dễ dàng sử dụng các chức năng sẵn có của Windows mà không cần mất công thiết kế lại.Ví dụ nó có thể sử dụng các hộp thoại dùng chung với Windows, truy xuất tới các thư viện liên kết động.

- Visual Basic có thể liên lạc với các ứng dụng khác chạy trong Windows thông qua công nghệ OLE của Microsoft.

- Phương pháp lập trình sự kiện của Visual Basic giúp cho việc xây dựng chương trình đơn giản hơn rất nhiều.

- Các chương trình được tạo ra bởi Visual Basic có thể đứng một cách độc lập như một phần mềm thực sự chạy trong môi trường Windows.

- Trong các ứng dụng có liên quan đến cơ sở dữ liệu Visual Basic tỏ ra không thua kém bất cứ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu danh tiếng nào bởi nó có thể dễ dàng truy xuất và điều khiển các cơ sở dữ liệu của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng như Access, SQL server, Foxpro, dbase, … và nó còn có một ưu điểm rất mạnh đó là các chương trình xử lý dữ liệu do Visual Basic tạo ra không phụ thuộc vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu mẹ giống như Access.

- Một khả năng khác của Visual Basic là khả năng kết hợp với thư viện liên kết động DLL(Dynamic Link Library).

- Khả năng Active X cho phép kích hoạt Internet và mạng nội tuyến công ty trong khi vẫn có thể sử dụng công nghệ này trong các ứng dụng Windows bình thường để tạo năng suất hơn cho người dùng Windows riêng lẻ Ta có thể xây dựng các điểu khiển Active X cho riêng mình trong Visual Basic. Điều này có nghĩa là lập trình viên có thể dùng chính Visual Basic để mở rộng Visual Basic

- Visual cho phép xây dựng các ứng dụng Media và các ứng dụng cho Internet.

Với tất cả những ưu điểm trên thì việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic là đúng đắn và phù hợp với chương trình.

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THUỐC NAM

Phân tích hệ thống thông tin quản lý thuốc nam

1 Những vấn đề chung về quản lý thuốc tại bệnh viện

1.1 Quy trình nhập mua thuốc.

Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà nội là bệnh viện đa khoa chuyên thực hiện việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân bằng thuốc nam, kết hợp điều trị bằng thuốc tây Chính vì vậy, lượng thuốc nam mà bệnh viện sử dụng là rất lớn Bệnh viện lấy thuốc từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ các công ty dược và các hộ gia đình trồng thuốc Việc nhập thuốc của bệnh viện được tiến hành và lập kế hoạch định kì Cứ 6 tháng, trưởng khoa dược sẽ căn cứ vào tình hình thuốc cấp cho bệnh nhân để lập kế hoạch cho số lượng thuốc mà bệnh viện dự kiến sẽ sử dụng trong 6 tháng tới Kế hoạch này sẽ được trình lên ban giám đốc và phòng tài vụ phê duyệt Sau khi bản kế hoạch này được phê duyệt, cán bộ chịu trách nhiệm nhập mua thuốc sẽ liên hệ với nhà cung cấp để mua số thuốc này Lúc này, bản hợp đồng sẽ là điều kiện ràng buộc đảm bảo nhà cung cấp phải cấp đủ số thuốc đã kí với bệnh viện Thuốc sẽ được nhập nhiều lần trong 6 tháng theo như yêu cầu đã ghi trong hợp đồng.Mỗi lần nhà cung cấp mang thuốc đến, phòng tài vụ sẽ cử một nhân viên xuống để cùng với thủ kho tiến hành nhập thuốc Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc mà nhà cung cấp mang đến Nếu thuốc đủ chất lượng, thủ kho sẽ tiến hành cân số thuốc này và viết phiếu nhập kho số thuốc nhà cung cấp vừa mang đến Sau đó, nhà cung cấp sẽ mang phiếu nhập kho này lên phòng tài vụ để nhận tiền và hoá đơn thanh toán đồng thời giao lại phiếu này cho phòng tài vụ quản lý Dựa vào những phiếu nhập này, thủ kho kiểm tra lượng thuốc nhập và thuốc xuất vào cuối kỳ.

1.2 Quy trình cấp thuốc cho bệnh nhân tại bệnh viện.

Việc cấp thuốc cho bệnh nhân tại bệnh viện diễn ra như sau:

Khi bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện thì tùy thuộc vào loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải, bác sỹ sẽ kê cho bệnh nhân một đơn thuốc. Bệnh nhân được xếp thành hai loại như sau:

- Nếu bệnh nhân thuộc diện nội trú thì bệnh nhân sẽ không trực tiếp xuống khoa dược lĩnh thuốc mà việc lĩnh thuốc của bệnh nhân sẽ do một y tá của khoa đảm nhận Y tá này có trách nhiệm chuyển đơn thuốc này lên phòng tài vụ để xác nhận và tính vào viện phí của bệnh nhân đồng thời cầm một bản sao xuống khoa dược lĩnh thuốc và giao lại cho thủ kho giữ Đối với bệnh nhân nội trú thì số thang thuốc tối đa bệnh nhân được lĩnh trong một tuần là 5 thang

- Nếu bệnh nhân thuộc diện ngoại trú thì bệnh nhân cầm đơn thuốc bác sỹ đã kê qua phòng tài vụ để thanh toán sau đó cầm đơn thuốc này, thẻ bảo hiểm y tế hoặc giấy tờ liên quan đến chế độ của mình xuống khoa dược để lĩnh thuốc. Bệnh nhân ngoại trú được lĩnh tối đa là 7 thang/ tuần.

Hàng ngày, nhân viên thống kê dược của bệnh viện sẽ có trách nhiệm cộng số thuốc có trên các đơn đã sử dụng trong ngày và gửi lên phòng tài vụ để áp giá.( Nhân viên này không có trách nhiệm tính tiền cho các đơn thuốc vì lượng thuốc được kê trong mỗi thang rất nhỏ Công việc này sẽ do phòng tài vụ đảm nhiệm khi tính viện phí cho bệnh nhân) Hàng tháng, dựa trên phiếu nhập mà nhân viên tài vụ giao cho khi nhập thuốc, thống kê dược sẽ tính tổng tiền thuốc nhập trong tháng, tổng số thuốc nhập trong tháng, thuốc cấp cho từng khoa, thuốc cấp cho từng đối tượng, đưa ra báo cáo xuất nhập tồn trong tháng và gửi lên phòng tài vụ.

2 Mô hình hóa hệ thống thông tin quản lý thuốc nam

2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống. a Đầu vào của hệ thống.

Sở Y tế Hà Nội Số154/PN/BTC

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội

Tên công ty:………. Địa chỉ:……….

STT Tên thuốc ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thủ trưởng Người nhận Thủ kho Đơn thuốc

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội ĐƠN THUỐC

Số đơn:……… Tên bệnh nhân:……… Đối tượng:………

STT Tên thuốc ĐVT Số lượng

Người kê đơn Người cấp thuốc b Đầu ra của hệ thống.

Báo cáo thuốc sử dụng trong ngày

BÁO CÁO THUỐC THEO NGÀY.

STT Tên thuốc Đơn vị tính Số lượng

Báo cáo thuốc sử dụng trong tháng

BÁO CÁO THUỐC THEO THÁNG.

STT Tên thuốc Đơn vị tính Số lượng

Báo cáo tiền thuốc nhập trong tháng

BÁO CÁO TỔNG TIỀN NHẬP THUỐC

STT Tên thuốc ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Báo cáo Xuất-Nhập-Tồn

BÁO CÁO XUẤT- NHẬP –TỒN

Tên thuốc Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK

Nhà CC Thủ kho Nhà quản lý, phòng tài vụ

Thuốc đã cân, kiểm tra Thuốc

Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc

Lên các báo cáo Các báo cáo

Cuối tháng,ngày c Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống (IFD).

2.2 Sơ đồ chức năng của HTTT quản lý thuốc nam.

Hệ thống quản lý thuốc nam

Hệ thống thông tin quản lý thuốc nam

Nhà cung cấp Phiếu nhập mua

Thông tin về thuốc Đơn thuốc

Lãnh đạo Báo cáo theo yêu cầu

Phòng tài vụ Báo cáo thống kê

2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của HTTT quản lý thuốc nam. a Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống

Thông tin về thuốc Đơn thuốc Bệnh nhân

Thẻ bệnh nhân Đơn thuốc đã xử lý

Cơ sở dữ liệu hệ thống

Báo cáo theo yêu cầu

Yêu cầu thông tin về thuốc

Phòng tài vụ Báo cáo thống kê b Sơ đồ phân rã mức 0 của hệ thống.

Nhà cung cấp Thông tin về thuốc

Báo cáo thống kê Phiếu nhập mua

D2: Phiếu nhậpmua c Sơ đồ phân rã mức 1 - nhập thuốc.

Thông tin về đơn thuốc

Thuốc theo đơn Đơn đã xử lý

D1: Thuốc d Sơ đồ phân rã mức 1 - xuất thuốc.

Cơ sở dữ liệu hệ thống

Các chỉ tiêu đã tính toán

Báo cáo theo yêu cầu e Sơ đồ phân rã mức 1 - lập báo cáo.

Thiết kế hệ thống thông tin quản lý thuốc nam

1 Thiết kế cơ sở dữ liệu

1.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra.

Thông tin đầu ra Chuẩn hóa 1 Chuẩn hóa 2 Chuẩn hóa 3

Mã nhà CC Địa chỉ Điện thoại

Tên thuốc ĐVT Đơn giá

Mã nhà CC Địa chỉ Điện thoại Ngày Người nhận

Mã thuốc Tên thuốc ĐVT

Mã nhà CC Địa chỉ Điện thoại Ngày Người nhận

Mã thuốc Tên thuốc ĐVT

Mã nhà CC Tên nhà CC Địa chỉ Điện thoại

Mã thuốcTên thuốc ĐVT

Thông tin ra Chuẩn hóa 1 Chuẩn hóa 2 Chuẩn hóa 3 Đơn thuốc

Tên bệnh nhân Đối tượng

Mã bệnh nhân Tên bệnh nhân Đối tượng

Mã nhân viên Tên nhân viên Tên bệnh

Mã thuốc Tên thuốc ĐVT

Mã bệnh nhân Tên bệnh nhân Đối tượng

Mã nhân viên Tên nhân viên Tên bệnh

Mã thuốc Tên thuốc ĐVT Đơn thuốc

Mã nhân viên Tên bệnh

Mã bệnh nhân Tên bệnh nhân

Mã đối tượng Đối tượng

Mã đối tượng Tên đối tượng

Mã nhân viên Tên nhân viên Khoa

Mã thuốcTên thuốc ĐVT

1.2 Các tệp cơ sở dữ liệu.

Tệp danh mục nhân viên.

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

Manv Text 10 Mã nhân viên

Tennv Text 25 Tên nhân viên

Tệp danh mục nhà cung cấp.

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

MaNhaCC Text 10 Mã nhà CC

TenNCC Text 50 Tên nhà CC

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

DVT Text 7 Đơn vị tính

TonDK Number Double Tồn đầu kỳ

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

Manv Text 10 Mã nhân viên

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

DVT Text 7 Đơn vị tính

SoLuong Number Double Số lượng

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

MaNhaCC Text 10 Mã nhà CC

Tệp phiếu nhập chi tiết.

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

DVT Text 5 Đơn vị tính

SoLuong Number Double Số lượng

DonGia Number Integer Đơn giá

Tệp danh mục đối tượng.

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

MaDT Text 10 Mã đối tượng

TenDT Text 20 Tên đối tượng

Tệp danh mục bệnh nhân.

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

MaBN Text 10 Mã bệnh nhân

TenBN Text 30 Tên bệnh nhân

MaDT Text 10 Mã đối tượng

Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải

Username Text 20 Tên người dùng

Số PN Ngày nhập Người nhận Mã nhà CC

Số PN Mã thuốc Số lượng Đơn giá Ngày nhập

Mã thuốc Tên thuốc Đơn vị tính

Mã nhà CC Tên nhà CC Địa chỉ Điện thoại

Số đơn Số thang Mã bệnh nhân Ngày ĐƠN THUỐC

Số đơn Mã thuốc Số lượng

Mã BN Tên BN Mã ĐT

Mã ĐT Tên đối tượng

Mã NV Tên nhân viên Khoa

1.3 Sơ đồ cấu trúc dữ liêu (DSD)

1.4 Mô hình quan hệ thực thể.

Thông báo sai mật khẩu

Hiện giao diện làm việc T

2 Một số giải thuật sử dụng trong chương trình

Vào môi trường cập nhật dữ liệu

2.2 Thuật toán cập nhật dữ liệu.

Vào môi trường tìm kiếm

Nhập tiêu chuẩn tìm kiếm

Tìm thấy? F Thông báo không tìm thấy

End Hiện thông tin kết quả

Mở form tạo báo cáo

Chọn tham số báo cáo

2.4 Thuật toán lập báo cáo.

3 Một số giao diện chính trong chương trình

3.1 Màn hình giao diện chính của chương trình.

3.2 Form cập nhật phiếu nhập thuốc.

3.3 Form cập nhật phiếu nhập chi tiết.

3.4 Form cập nhật đơn thuốc.

3.5 Form cập nhật chi tiết đơn.

3.6 Form cập nhật danh mục nhà cung cấp.

3.7 Form chọn nhà cung cấp để lấy giá trị gán vào phiếu nhập.

3.10 Form nhập số liệu để xem và in báo cáo về thuốc xuất.

3.11 Form nhập số liệu để xem và in số tiền nhập thuốc.

3.12 Form nhập số liệu để xem và in số lượng thuốc xuất theo khoa.

3.13 Form nhập số liệu để lập báo cáo xuất- nhập- tồn.

3.14 Form nhập số liệu tra cứu thông tin về nhà cung cấp.

3.15 Form nhập số liệu tra cứu thông tin về thuốc.

4 Một số báo cáo chính trong chương trình

4.3 Báo cáo số thuốc sử dụng trong ngày.

4.4 Báo cáo thuốc xuất trong một thời gian xác định.

4.5 Báo cáo thuốc xuất theo khoa.

4.6 Báo cáo tiền thuốc nhập trong một khoảng thời gian xác định.

4.7 Báo cáo xuất nhập tồn về các loại thuốc trong kho.

CÀI ĐẶT, SỬ DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Cài đặt

Yêu cầu cho hệ thống:

- Cấu hình tối thiểu: Pentium III,128MB RAM, HDD.

- Cài đặt hệ điều hành Window 2000 hoặc Window NTXP.

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, Visual Basic 6.0.

Sử dụng

Trước khi có thể sử dụng được chương trình, người sử dụng phải đăng nhập vào hệ thống bằng cách nhập tên tài khoản và mật khẩu của mình Nếu tên tài khoản và mật khẩu được chấp nhận người sử dụng sẽ vào màn hình làm việc chính của chương trình Nếu tên và mật khẩu sai người dùng phải nhập lại Sau khi đăng nhập vào chương trình thành công, màn hình giao diện chính hiện lên với các chức năng:

Mục “Hệ thống” bao gồm các chức năng: Đăng ký người dùng, đổi mật khẩu, trợ giúp và thoát khỏi chương trình Tuỳ theo từng chức năng nhỏ người dùng sẽ thực hiện các công việc theo yêu cầu của mình.

Mục “Danh mục” bao gồm có: Danh mục thuốc, danh mục nhà cung cấp,danh mục bệnh nhân, danh mục đối tượng và danh mục nhân viên Các chức năng này dùng để cập nhật các mẩu tin vào các bảng có tên tương ứng với các danh mục Khi cập nhật dữ liệu người sử dụng trải qua các công đoạn sau:Trước tiên người sử dụng vào môi trường cập nhật dữ liệu Sau đó, form cập nhật dữ liệu sẽ hiện ra và người sử dụng sẽ tiến hành nhập dữ liệu Khi đã nhập đủ dữ liệu theo yêu cầu người sử dụng sẽ tiến hành nhập liệu tiếp hoặc dừng lại tùy theo yêu cầu Nếu dữ liệu nhập vào sai, người sử dụng sẽ phải nhập lại cho đến khi đúng.

Mục “Tra cứu” dùng để tra cứu phiếu nhập hoặc đơn thuốc theo số phiếu/số đơn hoặc theo tên nhà cung cấp Muốn tra cứu, người sử dụng vào môi trường tìm kiếm, nhập tiêu chuẩn tìm kiếm Sau đó chương trình sẽ tự động tìm và hiện ra những bản ghi tìm thấy theo tiêu chuẩn và hiện lên cho người sử dụng xem Nếu không tìm thấy, chương trình sẽ tự động hiện lên thông báo không tìm thấy.

Mục “Báo cáo” dùng để xuất các báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng như: báo cáo tồn kho, in thẻ kho cho một mặt hàng, báo cáo thuốc dùng trong ngày, báo cáo thuốc dùng trong tháng, báo cáo tiền thuốc nhập trong tháng.Quá trình chọn in báo cáo bao gồm các công việc sau: Trước tiên, người sử dụng sẽ mở form để tạo báo cáo theo yêu cầu của mình Sau đó, chọn các tham số cần thiết cho việc lập báo cáo và nhấn nút “Xem” để xem kết quả trên màn hình và nhấn nút “In” để ra báo cáo.

Hướng phát triển

Do thời gian có hạn nên chương trình quản lý thuốc nam tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội vẫn chưa giải quyết đầy đủ các vấn đề trong quản lý thuốc nam Trong thời gian tới, khi có thời gian em sẽ hoàn thiện chương trình nhằm đáp ứng những yêu cầu còn tồn tại trong quản lý thuốc nhằm góp phần vào sự phát triển chung của bệnh viện.

Ngày đăng: 03/07/2023, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình cơ sở dữ liệu.ThS Trần Công Uẩn Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Những bài thực hành Visual Basic căn bản và nâng cao.VnGuideNhà xuất bản Lao động xã hội Khác
3. Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình cơ sở dữ liệu.Nguyễn Thị Ngọc MaiNhà xuất bản lao động xã hội Khác
4. Kế toán doanh nghiệp với Visual Basic.KS Đinh Xuân Lâm.Nhà xuất bản thống kê Khác
5. Giáo trình hệ thống thông tin quản lý.TS Trương Văn Tú - TS Trần Thị Song Minh.Nhà xuất bản Thống kê Khác
6. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý.TSKH Trương Văn Vỵ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w