SKKN: Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LIÊN HỆ THỰC TẾ MANG TÍNH GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN NGỮ VĂN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một trong những môn chính trong các bộ môn học ở nhà trường. Nhưng thực trạng học sinh ngày nay không hứng thú với môn này ngày càng nhiều. Các em không nhân thấy rằng:Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người . Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng ,tình cảm cho học sinh Mặt khác “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục , số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng , đạo đức cho HS trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác . Trong những năm vừa qua , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông , môn văn đã mang tính cập nhật hơn , gắn với thực tế cuộc sống hơn . Theo quan điểm của tôi, muốn dạy chữ, trước hết phải dạy các em làm người. Đó là vấn đề vô cùng khó. Nhưng tôi mong rằng, làm cho các em có ý thức trước rồi may ra, dạy và học mới có hiệu quả. Đặc biệt với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa , đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay , vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy . Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn . Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy , giáo dục , tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không , phong trào Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực …với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa truyền thống…. Có thể nói, tham vọng trên của tôi là quá lớn, nhưng thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân khiến cho HS ngày nay không thích học văn vì các em thấy nó xa rời, không thiết thực với cuộc sống. Nhiều GV lại dạy khô khan, ít liên hệ, áp đặt, nặng nề , không cho các em nói ra suy nghĩ của mình….GV nói rồi lại đọc, rồi lại chép…khiến giờ học văn trở nên công thức, nhàm chán. Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề xã hội và vấn đề tự giáo dục đạo đức bản thân. Do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và thông tin , liên lạc do vậy học sinh thường bị phân tán tư tưởng vào những vấn đề hoặc nội dung thông tin ngoài luồng khiến cho các em thờ ơ và rất nhanh quên lãng những nội dung ngoài kiến thức chuẩn của bài học nếu giáo viên chỉ đề cập đến một cách qua loa , đại khái . Đa số các em lười hoặc không bao giờ suy nghĩ ,liên tưởng , so sánh , suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc sống khi đọc sách ,kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các kênh thông tin khác . Chính vì vậy, việc dạy học văn trở nên là một bài toán vô cùng khó. Để có một lời giải đưa môn văn thiết thực hơn, không chỉ đổi mới phương pháp dạy và học mà còn làm cho HS thấy môn văn “gần” với cuộc sống. Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn.” Vì khả năng và thời gian có hạn, bản thân tôi đưa ra ở một số bài nhưng có thể mở rộng ra ở nhiều bài khác nếu có nội dung tương tự. Đây là suy nghĩ của riêng cá nhân sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong quý thầy cô góp cho những ý kiến quý báu để tôi có dịp bổ khuyết. Tôi xin chân thành cảm ơn! II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận : - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.” - Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ : Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học cơ sở : Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở , chuẩn bị cho họ ra đời , hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn .Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng , biết thương yêu , quý trọng gia đình , bạn bè , có lòng yêu nước , yêu chủ nghĩa xã hội ; biết hướng tới những tư tưởng , tình cảm như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , công bằng …, lòng ghét cái xấu , cái ác ( …).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn làm được điều đó thì vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng , luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt . Trong chương trình giảng dạy , giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức , kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức , kĩ năng của các môn học khác có liên quan , các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt , uyển chuyển và tinh tế . Có thể nói dạy học văn là một bài toán nan giải, quá trình đổi mới là một quá trình tìm tòi ,nhọc nhằn. Cần có hiểu biết đến nơi đến chốn về lí luận, về thực tế, cần có phương pháp tiếp cận đồng bộ và thái độ khiêm tốn, cầu thị, mới có thể có được những suy nghĩ chín chắn, có chất lượng và bổ ích. Như chúng ta biết: Những tác phẩm văn chương lớn, nhất là những tác phẩm văn chương kiệt xuất, bao giờ cũng có ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của cô bé Cô – dét đâu chỉ là chuyện của trẻ em nước Pháp thời V. Huy – gô. Thơ Nguyễn trãi được giới văn học Pháp đánh giá là có “sens cosmique” ( tinh thần vũ trụ ). Thế nhưng, không phải vì vậy mà mỗi tác phẩm văn chương lại mất đi giá trị lịch sử của nó. Ví như, nếu tách Vợ nhặt của Kim Lân ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì làm sao cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật sáng giá trong ý đồ sáng tác của Kim Lân ở cuối tác phẩm “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ”. Cho nên, để giúp các em yêu mến môn văn, cần làm cho các em hiểu nội dung tác phẩm nói gì? Bài đó nói gì? Mà để hiểu tác phẩm, hãy liên hệ tác phẩm đến những gì xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó, các em thấy được sự đồng cảm, sự gần gũi, các em như đang là người trong cuộc 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - So với chương trình và sgk cũ, chương trình và sgk Ngữ Văn 12 có những thay đổi nhất định trong việc lựa chọn tác phẩm với ý tưởng mở rộng phần sáng tác sau năm 1975. - Chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như: Đò Lèn ( Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của Lor – ca ( Thanh Thảo), Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải ), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu), Hồn TRương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ),… - Chương trình cũng chú ý thêm về loại thể. Về văn nghị luận, có thêm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng ). Ngoài ra, còn có một bài về chân dung văn học của Xvai – gơ và hai văn bản nhật dụng. Kịch sau năm 1975 được đưa vào sgk với Hồn TRương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ). Kí được bổ sung thêm với hồi kí Những năm tháng không thể nào quên ( Võ Nguyên Giáp) và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ). - Chương trình không chỉ chọn các sáng tác nghệ thuật văn chương mà còn tăng cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và thêm một số văn bản nhật dụng. Từ sự phong phú đó, sẽ giúp chúng ta lựa chọn những bài phù hợp để tích hợp trong bộ môn này. 2.1. Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. a/ Cơ sở: - Trong giáo dục và đào tạo, cũng như trong mọi công tác khác, việc tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh là điều quan trọng. Bởi vì, đó là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. - Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạo đức có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi vì đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Hơn nữa, nhân dân ta đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” nên việc quán triệt và làm theo tấm gương đạo đức của Người càng cấp thiết. Công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đã xác định. - Tài liệu “ Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Ngữ Văn gồm có: + Môn Ngữ văn với việc giáo dục tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho Học sinh. + Nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn ở trường Phổ thông. + Hướng dẫn dạy học một số bài theo hướng tích hợp. - Để sử dụng tài liệu một cách hiệu quả, Gv phải nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ( Nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản và thực hiện học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay), giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua môn Văn, năm được các yêu cầu , nguyên tắc của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS… b/ Giải pháp: Việc giáo dục tư tưởng nói chung, về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: - Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh. - Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. - Vận dụng sáng tạo, cụ thể nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực tiễn. - Phát huy tính tích cực của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát triển năng lực của HS trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.) c/ Lưu ý: Không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầu dạy học của môn học. Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. d/ Một số bài tích hợp: d1. Bài: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Trong quá trình dạy phần tác giả, ở mục vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Người, giáo viên lồng ghép về gương sáng Hồ ChíMinh. * Mức độ: liên hệ * Phương pháp: Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh, từ đó, nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. - Vài nét về tiểu sử: Bảy mươi chín tuổi của Bác là bảy mươi chín mùa xuân tươi đẹp Người đã dâng hiến để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho Tổ quốc - Quan điểm sáng tác: + HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. + HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. + Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích (Viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận (Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng, thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật. - Di sản văn học:lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật. -> Tích hợp: Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật và những đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác qua sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Người là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế. Là nhà nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực , là danh nhân văn hóa thế giới. * Thời điểm: Sau mục tiểu sử, quan điểm sáng tác và di sản văn học của Hồ Chí Minh. * Tài liệu tham khảo:Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do ( Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản văn hóa dân tộc, tr 225 – 229) d2. Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:: Tích hợp lòng yêu nước và độc lập dân tộc * Mức độ: Liên hệ * Chủ đề: Thuộc chủ đề yêu nước, độc lập dân tộc. Qua tác phẩm này, tích hợp tư tưởng dân tộc về độc lập, tự do và những đóng góp lớn lao về văn chính luận của Bác. * Nội dung: - HS nắm được hoàn cảnh ra đời của bản TNĐL. - Gía trị của bản TNĐL: + Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xó bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới , là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. + Là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,… + Là áng văn tâm huyết của HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta. * Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp ( Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 33 – 71) d3. Bài Việt Bắc của Tố Hữu: Tích hợp lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh - hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh: Ông Ké Cách mạng giản dị, gần gũi, ung dung tự tại, vượt mọi khó khăn…trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc. * Mức độ: Liên hệ * Thời điểm: Dạy ở khổ thơ : “- “Ở đâu u ám quân thù, Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi, Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Mười lăm năm ấy, ai quên Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”. -> Cảm hứng về kháng chiến, về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ ( Việt Bắc và cụ Hồ là một). Đấy là đặc điểm thường thấy trong thơ Tố Hữu. * Tài liệu tham khảo: Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị ( Lê Anh Trà, Hồ chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 781) d4. Bài Bác Ơi của Tố Hữu: Tích hợp lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn…của Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp HS thấy được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh. * Mức độ: Liên hệ * Thời điểm : Dạy ở những câu thơ: Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mợi kiếp người. Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn … Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn … Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn. * Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp (Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 33 – 71) Ngoài ra, GV có thể tích hợp ở những bài có nội dung có thể liên hệ được. 2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường : a. Cơ sở: Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ, trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,…… Chính vì vậy, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2012 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học, thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình Xanh – sạch –đẹp phù hợp với các vùng miền. Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cuãng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 /12/ 2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. - Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”. - Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. - Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong môn Ngữ Văn. b. Giải pháp:Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn học thông qua các bài cụ thể. Trong môn văn, chủ yếu dừng lại ở mức độ liên hệ ( có điều kiện liên hệ một cách logic), giúp HS ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường, biết yêu quý thiên nhiên xung quanh chúng ta… c. Lưu ý: - Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục Bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Giáo dục phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. - Chỉ tích hợp với nhứng bài có nội dung thật sự có liên quan đến môi trường, không gượng ép, không tràn lan…không biến giờ học văn thành giwof trình bày về giáo dục môi trường, giáo dục mô trường chỉ là nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn. d. Một số bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: d1.Bài Phong cách ngôn ngữ Khoa học: Khi tìm hiểu đặc điểm và rèn kĩ năng sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học GV rèn luyện và giúp HS làm quen với các thuật ngữ khoa học môi trường và các văn bản phổ biến khoa học môi trường hay kết hợp trong các bài tập rèn luyện kĩ năng, phân tích ngữ liệu hoặc bài tập tìm từ ngữ( các thuật ngữ hay dùng trong các văn bản khoa học môi trường, đặt câu, viết đoạn,… d2. Bài Bài viết số 2 ( Bàn về một hiện tượng đời sống): Trong khi củng cố các kĩ năng nghị luận và liên hệ nâng cao ý thức, thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống hiện nay, giáo viên có thể khái thác khả năng liên hệ đến những vấn đề về môi trường. Ví dụ: Với đề bài : Suy nghĩ của anh ( chị) về hiện tượng “nghiện” Karaoke và in ter nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. GV có thể hướng dẫn HS khai thác những vấn đề ô nhiễm âm thanh, mất trật tự công cộng, tình trạng nhiễu loạn thông tin, ô nhiễm thông tin,…thậm chí, nhiều vấn đề có thể dẫn đến: nghiện Ka ra ô kê, in ter nét quá, không dọn dẹp không gian mình ở, bỏ rác bừa bãi…đó cũng là ô nhiễm môi trường. Hay giáo viên có thể cho các em một số đề liên quan đến môi trường như: Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng ô nhiễm môi trường? Anh chị làm gì để góp phần môi trường làm Xanh – Sạch – Đẹp ? Anh chị suy nghĩ gì về vấn đề nhiều bạn trẻ hiện nay vứt rác bừa bãi? -> Có thể nói, GV tranh thủ mọi nội dung để hướng các em đến ý thức với môi trường nhưng nhớ không được lạc hướng, quá sa đà vào vấn đề môi trường mà quên mất mục tiêu của tiết học văn. d3. Bài Vận dụng các thao tác lập luận. GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm trước những văn bản viết về môi trường có sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Đến lớp, những văn bản đó sẽ giúp các thực hành tiết luyện tập hiệu quả. Vừa luyện tập các thao tác lập luận, vừa gợi nhắc bảo vệ môi trường. d4. Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Trong quá trình dạy học bài này, đặc biệt là phần đọc – hiểu văn bản. GV giúp HS từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, vẻ đẹp trầm lắng, tích đọng lịch sử - văn hóa bao đời của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của HPNT – người nghệ sĩ nặng lòng với Huế, gợi liên hệ đến tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường lịch sử - văn hóa. - Cụ thể: Khi tìm hiều : Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế, GV có thể liên hệ và khẳng định: Sự xuất hiện một loạt các địa danh văn hóa vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình, tác giả muốn nói với bạn đọc: Sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn của văn hóa Huế. Người Việt nào cũng yêu con sông ngọn suối gắn bó với cuộc đời, với quê hương, với dân tộc mình. Thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống những màu sắc, hình hài, những giá trị văn hóa lớn lao. - Từ tác phẩm đó, rút ra ý nghĩa của văn bản: Thể hiện những phát hiện , khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. -> Liên hệ: Tuổi thơ lớn lên, trong cuộc đời mỗi người đều gắn với một con sông. Những con sông đã tô điểm cho cuộc đời và con người, những con sông như chứng nhân của thời gian, của đời người. Vì vậy, hãy yêu và bảo vệ những con sông … d5. Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân): - Khi cho HS đọc hiểu tác phẩm này, yêu cầu HS đọc kĩ và gạch tất cả những dẫn chững có liên quan đến con Sông Đà. - Với hai nét tính cách nổi bật của con sông là : Hung bạo và trữ tình, ta thấy được sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh tuyệt vời của miền tây Tổ quốc. Từ đó, nâng cao ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước. - Qua bài này, GV cũng làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Việc mô tả con sông Đà lắm thác nhiều ghềnh đã làm nổi bật hình ảnh người lái đò khỏe mạnh, lão luyện, giàu ý chí, ca ngợi thiên nhiên Tây Bắc. -> Niềm tự hào của tác giả về Tổ Quốc hùng vĩ giàu đẹp. Đoạn văn là âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh thiên nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do và hào phóng. Đó là biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. GV có thể liên hệ thêm về vai trò của Sông Đà trong thủy điện, đóng góp lớn lao vào cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta hãy yêu và bảo vệ những con sông quanh ta. d6. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. - Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu, miêu tả rừng xà nu dưới bom đạn: Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại và đặc quyện thành từng cục máu lớn. - Kết thúc truyện cũng lại là hình ảnh rừng xà trong bom đạn của kẻ thù: “Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó, vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây đang nhú lên khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê….Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác mgoaif những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. -> Sự xuất hiện hình ảnh rừng xà nu ở đầu và cuối thiên truyện là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vẻ đẹp của tác phẩm là vẻ đẹp của thiên nhiên và khí phách, truyền thống của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Vẻ đẹp ấy hội tụ , ẩn chứa trong vẻ đẹp của rừng xà nu. Ấn tượng về “rừng xà nu” là ấn tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Xà nu hiện diện trong toàn bộ câu chuyện, gắn liền với đời sống dân làng Xô man. Rừng xà nu chịu nhiều tàn phá đau thương của bom đạn nhưng không khi nào mất đi sức sống mãnh liệt, quật cường. Rừng xà nu là hiện thân của dân làng Xô man, mỗi cây xà nu là mỗi người của dân làng Xô man, các thế hệ xà nu nối tiếp không ngừng là các thế hệ làng Xô man nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu. Ý nghĩa biểu tượng của “rừng xà nu” còn là sức mạnh từ sự giao kết bền chặt giữa thiên nhiên và con người. Thiếu đi rừng xà nu là dân làng Xô man thiếu đi sức mạnh quật cường, nghệ thuật mất đi một biểu tượng sử thi đặc sắc. -> Khi đoc – hiểu văn bản, GV giúp và hướng dẫn, khơi gợi, dẫn dắt để từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác phẩm, liên hệ đến ý thức bảo vệ rừng: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng che chở cho dân làng, song hành cùng dân làng đánh giặc. Ông cha ta thương nói “Rừng vàng biển bạc”, chính vì vậy, chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và không được chặt phá rừng. Trong thời chiến, rừng cùng con người đánh giặc, che chở cho chúng ta. Thời bình, rừng ngăn lũ lụt, cung cấp bóng mát và khí co2… Hãy bảo vệ rừng vì cuộc sống của chúng ta. d7. Bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Với đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. -> Từ việc GV gợi ý cho HS tìm hiểu đề và lập dàn ý như: Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya được miêu tả như thế nào?( Hình ảnh Trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…)-> HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên -> thêm yêu và quý thiên nhiên xung quanh ta như hài hòa với con người. - Ngoài ra, GV có thể đưa ra một số đề bài là đoạn thơ, bài thơ có liên hệ đến những vấn đề môi trương, thiên nhiên như đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu, như đoạn thơ trong Tây Tiến của Quang Dũng… d8. Bài Việt Bắc của Tố Hữu. Thông qua một số câu thơ, đoạn thơ, ta thấy được thiên nhiên Việt Bắc. Đặc biệt nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người với bức tranh bốn mùa thật đẹp. Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. -> Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. o Mùa xuân: trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống với “mơ nở trắng rừng”. o Mùa hè: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”. o Mùa thu: yên ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hoà bình”. o Mùa đông: tươi tắn, không lạnh lẽo với hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Thiên nhiên đẹp là thế và gắn bó với con người như thế, Gv dẫn dắt bằng những câu hỏi để đưa đến kết luận : Thiên nhiên rất đa dạng và đẹp qua bốn mùa khác nhau, nên chúng ta phải biết yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên [...]... đều cho rằng môn Văn không thực tế, xa rời, d/ Trong quá trình dạy môn Văn, em có muốn giáo viên liên hệ kiến thức trong bài với những gì xung quanh trong cuộc sống không?( về lòng yêu nước, về văn hóa, về tình yêu, kĩ năng sống, cung cấp thông tin từ tác phẩm, từ cuộc sống, ) Có Không 100 0 Theo thống kê, HS sẽ thấy môn Văn gần với các em hơn nếu trong quá trình dạy văn, GV có liên hệ, kể chuyện... bài học hữu ích trong cuộc sống từ những áng văn chương, từ môn Văn e/Em thấy học môn Văn có thiết thực và gần với cuộc sống không khi Gv có tích hợp, lồng ghép giáo dục những vấn đề gần gũi trong cuộc sống? Có Không 100 0 f/ Như vậy ( sau khi áp dụng đề tài), em có thích học môn Văn không? Có Không 85 15 Qua một số câu hỏi, tôi biết rằng, hầu hết HS sẽ thích học môn Văn nếu như chúng ta – GV dạy Văn. .. huống của cuộc sống - Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người - Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có... và đặc biệt, giúp các em thấy môn Văn thật là gần, thật là thiết thực và bổ ích - KNS không phải tự nhiên mà có mà phải hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục - KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân KNS mang tính xã hội vì nó phụ thuộc vào... ta mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình : Gieo hạt giống tâm hồn trong lớp lớp thế hệ trẻ của đất nước hôm nay và ngày mai Nghề giáo là một nghề cao đẹp, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng: đó là nghề cao quý nhất V TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục 2 Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục 3 Hướng dẫn thực. .. - III HIỆU QU Ả CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình vận dụng sự liên hệ mang tính giáo dục cho các em như : giáo dục môi trường, giáo dục lòng yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cung cấp thêm những kiến thức về văn hóa các vùng miền có liên quan đến trong bài học Đặc biệt, lồng ghép giáo dục tình yêu trong sáng ( một đề tài mà độ tuổi các em rất quan tâm ), nói thêm về bạo hành... thể là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy môn văn trong nhà trường, bản thân cũng đã thu nhận được hiệu quả của việc áp dụng đề tài, nên tôi mạnh dạn đưa ra đây với mong muốn: Tùy vào đối tượng học sinh, tùy theo các giáo viên, chúng ta có thể áp dụng đề tài đưa môn văn liên hệ thực tế để giúp HS học môn Văn tốt hơn - Bản thân tôi thấy có hiệu quả đối với việc dạy Văn 12, trong năm... ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người - Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các Kĩ năng sống cho HS b Giải pháp: - Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn. .. chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn 12 4 Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường 5 Tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục và đào tạo- Hà Nội , tháng 8/2010 6 Sách chuẩn kiến thức Ngữ Văn 12- Bộ Giáo dục và đào tạo 7 Một số bài tham khảo của quý đồng nghiệp …………………………………………….///…………………………………… MỤC LỤC I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trang 1 II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:... phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân Muốn thực hiện được điều đó, trong những giờ dạy học văn, để tiết dạy bớt nặng nề, Gv có thể kể chuyện- những chuyện mang tính giải trí nhưng giàu tính giáo dục Đồng thời, từ những bài văn, có thể liên hệ đến thực tế để trang bị thêm cho các em hiểu thêm về cuộc sống c Lưu ý: - GV phải làm sao để HS có hứng thú và có nhu cầu được thể . NGHIỆM LIÊN HỆ THỰC TẾ MANG TÍNH GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN NGỮ VĂN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một trong những môn chính trong các bộ môn học ở nhà trường. Nhưng thực trạng. còn làm cho HS thấy môn văn “gần” với cuộc sống. Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn. ” Vì khả năng. dung giáo dục tư tưởng , đạo đức cho HS trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác . Trong