Cụ thể: Luận án PTS của Đặng Công Lộng 1996 " Nghiên cứu việc giảng dạy LSĐP ở trường THPT" Qua thực nghiệm ở Bình Định, Luận án "Sử dụng di tích LSĐP trong dạy học LSVN ở trường THPT tỉ
Trang 1hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Tổ bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hoài Thu
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 12
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13
6 Ý nghĩa của đề tài 14
7 Giả thuyết khoa học 14
8 Đóng góp của đề tài 15
9 Cấu trúc của đề tài 15
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1954) Ở TRƯỜNG THPT TỈNH LẠNG SƠN 16
1.1 Cơ sở lý luận 16
1.1.1 Về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở trường THPT 16
1.1.2 Về " tính tích cực của học sinh" trong DHLS ở trường THPT 24
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS trong DHLS Việt Nam ở trường THPT 26
1.2 Cơ sở thực tiễn 35
1.2.1 Thực tiễn việc dạy học LSĐP ở trường THPT 35
1.2.2 Thực tiễn việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN theo hướng phát huy tính tích cực của HS 37
1.2.3 Nguyên nhân thực trạng và một số định hướng khi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN 42
Tiểu kết chương I 43
Trang 4CHƯƠNG II SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 -1954) Ở TRƯỜNG THPT TỈNH LẠNG
SƠN 46
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) 46
2.1.1 Vị trí 46
2.1.2 Mục tiêu 47
2.1.3 Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 49
2.2 Nội dung lịch sử địa phương Lạng Sơn cần khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) 54
2.3 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1954) ở trường THPT tỉnh Lạng Sơn 55
2.3.1 Bài lịch sử trên lớp (bài nghiên cứu kiến thức mới) 55
2.3.2 Tổ chức hoạt động ngoại khoá LSVN (1945 - 1954) có sử dụng tài liệu LSĐP Lạng Sơn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 77
2.4 Thực nghiệm sư phạm 90
2.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp thực nghiệm 90
3.4.3 Kết quả thực nghiệm 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng ta coi là “quốc sách hàng đầu”
[66;151] Bước sang thế kỷ XXI, nền giáo dục Việt Nam đứng trước nhữngđòi hỏi mới Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã tạo nênbước đột phá trong quan hệ quốc tế Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một
xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay Xu thế đó đang mở ra những
cơ hội, những triển vọng to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đấtnước Nhưng mặt khác nó cũng mang lại những thách thức, những nguy cơ,
mà trước hết là nguy cơ tụt hậu, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa của một
dân tộc có "bốn ngàn năm văn hiến"
Ý thức được những nguy cơ trên, nghị quyết Đại hội VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: " Lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại.Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân
và tiền đồ của đất nước" [4;109] Một trong những môn học có ưu thế hơn cả
trong giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước , chính là môn lịch sử
Để đảm bảo chất lượng bộ môn, đảm bảo được mục tiêu giáo dục đề ra,
bộ môn lịch sử đang có những đổi mới mạnh mẽ, toàn diện cả về nội dung,chương trình, phương pháp, sách giáo khoa, trong đó việc khai thác và sửdụng tài liệu LSĐP luôn có vị trí quan trọng, cả trong tri thức nhận thức khoahọc, cũng như trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục lòng yêu quê hương
đất nước cho HS, "bởi vì nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt đầu từ thủa ấu thơ, từ lòng yêu quê hương của các em HS tự hào về đất nước và dân tộc Việt Nam bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên nhờ ngay tại làng xóm thân yêu trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược " [48;235] Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Dạy lịch sử tức
là dạy yêu nước, khi dạy làm thế nào để đồng bào Thái, đồng bào Dao,
Trang 6trong lúc học LSVN thấy có phần mình trong đó, thấy gắn bó với đất nước với dân tộc" [24;24].
LSĐP là một bộ phận cấu thành của LSDT, LSDT bao giờ cũng đượcdiễn ra trên phạm vi không gian, thời gian nhất định, ở những địa phương cụthể LSĐP có thể phản ánh sự phát triển của LSĐP hoặc mang tầm LSDT,phản ánh sự phát triển của LSDT, vì thế việc gắn kết chặt chẽ giữa việcnghiên cứu LSDT và LSĐP luôn mang tính nhất quán và không tách rời
Chỉ có thể hiểu sâu sắc LSDT khi hiểu sâu sắc LSĐP, nơi diễn ra sựkiện mang tầm LSDT và ngược lại, chỉ có thể hiểu sâu sắc LSĐP khi đặt nótrong mối quan hệ với LSDT Nó là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng,cái phổ biến với cái đặc thù, cụ thể.Việc nghiên cứu, học tập LSĐP không chỉ
có ý nghĩa đối với LSĐP mà còn có ý nghĩa quan trọng với việc nhận thứcLSDT Tài liệu LSĐP không chỉ có ý nghĩa trong việc dạy học bài LSĐP màcòn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm, sinh động thêm LSDT, đồng
thời thực hiện được nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” [44;8].
LSĐP có vai trò quan trọng, nhưng thực tế DH lịch sử hiện nay ởtrường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu này Việc sử dụng tài liệuLSĐP chưa được coi trọng đúng mức, chưa khai thác hết hiệu quả của tài liệuLSĐP trong dạy học LSDT Cách DH hiện nay còn nặng về lý thuyết, hànlâm, thiếu tính sáng tạo, hạn chế tính tích cực của HS trong nhận thức LSDT
cũng như LSĐP Và việc chuyển đổi dạy học theo mô hình "lấy giáo viên làm trung tâm" sang mô hình "lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những
biện pháp để chúng ta khắc phục điều đó
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đông - Bắc, là nơi địa đầu TổQuốc Lạng Sơn có núi non hũng vĩ, phong cảnh hữu tình làm say mê lòngngười Lạng Sơn có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên nét văn hóaphong phú, đặc sắc Nổi bật lên là những câu hát giao duyên sli, slượn duyên
Trang 7dáng, tình tứ, văn hóa Then đậm chất tâm linh của người dân tộc Mảnh đấtnày cũng có bề dày lịch sử, bởi Lạng Sơn tự hào là vùng đất chứng kiến nhữngbước đi chập chững đầu tiên của dân tộc Trong lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước, Lạng sơn là "phên dậu" của Tổ Quốc, đất Lạng Sơn anh hùng cónhiều chiến công còn ghi dấu ấn như Ải Chi Lăng, căn cứ địa Bắc Sơn
Ngày nay, trong bối cảnh xây dượng đất nước, Lạng Sơn là cửa ngõcủa quốc gia với 01 cửa khẩu quốc tế, 04 cửa khẩu quốc gia Nhân dân LạngSơn đang nỗ lực vươn lên trên tất cả mọi mặt, nhằm góp phần vào sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là thế hệ trẻ của xứ Lạng cần biết,cần hiểu và tự hào về mảnh đất thân yêu này Giáo dục LSĐP cho các em làđiều vô cùng cần thiết để các em thêm yêu quê hương, từ đó các em có ý thức,
có trách nhiệm dựng xây đối với nơi "chôn rau cắt rốn" của mình
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn
đề: "Sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học LSVN (1945 - 1954) ở trường THPT tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài Luận
văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử, mã số60.14.01.11
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2.2.1 Tài liệu nước ngoài
LSĐP là một vấn đề được quan tâm từ rất sớm ở các nước trên thế giới.Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, Nga hoàng Pie đệ nhất rất coi trọng việc nghiêncứu và sưu tầm LSĐP Trong thời gian này, cuốn LSĐP đầu tiên với tựa đề
“Lịch sử Xibia” của Remêdốp được biên soạn Tiếp đó, Lômôlôxốp biên soạn
tác phẩm về LS các mặt của từng tỉnh, thành phố nước Nga Cuối thế kỉXVIII, nhiều tác phẩm khác về các vùng miền khác nhau của Nga được xuất
bản như: Địa hình vùng Orenbua, Những kiến thức LS sơ giản về dân tộc
Trang 8Đơvin, Sơ yếu LS thành phố Ackhaghen… Bên cạnh việc nghiên cứu LSĐP
của các nhà khoa học, còn có hoạt động nghiên cứu trong nhà trường M.V.Lômônôxốp đã thu hút HS ở nông thôn sưu tầm nghiên cứu các mỏ đá và kimloại qúi N.P Bunacốp, một GV trường trung học, đã viết 20 cuốn sách vềLSĐP [40,16]
Hoạt động nghiên cứu địa phương cũng được đẩy mạnh trong cáctrường đại học ở Cadan, Kháccốp, Kiép, Ôđetxa v.v Các hội nghiên cứu
khoa học lần lượt được thành lập ("Hội nghiên cứu LS cổ đại Nga" (1840),
Đến năm 1930, môn Địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các
trường Đại học Sư phạm Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi, với việc thành
lập các "Hội bảo tàng địa phương", "Hội bảo vệ các di tích LS và Văn hoá"
(1966), hoạt động nghiên cứu LSĐP càng được đẩy mạnh, đã góp phần quantrọng vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường Xô Viết trước đây
Cuốn “Lịch sử địa phương” do G.N.Matiusin chủ biên (1980) nhấn
mạnh rằng việc dạy học LSĐP trong nhà trường phổ thông đã trở thành mộtnguyên tắc giáo dục chung Các tác giả không chỉ giới thiệu các nguồn tư liệu
mà còn hướng dẫn PP nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và giảng dạy LSĐP.Dựa trên kinh nghiệm thực tế ở nhà trường Xô viết, tài liệu đã khái quát líluận nhiều vấn đề liên quan đến công tác LSĐP, về các hình thức cơ bản củaviệc DH
Quyển “PP công tác LSĐP ở trường phổ thông” (1982) do N.X
Bô-ri-ôp chủ biên trình bày hai vấn đề chính: nguồn tư liệu và công tác LSĐP ởtrường phổ thông Các tác giả nêu lên những mặt mạnh, yếu của công tác này,
Trang 9đề xuất những PP sư phạm tiến hành có hiệu quả và nhấn mạnh phải làm cho
HS hứng thú trong quá trình nhận thức LS quê hương mình
Ở Hunggari, công tác nghiên cứu, sưu tầm LSĐP rất coi trọng Nhàtrường kết hợp với các cơ quan chuyên môn LS và văn hoá, tổ chức HS sưu
tầm tư liệu để xây dựng những "làng bảo tàng" địa phương Ở đó, người ta
trưng bày những hiện vật LS, những kiến trúc độc đáo, thể hiện tính đặc thùtrong đời sống và văn hoá tinh thần của nhân dân các địa phương
Trong tài liệu của tổ chức UNESCO cũng nói về LSĐP Tờ “Người đưa tin UNESCO” (6/1989, bản tiếng Việt) giới thiệu kinh nghiệm sử dụng
các bảo tàng, di tích LS ở địa phương để giảng dạy trong giờ học LS Ở Mĩ,
trong chương trình các trường Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) môn “Nhập môn
xã hội học” cũng có một số tiết về “LS và địa lí về tỉnh ta, bang ta”.
Trong các hội nghị LS quốc tế năm 1979 (tại Cộng hòa Dân chủ Đức),năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được thảoluận một cách nghiêm túc Năm 1994, tại Hội thảo khoa học về giáo dục LScác nước Đông Nam Á, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến
PP luận và PP nghiên cứu LSĐP, các nguồn và PP xử lí sử liệu
Trong Khuyến nghị của Nghị viện châu Âu (số 1283) liên quan đến LS
và việc học tập LS ở châu Âu, ngày 22/01/1996 nhấn mạnh: “Nội dung của các chương trình LS phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những mặt của xã hội (LS xã hội và văn hóa cũng như LS chính trị)… LSĐP cũng như LS dân tộc (nhưng không phải là LS theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như LS các dân tộc thiểu số…” [46;66].
2.2.2 Tài liệu trong nước.
Từ xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu
Quốc sử cũng coi trọng LSĐP, một số tác phẩm tiêu biểu là: Dư địa chí
(1435) của Nguyễn Trãi, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quí Đôn, Đại Nam nhất thống chí (1849) của Quốc sử quán triều Nguyễn… Đặc biệt, dưới thời
Nguyễn việc chép sử được mở rộng đến các làng xã và huyện
Trang 10Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta xuất hiện những tài liệu,
thần phả, địa chí, như: Gia Định thành thông chí (1972) của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An kí (đầu thế kỉ XIX) của Bùi Dương Lịch, Đồ Bàn kí của Nguyễn Văn Hiển, Vương quốc Đàng Ngoài của S Barong, Làng xã An Nam ở Bắc
Kì (1894) của P.Ory, Thành bang An Nam (1909) của C Briphô, Nhân dân đồng bằng Bắc Bộ (1936) của Piê-Guru,…
Ở miền Nam, dưới thời Mỹ - ngụy cũng có một số soạn giả nghiên cứu
và xuất bản sách về LSĐP: Cao nguyên miền thượng, Phong quang Đắc Lắc
của Cửu Long và Toan Ánh; Nước non Bình Định của Quách Tấn… Các tài
liệu này đã trình bày đầy đủ, hệ thống về một địa phương, thể hiện một phần ýthức dân tộc
Việc giảng dạy và học tập LSĐP ở nước ta sớm được đưa vào chươngtrình, nhất là sau các cuộc cải cách giáo dục (năm 1950, 1956, 1979), bướcđầu đạt kết quả về mặt nội dung và PPDH Cho đến nay đã có nhiều quyểnsách biên soạn về LSĐP
Cuốn “Lịch sử địa phương” (1989) của Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am là một công trình khoa
học tương đối đầy đủ và có hệ thống về việc nghiên cứu, biên soạn và giảngdạy LSĐP ở trường phổ thông
Trong các giáo trình “PPDH lịch sử” (xuất bản lần đầu năm 1978 và tái
bản nhiều lần vào các năm 1980, 1992, 1998, 2000, 2001) của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy
LSĐP ở các trường phổ thông, gắn việc học tập LS với đời sống xã hội Cáctác giả cũng tập trung đi sâu vào việc hướng dẫn biên soạn và giảng dạy cáctiết LSĐP, cũng như công tác sưu tầm, nghiên cứu và xử lí tài liệu thu thậpđược (trong giáo trình năm 2002 và 2009)
Cuốn “PP giảng dạy LS” tập 1, 2 (1966) do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị biên soạn đã khẳng định: “Giảng dạy LS gắn liền với đời sống và cần
Trang 11phải liên hệ tri thức LS trong sách vở với cuộc sống, liên hệ LS toàn quốc với
Năm 2007, “Dự án Việt – Bỉ” triển khai ở Việt Nam đã tổ chức tập
huấn cho GV Cao đẳng Sư phạm DA triển khai viết về tài liệu giáo dụcLSĐP cho sinh viên các trường Cao đẳng, cho THCS và cho Tiểu học
Ngoài ra, vấn đề này còn được trình bày trên các Tạp chí Giáo dục, Tạpchí Nghiên cứu LS, Luận án, Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp, như:
Nguyễn Thị Côi (2002): “Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường
THPT”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã nêu lên vai
trò, tầm quan trọng và đề xuất các biện pháp DH LSĐP ở trường phổ thông
Vấn đề giảng dạy LSĐP ở trường phổ thông đang là một đề tài hấp dẫn,cần thiết và đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
đã viết về đề tài này Cụ thể: Luận án PTS của Đặng Công Lộng (1996) "
Nghiên cứu việc giảng dạy LSĐP ở trường THPT" (Qua thực nghiệm ở Bình Định), Luận án "Sử dụng di tích LSĐP trong dạy học LSVN ở trường THPT tỉnh Hưng Yên" (1999) của Hoàng Thanh Hải , các luận văn như: "Sử dụng tài liệu LSĐP để giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc trong dạy học LS ở trường THPT (qua ví dụ tỉnh Bắc Ninh) " của Lê Thị Hải Yến, Luận văn "Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Bắc Giang" của Ngọ Văn Giáp, luận văn "Một số biện phát huy tính tích cực của
HS trong dạy học các bài LSĐP ở trường THPT Ninh Bình" của Vũ Đặng Hà Bình, “Sử dụng LSĐP trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Sơn La”
(2009) của Chu Thị Mai Hương,… và một số khóa luận tốt nghiệp khác lànhững gợi ý cho đề tài
Trang 122.2 Về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học lịch sử
2.1.1 Tài liệu nước ngoài
M.N Sacđacốp trong cuốn "Tư duy học sinh" (Nxb Giáo dục, 1970), đã
nhấn mạnh đến vai trò của tư duy tích cực trong việc lĩnh hội tri thức Ôngcho rằng chỉ có phát huy tư duy tích cực, độc lập của học sinh mới giúp các
em chủ động lĩnh hội kiến thức
I.F.Kharlamop trong cuốn "Phát huy tính tích cực của HS như thế
nào" (Nxb Giáo dục, 1978), tác giả đã đề cập đến những biện pháp nhằm kích
thích hoạt động nhận thức của học sinh Theo ông, để giờ học đạt kết quả caothì nhiệm vụ trọng tâm là phải phát huy tính tích cực
B.P.Êxipôp (nhà giáo dục học Liên Xô trước đây), trong cuốn " Những
cơ sở của lý luận dạy học" (tập 3, Nxb Giáo dục, 1971), tác giả nhấn mạnh
đến việc nâng cao tính tích cực, sáng tạo và tính tự lập, ham hiểu biết của HStrong quá trình học tập Đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường là phảiphát triển tính tích cực của HS và PP làm việc tự lập của HS
N.V.Savin trong cuốn "Giáo dục học" (Tập 1, Nxb Giáo dục, 1983) đã
nêu ra vấn đề làm thế nào để khơi gợi được hoạt động nhận thức tích cực của
HS để các em nắm được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Đồng thời tác giả cũng chỉ
ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả DH như sử dụng đồ dùng trực quan, tưliệu DH, tình huống có vấn đề, hứng thú học tập và đặc biệt là phát huy tínhtích cực của HS
T.A Ilina đã đề cập đến những con đường nâng cao hiệu quả bài học
trong cuốn "Giáo dục học" (tập 1, Nxb Giáo dục, 1979), tác giả nhấn mạnh yêu
cầu tăng cường mối quan hệ của việc giảng dạy những cơ sở khoa học với đờisống, đặt ra cho GV nhiệm vụ tìm cách phát huy tính tích cực của HS, pháttriển ở các em năng lực nhận thức và sáng tạo, xây dựng kỹ năng, kỹ xảo độclập
Trang 13Trên cơ sở các công trình nghiên của các nhà giáo dục học nêu trên, cácnhà giáo dục sử học có nhiều công trình nhiên cứu về vấn đề phát huy tínhtích cực của HS trong dạy học LS, tiêu biểu như I.Ia.Lecne, N.G Đairi.
I.Ia.Lecne trong cuốn "Phát triển tư duy của HS trong dạy học LS"
(Tài liệu dịch thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1982), đã đặc biệtnhấn mạnh đến con đường, biện pháp dạy học LS nhằm phát triển tư duy choHS: dạy học nêu vấn đề, dạy học trực quan Ông chỉ rõ các biện pháp đó sẽkích thích năng lực sáng tạo, tính tích cực nhận thức của HS để nâng cao chấtlượng giờ học LS
I.Ia Lecne, nhà giáo dục học Liên Xô trước đây, trong cuốn "dạy học
nêu vấn đề" (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977) đã làm sáng tỏ bản chất và cơ sở
của DH nêu vấn đề, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tư duy tích cực trongquá trình nhận thức của HS Đồng thời, ông cũng chỉ ra tác dụng của việc DHnêu vấn đề đối với việc phát huy tính tích cực, độc lập của HS
Tiến sĩ N.G Đairi (nhà giáo dục LS Liên Xô trước đây) trong tác phẩm
"Chuẩn bị giờ học LS như thế nào" (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973), ông khẳng
định hoạt động tích cực độc lập của HS là một điều kiện bắt buộc đối với mộtgiờ học được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả Đồng thời, ông còn chỉ rõmuốn đạt được giờ học LS đạt hiệu quả cao phải chuẩn bị tốt giáo án, vận dụnglinh hoạt DH nêu vấn đề với các PPDH, đặc biệt là sử dụng sách giáo khoa vàbài giảng của thầy trong một giờ học Ông đã đưa ra một sơ đồ, có thể coi nhưmột kim chỉ nam cho người GV lịch sử trong việc sử dụng sách giáo khoa
Qua tìm hiểu, các tác giả nêu trên đều khẳng định ý nghĩa và tầm quantrọng của việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học nóichung và trong dạy học lịch sử nói riêng Đồng thời nhấn mạnh đến vai trò củaviệc phát huy tính tích cực trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy của học sinh
2.1.2 Tài liệu trong nước
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong cuốn "Giáo dục học" (Tập 1, Nxb
Giáo dục, 1987), đã đưa ra các nguyên tắc của quá trình DH, trong đó có
Trang 14nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của thầy và vai trò tự giác,tích cực, độc lập của trò Nguyên tắc này đòi hỏi phải phát huy tính tích cực,tính tự giác, độc lập của HS trong quá trình DH, đồng thời các tác giả cũngđưa ra khái niệm tính tích cực, tự giác, tính độc lập nhận thức.
Thái Duy Tuyên, trong cuốn "Giáo dục học hiện đại" (Nxb Đại ĐHQG
Hà Nội, 2001), cũng trình bày một số vấn đề về tính tích cực, độc lập, tự giáccủa HS trong quá trình học tập Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của hứng thú đốivới việc phát huy tính tích cực của HS trong học tập Từ đó, tác giả đưa ra một
số biện pháp để phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong giờ lên lớp
Đặng Thành Hưng trong cuốn "Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp,
kĩ thuật" (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002) đã đề cập đến vấn đề tích cực hóa và biện
pháp tích cực hoá để thể hiện mình và phát triển Đồng thời, tác giả cũng nêulên các biện pháp, kĩ thuật nhằm làm cho giờ học đạt kết quả cao như: kĩ thuậtghép nhóm, kĩ thuật sử dụng câu hỏi, kĩ thuật sử dụng và khai thác cácphương tiện, tài liệu DH, đây thực sự là giải pháp về tổ chức nhằm đảm bảoquá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả
Giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) xuất bản các năm 1976 (tập 1), năm 1980 (tập 2), tái bản
nhiều lần sau đó, đã dành hẳn một phần đề cập đến vấn đề phát triển các nănglực nhận thức, năng lực hành động của HS trong dạy học LS Đặc biệt là cuốn
"Phương pháp dạy học lịch sử" (tập 1,2 Nxb ĐHSP Hà Nội, 2002) do giáo sư
Phan Ngọc Liên chủ biên, tái bản và có sửa chữa năm 2009, 2010 đã hoàn
chỉnh hơn vấn đề sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham thảo và phát huy tínhtích cực của HS trong dạy học LS
Trong cuốn "Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học LS ở trường
trung học cơ sở" do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng chủ biên (Nxb Giáo
dục, 1998) đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực
HS trong dạy học LS ở trường trung học cơ sở, khẳng định tầm quan trọng
Trang 15của tài kiệu tham khảo và đề ra những con đường, biện pháp, hình thức đểphát huy tính tích cực của HS trong học tập LS.
Cuốn "Đổi mới dạy học lịch sử lấy "Học sinh làm trung tâm"" do giáo sư
Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb ĐHQG, 1996) và cuốn "Đổi mới PPDH lịch
sử ở trường phổ thông" (Một số chuyên đề) do giáo sư Phan Ngọc Liên chủ
biên đã cho chúng ta thấy đổi mới PPDH nói chung, dạy học LS nói riêng làmột yêu cầu cấp thiết Đổi mới PPDH là đổi mới theo hướng phát huy tínhtích cực của HS Đồng thời các tác giả cũng nêu ra các con đường, biện pháp
để phát huy tính tích cực đó
Cuốn "Mô hình DH tích cực lấy người học làm trung tâm" của Nguyễn
Kỳ (Trường cán bộ quản lý GD và ĐT Hà Nội, 1996), tác giả đưa ra mô hình
DH tích cực lấy người học làm trung tâm trong đó quan trọng là PP, đặctrưng, ý nghĩa, vai trò của HD tích cực
Cuốn "Một số chuyên đề PPDH lịch sử" (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002) do
giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên, "Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông " của giáo sư Nguyễn Thị Côi (Nxb ĐHSP,
2010) đã nhấn mạnh đến vai trò phát triển nhận thức tích cực, độc lập, sángtạo của HS và đề xuất các con đường, biện pháp phát triển tính tích cực, độclập của HS trong giờ học nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá
Cuốn "Áp dụng dạy và học tích cực trong môn LS" của giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên (Dự án Việt - Bỉ), giáo trình "Các hình thức tổ chức DH
ở trường trung học cơ sở" do Nguyễn Thị Côi chủ biên (Nxb ĐHSP, 2007),
đều đã đề cập đến PPDH tích cực, đưa ra các PPDH theo hướng tích cực hoáhoạt động học tập của người học
Vấn đề LSĐP cũng như phát huy tính tích cực của HS trong dạy họclịch sử không phải là vấn đề mới Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cácvấn đề này ở những góc độ và mức độ khác nhau Đó là những cơ sở rất quantrọng cho chúng tôi trong quá trình vận dụng để nghiên cứu đề tài này
Trang 16Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vềviệc sử dụng tài liệu LSĐP Lạng Sơn theo hướng phát huy tính tích cực của
HS trong dạy học LSVN (1945 - 1954) ở trường THPT Lạng Sơn
Vì thế theo chúng tôi nghiên cứu đề tài này một mặt kế thừa thành tựunghiên cứu của những đề tài cùng loại trước đó, mặt khác chúng tôi còn đềcập và nghiên cứu nhiều vấn đề mới, những vấn đề cụ thể trong DH lịch sử ởtrường THPT Lạng Sơn
Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần quan trọng nâng cao chấtlượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, cũng như góp phần làm tài liệu thamkhảo cho các đồng nghiệp ở Lạng Sơn khi dạy học giai đoạn lịch sử này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng tài liệu LSĐP Lạng
Sơn trong dạy học LSVN (1945 - 1954)
3.2 Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, chúng tôi sẽ không đi
sâu vào nghiên cứu tiết dạy LSĐP riêng biệt Trên cơ sở tìm hiểu lí luận vàthực tiễn liên quan đến đề tài, chúng tôi tập trung đề xuất các hình thức, biệnpháp sử dụng tài liệu LSĐP Lạng Sơn trong dạy học LSVN (1945 - 1954) cho
HS lớp 12 các trường THPT ở Lạng Sơn theo hướng phát huy tính tích cực HS
Tác giả soạn nội dung “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)" (tiết 3) để thực nghiệm sư phạmtheo các biện pháp đã đề xuất trong Luận văn, hình thức DH nội khóa ở lớp
12 trường THPT Đồng Đăng - Lạng Sơn
4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4.1 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn DH lịch sử nói chung,
vận dụng các hình thức, PPDH tích cực khi tiến hành sử dụng tài liệu LSĐPtrong dạy học LSDT lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) nói riêng, đề tài sẽ:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐPtrong dạy học LSVN
Trang 17- Khảo sát, điều tra thực trạng về việc dạy học LSĐP trong dạy họcLSVN.
- Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP khi tiến hànhdạy các bài LSVN (1945 - 1954) lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) theohướng phát huy tính tích cực HS
- Chỉ rõ những yêu cầu và PP luận vận dụng các hình thức, biện phápkhi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy các bài LSVN (1945 - 1954)
4.2 Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lí luận của Giáo dục học, Tâm lí học và PPDH môn LS
- Khảo sát thực trạng vận dụng các hình thức, biện pháp khi sử dụng tàiliệu LSĐP trong dạy các bài LSVN (1945 - 1954)
- Tìm hiểu nội dung, chương trình SGK, tài liệu LSĐP ở Lạng Sơn đểxác định bài học có nội dung kiến thức phù hợp với việc vận dụng các hìnhthức, biện pháp dạy học tích cực khi sử dụng tài liệu LSĐP trong bài LSVN,cũng như chuẩn bị bài thực nghiệm sư phạm
- Đề xuất các hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu LSĐP trongdạy học LSVN theo hướng phát huy tính tích cực của HS, góp phần nâng caochất lượng DHLS nói chung, dạy học LSĐP nói riêng ở trường THPT
- Soạn giáo án và thực nghiệm sư phạm những biện pháp đã đề xuấttrong Luận văn
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở PP luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, Nhà nước ta
về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Đề tài cũng dựa vào lí luận DH củaGiáo dục học, Tâm lí học, Lý luận và PPDH môn LS…
5.2 Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói
chung, do nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các PPnghiên cứu khoa học giáo dục sau:
Trang 18- Nghiên cứu các nguồn tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học… Đặc biệt là
lí luận DH bộ môn liên quan đến các tài liệu nói chung và tài liệu LSĐP nói riêng
- Nghiên cứu thực tiễn vận dụng các PPDH tích cực khi sử dụng tàiliệu LSĐP trong dạy học LS dân tộc (1945 - 1954) lớp 12 ở trường THPTtỉnh Lạng Sơn thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn
- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm theo những biện pháp đã đề xuấttrong Luận văn và tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng PP toán học thống kê, tập hợp và xử lí số liệu đã thu được đểphân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu kiến nghị
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận DH bộ môn về sử
dụng các PPDH Việc hoàn thành đề tài này sẽ giúp chúng tôi nâng cao trình
độ về lí luận DH, nhất là các hình thức, biện pháp vận dụng các PPDH tíchcực vào dạy học LSĐP trong bài LS dân tộc
6.2 Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được tác giả ứng
dụng rộng rãi vào quá trình DHLS ở trường THPT Mong rằng đây cũng là tàiliệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Lí luận
và PPDH môn LS
7 Giả thuyết khoa học
Dạy học LSĐP nói chung, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVNtheo hướng phát huy tính tích cực HS là một xu thế tất yếu của nền giáo dụchiện đại, nền giáo dục vừa giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắcdân tộc vừa có khả năng hội nhập quốc tế Nếu GV có quan niệm đúng đắn về
sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LS dân tộc, nắm được lí luận DH bộmôn và áp dụng hiệu quả các hình thức, biện pháp sư phạm theo những đềxuất của Luận văn, đảm bảo các yêu cầu và PP luận đã nêu sẽ góp phần nângcao chất lượng DH bộ môn ở trường phổ thông
Trang 198 Đóng góp của đề tài
Luận văn có đóng góp về khoa học và thực tiễn ở các mặt sau:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịchLSĐP trong dạy học LSVN
- Cung cấp thêm thực trạng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy họcLSVN theo hướng phát huy tính tích cực HS
- Đề xuất các hình thức, biện pháp vận dụng các hình thức, PPDH tíchcực khi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN theo hướng phát huy tínhtích cực học sinh
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văngồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý lụân và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu LSĐP
theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học LSVN (1945 - 1954)
ở trường THPT tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính
tích cực của HS trong dạy học LSVN (1945 - 1954) ở trường THPT Lạng Sơn
Trang 20CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1945 - 1954) Ở TRƯỜNG THPT TỈNH LẠNG SƠN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở trường THPT
1.1.1.1.Quan niệm về “tài liệu lịch sử địa phương”
*Tài liệu lịch sử
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì tài liệu là những sách báo giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó Ví như tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy… Chúng ta cần phân biệt khái niệm “tài liệu LS” với khái niệm “tư liệu LS” Tư liệu lịch sử là khâu trung gian nối liền nhà sử học với
các công trình nghiên cứu lịch sử Cho nên, có thể hiểu tư liệu lịch sử lànhững di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhấtđịnh, mang trong nó dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng
hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người Tư liệu lịch sử thường được
trích ra từ trong các tài liệu lịch sử Nó là phần quan trọng của tài liệu lịch sử,
nó phục vụ cho quá trình nghiên cứu hay học tập lịch sử Như vậy, chúng ta
có thể hiểu tài liệu lịch sử là những sách, báo hay các công trình nghiên cứu
về lịch sử quá khứ của xã hội loài người Tài liệu lịch sử có nhiều loại khác
nhau, tùy theo đặc điểm xuất xứ, nội dung, đặc trưng khác nhau mà người taphân chia chúng làm các nhóm, loại khác nhau Trong đó có ba nhóm tài liệu
lịch sử chính là tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật và tài liệu trực quan.
*Lịch sử địa phương
Tìm hiểu thuật ngữ “địa phương" là một cơ sở để nắm vững nội hàm
khái niệm "lịch sử địa phương" Cho đến nay, có nhiều quan niệm về "địa phương" "Địa phương là những vùng, những khu vực trong quan hệ với
Trang 21những vùng, những khu vực trong nước" [39;11], "địa phương là những khu vực, vùng được phân ra từ một tổ chức cao nhất là Trung ương" [39; 321], và
có thể hiểu một cách đơn giản "địa phương" là những gì không phải là "Trung ương", "cả nước", "dân tộc" [39; 11].
Như vậy, địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia,
có sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấuthành của đất nước Theo nghĩa cụ thể thì địa phương là đơn vị hành chínhcủa một quốc gia (tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã phường, thôn, bản, ) Cònhiểu một cách khái quát thì địa phương là những vùng đất, khu vực nhất địnhđược hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (nhưng không có địa giớihành chính) để phân biệt với vùng đất khác về mặt tự nhiên, kinh tế, nhưmiền Bắc, miền Trung, miền Nam, cụ thể là vùng Đông Bắc, Tây Bắc, NamTrung Bộ
Với những nhận thức trên, chúng ta có thể hiểu LSĐP chính là lịch sửcác làng, các xã, huyện, tỉnh, thành phố hay khu vực, vùng, miền Cụ thể hơn,
đó chính là lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các địa phương LSĐPcòn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trườnghọc, cơ quan, xí nghiệp, xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đều gắn với một địaphương nhất định Song nội dung của nó mang tính chuyên môn, kỹ thuật, do
đó các ngành nghiên cứu xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy LSĐP có hai đối tượng nghiêncứu chính:
- Lịch sử các đơn vị hành chính (thôn, xã, huyện tỉnh, thành phố, ), cụthể là quá trình hình thành, ổn định và phát triển của một địa phương và cácmặt kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự, tư tưởng, trong sự phát triển chungcủa LSDT Trên cơ sở đó, khai thác nét độc đáo, đặc thù của địa phương,những giá trị văn hoá, tinh thần và xác định những đóng góp quý báu của địaphương đối với việc xây dựng truyền thống chung, bổ sung, hoàn chỉnh lịch
sử dân tộc Nghiên cứu về đối tượng này có nhiều thể loại phong phú như:
Trang 22thông sử địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa phương, lịch sử Đảng
bộ địa phương
- Các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra ở địa phương, có liên quan đếnnhững sự kiện, biến cố chung của lịch sử dân tộc, chẳng hạn như: chiến thắngChi Lăng – Xương Giang, khởi nghĩa Bắc Sơn
Chúng ta cũng cần phân biệt LSĐP với các chuyên khảo về một sự kiệnlớn của cả nước như: một phong trào nông dân, một cuộc khởi nghĩa Mặtkhác, cũng cần phân biệt LSĐP với lịch sử chuyên ngành, mặc dù chúng cóchỗ giống nhau, song chúng vẫn có nét khác nhau cơ bản
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu tài liệu lịch sử địaphương là những sách, báo hay các công trình nghiên cứu về lịch sử quá khứcủa một địa phương nhất định
1.1.1.2 Các loại tài liệu LSĐP
Sự phát triển của khoa học lịch sử gắn liền với việc mở rộng các nguồn
tư liệu LSĐP và hoàn thiện phương pháp phân tích, giám định tư liệu Các tàiliệu LSĐP thu được trong nghiên cứu làm cho việc giảng dạy LSĐP, cũngnhư việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN được phong phú với cácnguồn chủ yếu:
Tài liệu thành văn hay sử liệu viết: là nguồn tư liệu giữ vị trí quan trọng
hàng đầu trong các nguồn sử liệu LSĐP Nguồn tư liệu này rất phong phú và
đa dạng, gồm nhiều loại: gia phả, hồi kí, văn bản chính quyền, đảng bộ, cácđoàn thể địa phương Xã hội càng phát triển, hoạt động văn hoá, giáo dụccàng phát triển nguồn sử liệu thành văn càng phong phú
Tài liệu hiện vật hay sử liệu vật chất: bao gồm những di vật khảo cổ,
những công trình kiến trúc nghệ thuật, các di tích lịch sử, cách mạng ở địaphương Những sử liệu vật chất có giá trị chân thực, giúp chúng ta xác địnhmột số vấn đề đặt ra đối với những thời đại xa xưa, khi chữ viết chưa ra đờihoặc góp phần xác minh những sự kiện thu thập được từ các nguồn khác nhau
Trang 23Tài liệu dân tộc học: miêu tả một cách sinh động nền văn hoá vật chất,
tinh thần, sinh hoạt xã hội của con người như: phong tục, tập quán, hội hè,nghi lễ
Tài liệu ngôn ngữ học: có hai hình thức phổ biến là phương ngôn và địa danh Tài liệu truyền miệng: là nguồn tư liệu vô cùng phong phú giúp các nhà
nghiên cứu lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng biên soạn và giảng dạy lịch sử
có sức hấp dẫn, truyền cảm Tài liệu truyền miệng bao gồm các loại như:truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, truyện kể của các cụ già, của các cán bộlão thành cách mạng; những câu chuyện truyền lại trong Lễ hội - Hội làng
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập chung khai thác các nguồn tàiliệu chủ yếu sau:
Tài liệu thành văn được ghi trong các sách, tạp chí, chuyên khảo đãxuất bản, các báo cáo từ các hội nghị, hồi kí các nhân chứng lịch sử
Các di tích lịch sử: là những địa điểm của tỉnh đã từng diễn ra các sựkiện, hiện tượng từ năm 1945 - 1954
Tài liệu truyền miệng
Do nội dung các nguồn tài liệu về LSĐP phong phú như vậy nên hìnhthức và biện pháp sử dụng cũng rất đa dạng, nhưng trong phạm vi đề tài, chúngtôi chỉ tập trung đề cập đến việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN
1.1.1.3 Đặc điểm của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN
Để dễ dàng nhận biết đặc điểm của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạyhọc LSVN, chúng tôi tiến hành một vài so sánh nhỏ, cụ thể là so sánh tiết dạyLSVN có sử dụng tài liệu LSĐP với tiết dạy LSVN không sử dụng tài liệuLSĐP và tiết dạy LSĐP riêng biệt (được quy định trong PPCT Bộ GD- ĐT)
Trang 24cho HS dễ dàng nắm được một số khái niệm phức tạp về “tự nhiên – conngười – xã hội”, làm phong phú kiến thức LSDT cho HS, ngoài những kiếnthức cơ bản cần phải nắm vững của LSDT, HS hiểu được LSĐP nơi mìnhsinh ra, lớn lên, các em thấy được nét riêng, đặc thù về mọi mặt của quêhương so với LSDT.
- Thứ hai, sử dụng tài liệu LSĐP góp phần thực hiện được nguyên lý
“học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn”, học tập gắn với đời sống
- Thứ nhất, lượng ý kiến thức LSĐP mà HS được tiếp thu nhiều hơn
- Thứ hai, HS thấy rõ được quy luật phát triển của địa phương trongquy luật phát triển chung của LSDT
- Thứ ba, HS luôn có điều kiện so sánh, đối chiếu kiến thức LSĐP vớiLSDT
- Thứ tư, việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT làm kiếnthức địa phương liền mạch, hệ thống, không rời rạc, đứt quãng, để qua đó các
em nhận thức LSĐP có hệ thống, toàn diện, sâu sắc
Một số đặc điểm như: về mức độ sử dụng, có thể sử dụng thườngxuyên; về biện pháp thực hiện: dễ tiến hành; về hình thức DH có thể là bài nộikhoá hay ngoại khoá
Tiết dạy LSĐP được quy định trong phân phối trường trình do bộ GD –
ĐT ban hành là 04 tiết, lớp 10: 01 tiết, lớp 11: 01 tiết; lớp 12 : 02 tiết Với sốtiết quy định này đã cho thấy Bộ GD – ĐT đã coi trọng việc giáo dục LSĐPcho thế hệ trẻ Nhưng LSĐP là một bộ phận của LSDT, là một dòng chảy nhỏ
Trang 25trong dòng chảy LSDT, đôi chỗ dòng chảy này hợp vào dòng chảy LSDT, khi
sự kiện xảy ra tại địa phương trở thành sự kiện LS chung của dân tộc, đượcghi trong chương trình và SGK Việc dạy học LSĐP như đã nêu trên có ýnghĩa to lớn trên cả 3 mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đối với HS, thìviệc dạy học LSĐP chỉ thực hiện từ 01- 02 tiết cho một khối lớp theo phânphối chương trình là rất ít và để đảm bảo được việc giáo dục HS và khắc phụcđược hạn chế do quy định số tiết của Bộ GD – ĐT đưa ra thì biện pháp tốtnhất là cùng với các tiết dạy LSĐP riêng biệt, GV sử dụng thường xuyên tàiliệu LSĐP trong dạy học LSDT Để việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy họcLSDT một cách hiệu quả cần dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT theohướng phát huy tính tích cực của HS
1.1.1.4 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
Căn cứ vào đặc điểm của tài liệu LSĐP và đặc trưng của quá trìnhDHLS ở trường THPT, việc sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS Việt Namcần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, mục đích sử dụng: Các tài liệu LSĐP được sử dụng trong
giảng dạy LSVN cần phải nhằm mục đích chung của bộ môn LS và mục tiêucủa giáo dục Sử dụng tài liệu LSĐP nhằm làm phong phú thêm nội dung LS
và nâng cao hiểu biết của HS về LSĐP Một trong những nguyên tắc của việcdạy học LS là liên hệ kiến thức quá khứ với thực tế, làm sống lại sự kiện LStrong cuộc sống hiện tại Vì vậy, khi giảng dạy LS thế giới và LSDT cần hiểu
rõ LSĐP Quy luật chung của LS thế giới và lịch sử dân tộc được thể hiệntrong LSĐP Tuy mỗi địa phương có nét đặc thù nhưng nó làm phong phú cáichung và đều mang nét chung của LSDT
Thứ hai, tài liệu LSĐP sử dụng trong DHLS cần phải đáp ứng mục tiêu
bài học GV cần chú ý khi lựa chọn tài liệu LSĐP để sử dụng, cần phải căn cứ
vào mục đích, yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức của HS Tài liệuLSĐP sử dụng trong bài cần có nội dung trọng tâm vào bài học, là những tài
Trang 26liệu cần thiết để khi nêu lên HS có thể hiểu nội dung LS được phản ánh trongtài liệu đó.
Để đáp ứng được mục tiêu bài học, khi sử dụng tài liệu LSĐP, GV cầnphải xem kỹ nội dung của bài học để tiến hành thẩm định, chọn lọc tài liệutrước khi sử dụng trên lớp Có như vậy khi đưa vào sử dụng mới có tính chínhxác, đem lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và pháttriển của bài Bên cạnh đó, việc GV sử dụng tài liệu có liên quan chặt chẽ vớicác sự kiện cơ bản trong bài, vừa sức với HS còn là biện pháp tốt để hướng dẫncác em tự học ở nhà, góp phần phát huy tính tự giác, tích cực học tập của mình
Thứ ba, sử dụng tài liệu LSĐP phải làm nổi bật nội dung cơ bản của
bài, đảm bảo tính khoa học trong nội dung Trong DHLS, chúng ta không thể
cung cấp hết cho HS mọi kiến thức của khoa học LS mà chỉ có thể làm cho các
em nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, là những kiến thức tối ưu cầnthiết cho việc hiểu biết của HS về LS Để xác định kiến thức trọng tâm, nộidung cơ bản của bài, GV cần căn cứ vào sơ đồ Đai-ri để thiết kế giáo án GVcần căn cứ vào nội dung bài viết trong SGK để lựa chọn tài liệu lịch sử cho phùhợp Nhằm làm rõ kiến thức cơ bản của bài, khắc sâu kiến thức cho HS
Thứ tư, sử dụng tài liệu LSĐP phải đảm bảo tính vừa sức,phù hợp với trình độ và tâm lí HS Trong dạy học ở trường THPT, tính vừa sức được thể
hiện ở việc GV lựa chọn nội dung, PPDH và cách tổ chức quá trình nhận thứcphù hợp với từng đối tượng HS Còn tính vừa sức trong sử dụng tài liệu LSĐPthể hiện:
- Khối lượng kiến thức trong các tài liệu LSĐP đưa vào sử dụng phảivừa đủ GV phải căn cứ vào từng cấp học, lớp học, đặc điểm tâm sinh lý, lứatuổi cũng như khả năng tư duy của từng đối tượng, giữa HS THCS với HSTHPT, HS ở thành phố với HS ở nông thôn,… để xác định nội dung cơ bảnphù hợp với từng đối tượng HS Sau đó mới lựa chọn các tài liệu LSĐP phùhợp với từng đối tượng, tránh trường hợp tài liệu quá dễ hay quá khó với trình
độ nhận thức của các em
Trang 27- Trình bày nội dung tài liệu LSĐP ngắn gọn, súc tích, cụ thể, dễ hiểu,không rườm rà, quá nhiều tên riêng.
- GV không nên trích dẫn quá nhiều tài liệu LSĐP, phải biết chọn lọc,phân loại chúng, đưa những tài liệu LSĐP có nội dung liên quan đến nội dung
cơ bản của bài học Tránh việc trích dẫn quá nhiều tài liệu sẽ làm “loãng” nộidung kiến thức của bài học, làm phân tán sự chú ý của HS
- Căn cứ vào lượng kiến thức cơ bản của LSDT nhiều hay ít, căn cứ vàomức độ quan trọng của sự kiện LSĐP, tính giáo dục của sự kiện, để giáo viênlực chọn lượng kiến thức, sự kiện LSĐP cho phù hợp với bải giảng, đảm bảođược hiệu quả của bài học trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.Với những sự kiện LSĐP chỉ mang tính chất địa phương, trong quá trình sửdụng GV phải hết sức khéo léo, chọn những sự kiện mang tính điển hình nhấtcủa địa phương, số lượng kiến thức địa phương đưa vào bài giảng cũng phảiphù hợp, vừa sức Không nên lạm dụng LSĐP, sử dụng tài liệu LSĐP quánhiều, biến bài giảng lịch sử dân tộc thành bài LSĐP, cũng không nên xa đàvào những tình tiết, sự kiện mang tính chất ly kỳ, không khoa học chỉ để biếngiờ học thành giờ kể chuyện LS
Thứ năm, sử dụng tài liệu LSĐP phải kết hợp nhuần nhuyễn với các
PPDH khác Trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng không có PPDH nào
là “vạn năng” Bởi vậy, khi DH phải kết hợp nhiều PP, biện pháp khác nhau
để đạt hiệu quả cao nhất Nội dung LS rất phong phú, nhiều loại kiến thức,mỗi loại kiến thức cần có những biện pháp DH phù hợp để đạt kết quả giáodục tốt nhất Tài liệu LSĐP là một nguồn kiến thức quan trọng bên cạnh cácnguồn kiến thức trong SGK Vì vậy, khai thác tài liệu LSĐP cũng là một biệnpháp DH của GV Do đó, cần kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng tài liệuLSĐP với các PPDH khác
Khi hướng dẫn HS khai thác, GV cần phải kết hợp nhuần nhuyễn vớilời nói sinh động của GV và HS, các đồ dùng trực quan, trao đổi thảo luận, sửdụng các tài liệu tham khảo khác,… để hướng dẫn HS tri giác, tìm hiểu,
Trang 28nghiên cứu và trả lời các câu hỏi gợi mở mà GV đặt ra Từ đó, góp phần pháthuy được tối đa vai trò ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLSViệt Nam ở trường THPT.
1.1.2 Về " tính tích cực của học sinh" trong DHLS ở trường THPT
Ở gốc độ triết học, "tính tích cực" là ý thức sáng tạo trong hoạt động tư
duy của mỗi con người, để đạt được mục đích của sự nhận thức
Theo quan điểm tâm lý học, các tác giả nước ngoài cho rằng tính tíchcực nhận thức là mô hình tâm lý của hoạt động nhận thức, là sự kết hợp giữachức năng nhận thức, chức năng tình cảm và chức năng ý chí (chức năng nhậnthức là chủ yếu) Mô hình này của HS luôn biến đổi tạo ra nhiều dạng khácnhau, theo nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà HS nhận thức
Các tác giả tâm lí học trong nước coi "tính tích cực" là đặc trưng của
phản ánh tâm lý, là sản phẩm của con người, nhằm tạo ra hiệu quả tối ưutrong hoạt động
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, “Tính tích cực” được nhiều
nhà giáo dục học nghiên cứu và tìm hiểu, tiêu biểu như:
I.I.Rodak cho rằng: tính tích cực được thể hiện dấu hiệu như sự căng thẳng chú ý, sự tưởng tượng mạnh mẽ, sự phân tích, tổng hợp sâu sắc.
Nhà giáo dục I.F Kharlamốp quan niệm "tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ
và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức" [36;35].
Khoa học giáo dục trong nước, cụ thể tác giả Thái Duy Tuyên trong
cuốn "Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại" quan niệm "tính tích cực là các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiến tri thức, để nâng cao hiệu quả học tập"[61, 118].
Tác giả Đặng Vũ Hoạt, cho rằng: "tính tích cực được biểu hiện bằng dấu hiệu như sự căng thẳng chú ý, sự tưởng tượng mạnh mẽ, sự phân tích, tổng hợp sâu sắc".
Trang 29Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tính tích cực là "chủ động, hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển", "hăng hái, năng nổ với công việc" [68;1120]
Các nhà giáo dục sử học cũng rất đề cao việc phát huy tính tích cực
trong dạy học LS Bởi, theo giáo sư Phan Ngọc Liên "bản chất của việc học tập, nghiên cứu LS cũng là một hoạt động nhận thức khoa học, đòi hỏi tính tích cực trong tư duy của HS" [45;25].
Từ những quan điểm trên có thể hiểu rằng tính tích cực là ý thức, thái
độ, hoạt động tích cực của mỗi người trong quá trình nhận thức nhằm đạtđược hiệu quả cao những mục đích đã đề ra Tính tích cực là cơ sở thuận lợi
để phát triển các năng lực khác trong hoạt động nhận thức của mỗi người
Tính tích cực học tập còn đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, nỗ lực trí tuệ
và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Có thể nhận biết tính tíchcực học tập của HS ở những mặt sau:
"Thứ nhất, HS tập trung chú ý theo dõi vấn đề đang học, khao khát, tựnguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu hỏi của bạn, tíchcực phát biểu ý kiến của mình về vấn đề mà GV và các bạn đặt ra
Thứ hai, đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thíchcặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa đủ rõ
Thứ ba, chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết củabản thân để nhận thức những vấn đề mới
Thứ tư, hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cố gắng hoànthành những bài tập được giao " [57;13]
Ngoài những biểu hiện ấy, trong quá trình DH, GV còn có thể nhận biếttính tích cực của mỗi HS qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng[57;13]
Trong học tập LS, tính tích cực chủ động của HS thể hiện ở việc GVgiúp học sinh tự nhận thức kiến thức LS bằng trí lực của mình một cách vữngchắc Việc học tập đó được diễn ra trong một thời gian quy định, HS tích cực,
Trang 30chủ động học tập bằng hoạt động của mình tự tìm tòi, nắm kiến thức LS mộtcách chính xác, cụ thể, có suy nghĩ sâu sắc và vận dụng một cách thành thạonhững kiến thức đó vào cuộc sống.
Từ lý luận về tính tích cực, biểu hiện của tính tích cực nhận thức của
HS trong dạy học LS, việc phát huy tính tích cực học tập nói chung và học tập
LS nói riêng là việc làm quan trọng và cần thiết Có thể khẳng định đây làbiện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học LS ở trường phổ thônghiện nay Phát huy tính tích cực trong dạy học LS góp phần phát triển cácnăng lực khác trong hoạt động nhận thức của HS, giúp các em nắm bắt trithức LS một cách toàn diện hơn, tư duy một cách sâu sắc hơn, đồng thời nắmvững hiểu sâu, đánh giá đúng LS, có thế giới quan và nhân sinh quan khoahọc, có hành động đúng và hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
1.1.3.1 Vai trò việc sử dụng tài liệu LS ĐP trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
Mỗi con người dù sống ở nơi này hay nơi khác, dù từng sống ở nhiềunơi khác nhau, cũng không thể không gắn liền với một cộng đồng nhất định,một địa phương nhất định (nơi ấy là quê cha đất tổ, là nơi sinh ra, hay trưởngthành ) Như vậy lẽ gì họ hiểu LSDT mà không biết LSĐP gần gũi, thân thiếtvới mình Không chỉ riêng các nhà sử học nghiên cứu sâu về LS mà mỗi conngười (ở những mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống vànhững hoạt động của dân tộc, địa phương, nhân loại và cả chính mình ởnhững khoảng thời gian và những vị trí khác nhau Tri thức LS sẽ làm giàuthêm tri thức cuộc sống con người Bài học LS luôn chỉ cho con người biếtcách hành động đúng trong hiện tại và tương lai Chẳng phải ngẫu nhiên từ
thời cổ đại một sử gia nổi tiếng của La Mã đã nói: "Lịch sử là cô giáo của cuộc sống" Chính vì vậy, sự am tường về LSDT còn bao hàm cả sự hiểu biết
cần thiết về LSĐP
Trang 31Nghiên cứu LSĐP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc góp phầnthực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông Thông qua công tác nghiêncứu, giảng dạy LSĐP, hoạt động của nhà trường có điều kiện gắn liền với xãhội địa phương
Từ hoạt động thực tiễn đó, HS thấy được sự phát triển sinh động, thú vịcủa LSĐP, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của LSĐP với LSDT, thấy đượcnét đặc thù của LSĐP song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung củaLSDT và LS thế giới
Trong phạm vi học tập LS ở trường phổ thông, tài liệu LSĐP với nhữngloại hình đa dạng phong phú là một cơ sở cho việc tạo biểu tượng sinh động,
cụ thể để hình thành các khái niệm LS
Tri thức LSĐP có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính vềtruyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương xứ sở, ý thức bảo vệgìn giữ những di sản văn hoá, di tích lịch sử Do đó, nghiên cứu LSĐP giữ vịtrí quan trọng trong nhà trường Mỗi địa phương luôn là nguồn cảm hứng đốivới việc nghiên cứu LS
Sử dụng tài liệu LSĐP trong khi tiến hành các bài LSDT là việc làmthường xuyên, ít mất thời gian và mang lại hiệu quả cao, nhưng đến nay chưađược chú ý nhiều Đối với hình thức này, sử liệu được sử dụng ở hai mức độ:thứ nhất, là những sự kiện LS diễn ra ở địa phương trở thành sự kiện chungđược dạy trong chương trình LSDT, những sự kiện này không chỉ quan trọngđối với địa phương mà với cả LSDT, thứ hai, là những sự kiện LSĐP khôngtrở thành sự kiện LSDT, chúng có liên quan và làm phong phú thêm choLSDT, dùng để liên hệ thực tế
Sử dụng thường xuyên tài liệu LSĐP, kết quả của việc sưu tầm các loạitài liệu LSĐP vào DH giúp HS không chỉ hiểu LSDT mà còn hiểu sâu hơncuộc sống xung quanh các em, trước hết là trong phạm vi hoạt động sản xuất
và quan hệ xã hội Đây không chỉ là đối tượng của nhận thức, nguồn gốc trithức về cuộc sống, về LS mà còn là địa bàn để HS tham vào đời sồng xã hội ở
Trang 32địa phương Vì vậy, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LS có ý nghĩa nhậnthức với tư cách là tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của HS, chuẩn bị cho các
em bước vào cuộc sống, trước hết là cuộc sống ở quê hương
Việc sử dụng thường xuyên, có kế hoạch tài liệu LSĐP trong dạy họcLSDT sẽ làm cho các sự kiện LSDT trở nên gần gũi, gắn bó với các em, vì LSchính là bản thân cuộc sống Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ởtrường phổ thông còn là chiếc cầu nối giữa nhà trường, HS với đời sống xã
hội, giữa quá khứ, hiện tại với tương lai, thực hiện mục tiêu "giáo dục phổ thông phải gắn liền với LS, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực,
HS ngay từ lúc đi học đã sống thực với đời sống xung quanh" [25] đáp ứng yêu
cầu của bộ môn LS - tăng cường giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho
HS - nhất là trong thời kì nền kinh tế mở cửa, nhiều giá trị văn hoá tinh thầnđang dần bị mai một
1.1.3.2 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
* Vai trò của việc sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của HS trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
Từ lâu, các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiếttuyệt đối phải đưa việc giảng dạy LSĐP vào chương trình LS phổ thông Ởcác trường THPT Việt Nam, LSĐP là nguồn kiến thức đối với HS, có vai tròquan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và bộmôn LS nói riêng Hơn nữa, việc sử dụng tài liệu LSĐP và dạy học LSĐP còn
là nhịp cầu nối tình cảm giữa nhà trường với nhân dân địa phương, giữa mỗi
HS đối với quê hương Nên thông qua từng bài giảng lịch sử, GV phải gắnthực tiễn cuộc sống địa phương vào bài học Như cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng nêu rõ: “ Phải biết kết hợp tài liệu chung với tình hình địa phương tuỳ theo thời gian mà giảng Nếu không làm như vậy, bài giảng sẽ kém tác dụng và có thể có hại, phải biết dạy những điều thiết thực với đồng bào miền
Trang 33núi Ví dụ giảng một bài LSVN phải biết kết hợp thế nào để thấy trong đó vai trò của đồng bào miền núi” [24;24].
Những kết quả dạy - học, nghiên cứu LSĐP của thầy và trò cũng có vaitrò động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân và trong một chừng mực nhấtđịnh còn góp phần phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế
- xã hội của địa phương
Nhận thức đúng, đầy đủ vai trò của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạyhọc LSVN, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự cần thiết phải tăng cường, cải tiến về nộidung SGK và đổi mới PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của ngườihọc, đẩy mạnh việc dạy học LSĐP trong nhà trường phổ thông hiện nay
SGK là tài liệu học tập cơ bản của HS, đồng thời, SGK cũng là chỗ dựaquan trọng, đáng tin cậy của giáo viên trong giảng dạy Sử dụng SGK là khâuquan trọng trong hoạt động DH, bởi SGK được biên soạn theo chương trìnhcủa bộ môn một cách hệ thống, giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản,hiện đại, vừa phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu Tuy nhiên, SGKthường “tĩnh” hơn sự phát triển nhanh chóng của khoa học LS Vì thế để nângcao hiệu quả dạy học không chỉ phát huy vai trò của SGK mà còn cần sử dụngcác loại tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu LSĐP
Xuất phát từ đặc trưng của việc học tập LS, có thể thấy các loại tài liệungoài SGK, đặc biệt là các tài liệu LSĐP có ý nghĩa quan trọng trong việckhôi phục, tái hiện những sự kiện, hình ảnh LS trong quá khứ một cách chânthực nhất, khách quan nhất Nó là căn cứ khoa học, là bằng chứng về tínhchính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện LS mà HS cần thu nhận Nó còn
giúp HS khắc phục hiện tượng “hiện đại hóa” LS hoặc hư cấu sai sự thực.
Tài liệu LSĐP làm cho sự hiểu biết về LSDT thêm đầy đủ, chính xác
Sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực của HS không
có nghĩa là để HS tự làm việc với các tài liệu LSĐP, cũng không phải là GVđặt nhiều câu hỏi đối với các tài liệu LSĐP mà mình đưa ra, càng không phải
là sử dụng được nhiều tài liệu LSĐP trong một giờ học LS Sử dụng tài liệu
Trang 34LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực của HS nghĩa là trong các hoạt độnghọc tập, GV luôn điều khiển, hướng dẫn các em chủ động làm việc với các tàiliệu LS để tự mình tạo ra các biểu tượng LS cụ thể, trên cơ sở đó hình thànhcác khái niệm và rút ra các quy luật, bài học LS.
Khi sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực học tậpcủa HS, các em luôn tỏ ra thích thú, chú ý học tập, hăng hái tham gia phátbiểu ý kiến Bên cạnh đó, các em còn chủ động tìm thêm các tài liệu khácngoài các tài liệu mà GV cung cấp Khi sử dụng tài liệu LSĐP theo hướngphát huy tính tích cực học tập của HS, các em sẽ độc lập, chủ động làm việcvới các tài liệu, giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV.Cao hơn nữa là các em sẽ tự phát hiện ra vấn đề và tự biết giải quyết vấn đềtrong quá trình tìm kiếm một điều mới chưa biết Là một nguồn kiến thứcquan trọng, tài liệu LS cần được thẩm định, phân tích nội dung và lựa chọnnhững phần chính xác, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS
* Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của HS trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm tiên tiến, chúngtôi thấy sử dụng tài liệu LSĐP có ý nghĩa lớn trên các mặt giáo dưỡng, giáodục và phát triển toàn diện HS
Trang 35Thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông cho thấy, việc dạy học LSĐP và
sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN, góp phần làm cụ thể, phong phú
và sinh động hơn các sự kiện LSDT, LS thế giới đang học LSĐP góp phần làmcho HS được “trực quan sinh động” quá khứ của LSDT qua sự kiện của LSĐP,góp phần làm cho quá khứ xích lại gần với nhận thức HS Ví dụ khi tìm hiểu vềthời kì nguyên thuỷ của Việt Nam, GV có thể sử dụng tài tài liệu LSĐP về các
tài liệu khảo cổ học: Năm 1906, qua khai quật khảo cổ học tại hang Thẩm Khoách (Bình Gia - Lạng Sơn) đã thu được những công cụ bằng đá và xương người - chủ nhân của công cụ đá, có niên đại cách đây khoảng 9-7 ngàn năm Các cuộc khai quật tiếp theo ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Bình Gia - Lạng Sơn), Kéo Lèng (thị xã Lạng Sơn- Lạng Sơn) thu được di vật giá trị: mảnh xương, răng người và động vật, công cụ đá, mảnh gốm, đặc biệt có nhiều rìu mài lưỡi Những hiện vật đó được coi là tiêu biểu của nền văn hoá Bắc Sơn, với niên đại s ớm vào loại nhất châu Á Ngoài ra, những hiện vật của nền văn hoá Bắc Sơn còn xuất hiện một vài nơi khác như Thái Nguyên, Cao Bằng và ở vung Đông Nam Á [40,138] Qua việc cung cấp các taì liệu khảo cổ trên đất
Lạng Sơn các em sẽ hiểu được cuộc sống của cư dân Bắc Sơn và qua đó hiểuđược đời sống xã hội nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam
Thông qua việc sử dụng tài liệu LSĐP, HS được cung cấp những nhữngkiến thức về LS, truyền thống và văn hóa của quê hương mình, từ đó các emthấy được nét riêng biệt độc đáo, đặc thù của địa phương, song vẫn thể hiệnnhững quy luật phát triển chung của LSDT và LS thế giới HS càng nhận thấy
sự đóng góp của nhân dân địa phương trên các mặt kinh tế, văn hóa, đối vớiđất nước, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa LSĐP và LSDT, giữa cáichung của LSDT và cái riêng của LS Lạng Sơn
Ví như khi học bài 17 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, GV cho HS thấy được, tình hình nước
ta sau cách ngày 2-9-1945 có điểm chung với cả nước đó là sự có mặt củaquân Tưởng ở miền Bắc trong đó có Lạng Sơn, nhưng nét khác biệt ở chỗ, do
Trang 36Lạng Sơn là một tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, nên quân Trung Hoa dânquốc có mặt ở Lạng Sơn từ rất sớm Ngày 26/8/1945, ngay sau ngày LạngSơn giành chính quyền ở tỉnh lỵ, quân Trung Hoa dân quốc đã tràn vào LạngSơn qua đường Đồng Đăng, điểm khác biệt nữa là trong kháng chiến chốngPháp từ năm 1946 - 1950, quân dân Lạng Sơn cũng luôn phải đối phó chốnglại các cuộc tấn công của quân Trung Hoa dân quốc do chúng cấu kết với thựcdân Pháp nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta.
Dạy học LSĐP ở trường THPT tạo một tâm lý đặc biệt ở HS: Hiểu mộtcách tự nhiên, sinh động quá khứ LS, nhớ sâu sắc, nhớ lâu kiến thức của bàihọc và nâng cao hiểu biết LSDT và thế giới Qua đó, thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của môn LS nói chung, LSDT nói riêng
- Về thái độ:
Thông qua dạy học LSĐP, HS hiểu sâu sắc quá trình hình thành và pháttriển của quê hương qua các thời kì, biết được nét đặc sắc về văn hóa, truyềnthống quê hương Điều này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng,chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, lòng yêu quê hương, yêu đất nước
Mỗi người Việt Nam dù sống ở bất kì nơi nào, dù đi bất cứ đâu cũngluôn mang trong mình tình cảm lớn lao đối với nơi “chôn rau, cắt rốn”, vớilàng xóm, quê hương Nơi ấy chính là “quê cha, đất tổ” của con người Lòngyêu nước bao giờ cũng có cội nguồn từ tình yêu quê hương, xóm làng Vì vậy,
sử dụng tài liệu LSĐP ở trường THPT không những làm phong phú tri thứccủa HS về quê hương, mà còn giáo dục cho HS tình yêu quê hương, hìnhthành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương Chính lòng yêu quêhương, làng xóm sẽ giúp HS có động cơ vươn lên trong học tập, rèn luyện và
có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước
Như chúng ta đã biết, đặc điểm trong tình cảm HS là biểu lộ thái độquý trọng, đánh giá cao quê hương mình Do đó, khi hiểu sâu sắc về LSĐP,các em không những tự hào về truyền thống tốt đẹp, về những chiến cônghiển hách của ông cha đã làm nên ngay trên mảnh đất quê hương mà còn tự
Trang 37hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, mà nhân dân đã đạt được
từ trước đến nay Niềm tự hào chính đáng đó góp phần hình thành ở HS lòngyêu lao động, bồi dưỡng cho các em tình cảm, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụbảo vệ, gìn giữ và phát triển những truyền thống tốt đẹp của địa phương
Dạy học LSĐP ở các trường THPT cũng góp phần thực hiện nhữngnhiệm vụ giáo dục của bộ môn LS Từ giáo dục lòng yêu quê hương đến giáodục lòng yêu nước, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở địa phương, giáodục ý thức lao động, lòng kính yêu nhân dân lao động, những người đã laođộng cần cù, sáng tạo xây dựng nên non sông đất nước và quê hương thêmgiàu đẹp; giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêu quý và bảo vệ những di sản văn hóa,
di tích LS, bảo vệ môi trường
Ví như, khi dạy về chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950 trong Bài 18 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp1946 -
1950 Khi cho HS tìm hiểu về đóng góp của nhân dân Lạng Sơn cho chiến dịch, GV đưa ra các đoạn trích tài liệu như sau: Trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tỉnh Lạng Sơn đã huy động 290.116 ngày công phục vụ cho chiến dịch, trong đó có 25.201 ngày công do chị em phụ nữ tham gia Việc vận chuyển lương thực, đạn dược phải qua nhiều con đường nhỏ hẹp, hiểm trở, nhiều dốc cao, suối sâu lại lầy lội, sụt lở vì đang mùa mưa và đại đội dân công của Bắc Sơn khi vượt đường số 4 bị máy bay địch phát hiện, oanh tạc làm chết và bị thương 71 người Đại đội dừng lại một ngày mai táng các liệt
sĩ, cấp cứu người bị thương, rồi lại lên đường tiếp tục chuyển gạo tới ra tiền tuyến Ngoài ra tỉnh còn có 2.000 dân công tổ chức thành đại đội phục vụ trực tiếp theo yêu cầu chiến dịch Mở hàng trăm km đường, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, đạn dược, đào được 3643 hố sâu trên đường số 1 và số
4 Bạt 56 quãng đường, phá sập 19 cầu cống, làm hỏng nặng đoạn đường Đồng Đăng – Thất Khê Ngoài ra còn hàng trăm thanh niên nam nữ tham gia
bộ đội trực tiếp chiến đấu tại địa phương và các đơn vị chủ lực
Trang 38Qua tài liệu trên HS thấy được những đóng góp to lớn của quê hươngmình góp phần làm nên chiến thắng chiến dịch Biên giới, các em sẽ thấy tựhào và nảy sinh tình cảm yêu mến quê hương.
- Về mặt kĩ năng: Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở trường
THPT không những thực hiện nhiệm giáo dưỡng (hình thành, củng cố tri thức LS)
và giáo dục (thái độ, tình cảm, tư tưởng ) mà còn phát triển HS các năng lựcnhận thức (đặc biệt là tư duy), các phẩm chất nhân cách, các kĩ năng, kĩ xảo
Trước hết, thông qua dạy học LSĐP góp phần phát triển các năng lực
nhận thức, như tri giác, trí tưởng tượng, trí nhớ, tư duy (phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, ) cho HS Bởi lẽ trong khi tiến hành
sử dụng tài liệu LSĐP, GV không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sự kiện, tạobiểu tượng LS mà còn từng bước hình thành khái niệm, giúp HS nắm vữngnhững đặc trưng bản chất, mối liên hệ giữa LSĐP với LSDT (và lịch sử thếgiới); rút ra bài học và quy luật LS Một trong những năng lực được hìnhthành cho HS khi học tập tài liệu LSĐP là sưu tầm các loại tài liệu, liên hệthực tế, học đi đôi với hành
Thứ hai, dạy học LSĐP không chỉ góp phần phát triển các năng lực
nhận thức độc lập của HS mà còn phát triển các thành phần nhân cách của các
em như sự chú ý, xúc cảm LS, hứng thú, ý chí Ví dụ khi dạy học bài 19
Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951
- 1953), phần: Hậu phương kháng chiến phát triểm mọi mặt, GV sử dụng đoạn tư liệu mô tả xưởng công binh ở Văn Quan - Lạng Sơn: Gọi là xưởng công binh, nhưng cả xưởng chỉ có mấy cỗ máy tiện, hàn cổ lỗ đủ chủng loại, vài chục cái chảo gang, hơn chục bễ lò rèn cùng 40 công nhân Trong điều kiện thiếu thốn, các công nhân xưởng vẫn động viên nhau khắc phục khó khăn vừa làm, vừa học Để có một trái lựu đạn, một quả mìn, anh em phải lặn lội sang Bình Gia, Bắc Sơn kiếm phân rơi về chế biến thuốc súng Đêm đêm len lỏi, vượt đồn bốt địch ra tận Đồng Mỏ (huyện Ôn Châu) tìm kiến tôn, sắt vụn Kết hợp với vận động nhân dân thu gom đồng nát, lượm những trái bom
Trang 39pháo của địch không nổ để đảm bảo nguyên liệu sản xuất Bình quân mỗi tháng, công binh xưởng Điềm He sản xuất được 1.200 trái lựu đạn, 40 quả chống tăng (đạn AT), 100 quả mìn các loại, sửa chữa hàng chục khẩu súng hỏng hóc Anh, chị em công binh xưởng Điềm He còn tự tạo loại súng mà binh lính Pháp gọi là “Ca-nông-lửa”, với độ an toàn cao, uy lực sát thương lớn, được bộ đội, du kính Lạng Sơn đặt tên là “đại bác kíp” Qua đoạn tư liệu
trên các em sẽ cảm thấy xúc động, khâm phục tinh thần khắc phục khó khăncủa công nhân phân xưởng và các em sẽ học tập tinh thần khắc phục khókhăn, cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập
Việc dạy học LSĐP còn phát triển cho HS các năng lực hoạt động thựctiễn: tham gia thiết kế, xây dựng các đồ dùng trực quan phục vụ cho dạy họcLSĐP, LSDT (vẽ bản đồ, sơ đồ, đắp sa bàn, phục chế hiện vật ) Khả năngmiêu tả công trình kiến trúc, giải thích một hiện tượng LSĐP ; Kĩ năng thóiquen, tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, công ích xã hội như sưu tầmLSĐP, tuyên truyền và có hành động cụ thể thiết thực bảo vệ các di tích LSvăn hóa, các giá trị văn hóa của địa phương
Tóm lại, việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở trường phổthông nói chung ở trường THPT nói riêng có vai trò rất quan trọng và có ýnghĩa to lớn trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển Để phát huy tốt vaitrò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP, xác định được các biện pháp pháthuy tính tích cực của học sinh trong sử dụng tài liệu LSĐP khi dạy học LSVN
ở trường THPT, chúng ta cần phải làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn việc dạy học LSĐP ở trường THPT
Dạy học LSĐP được coi trọng, được bộ GD - ĐT đưa chính thức vàochương trình THPT với thời lượng, lớp 10: 01 tiết, lớp 11: 01 tiết, lớp 12: 02 tiết.Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục LSĐP bên cạnh LSDT
Dạy học LSĐP có ưu thế về hình thức DH, đó là có thể sử dụng nhiềuhình thức DH: DH ở trên lớp và ở thực địa, hay hoạt động ngoại khoá, thời
Trang 40gian học tập không gò bó, nội dung kiến thức phong phú, dễ lựa chọn, nên cácgiáo viên có nhiều sáng kiến, nhiều tiết dạy học LSĐP hay, các chương trìnhngoại khoá về LSĐP hiệu quả Hoạt động ngoại khoá về LSĐP có ưu thế lớntrong việc giáo dục truyền thống, ý thức bảo vệ giữ gìn bản sắc văn hoá dântộc và HS có đóng góp thiết thực vào các hoạt động xã hội như "tìm địa chỉđỏ", làm phòng truyền thống, chăm sóc các công trình, di tích LS
Bên cạnh đó, việc dạy học LSĐP cũng có những khó khăn, hạn chế:
- Sở GD - ĐT một số tỉnh chưa xây dựng được nội dung thống nhất vềLSĐP, nên ở các đơn vị trường, việc lựa chọn nội dung LSĐP của các giáo viênmang tính tự phát, tuỳ tiện, không thống nhất giữa các GV trong một trường
- Có một bộ phận không nhỏ GV quan niệm chưa đúng về tác dụng củagiờ học LSĐP, dẫn đến sử dụng giờ dạy LSĐP không đúng mục đích, có GVcho HS ôn tập kiến thức LSDT, có GV dùng để chạy chương trình
- Một số GV cho rằng để tổ chức tốt giờ LSĐP thường tốn kinh phí,mất nhiều công sức nên các GV e ngại, không đầu tư cho soạn giảng mà chỉdạy chiếu lệ, hình thức
- Có một số trường thực hiện nghiêm túc việc dạy học LSĐP, nhưngvới thời lượng 01- 02 tiết LSĐP/ khối lớp thì lượng kiến thức LSĐP ít, GVchưa thể cung cấp đầy đủ, toàn diện về kiến thức LSĐP cho các em Một biệnpháp khắc hạn chế này là việc sử dụng LSĐP trong dạy học LSVN
Ở tỉnh Lạng Sơn, ngoài những hạn chế nêu trên, thực tiễn còn có một
số vấn đề Trước hết, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, đại đa số là đồng bàodân tộc thiểu số, trình độ dân chí chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng;Việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ở đây cũng hạn chế hơn so với các tỉnhđồng bằng, trung du và HS rất thụ động; Thứ hai, về điều kiện kinh tế- xã hội,Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, có số lượng cửa khẩu tương đốinhiều.Trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, LạngSơn rất nhạy cảm trước những thay đổi về văn hoá - xã hội, đồng bào các dântộc và nhất là thế hệ trẻ, do nhận thức hạn chế, nên rất khó khăn trong việc