1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự tồn tại của thỏa thuận về lựa chọn pháp luật và tòa án giải quyết tranh chấp trong vận đơn đường biển

48 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 438,42 KB

Nội dung

Phần 1. Tóm tắt bản án 1.1. Chủ thể Nguyên đơn: Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Vĩnh An (Công Ty Vĩnh An) Bị đơn: Công ty TNHH Cosco Shipping Lines co.,Ltd Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ● Công ty TNHH Cosco Shipping Lines Việt Nam ● Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 1.2. Nội dung tranh chấp Vụ án được xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc bồi thường thiệt hại hàng hóa liên quan đến chứng từ vận chuyển bằng đường biển. Vụ án được tiến hành giữa một bên Nguyên đơn là Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Vĩnh An và Bị đơn Công ty TNHH Cosco Shipping Lines bên Trung Quốc có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nguyên nhân xảy ra vụ án do hàng hóa bị tổn thất khi vận chuyển và hai bên không thể hòa giải được trách nhiệm bồi thường bên nào và thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Việt Nam hay nước ngoài. Ngày 2592018, công ty Vĩnh An nhận được thông báo hàng đến từ Cosco Việt Nam chi nhánh Hải Phòng (Cosco Hải Phòng). Công ty Vĩnh An đến cảng nhận hàng, phát hiện tổn thất hàng hóa và báo cho PJICO. Ngày 34102018: Nguyên đơn cùng đại diện hãng tàu, đại diện cảng giám định viên đến kiểm tra hàng.Theo báo cáo giám định, hàng hóa bị thiệt hại với tổn thất là 757.760.080 VND. Bên nguyên đơn là công ty Vĩnh An đề nghị TAND thành phố Hải Phòng giải quyết vụ kiện bồi thường thiệt hại hàng hóa liên quan đến chứng từ vận chuyển bằng đường biển giữa Công ty Vĩnh An và Công ty TNHH Cosco Shipping Lines co.,Ltd, yêu cầu bị đơn bồi thường 869.873.001đ bao gồm: tổn thất thực tế là 757.042.550đ (tính theo số lượng và giá trị của 02 chứng thư giám định) và số tiền lãi chậm bồi thường là 112.830.451đ (tính từ ngày có yêu cầu là ngày 0632019 đến ngày 30082020). Trong khi đó, tại bản ý kiến ngày 29112019 và trong quá trình giải quyết vụ án, người đại diện của Công ty TNHH Cosco Shipping Lines co.,Ltd cho rằng vì các bên đã thỏa thuận vận chuyển bằng đường biển theo Điều 148 Bộ luật Hàng Hải, thỏa thuận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠITHƯƠNG KHOA LUẬT

*** TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Sự tồn tại của thỏa thuận về lựa chọn pháp luật và tòa ángiải quyết tranh chấp trong vận đơn đường biển

Nhóm sinh viên:Nhóm

Học phần:Tư pháp quốc tế

Lớp tín chỉ:PLU308

Trang 2

2

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Mục lục

Phần 1 Tóm tắt bản án 4

1.1 Chủ thể .4

1.2 Nội dung tranh chấp 4

Phần 2 Lý thuyết chung về vận đơn đường biển 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Phân loại 8

2.2.1 Căn cứ vào khả năng lưu thông .8

2.2.2 Căn cứ vào hành trình chuyên chở 10

2.2.3 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn 12

2.2.4 Căn cứ theo tình trạng bốc xếp của hàng hóa 13

2.2.5 Căn cứ vào phương thức thuê tàu 14

2.3 Chức năng vận đơn 15

2.4 Mục đích và ý nghĩa của vận đơn đường biển đối với các bên liên quan 18

2.4.1 Đối với chủ sở hữu hàng hóa 18

2.4.2 Đối với người vận chuyển 20

2.4.3 Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền 20

2.5 Một số nguồn luật điều chỉnh vận đơn 21

Phần 3 Phân tích vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAND Thành phố Hải Phòng hay hiệu lực của Điều 26 trong vận đơn 23

3.1 Quan điểm của nguyên đơn 23

3.2 Quan điểm của bị đơn 24

3.3 Quan điểm của Tòa án 25

3.4 Quan điểm của nhóm .26

Phần 4 Phân tích ưu nhược 29

Trang 3

3

4.1.1 Ưu điểm .29

4.1.2 Nhược điểm 30

4.2 Trường hợp Tòa án Hàng hải tại Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên 32

4.2.1 Ưu điểm .32

4.2.2 Nhược điểm 32

Phần 5 Bản án có liên quan .34

Phần 6 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam 36

Trang 4

Phần 1 Tóm tắt bản án

1.1 Chủ thể

- Nguyên đơn: Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Vĩnh An (Công Ty Vĩnh An)

- Bị đơn: Cơng ty TNHH Cosco Shipping Lines co.,Ltd- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

● Công ty TNHH Cosco Shipping Lines Việt Nam● Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

1.2 Nội dung tranh chấp

Vụ án được xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng về việcbồi thường thiệt hại hàng hóa liên quan đến chứng từ vận chuyển bằng đường biển.Vụ án được tiến hành giữa một bên Nguyên đơn là Công ty TNHH Thương mại vàĐầu tư Vĩnh An và Bị đơn Công ty TNHH Cosco Shipping Lines bên Trung Quốc cóvăn phịng đại diện tại Việt Nam Nguyên nhân xảy ra vụ án do hàng hóa bị tổn thấtkhi vận chuyển và hai bên khơng thể hịa giải được trách nhiệm bồi thường bên nào vàthẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Việt Nam hay nước ngồi.

Ngày 25/9/2018, cơng ty Vĩnh An nhận được thông báo hàng đến từ Cosco ViệtNam chi nhánh Hải Phịng (Cosco Hải Phịng) Cơng ty Vĩnh An đến cảng nhận hàng,phát hiện tổn thất hàng hóa và báo cho PJICO Ngày 3/4/10/2018: Nguyên đơn cùngđại diện hãng tàu, đại diện cảng giám định viên đến kiểm tra hàng.Theo báo cáo giámđịnh, hàng hóa bị thiệt hại với tổn thất là 757.760.080 VND.

Bên nguyên đơn là công ty Vĩnh An đề nghị TAND thành phố Hải Phòng giảiquyết vụ kiện bồi thường thiệt hại hàng hóa liên quan đến chứng từ vận chuyển bằngđường biển giữa Công ty Vĩnh An và Công ty TNHH Cosco Shipping Lines co.,Ltd,yêu cầu bị đơn bồi thường 869.873.001đ bao gồm: tổn thất thực tế là 757.042.550đ(tính theo số lượng và giá trị của 02 chứng thư giám định) và số tiền lãi chậm bồithường là 112.830.451đ (tính từ ngày có yêu cầu là ngày 06/3/2019 đến ngày30/08/2020).

Trang 6

chọn pháp luật nước ngoài và tịa án nước ngồi tại điều 26 của vận đơn nên đề nghịTịa án đình chỉ giải quyết vụ án.

Người đại diện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cơng ty Cosco ViệtNam trình bày: Tại điều 26 của điều khoản và điều kiện Vận đơn đã thống nhất thẩmquyền giải quyết thuộc về Tòa án Hàng hải Thượng Hải hoặc các Tòa án khác tạiCơng hịa nhân dân Trung Hoa Do đó, Cơng ty Vĩnh An khởi kiện tại TAND Thànhphố Hải Phịng là khơng phù hợp với thỏa thuận nên đề nghị TAND Hải Phịng đìnhchỉ giải quyết vụ án.

Trang 7

Phần 2 Lý thuyết chung về vận đơn đường biển

2.1 Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định:“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhậnhàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vậnchuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhậnhàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Người cấp vận đơn: người chuyên chở, chủ tàu hoặc người được họ ủy quyền.Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu hoặc đại diện của họ phải ký vào vận đơnvà ghi rõ tư cách pháp lý.

Để thanh tốn được tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C), bất cứai ký vận đơn đều phải ghi rõ tên cơng ty, tên, họ của mình, tư cách pháp lý của ngườiký.

Thời điểm cấp vận đơn:

- Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu;- Sau khi nhận hàng để xếp.

Người được cấp vận đơn: người gửi hàng (người xuất khẩu hoặc người đượcngười xuất khẩu ủy thác).

Vận đơn được đơn phương người chuyên chở cấp cho người gửi hàng chứ khôngký kết với người gửi hàng Trên vận đơn chỉ có chữ ký của người chun chở, khơngcó chữ ký của người gửi hàng.

Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc và bản sao Các bản gốcđược phát hành theo bộ Một bộ có thể gồm một bản gốc duy nhất hay 2, 3 bản gốcgiống nhau Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bánphải xuất trình trọn bộ (full set) vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng Vận đơngốc được chuyển qua hệ thống ngân hàng đến cho người nhận để đi nhận hàng.

Trang 8

Nội dung của vận đơn:

Mặt trước của vận đơn thường bao gồm những nội dung sau:- Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề;

- Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vậntải;

- Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bênbán;

- Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên vàđịa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vơ danh thì sẽ ghi "to (the) order","to (the) order of ";

- Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hànghoặc ngân hàng mở L/C, để thơng báo về thơng tin hàng hóa, hành trình contàu.;

- Nơi nhận hàng (Place of Receive);

- Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading);- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge);

- Nơi giao hàng (Place of Delivery);

- Tên con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.);- Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original);- Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers);- Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages);- Mơ tả hàng hóa (Description of Goods);

- Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì;- Trọng lượng tịnh (Net Weight);

- Ngày và nơi ký phát vận đơn.

Trang 9

hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

2.2 Phân loại

Vận đơn đường biển (B/L – Bill Of Lading) là một chứng từ vận tải hàng hóa dongười chuyên chở, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của hãng tàu (forwarder)ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến Trong vận tải đường biển, vận đơn có chứcnăng quan trọng và tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hố Tuỳ vàomục đích và căn cứ riêng mà người ta phân loại vận đơn đường biển Hiện tại có 5cách phân loại vận đơn đường biển:

- Căn cứ vào khả năng lưu thông;- Căn cứ vào hành trình chuyên chở;- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn;

- Căn cứ theo tình trạng bốc xếp của hàng hóa;- Căn cứ vào phương thức thuê tàu.

2.2.1 Căn cứ vào khả năng lưu thông

Vận đơn căn cứ vào chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa là một tài liệu quantrọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Nó thể hiện quyền sởhữu và quyền tiếp nhận hàng hóa từ người gửi hàng (người xuất khẩu) cho người nhậnhàng (người nhập khẩu).

Dưới đây là một số thông tin chung về vận đơn căn cứ vào chuyển nhượngquyền sở hữu hàng hóa:

- Mục đích: Vận đơn căn cứ vào chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được sửdụng để xác nhận quyền sở hữu và quyền nhận hàng hóa từ người gửi hàng đếnngười nhận hàng Nó có tính chất pháp lý và thể hiện các điều khoản và điềukiện của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Trang 10

- Khả năng chuyển nhượng: Vận đơn căn cứ vào chuyển nhượng quyền sở hữuhàng hóa có thể được chuyển nhượng cho người thứ ba Trong trường hợp vậnđơn chuyển nhượng được, người nhận hàng mới trở thành chủ sở hữu hàng hóavà có quyền tiếp nhận hàng.

- Phạm vi áp dụng: Vận đơn căn cứ vào chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóấp dụng cho q trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Nó được sử dụngtrong ngành vận tải và thương mại quốc tế để xác định quyền và trách nhiệmcủa các bên trong q trình vận chuyển hàng hóa.

- u cầu pháp lý: Việc chuyển nhượng vận đơn căn cứ vào chuyển nhượngquyền sở hữu hàng hóa phải tuân theo quy định pháp luật và các điều khoản vàđiều kiện của vận đơn Q trình chuyển nhượng cần có sự đồng ý và ghi nhậntừ các bên liên quan để đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của q trình chuyểnnhượng.Từ đó, căn cứ vào khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa (hay cịn gọilà khả năng lưu thông) của vận đơn, vận đơn gồm có ba loại: Vận đơn theo lệnh(Order B/L), vận đơn đích danh (Straight B/L) và vận đơn vô danh (Bearer B/L).

2.2.1.1 Vận đơn theo lệnh (Order B/L)

Đây là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên ngườinhận hàng, mà ghi hai chữ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nàođó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng.

Ví dụ như sau: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ” (To orderof the Bank for Foreign Trade of Vietnam ) Trường hợp này vận đơn chỉ ghi hai từ:“Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai, ai là người ra lệnh, lúc nàyngười giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.

Vì tính chất của vận đơn theo lệnh như vậy nên vận đơn theo lệnh này có thểchuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặtsau vận đơn) Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trảhàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển.

2.2.1.2 Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Trang 12

danh chính người đó nhận Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằngcách ký hậu.

2.2.1.3 Vận đơn vơ danh (Bearer B/L)

Đây là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì.

Vận đơn này hoàn lại hoàn toàn trái ngược với vận đơn đích danh ở trên, chỉđích danh một chủ thể nhận hàng Theo đó, người vận chuyển giao hàng sẽ cho bất kỳngười nào xuất trình vận đơn cho họ Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằngcách trao tay.

2.2.2 Căn cứ vào hành trình chuyên chở

Theo hành trình chun chở, vận đơn đường biển có các thơng tin chính sau:

- Điểm xuất phát (Origin): Đây là điểm bắt đầu của hành trình chuyên chở,thường là cảng xuất phát của hàng hóa.

- Điểm đích (Destination): Đây là điểm cuối cùng của hành trình chuyên chở,thường là cảng đến mà hàng hóa được gửi đến.

- Điểm dừng trung gian (Transshipment): Điểm dừng trung gian là nơi hàng hóaphải dừng lại và được chuyển sang tàu hoặc phương tiện vận chuyển kháctrước khi tiếp tục hành trình đến điểm đích cuối cùng Điểm dừng trung gian cóthể là cảng biển hoặc nơi giao nhận hàng tạm thời.

- Tuyến đường (Route): Đường đi hoặc tuyến đường quy định hành trình chuyênchở từ điểm xuất phát đến điểm đích Tuyến đường này có thể bao gồm nhiềucảng trung gian và có thể được chọn dựa trên các yếu tố như khoảng cách, thờigian, chi phí và khả năng lưu thơng.

- Thời gian vận chuyển (Transit Time): Thời gian mà hàng hóa mất từ điểm xuấtphát đến điểm đích cuối cùng Thời gian vận chuyển có thể thay đổi tùy thuộcvào tuyến đường, khoảng cách, điều kiện thời tiết và các yếu tố khác.

Trang 13

- Thông tin vận chuyển (Transportation Information): Vận đơn đường biển cungcấp các thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bao gồm thơng tin về têntàu, số hiệu tàu, số hiệu container (nếu có), trọng lượng hàng hóa, kích thướcvà số lượng container, thơng tin về người gửi và người nhận hàng, thông tinbảo hiểm và các thơng tin khác cần thiết cho q trình vận chuyển.

Từ đó, khi căn cứ vào đặc điểm hành trình thì vận đơn được chia thành 3 ba loại:vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phươngthức (Multimodal Transport B/L).

2.2.2.1 Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

Đây là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từcảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một chiếc tàu, tức là hàng hóa đi thẳng từ cảngxếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không phải chuyển tải ở cảng dọc đường hay ở bất cứđâu.

2.2.2.2 Vận đơn đi suốt (Through B/L)

Vận đơn đi suốt là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vậnchuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu củahai hay nhiều người vận chuyển khác nhau, tức là hàng hóa phải chuyển tải ở dọcđường.

Theo đó vận đơn đi suốt có đặc điểm sau:- Có điều khoản cho phép chuyển tải;

- Có ghi rõ cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng và cảng chuyển tải;

- Người có vận đơn đi suốt sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên tồn bộhành trình vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng, kể cả trênchặng đường do người vận chuyển khác thực hiện.

2.2.2.3 Vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L)

Vận đơn đa phương thức hay còn gọi là vận đơn vận tải liên hợp (Combinedtransport B/L), đây là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vậnchuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, tức làcó nhiều chặng vận chuyển thủy, bộ khác nhau trong đó có vận chuyển bằng đườngbiển.

Trang 15

- Trên vận đơn ghi rô nơi được phép chuyển tải và các phương thức vận tải thamgia vận chuyển hàng hóa;

- Người cấp vận đơn đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trêntồn bộ hành trình vận chuyển từ nơi nhận hàng có thể nằm sâu trong nội địacủa một nước đến nơi trả hàng có thể nằm sâu trong nội địa của nưóc khác.

2.2.3 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

2.2.3.1 Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading)

Vận đơn hoàn hảo là một loại vận đơn đường biển và là hợp đồng vận chuyểngiữa người gửi hàng, người chuyên chở và người nhận số hàng hóa được vận chuyểnra nước ngoài bằng đường biển Là loại vận đơn mà khơng có bất cứ ghi chú khiếmkhuyết gì về ghi chú của lô hàng, điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để ngườinhận hàng hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi người chuyên chở gửihàng Đối với những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chấtvà nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” khơng làm mất tính hồn hảo của vậnđơn.

Vận đơn hồn hảo được cấp bởi người chuyên chở sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tấtcả các kiện hàng để phát hiện mọi thiệt hại, hao hụt về số lượng của hàng hóa.

Vận đơn hồn hảo đảm bảo hàng hóa được nhận và đặt trên tàu ở trong tình trạngtốt và khơng có thiệt hại hoặc khiếm khuyết bên ngoài nào, bên ngoài vận đơn hồnhảo sẽ khơng có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặcbao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng Vận đơn hoàn hảo cũng đảm bảo cho số lượnghàng hóa được đặt trên tàu trước khi hàng hóa thực sự được vận chuyển.

Chính vì lý do rằng người nhận hàng khơng có cách nào khác để xác minh lôhàng trước khi chúng được chuyển đến, nên vận đơn hoàn hảo là cách duy nhất đểđảm bảo rằng hàng được giao đúng theo thỏa thuận ban đầu với người gửi hàng.

2.2.3.2 Vận đơn khơng hồn hảo (Clause Bill of Lading,Unclean Bill of Ladinghay Foul Bill of Lading)

Trang 17

Vận đơn khơng hồn hảo cho thấy sự thiếu hụt hoặc bị thiệt hại trong số hànghóa được giao Khi một vận đơn khơng hồn hảo được cấp phát, điều này có nghĩa làlơ hàng khơng cung cấp đúng như những gì mà các bên đã thỏa thuận Đối với vậnđơn khơng hồn hảo sẽ khơng được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.

Trường hợp người nhận hàng phát hành một vận đơn khơng hồn hảo, nhà xuấtkhẩu có thể gặp khó khăn trong tương lai.

Ví dụ: Trường hợp hàng hóa được chở đến và người nhận hàng thấy chúng bị hưhỏng, bị rách vỡ, hỏng hoặc một số lượng hàng bị thiết hụt, nhà xuất khẩu có thể gặpvấn đề khi nhận thanh tốn…

Khi vận chuyển hàng hóa, người mua hàng thường dựa vào thư tín dụng để thanhtoán Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng từ chối chấp nhận các vận đơn khơng hồnhảo Do đó, nếu người nhận hàng phát hành một vận đơn khơng hồn hảo và nhà xuấtkhẩu dựa vào thư tín dụng để nhận thanh tốn cho số hàng hóa ban đầu, họ sẽ khơngnhận được tiền trả cho hàng hóa, và do đó nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại Tuy nhiên,người nhận hàng hóa có thể sẽ từ chối nhận số hàng hố khơng hồn hảo trên vàkhông trả tiền cho người gửi hàng.

2.2.4 Căn cứ theo tình trạng bốc xếp của hàng hóa

Theo đó, vận đơn được chia thành hai loại: vận đơn đã xếp (Shipped on board B/L) và vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L).

2.2.4.1 Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L)

Đây là vận đơn được ký phát sau khi hoàn tất việc xếp hàng hóa lên tàu tại cảngxếp hàng Ngay ở mặt trước của vận đơn loại này thường sẽ được in sẵn câu: “Đãđược xếp lên tàu hàng hóa hoặc các kiện chứa đựng hàng hóa ” (SHIPPED ONBOARD the goods or packages said to contain goods ).

Trang 18

2.2.4.2 Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L)

Đây là vận đơn được cấp khi hàng chưa được xếp lên tàu, nhưng có sự khẳngđịnh sẽ được bốc lên một con tàu mà các bên đã thống nhất Tại mặt trước của vậnđơn thường in sẵn: “Nhận để xếp ” (Received for shipment ) hoặc “Nhận để vậnchuyển ” (Received for carriage ) Khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu, ngườivận chuyển hàng hóa sẽ ghi chú thêm trên mặt trước của vận đơn là: “Đã được xếp lêntàu ngày ” (SHIPPED ON BOARD on ) và ký tên lên đó Khi đó vận đơn đã nhậnhàng để xếp (Received for shipment B/L) trở thành vận đơn đã xếp hàng lên tàu(Shipped on board B/L).

Vận đơn này thường được phát hành trong trường hợp:

- Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến hoặc tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng;

- Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người gom hàng, người giao nhận;

- Giao hàng từ kho này đến kho khác.

Tuy nhiên, nếu dùng điều kiện FOB, CIF, CFR mà chỉ nhận được vận đơn nhậnhàng để xếp thì sẽ khơng được thanh tốn vì người gửi chưa hồn thành nghĩa vụ vìtheo các điều kiện này thì phải giao hàng lên tàu thì người gửi hàng mới hết tráchnhiệm Cho nên, người gửi hàng phải đợi và theo dõi vận đơn khi nào hàng hóa đượcxếp lên tàu thì xin chữ ký của người chuyên chở xác nhận hàng đã được xếp lên tàu.Vận đơn nhận hàng để xếp có thể dùng để thanh tốn L/C nếu trong hợp đồng có ghirõ.

2.2.5 Căn cứ vào phương thức thuê tàu

2.2.5.1 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L)

Đây là loại vận đơn được cấp khi hàng hóa được chuyên chở bằng một hợp đồngthuê tàu (tàu chuyến, tàu định hạn) Trên vận đơn thường có ghi: phụ thuộc vào hợpđồng thuê tàu hoặc sử dụng với hợp đồng thuê tàu (to be used with charter party).

Trang 19

(evidence of contract) đã giao kết (hoặc mặc nhiên được coi là giao kết) với bên cóliên quan.

2.2.5.2 Vận đơn tàu chợ (Liner B/L)

Đây là loại vận đơn được cấp khi hàng hóa được chuyên chở bằng tàu chợ Đâylà loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường Khác với vận đơntheo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điềukiện về chun chở hàng hóa, cịn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyênchở Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau)hoặc Công ước quốc tế để giải quyết Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị khơngnhững là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà cịn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợpđồng chuyên chở.

Trong phương thức tàu chợ thường áp dụng vận đơn loại thông thường vàphương thức thuê tàu chuyến thường áp dụng vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu.

Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: vận đơn loại thơng thường cóđầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyênchở như phạm vi trách nhiệm, miễn trách, thời hiện tố tụng, nơi giải quyết tranh chấpvà luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổnthất chung, những trường hợp bất khả kháng,

Ngược lại, vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu được cấp phát theo một hợp đồngthuê tàu chuyến nào đó Loại này thường chỉ có chức năng là một biên lai của ngườichuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu, số hàng hóa được thuê chở như đã ghi trên đóvà là bằng chứng của hợp đồng đã thỏa thuận.

2.3 Chức năng vận đơn

Vận đơn là chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa Nó phục vụ nhưmột hợp đồng giữa người gửi hàng, người vận chuyển và người nhận hàng, phác thảocác điều khoản và điều kiện của thỏa thuận vận chuyển Dưới đây là một số chức năngchính của vận đơn:

2.3.1 Vận đơn là bằng chứng giúp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết

Trang 21

về việc hàng hóa đã được người vận chuyển nhận trong tình trạng tốt và người vậnchuyển có trách nhiệm giao hàng an toàn cho người nhận hàng Nói cách khác, nó xácnhận rằng lơ hàng đã được thực hiện và người chuyên chở đã sở hữu hàng hóa.

Tuy nhiên, trong trường hợp vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàuhay thuyền trưởng sẽ phát hành một vận đơn tàu chuyến và trên vận đơn có ghi cầu "sử dụng với hợp đồng thuê tàu - to be used with charter party" hoặc câu "phụ thuộcvào hợp đồng thuê tàu - Issued pursuant to charter party dated ", nghĩa là biểu hiệnsự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu Khi đó, trên vận đơn chỉ dẫn chiếuđến một số điều khoản nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếuđến hợp đồng thuê tàu Do có tính ràng buộc như vậy, nên vận đơn theo hợp đồngth tàu khơng có tính độc lập, mà phụ thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồngthuê tàu Vậy khi có hợp đồng thuê tàu chuyến, thì vận đơn tàu chuyến sẽ khơng cóchức năng là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.

Ngồi ra, vận đơn khơng được coi là hợp đồng vì khơng đáp ứng được điều kiệnvề chủ thể của hợp đồng Vận chuyển hàng hóa là giao dịch dân sự cơ bản, một hợpđồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập (Điều 385 Bộluật Dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”) Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồnglà cơ bản và bắt buộc phải có Trong khi đó, vận đơn chỉ có một bên là người chuyênchở ký nên không được coi là hợp đồng Tuy nhiên, vận đơn vẫn có giá trị như mộthợp đồng vận tải đường biển điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyểnvà người nhận hàng hoặc người nắm giữ vận đơn (B/L holder) Các điều khoản vàđiều kiện vận chuyển ở mặt sau vận đơn bị chi phối bởi luật hàng hải của quốc gia,cũng như các Công ước quốc tế về vận đơn và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

2.3.2 Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng để chở của người chuyênchở phát hành cho người gửi hàng

Trang 22

2.3.3 Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghitrên vận đơn

Người nắm được vận đơn là người có quyền sở hữu hàng hóa mơ tả trên vậnđơn Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được (NegotiableDocument)1 nghĩa là có khả năng mua bán, chuyển nhượng Sở dĩ có thể lưu thơngđược là vì thời gian chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển rất lâu nên việc mua bánchuyển nhượng có điều kiện để xảy ra Lưu ý rằng điều này không áp dụng với vận tảihàng khơng vì thời gian vận chuyển bằng đường hàng khơng rất ngắn, khơng có điềukiện để lưu thông vận đơn.

Một trong những vụ kiện quan trọng nhất làm nổi bật tầm quan trọng của vậnđơn là vụ Vita Food Products, Inc v Unus Shipping Co Ltd (1938)2 Trong trườnghợp này, tòa án cho rằng vận đơn là chứng từ quan trọng được dùng làm bằng chứngpháp lý của hợp đồng vận chuyển.

Trong trường hợp, Vita Food Products, Inc đã vận chuyển một lô hàng từ NewYork đến Alexandria, Ai Cập, với Unus Shipping Co Ltd là người vận chuyển Vậnđơn do Unus Shipping Co Ltd cấp cho Vita Food Products, Inc có một điều khoảngiới hạn trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển đối với bất kỳ hư hỏng hoặc mấtmát nào của hàng hóa Tuy nhiên, vận đơn đã không được giao cho Vita FoodProducts, Inc cho đến khi lô hàng đã rời New York Khi hàng đến Alexandria, ngườita phát hiện ra rằng một phần hàng đã bị hư hỏng Vita Food Products, Inc đã kiệnUnus Shipping Co Ltd., nhưng hãng vận chuyển lập luận rằng họ không chịu tráchnhiệm về thiệt hại do điều khoản trong vận đơn Tịa án đã ra phán quyết có lợi choVita Food Products, Inc., tuyên bố rằng vì vận đơn chưa được giao cho người gửihàng trước khi chuyến hàng bắt đầu nên người vận chuyển không thể dựa vào điềukhoản này để giới hạn trách nhiệm pháp lý của mình Trường hợp này đã khẳng địnhtầm quan trọng của vận đơn như một tài liệu pháp lý dùng làm bằng chứng của hợpđồng vận chuyển và các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận giữa người gửihàng và người vận chuyển.

1 GS.TS Hoàng Văn Châu (Chủ biên), Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và

truyền thông, Hà Nội, 2009.

Trang 23

Law Xem tại: https://cmlcmidatabase.org/vita-foods-products-inc-v-unus-shipping-co-ltd (Truy cập ngày:

Trang 24

Tóm lại, vận đơn là một tài liệu quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa,cung cấp bằng chứng về việc vận chuyển, quyền sở hữu, biên nhận và thỏa thuận hợpđồng giữa các bên liên quan.

2.4 Mục đích và ý nghĩa của vận đơn đường biển đối với các bên liên quan

Vận đơn đường biển là một tài liệu được cung cấp bởi người nhận hàng, xácnhận việc đã nhận hàng của chủ hàng Người chuyên chở cũng sẽ có trách nhiệm trảhàng cho chủ sở hữu khi đáp ứng đủ một vài điều kiện Bên cạnh đó, các cơ quan nhànước cũng sẽ sử dụng vận đơn đường biển như là một tài liệu để thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước của mình cũng như là một căn cứ để giải quyết các hoạt động tốtụng phát sinh Để tập trung hơn vào nội dung mục đích và ý nghĩa của vận đơn, cácnội dung trong phần này sẽ được đơn giản hoá: Khái niệm người bán đồng thời làngười gửi hàng, người mua đồng thời là người nhận hàng, bên chuyên chở ám chỉ đếnhãng tàu mà không bao gồm các đơn vị trung gian khác.

2.4.1 Đối với chủ sở hữu hàng hóa

Trang 26

người bán đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình Mỗi nhà chun chở sẽ có các mẫuvận đơn đường biển khác nhau Tuy nhiên, một số nội dung chính giữa các bản mẫunày là tương tự nhau Trong đó, người chuyên chở sẽ xác nhận quyền chiếm hữu củamình đối với tài sản được bên bán giao Bên chun chở cũng sẽ xác nhận tình trạnghàng hố hoặc tình trạng của container tại thời điểm đó để hạn chế những vấn đề cóthể phát sinh cho mình Điều này cũng cung cấp cho người giao hàng bằng chứng vềtình trạng hàng hóa tại thời điểm mình hồn thành nghĩa vụ Trên cơ sở đó, người bánxác nhận mình đã hồn thành đầy đủ nghĩa vụ và có thể được hưởng quyền của mình,thơng thường là nhận tiền Vận đơn hết sức có ý nghĩa trong các giao dịch mà ở đó,người bán chấp nhận việc hưởng quyền của mình sẽ được thực hiện sau khi hồnthành nghĩa vụ Đối với một số phương thức thanh toán quốc tế, vận đơn là chứng từbắt buộc để người bán có thể nhận được tiền Bên cạnh đó, vận đơn đường biển cũngcho phép người gửi hàng hoàn thành các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.

Trang 27

2.4.2 Đối với người vận chuyển

Vận đơn tồn tại dưới ý nghĩa là một hợp đồng giữa bên vận chuyển và các chủhàng Hình thức vận đơn thường sẽ có 2 mặt, mặt đầu quy định một số nội dung chủyếu như người giao hàng, người nhận hàng, cảng đi, cảng đến, số hiệu tàu, Mặt cònlại sẽ chứa các nội dung như: Các định nghĩa, các điều khoản chung, điều khoản tráchnhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản giới hạntrách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở, Thông thường, các nội dung ở mặt sau đã được ấn định sẵn Và các điều khoản nàythường có lợi hơn cho bên chuyên chở Ở góc nhìn của các hãng tàu, đây là một biệnpháp để hạn chế rủi ro rất hiệu quả trong quá trình vận chuyển Sở dĩ hãng tàu làmđược điều này là do đặc trưng thị trường có rào cản gia nhập lớn Thêm vào đó, cáchãng thường kết hợp với nhau để khống chế thị trường Thứ hai, vận đơn thôngthường cũng hạn chế rủi ro cho hãng tàu trong một số tranh chấp của các bên có liênquan đến nghĩa vụ nhận và trả hàng của mình Hãng tàu thực hiện giải phóng hàng vớinhững người đang sở hữu vận đơn và đáp ứng các nội dung theo loại vận đơn đó Vìvậy, việc giao hàng cho khơng đúng đối tượng theo ý chí của người gửi hàng có thểkhơng tạo ra các vấn đề cho bên chuyên chở Có thể thấy từ thực tế vụ 100 containersđiều của Việt Nam bị lừa đảo sang Italy Rất nhiều bài báo nói về trách nhiệm củangân hàng, về bên vận chuyển chứng từ, về thiếu sót của các doanh nghiệp nhưngkhơng có ý kiến nào về việc hãng tàu trao hàng cho “nhầm người”.

2.4.3 Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Có hai cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến các vấn đề về vận đơn đườngbiển Thứ nhất là các cơ quan hải quan và thứ hai là các tòa án.

Trang 28

Đối với các tòa án, vận đơn đường biển là một căn cứ để giải quyết các tranhchấp phát sinh Có quan điểm cho rằng vận đơn không phải là một loại hợp đồng quyđịnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên do người giao hàng chỉ được điền một số thôngtin mà khơng có sự đàm phán nhằm thống nhất ý chí Người mua cũng không đượcbiết đến sự tồn tại của vận đơn cho tới khi nhận được từ người bán Nhưng lúc nàyhàng hoá đã được vận chuyển và người mua không được biết các điều khoản quy địnhquyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển là gì Thêm vào đó, các điều khoản quan trọngtrong vận đơn lại thường được in rất bé và không thể đọc được Tuy nhiên, một sốquan điểm thừa nhận đây là một loại hợp đồng hoặc ít nhất là có giá trị như một hợpđồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Việt Nam cũng đang đi theo quan điểm này Cụ thể, tại nội dung điều 145, 146và 148 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam có quy định hợp đồng vận chuyển bằng vận đơn làmột loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và vận đơn có giá trị là mộtbằng chứng của hợp đồng vận tải Về vấn đề này, nhóm cũng xin được làm rõ Vậnđơn có ý nghĩa như trên chỉ ở trong trường hợp người thuê vận chuyển chỉ thuê đểchuyên chở một số hàng hoá nhất định Trong trường hợp hai bên đã giao kết một hợpđồng từ trước về việc sẽ thuê tồn bộ con tàu hoặc một phần con tàu thì vận đơn chỉcó giá trị như là một minh chứng người chuyên chở đã nhận hàng để sở hữu Nhữngđiều khoản ràng buộc khác sẽ được phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết từ trước dù mẫuvận đơn của hãng tàu có các điều khoản được in sẵn.

Từ đó, tịa án có thể xác định được tính pháp lý của loại văn bản này để giảiquyết các tranh chấp có liên quan Tuy nhiên, dù là theo quan điểm nào thì vận đơnđường biển cũng tồn tại với ý nghĩa là một sự đề đạt ý chí của bên vận chuyển thôngqua hợp đồng mẫu và sự chấp thuận của các bên thông qua việc chấp thuận và điềncác thông tin cũng như sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng tàu.

2.5 Một số nguồn luật điều chỉnh vận đơn

Hiện nay có một số nguồn luật quốc tế quan trọng điều chỉnh về về vận tải biển, đó là:- Cơng ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là

Trang 29

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968 (Visby Rules - 1968)

Trang 30

Phần 3 Phân tích vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp củaTAND Thành phố Hải Phòng hay hiệu lực của Điều 26 trong vậnđơn

3.1 Quan điểm của nguyên đơn

Quan điểm của nguyên đơn về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp củaTAND Thành phố Hải Phòng hay hiệu lực của Điều 26 trong vận đơn vụ án như sau:

Nguyên đơn (công ty Vĩnh An) và bị đơn không ký hợp đồng vận chuyển và chỉnhận hàng theo hai vận đơn Cosu8019513450 và Cosu8019605480 ngày 17/8/2018(hai vận đơn này là vận đơn sạch) Khi nhận hàng phát hiện có tổn thất, nguyên đơnđã báo ngay cho đại lý của người vận chuyển (ở đây là Cosco Hải Phòng) và đồngthời có giám định tổn thất của Cơng ty Giám định nên khơng hề có vi phạm về thờihạn thơng báo tổn thất Hàng hóa bị tổn thất trong q trình vận chuyển nên người vậnchuyển (Cosco) phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn theo trị giátổn thất đã được xác định trong 02 thư giám định.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Vận đơn làchứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa vớisố lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trảhàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứngcủa hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.” Vì vậy, ngun đơn cho rằngvận đơn là chứng từ nhận hàng giữ người gửi hàng là bên bán và bị đơn, do đó, khơngthấy có chứng cứ xác đáng thể hiện có việc thỏa thuận pháp luật cũng như Tòa án giảiquyết tranh chấp giữa nguyên đơn với bị đơn Và từ đó, Điều 26 của Vận đơn khơngcó hiệu lực.

Việc tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn trên cơ sở vận đơn và việc thực hiệnnội dung vận đơn diễn ra tại cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phịng nên việc ngun đơnu cầu tịa Hải Phịng giải quyết là có căn cứ Theo điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ Luậttố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Trang 31

a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngquy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấpthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngquy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 vàkhoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

Vì những điều ở trên, theo nguyên đơn, Điều 26 trong vận đơn giữa bị đơn vàngười giao hàng khơng có giá trị quyết định luật pháp và Tòa án giải quyết tranh chấptrong trường hợp này và Tòa án thành phố Hải Phịng vẫn có thẩm quyền giải quyếtvụ án.

3.2 Quan điểm của bị đơn

Quan điểm của bị đơn về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TANDThành phố Hải Phòng hay hiệu lực của Điều 26 trong vận đơn trong vụ án này nhưsau:Trước tiên, bị đơn đã căn cứ theo Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, cho rằngvận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Khoản 2Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định: “Vận đơn là chứng từ vậnchuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng,chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng;bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng củahợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” Vậy nên trong trường hợp này, 2vận đơn số Cosu 8019513450 và Vận đơn số 8019605480 ngày 17/8/2018 là bằngchứng của hợp đồng vận chuyển lô hàng đậu tương bằng đường biển đã được thỏathuận và đồng ý.

Trang 33

là tổ chức, cá nhân nước ngồi thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưatranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án ở nước ngồi.” Vì vậy, khi tranhchấp này xảy ra, mặc dù địa điểm xảy ra sự kiện được cho là gây tranh chấp đó tạiViệt Nam nhưng phải được giải quyết bởi tịa án có thẩm quyền như đã thỏa thuận nêutrong vận đơn, bởi tòa án Hàng hải Thượng Hải hoặc các Tòa án khác tại Cộng hịanhân dân Trung Hoa.

Vì lí do trên, căn cứ Khoản 1 Điều 472 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quyđịnh: “Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giảiquyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyềnchung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Cácđương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy địnhcủa pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọnTrọng tài hoặc Tịa án nước ngồi giải quyết vụ việc đó…”, bị đơn yêu cầu Tòa ánnhân dân thành phố Hải Phòng cần ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

3.3 Quan điểm của Tòa án

Thứ nhất, về hiệu lực của Điều 26 của Vận đơn: TAND Thành phố Hải Phòng

cho rằng Điều 26 trong Vận đơn của các bên quy định về lựa chọn pháp luật và tòa ángiải quyết tranh chấp là khơng có hiệu lực do khơng có tài liệu, chứng cứ thể hiện việctự nguyện giao kết, thỏa thuận lựa chọn pháp luật và tòa án giải quyết tranh chấp Tịanhận thấy bên ngun đơn khơng hề có ý chí trong việc lựa chọn áp dụng pháp luật vàtịa án trong quy định này hay nói cách khác điều khoản đó hồn tồn là ý chí đơnphương của bị đơn và điều này đã vi phạm khoản b Điều 117 của BLDS 2015 trongviệc hình thành một thỏa thuận ràng buộc các bên.

Thứ hai, về vấn đề thẩm quyền của TAND Thành phố Hải Phòng: Xét thấy,

Trang 34

Mà theo quan điểm của TAND Thành phố Hải Phòng, do Điều 26 của Vận đơnkhơng có hiệu lực đồng nghĩa với việc Tịa án phía TQ cũng khơng có thẩm quyềnriêng biệt trong giải quyết tranh chấp Từ đó Tịa án Việt Nam hồn tồn là cơ quan cóthẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

Từ đó, TAND Thành phố Hải Phòng xác định dựa theo địa điểm xảy ra tranhchấp giữa nguyên đơn và bị đơn là tại Thành phố Hải Phịng vì vậy ngun đơn hồntồn có quyền u cầu TAND Thành phố Hải Phịng giải quyết tranh chấp này theoĐiều 35.3 BLTTDS 2015 Và việc TAND Thành phố Hải Phòng thụ lý và giải quyếtvụ án là đúng thẩm quyền.

3.4 Quan điểm của nhóm

Theo quan điểm của nhóm, TAND Thành phố Hải Phịng khơng có thẩm

quyền giải quyết tranh chấp này vì:

Căn cứ theo khoản 1 điều 339 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, đây là tranhchấp có một bên là tổ chức nước ngồi và các bên được phép chọn giải quyết tạiTrọng tài hoặc Tịa án nước ngồi Nên trước hết, để xem xét xác định tòa án vànguồn luật giải quyết tranh chấp, ta cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu có.Trong trường hợp này, nhóm xác định rằng có tồn tại thỏa thuận về chọn cơ quan giảiquyết tranh chấp vì những lý do như sau:

Trang 35

bị đơn không ký hợp đồng vận chuyển” Vậy nên trong trường hợp này, vận đơn phảiđược sử dụng như căn cứ để xác định cơ quan giải quyết tranh chấp.

Vận đơn tuy không phải một hợp đồng nhưng lại có bản chất của một hợp đồngvà điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và bất cứ ai cầm vận đơn một cách hợppháp mà không xem xét đến việc bên nào tổ chức vận tải Vận đơn (trong trường hợpkhơng có hợp đồng vận chuyển) có thể được xem như một hợp đồng mẫu do các hãngtàu phát hành.

Về hợp đồng mẫu, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng gia nhập bị hạn chếvà sự ưng thuận trong giao kết hợp đồng chỉ là một thời điểm3 Theo lý thuyết truyềnthống, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự Như vậy, khi nghiên cứu về hợp đồng nói chung và hợp đồnggia nhập nói riêng, chúng ta cần quan tâm đến hai yếu tố, đó là tự do ý chí và sự ưngthuận Khi đề cập đến nguyên tắc tự do ý chí trong hợp đồng theo mẫu được quy địnhtại khoản 1 Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà làm luật nhấn mạnh đến yếu tốcác điều khoản của hợp đồng là do một bên đưa ra và bên kia chỉ có quyền ưng thuận -tức chấp nhận tồn bộ các điều khoản hợp đồng đó hoặc khơng ưng thuận Cho nên,xuất phát từ tính chất đặc thù của hợp đồng gia nhập dẫn đến sự ưng thuận trong giaokết hợp đồng không diễn ra một cách hoàn chỉnh như trong hợp đồng truyền thốngbởi bên được đề nghị chỉ có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận các điều khoảncủa hợp đồng do bên đề nghị đưa ra mà khơng có quyền đàm phán, thương lượng vềcác điều khoản đó4 Sự ưng thuận trong giao kết hợp đồng gia nhập chỉ là một thờiđiểm và diễn ra khi người tiêu dùng chấp nhận hoặc không chấp nhận toàn bộ nộidung của hợp đồng Trong trường hợp này, nguyên đơn là người cầm giữ vận đơn,bị đơn là người chuyên chở Bên cạnh đó, ngun đơn cũng đã thể hiện ý chí, sự ưngthuận của mình trong việc chấp nhận các điều khoản được ghi qua việc sử dụng vậnđơn để giao dịch (nhận hàng tại cảng) Khi sử dụng vận đơn để nhận hàng từ ngườichuyên chở tại cảng

3 ThS Ngô Văn Hiệp và PGS.TS Doãn Hồng Nhung (2021) Bản chất pháp lý của hợp đồng gia nhập theopháp luật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Xem tại:

Trang 37

Hải Phòng, nguyên đơn đã chấp nhận là chủ sở hữu của lô hàng và có quyền nhậnhàng cũng như quyền và nghĩa vụ của người sở hữu hàng hóa theo vận đơn Hơn thếnữa, nguyên đơn cũng dựa trên cơ sở vận đơn để đưa ra lập luận của mình “Vận đơnnày là vận đơn sạch” Các hành động của nguyên đơn chính là hành vi thể hiện sự ưngthuận, chấp nhận vận đơn Vào thời điểm nhận được vận đơn, nếu nguyên đơn khôngđồng ý với các điều khoản thì phải thơng báo cho người bán để sửa chữa trong mộtkhoảng thời gian hợp lý.

Từ đó, có thể thấy rằng giữa nguyên đơn và bị đơn có tồn tại một thỏa thuận vềcơ quan giải quyết tranh chấp và việc TAND Thành phố Hải Phịng nhận định rằng

“khơng có tài liệu, chứng cứ thể hiện có việc tự nguyện giao kết, thỏa thuận lựa chọn

pháp luật và Tòa án giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn” là không hợp

lý.

Trang 38

Phần 4 Phân tích ưu nhược

4.1 Trường hợp Tịa án Thành phố Hải Phòng giải quyết tranh chấp trên

4.1.1 Ưu điểm

- Q trình xử lý vụ việc nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Quá trình tố tụng luôn hướng tới mục tiêu thuận lợi, thuận tiện và đảm bảotranh chấp được giải quyết một cách hiệu quả.

Trong vụ việc, cơng ty Vĩnh An phát hiện tình trạng container bị ngậm nước tạicảng Đình Vũ, Hải Phịng Như vậy, việc giám định thiệt hại được thực hiện tại ViệtNam là một yêu cầu hợp lý, đảm bảo xác định chính xác, đầy đủ thiệt hại Vì các bằngchứng, nhân chứng liên quan đều thuộc đất nước Việt Nam nên nếu vụ việc được giảiquyết tại tòa án ở Việt Nam thì sẽ thuận lợi hơn cho quá trình tố tụng về sau, khi cótình huống triệu tập người giám định, người làm chứng hay thu thập chứng cứ.

Ngoài ra, doanh nghiệp Cosco Shipping Lines (Trung Quốc) đang có đại lý tạiViệt Nam (Cosco Việt Nam) nên sẽ dễ dàng để có mặt tại Tịa cũng như trao đổi vớibên nguyên đơn Nếu vụ việc được xử lý tại Thượng Hải hoặc bất cứ tòa án nào tạiTrung Quốc nơi mà doanh nghiệp Việt Nam khơng có văn phòng đại diện hay chinhánh thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đi lại, xử lý nhiều thủ tục (ví dụ nhưxuất nhập cảnh), gây mất thời gian cho q trình tố tụng.

Chính vì vậy, giải quyết vụ việc tại Việt Nam (cụ thể hơn là Tòa án nhân dânThành phố Hải Phòng) sẽ giúp tranh chấp được xử lý nhanh chóng, tiết kiệm thời gianhơn.

- Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn.

Trang 39

Các doanh nghiệp Việt Nam không phải đối mặt với các rủi ro về sự chậm trễtrong việc giải quyết vụ việc cũng như sự khơng rõ ràng của các quy trình trong hệthống pháp lý nước ngồi, cụ thể là tịa án Hàng hải Thượng Hải hoặc các Tòa án kháctại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Nhìn rộng hơn, việc sử dụng tịa án thành phố Hải Phịng có thẩm quyền giảiquyết tranh chấp sẽ tạo thành tiền lệ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có tranh chấpvề hiệu lực của điều khoản trên vận đơn để tránh những bất đồng và áp lực cho cácdoanh nghiệp, công ty trong tương lai.

4.1.2 Nhược điểm

- Ảnh hưởng đến hình ảnh của các cơ quan tư pháp của Việt Nam, ảnh hưởngtiêu cực đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc, gây tâm lý e ngạicho các hãng tàu khi thực hiện hợp đồng chuyên chở có một bên là doanhnghiệp Việt Nam

Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩulớn thứ hai của Việt Nam Thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốcđóng góp một phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốclà số lượng lớn các tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp của hai nước.

Tranh chấp là chuyện khó phịng ngừa nên đáng quan tâm hơn ở đây sẽ là tháiđộ và cách giải quyết vấn đề của mỗi bên để sao cho thỏa đáng, dựa trên tinh thầnthiện chí, hợp tác, đồn kết, bảo mật, giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên Từ đó màgiữ vững mối quan hệ giao thương giữa hai nước.

Trang 40

Theo vụ việc, Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết và bịđơn (pháp nhân Trung Quốc) là bên thua kiện, bồi thường đúng khoản mà bên nguyênđơn yêu cầu Với bất kỳ lý lẽ thích hợp nào mà phía Việt Nam đưa ra, tâm lý cácdoanh nghiệp Trung Quốc vẫn sẽ nghi ngờ tính cơng bằng, minh bạch trong kết quảcủa vụ việc

Tóm lại, việc Tòa án Hải Phòng xét xử vụ án làm xấu đi hình ảnh của các cơquan tài phán của Việt Nam trong mắt cơng ty nước ngồi, cách xử lý khiến các hãngtàu nước ngoài sẽ e dè trong việc ký kết hợp đồng chuyên chở mà có một bên là ViệtNam, cộng thêm việc các hãng tàu trong nước chưa đủ chun nghiệp, độ tín nhiệm đểcó thể thực hiện hoạt động vận chuyển thì điều này sẽ tác động xấu đến sự phát triểncủa xuất, nhập khẩu tại Việt Nam sau này Ngoài ra, với một bên chủ thể có quốc tịchTrung Quốc thì việc Tịa án Hải Phòng xét xử vụ án gây ảnh hưởng tiêu cực tới mốiquan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc Hơn nữa, trong điều kiện ViệtNam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại vớinhiều tổ chức, cá nhân nước ngồi thì vụ việc phần nào làm mất uy tín của Việt Namtrên trường quốc tế

- Trở ngại trong việc công nhận và cho thi hành bản án tại Trung Quốc.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có tồn tại Hiệp định Tương trợ tư pháp về cácvấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Cộng hòa nhândân Trung Hoa.

Theo hiệp định này, Tịa án Trung Quốc có quyền từ chối công nhận và thihành bản án của Tòa án Việt Nam, cụ thể dựa vào điều 9 đó là “việc thực hiện yêu cầugây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc những nguyên tắc cơbản của pháp luật và những lợi ích cơ bản của nước mình” hoặc khả thi hơn, bản án cóthể bị từ chối theo khoản 2 điều 17 hiệp định trên vì bị đơn tham gia tranh tụng nhưngcó ý kiến về thẩm quyền của Tòa án.

Ngày đăng: 30/06/2023, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w