Thực trạng phân tích công việc Tổng số chức danh công việc hiện có: Bộ phận Tên chức danh công việc Số người thực hiện Ban giám hiệu Hiệu trưởngPhó hiệu trưởng 11 Các khoa đào tạo Hiện
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
“ Mọi nguồn tài nguyên đều là hữu hạn.
Chỉ có sức sáng tạo của con người là vô hạn.
Quản trị nhân lực hiệu quả là chìa khóa giải phóng sức sáng tạo đó “
Nếu như trước đây, con người chỉ được coi là một loại công cụ lao động khônghơn không kém thì trong thời đại ngày nay tầm quan trọng của con người trong
tổ chức đã được mọi người, mọi tổ chức công nhận Nhiều tổ chức đã sai lầmkhi cho rằng tài chính là sự thể hiện sức mạnh của mình Trong xu thế toàn cầuhóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, một tổ chức muốn khẳngđịnh được vị thế, sức mạnh và tầm ảnh hưởng thì phải dựa vào động lực quantrọng nhất là nguồn lực con người Con người là yếu tố mang tính quyết định, có
tính sáng tạo, có thể nói “ con người là nguồn lực của mọi nguồn lực “.Vì vậy
công tác quản trị nhân lực đang ngày càng được quan tâm, coi trọng nhằm khaithác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của nguồn lực con người
Phân tích công việc là việc đầu tiên cần phải thực hiện của mọi nhà quản trịnhân lực Đây là hoạt động mang tính nền tảng của quản trị nhân lực Phân tíchcông việc là công cụ để làm tốt các công tác như: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trílao động, đánh giá thực hiện công việc, trả thù lao lao động, đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực của tổ chức Do vậy đây được coi là công việc quan trọngcần thực hiện đầu tiên để làm cở sở, nền tảng cho các công tác khác
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, phân tíchcông việc là khái niệm khá mới mẻ và xa lạ Phần lớn các tổ chức chưa thựchiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ công tác phân tích công việc Nguyên nhân là
do hoạt động quản trị nhân lực ở nước ta chưa được nhận thức và đánh giá mộtcách đúng đắn, các tổ chức chưa thấy rõ được bản chất và vai trò của phân tíchcông việc nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho công tác này Tại trường Caođẳng Sư phạm Hà Nội, công tác phân tích công việc cũng chưa được quan tâm
và thực hiện đầy đủ Vì vậy em đã chọn đề tài : “ Phân tích công việc của chức
danh Trưởng phòng Hành chính- Quản trị tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội “.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng đãnhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo này Tuy nhiên do kinh nghiệm vàtrình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài báo cáo thực hành còn nhiều thiếu sót,
em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giao để bài báocáo hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Hoàng Quỳnh Anh
Trang 2I KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI
1 Giới thiệu chung
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là cơ sở đào tạo trực thuộc Uỷ ban Nhân
dân thành phố Hà Nội có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, giáoviên Trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng các bộ môn Tự nhiên, Xã hội, Ngoạingữ, Nhạc, Họa, Thể dục, Công nghệ thông tin, v.v
Trụ sở chính đặt tại : Đường Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận CầuGiấy, TP Hà Nội
Cơ sở II tại đường Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội Điện thoại: 04.8330708 Fax: 8335426
Sứ mạng
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là một trong những trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở có chất lượng cao của Thủ đô; là cơ
sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồnnhân lực cho sự nghiệp giáo dục và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội củathành phố Hà Nội
Tầm nhìn
"Xây dựng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo, bồidưỡng giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở có chất lượng cao Phát triển Nhàtrường trở thành trường đại học đa ngành, đáp ứng nguồn nhân lực cho sựnghiệp phát triển của Thủ đô Hà Nội"
Lịch sử phát triển
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959 Trongsuốt quá trình hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã khôngngừng phát triển, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô
Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung Lịch sử hình thành và phát triển củanhà trường gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như phát triển củađất nước và Thủ đô và có thể được chia ra thành 09 giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai doạn 1959- 1964: Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội
Trong thời gian chuẩn bị cho năm học 1959 – 1960, Sở Giáo dục Hà Nội đãgửi tờ trình lên Bộ Giáo dục và Ủy ban Hành chính thành phố xin phép cho HàNội được mở trường Sư phạm Sở Giáo dục đã giao nhiệm vụ cho hai đồng chíNguyễn Công Tạc và Bùi Đình Tân cùng một số giáo viên cũ của trường Sư
Trang 3Giai đoạn 1965- 1969: Trường Sư phạm cấp II Hà Nội
Việc đào tạo giáo viên cấp 2 hệ 7+2, thật ra chỉ là giải pháp tình thế nhằm khắcphục tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng của Thủ đô Hà Nội mấy năm sauhòa bình lập lại Nhưng chúng ta đã sớm nhận thức được, là muốn có đội ngũgiáo viên cấp 2 có chất lượng hơn thì cấn sớm nâng cấp hệ đào tạo khi điều kiệncho phép Chính vì vậy mà trường chỉ mở 2 khóa 7+2, sau đó chuyển sang hệ10+1 Đến thời điểm này số lượng giáo viên cấp 2 của Hà Nội đã tương đối đủtheo yêu cầu cho phép, trường Sư phạm Hà Nội triển khai đào tạo giáo viên cấp
2 hệ dài hạn hơn – hệ 10+2
Tuy vẫn là hệ Trung cấp nhưng với hệ 10+2, chất lượng sinh viên đã đượcnâng lên một bước Vì học sinh đã tốt nghiệp phổ thông hệ 10 năm nên có điềukiện tiếp cận với những kiến thức cơ sở của chương trình đại học
Giai đoạn 1970 – 1975: Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội
Đầu năm học 1969 – 1970, nhà trường chỉ còn hệ đào tạo Sư phạm cấp II với 4ban: văn sử, toán lí, sinh hóa, sinh địa Đây cũng là năm học cuối cùng của khóa
Năm học 1967-1968, trường đã tuyển sinh thí điểm 2 lớp(10+3) này Trong khi
đó nhà trường vẫn tiếp tục đào tạo đại trà hệ 10+2 và đặt 2 lớp 10+3 thí điểmnày cạnh 2 lớp (10+3) của Bộ ở nơi sơ tán và cử các cán bộ giảng dạy tham giagiảng dạy và viết tài liệu học tập cho giáo sinh
Việc chuyển từ đào tạo theo các hệ trung cấp sang hệ đại học (10+3), tuy mới
là thí điểm nhưng cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn về chất đối với nhà trường
Sự thay đổi của hệ đào tạo giáo viên cấp II từ bậc trung cấp sang bậc đại học mởđầu thời kì ổn định tương đối lâu dài của nhà trường Sự thay đổi hệ đào tạo đặt
ra nhiều vấn đề mới mẻ về nội dung, phương pháp, công tác quản lí điều hànhbuộc nhà trường phải suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giải quyết
Giai đoạn 1975 – 1978: Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội
Trang 4Từ năm 1975, Trường Sư phạm cấp II (10+3) Hà Nội được coi là đơn vị duynhất của địa phương được Bộ cho phép đào tạo giáo viên cấp 2 theo chươngtrình đại học.
Ngày 31-03-1976, Bộ Giáo dục gửi Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội chỉthị số 764 về việc chuẩn bị công nhận tư cách pháp nhân cho trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Nội Chỉ thị trên có vai trò khá quan trọng đối với việc phát triểncủa trường
Để tăng cường bộ máy quản lí, trường đã được bổ sung thêm 01 Hiệu phó phụtrách chuyên môn (đ/c Vương Thị Hanh) và một số cán bộ giảng dạy các mônNhạc, Họa, Thể dục, KTCN, KTNN, Ngoại ngữ để kịp khai giảng năm họcmới
Nhờ sự chi viện kịp thời và có hiệu quả trên, trường Sư phạm (10+3) Hà Nội làtrường duy nhất trong cả nước thực hiện đầy đủ việc đào tạo 12 ban theo chươngtrình thí điểm hệ Cao đẳng Sư phạm của Bộ Giáo dục
Giai đoạn 1978 – 1984
Từ một trường Sư phạm không chính quy của địa phương, chưa có tư cáchpháp nhânn để tổ chức các kì thi và cấp bằn tốt nghiệp cho các giáo sinh hệ10+3, giờ đây nhà trường đã được công nhận là một đơn vị đào tạo Cao đẳng Sưphạm chính quy của nhà nước (theo QĐ 164-TTG ngày 21-03-1978 của Thủtướng Chính phủ vể công nhận chính thức một số trường Cao đẳng Sư phạm)
Từ năm 1978, nhà trường bắt đầu một thời kìa mới, thời kì của một hệ đào tạolâu dài nhất, ổn định nhất và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào nhất, tất cảđều xuất phát từ quyết định có tính pháp lí trên
Đầu năm học 1980-1981, đồng chí Lê Văn Lương (Ủy viên Bộ Chính trị, Bíthư Thành ủy Hà Nội) đã về thăm và khảo sát nhà trường Sau chuyến thăm đó,trường được xác định là đơn vị trực thuộc quản lí của Ủy ban Nhân dân thànhphố Hà Nội
Về cơ cấu tổ chức: Ban Giám hiệu nhà trường bao gồm 01 hiệu trưởng và 01hiệu phó Nhà trường có 04 khoa và 01 tổ trực thuộc (khoa Tự nhiên, khoa Xãhội, khoa Ngoại ngữ, khoa Tại chức và tổ Tâm lý Giáo dục); 04 phòng và 01 ban(phòng Tổ chức-Cán bộ, phòng Giáo vụ, phòng Quản trị - Tài vụ, phòng Hànhchính-Tổng hợp và ban Thư viện)
Trang 5Quán triệt và thực hiện những tư tưởng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốcĐảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV, hướng tới kỉ niệm 30 năm ngày thành lậptrường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, tập trung mọi sức mạnh, với tư tưởngdám nghĩ dám làm, mạnh dạn đổi mới tư duy, đổi mới công tác tổ chức cán bộ,đổi mới tác phong và lề lối làm việc, thực sự làm chuyển biến các danh hiệu thiđua đã đạt được: Đảng bộ trong sạch và vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh.
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 3 năm 1987 – 1990:
+ Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sảnViệt Nam lần thứ IV
+ Đổi mới toàn diện các hoạt động trong nhà trường
+ Chuẩn bị đội ngũ và các điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ cán bộ giảngdạy theo QĐ số 365/QĐ do Bộ Giáo dục ban hành ngày 20-03-1986
+ Phấn đầu mỗi giáo viên trở thành một chuyên gia cấp học
+ Phát động các phong trào thi đua lớn về mọi mặt để lập thành tích hướng tới kỉniệm 30 năm ngày thành lập trường (06-01-1989)
Giai đoạn 1989 – 1994
Ngay từ năm học 1989 – 1990, nhà trường đã thí điểm việc áp dụng quy trìnhđào tạo mới: chuyển từ cách đào tạo theo niên chế sang cách đào tạo tích lũy họcphần Để làm được việc này, nhà trường đã phải tự lực thiết kế lại chương trìnhđào tạo theo học phần cho cả 16 ban đào tạo khác nhau
Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cấp trường, cấp khoa để phát huy trítuệ tập thể nhằm xây dựng cho được 1 quy trình đào tạo mới khả thi Các tổchuyên môn cũng tập trung rà soát lại chương trình, phân công giảng dạy hợp lí,
có ý thức hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu theo quy trình đào tạo mới,bước đầu thử nghiệm xây dựng cac quỹ đề thi học phần cho từng bộ môn
Từ thói quen đào tạo theo niên chế, với việc kết thúc khóa đào tạo bằng một kìthi tốt nghiệp, nay chuyển sang cách đào tạo mới, không còn kì thi tốt nghiệp màthay vào đó là việc xét và công nhận tốt nghiệp Chỉ sau 1 năm học, việc đào ạotheo quy trình mới của nhà trường đã nhanh chóng đi vào nền nếp
Giai đoạn 1994 – nay
Từ giữa những năm 1990 đến nay, nhà trường đã có nhiều tờ trình gửi các cơquan hữu quan, các cấp trên, với tính chất như là những văn bản chuẩn bị về mặtpháp lí cho quá trình nâng cấp trường lên đại học
Trang 6Mục tiêu trước mắt và một vài năm đầu thế kỉ XXI của trường Cao đẳng Sưphạm Hà Nội là: Đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở chất lượng cao,theo hướng xây dựng trường thành trường Đại học của Thủ đô.
Trang 72 Thực trạng phân tích công việc
Tổng số chức danh công việc hiện có:
Bộ phận Tên chức danh công việc Số người thực hiện
Ban giám hiệu Hiệu trưởngPhó hiệu trưởng 11
Các khoa đào tạo
Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội công tác
quản trị nhân lực được giao cho phòng Tổ chức đảm nhận Nhìn chung công tácquản trị nhân lực đã được tiến hành và đạt kết quả tốt trong thời gian qua Tuynhiên công tác phân tích công việc vẫn chưa được quan tâm đúng mức Phòng
Tổ chức chưa xây dựng bản mô tả công việc cho từng chức danh công việc cụthể Điều này tạo ra sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, gây khó khăn chocông tác đánh giá việc thực hiện công việc
Tại phòng Hành chính- Quản trị, thạc sĩ Lê Văn Chung là trưởng phòng Đây làchức danh có vai trò quan trọng, quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạtđộng của phòng, giúp đỡ Ban giám hiệu trong công tác quản lý Tuy nhiên chứcdanh công việc này chưa có bản mô tả công việc Vì vậy cần xây dựng một bản
mô tả công việc để cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của trưởngphòng, từ đó tạo điều kiện hoàn thành công việc một cách tốt hơn
Trang 8II KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC CỦA TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH- QUẢN TRỊ
1 Chuẩn bị phân tích công việc
1.1 Bản chất của phân tích công việc
- Là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông
tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõbản chất của từng công việc
- Là việc nghiên cứu công việc để làm rõ ở từng công việc cụ thể người laođộng có nhiệm vụ, trách nhiệm gì, họ thực hiện các hoạt động nào, tại sao phảithực hiện và thực hiện như thế nào, những máy móc, thiết bị, công cụ nào được
sử dụng, những mối quan hệ nào được thực hiện, điều kiện làm việc cụ thể,những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và những khả năng mà người lao động cầnphải có để thực hiện công việc
- Là việc xác định rõ những yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết và cácđiều kiện để thực hiện có hiệu quả các công việc trong một tổ chức
1.2 Mục đích phân tích công việc
* Đối với người lao động:
- Hiểu rõ công việc của mình
- Nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân trong công việc
- Thấy rõ vị trí của bản thân trong tổ chức, mối quan hệ với các bên
- Hiểu được kì vọng của tổ chức với bản thân
- Có tiêu chuẩn, mục đích rõ ràng để hướng đến ( định hướng nỗ lực thực hiệncông việc và định hướng học tập hoàn thiện, nâng cao trình độ)
- Có cẩm nang hướng dẫn cho sự thực hiện công việc
- Có tài liệu, bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của bản thân
* Đối với tổ chức: Các văn bản kết quả của phân tích công việc là điều kiện
cần để đảm bảo tính chuyện nghiệp trong triển khai các hoạt động quản lý Đảmbỏa hiệu quả quản lý, tăng cường tính tự quản, tiết kiệm các loại chi phí trong tổchức sản xuất
- Giúp tổ chức xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động,đồng thời có thể làm cho họ hiểu các kỳ vọng đó
- Định hướng cho các công tác: tuyển mộ, tuyển chọn, hoàn thiện bố trí laođộng
Trang 9- Là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc và hệthống chức danh công việc.
- Là cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo
- Là cơ sở trả thù lao lao động công bằng…
* Đối với cá nhân:
- Có điều kiện để vận dụng kiến thức đã học trong môn quản trị nhân lực vào
thực hành
- Giúp củng cố những kiến thức đã học qua thực tế, làm nền tảng cho quản trịnhân lực học phần 2
- Là cơ hội để tiếp xúc sớm với nghề của mình trong tương lai
- Tạo cho cá nhân cảm giác yêu nghề, hứng thú với công việc
1.3 Xác định công việc cần phân tích
* Công việc cần phân tích:
- Tên công việc : Trưởng phòng
- Bộ phận: Phòng Hành chính – Quản trị
- Số người thực hiện công việc: 1
- Người đang đảm nhận công việc: Thạc sĩ Lê Văn Chung
* Các phương pháp thu thập thông tin:
- Thu thập thông tin thứ cấp: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là tổ chứctrực thuộc UBND thành phố Hà Nội Đây là cơ quan nhà nước nên có nhiều vănbản được ban hành Hơn nữa đây là phương pháp đầu tiên và dễ dàng để thuthập thông tin từ những tài liệu đã có Dùng phương pháp này sẽ tránh đượcnhững nguồn thông tin sai lệch vì các thông tin được thu thập từ các văn bản cótính pháp lí, đã được ban hành và áp dụng Các văn bản có thể thu thập như: + Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các bộ phận trực thuộc + Bản phân công nhiệm vụ của các phòng, ban, tổ đội
+ Các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh viên chức
+ Các văn bản liên quan đến đánh giá thực hiện công việc của các phòng ban + Văn bản quy định định mức lao động
+ Các bản mô tả công việc đã có hoặc văn bản tương tự ở đơn vị
+ Những bộ tiêu chuẩn về điều kiện lao động, định mức trang thiết bị
+ Các văn bản thể hiện nội dung quy trình công nghệ, quy trình thực hiện thaotác, tài liệu về hợp lý hoá phương pháp thao tác
+ Quy chế hoạt động của đơn vị và các bộ phận trực thuộc
Trang 10- Phỏng vấn: Đây là công việc liên quan tới lĩnh vực quản lí, không phải làcông việc sản xuất vì vậy dùng phương pháp quan sát, ghi chép sự kiện quantrọng sẽ không đạt hiệu quả cao Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn có thể thuthập thông tin từ chính đố tượng thực hiện công việc nên các thông tin thu được
sẽ cụ thể hơn, có độ tin cậy tương đối cao
- Sử dụng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp này có thể thu thập thông tin nhiều,nhanh, tốn ít công sức và chi phí Các thông tin thu được không bị phân tán màtập trung vào 1 trọng tâm Người cần hỏi sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi
* Kế hoạch cụ thể tiến hành phân tích công việc:
www.caodangsuphamhanoi.edu.com
2 05/10/2011
Chuẩn bị phân tíchcông việc: tìm hiểu
về bản chất, mụcđích, phương phápthu thập thông tin
Giáo trình Quản trị nhân lực ISlide bài giảng Quản trị nhân lựcInternet
3 07/10/2011
Thu thập các thôngtin, văn bản liênquan tới chức năng,nhiệm vụ củaTrưởng phòng Hànhchính- Quản trị
Trưởng phòng Hành chính- Quản trịInternet
4 11/10/2011
Phỏng vấn ngườitrực tiếp làm côngviệc cần mô tả
Đề cương môn Quản trị nhân lựcTrưởng phòng Hành chính- Quản trị
4 14/10/2011
Phát bảng hỏi thuthập thêm các thôngtin cần thiết
Phó Hiệu trưởngTrưởng phòng Hành chính- Quản trịTrưởng phòng Tổ chức
5 15-16/10/2011
Phác thảo bản mô tảcông việc của Các văn bản, thông tin liên quan
Nội dung cuộc phỏng vấn
Trang 116 19/10/2011
Kiểm chứng, lấy ýkiến để hoàn thiệnbản mô tả công việc
Phó Hiệu trưởngTrưởng phòng Hành chính- Quản trịTrưởng phòng Tổ chức
7 22/10/2011 Hoàn thiện bản mô
tả công việc
Ý kiến đóng góp, sửa chữa của PhóHiệu trưởng, Trưởng phòng Tổ chức,Trưởng phòng Hành chính- Quản trị
2 Thu thập thông tin
* Ngày 07/10/2011, tới trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội gặp Trưởng phòng
Hành chính- Quản trị để trao đổi về bài báo cáo thực hành và xin các văn bảnliên quan Các văn bản thu thập được là:
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội ( tríchchương III, IV Phụ lục 1, 2)
- Phân công chức năng, nhiệm vụ đối với CBNV phòng Hành chính- Quản trịnăm học 2011-2012
Trang 12Chương III
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ Điều 7 Cơ cấu tổ chức của trường.
Điều 8 Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường có
Trang 13trường theo các quy định của pháp luật Hiệu trưởng do UBND thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo nhiệm kỳ và theo tiêu chuẩn qui định của Thành phố, của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiệu trưởng có nhiệm
3) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường theo các điều 5,6,7 của quy chế này.
4) Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ từ Trưởng khoa, Trưởng phòng trở xuống Thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
5) Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển nhà trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học.
6) Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.
7) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản quy định tại quy chế này và các quy định của Nhà nước về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường.
Trang 148) Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc quy định tại điều 24, 25, 26 của quy chế này.
9) Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chủ quản uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án theo theo quy định của Nhà nước.
10) Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, cung ứng dịch
vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường.
11) Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trường.
12) Khi vắng mặt, Hiệu trưởng uỷ quyền một Phó Hiệu trưởng điều hành giải quyết công việc nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố Hà Nội về việc uỷ quyền.
13) Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong nhà trường.
Điều 9 Phó Hiệu trưởng.
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, được Hiệu trưởng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của trường Phó Hiệu trưởng giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được phân công
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề nghị và UBND thành phố Hà Nội quyết định theo nhiệm kỳ và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của UBND thành phố
Hà Nội
Điều 10 Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
1) Hội đồng khoa học và đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu
trưởng về:
Trang 15- Mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của trường.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên 2) Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các Trưởng Khoa, một số Trưởng phòng, Ban, Trung tâm, Tổ trưởng Tổ bộ môn, giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học, nhà khoa học ở ngoài trường.
3) Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học và Đào tạo Chủ tịch Hội đồng do các uỷ viên Hội đồng bầu theo nguyên tắc
đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo phía có phiếu của Hiệu trưởng Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường, nhiệm kỳ Hội đồng Khoa học và Đào tạo cùng nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.
Điều 11 Hội đồng tư vấn
Các Hội đồng tư vấn (bao gồm các Hội đồng: Lương, tuyển dụng, tuyển sinh, thi đua khen thưởng, kỷ luật ) do Hiệu trưởng quyết định thành lập và có quy chế hoạt động riêng.
Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thời hạn của các Hội đồng tư vấn sẽ được thể hiện theo từng quyết định thành lập của Hiệu trưởng.
Điều 12 Các phòng chức năng.
1) Trường được tổ chức các phòng chức năng giúp Hiệu trưởng thực hiện các mặt công tác chủ yếu: Hành chính – tổng hợp, Tổ chức, Đào tạo, Khoa học và công nghệ, Kế hoạch – Tài chính, Quan hệ quốc
tế, Quản lý sinh viên – học sinh, Thanh tra.
2) Các phòng chức năng có các nhiệm vụ sau đây:
a Tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và quyền hạn được giao.
Trang 16b Đề xuất các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý theo thẩm quyền để Hiệu trưởng xem xét quyết định.
c Tổ chức thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng và giải quyết công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao.
d Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
3) Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm Giúp việc Trưởng phòng là Phó Trưởng phòng
do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng
Trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý đơn vị mình theo chế độ thủ trưởng Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác của đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
Điều 13 Các Khoa và Bộ môn trực thuộc trường.
1) Căn cứ vào số lượng ngành và qui mô đào tạo, Hiệu trưởng quyết định thành lập các Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc theo cơ cấu được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc trường có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.
b Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.
c Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
Trang 17d Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học thuộc chuyên môn khoa quản lý.
e Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.
2) Đứng đầu các khoa, bộ môn trực thuộc là Trưởng khoa, Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm Giúp việc Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa Nhiệm kỳ của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trưởng khoa, Trưởng bộ môn có nhiệm vụ quản lý đơn vị mình theo chế độ thủ trưởng Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác của đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
Điều 14 Các bộ môn thuộc Khoa.
1) Bộ môn thuộc Khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ Bộ môn hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng quy định.
2) Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:
a Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa.
b Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan đến ngành, chuyên ngành đào tạo được khoa và trường giao.
Trang 18c Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập, hoạt động khoa học
và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trường và của khoa.
3) Đứng đầu bộ môn là Trưởng bộ môn Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa sau khi tham khảo ý kiến của các giảng viên trong bộ môn
Điều 15 Các cơ sở phục vụ và dịch vụ đào tạo.
1) Trường được tổ chức các cơ sở phục vụ đào tạo gồm: Trung tâm hỗ trợ dạy-học, Ban Y tế, Phòng thí nghiệm, Xưởng thực hành, Phòng truyền thống, Câu lạc bộ, Ký túc xá, Nhà ăn,
2) Hiệu trưởng quyết định thành lập các cơ sở phục vụ; qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bổ nhiệm các chức danh quản lý
Trang 19Chương IV GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN
Điều 16 Giảng viên.
Giảng viên của trường là những người làm công tác giảng dạy có trình độchuyên môn bậc đại học trở lên, có năng lực sư phạm, đạt tiêu chuẩn chuyênmôn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khả năng giảng dạy lý thuyết
và thực hành các môn học bậc Cao đẳng Giảng viên có các nhiệm vụ và quyềnhạn sau:
1) Nhiệm vụ:
a Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, nghị quyết của Đảng; chínhsách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đàotạo; Điều lệ trường Cao đẳng và quy chế tổ chức và hoạt động của trường
b Giảng dạy theo đúng nội dung chương trình đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo, nhà trường quy định; viết giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tậptheo sự phân công của Trường, Khoa, Bộ môn
c Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phươngpháp đào tạo và nghiên cứu khoa học
d Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụngchuyển giao công nghệ theo sự phân công của Trường, Khoa, Bộ môn
e Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo: tôn trọng nhân cáchcủa người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, hướng dẫnngười học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tácphong, lối sống
f Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phươngpháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo
g Hoàn thành tốt các công tác khác được Trường, Khoa, Bộ môn giao.2) Quyền hạn:
a Được bố trí giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo theo nội dung cácgiáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
b Lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy nănglực cá nhân, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo
c Được tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ; được thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viêntheo quy định của pháp lệnh Cán bộ công chức
Trang 20d Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất tinh thần theo các chế độ chínhsách quy định cho nhà giáo; được hưởng các chế độ nghỉ lễ theo quy định củaNhà nước và được nghỉ hè, nghỉ tết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e Được ký hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáodục nghiên cứu khoa học ngoài trường theo quy định của Bộ luật Lao động vàquy chế thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
f Tham gia thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
g Được Nhà nước xét tặng các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu
tú, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" và các danh hiệu thi đua khác
Điều 17 Cán bộ, nhân viên.
Cán bộ, nhân viên của trường gồm có: Cán bộ lãnh đạo quản lý trường,lãnh đạo các đơn vị chức năng, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn, phục vụ, dịch
vụ và nhân viên trong các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của trường Cán bộ, nhânviên của trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Được giao nhiệm vụ rõ ràng và có trách nhiệm hoàn thành công việcđược giao
2) Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định, quyết định của Hiệu trưởng, phápluật của nhà nước
3) Được sử dụng phương tiện làm việc theo yêu cầu công việc và có nghĩa
vụ giữ gìn, bảo quản tài sản chung của trường
4) Tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch, sơ kếttổng kết của đơn vị công tác và của trường Được đề xuất các biện pháp cải tiến
tổ chức quản lý, điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môitrường và đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của trường
5) Tham gia thảo luận, xây dựng các qui chế,về tổ chức quản lý, quyền lợi
và nghĩa vụ của cán bộ nhân viên trong trường
6) Được đề xuất để Hiệu trưởng bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách chế
độ của nhà nước đối với cán bộ nhân viên theo qui đinh của Bộ Luật lao động
Trang 21Phụ lục 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG BAN
1) PHÒNG TỔ CHỨC
a Chức năng
Phòng Tổ chức là bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp Đảng uỷ
và Hiệu trưởng thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tổ chức và cánbộ; tổ chức và quản lý đời sống học sinh, sinh viên; thực hiện các chế độ chínhsách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên ; công tác trật tự anninh trong phạm vi nhà trường
b Nhiệm vụ
* Công tác tổ chức cán bộ
- Nghiên cứu và đề xuất các phương án xây dựng và kiện toàn bộ máy quản
lý, cơ cấu tổ chức và soạn thảo các chủ trương nhiệm vụ của các bộ phận trongtrường
- Lập quy hoạch xây dựng, phát triển bồi dưỡng các loại hình cán bộ trongtrường, cán bộ lãnh đạo từ cấp trường đến các khoa, phòng, ban; làm các thủ tục
bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh lãnh đạo trong trường
- Giúp Hiệu trưởng dự trù chỉ tiêu biên chế để trình Uỷ ban Nhân dân thànhphố từng năm và lâu dài, xét tuyển và bố trí cán bộ theo định biên đã được quyđịnh
- Tổ chức thực hiện quy định về thi tuyển viên chức
- Làm các thủ tục thuyên chuyển, thôi việc, hưu trí đối với cán bộ, viênchức; chuẩn bị các loại hồ sơ cán bộ theo danh mục chức vụ do cấp trên quản lý
để trình duyệt khi có yêu cầu
- Quản lý, thường xuyên cập nhật hồ sơ, lý lịch, của cán bộ, giảng viên,nhân viên trong toàn trường
- Quản lý định mức lao động của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhàtrường
- Lập hồ sơ nâng bậc lương, hồ sơ trợ cấp bảo hiểm xã hội cho cán bộ, viênchức trong trường
- Hoàn thiện các thủ tục về nhân sự trong việc đi công tác, học tập ở trong
và ngoài nước
Trang 22- Thực hiện luật Nghĩa vụ quân sự đối với cán bộ, viên chức, sinh viên vàhọc sinh.
- Chứng nhận lý lịch cho cán bộ trong trường
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ
- Theo dõi việc xét khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hàng năm đối với cán
bộ, viên chức
* Công tác sinh viên, học sinh
- Tổ chức tiếp nhận sinh viên, học sinh trúng tuyển vào học tại trường.Quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên theo quy định; bố trí nơi ăn, ở cho sinh viên,học sinh nội trú
- Tổ chức cho sinh viên, học sinh học tập chính trị đầu năm và cuối khoá
- Xác nhận các loại giấy tờ, làm thủ tục cho sinh viên thôi học, chuyểntrường
- Tổ chức và quản lý đời sống vật chất của sinh viên, học sinh nội trú trong
ký túc xá Theo dõi công tác học sinh, sinh viên ngoại trú; phối hợp với các cơquan chức năng và chính quyền địa phương triển khai công tác, học sinh, sinhviên ngoại trú
- Tổ chức và quản lý đời sống tinh thần của sinh viên, học sinh; chịu tráchnhiệm về các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt độngkhác của sinh viên, học sinh nội trú
- Tổ chức, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối vớisinh viên, học sinh về học bổng, học phí và các chế độ khác
- Phụ trách công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên, học sinh
- Phối hợp với phòng Đào tạo Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để công Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngnhận tốt nghiệp và đánh giá chất lượng toàn diện của sinh viên, học sinh
- Hàng năm, tổ chức đối thoại với sinh viên, học sinh
* Công tác bảo vệ an ninh trật tự
- Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế và tổ chức triển khai thực hiện cácbiện pháp bảo vệ an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong nhà trường
- Tổ chức tốt việc thường trực tại cổng ra vào trường, khu ký túc xá sinhviên, học sinh; tuần tra, canh gác, kiểm soát, giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản củanhà truờng, của sinh viên, học sinh trong ký túc xá Đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh và khách tới làm
Trang 23- Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn các phương tiện đi lại của cán bộ, giảngviên, nhân viên, sinh viên, học sinh và khách đến làm việc tại trường.
- Giải quyết mọi vụ việc có liên quan đến công tác bảo vệ, đến tính mạng
và tài sản của công dân, tập thể trong phạm vi trường quản lý
- Công tác chính trị tư tưởng, kế hoạch, tổng hợp và thi đua khen thưởng
- Quản lý cơ sở vật chất và công tác hậu cần
b Nhiệm vụ
* Công tác hành chính
- Giúp Hiệu trưởng lập kế hoạch công tác trong từng thời gian
- Tiếp nhận, phân loại các công văn, thư tín, điện báo, fax từ các nơi gửiđến; chuyển đến các đơn vị và cá nhân có liên quan để xử lý giải quyết Đề xuấtmua và phân phối báo, tạp chí cho các bộ phận theo quy định
- Kiểm tra, phân loại công văn, tài liệu, tờ trình của các bộ phận và cá nhântrong trường đến xin chữ ký hoặc ý kiến của các đồng chí lãnh đạo trường
- Quản lý con dấu; lưu trữ các công văn, giấy tờ của nhà trường
- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, nhân viên được cử đi côngtác ngoài trường Ký xác nhận giấy đi đường cho khách đến công tác và lưu trútại trường
- Phối hợp với các đơn vị chức năng quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thựchiện các chủ trương, kế hoạch công tác chung của nhà trường
- Đánh máy, in ấn, sao lục các loại công văn tài liệu phục vụ cho công tác,hoạt động của nhà trường
- Sắp xếp hướng dẫn khách đến các bộ phận chức năng để giải quyết côngviệc
- Chịu trách nhiệm về việc khánh tiết, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phụcvụ cho các ngày lễ và các hội nghị cấp trường do Đảng uỷ, Ban Giám hiệu vàcác đoàn thể tổ chức
- Thực hiện các công việc hiếu, hỷ đối với các cơ quan, cá nhân trong vàngoài trường (kể cả nghỉ hưu, mất sức)
Trang 24- Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất để phục vụ cho nhữngyêu cầu công tác của Hiệu trưởng.
* Công tác chính trị
- Căn cứ vào kế hoạch năm học của Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thểtrong nhà trường nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của cán bộ, giảng viên,nhân viên Xây dựng kế hoạch về công tác giáo dục chính trị tư tưởng Phản ánhkịp thời cho lãnh đạo trường và chủ động đề xuất những biện pháp thích hợp đểuốn nắn những quan điểm sai trái, ngăn chặn ảnh hưởng của tư tưởng phi xã hộichủ nghĩa, văn hoá phẩm đồi trụy và các tệ nạn xã hội vào nhà trường
- Tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, học tập chính trị cho cán bộ, giảngviên, nhân viên
- Tổ chức và thực hiện việc phát thanh, tuyên truyền; là đầu mối quan hệvới phóng viên báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng Tổ chức viết bàigiới thiệu về trường, về các gương điển hình tiên tiến của các tập thể và cácnhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động
xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa trong và ngoài trường của cán bộ, giảng viên,nhân viên, sinh viên và học sinh
- Chịu trách nhiệm quản lý phòng truyền thống, thu thập, bảo quản, lưu giữcác huân chương, cờ thưởng, tặng phẩm, vật kỷ niệm, tranh ảnh, tài liệu, bănghình của trường
* Công tác tổng hợp
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của năm, tháng, tuần và theodõi việc thực hiện kế hoạch của các khoa, phòng, trung tâm, tổ trực thuộc trongnhà trường
- Tổng hợp làm báo cáo thường kỳ và bất thường theo chức năng nhiệm vụ,đồng thời quản lý các loại kế hoạch, thống kê theo yêu cầu của cấp trên và củanhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động về thi đua, khen thưởngtrong nhà trường
- Làm nhiệm vụ thường trực và thư ký Hội đồng Thi đua của nhà trưòng
* Công tác quản trị
- Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, duy tu, quy hoạch, xây dựng toàn bộ hệ
Trang 25- Quản lý, điều hành toàn bộ phương tiện giao thông vận tải và phục vụcông tác của lãnh đạo và các cán bộ được uỷ quyền.
- Đảm bảo đầy đủ nước phục vụ khu nhà làm việc, khu nhà ở của sinh viên,học sinh; theo dõi đồng hồ đo điện nước và làm thủ tục thanh toán theo đúngquy định
- Quản lý việc sử dụng điện thoại trong trường Đảm bảo cho việc thông tinliên lạc thông suốt Quản lý và làm vệ sinh lớp học, hội trường, phòng họp
- Có kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ tài sản củanhà trường
- Quy hoạch và thực hiện công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa,cây cảnh, cây bóng mát đảm bảo cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch,đẹp
- Phối hợp với các khoa, phòng, trung tâm liên quan để theo dõi thi công,nghiệm thu các công trình đã xây dựng hoặc sửa chữa cải tạo Nhận bàn giao vàđưa công trình đó vào sử dụng có hiệu quả
- Triển khai công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy
- Chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động của bếp ăn, căng tin phục vụ cán bộ,giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh
- Trên cơ sở kinh phí hàng năm, phối hợp với các khoa, phòng, trung tâmphân phối, lên dự trù mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tácgiảng dạy, học tập và ký túc xá
3) PHÒNG ĐÀO TẠO
a Chức năng
Là bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiệnquản lý Nhà nước trên lĩnh vực đào tạo; tổ chức, triển khai xây dựng mục tiêu,nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo; quản lý chất lượng dạy và học; thựchiện bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên Tiểu học vàTrung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội và các địa phương khác (nếu có nhu cầu)
Tổ chức các loại hình đào tạo khác nếu có nhu cầu và được các cấp có thẩmquyền cho phép
b Nhiệm vụ
* Công tác quản lý dạy và học
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình, phương thức đào tạo, kế hoạch đàotạo và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để mở các ngành, các hệ đào tạo mới
Trang 26- Quản lý thống nhất toàn bộ kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình, kếhoạch học tập, thực tập sư phạm của tất cả các hệ đào tạo trong trường, điều hoàphối hợp kế hoạch hoạt động của các khoa và tổ trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa, tổ bộ môn và các đơn vị hữuquan xây dựng hệ thống đề cương, giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho đàotạo
- Lập kế hoạch, tổ chức công tác tuyển sinh hàng năm dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Hội đồng Tuyển sinh
- Phối hợp với phòng Hành chính - Quản trị để lên kế hoạch quản lý và sửdụng giảng đường, bố trí phòng học
- Kiểm tra việc xây dựng và giám sát thực hiện chương trình, lịch trình vàthời khoá biểu ở các Khoa
- Phối hợp với phòng Tổ chức và các Khoa giải quyết việc phân phối sinhviên, học sinh theo ngành học, phân chia lớp
- Lên kế hoạch thi học phần, tổ chức và giám sát việc thực hiện các nộiquy, quy định về thi, kiểm tra, chấm thi, lên điểm Tổ chức kiểm tra định kỳhoặc đột xuất nội dung, chương trình, lịch trình, sổ công tác, giáo án, giáo trìnhtài liệu của cán bộ giảng dạy Đề xuất những đánh giá về công tác chuyên môncủa tổ và từng cá nhân Quản lý kết quả học tập của sinh viên, học sinh, đánh giáchất lượng học tập và rèn luyện theo quy chế hiện hành
- Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của sinh viên, học sinh
- Tổng hợp, báo cáo với cấp trên các vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng
- Liên hệ nơi thực tập cho sinh viên, học sinh, xây dựng chương trình thựctập cho các khóa Phối hợp với các bộ phận chức năng để chuẩn bị về cơ sở vậtchất, kinh phí cho thực tập
- Xây dựng kế hoạch thực hành, thực tế chuyên môn cho cán bộ, giảngviên, nhân viên, sinh viên, học sinh
- Tổ chức các cuộc hội thảo bàn về phương pháp giảng dạy và học tậptrong trường, phối hợp với các khoa và Công đoàn tổ chức vận động giảng viênđăng ký các giờ dạy tốt, có đánh giá phân loại và khen thưởng cho các giờ tốt
* Công tác bồi dưỡng
- Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn; phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, các Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngquận, huyện trên địa bàn Hà Nội có kế hoạch chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng,
Trang 27- Liên kết với các trường Đại học, các địa phương, các cơ quan mở các lớpđào tạo chính quy và không chính quy.
4) PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC ĐỐI NGOẠI QUẢN TRỊ
a Chức năng
- Phòng Quản lý khoa học Đối ngoại là bộ phận chức năng có nhiệm vụ Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngtham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nghiêncứu khoa học của nhà trường, liên kết nghiên cứu khoa học với các đơn vị ngoàinhà trường (ở trong nước cũng như ngoài nước)
- Tham mưu về công tác quan hệ đối ngoại
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viêntrong trường
b Nhiệm vụ
- Chủ trì xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học trongnhà trường Liên kết nghiên cứu khoa học với các đơn vị ngoài nhà trường (ởtrong nước cũng như ngoài nước)
- Xây dựng phương hướng, chủ trương, các quy định, quy chế về quản lý,nghiên cứu khoa học
- Hướng dẫn các khoa, tổ bộ môn lập kế hoạch nghiên cứu khoa học Tổchức theo dõi, kiểm tra định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ, các quy định về tiến độcác đề tài nghiên cứu khoa học đã đăng ký
- Chủ trì việc tổ chức đăng ký, bảo vệ, nghiệm thu, tổng kết đánh giá kếtquả các đề tài nghiên cứu khoa học Phối hợp với các phòng ban chức năng vàcác đơn vị có liên quan giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí của các đề tài
- Phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức ứng dụng các kết quả nghiên cứukhoa học vào thực tiễn giảng dạy, học tập và đời sống
- Chủ trì tổ chức các hội thảo khoa học, tổng kết công tác nghiên cứu khoahọc cấp trường Hướng dẫn, giúp đỡ các khoa, tổ bộ môn tổ chức các hội thảokhoa học
- Phối hợp với phòng Tổ chức xây dựng quy hoạch về công tác bồi dưỡngchuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng viên Quản lý, theo dõi và tổng hợp tình hình sốcán bộ đang đi học, và báo cáo với Hiệu trưởng
- Phối hợp với các pḥng chức năng khác xây dựng kế hoạch, nội dung bồidưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy
- Chủ động phối hợp với phòng Đào tạo, các khoa và tổ bộ môn để hướngdẫn, kiểm tra, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, tổ chức
Trang 28hội nghị khoa học của sinh viên Xét duyệt và đề nghị Hiệu trưởng khen thưởngđối với các đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị.
- Biên tập và phát hành tập san thông báo khoa học của trường
- Tư vấn, giúp Hiệu trưởng về công tác đối ngoại Phối hợp với phòng Tổchức, Hành chính Quản trị đón tiếp khách trong và ngoài nước đến trường công Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngtác
5) PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI VỤ QUẢN TRỊ
a Chức năng
- Phòng Kế hoạch Tài vụ là bộ phận chức năng tham mưu, giúp việc cho Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngHiệu trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tài chính của nhà truờng.Phòng làm việc theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên vàchịu sự chỉ đạo trục tiếp của Hiệu trưởng
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán: quản
lý và phân phối tài chính, giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí ngân sáchsách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp của trường
- Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo qui định
- Quản lý về mặt kế toán vật tư, tài sản của trường
- Lập sổ sách, chứng từ, làm báo cáo quyết toán theo đúng thủ tục, nguyêntắc tài chính đã quy định
- Là đầu mối duy nhất để quản lý về tài chính của trường Mọi thu chi đềuphải được thông qua hệ thống sổ sách kế toán của phòng Kế hoạch Tài vụ. Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để công
- Có biện pháp quản lý và kiểm soát việc thu chi các nguồn thu sự nghiệp,
Trang 296) TRUNG TÂM HỖ TRỢ DẠY - HỌC
a Chức năng
- Trung tâm Hỗ trợ dạy - học là bộ phận chức năng tham mưu cho Hiệutrưởng về công tác thông tin khoa học, thư viện và tổ chức các hoạt động hỗ trợcho công tác dạy - học
- Tổ chức quản lý và sử dụng sách, báo, tài liệu, cung cấp thông tin và cáctrang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạtđộng khác của cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên trong trường
b Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức việc sử dụng cơ sở vật chất, tư liệu,trang thiết bị của Trung tâm để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiêncứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh
- Phối hợp với các khoa, phòng chức năng bổ sung thường xuyên sách, báo,tài liệu, giáo trình, tạp chí và các trang thiết bị cho Trung tâm theo yêu cầu củacông tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường
- Xây dựng các nội quy, quy chế, quy trình để quản lý chặt chẽ các loại tàiliệu, giáo trình, sách báo và các trang thiết bị của Trung tâm
- Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học Đối ngoại tiếp Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để côngnhận giáo trình, tài liệu và các trang thiết bị; có kế hoạch tổ chức, nâng cấp, hiệnđại hoá Trung tâm nhằm tăng cường khả năng phục vụ đào tạo và nghiên cứukhoa học
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các loại sách báo, tạp chí,các thông tin khoa học mới Tăng cường công tác khai thác, cập nhật thông tinkhoa học, xây dựng các biện pháp tra cứu để kịp thời phổ biến, giới thiệu rộngrãi cho bạn đọc
- Kết hợp với các phòng Đào tạo, Quản lý khoa học Đối ngoại, các khoa và Bồi dưỡng tổng hợp kết quả học tập để công
bộ môn tổ chức việc giảng dạy và học tập theo phương pháp mới cho giảng viên,sinh viên, học sinh của trường
- Tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên, học sinh tiếp cận và sử dụng cácthiết bị dạy và học mới
- Nghiên cứu để từng bước tổ chức các dịch vụ về giáo dục và đào tạo phục
vụ cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh trong và ngoài trường
Trang 307) BAN Y TẾ
a Chức năng
Ban Y tế là bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hiệutrưởng thực hiện quản lý Nhà nước về công tác chăm lo sức khoẻ cán bộ, giảngviên, nhân viên, sinh viên, học sinh và thực hiện công tác vệ sinh phòng dịchtrong nhà trường
Về chuyên môn, ban Y tế hoạt động theo sự chỉ đạo và phân cấp của ngành
Y tế
b Nhiệm vụ
* Công tác quản lý sức khoẻ, khám và chữa bệnh
- Lập, phân loại, quản lý hồ sơ sức khoẻ và thực hiện các qui định về việcbảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh
- Tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên vàhọc sinh theo định kỳ; đề xuất kiến nghị về chế độ chính sách bồi dưỡng sứckhoẻ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường theo quy định
- Tổ chức khám chữa bệnh, đề xuất mua và cấp phát thuốc cho cán bộ,giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh kịp thời hoặc giới thiệu bệnh nhân lêntuyến trên theo quy định
- Lập hồ sơ và đưa cán bộ, giảng viên, nhân viên tới nơi giám định y khoakhi có yêu cầu
- Xác nhận và cấp giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân theo đúng chế độ, nguyêntắc
- Tổ chức thường trực và cấp cứu hàng ngày Cấp cứu kịp thời các ca độtxuất, giới thiệu những ca bệnh nặng lên tuyến trên Phối hợp với các cơ quanchức năng thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến sức khỏe của các cán bộ,giảng viên, nhân viên, sinh viên và học sinh
- Quản lý công tác kế hoạch hoá gia đình trong trường
- Phối hợp với Ban nếp sống văn minh trường và các phòng, ban chức năngtuyên truyền vận động, bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minhcho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên
- Quản lý và bảo dưỡng cơ sở vật chất, quản lý và phân phối thuốc kịp thời,đúng đối tượng, tuân thủ nghiêm ngặt quy chế quản lý thuốc của ngành Y tế