1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê IA CHÂM

29 758 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 914,5 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, ngành phê là ngành nông nghiệp quan trọng có quan hệ mật thiết với chương trình phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, phê còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam làm tăng thêm lượng ngoại tệ cho quá trình phát triển đất nước. Đứng thứ nhì về sản lượng chỉ sau Brazil, Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp phê cho thị trường thế giới. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng phê trên thế giới ngày càng tăng cao, ngành phê Việt Nam đang tự tin hướng đến ngôi vị chi phối thị trường phê thế giới trong những năm tới. Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho ngành phê Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm (ATPVietnam, 2008). Đây là cơ hội “vàng” đối với một quốc gia có trên 500.000 ha phê như Việt Nam. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền kinh tế thị trường đòi hỏi tính tự chủ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao; hàng hóa dịch vụ đa dạng, phong phú; giá cả hàng hóa - dịch vụ hình thành trên thị trường; cạnh tranh là môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường phải là quan hệ kinh tế mở. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh, từ lo đầu vào đầu ra cho hoạt động kinh doanh của mình. Với điều kiện gay gắt như hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp có quy mô, tính cạnh tranh cao, để thu hút được khách hàng hiện tại tương lai, cũng như giữ chân được các khách hàng truyền thống thì các doanh nghiệp sản xuất phải tạo cho mình nguồn hàng có chất lượng, ổn định, với giá cả hợp lý, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ, kịp thời thuận tiện nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt đối với ngành phê, một trong những ngành kinh doanh hiện nay được thị trường trong ngoài nước ưa chuộng, thì công tác tạo nguồn hàng ổn SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi định có chất lượng lại đóng vai trò tiên quyết đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế đất nước. Xét thấy tầm quan trọng của vấn đề, qua thời gian thực tập cuối khóa tại công ty phê IACHÂM cùng với những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn các bác, các chú, các anh chị trong Công ty, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích công tác tạo nguồn mua hàng tại Công ty phê IA CHÂM” làm đề tài thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá hoạt động tạo nguồn mua hàng của công ty, phân tích những mặt hạn chế, yếu kém, đề xuất những nội dung chủ yếu hoàn thiện công tác tạo nguồn mua hàng của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về vấn đề tạo nguồn mua hàng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phê. - Đánh giá công tác tạo nguồn mua hàng của Công ty phê IA Châm: điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân những hạn chế. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tạo nguồn mua hàng giúp công ty ổn định nguồn hàng đạt được mục tiêu kinh doanh. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu hoạt động mua hàng tạo nguồn của Công ty phê IA Châm. Trong quá trình tiếp cận, đề tài sẽ tìm hiểu về quá trình thu mua phê của công ty. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động tạo nguồn mua hàng của công ty. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Công ty phê IA Châm. - Phạm vi thời gian: Xem xét thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phê IA Châm dựa trên số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2007 – 2009 nguồn tài liệu sơ cấp có được do điều tra các đơn vị cung ứng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá các đối tượng nghiên cứu một cách logic, khách quan. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu sơ cấp: Áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn các đơn vị cung ứng hàng thông qua phiếu câu hỏi. - Số liệu thứ cấp: Là nguồn số liệu được công bố, tính toán từ các cơ quan thống kê, được tập hợp từ các báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2007 – 2009 này. Ngoài ra còn có các thông tin từ mạng internet, các báo tạp chí chuyên ngành như: Báo Nông thôn, tạp chí Nông nghiệp phát triển nông thôn. Phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu: So sánh các số liệu qua các năm để phân tích sự biến động của nguồn vốn, lao động, kết quả kinh doanh của Công ty phê IA Châm qua 3 năm 2007 -2009 bằng số tuyệt đối cũng như tương đối. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS. Phương pháp thu thập xử lý số liệu a. Phương pháp lên bảng câu hỏi phỏng vấn Bước 1: Xây dựng sơ bộ bảng câu hỏi phỏng vấn Bước 2: Tham khảo ý kiến chuyên gia Bước 3: Sau khi được các chuyên gia góp ý, tiến hành sửa chữa nội dung một số câu hỏi Bước 4: Điều tra, phỏng vấn chính thức b. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu xác suất theo cụm các đơn vị cung ứng với các cụm thuộc các khu vực quản lý của các đội sản xuất, gồm 4 đội sản xuất. Trong mỗi đội tiến hành chọn ngẫu nhiên 15 mẫu để tiến hành điều tra. Số lượng mẫu ước tính: 60 Số phiếu phát ra: 60 c. Phương pháp giá trị trung bình: SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi X = ∑X i *f i / ∑f i Trong đó: X i : Lượng biến thứ i f i : Tần số của giá trị i ∑f i : Tổng số phiếu phỏng vấn hợp lý d. Phương pháp kiểm định One_Sample T Test Với giá trị cần kiểm định là H 0 : µ = giá trị kiểm định (Test value); giá trị kiểm định H 1 : µ # giá trị kiểm định (Test value) α: Mức ý nghĩa của kiểm định; α = 0,05 Kết quả kiểm định: Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H 0 Nếu Sig. ≥ 0,05: Chấp nhận giả thiết H 0 e. Kiểm định KRUSKAL–WALLIS TEST Với H 0 : Không ảnh hưởng H 1 : Có ảnh hưởng α: Mức ý nghĩa của kiểm định; α = 0,05 Kết quả kiểm định: Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H 0 Nếu Sig. ≥ 0,05: Chấp nhận giả thiết H 0 PHẦN II NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn mua hàng Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Điều đó đồng nghĩa là đảm bảo sản xuất lượng hàng hóa cần thiết đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng thu lợi nhuận. Bên cạnh đó nhờ vào lượng hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp có thể thỏa mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Nhờ có mạng lưới thu mua rộng mà doanh nghiệp sẽ đảm bảo được lượng hàng cần thiết cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian lẫn không gian. Tuy nhiên để cung ứng cho khách hàng một cách ổn định, kịp thời với nhu cầu khả năng của khách hàng thì doanh nghiệp cần làm tốt khâu nghiệp vụ tiên quyết là tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác, sản xuất, gia công, đặt hàng, ký kết các hợp đồng mua hàng sao cho hàng hóa đến với khách hàng phải là nguồn hàng có chất lượng, đúng yêu cầu. Nguồn hàng của doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc, 2005). Để có nguồn hàng tốt ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn. Tổ chức công tác tạo nguồn đó là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng hóa để doanh nghiệp bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, cỡ loại, màu sắc… cho các nhu cầu của khách hàng (Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc, 2005). Trong hoạt động kinh doanh, tạo nguồn là toàn bộ các hình thức, phương thức điều kiện của doanh nghiệp tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu để tạo ra nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, để doanh nghiệp thu mua, sản xuất cung ứng cho các khách hàng (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Mua hàng là hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp khi xem xét chất lượng hàng hóa, giá cả chào hàng cùng với người bán thỏa thuận điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán bằng hợp đồng hoặc bằng trao đổi hàng_tiền (Hoàng Hữu Hòa, 2005). SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Trong điều kiện biến động nhanh, mạnh không kém phần gay gắt của nền kinh tế như hiện nay, các nhu cầu trên thị trường cũng theo đó không ổn định, việc tạo nguồn mua hàng của doanh nghiệp đòi hỏi phải nhanh nhạy, có tầm nhìn chiến lược phải thấy được xu hướng phát triển của nhu cầu khách hàng. Tức là phải làm tốt các nội dung (Hoàng Hữu Hòa, 2005) sau: - Xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận. - Chủ động nghiên cứu tìm hiểu khả năng của các đơn vị cung ứng, để đặt hàng, ký kết hợp đồng mua hàng. - Đồng thời cần có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện tổ chức thực hiện tốt công tác thu mua, vận chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp sao cho có lợi nhất. 1.1.2. Phân loại nguồn hàng Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng hoá mua được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp thương mại có chính sách, biện pháp thích hợp để khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để bảo đảm ổn định nguồn hàng (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Các nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại thường được phân loại dựa trên các tiêu thức sau đây: a. Theo khối lượng hàng hóa mua được, nguồn hàng của doanh nghiệp gồm có: + Nguồn hàng chính: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua về, đóng vai trò quyết định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp mua được, nên cần phải có sự quan tâm thường xuyên để đảm bảo ổn định của nguồn hàng này. + Nguồn hàng phụ: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng tới doanh số bán của doanh nghiệp. + Nguồn hàng trôi nổi: Là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị tiêu dùng hoặc đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ chất lượng SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi hàng hóa, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. b. Theo nơi sản xuất ra hàng hóa, nguồn hàng của doanh nghiệp gồm có: + Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước: Bao gồm các loại hàng hóa do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp khai thác chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân, thể, liên doanh với nước ngoài hoặc của nước ngoài đặt trên lãnh thổ Việt Nam. + Nguồn hàng nhập khẩu: là những hàng hóa trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. + Nguồn hàng tồn kho: Có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ của nhà nước để điều hòa tài chính, nguồn tồn kho của doanh nghiệp thương mại, các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàng sản xuất… c. Theo điều kiện địa lý, nguồn hàng của doanh nghiệp gồm có: + Nguồn hàng theo các miền của đất nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, các vùng có đặc điểm xa, gần giao thông vận tải khác nhau. + Nguồn hàng theo các tỉnh, thành phố: trong tỉnh, ngoài tỉnh. + Nguồn hàng theo các vùng: đồng bằng, trung du, miền núi… d. Theo mối quan hệ kinh doanh, nguồn hàng của doanh nghiệp gồm có: + Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác + Nguồn liên doanh, liên kết + Nguồn đặt hàng thu mua + Nguồn hàng của đơn vị cấp trên + Nguồn hàng nhận đại lý + Nguồn hàng được ký gửi 1.1.3. Hệ thống kho hàng Kho hàng đứng trên giác độ kỹ thuật hình thái tự nhiên của nó, là những công trình kiến trúc dùng để chứa đựng, bảo quản sản phẩm, hàng hóa trong một thời gian nhất định. Kho hàng là điều kiện tất yếu để thực hiện nhiệm vụ dự trữ hàng hóa của nó. Kho SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi hàng ở đây bao gồm các nhà xưởng, bãi chứa hàng hóa. Tuy nhiên, xét về quy mô, kiến trúc kết cấu, trình độ kỹ thuật của các nhà kho thì phụ thuộc vào mức độ điều kiện hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Kho hàng đứng trên giác độ kỹ thuật xã hội được xem như là một đơn vị kỹ thuật – một bộ phận cấu thành của quá trình tái sản xuất. Chức năng chung của kho hàng là đảm bảo lưu kho hợp lý các loại hàng hóa nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Trong cơ chế thị trường, kho hàng ở các doanh nghiệp cũng là một lĩnh vực kinh doanh, kho hàng thực hiện các chức năng: Chức năng nhập – xuất, Chức năng sản xuất, Chức năng kiểm tra, bên cạnh các chức năng thì kho hàng còn có các nhiệm vụ sau: - Thực hiện việc dự trữ, bảo quản các loại hàng hóa trong kho. - Tổ chức các loại hàng hóa giao nhận chính xác, kịp thời, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng, nắm vững những loại hàng hóa trong kho. 1.1.4. Các hình thức tạo nguồn mua hàng a. Mua theo đơn đặt hàng hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa Đơn đặt hàng (gọi tắt là đơn hàng) là việc xác định các yêu cầu cụ thể mặt hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc… thời gian giao hàng mà người mua lập gửi cho người bán (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Đơn hàng thường là căn cứ để ký kết vào hợp đồng mua bán hàng hóa. Mua hàng theo đơn đặt hàng hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa là một hình thức chủ động, có kế hoạch, giúp doanh nghiệp tạo nguồn hàng tốt. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp sản xuất ổn định được nguồn hàng để sản xuất kinh doanh, có nguồn hàng khá chắc chắn để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải quan tâm, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ, hợp tác chặt chẽ với đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng hợp đồng đã ký. b. Mua hàng không theo hợp đồng kinh tế Mua hàng không theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ hàng - tiền, hoặc trao đổi hàng – hàng. Đây là hình thức mua đứt bán đoạn mua hàng trôi nổi (hàng vãng lai) trên SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi thị trường. Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hóa (Hoàng Hữu Hòa, 2005). c. Mua hàng qua đại lý Doanh nghiệp có thể ký các hợp đồng với các đại lý mua hàng ở những nơi nguồn hàng không ổn định, không tập trung không thường xuyên. Việc mua hàng qua các đại lý thu mua, giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng có khối lượng không lớn, không thường xuyên. Mua hàng qua đại lý, doanh nghiệp cần lựa chọn đại lý, ký kết hợp đồng chặt chẽ chất lượng hàng mua, giá cả thu mua đảm bảo lợi ích kinh tế cho cả hai bên (Hoàng Hữu Hòa, 2005). d. Nhận bán hàng ủy thác bán hàng ký gửi Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp có thể nhận với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác bán hàng ủy thác. Hàng ủy thác là loại hàng hóa không thuộc sở hữu vốn của doanh nghiệp, mà là hàng nhận ủy thác của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bán hàng ủy thác sẽ được nhận chi phí ủy thác (Hoàng Hữu Hòa, 2005). e. Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc có sẵn các cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng vì nguyên nhân khác nhau như do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, thiếu kỹ thuật, thiếu cơ sở tiêu thụ sản phẩm… làm cho doanh nghiệp không nâng cao được chất lượng sản lượng hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu thế của mình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ cùng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản lượng sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ sản phẩm trên trị trường. Hình thức này bảo đảm lợi ích của cả hai bên lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu. f. Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua thành phẩm Gia công là hình thức đưa nguyên vật liệu đến xí nghiệp nhận gia công trả phí gia công khi xí nghiệp gia công đã giao hàng đầy đủ, đúng số lượng, đúng quy cách phẩm chất mà doanh nghiệp đã quy định trước khi giao gia công (Hoàng Hữu Hòa, 2005). SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Bán nguyên liệu thu mua thành phẩm là hình thức doanh nghiệp bán nguyên liệu cho các nơi cung ứng sản phẩm theo hợp đồng (Hoàng Hữu Hòa, 2005). Các đơn vị cung ứng phải sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm đảm bảo chất lượng khi giao hàng cho doanh nghiệp theo hợp đồng trước đó. g. Tự sản xuất, khai thác hàng hóa Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật là cơ sở để doanh nghiệp tự chủ trong công tác tạo nguồn hàng, khai thác các nguồn lực thế mạnh phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào sản xuất giúp các doanh nghiệp tự chủ nguồn hàng, có được nguồn hàng ổn định, vững chắc, vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của nhà kinh doanh. 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của công tác tạo nguồn mua hàng Trong hoạt động kinh doanh, tạo nguồn hàng là khâu hoạt động nghiệp vụ kinh doanh tiên quyết, khâu mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá. Mua hàng là một hoạt động cơ bản của sản xuất kinh doanh. Nếu không mua được hàng hoặc mua hàng không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có hàng để bán. Nếu mua phải hàng xấu, hàng giả, hàng chất lượng kém hoặc mua không đủ số lượng, chất lượng hàng hóa, không đúng thời gian yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất kịp thời dẫn đến ứ đọng hàng hóa, vốn lưu động lưu chuyển chậm, doanh thu không bù đắp đủ chi phí, sẽ không có lãi… Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác tạo nguồn - mua hàng có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ kinh doanh khác đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác tạo nguồn mua hàng sẽ có tác dụng tích cực lên nhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. * Thứ nhất, nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh, nếu không có nguồn hàng thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh được. Để làm tốt công tác tạo nguồn mua hàng thì doanh nghiệp cần giao cho những người nắm rõ về kỹ thuật mặt hàng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên _ K40 QTKD Tổng hợp Trang 10 . bác, các chú, các anh chị trong Công ty, tôi đã chọn đề tài: Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại Công ty cà phê IA CHÂM” làm đề tài thực tập tốt. tạo nguồn và mua hàng của công ty, phân tích những mặt hạn chế, yếu kém, đề xuất những nội dung chủ yếu hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng của công

Ngày đăng: 11/12/2013, 20:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty - Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê IA CHÂM
Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty (Trang 25)
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê IA CHÂM
Bảng 1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w