Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai trò một hình thái ý thức xã hộ
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Loài người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng, tác nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai trò một hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại
và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm ngoài cuộc đấu tranh gay gắt ấy Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn nhau của các chế
độ xã hội thì lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm
Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của triết học Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng Thường thường chủ nghĩa duy vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiến tiến, tiến bộ của xã hội , còn chủ nghĩa duy tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) là thế giới quan của những lực lượng suy tàn, phản động và bảo thủ trong xã hội Chủ nghĩa duy vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức, con người
có khả năng nhận thức được thế giới Ngược lại chủ nghĩa duy tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức, phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thế giới Dù sao bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều phải xuất phát từ các vấn đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng toàn bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó Cũng như sự phong phú của thế giới cuộc đấu tranh trong triết học diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, cuộc đấu tranh này vừa
là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một bộ môn khoa học Trên con đường đến với chân lý ấy những nhà triết học, những trường phái triết học không những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn còn phải đấu tranh với chính mình Trong tiểu luận này chúng ta sẽ làm sáng
tỏ cuộc đấu tranh của hai khuynh hướng triết học Duy vật và Duy tâm trong thời
Trang 2GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Vài nét về xã hội và lịch sử Tây Âu thời phục hưng cận đại:
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI) Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến bắt đầu hình thành quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Về kinh tế thời kỳ này có bước chuyển biến mạnh
mẽ từ nền kinh tế tự túc, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất công trường thủ công
Ở thời kỳ này có rất nhiều phát kiến địa lý cũng như nhiều sáng chế về kỹ thuật
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, địa lý đã tạo ra một môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy công thương nghiệp phát triển
Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển
Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học
đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động
Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, đặc biệt là việc tìm ra châu Mỹ càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo hướng
tư bản chủ nghĩa Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được
mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hoá
Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt Tầng lớp
Trang 3buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn
Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ
Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicôlai Kuzan (1401-1464) Tiếp đó là các nhà khoa học - triết học như Nicôlai Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452-1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Gioocđanô Brunô (1548-1600) người Italia; Galilêô Galilê (1564-1642) người Italia Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich (1475-1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan Nicôlai Côpecnich đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra
2 Về triết học :
Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm thời lỳ này diễn ra gay gắt Ở thời kỳ này Chủ Nghĩa Duy Vật là thế giới quan của giai cấp tư sản, giai cấp tiến bộ đang trong quá trình đấu tranh để hình thành phương thức sản xuất của mình Còn Chủ Nghĩa Duy Tâm là thế giới quan của tôn giáo, giai cấp quý tộc, phong kiến, giai cấp lạc hậu và phản động đang ra sức kéo dài cơn hấp hối của mình
Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ
Trang 4biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được
sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây
Âu Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình
Chính những điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này:
Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận
Trang 5Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học
Thứ ba, đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử
Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli
Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như Bru nô,Galiê, Bê cơn, Hôp pơ, Đê các tơ, Xpi nô đa, Lốc cơ, Béc
cơ li, Hium
* Brunô(1548-1600):
Ông là một đại diện xuất sắc của chủ nghĩa duy vật vô thần: Engel đánh giá ông là một người khổng lồ về hình thức, tinh thần và tính cách Giáo hội coi ông là tà đạo và ông đã từng bị trục xuất đi nhiều nước Châu Âu Năm 1562 ông quay về Ý và ông bị giáo hội kết án 6 năm tù và ngày 17 tháng 02 năm 1600, ông bị toà án giáo hội thiêu sống ở “ Quảng trường hoa” La Mã
Phạm trù trung tâm của triết học Brunô là cái duy nhất(UNO) được ông lấy từ phái Platon mới và diễn giải dưới ngôn ngữ tự nhiên thần luận của mình UNO chính là thượng đế tồn tại dưới dạng tự nhiên Nó là một thế giới độc lập không được tạo ra và cũng không bị tiêu diệt Nó tồn tại vĩnh viễn Ông đồng nhất thượng đế với tự nhiên nhưng ông chỉ thừa nhận thượng đế trên danh nghĩa
và điều đó được thể hiện rõ khi ông quan niệm cái duy nhất là giới tự nhiên thượng đế chứ không phải người Theo ông mọi sinh vật chỉ là một dạng biểu hiện của cái duy nhất Các sự vật biến đổi không ngừng, tức là có sinh ra tồn tại
và mất đi nhưng cái duy nhất lại là bất biến
Trang 6Trong triết học của Brunô có chứa nhiều yếu tố biện chứng của thời cổ đại Ông cho rằng UNO là sự thống nhất giữa các mặt đối lập như cực đại, cực tiểu cái tối thiểu và cái tối đa, tính thống nhất và tính nhiều vẻ, khả năng và hiện thực, cái yêu đi liền với cái ghét, thuốc chữa bệnh đồng thời là cái giết người Cái duy nhất là tất cả đồng thời cũng không là gì cả, nó tồn tại trong mọi cái đồng thời cũng không ở đâu cả
Tư tưởng biện chứng của Brunô đã vượt xa các nhà triết học Hy Lạp cổ đại Vì ông đã dựa trên thành tựu của toán học và cơ học của thời đại mình Theo ông trong cái duy nhất vật chất và hình dạng không có “ vật chất đầu tiên” hay
“hình dạng thuần túy” như quan niệm của Arit xtốt được ông cho rằng vật chất phải là cái tích cực, cái cổ nhất là thực tế của mọi vật còn hình dạng phải là hình dạng của vật chất
Ông khẳng định tính thống nhất của thế giới và tính vô cùng, vô tận của
nó Ông quan niệm rằng mọi sinh vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta hay ông còn khẳng định vũ trụ là một thể bao gồm vô vàn các hành trình trong đó trái đất hay mặt trời thì cũng chỉ là một trong những hành tinh ấy vì vậy không có hành tinh nào là trung tâm của vũ trụ theo nghĩa tuyệt đối của nó cả
Nên theo ông ngoài trái đất sự sống và con người rất có thể có những hành tinh khác nữa Đây là một quan điểm rất tiến bộ và mang tính khoa học của Brunô, thể hiện quan điểm của Chủ Nghĩa Duy Vật chống lại quan điểm của giáo hội, nhà thờ cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và thượng đế sinh ra trái đất
Brunô còn xây dựng học thuyết đơn tử Theo học thuyết này, tất cả nói chung cả vũ trụ đều được cấu tạo từ các đơn tử
Về nhận thức luận: Brunô cho rằng đối tượng của nhận thức là giới tự nhiên và ông đánh giá thấp vai trò của nhận thức cảm tính Theo ông hạn chế lớn nhất của cảm tính là không thấy được cái vô cùng hay, vô cùng không phải là đối tượng của cảm giác, ông đề cao vai trò của trí tuệ con ngườivà chỉ thừa nhận một
Trang 7chân lý do triết học và khoa học đem lại Theo ông con đường nhận thức phải từ cảm giác đến lý trí và cuối cùng là trí tuệ
Qua những quan điểm của Brunô ta thấy rằng ông là một đại diện tiêu biểu của Chủ Nghĩa Duy Vật thời kỳ này chống lại Chủ Nghĩa Duy Tâm Ông đã không ngừng tuyên truyền các tư tưởng khoa học và Chủ Nghĩa Duy Vật triết học và do hoảng sợ toà án giáo hội đã thiêu sống ông Đây là bằng chứng cho thấy cuộc đấu tranh gay gắt giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm thời kỳ này
* Phranxis Bêcơn (1561-1621)
Ông là người dáng lập ra triết học Duy Vật Anh Bêcơn thừa nhận sự tồn tại
khách quan của vật chất Bêcơn là người phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện, coi chủ nghĩa kinh viện chỉ là vô ích, chỉ là những lập luận trừu tượng không có nội dung, khoa học mới sẽ đem lại sức mạnh cho con người trong việc chinh phục thế giới tự nhiên Để đạt được điều đó nhận thức khoa học phải dựa trên các sự kiện và từ đó khái quát thành những lý luận, phương pháp quy nạp dựa trên các quan sát, phân tích, so sánh thực nghiệm là phương pháp chủ yếu để nhận thức chân lý Song để có được phương pháp trước hết phải loại bỏ những
“nhầm lẫn” cản trở côn đường nhận thức như “ nhầm lẫn của chúng tôi”, nhầm lẫn của hang động
Bêcơn là người đã đưa ra được các quan điểm duy vật Ông quan niệm rằng vật chất là tổng hợp của các hạt và cho rằng giới tự nhiên là tổng hợp của các vật thể đa dạng về chất, cũng đa dạng và là thuộc tính không tách rời của vật chất Những tư tưởng Duy Vật của Bêcơn có ý nghĩa chống lại Chủ Nghĩa Duy Tâm và tôn giáo CácMác viết: “ ở Bêcơn con người đầu tiên sáng tạo ra Chủ Nghĩa Duy Vật còn che dấu dưới những hình thức ngây thơ, những mầm mống của sự phát triển mọi mặt Vật chất mỉm cười với toàn bộ con người trong vẻ lộng lẫy của cái cảm tính nên thơ của nó”
Song Chủ Nghĩa Duy Vật của Bêcơn là siêu hình và không triệt để Ông
là người quá nhấn mạnh đến phương pháp quy nạp, đề cao phân tích Tuy chống
Trang 8lại chủ nghĩa kinh viện nhưng ông lại thừa nhận tồn tại của thượng đế, thừa nhận
lý luận về chân lý hai mặt
Ông không giám công khai xung đột với tôn giáo Đó chính là sự thể hiện tính không triệt để của Chủ Nghĩa Duy Vật của ông Mặc dù triết học Duy Vật Bêcơn cũng giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của giáo hội và tôn giáo, thể hiện
sự đấu tranh mạnh mẽ của Duy Vật với Duy Tâm
* Tômát Hôpxơ (1588-1679)
Hốpxơ là người tiếp tục phát triển tư tưởng Duy Vật trong triết học của Bêcơn Ông là nhà triết học nổi tiếng, là đại biểu xuất sắc của Chủ Nghĩa Duy Vật Anh thế kỷ XVII Hốp xơ là người đã hệ thống hoá Chủ Nghĩa Duy Vật của Bêcơn và ông đã tiếp tục cuộc đấu tranh của Bêcơn cho thế giới quan khoa học
và Duy Vật Hốp xơ đã tiến hành cuộc đấu tranh rất gay gắt chống lại Chủ Nghĩa Duy Tâm và thần học Ông cho rằng không có gì khác ngoài sợ hãi và ngu dốt sinh ra tôn giáo Ông chia triết học ra thành “ Triết học tự nhiên” và “Triết học thông thường” ở mức độ nào đó ông đã đồng nhất đối tượng của triết học với đối tượng của khoa học cụ thể Tuy nhiên cách đặt vấn đề của Hốpxơ về đối tượng
và nhiệm vụ của triết học lại theo hướng tiến bộ nhằm chống lại Chủ Nghĩa Duy Tâm Hốpxơ kiên quyết chống lại chủ nghĩa kinh viện và tôn giáo Ông bác bỏ
“chân lý hai mặt” của Bêcơn, ông phê phán học thuyết đấu tranh của Đềcáctơ về
“ý niệm bẩm sinh” và phát triển cảm giác luận Duy Vật trong lý luận nhận thức Ông cho rằng cảm giác kinh viện là ngu ngốc, của mọi tri thức song ông cũng không coi nhẹ vai trò của lý tính Hốpxơ đã phát triển tư tưởng đúng đắn cho rằng cơ sở của nhận thức là tri giác, cảm tính nhưng do hạn chế về mặt lịch sử, Hốp xơ vẫn chưa hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa cảm tính và lý tính
Khi nêu ra quan điểm về con người và Nhà nước Hốpxơ cho rằng con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội Tính tự nhiên làm cho con người đều giống nhau về thể xác và tinh thần Khi con người còn nằm trong trạng thái tự nhiên thì tính ích kỷ hung ác chiếm vị trí thống trị Để khắc phục trạng thái tự nhiên, con người đi tới thoả thuận, ký kết khế ước xã hội và
Trang 9“trạng thái tự nhiên” chuyển sang “trạng thái xã hội” Như vậy, Nhà nước là do nhân dân lập ra chứ không hề có nguồn gốc thần thánh
Hốpxơ là một nhà triết học vô thần mọi lĩnh vực siêu nhiên đều bị loại ra khỏi triết học của ông Nhưng ông không triệt để Ông quan niệm con người và Nhà nước đều cần tôn giáo Con người cần tôn giáo vì con người cần có lòng tin,
mà tôn giáo thì đưa lại niềm tin Còn Nhà nước tôn giáo làm cái “đầy trói buộc
xã hội ”
Tóm lại Hốpxơ là một nhà triết học Duy Vật Ông đã nêu ra các quan điểm duy vật đấu tranh chống lại Chủ Nghĩa Duy Tâm Qua triết học của ông chúng ta thấy rõ hơn cuộc đấu tranh gay gắt giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm thế kỷ XVII
* Rơnê Đêcáctơ (1596-1654)
Nếu như Bêcơn và Hốpxơ chỉ ra phương pháp cơ bản của khoa học là phương pháp thực nghiệm, kinh nghiệm về thế giới tự nhiên thì ngược lại Đêcáctơ lại đề cao vai trò của lý tính
Triết học của Đêcáctơ là triết học nhị nguyên luận điển hình vì ông cho rằng có hai thực thể đầu tiên tồn tại độc lập với nhau Thực thể vật chất có quảng tính hình thành nên thế giới vật chất còn thực thể tinh thần có tư duy tạo nên thế giới tinh thần Như vậy học thuyết vật chất và tinh thần của Đêcáctơ cho thấy triết học của ông lẫn lộn giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm
Chủ Nghĩa Duy Vật của ông thể hiện qua học thuyết tự nhiên Ông coi vật chất là một thực thể duy nhất là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức Cũng như Bêcơn, Đêcáctơ đề cao vai trò của tri thức trong việc thống trị giới tự nhiên trong sự hoàn thiện bản thân con người Để đạt được điều đó theo ông cần phải nghi ngờ tất cả mọi thứ Ông nói: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại” và ông cho đó là nguyên lý bất di bất dịch Ý nghĩa của nguyên lý trên là ở chỗ nó rất tiến bộ, nó
đề cao vai trò của lý trí Nó phủ nhận tất cả những gì mà ta mê tín Nhưng nguyên lý ấy lại biểu hiện tính chất duy tâm Vì ông đã không nhận thấy rằng
Trang 10không thể tìm thấy tiền đề xuất phát của nhận thứ ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân thực tiễn xã hội
Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý Chủ nghĩa duy lý của ông
ở một mức độ khá lớn có quan hệ với Chủ Nghĩa Duy Tâm bởi vì theo ông lý trí của con người có “những tư tưởng bẩm sinh” độc lập với kinh nghiệm
Tuy nhiên qua học thuyết tự nhiên của ông cũng bộc lộ những tư tưởng duy tâm: ông chưa nhận thấy được sự khác nhau về chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống chỉ là một cỗ máy phức tạp Ông cho rằng sự khác biệt giữa con người và động vật là ở chỗ Con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn
là một thực thể có lý trí Nhưng lí trí theo ông không phụ thuộc vào quá trình vật chất
Nói tóm lại triết học của Đêcáctơ là triết học mang tính chất nhị nguyên luận Mặc dù mang tính chất nhị nguyên nhưng công lao vĩ đại của Đêcáctơ là đã đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận đối với sự phát triển của triết học và khoa học sau này Và một trong những nhà tư tưởng lớn chịu ảnh hưởng của ông là Bê kê nít Xpi-nô-za
* Bê-kê-nít Xpi-nô-za (1632-1677):
Ông là một nhà triết học duy vật xuất sắc người Hà Lan và là người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Đê các tơ nhưng ông là người chống lại tư tưởng nhị nguyên luận của Đê các tơ và ông lại là người phát triển Chủ Nghĩa Duy Vật và chủ nghĩa duy lý của triết học Đê các tơ
Xpi-nô-za coi giới tự nhiên như một thực thể sáng tạo duy nhất bao gồm những đặc tính cơ bản đó là:
- Nó đang tồn tại trọn vẹn và đầy đủ
- Nó là thực thể tồn tại hoàn toàn độc lập
- Thực thể này là vô cùng vô tận về không gian và vĩnh hằng về thời gian
Ông quan niệm thực thể là nguyên nhân của mọi cái đang tồn tại vì thực