Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
646 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II Bộ Môn PPHT-NCKH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Đình Nghiệm Đề tài Khoa học: VIỆCSỬDỤNGNGÔNNGỮTEENCỦAMỘTBỘPHẬNHỌCSINHSINHVIÊNTP.HCM Nhóm 4 – THE INVINCIBLE TEAM 1. Trần Ngọc Ngân (7172) 2. Vương Tiểu Huệ (7095) 3. Nguyễn Phú Cường (7035) 4. Nguyễn Trần Trọng Thuyết (7305) 5. Phạm Thanh Duy (7426) 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 7. Cấu trúc đề tài 7 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương I: Lý thuyết chung về ngônngữteen 8 1. Các khái niệm cơ bản 8 2. Lịch sử hình thành 9 3. Ngônngữteen ở Việt Nam 10 3.1 Qúa trình hình thành và phát triển 10 3.2 Các quy luật chuyển đổi, các loại mật mã được sửdụng ở Việt Nam 11 Chương II: Thực tế sửdụngngônngữteencủa thanh thiếu niên. 15 1. Trong các hoạt động chat, nhắn tin 15 2. Trong các hoạt động học tập 18 3. Tự đánh giá mức độ sửdụng 20 4. Lí do sửdụng 21 5. Khả năng ứng dụng trong học tập 21 6. Ý kiến về ngônngữteen 23 7. Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việcsửdụngngônngữteencủa các bạn trẻ TP.HCM 24 Chương III: Các hệ quả và phương hướng hành động: 31 1. Tích cực 31 a. Các hệ quả tích cực 31 b. Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực 35 2. Tiêu cực: 36 a. Các hệ quả tiêu cực: 36 2 b. Phân tích nguyên nhân sâu xa: thực sự là do bản chất ngônngữ tiêu cực hay do các nguyên nhân nào khác? (sự lạm dụng…) 38 c. Các biện pháp nhằm khắc phục tính tiêu cực 40 PHẦN KẾT LUẬN 42 1. Những mục tiêu giải quyết được 42 2. Hạn chế của đề tài 43 PHẦN PHỤ LỤC 44 1. Phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo 44 1.1 Danh mục từ viết tắt 44 1.2 Danh mục biểu đồ, bảng số liệu 44 1.3 Địa chỉ trang web tham khảo 44 1.4 Tài liệu tham khảo 44 2. Bảng phân công công việc 46 3. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu 47 4. Bảng câu hỏi khảo sát 48 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do nghiên cứu đề tài 3 Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế và nền khoa học công nghệ thế giới, công nghệ di động và Internet đã trở nên vô cùng phổ biến đối với người dân nói chung và giới trẻ nói riêng. Theo cuộc điều tra quốc gia về giới trẻ từ 14-25 tuổi trên cả nước, thì 78% thanh thiếu niên sở hữu ít nhất 1 thuê bao di động, và con số này ở nông thôn là 56%. Về Internet, 32% giới trẻ ở thành thị và 4% ở nông thôn được khảo sát biết sửdụng Internet và các dịch vụ Internet như: chat, mạng xã hội… Điều này cho thấy giới trẻ thương xuyên trao đổi thông tin và liên lạc bằng các phương pháp như nhắn tin SMS qua mạng di động, chat qua các dịch vụ của Yahoo, các diễn đàn hay mạng xã hội… Việc thường xuyên sửdụng các loại hình nhắn tin này cộng thêm sự sáng tạo của giới trẻ, một loại ngônngữ đã được hình thành dành riêng cho việc nhắn tin trên điện thoại, chat hay viết trên mạng xã hội, mà thường được gọi là “ngôn ngữ teen”. Ban đầu chỉ là những chữ viết tắt hay những cách viết thay thế, những vay mượn từ tiếng Anh, hay những biểu tượng cảm xúc (emoticon), dần dà đã xuất hiện những kí tự mà teen cho là “cực kì độc đáo”, lấy số hay những kí tự lạ thay cho chữ, rồi hiện tượng viết trại âm tiếng Việt khiến cho các nhà giáo dục cảnh báo và sự ảnh hưởng xấu của loại ngônngữ này với sự trong sáng và tính học thuật của tiếng Việt. Các nhà giáo dục cho rằng nó không chỉ ảnh hưởng về mặt ngữ âm mà còn về cấu trúc và ngữ pháp. Tuy vậy các bạn trẻ cũng có lí lẽ riêng của mình về những điểm mạnh củangônngữ teen: tiết kiệm, sáng tạo, gần gũi, và có thể áp dụng trong học tập. Bên nào cũng có lí do thuyết phục của riêng mình nhưng rất cần một cuộc nghiên cứu nghiêm túc thật sự về thực trạng sửdụngngônngữteen để đánh giá đúng và khách quan mặt mạnh và mặt yếu củangônngữ này. Bên cạnh đó, cũng cần có cái nhìn mới hơn, toàn diện hơn và cởi mở hơn về vấn đề sửdụngngônngữ teen. Vì thế, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá đúng các mặt mạnh củasửdụngngônngữ teen. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ nằm ở thanh thiếu niên ở TP.HCM - một thành phố năng động bậc nhất nước ta, và giới trẻ nhanh chóng nắm bắt công nghệ, các bạn trẻ có năm sinh từ 1996-1991. II. Mục đích nghiên cứu đề tài 4 o Có được cái nhìn khách quan về thực trạng sửdụngngônngữteencủahọc sinh, sinhviên Tp. HCM (những từ ngữ hay được sử dụng, các loại viết tắt, các loại mật mã …) o Góp phần xóa bỏ định kiến rằng việcsửdụngngônngữteen ảnh hưởng xấu đến văn hóa Tiếng Việt III. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài o Nghiên cứu về các dạng ngônngữteen và nguyên nhân của hiện tượng. o Tìm hiểu thực trạng về việcsửdụng các loại hình ngônngữteen trong đời sống thường ngày củahọc sinh, sinhviên Tp. HCM. Nghiên cứu về việc áp dụngngônngữteen vào phương pháp học tập. o Phân tích kết quả và các tác động tích cưc và tiêu cực do việcsửdụngngônngữ teen. o Đề ra phương hướng phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu. IV. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng: Việcsửdụngngônngữteen Khách thể: Học sinh, sinhviên có năm sinh từ 1996 đến 1991. Phạm vi: o Không gian: 1 số trường Trung Học và Đại Học ở Tp.HCM. o Thời gian: từ T9/2010 đến T11/2010 V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu điều tra, phân tích, thống kê bảng hỏi để đưa ra những kết quả số liệu cụ thể, rồi tổng hợp lại để hiểu vấn đề 1 cách hoàn chỉnh. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16. Bằng phương pháp tương đồng và dị biện, chúng tôi đã cố gắng tìm ra những đặc điểm chung và những nét đặc biệt, từ đó tìm ra được đặc điểm sửdụngngônngữteencủa giới trẻ ngày nay và tác động của chúng. VI. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngônngữteen hiện đang là một đề tài nóng và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Gõ cụm từ “ngôn ngữ teen” trên công cụ tìm kiếm Google, ta được gần 400.000 5 kết quả. Các tờ báo giấy và báo mạng lớn như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Người lao động, báo Dân Trí, báo VnExpress… đã rất nhiều lần đăng tải và bình luận về ngônngữ teen. Ngoài ra, rất nhiều các trang web, diễn đàn đề cập và tranh luận sôi nổi vấn đề này. Đa số các ý kiến đều cho rằng ngônngữteen ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giao tiếp của giới trẻ, lên án, kêu gọi bài trừ nó để “bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt”. Điển hình là bài báo “Ngôn ngữ… biến thái” của hai tác giả Nam Vương, Qúy An đăng trên báo Người Lao Động. Bài báo đã nêu rõ được các hình thức biến thể đa dạng và vô cùng phức tạp củangônngữ teen, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại từ phía gia đình và xã hội khi ngônngữteen bị giới trẻ lạm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến học tập. Hay một loạt các bài báo “Xin đừng làm Tiếng Việt đau”, “Xin đừng làm Tiếng Việt khó hiểu”, “Đừng làm Tiếng Việt đột biến”… tổng hợp ý kiến của nhiều độc giả gửi đến báo mạng, đều cho rằng ngônngữteen là ngônngữ xa lạ, dị dạng trong cách hành văn, thậm chí có ý kiến cho rằng đã làm mất sự trong sáng của Tiếng Việt, là mất văn hóa, giáo dục đang bị xuống cấp. Thế nhưng, luồng ý kiến trái chiều cũng mạnh mẽ không kém. Trong bài báo “Ngôn ngữ tuổi teen, chấp nhận được?” , tác giả Đàm Thủy, báo Thanh Niên, cho rằng ngônngữteen có thể chấp nhận được. Nó thể hiện sự năng động, sáng tạo, cá tính của giới trẻ ngày nay, đồng thời khiến ngônngữ trở nên phong phú, sinh động, phập phồng hơi thở hiện đại. Xã hội luôn khuyến khích giới trẻ độc lập, tự chủ trong cuộc sống, vậy tại sao không cho phép giới trẻ độc lập trong ngônngữcủa mình? Ngoài ra, theo ý kiến của thạc sĩ Lương Thị Hiền, giảng viên chuyên ngành ngônngữhọccủa trường Đại họcSư phạm Hà Nội I, hiện nay tuy ngônngữ do teen sáng tạo ra bị lệch chuẩn nhiều so với Tiếng Việt, cụ thể là các hình thức dùng tiếng lóng, dùng tiếng nước ngoài, hay hiện tượng biến đổi thống nhất và đồng loạt từ hình vị này sang hình vị khác (hình vị có thể hiểu một cách đơn giản và gần gũi là những chữ cái). Tuy nhiên, không nên quá lên án và lấy đó làm một thước đo đánh giá đạo đức giới trẻ. Trên thế giới, cũng có hai luồng ý kiến trái chiều về việc giới trẻ sửdụngngônngữcủa riêng họ mà người lớn không thể hiểu được. Giới trẻ trên thế giới, ở đâu cũng vậy, đều sáng tạo như nhau, nên việcngônngữteen ra đời và phát triển là điều dễ hiểu. 6 Xã hội, đặc biệt là các nhà giáo dục, cũng lo ngại về những tác động tiêu cực củaviệc nhắn tin qua điện thoại hay trên mạng. Tuy vậy, những nhà ngônngữhọc với những công trình nghiên cứu có tính hệ thống và quy phạm hơn lại đưa ra kết luận tích cực về việcsửdụngngônngữ teen. David Crystal, giáo sư được xem là uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực ngônngữ với hàng chục công trình nghiên cứu lớn khác nhau về ngôn ngữ, đã chỉ ra rằng nhắn tin tốt cho việc phát triển khả năng ngôn ngữ, kĩ năng đọc và viết củasinh viên. Các chuyên gia của đại học Toronto cũng cho rằng “Chúng khiến cho ngônngữ trở nên sinh động, phong phú và gần gũi với cuộc sống hơn”. Họ cũng khẳng định ngữ pháp và cách diễn đạt củangônngữteen vẫn đảm bảo đủ tính chân phương. Tóm lại, ở phạm vi trong nước và thế giới, đã và đang có những cuộc nghiên cứu ở nhiều quy mô, chính thống hoặc chưa về vấn đề này. Tất cả đều quy lại theo 2 luồng tư tưởng trái ngược nhau: một là ngônngữteen hủy hoại sự trong sáng và giá trị ngôn ngữ; còn ý kiến kia cho rằng sửdụngngônngữteen là kích thích sáng tạo và khả năng ngônngữhọc thuật. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại thiếu những cuộc khảo sát và phân tích thấu đáo trong môi trường học đường, hầu hết các ý kiến đều từ phía người lớn và thiếu đi sự toàn diện khi xem xét, mang nhiều tính áp đặt. Vì vậy, hi vọng đề tài này sẽ góp phần giải quyết được những tồn tại trong công tác nghiên cứu, đồng thời thêm vào bức tranh toàn cảnh một công trình mới hơn, tích cực hơn nhưng cũng hết sức khách quan và khoa học. VII. Cấu trúc đề tài Nhóm chúng tôi chia đề tài này thành 3 phần chính: Phần mở đầu: giới thiệu chung về lý do, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, tổng quan nghiên cứu đề tài. Phần nội dung: bao gồm 3 chương. 7 Chương 1 nhằm nêu lên lý luận chung nhất về ngônngữ teen, giúp định hướng và làm cơ sở để thực hiện đề tài. Chương 2 sửdụng thông tin từ kết quả khảo sát để phản ánh và phân tích tình hình sửdụngngônngữteen và ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của chúng. Chương 3 đề ra phương hướng phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu. Phần kết luận: Tổng hợp, nhận xét kết quả đạt được và những hạn chế của đề tài PHẦN NỘI DUNG Để bắt đầu tìm hiểu về một hiện tượng bất kỳ nào, ta đều phải đi vào cội rễ của nó, tức là nguồn gốc và những khái niệm cơ bản nhất, để có thể có được cái nhìn đầy đủ và tương đối toàn diện về vấn đề. Chỉ khi đó, ta mới có thể xem xét các mặt của hiện tượng đó, lật lại vấn đề và đưa ra tranh luận. Với hiện tượng sửdụngngônngữ teen, trước hết ta phải xem xét ngônngữteen là 8 gì, từ đâu có và nó gắn với giới trẻ thế nào để từ đó ta có thể nhìn ra được, các bạn trẻ được gì và mất gì từ đó. Cái nhìn khoa học luôn đòi hỏi toàn diện và thấu đáo. Chương I. Lý thuyết chung về “Ngôn Ngữ teen” 1. Các khái niệm Trước hết, cần phải hiểu khái niệm ngôn ngữ. Ngôn ngữ, theo triết học Mác Lênin, “là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát triển” (1) . Một định nghĩa tương đối phức tạp nhưng lại đầy đủ và nói được hết các mặt củangônngữcủa con người. Để có thể chứa đượng nội dung ý thức, ngônngữ bao hàm cả tiếng nói, chữ viết, cử chỉ, dấu hiệu…, tất cả những phương thức mà con người nghĩ ra để có thể truyền đạt thông tin. Vì thế khi xem xét mộtngôn ngữ, cần có 2 phương diện: hiểu và sửdụng (Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh) (2) . Hiểu được cặn kẽ khái niệm ngôn ngữ, ta sẽ dễ dàng xem xét ngônngữ teen. Ngônngữ teen, theo đó, cũng là mộtngônngữ hoàn chỉnh khi chúng được các bạn trẻ sáng tạo dựa trên ngônngữ mẹ đẻ hoặc vay mượn ngônngữ nước ngoài. Theo đó, ngônngữ teen, cũng bao hàm hệ thống hoàn chỉnh các kí hiệu mang ý nghĩa trong giao tiếp hoặc biểu hiện nội dung cần truyền đạt. Ngônngữteen do đó đã đáp ứng yêu cầu cơ bản củamộtngônngữ hoàn chỉnh tương đối độc lập, khác với một số ý kiến cho rằng đây là loại hình hỗn tạp những kí hiệu tự nghĩ ra và không thể coi là ngôn ngữ. Theo các nhà nghiên cứu ngônngữhọc gần đây, ngônngữ teen, hay còn gọi là ngônngữ @, là một loại hình ngônngữ được thay đổi từ các loại hình ngônngữ chính thống, bao gồm sự kết hợp của những kí hiệu khác nhau và thường được sửdụng trên mạng Internet, cụ thể là trên các nhật kí cá nhân (blog), diễn đàn (forum), mạng xã hội (social network), các công cụ trò chuyện trực tuyến khác (Yahoo messenger…) hay trong tin nhắn điện thoại (sms) … Từ đó có thể thấy, ngônngữteen dù có thể coi là một hệ thống ngônngữ tương đối độc lập nhưng vẫn dựa trên nền tảng ngônngữ bình thường và giới hạn sửdụng hầu như chỉ trên Internet hay khi nhắn tin điện thoại nên đấy chưa thể coi là mộtngônngữ hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là sự biến tướng hoặc một nhánh phát triển củangôn ngữ. Bên cạnh đó, cũng vì được sáng tạo ra một cách tự phát và không có một hệ thống học thuật nào ghi lại và chấp nhận, ngônngữteen thay đổi 9 (1) Phạm Văn Sinh & Phạm Quang Phan, 2010, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chũ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị quốc gia. (2) Nguyễn Tường Anh, 2010, Định nghĩa Tiếng nói & Ngôn ngữ, http://concuame.com/index.php? option=com_content&view=article&id=61&Itemid=17, xem ngày 10/11/2010 liên tục theo sự sáng tạo của mọi người và vì thế, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu hiểu củamộtngôn ngữ. 2. Lịch sử hình thành Sự phát triển củangônngữteen dĩ nhiên đi liền với sự hình thành và phát triển của các môi trường tồn tại của nó: Internet và Mạng điện thoại di động. Sự phát triển của lĩnh vực viễn thông cùng với nhịp sống công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đưa Ngônngữteen phổ biến khắp thế giới. Ra đời sớm nhất là điện thoại di động, xuất hiện lần đầu ở châu Âu vào năm 1981. Nhưng mãi đến năm 1987, chuẩn GSM (Global System for Mobile Telecommunications) mới được phổ biến. Cuối năm 1992, cũng tại châu Âu, SMS, hay Short Messaging System, được phát triển và ra mắt với sự bành trướng của dòng điện thoại Nokia. Hiển nhiên, khi vừa ra đời, điện thoại di động hãy còn là một thứ xa xỉ và chi được sửdụng trong giới doanh nhân chứ chưa phổ biến trong giới trẻ. Cùng lúc với hệ thống SMS ở châu Âu, ở Mĩ lại chuộng hệ thống IM (Instant Message) và e- mail. Những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, ở Mĩ xuất hiện các giao thức IM đầu tiên, mà tiên phong là AOL (American Online). Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo các hệ thống SMS và IM ngày càng đi vào đời sống mọi người, đặc biệt là giới trẻ khi mà giá thành các thiết bị kĩ thuật ngày càng hạ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Việc giới hạn dung lượng một tin nhắn trong 160 kí tự đã khiến mọi người có xu hướng sửdụng những câu, chữ viết tắt phổ biến. Điển hình như cụm từ “Cul8r” thay cho “See you later” đã được sửdụng từ thời nữ hoàng Victoria,sau này được những người sửdụng SMS ứng dụng lại để nhắn tin nhanh và tiện lợi. Theo đó, ngày càng có nhiều hình thức viết tắt và trại âm xuất phát từ Mĩ và châu Âu, các nước sửdụngngữ hệ Latin. SMS và IM có tính năng tương tự nhau và giới trẻ bắt đầu cảm thấy đây là một hình thức giao tiếp mới mẻ và thú vị, dần dà những bạn trẻ nghĩ ra những loại hình chuyển đổi mới sáng tạo hơn để tạo thành ngônngữ teen. Việc có thêm các công cụ như Yahoo Messenger, Yahoo! Blog, các forum và gần đây là các mạng xã hội Facebook, Twitter đã khiến ngônngữteen phát triển thêm những emoticon (biểu tượng cảm xúc), hay những kí hiệu thay thế khác và ngày càng nhiều hình thức viết tắt và viết trại chữ đi cực kì phong phú và khó mà thống kê hết được. Chỉ trong vòng gần một thập kỉ, đến năm 2002, có tới hơn 3 tỉ tin nhắn SMS được gửi mỗi tháng tính riêng ở Châu Âu, và tới 2004, ước tính có 180 triệu người sửdụng IM trên toàn cầu (Theo Baron,,N.S) (3) . Trong 10 năm trở lại đây, cơn lốc công nghệ cộng với tiến trình toàn cầu hóa 10 [...]... thấy ngônngữteen là không thể thiếu đối với đời sống của giới học sinh, sinhviên Trên thực tế viêcsửdụngngônngữteen hoàn toàn không phải như định kiến của dư luận mà ta thường thấy trái lại ta nhận thấy đa số học sinh, sinhviênsửdụngngônngữteen vào các mục đích tích cực và hoàn toàn không làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt Tuy việc nhận thức về vấn đề ứng dụngngônngữteen trong học. .. hơn so với các sinhviênsửdụngngônngữteen ít hơn Kĩ năng Đọc bao gồm cả Scanning và Skimming nên các bạn sửdụngngônngữteen thường xuyên có khả năng nhạy với ngônngữ và nắm ý thay vì đọc từng chữ cái một Ta có thể nhận thấy điều này phần nào tương đồng với thực trạng sửdụngngônngữteencủasinhviên Việt Nam, hay cụ thể là sinh viên, họcsinh Tp Hồ Chí Minh Qua cuộc khảo sát của chúng tôi,... chung ngônngữteen vẫn là mộtphần không thể thiếu đối với đời sống củahọc sinh, sinhviên Hình 9: Ý kiến chung về ngônngữteen 5 Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụngngônngữ teen của các bạn trẻ TP.HCM Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và những yếu tố khác tác động đến làm nó trở nên phổ biến hoặc mất đi Việc giới trẻ sử dụngngônngữ teen nhiều... cho thấy việc sử dụngngônngữ @ đã trở nên rất phổ biến trong giới hs, sv Hình 5: Tự đánh giá mức độ sử dụngngônngữ teen 2 Lí do sửdụng Hai lý do chiếm đa số củaviệc sử dụngngônngữ teen là tiết kiệm thời gian, tiền bạc (188 người)và thể hiện cảm xúc chân thật (153 người) Điều này chứng tỏ đa số hs,sv sửdụngngônngữ chat vào những mục đích tích cực và chỉ có một số lượng nhỏ là sửdụng với... 6: Lí do sửdụngngônngữteen Hai lý do chiếm đa số củaviệcsửdụngngônngữteen là tiết kiệm thời gian, tiền bạc (188 người) và thể hiện cảm xúc chân thật (153 người) Điều này chứng tỏ đa số học sinh, sinhviênsửdụngngônngữteen bắt nguồn từ những nguyên do tích cực, khách quan nhiều hơn là chủ quan Ngoài ra có một số lượng không nhiều là sửdụng với lí do thể hiện sự độc đáo, cá tính của bản... thấy, các học sinh, sinhviên cũng đều nhận thức được và không sử 33 dụngngônngữteen khi làm bài tiểu luận, bài thi, bài kiểm tra Thế nhưng, do hạn chế khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã không thể thực hiện nghiên cứu để biết sinhviên Việt Nam sửdụngngônngữteen thì khả năng ngônngữ (Đọc, Viết) có tốt hơn so với những người không sửdụngngônngữteen hay không Đó cũng là một thiếu sót của đề... mình của các bạn trẻ mới lớn hoặc cũng có thể là để giữ bí mật với người khác hay chạy theo trào lưu củamột tập thể nào đó Với con số là 13/266 người, ta cũng có thể thấy được số lượng học sinh, sinhviên không sửdụngngônngữteen là rất ít Điều này chứng tỏ việcsửdụngngônngữteen trong giới họcsinhsinhviên đã là hết sức phổ biến với rất nhiều loại hình đa dạng tin Hình 2 Các loại hình ngôn ngữ. .. phát từ một lí do lớn đó là khả năng biểu cảm củangônngữteen Đây là một ích lợi mà chỉ có ngônngữteen mới có so với các loại ngônngữ viết khác Có thể nói khả năng biểu cảm củangônngữteen không thua gì so với ngônngữ nói chuyện trực tiếp với khả năng “giả lập” được hầu hết các giọng điệu, ngữ điệu hay ngônngữ cơ thể Nói gọn lại về mặt tích cực, có thể nói rằng ngônngữteen lôi cuốn, sinh động... dụngngônngữ @ để hỗ trợ chi việchọc tập việc này có thể dẫn đến những nhận thức không đúng về ngônngữteen Số lượng người chưa nghĩ đến chiếm tới 41.2% cao nhất trong bảng thống kê Điều này chứng tỏ lượng người này chưa có sự nhận thức rõ ràng về ứng dụngcủangônngữ @ vẫn chiếm số đông 22 Hình 7: Khả năng ứng dụngcủangônngữteen trong học tập Lí do cụ thể của nhận định trên về việcngônngữ teen. .. teen 21 Hình 6: Lí do sửdụngngônngữteen 3 Khả năng ứng dụngcủangônngữteen trong học tập Ở phần này số lượng người cho rằng ngônngữteen có thể ứng dụng được trong học tập chiếm 36.2% hơn gần gấp đôi so với số người cho là không (22.6%) Dù chỉ chiếm khoảng 1/5 nhưng với số người không đồng tình ta có thể nhận thấy vẫn còn nhiều người không đồng tình với việcsửdụng hoặc chưa biết cách sửdụng . TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II Bộ Môn PPHT-NCKH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Đình Nghiệm Đề tài Khoa học: VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TEEN CỦA MỘT BỘ PHẬN HỌC SINH SINH VIÊN TP. HCM Nhóm. hiểu thực trạng về việc sử dụng các loại hình ngôn ngữ teen trong đời sống thường ngày của học sinh, sinh viên Tp. HCM. Nghiên cứu về việc áp dụng ngôn ngữ teen vào phương pháp học tập. o Phân tích. có thể thấy được số lượng học sinh, sinh viên không sử dụng ngôn ngữ teen là rất ít. Điều này chứng tỏ việc sử dụng ngôn ngữ teen trong giới học sinh sinh viên đã là hết sức phổ biến với rất