lễ hội truyền thống, trong đó có chợ Viềng Phủ ở Vụ Bản, Nam Định càng trởnên rất cần thiết và đáng trân trọng.Là một người con của quê hương Vụ Bản, tôi mong muốn được gópchút sức nhỏ b
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận 6
5 Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .6 6 Đóng góp của khóa luận 7
7 Cấu trúc của khóa luận 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THIÊN BẢN – VỤ BẢN VÀ SỰ RA ĐỜI CHỢ VIỀNG PHỦ 9
1.1 Khái quát về vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản 9
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Địa giới hành chính qua các thời kỳ 10
1.1.2 Vài nét về kinh tế - văn hóa - xã hội 12
1.2 Sự ra đời chợ Viềng Phủ 18
1.2.1 Cơ sở ra đời 18
1.2.2 Thời gian ra đời 21
1.2.3 Tên gọi chợ 24
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2: HOẠT ĐỘNG TRONG CHỢ VIỀNG PHỦ 27
2.1 Thời gian, không gian tổ chức 27
2.1.1 Thời gian 27
2.1.2 Không gian 29
2.2 Các hoạt động chính trong chợ Viềng Phủ 31
2.2.1 Hoạt động trao đổi, mua bán 31
2.2.2 Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 38
2.2.3 Hoạt động vui chơi, giải trí 41
2.3 Một số nhận xét về chợ Viềng Phủ 46
Trang 22.3.1 Là phiên chợ cầu may độc đáo đầu xuân 46
2.3.2 Là lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.49 2.3.3 Chợ Viềng trong đời sống cộng đồng 52
Tiểu kết chương 2 54
Chương 3: NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CHỢ VIỀNG PHỦ XƯA VÀ NAY TÁC ĐỘNG CỦA CHỢ ĐẾN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG 55
3.1 Những thay đổi của chợ Viềng Phủ xưa và nay 55
3.1.1 Về ý nghĩa phiên chợ 55
3.1.2 Thay đổi về sản phẩm hàng hóa 56
3.1.3 Công tác tổ chức của chính quyền địa phương 58
3.2 Tác động của chợ đến đời sống nhân dân địa phương 61
3.2.1 Tác động tích cực 61
3.2.2 Một số vấn đề còn tồn tại 64
Tiểu kết chương 3 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 73
Trang 3Trên mọi miền đất nước, ở nhiều địa phương đã xuất hiện hình thứcchợ một phiên độc đáo này với những màu sắc đặc trưng riêng cho từng vùngquê khác nhau Có thể kể ra như chợ Đồng ở Hà Nam họp ngày 24 thángchạp, chợ Cưới ở Vĩnh Phúc họp ngày 25 tháng chạp, chợ Gò Trường Úc ởBình Định họp ngày mồng 1 tết, chợ Gà ở Bắc Ninh họp đêm mồng 4 tết Hay
ở cố đô Huế có chợ Gia Lạc vốn là một phiên chợ hoàng tộc do Định ViễnCông Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra từ thời MinhMạng vào tết nguyên đán Bính Tuất năm 1826 Chợ xuân Gia Lạc họp đôngvui trong cả 3 ngày mồng 1, mồng 2, mồng 3 tết Dù có tên gọi khác nhaunhưng những phiên chợ một năm một lần vào dịp tết này có một điểm chung
Đó không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ tâm tình củanhững đôi trai gái tìm duyên, là nơi sinh hoạt văn hóa dân gian, cầu chúcnhững điều may mắn tốt lành đến trong năm mới
Với vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất Nam Định nay –Thiên Trường xưa có một chiều dài lịch sử, một bề dày văn hóa đã góp phầnkhông nhỏ vào kho tàng văn hóa Việt Nam Toàn tỉnh hiện có 1655 di tíchlịch sử văn hoá, hàng trăm vùng văn hoá dân gian cổ truyền, hàng trăm lễ hộitruyền thống, trong đó có lễ hội mang tính quốc gia hay vùng miền rộng lớnnhư: lễ hội Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy , nhiều làng nghề thủ công làm ra
Trang 4những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao: chạm khắc, sơn mài, rèn, đúc kimloại Trước kia Nam Định đã có trường thi quốc gia và ngày nay nơi đây vẫnđược coi là vùng đất học, đất văn, sản sinh người tài cho đất nước
Huyện Vụ Bản là một miền đất cổ nằm ở phía tây bắc tỉnh Nam Định,
“có lịch sử phát triển từ lâu đời, lưu đậm dấu ấn văn hóa văn minh của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng” [2; 413] Người dân Vụ Bản hiếu học, cần
cù lao động, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, chốnggiặc ngoại xâm, có tinh thần tự lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc,luôn kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, làm vẻ vang cho quê hươngđất nước Chính tại nơi đây còn bảo tồn và lưu giữ được nhiều giá trị văn hóavật thể và phi vật thể độc đáo trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung và
Nam Định nói riêng, “tiêu biểu là quần thể kiến trúc Phủ Dầy gắn liền với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một nữ thần trong hệ thống tứ bất
tử tồn tại lâu bền trong trong thần điện Việt Nam” [9; 312]
Chợ Viềng Phủ ở huyện Vụ Bản là sản phẩm, đứa con được kết tinh vàkhai sinh ra từ miền quê ấy, phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng lịch
sử, văn hóa của địa phương Đây là phiên chợ chỉ họp một năm một lần duynhất vào đêm mồng 7, ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch và từ lâu đã trở thànhngày hội đầu xuân của cả vùng Dù cuộc sống có đổi thay nhưng trong tâmthức nhiều người, đi chợ Viềng đầu xuân vẫn là một thói quen không thểthiếu, một tập tục truyền thống
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại nhiều bề bộn ngày nay, không phải
ai cũng biết tới chợ Viềng và hiểu rõ những nét độc đáo vốn có của phiên chợnày Hơn nữa, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, quy
mô chợ Viềng cũng được mở rộng nhưng cùng với đó, nhiều nét đẹp truyềnthống của chợ Viềng đang bị mai một theo thời gian, nhiều hoạt động bịthương mại hóa hoặc biến đổi theo chiều hướng không tích cực
Nghị quyết trung ương V khóa VIII (1996) của Đảng cộng sản ViệtNam đã đặt ra yêu cầu bức thiết cần “xây dựng và phát triển một nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các
Trang 5lễ hội truyền thống, trong đó có chợ Viềng Phủ ở Vụ Bản, Nam Định càng trởnên rất cần thiết và đáng trân trọng.
Là một người con của quê hương Vụ Bản, tôi mong muốn được gópchút sức nhỏ bé của mình để giới thiệu ngày hội truyền thống chợ Viềng tớiđông đảo du khách trong nước và cùng với chính quyền địa phương giữ gìn,phát huy những nét đẹp của ngày hội rất đặc biệt này, đáp ứng nhu cầu vănhóa tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân
Bên cạnh đó, còn do lòng yêu thích của bản thân muốn tìm hiểu sâurộng hơn về vốn văn hóa cổ truyền của quê hương, tôi đã lựa chọn đề tài
“Chợ Viềng Phủ trên quê hương Vụ Bản, Nam Định: truyền thống và lịch sử”cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chợ Viềng là một loại hình sinh hoạt văn hóa hết sức độc đáo và làniềm tự hào của người dân Nam Định Nam Định có tới 5 chợ Viềng songđược biết đến nhiều nhất là chợ Viềng Phủ ở Vụ Bản và chợ Viềng Chùa ở thịtrấn Nam Giang, Nam Trực, đặc biệt chợ Viềng Phủ Tuy nhiên, cho đến nayvẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về nó Đề tài chợ ViềngPhủ có được một số tác giả quan tâm đề cập nhưng phần lớn mới dừng lại ởnhững bài cảm nhận, bài viết nhỏ lẻ đăng tải trên các báo hay nằm trong côngtrình nghiên cứu nào đó
Các bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài chợViềng Phủ:
Trước hết phải kể đến các cuốn địa chí Nam Định qua các thời kỳ như
“Nam Định tỉnh địa dư chí” của Nguyễn Như, tự Ôn Ngọc, hiệu Nhuệ Khêsoạn vào năm Thành Thái thứ 5 (1893), “Nam Định tỉnh địa dư chí lược tânbiên” của một học giả, nhà giáo, nhà văn hóa nổi tiếng người Nam Định, Tiến
sĩ Tam giáp Khiếu Năng Tĩnh viết năm 1915 Các tác phẩm trên đều có đềcập đến địa danh Thiên Bản – Vụ Bản và chợ Viềng Phủ nhưng với tư cách làmột quyển địa chí của toàn tỉnh nên nó chỉ giới thiệu vắn tắt những nội dung
Trang 6trên Tuy nhiên, đây vẫn là những tài liệu quan trọng hàng đầu, làm cơ sởđáng tin cậy cho đề tài.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản (1930 – 2000)” xuất bản năm
2000 có khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ ở địa phương từ đấu tranhgiành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 đến hai cuộc khángchiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp đổi mới ngày nay Chương I củacuốn sách “Những truyền thống lịch sử lâu đời về mảnh đất và con người VụBản” được các tác giả dành để giới thiệu tới bạn đọc những nét lớn về lịch sử,
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Vụ Bản Chợ Viềngđược nhắc đến trong phần này là một nét đẹp văn hóa của địa phương, đượcchính quyền các cấp quan tâm chú ý qua công tác tổ chức hàng năm
Năm 2001, Nguyễn Quang Lê đã chủ biên cuốn “Khảo sát thực trạngvăn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” Trongchương VII “khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội về Thánh Mẫu Liễu Hạnh (lễhội Phủ Dầy)”, các tác giả đã giới thiệu về môi trường hình thành lễ hội ở PhủDầy, nhân vật được thờ phụng và khu di tích Phủ Dầy; đặc biệt hội chợ Viềngđược giới thiệu là một ngày hội lớn tạo không khí hội hè sôi động cho cả vùngđất này
Năm 2003, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ bản nhân dân tỉnh NamĐịnh đã chỉ đạo biên soạn cuốn “Địa chí Nam Định” Đây là công trìnhnghiên cứu tổng hợp về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa Nam Định qua cácthời kỳ lịch sử, có giới thiệu khá đầy đủ về vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản vàkhái quát về hội chợ Viềng trong phần “văn hóa”
Cũng vào năm 2003, trong cuốn “Lễ hội cổ truyền ở Nam Định”, nhànghiên cứu Hồ Đức Thọ đã đề cập đến quá trình hình thành, phát triển lễ hội
ở Nam Định và giới thiệu đến bạn đọc 40 lễ hội tiêu biểu của quê hương như:hội Phủ Giầy, hội đền Trần, hội chùa Đại Bi, hội chùa Keo làng HànhThiện… Trong phần viết về hội chợ Viềng, tác giả đã lý giải tên gọi chợViềng, giới thiệu sơ lược những mặt hàng được bày bán, trò chơi dân gian
Trang 7mang ý nghĩa phồn thực độc đáo đồng thời nhấn mạnh tính chất cầu may củaphiên chợ này.
Năm 2010, tác giả Hồ Đức Thọ sưu tầm, biên soạn cuốn “Huyền tíchThánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa lễ hội Phủ Giầy” Hội chợ Viềng được
đề cập là một sinh hoạt văn hóa dân gian trữ tình đáng trân trọng, có mối liên hệđặc biệt với quần thể di tích Phủ Giầy và hội Phủ Giầy Tuy nhiên, đây chỉ mộtnội dung nhỏ trong cuốn sách nên tác giả chỉ đưa ra giả thuyết về nguồn gốc sự
ra đời chợ Viềng Phủ đồng thời khái quát một số nét về địa điểm họp chợ, cácmặt hàng được bày bán cũng như phong tục của người đi chợ
Tác giả Bùi Văn Tam – một nhà nghiên cứu của quê hương Vụ Bảnnăm 2010 đã xuất bản cuốn “Văn hóa làng trên đất Thiên Bản vùng đồngbằng sông Hồng” Như tên sách được đặt, trong tập khảo cứu này, tác giả đisâu vào văn hóa làng ở một miền quê có lịch sử lâu đời ở phía nam đồng bằngsông Hồng Hội chợ Viềng được tác giả giới thiệu là hội lớn nằm trong hộilàng ngày xuân của làng Kẻ Dầy (nay là làng Tiên Hương và Vân Cát, xã KimThái, huyện Vụ Bản) Chợ chính thức mở vào ngày mồng 8 tháng giêng, là tínhiệu mở đầu một mùa sản xuất mới của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằngBắc Bộ
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết khác trên các trang báo giấy hay báo mạngcũng giới thiệu về chợ Viềng mỗi dịp phiên chợ này diễn ra Tiêu biểu như:
“Chợ Viềng xuân, nét đẹp văn hóa vùng Thiên Bản xưa” của tác giả Đức Linhđăng trên báo Nam Hà số xuân Bính Tý (1996); “Chợ Viềng xuân Vụ Bản nhìn
từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế” của tác giả Phạm Văn Đại trên báo Nam Định số
số 725 (2003); “Thú chơi chợ Viềng ở Vụ Bản và hội chợ Viềng” của tác giảBùi Văn Tam trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2 (2006)…
Trong nguồn tài liệu mà tác giả đã tìm hiểu và thu thập được thì trênđây là đều là những bài viết hay và có giá trị Tuy nhiên, phần viết liên quanđến đề tài chợ Viềng Phủ chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn và nội dungcòn mang tính chất sơ lược, khái quát Song mỗi bài đều có một giá trị riêng
Trang 8và nó sẽ là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ việc tìm hiểu chợ Viềng Phủ mộtcách toàn diện hơn, nghiêm túc hơn.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chợ Viềng Phủ diễn ra hàngnăm ở huyện Vụ Bản vào đêm mồng 7, ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, đây
là một nét đẹp, thú vui đầu xuân độc đáo chỉ có ở Nam Định
4 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Thông qua việc khái quát về vùng đất Thiên Bản - Vụ Bản, đề tài đi sâuvào tìm hiểu phiên chợ Viềng Phủ truyền thống với các khía cạnh chủ yếu: sựhình thành, tên gọi chợ Viềng Phủ, thời gian, không gian tổ chức, đặc biệt làcác hoạt động đa dạng diễn ra trong thời gian hội chợ như hoạt động trao đổimua bán, tín ngưỡng, tôn giáo hay vui chơi, giải trí
Từ đó nhằm mục đích làm nổi bật lên những độc đáo của chợ Viềng màkhông nơi nào có được, thể hiện phần nào nét đẹp văn hóa đặc sắc của ngườidân Nam Định Đồng thời rút ra một số nhận xét về chợ và sự thay đổi củachợ thời nay, đánh giá tác động của chợ đến đời sống nhân dân địa phương,đưa ra kiến nghị cần thiết góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị truyềnthống của chợ Viềng Phủ
5 Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của nhà nước, của ĐảngCộng Sản Việt Nam về các vấn đề văn hóa, đặc biệt là sự nghiệp bảo tồn, pháthuy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua việc tổng hợp nhiều phương phápnghiên cứu của bộ môn như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic,phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu…Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu
Dùng phương pháp lịch sử khi nghiên cứu về chợ Viềng Phủ, tác giảđặt đối tượng trong mối quan hệ với thời gian và không gian diễn ra hội chợ
Dùng phương pháp logic để thấy được hội chợ Viềng phát triển theoquy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
Ngoài ra, tác giả còn đi điền dã, khảo sát, nghiên cứu và tham dự đểhiểu được những nét độc đáo của chợ Viềng Phủ
5.3 Nguồn tài liệu
Đề tài được hoàn thành trên cơ sở tác giả đã thu thập, tìm hiểu, phântích nhiều nguồn tài liệu khác nhau như:
Tài liệu thành văn: Các cuốn địa chí Nam Định qua các thời kỳ; cáccông trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài; các bài viết đăng tải trêncác báo, tạp chí
Tư liệu vật chất: các đền, chùa, lăng, phủ và một số văn bia tại địaphương
Tư liệu truyền miệng qua việc tiếp xúc với một số cán bộ văn hóa vàngười dân địa phương
Các trang web liên quan
6 Đóng góp của khóa luận
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ sở hình thành, sự ra đời, tên gọi, cáchoạt động của người tham gia chợ Viềng Phủ thuộc địa phận huyện Vụ Bản,tỉnh Nam Định, đề tài làm sáng tỏ nét đẹp độc đáo của phiên chợ truyền thống
ở miền quê văn hiến này Đồng thời khẳng định đi chợ Viềng mỗi dịp tết đếnxuân về là một hoạt động văn hóa tinh thần thường niên không thể thiếu trongđời sống người dân địa phương nói riêng và nhân dân nhiều vùng miền trên cảnước nói chung
Trang 10- Tìm hiểu chợ Viềng Phủ góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương cũng như dân tộc
- Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm
và phục vụ công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nộidung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản và sự ra đời chợViềng Phủ
Chương 2: Hoạt động trong chợ Viềng Phủ
Chương 3: Những thay đổi của chợ Viềng Phủ xưa và nay Tác độngcủa chợ đến đời sống nhân dân địa phương
Trang 11NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THIÊN BẢN – VỤ BẢN VÀ
SỰ RA ĐỜI CHỢ VIỀNG PHỦ 1.1 Khái quát về vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vụ Bản là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Nam Định, nằm ởphía tây bắc tỉnh với diện tích tự nhiên khoảng 14.766 ha Huyện nằm kẹpgiữa sông Đào và sông Ba Sát chạy dài theo hướng bắc nam Phía bắc tiếpgiáp với huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; phía đông tiếp giáp vớihuyện Nam Trực ngăn cách bởi sông Đào; phía nam tiếp giáp với huyện ÝYên; phía tây bắc tiếp giáp với huyện Bình Lục (Hà Nam) và tây nam tiếpgiáp với huyện Ý Yên đều ngăn cách bởi con sông Ba Sát Vị trí này làm chogiao thông ở Vụ Bản hết sức thuận lợi Từ đầu thế kỷ XX đã có đường xe lửaxuyên Việt đi qua Vụ Bản, người dân có thể lên tàu ở ga Nam Định hoặc gaGôi Đường bộ càng thuận tiện hơn khi đường 12 (nay được nâng cấp là quốc
lộ 38b), đường 10 nối liền Nam Định với Ninh Bình, đường 56 là con đườngdịch mã xưa nay đã được nâng cấp thành quốc lộ 37b tạo nên sự giao lưuthuận tiện với các vùng trong tỉnh và với tỉnh bạn Từ trung tâm huyện lỵ VụBản (thị trấn Gôi) ra thành phố Nam Định là 15 km, sang thành phố NinhBình là 13 km
Nằm gọn ở khu vực trung tâm phía nam đồng bằng sông Hồng nhưngđịa hình Vụ Bản không hoàn toàn bằng phẳng Dọc phía nam đường 12 vàđường 10 là hai dải đất cao, tạo thành những cánh đồng màu và đồng chiêmtrũng xen kẽ Phía tây huyện lại đột ngột nổi lên 6 ngọn núi đất lẫn đá chạydài theo hướng bắc nam là núi Ngăm, núi An Thái (còn gọi là núi TiênHương), núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ Điều kỳ thú hơn nữa là Vụ Bản
đã có núi lại có sông uốn khúc, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình Các sôngĐào, sông Cốc, sông Vĩnh Giang, sông Ba Sát… là nơi cung cấp nguồn nướcphục vụ phát triển nông nghiệp đồng thời là đường thủy quan trọng của huyện
Vụ Bản
Trang 12Vụ Bản mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vớihai mùa rõ rệt Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu biến đổi mạnh Mùađông lạnh, nửa đầu thời tiết tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt Nhiệt độtrung bình năm là 23,7°C, độ ẩm không khí trung bình khá cao, trên 80%.Lượng mưa trung bình 1757 mm/năm, tập trung vào mùa hạ Hàng năm nơiđây chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là gió mùa đông nam vào mùa hè,
và gió mùa đông bắc thổi vào mùa đông
Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam thì đất Vụ Bản có độ phì trungbình trên hai loại địa hình đồng chiêm trũng và vùng đất cao, có thể bố tríđược nhiều loại cây thuộc nhóm cây lương thực, cây công nghiệp
Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Vụ Bản khá thuận lợi chophát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế nông nghiệp và phù hợp với cuộc sống củacon người Do đó, nơi đây từ xa xưa người Việt cổ đã về sinh sống, cho đếnnay vẫn còn lưu lại nhiều địa danh Kẻ Dầy, Kẻ Báng, Kẻ Hầu… là những têngọi gắn với thời kỳ đất nước Văn Lang của các vua Hùng
1.1.2 Địa giới hành chính qua các thời kỳ
Vụ Bản – nguyên là huyện Thiên Bản trước kia, là “một vùng đất cổ được hình thành bởi phù sa bồi đắp trong quá trình biển lùi thuộc kỷ Hô lô xen (từ bảy ngàn năm về trước) và phù sa sông Hồng, sông Đáy từ thượng nguồn trôi về” [24; 93] Trải qua hàng mấy nghìn năm biến thiên của lịch sử
dân tộc, địa danh, địa giới của huyện đã có nhiều thay đổi
Thời Hùng Vương, huyện nằm sát biển với tên gọi là Bình Chươngthuộc bộ Lục Hải (một trong 15 bộ của nước Văn Lang), thời Hán thuộc quậnGiao Chỉ Trước thời Lý – Trần, đất này nằm trong huyện Hiển Khánh Thời
Lý, địa danh Thiên Bản bắt đầu xuất hiện, nằm trong phủ Ứng Phong, đờiTrần là huyện Thiên Bản thuộc phủ Kiến Hưng, lộ Hoàng Giang Năm 1407,bọn đô hộ nhà Minh đổi là huyện Yên Bản thuộc phủ Kiến Bình Đến thời Lêlấy lại tên Thiên Bản thuộc phủ Nghĩa Hưng Năm Tự Đức thứ 14 (1861) mớiđổi thành huyện Vụ Bản thuộc phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Trang 13Từ trước đến nay, Vụ Bản là huyện ít có sự xáo trộn địa giới nhất trong
số các huyện của tỉnh Nam Định “Huyện Vụ Bản ngày nay bao gồm hầu hết huyện Thiên Bản và một phần nhỏ huyện Nam Trực xưa” [21; 69] Đầu thế kỷ
XIX, huyện Thiên Bản gồm 10 tổng: An Cự, Bảo Ngũ, Đăng Côi, Đồng Đội,Hào Kiệt, Hiển Khánh, Hoàng Lão, Hổ Sơn, Thiên Bản, Trình Xuyên với 92
xã, thôn, phường, trang, trại Thời Tự Đức (1847 – 1883) gồm 10 tổng, 86 xã,thôn, phường, trại Đến năm Thành Thái thứ 5 (1893), tổng Thi Liệu nguyên
là Đô Liệu của huyện Nam Chân (Nam Trực ngày nay) được sáp nhập vàohuyện Vụ Bản, cùng với một phần tổng Trình Xuyên thành lập tổng TrìnhXuyên Hạ Phần còn lại của tổng Trình Xuyên thành lập tổng Trình XuyênThượng Từ đây cho tới đầu thế kỷ XX, Vụ Bản gồm 11 tổng: An Cự, BảoNgũ, Đồng Đội, Hào Kiệt, Hiển Khánh, Hổ Sơn, La Xá, Phú Lão, TrìnhXuyên Hạ, Trình Xuyên Thượng, Vân Côi với 95 xã, thôn Hầu hết các tổng,
xã, thôn trên nay đều thuộc huyện Vụ Bản (trừ tổng Thiên Bản sau bị cắt sanghuyện Bình Lục và huyện Mỹ Lộc)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, Quốc hội và Chính phủ xóa bỏ cấp phủ và tổng, mở rộng cấp xã, nhỏhơn tổng nhưng lớn hơn xã trước kia Thời kỳ này huyện Vụ Bản thành lập 28
xã trên cơ sở sáp nhập nhiều xã, làng cũ và đặt tên mới Đó là các xã QuangTrung, Trung Thành, Đồng Tâm, Nhất Trí, Liên Minh, Liên Hòa, Cốc Thành,Tân Thành, Khánh Lão, Đồng Minh, Thụy Hòa, Kim Thái, Đại An, LiênPhương, Tân Dân, Cộng Hòa, Thuận Thành, Duy Tân, Lục Hợp, Minh Tân,Hưng Đạo, Bảo Xuyên, Trùng Khánh, Thanh Lôi, Vĩnh Hào, Hùng Vương,Tam Hòa, Lê Lợi
Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, đổi tên các xã trên theo nguyên tắchoặc có chữ “Vụ” đầu hoặc có chữ “Bản” đầu Đến ngày 2 – 7 – 1957, Uỷban hành chính Liên khu III ra quyết định đổi tên tất cả các xã thuộc huyện
Vụ Bản trở lại tên gọi trong thời kỳ đầu sau cách mạng tháng Tám Sau này,tiếp tục có sự điều chỉnh địa giới hành chính và tên gọi các xã trong những
thập niên cuối thế kỷ XX “Tên gọi các xã hiện nay về cơ bản theo tên gọi
Trang 14thời kỳ đầu sau cách mạng tháng Tám (trừ một số xã mới sáp nhập) Hiện nay, Vụ Bản là huyện duy nhất trong các huyện của Nam Định mà tên gọi các
xã không có chữ đầu tên huyện” [21; 73].
Lỵ sở huyện Thiên Bản trước kia đặt tại địa phận hai xã Thái La (tổngBảo Ngũ) và Châu Bạc (tổng Đồng Đội) Vốn là lỵ sở của phủ Nghĩa Hưng,đến năm Tự Đức thứ 5 (1852) đổi làm lỵ sở của huyện Vụ Bản Huyện lỵ củahuyện Vụ Bản sau này cũng đặt tại đây Ngày 1 – 4 – 1986, Hội đồng bộtrưởng ra quyết định số 34 – HĐBT thành tập thị trấn Gôi (huyện lỵ củahuyện Vụ Bản) với 485,5 ha diện tích tự nhiên của xã Tam Thanh, dân số5.832 người
Hiện nay, huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính gồm thị trấn Gôi và
17 xã: Cộng Hòa, Đại An, Đại Thắng, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Kim Thái,Liên Bảo, Liên Minh, Minh Tân, Minh Thuận, Quang Trung, Tam Thanh,Tân Khánh, Tân Thành, Thành Lợi, Trung Thành, Vĩnh Hào); tổng diện tích
tự nhiên theo đơn vị hành chính là 14.766,23 ha
1.1.2 Vài nét về kinh tế - văn hóa - xã hội
Kinh tế:
Điều kiện tự nhiên có núi, có sông giữa đồng bằng đã tạo thuận lợi cho
cư dân nguyên thủy về đây sinh sống Trải qua hàng mấy ngàn năm, cư dân ởcác nơi tiếp tục men theo bờ biển, theo triền sông Hồng, sông Đáy về đâykhai phá, bồi trúc, quai đê lấn biển, biến các vùng sình lầy hoang vu, cói lácrậm rạp thành ruộng đất phì nhiêu Do đó, nơi đây từ rất sớm đã trở thành mộtvùng nông nghiệp trù phú của đồng bằng Bắc Bộ Không phải ngẫu nhiên màcác vua Lý – Trần đã đặt tên cho huyện là Thiên Bản Theo các nhà nho thìtên gọi này ngụ ý “Nông giả ư thiên hạ chi bản dã” có nghĩa là “nghề nông làgốc của thiên hạ vậy” Sự quan tâm tới nông nghiệp của vùng đất này còn
được thể hiện qua việc “các vua Lý – Trần chọn đất Hướng Nghĩa (nay thuộc
xã Minh Thuận) lập hành cung Ứng Phong để hàng năm vua về làm lễ tịch điền tế Thần Nông – Hậu Tắc, cầu mong một năm thái bình thịnh trị, hòa cốc phong đăng” [23; 14]
Trang 15Ngày nay, trong cơ cấu nông nghiệp Vụ Bản, trồng trọt vẫn là nghề chủyếu của địa phương Diện tích đất nông nghiệp khoảng 8.000 ha phân bố trênhai loại địa hình chính là đồng chiêm trũng và vùng đất cao nên có thể bố tríđược nhiều loại cây thuộc nhóm cây lương thực, cây công nghiệp Người dântăng cường luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý để có kết quả kinh tế cao,không những trồng hai vụ xuân, hè thu mà còn phát triển cả vụ đông, nhất là
vụ đông trên đất hai mùa lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất Trong các loạicây trồng, lúa chiếm vị trí quan trọng nhất Vụ Bản nằm trong vùng trồng lúaxuất khẩu quan trọng của tỉnh Ngoài ra còn có các loại cây màu, phổ biếnnhư khoai lang, khoai tây, ngô, đậu tương… Đặc biệt từ năm 1981 trở đi, lạcđược xác định là cây xuất khẩu chủ lực của huyện nên các cấp ủy đảng đã chỉđạo tập trung thâm canh mở rộng diện tích cây lạc Bên cạnh đó, chăn nuôitồn tại song song với trồng trọt nhưng đây không phải là thế mạnh của huyện
Vụ Bản có nhiều nghề thủ công truyền thống với lịch sử lâu đời, đếnnay vẫn duy trì và phát triển Làng rèn Bảo Ngũ (Quang Trung) là một tronghai làng rèn nổi tiếng nhất ở Nam Định (còn lại là làng Vân Chàng, NamGiang, Nam Trực) Đây là nơi đã từng rèn đúc vũ khí cho nghĩa binh của ĐàoThị Qúy trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các nghĩa sĩ Cần Vươngchống Pháp của Đàm Trí Trạch cuối thế kỷ XIX Nghề làm sơn then, sơn màicủa làng Hổ Sơn (Liên Minh) nổi tiếng trong cả nước có từ thời Trần ThờiNguyễn, làng phải tuyển lính tất tượng vào làm trong các quan xưởng của nhàvua Nhiều làng làm nghề dệt vải, dệt tơ tằm nổi tiếng như các làng Vân Cát,
Qủa Linh, Bảo Ngũ “Nghề dệt ở Qủa Linh - Thành Lợi đã trở thành trung tâm của tiểu khu kéo sợi dệt của ba xã liền nhau là Kim Thái, Thành Lợi, Trung Thành Tiểu khu dệt sợi này là một trong những tiểu vùng dệt vải, kéo sợi lớn nhất của nông thôn Nam Định” [21; 432] Nghề gò đồng thau có
truyền thống xa xưa ở làng Bàn Kết (Tân Khánh) Nghề chạm đá ở làng Thái
La (Trung Thành) còn để lại nhiều công trình đồ sộ ở các văn chỉ, các đềnmiếu trong huyện Làng Tiên Hào (Vĩnh Hào) có nghề làm gối mây nay đangphát triển các mặt hàng mây tre đan phong phú Làng Hào Kiệt (Liên Minh)
Trang 16giỏi nghề thêu, nghề làm lọng, có nhiều nghệ nhân tài giỏi thêu kim tuyến chỉmàu cung cấp sản phẩm mỹ nghệ cho các thành phố lớn…
Trên cơ sở sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, nền kinh tếhàng hóa nơi đây sớm phát triển, chợ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu trao đổibuôn bán của cư dân trong huyện Có thể kể ra các chợ lớn như: chợ Sại, chợHầu, chợ Dần, chợ Gạo, chợ Si… Lại còn có nhiều chợ khác chỉ họp chớpnhoáng vào sớm mai hay chiều tối ở đầu làng, ở bến bãi để trao đổi sản phẩmtiêu dùng hằng ngày Một hiện tượng đáng chú ý ở vùng đất Thiên Bản – Vụ
Bản là sự “xuất hiện nhiều làng buôn, tiêu biểu là Cao Phương (Liên Bảo) buôn thuốc Bắc, làng Cố Bản buôn thuốc Nam, làng Hào Kiệt, Lương Kiệt, Qủa Linh, Bách Cốc buôn tạp hóa, bánh kẹo, buôn vải…” [2; 16].
Văn hóa – Xã hội:
Vụ Bản nằm trong địa bàn Nam Định là một trong những tỉnh có cưdân đông đúc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ Theo số liệu thống kê năm 2011,dân số Vụ Bản là 129.616 người, trong đó tổng số lao động là 63.658 Mật độdân số trung bình là 880 người/km² Đối tượng sinh sống tại huyện chủ yếu làngười dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo
Thiên Bản - Vụ Bản là mảnh đất còn bảo tồn được nền văn hóa đậm đàbản sắc dân tộc lâu đời Đặc biệt nơi đây là một miền đất cổ vốn sống về nông
nghiệp “Vì thế, nền văn hóa của các làng Thiên Bản rất xa xưa, về tín ngưỡng, về văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán đậm nét dân gian, đậm
đà tính chất của một vùng đồng bằng có núi non, sông nước, mang tính chất của nền văn hóa nông nghiệp rõ rệt” [14; 12].
Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, Vụ Bản là mảnh đất linh thiêngcòn lưu giữ được nhiều dấu ấn gắn liền với sự phát triển của nền văn minhĐại Việt Các phát hiện khảo cổ học đã tìm ra hàng trăm công cụ đồ đá mài,
đồ gốm, đặc biệt là hai chiếc trống đồng đào ở chân núi Gôi năm 1903 có niênđại cách đây trên hai nghìn năm, cho thấy cư dân nguyên thủy ở đây có trình
độ thẩm mỹ khá cao Đầu làng Hướng Nghĩa (Minh Thuận) còn có nhiều phếtích của hành cung Ứng Phong, nơi các vua Lý – Trần về làm lễ tịch điền
Trang 17Điều đáng chú ý là đã khai quật được một ngôi mộ chôn theo mô hình dinhthự của quý tộc Trần bằng đất nung ở Hiển Khánh đã hé mở cho việc nghiêncứu kiến trúc thời Trần.
Vụ Bản còn bảo tồn được nhiều công trình kiến trúc điêu khắc thời Lê– Nguyễn với hàng chục ngôi đình, đền cao to, kiến trúc bề thế, cổ kính như:đình Hướng Nghĩa, đình Tiểu Cốc, đình Tổ Cầu, đình Bảy Giáp, đình ôngKhổng, đền Lương Trạng nguyên… Một trong những công trình có ý nghĩavăn hóa – tín ngưỡng đặc biệt là quần thể kiến trúc Phủ Dầy, gắn liền với tínngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu, là một nữ thần trong hệ thống tứ bất tử tồn tạilâu bền trong thần điện Việt Nam Ở đây có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽtới Mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu đã
được công nhận là “di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 09/VHQĐ ngày 21/2/1975” [6; 15].
Về đời sống tinh thần và tâm linh, ở Vụ Bản còn lưu giữ được nhiềuphong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nguyên sơ Nhiều làng cònlưu giữ tục thờ các lực lượng siêu nhiên có tác động đến đời sống cư dân nôngnghiệp trồng lúa nước Nhưng phần lớn cộng đồng cư dân ở đây thường thờnhững người có công với nước, giúp dân gây dựng hương ấp, dẫn dắt sảnxuất, mở mang văn hóa; các vị thần bảo vệ dân trước thiên tai, địch họa,chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập quê hương Các làng Cố Bản (ĐạiThắng), Mỹ Trung (Thành Lợi) thờ các thần Bắc Nhạc, Đông Hải, Tây Hải là
ba trong số 50 người con của mẹ Âu Cơ theo cha Lạc Long Quân xuống biển.Nhiều làng thờ Long Vương, Thủy Tề, thần Độc Cước, thần giếng nước, cácthần trông coi mùa màng như Thần Nông, Hậu Tắc, Câu Mang… Tục thờ nữthần, thờ Mẫu rất đậm nét, tiêu biểu là thờ Mẫu Liễu Hạnh ở quần thể PhủDầy và nhiều làng trong huyện
Tục thờ cúng tổ tiên, dòng họ là tín ngưỡng phổ biến nhất trong dângian, là tập tục cổ truyền có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thốnggia đình, dòng họ, tăng cường tình đoàn kết, thương yêu nhau Hàng năm các
Trang 18họ tổ chức lễ họ để con cháu đến bái yết tổ đường, vui chung gặp mặt nhận họhàng thứ bậc.
Vụ Bản là vùng đất của các lễ hội Lễ hội làng thường được tổ chức
vào mùa xuân và mùa thu “Các trò đấu vật, đấu võ, chơi cờ, chơi đu… hầu như làng nào cũng có Ngoài ra mỗi làng còn có trò chơi riêng như: thi nấu cơm ở Thượng Linh, Bối La, Thái La, Bối Hạ… Làng Xứng có hội kết rơm thành kiệu, cổng chào, tứ linh… Hội Hoa Trượng kéo chữ bằng gậy ở Phủ Dầy (Kim Thái) Làng Qủa Linh ba năm một lần vào đám (các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi) kỷ niệm nhà Trần đánh thắng quân Nguyên mà làng có đội thuyền lương phục vụ chiến trường, gọi là hội Thái Bình xướng ca Làng Hổ Sơn có lệ bầu quan một ngày, tổ chức thi đọc chúc ước trong hội” [9; 314].
Đặc biệt hội Phủ Dầy hàng năm đã đi vào dân gian với câu ca “tháng tám giỗCha, tháng ba giỗ Mẹ” (Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Mẹ là Đức ThánhLiễu Hạnh) là sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà sắc thái vănhóa địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc, được nhân dân cả nước đón nhận
Vụ Bản là một miền quê của thi ca như lời thơ Nguyễn Bính viết:
“Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát/ Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ” Câutục ngữ “bánh Gôi, xôi Báng, rượu Hầu” tương truyền có từ thời vua Hùngdựng nước Các làn điệu dân ca như hát chèo là hình thức văn nghệ chủ yếu
trong các dịp hội hè “Điều đáng chú ý là hát chầu văn gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Âm nhạc đã đưa con người vào thần điện và giao cảm với đấng thần linh tối thượng” [9; 314] Từ những giá trị văn hóa đó mà lễ hội Phủ
Dầy và nghi lễ chầu văn của người Việt đã được công nhận là di sản văn hóaphi vật thể quốc gia theo quyết định số 30884/QĐ - BVHTTDT ngày9/9/2013 Đặc biệt là nghi lễ chầu văn của người Việt đang được trình lên các
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới
Đất Vụ Bản còn lưu truyền nhiều chuyện thần tiên ly kỳ, chuyện cổ dângian về núi sông, truyền thuyết hình thành làng xã Tiêu biểu hơn cả là huyềnthoại về “Thiên Bản lục kỳ” tồn tại suốt mấy trăm năm nay, là biểu tượng văn
Trang 19hóa dân gian của miền Sơn Nam “Thiên Bản lục kỳ” là sáu sự lạ trên đất Thiên Bản, được lưu tồn trong dân gian dưới dạng truyện cổ Ngay thần tích còn lưu giữ được cũng được viết dưới dạng truyền kỳ Vì thế, người kể thường thêm thắt tình tiết, làm cho câu chuyện thêm phong phú nhưng cốt lõi câu chuyện vẫn không thay đổi” [14; 49] Đó là chuyện thần Tam Ranh (thần trẻ
con) Sừng, Sỏ, Sắt ở làng rèn Bảo Ngũ đánh đuổi ma tà quỷ quái hay sáchnhiễu, hãm hại nhân dân; thần Cường Bạo ở làng Bối La dám chống trời, mưutrí đánh bại cả thiên lôi, thủy thần nhà trời Đó là Liễu Hạnh công chúa, ngườilàng Kẻ Dầy, ba lần sinh hóa, giữ trọn niềm hiếu nghĩa, thủy chung, nhân ái,được coi là “Mẫu nghi thiên hạ” (bà mẹ mẫu mực trong thiên hạ) Một ngườiphụ nữ tài ba nữa là bà Trịnh Thái phi Trần Thị Ngọc Đài ở làng Thông Khê– vợ chúa Trịnh Tráng, mẹ của chúa Trịnh Tạc, hát hay múa giỏi, có nhiềucông lao giúp dân làm ăn, đã dựng nên hội “hoa trượng” (kéo gậy hoa) đặcsắc ở Phủ Dầy Đó còn là Hòa quận công Ngô Đình Điền người làng Bảo Ngũ
đã dùng phép lạ chống thủy quái, đắp đê ngăn lũ cho dân, bảo vệ mùa màng
Sự kỳ lạ thứ sáu hiện đang có sự tranh cãi Một số người cho rằng đó là
thần Lữ gia, thừa tướng Nam Việt “đánh nhau với quân Hán bị chém mất đầu nhưng còn chạy về được tới núi Gôi mới ngã ngựa chết, thường hiển rõ linh ứng nên dân lập đền thờ” [10; 44] Nhiều người lại khẳng định sự kỳ lạ thứ sáu là “trạng nguyên Lương Thế Vinh, thần đồng làng Cao Phương, học rộng tài cao, thông minh hơn người, đem hết trí lực phò vua giúp nước” [2;
20]
Không thể nêu hết tiềm năng văn hóa vật thể và phi vật thể của vùngđất cổ xưa này nhưng điều chúng ta đều thấy được chủ nhân của tài sản vănhóa đó chính là con người Vụ Bản từ xưa tới nay Các nguồn sử liệu và ký tức
dân gian đã cho biết đây “là mảnh đất văn vật của miền Sơn Nam có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có người đỗ đạt cao, có danh vọng lớn” [24;
94] Tác giả Nguyễn Ôn Ngọc trong cuốn “Nam Định tỉnh địa dư chí” (1893),
phần “phong tục” đất này đã ghi nhận: “Thứ nhất nghề nông, thứ hai nghề học Từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đến nay các bậc Trạng nguyên, Bảng nhãn,
Trang 20Thám hoa, Tiến sĩ, Cử nhân cứ nối tiếp nhau Đến bản triều ta (tức triều Nguyễn) văn học hạt này tuy không bằng các triều trước nhưng nhân dân vẫn ham chuộng nghề thi cử, nên khoa nào cũng có người thi đậu” [10; 42].
Trong lịch sử nền giáo dục Nho học nước nhà, huyện có 13 tiến sĩ và 3phó bảng, là một trong những huyện khoa bảng của đất Nam Định Có bốnlàng học tiêu biểu là làng Cao Phương, làng Cựu Hào, làng Lương Kiệt vàlàng Bách Cốc Đặc biệt làng Cao Phương là quê hương Trạng Lường nổitiếng Lương Thế Vinh Ông đậu Trạng nguyên khoa Qúy Mùi (1463), đượcđánh giá là “một con người tài hoa danh vọng vượt bậc” (nhà bác học Lê Qúy
Đôn) “Làm quan cương trực gặp việc dám nói thẳng, các văn từ bang giao thời ấy phần nhiều là của ông soạn thảo” [22; 34] Ông giữ chức Sái phu,
chuyên phê bình sửa chữa thơ văn trong Tao đàn nhị thập bát tú Khôngnhững thế, ông còn là tác giả cuốn “Đại thành toán pháp” - cuốn sách giáokhoa toán đầu tiên ở nước ta và cuốn “Hỷ phường phả lục” – cuốn sách lýluận đầu tiên về nghệ thuật sân khấu chèo ở nước ta Khi ông mất, vua LêThánh Tông thương tiếc, làm bài thơ điếu ông với câu kết đầy ý nghĩa:
“Khuất ngón tay dài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta”
Trong thế kỷ XX, miền đất này là nơi “đã sản sinh ra Trần Huy Liệu, Nguyễn Bính, Văn Cao, Nguyễn Cơ Thạch, Vũ Tú Nam, Bùi Huy Đáp… Đó là những người con Vụ Bản có đóng góp nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, sử học, văn học – nghệ thuật… cho nước nhà, làm rạng danh cho vùng đất có bề dày văn hóa truyền thống này” [9; 316].
Như vậy, những nét lớn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử hìnhthành vùng đất Thiên Bản – Vụ Bản và kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây đã tạo
ra môi trường cần thiết và quan trọng cho sự hình thành các sinh hoạt văn hóacộng đồng, trong đó có chợ Viềng Phủ
1.2 Sự ra đời chợ Viềng Phủ
1.2.1 Cơ sở ra đời
Trang 21Chợ Viềng là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đầu xuân độcđáo được gìn giữ từ lâu đời của người dân Nam Định “Chợ Viềng năm cómột phiên” Thế nên bất chấp cái rét ngọt của miền Bắc mỗi dịp đầu xuân,hàng vạn du khách vẫn nườm nượp kéo nhau về tụ họp ở đây để cầu mongnhững điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đình và người thân trong nămmới Điều đặc biệt nữa là Nam Định hiện có tới 5 chợ Viềng họp ở 5 địa điểmkhác nhau Đó là chợ Viềng Vụ Bản gần quần thể di tích Phủ Dầy (còn gọi làchợ Viềng Phủ); chợ Viềng Nam Giang, Nam Trực gần chùa Đại Bi thờ thiền
sư Từ Đạo Hạnh thời Lý (còn gọi là chợ Viềng Chùa) Ngoài ra còn có chợViềng Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng nằm trong khu vực đền thờ Triệu QuangPhục; chợ Viềng Mỹ Trung, Mỹ Lộc gần khu đền Trần – chùa Tháp song hiệnnay chợ này chỉ tồn tại về mặt địa danh còn hoạt động thì mai một Mấy nămgần đây xuất hiện thêm chợ Viềng ở Yên Thắng, Ý Yên Mỗi chợ đều có nétđộc đáo riêng nhưng được nhiều người biết đến và đông vui hơn cả thì phảinói đến chợ Viềng Phủ
Chợ Viềng Phủ ra đời trên một miền đất cổ mà nhiều địa danh có từthuở vua Hùng dựng nước Với vị trí nằm ở phía nam đồng bằng châu thổsông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, đất đai tương đối màu mỡ, giao thôngthuận tiện nên nơi đây đã có con người về sinh tụ từ bốn ngàn năm trước Trảiqua thời gian, họ khai phá vùng sình lầy ven biển thành những trang ấp, làngxóm trù phú, cư dân đông đúc Ngay cái tên huyện Thiên Bản cũng nói lên ýnghĩa sâu xa là đất này giỏi về nông nghiệp Không những thế, nơi đây còn cónhiều nghề thủ công cổ truyền với nhiều làng nghề nổi tiếng: làng rèn BảoNgũ (Quang Trung), sơn mài Hổ Sơn (Liên Minh), dệt vải Qủa Linh (ThànhLợi), đục chạm đá Thái La (Trung Thành), mây tre đan (Vĩnh Hào)… Sự pháttriển của sức sản xuất đã tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa pháttriển, nhiều chợ lớn trong vùng xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi buônbán của cư dân trong huyện như chợ Dần, chợ Gạo, chợ Gôi…
Sự hình thành chợ Viềng Phủ còn trên cơ sở mối liên hệ mật thiết vớicác yếu tố văn hóa địa phương, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu và khu di tích
Trang 22Phủ Dầy Chợ ra đời trên mảnh đất “Thiên Bản lục kỳ” từ lâu đã nức tiếng làđịa linh nhân kiệt, đất văn vật của xứ Sơn Nam xưa Nơi đây còn lưu truyền
huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh “là một người con gái tài sắc vẹn toàn, thể hiện lòng hiếu nghĩa, tình yêu chung thủy và sự thiện tâm cứu thế, được nhân dân đương thời và người đời sau sùng mộ, được vua chúa thời Lê – Trịnh và nhà Nguyễn sùng kính, tôn hiệu là Liễu Hạnh công chúa, đề cao là Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, Thiên Hạ Mẫu Nghi, cho mở rộng đền phủ để thờ phụng bà” [14; 89]
Mẫu được phụng thờ khắp mọi miền đất nước nhưng Phủ Dầy mớiđược coi là phủ chính Phủ Dầy bắt nguồn từ tên cổ của Kẻ Dầy, sau này cótên chữ là An Thái Vân Cát quê Mẫu là một làng của xã An Thái, đời GiaLong do phát triển sinh sống ra phía bắc ngày càng đông đúc nên xin táchthành một xã mới gọi là xã Vân Cát Còn xã An Thái năm Tự Đức thứ 14(1860) được đổi tên là xã Tiên Hương Từ năm 1947, Vân Cát và Tiên Hươngthành hai thôn thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản
Ở Phủ Dầy có chứa đựng biết bao giá trị văn hóa dân tộc, từ tín ngưỡngthờ tự, lễ hội dân gian, phong tục tập quán đến các di cảo Hán Nôm… phảnánh sinh động một sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng thuần Việt tiêu biểu Ngàynay, nhiều giá trị văn hóa ở Phủ Dầy đã được công nhận là di sản văn hóa vậtthể (phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu) và di sản văn hóa phi vật thể(lễ hội Phủ Dầy và nghi lễ chầu văn của người Việt) cấp quốc gia
Có thể nói, chính mảnh đất và con người Thiên Bản – Vụ Bản đã tạo ranhững cơ sở, tiền đề hết sức cơ bản và quan trọng cho sự hình thành chợViềng Phủ - một phiên chợ đặc biệt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
Trước kia, việc đi lại khó khăn, hàng hóa khan hiếm nên người ta phảichờ cả năm để đi chợ Viềng mua sắm, trao đổi cây con giống, nông cụ, hànghóa Sau đó, kinh tế ổn định, đời sống người dân no đủ, sung túc làm nảy sinhnhu cầu giao lưu văn hóa tinh thần giữa các cộng đồng dân cư Vì vậy, khibánh chưng đã bớt xanh, khi cánh hoa đào đã rực nở, người ta lại nô nức trẩy
hội chợ Viềng Đi chợ Viềng đã trở thành “một thú vui – thú chơi chợ của
Trang 23dân Vụ Bản” [13; 61], một cách giao duyên đầu năm mới Người ta đi chợ
không chỉ mua bán hàng hóa mà còn nhằm mục đích du xuân, gặp gỡ bạn bè,điều vốn rất hiếm hoi đối với những người nông dân quanh năm bán mặt chođất, bán lưng cho trời Nhưng có lẽ quan trọng hơn, đi chợ Viềng lễ thánhMẫu đầu xuân hay mua sắm sản vật còn là để cầu may, cầu phúc, cầu lộc, cầutài, cầu cho mưa thuận gió hòa, trong ấm ngoài êm, mọi sự sinh sôi, nảy nở
1.2.2 Thời gian ra đời
Ca dao cổ miền Thiên Bản xưa còn ghi:
“Mồng một chơi cửa chơi nhà
Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mồng sáu chợ Gôi
Bỏ qua mồng bảy ra thôi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Ngày xuân lễ thánh mua hàng
Dắt nhau vui vẻ có nàng có anh” [22; 152]
Bài ca dao không nói rõ chợ Viềng ở miền quê nào, nhưng qua nhữngđịa danh mà bài ca dao nói tới như chợ Quả Linh (tức chợ Gạo), chợ Trình,chợ Gôi thì ai cũng có thể nhận biết được đây là chợ Viềng Phủ Bởi lẽ đâyđều là những chợ lớn nằm ở các thị tứ đông vui trên đất Thiên Bản cũ, nay làhuyện Vụ Bản
Người ta không xác định được thời điểm ra đời của bài ca dao, chỉ biếtrằng nó được lưu truyền từ xa xưa Còn chợ Viềng có từ bao giờ? Có lẽ cũng
đã có từ rất lâu rồi nhưng về thời điểm chính xác thì chưa ai khẳng định
Theo các cụ phụ lão, “tương truyền chợ Viềng gắn liền với việc thờ ông Khổng Lồ đời Lý, là ông tổ nghề đúc đồng nước ta” [13; 62] Ông Khổng
Lồ là nhân vật do dân gian sáng tạo ra vì sự nhầm lẫn, đồng nhất về sự tíchcủa hai thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094) và Nguyễn Minh Không(1066 – 1141), tuy sống cách nhau nửa thế kỷ nhưng đều đi tu, đều giỏi chữabệnh và đều được triều Lý phong Quốc sư Sách “Nam Định địa chí” cho
Trang 24rằng: “Cả hai người đều bị nhập vào truyền thuyết dân gian về ông Khổng Lồ đúc chuông gọi là Khổng Minh Không” [21; 830] Sự tích “Sư Khổng Lồ đúc
chuông” có kể việc ông lên phương Bắc, chữa khỏi bệnh cho thái tử, khôngnhận vàng bạc vua ban mà chỉ xin một túi đồng Nhà vua sai người đưa ôngvào kho Ông đã thu 10 kho đồng của vua mà túi vẫn chưa đầy Về nước, ôngđem đồng quyên được ở Bắc quốc ra đúc tứ đại khí là chuông, vạc, tượng,tháp đồng lớn Từ đó, nhân dân suy tôn ông là tổ nghề đúc đồng, sau khi ôngmất được nhân dân thờ phụng
Đình Ông Khổng ở làng Vân Cát xưa, nay thuộc thôn Tiên Hương vànằm gần đối diện với phủ Tiên Hương Sách “Nam Định tỉnh địa dư chí” viết
cuối thế kỷ XIX trong mục “cổ tích” của huyện Vụ Bản có ghi: “Xã Tiên Hương có một ngôi đình tục truyền là do thánh Khổng Lồ dựng lên, rường cột rất to lớn, trải lâu đời vẫn không hư hỏng, dân xã thờ thánh ở đấy” [10;
43] Vị trí đình Ông Khổng trong đời sống thôn quê còn được khẳng định với
việc “xưa kia khi mở hội xuân vào các ngày 6, 7, 8, 9 tháng giêng thì các thần trong làng, trong xã bất kể vua, thành hoàng, thánh mẫu đều rước về đây tế hội đồng” [18; 216]
Cũng theo các cụ già kể lại, thuở nhỏ thánh Khổng Lồ làm nghề chàilưới, thường đi đơm đó ở các cửa sông, về chiều đem cá bán ở các chợ thôn
quê Phải chăng ở đất Thiên Bản, từ chợ cổ xưa, nơi “ông đã đến bán cá vào một dịp đầu xuân nào đó mà hình thành nên chợ Viềng” [18; 215] Để nhớ ơn
ông tổ làng nghề, ngay từ xưa, trong hội chợ Viềng hàng năm, dân đúc đồngTống Xá (huyện Ý Yên) cùng dân rèn Bảo Ngũ (Quang Trung) và thợ rèn
nhiều nơi khác thường “bày la liệt đồ đồng và đồ sắt trước đình ông Khổng
để bán, trước đó đều vào làm lễ trong đình” [11; 94].
Nếu theo thuyết này, trước khi có Phủ Dầy và tên gọi chợ Viềng Phủ đã
có tiền thân của chợ trước đó ở vùng đất Kẻ Dầy Đó là chợ Viềng gắn liềnvới tín ngưỡng thờ tổ nghề đúc đồng, có thể ra đời từ thời Lý ( tức khoảng thế
kỷ XI, XII) Phiên chợ này được duy trì hàng năm và ngày càng phát triển
Trang 25mạnh mẽ, trở thành chợ Viềng Phủ sau này khi xuất hiện tín ngưỡng thờ MẫuLiễu Hạnh và di tích Phủ Dầy.
Truyện xưa kể Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng, vì phạm lỗiđánh vỡ chén ngọc trong hội đào tiên nên bị giáng xuống trần gian, năm 1434
hạ trần vào nhà họ Phạm ở làng Nấp tức Quảng Nạp, nay thuộc xã Yên Đồng,huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Mẫu là người có nhan sắc nhưng khước từnhân duyên, ở vậy phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ dân nghèo, làm nhiều việcphúc, đến năm 40 tuổi thì mất
Khoảng năm 1557, Người giáng sinh lần hai vào gia đình họ Lê ở VânCát, Kẻ Dầy, đất Thiên Bản (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) Khi ra đờiđược cha mẹ đặt tên là Lê Thị Thắng, năm 18 tuổi lấy chồng là Trần ĐàoLang cùng xã Ba năm sau thời gian chung sống hạnh phúc, Người bị gọi vềtrời Nhưng vì vẫn nặng tình thương cha mẹ, chồng con, vấn vương duyêntrần nên được Ngọc Hoàng cho phép, Người đi lại dưới hạ giới chăm sóc cha
mẹ, khuyên nhủ chồng con rồi du ngoạn đó đây, làm nhiều việc thiện
Lần thứ ba vào năm 1609, Mẫu giáng sinh ở Tây Mỗ, Thanh Hóa (cótài liệu ghi là ở Kẻ Sỏi, Nghệ An) đã tìm gặp và lấy chồng là Mai Sinh, làkiếp sau của Đào Lang
Chuyện đời Mẫu hư hư, thực thực nhưng lại hết sức hòa hợp với cuộcsống Mẫu ba lần sinh hóa mà vẫn giữ trọn niềm hiếu nghĩa, thủy chung, nhân
ái Nhưng có thể nói lần đầu hạ trần năm 1434 là tiền duyên của Mẫu; lần thứ
ba năm 1609 là hậu thời Hai giai đoạn này không có sự đậm đà cốt truyện,hiển hách anh linh cũng như sự sùng bái tín ngưỡng bằng lần giáng sinh thứhai ở Vân Cát năm 1557 Dân làng Vân Cát mến mộ Người bởi đức độ cũng
như sự hiển linh nên đã “kính cẩn lập đền, mở phủ tôn thờ” [16; 10].
Theo các nguồn tài liệu, trong khu di tích Phủ Dầy, phủ Tiên Hương
được xây dựng sớm nhất, “vào cuối thế kỷ XVI, di tích chỉ được làm bằng tranh tre” [21; 817] Trải qua nhiều thế kỷ tu sửa, xây dựng, Phủ Dầy đã trở
thành một công trình kiến trúc tôn giáo phong phú, đa dạng với hơn 20 đền,phủ, chùa, lăng…, xứng tầm một trung tâm thờ Mẫu lớn nhất nước ta
Trang 26Như vậy, chợ Viềng Vụ Bản có nguồn gốc từ rất xa xưa, có thể ra đờivào thời Lý (thế kỷ XII, XIII) gắn liền với việc thờ ông tổ nghề đúc đồng Rồikhi huyền tích Thánh Mẫu phát triển vào thế kỷ XVI, chợ đó cũng phát triểntheo, trở thành phiên chợ Viềng Phủ nổi tiếng ngày nay.
1.2.3 Tên gọi chợ
Chợ Viềng Phủ là hội chợ vui xuân truyền thống, mang sắc thái vănhóa dân gian của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ Xưa nay chợ
có nhiều cách gọi tên khác nhau
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam đã tìm thấy trong thư viện Hán NômViệt Nam cuốn “Đồng Đội tổng, An Thái xã tục lệ” do ông Trần Văn Giai
viết ngày 15 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 3 (1850) Theo đó thì “chợ Viềng
là một chợ lớn, năm có một phiên, tục hiệu Thiên Tiên Thị, tục danh là chợ Viềng” [12; 114]
“Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên” của Khiếu Năng Tĩnh viếtvào đầu thế kỷ XX trong phần “thương mại” kể ra hai chợ lớn của huyện Vụ
Bản, trong đó có “chợ Tiên Hương (tục gọi là chợ Phủ hay chợ Viềng) thường họp vào ngày 8 tháng giêng, bốn phương tụ hội mua bán đủ các loại, thường có thịt bò” [22; 155].
Trong văn bia “Vụ Bản huyện đồng huyện cung trí lệ điền tiền tại VânCát, tục hiệu phủ Dầy bi ký” (Cả huyện Vụ Bản tiến cúng tiền ruộng lệ ở PhủVân Cát, tục gọi là Phủ Dầy) do đốc học Hải Phòng Nguyễn Văn Tính viết mùa
xuân năm Khải Định thứ 6 (1921) có ghi: “Hàng năm cứ đến mùa xuân tháng giêng, hàng hóa các nơi tốt đẹp các nơi tụ hội về chợ trời” [15; 180].
Các tác giả “Địa chí Nam Định” (2003) khi nhắc đến hội chợ Viềng
Nam Định có kể ra “chợ Viềng Kim Thái hay còn gọi là chợ Phủ” [21; 676].
Có thể thấy, trong tâm thức dân gian, chợ Viềng có ý nghĩa như chợ củathần tiên trên trời nên gọi “Thiên Tiên Thị” hay “chợ trời” là điều hợp lý Bêncạnh đó, tên gọi chợ ở các làng quê Việt Nam thường gắn liền với địa danh nơihọp chợ nên nói “chợ Tiên Hương”, “chợ Phủ”, “chợ Viềng Phủ” hay “chợViềng Kim Thái” là điều dễ hiểu Dù có nhiều tên gọi như vậy nhưng “chợ
Trang 27Viềng” vẫn là tên gọi dân gian phổ biến của phiên chợ này Tuy nhiên, hiểu về
từ “Viềng” như thế nào đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam giải thích thì “chữ Nôm “Viềng” viết chữ Thiên ở trên, chữ Thượng ở dưới nên có nghĩa là chợ trên trời”
[11;114]
Các tác giả cuốn “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” lại cho rằng: “Tên gọi chợ Viềng theo chúng tôi có thể là việc đọc chệch âm Chềnh – Viềng Chiềng ở đây có nghĩa là Trình như câu “chiềng làng, chiềng chạ” Chợ Viềng là lễ trình đầu năm của con người trước trời đất” [7; 405].
Nhà nghiên cứu Hồ Đức Thọ trong cuốn “Lễ hội cổ truyền ở Nam
Định” lại cho: “Viềng là Viền, do sự đọc chệch từ Viền cũng như về, là về với cội nguồn, với sự cầu may” [17; 38] Hay theo ông Nguyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, “tên “chợ Viềng” không phải là tên gọi một địa danh cụ thể nào Đó chỉ là cách gọi chệch từ "về” hay “vầy” của dân gian, theo nghĩa cùng về tụ họp, chung vui đầu năm” [29]
Có người lại hiểu theo cách khác, “Viềng” có nghĩa là đỏ, là sự maymắn nên chợ Viềng còn được gọi là chợ cầu may
Ngoài ra cũng có giả thiết cho rằng “Viềng” là âm đọc chệch của từ
“vàng” (vàng mã – một mặt hàng đặc biệt tại chợ này) Người dân đi chợtrước khi mua sắm để cầu may thường mua vàng hương vào dâng ở các đền,phủ, chùa, lăng
Như vậy, xung quanh tên gọi chợ Viềng có nhiều cách gọi và cách giảithích khác nhau Mỗi cách đều có tính hợp lý riêng nên khó có thể đưa ra mộtkhái niệm chung, thống nhất và chính xác cho nó Tuy nhiên, nhân dân địaphương và du khách trong nước vẫn quen gọi phiên chợ này là chợ Phủ haychợ Viềng Phủ để nhấn mạnh yếu tố linh thiêng cũng như để phân biệt với cácchợ Viềng khác ở Nam Định
Trang 28Tiểu kết chương 1
Dù với tên huyện Bình Chương thời Hùng Vương hay Thiên Bản dướithời Lý, qua bao lần hợp nhất, chia tách để rồi với tên gọi Vụ Bản ngày nay,mảnh đất này vẫn được biết đến là vùng nông nghiệp trù phú của đồng bằngBắc Bộ, là nơi linh thiêng, giàu truyền thống văn hóa đồng thời cũng là nơisinh thành ra bao con người xuất sắc, làm rạng danh cho quê hương đất nước.Đây là những yếu tố quan trọng, làm cơ sở tiền đề cho sự hình thành chợViềng Phủ
Chợ Viềng có nguồn gốc từ rất xa xưa, tương truyền xuất hiện từ thời
Lý (thế kỷ XI, XII) gắn liền với tín ngưỡng thờ ông Khổng Lồ - ông tổ nghềđúc đồng Sang thế kỷ XVI, khi huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh phát triển,Phủ Dầy được xây dựng, chợ cũng phát triển theo và trở thành phiên chợViềng Phủ nổi tiếng sau này Về tên chợ, có nhiều cách gọi, cách hiểu, cáchgiải thích khác nhau song phổ biến và được nhiều người biết đến hơn cả là
“chợ Phủ” hay “chợ Viềng Phủ”
Trang 29Chương 2: HOẠT ĐỘNG TRONG CHỢ VIỀNG PHỦ
2.1 Thời gian, không gian tổ chức
2.1.1 Thời gian
Đất Thiên Bản xưa, Vụ Bản nay là một vùng quê nông nghiệp phồn thịnhcủa vùng đồng bằng sông Hồng với sản vật phong phú, dân cư đông đúc Mùaxuân đến, cảnh vật tươi tốt, khí trời ấm áp, lễ hội dân gian lại mở khắp các làng,chiêng trống ầm vang, người trẩy hội lũ lượt khắp các nẻo đường
Điều khá thú vị là từ lâu, người dân địa phương đã biến phiên chợViềng đầu xuân thành ngày hội lớn của cả vùng Để rồi trong tâm thức nhiềungười, đi chợ Viềng đầu năm là một tập tục truyền thống, một nét đẹp văn hóakhông bao giờ phai nhạt Chợ Viềng còn là nơi gửi gắm nỗi niềm với quêhương của những người con xa xứ:
“Nhắn ai đi ngược về xuôiNhớ ngày mồng tám về chơi chợ ViềngChợ Viềng năm có một phiên
Để cho trai gái tốn tiền trầu cau”
Sau một năm lao động vất vả, mùa xuân đến như mang lại sự hồi sinhcho đất trời, sức sống mới cho con người Người ta chuẩn bị đón tết với tất cả
sự háo hức và những niềm hi vọng Rồi tết nguyên đán qua đi, con người lạibước vào vòng quay mới của thiên nhiên, của một chu kỳ sản xuất ChợViềng đầu năm dường như là thời điểm bắt đầu cho chu trình ấy Năm nàocũng thế, qua mồng bảy hạ nêu, đến mồng tám, dân chúng ở nhiều vùng lại nônức đi trẩy hội chợ Viềng
Trước kia, chợ Viềng nằm trong ngày hội của làng Kẻ Dầy được tổchức từ mồng 6 đến mồng 9 tháng giêng, sau này làng Tiên Hương và VânCát vẫn tiếp tục Ngày mồng 6, các giáp trong từng làng rước thành hoàng vàcác vị phúc thần của làng, Mẫu Liễu về hội tụ tại đình Ông Khổng, tế lễ trong
ba ngày hội Sang ngày mồng 9, dân làng lại rước các vị thần về các đền phủ
Trải qua thời gian với nhiều sự thay đổi, hội làng với các nghi thứcrước các vị thần đến hội tế chung tại đình Ông Khổng không còn nữa, nhưng
Trang 30riêng chợ Viềng mồng 8 tháng giêng vẫn được duy trì Chợ Viềng có nhữngnét độc đáo mà hiếm chợ phiên nào ở Việt Nam có được - đó là chợ mỗi nămchỉ họp một lần và họp cả vào ban đêm.
Viềng Phủ ngày nay bắt đầu họp sớm hơn và kết thúc muộn hơn xưa.Theo truyền thống, chợ Viềng chính thức mở vào ngày mồng 8 tháng giênghàng năm nhưng nay chợ được tổ chức sang cả ngày mồng 7 Thậm chí chiềumồng 6, người ta đã bày hàng bán và lác đác có người đến chơi chợ muahàng Sáng mồng 7, du khách thập phương ùn ùn kéo về đây, mọi ngả đườngdẫn vào khu vực Phủ Dầy, chợ Viềng luôn đặc kín người và xe chen nhau.Song đông vui, tấp nập, nhộn nhịp nhất lại chính là đêm mồng 7, rạng sángngày mồng 8 Vì theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm thiêng liêng, làthời khắc giao hòa giữa âm dương, trời đất Lúc đó, mọi mong ước của conngười sẽ được các vị thần linh chứng giám, phù hộ Chính vì thế, vào thờikhắc giao thời quan trọng này có rất đông người đi chợ
Càng về đêm người dân đến chợ Viềng - Phủ Dầy cầu may mắn, cầubình an càng nhiều Chủ yếu những người đến phủ, đền là người trungtrung tuổi Nam thanh nữ tú đi chơi chợ, xem hoa cây cảnh mua lộc đầu nămcầu may mắn Đi chơi chợ Viềng xuân không chỉ có người dân Nam Định màkhắp các tỉnh Bắc Bộ, kể cả từ các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóahay miền Nam xa xôi cũng tề tựu về mua bán may rủi nơi phiên chợ độc đáo
này Nô nức nhất có lẽ là dân chúng vùng Thanh Hóa “Họ gọi là đi chợ “âm phủ”, mua hàng vào lúc nửa đêm rạng ngày mồng 8 ở chợ Viềng để mong
Mẫu và các vị thần linh phù trợ” [13; 61]
Thời điểm tổ chức chợ Viềng còn độc đáo ở chỗ đây là thời điểm trunggian giữa những ngày tết đã qua và ngày thường sắp đến Theo tập tục cổtruyền trước kia, người Việt cổ ăn tết nguyên đán từ khoảng 23 tháng chạpcho tới hết ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch Trong ngày mồng 7, cha ông talàm lễ hạ cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm
ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng Vì vậy, vào đêmmồng 7 sang ngày mồng 8, dường như người ta muốn du xuân ở chợ Viềng để
Trang 31tận hưởng nốt hương vị ngày tết sắp kết thúc đồng thời gửi gắm hi vọng, cầuchúc cho một năm mới nhiều may mắn, thành công
Chợ Viềng là nơi thỏa mãn được cả nhu cầu tinh thần và vật chất củacon người của nên dù có lời răn rằng “chớ đi mồng 7, chớ về mồng 3” nhưngriêng ngày mồng 7 tết, người ta vẫn nô nức kéo đến chợ Viềng Nam Định.Chợ Viềng năm có một phiên với những sắc thái văn hoá độc đáo, là “địa chỉ”
du xuân thú vị của nhân dân trấn Sơn Nam Hạ xưa, nay đã vang danh khắp cảnước, thu hút đông đảo khách thập phương về du xuân, chơi chợ Và mồng 7,mồng 8 tháng giêng hội chợ Viềng hàng năm đã trở thành ngày lịch quantrọng của nhiều người
2.1.2 Không gian
Tương truyền chợ Viềng Phủ gắn liền với tục thờ tổ nghề đúc đồng và
tín ngưỡng thờ Mẫu Thế nên “theo các cụ phụ lão, chợ Viềng trước đây chỉ diễn ra ở khoảng đất trống trước cửa đình Ông Khổng đến cửa Phủ Dầy Tiên Hương mà thôi” [13; 62] Nhưng từ đó đến nay, địa điểm họp chợ từ một
phạm vi không gian hẹp ban đầu đã được mở rộng ra rất nhiều
Đầu tiên là cùng với những hoạt động xây dựng, tu sửa Phủ Dầy, chợcũng phát triển theo, các hoạt động chợ len lỏi vào khắp các khu đền, phủ.Sang thế kỷ XX, sau những thế kỷ nằm trong lòng quần thể di tích Phủ Dầy,chợ Viềng đã có sự thay đổi lớn về không gian tổ chức để đáp ứng nhu cầuchơi chợ ngày xuân của người dân Năm 1975, quần thể di tích Phủ Dầy đượcnâng cấp và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Cũngtrong năm này, chợ Viềng Phủ trước đây chỉ họp trong khu vực hai thôn VânCát, Tiên Hương thì nay được mở rộng về phía bắc Phủ Dầy thuộc xóm Phố,
xã Trung Thành; cụ thể là ở sân vận động xã Trung Thành Nói về xã TrungThành thì đây là vị trí trung tâm của huyện Vụ Bản, thời phong kiến nhiềugiai đoạn phủ lỵ Nghĩa Hưng cũng như huyện lỵ Thiên Bản - Vụ Bản đóng ởđây Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, ủy ban nhân dân cáchmạng lâm thời huyện Vụ Bản vẫn lấy nơi đây làm huyện lỵ Huyện lỵ Vụ Bản
đặt ở đây cho tới đầu thập niên 90 của thế kỷ XX “Chạy qua đất Trung
Trang 32Thành có một con đường lớn là quốc lộ 12, nối Nam Định với Ý Yên, sang Ninh Bình lên Hòa Bình” [3; 14], đường 12 nay đã được nâng cấp thành quốc
lộ 38b Ngoài ra, dọc theo hướng bắc nam qua đất Trung Thành còn có đườngĐộc – đường trục giữa của huyện Từ Trung Thành có thể đi khắp các làng xãtrong huyện và tỉnh Nam Định, thậm chí sang tỉnh khác cũng khá thuận lợi.Nhờ vị trí đẹp như vậy nên chợ Viềng Phủ mở ở đây ngày càng thu hút đôngđảo du khách bốn phương về tụ hội
Tháng 4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 34 – HĐBT thànhlập thị trấn Gôi trên 485,5 ha diện tích tự nhiên của xã Tam Thanh Sau đó, đểthuận tiện tập trung lãnh đạo, huyện lỵ Vụ Bản được chuyển về thị trấn Gôi
Sở dĩ có sự dịch chuyển này vì so với Trung Thành thì Gôi có vị trí đắc địahơn, phục vụ tốt hơn sự phát triển của huyện Nơi đây có nhiều tuyến đườngquan trọng đi qua Đó là đường 10 nối liền Nam Định với Ninh Bình, đường
56 là con đường dịch mã xưa nay được nâng cấp thành quốc lộ 37b tạo nên sựgiao lưu thuận tiện với các vùng trong tỉnh và với tỉnh bạn Từ thị trấn Gôi rathành phố Nam Định và sang thành phố Ninh Bình đường đi cũng rất gần và
dễ dàng Vì vậy, đến những năm 1990 thì hoạt động của chợ Viềng được mởrộng ra phía Nam Phủ Dầy thuộc thị trấn Gôi Giống như ở Trung Thành, ởđây chợ cũng được tổ chức trên một bãi đất rộng là sân vận động thị trấn Gôi
Có một thời gian, Phủ Dầy phải đóng cửa vì có một số hiện tượng bịcho là mê tín dị đoan Nhưng do nhu cầu về đời sống tinh thần, tâm linh củanhân dân ngày càng cao nên sau khi chấn chỉnh lại tổ chức, ra các quy chế cụthể đối với lễ hội, đến năm 1994, Phủ Dầy được mở cửa trở lại và lễ hội PhủDầy cũng được khôi phục Cùng với đó, chợ Viềng Phủ cũng nhộn nhịp hơnhẳn vào mỗi dịp mồng 7, mồng 8 tháng giêng
Ngày nay, do lượng khách kéo về đông nên không gian chợ Viềngkhông chỉ giới hạn trong ba địa điểm trên mà còn tràn ra khắp các tuyếnđường dẫn vào chợ ở huyện Vụ Bản như đường 38b, đường 37b, đường 10.Ước tính riêng quãng đường từ xã Trung Thành qua Kim Thái đến thị trấn Gôi
Trang 33đã dài khoảng 7 km Dọc hai bên đường, người ta cũng bày la liệt đủ mọi loạihàng hóa, quang cảnh mua bán cũng đông vui tấp nập không kém gì trong chợ
Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, không gian tổ chức chợ Viềng Phủkhông ngừng được mở rộng và đều gắn với các vị trí trung tâm huyện Tuychỉ là chợ một phiên nhưng lại diễn ra trên ba địa điểm khác nhau với mộtquãng đường dài nhiều cây số thuộc địa phận hai xã và một thị trấn Đâychính là nét độc đáo không nơi đâu có được của chợ Viềng Vụ Bản
2.2 Các hoạt động chính trong chợ Viềng Phủ
2.2.1 Hoạt động trao đổi, mua bán
Xuất hiện từ xa xưa và được lưu truyền, gìn giữ cho đến ngày nay, chợViềng Phủ là một nét văn hóa của người dân Vụ Bản có sức hấp dẫn lạ kỳ, thu
hút du khách ở khắp mọi miền đất nước về tham dự “Theo dân gian, không
đi chợ Viềng trong lòng day dứt, đi mà không mua không bán gì thì cũng buồn bực không yên” [30] Nhưng điều thú vị mà chỉ ở phiên chợ này mới có
là việc mua bán không đặt nặng vấn đề lời lãi, người bán không nói thách màchỉ đưa ra mức giá hợp lý còn người mua cũng không mặc cả, cò kè bớt mộtthêm hai Tất cả đều chung tâm lý “mua may bán rủi”, “mua may bán đắt”,mong muốn bước sang một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt Thế nênkhông khí chợ luôn vui vẻ, thoải mãi, họ không chỉ trao cho nhau món hàng
mà còn gửi gắm cho nhau chút tình ngày xuân năm mới ấm áp lòng người
Đã từng có một thời ở chợ Viềng người ta phải cầm đèn dầu, đèn pinsoi vào mặt nhau, vào món đồ để tiện việc mua bán Ngày nay, đèn điện sángtrưng, không phải cầm đèn đi chợ nữa, nhưng ai cũng tin rằng nếu mua bánthì nhất định nên đợi qua 12 giờ, rạng sáng ngày mùng 8 hãy mua, vậy thìmong ước mới thực sự linh diệu
Sản phẩm tại chợ Viềng khá phong phú, đa dạng, hội tụ đủ mọi thứ từhàng hóa của địa phương đến sản vật của các vùng lân cận, nhìn qua có thểnói là một siêu thị lớn họp ngoài trời theo như cách nói của du khách nướcngoài Trong đó, nổi bật nhất là chợ Viềng họp ở xã Trung Thành, tiếp đó làchợ Viềng thị trấn Gôi với nhiều mặt hàng: nông cụ, đồ cổ, cây cảnh, cây
Trang 34giống, thịt bò thui… Chợ Viềng họp xung quanh Phủ Dầy hàng hóa khôngphong phú bằng hai nơi trên nhưng ở đây có một mặt hàng mà không phải ởchợ nào cũng có là đồ tế lễ như: phẩm oản, gói bánh, cơi trầu, thẻ hương,vàng mã hay các loại quần áo, trang phục dùng cho việc hành lễ của con côngđối với Mẫu Còn trên khắp mọi con đường dẫn vào chợ lại có những quánthịt bò, phở bò hay cây cảnh san sát nhau Tuy nhiên, điểm độc đáo là các sảnphẩm này không được đặt trong các ki ốt hay nhà xây kiên cố mà bày bán ởcác gian hàng nhỏ đơn xơ, các lều quán dựng tạm hoặc ngay khoảng đất trốnggiữa chợ và dọc theo hai bên đường một cách tự do Một tấm áo mưa haychiếu, bạt trải ra, bày lên đó đủ mọi thứ từ nhỏ bé, giản dị đến tinh xảo, có giátrị cũng làm nên nét duyên phiên chợ Viềng xuân Thật đúng kiểu chợ phiêncủa làng quê Bắc Bộ xưa.
Do chợ Viềng ra đời gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệptrồng lúa nước nên về cơ bản, các mặt hàng ở đây đều là sản phẩm của nềnnông nghiệp hay tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp Có thể nói,
“đây thực sự là một hội chợ phong phú của một miền quê nông nghiệp giàu sản vật, một loại hội chợ “đấu xảo” sinh động ngoài trời trưng bày, giới thiệu, trao đổi những sản phẩm nông nghiệp do bàn tay nông dân làm ra, cũng như những sản phẩm thủ công tinh xảo, từ đồ dùng sinh hoạt đến công
cụ lao động bằng đồng bằng sắt, từ đồ tế lễ thờ tự đến đồ trang trí, trang sức,
Trang 35hàng bán sản phẩm đồng thau lúc nào cũng tấp nập khách khứa Cạnh đó làdãy hàng nông cụ sản xuất được nhiều người lựa chọn, đầy ắp cào, cuốc, liềm,dao, kéo của làng rèn Bảo Ngũ (Quang Trung) xen lẫn lưỡi cày Tống Xá nổitiếng sắc bền, gần đây lại thêm các đồ gia dụng bằng sắt, tôn, nhôm sáng cảmột góc chợ Người mua bán hầu như không có mặc cả hay nặng lời vớinhau Ai nấy đều hồ hởi, tươi cười.
Một gian hàng không thể thiếu được trong chợ Viềng là các dãy đồmộc, đồ mây tre đủ loại của các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng
trong vùng “Đồ mộc La Xuyên (Ý Yên) từ ỷ ngai, mâm bồng, cây nến, đồ thờ
tự đến giường tủ, bàn ghế đủ kiểu Đồ sơn mài ngai, ỷ, khám thờ, tứ bình cho đến cơi trầu, giỏ ấm… của làng Hổ Sơn, Cát Đằng, đồ mây tre đan Vĩnh Hào bày la liệt Đồ tre Từ Vinh (Ý Yên) với đủ loại sạp, giường, chõng, bàn ghế vừa đẹp, vừa chắc lại vừa rẻ tiền bày bên cạnh hàng lồng bàn, đòn gánh Thanh Hoá, rổ giá nong nia làng Hồ Sen chiếm gần góc chợ” [13; 62] Các
sản phẩm này đến với người tiêu dùng không chỉ đơn thuần chỉ là hàng hóa,
mà còn chứa đựng niềm tin, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng
Mua bán đồ cổ, đồ cũ là một trong những hoạt động đặc sắc của chợViềng Người ta mang ra chợ hàng nông cụ cũ như cuốc, xẻng, cày, bừa, đòngánh…và các đồ gia dụng cũ như những bộ tế khí, những chiếc lư hươngbằng đồng, những chiếc phích nhãn hiệu Rạng Đông, chiếc đèn dầu Hoa Kỳ
cổ kính, thậm chí cả chổi cùn rế rách, dao cùn, nồi xoong cũ, chén đĩa đã sứtmẻ, Điều này xuất phát từ tục đầu năm tống cựu nghinh tân, các đồ dùng cũtrong gia đình đều được đem bán với giá rẻ, cốt để lấy may đầu năm Cònngười mua thì lại cho rằng mua những món đồ này sẽ nhận được may mắn từ
người chủ cũ “Các cụ kể, những phiên chợ xưa, người ta còn mang cả đồ thờ, hoành phi, câu đối, đồ cổ đến chợ để bầy, để giao lưu bình phẩm, hỏi mua chưa chắc đã bán, xong chợ dọn về hẹn đến năm sau” [31] Giờ thì khác,
đồ cổ, đồ cũ đang trở nên thưa thớt và hiếm hoi dần Thay vào đó là một mặthàng mới – đồ giả cổ được nhiều nơi đưa tới
Trang 36Một mặt hàng luôn chiếm diện tích lớn nhất và tấp nập du khách nhấttại chợ Viềng Phủ là các loại cây cảnh, cây giống Đến chơi chợ, ai cũngmuốn tìm mua được ít nhất một cây về làm kỷ niệm và cũng bao hàm ý nghĩacầu may cho năm mới Có hàng trăm loại cây được tập kết từ khắp mọi nơi vềđây như hoa hồng, trà, cúc, tùng, bách, phong lan, linh tiêu, thuỷ tiên, hảiđường, lộc vừng hay đơn giản chỉ là một gốc chanh đang ra hoa, ra quả, mộtcành lộc xanh tươi Gần đây chợ còn bán cây giống lấy gỗ như bạch đàn, philao, xà cừ, cây giống ăn quả như vải thiều Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, táoThiện Phiến Giá loại cây may mắn này ở đây khá đa dạng từ vài chục nghìn,vài trăm nghìn, nhưng cũng có thể lên tới hàng triệu đồng, hàng chục triệuđồng và thường đắt hơn ngày thường Bình thường một chậu xương rồng hayhoa đá chỉ khoảng 7.000 đồng nhưng ở chợ Viềng phải 15.000 đồng Nhưngtâm lý đi chợ cầu may nên đa số chỉ cố chọn cho mình một thứ gì đó phù hợpchứ không màng đắt rẻ Người khá giả, nhà cửa rộng rãi thì cây già, cây thếtiền triệu tiền trăm; ít thì mua vài cây hoa, cây giống xanh lộc biếc hoa Ngườithành phố chọn mua cây hoa, cây thế, người ở các miền quê thỏa thê tìm kiếmcác giống cây đặc sản Khách phương xa đến có thể dạo thăm khu vực báncây cảnh và mua cho mình một cây nhỏ, giá cả vừa phải, chủ yếu lấy lộctrong năm mới Một người đàn ông trung niên ở Quỳnh Phụ, Thái Bình đã đi
chợ Viềng từ nhiều năm nay chia sẻ: “Năm nào hai vợ chồng cũng đi chợ Viềng để mua may mắn về nhà Xuất phát từ nhà là 7h tối, đến nơi vừa kịp nửa đêm, đi chợ chúng tôi chỉ định mua một cây sung nhỏ, với mong muốn gia đình sung túc cả năm” [32].
Nằm rải rác quanh chợ còn có một số gian hàng bán đồ tạp hóa, đồ lưuniệm, đồ chơi trẻ em làm cho chợ sinh động, rực rỡ hẳn lên Thanh niên nam
nữ và nhất là trẻ nhỏ quây quần bên các quầy bán đồ trang sức vòng cổ, vòngtay bằng bạc, các chuỗi hạt thuỷ tinh, hoa tai, nụ gấm, xà tích, ống vôi…Nhiều cháu thích sà vào các hàng bán các giỏ đan nan xanh đỏ để bỏ hoa quả,những chiếc cũi lợn đan bằng nan trong đó nhốt chú lợn bằng bột bánh nướngvàng ươm rồi đòi bà, đòi mẹ mua cho bằng được Lại còn hàng bày la liệt
Trang 37dưới đất là các con tò he bằng đất ngậm kèn, đưa lên miệng thôi “toe toe”, rồiđến tượng ông phỗng, lợn đất sau lưng có rạch khía để bỏ tiền tiết kiệm, trông rấtthích mắt Cháu nào được bà, được mẹ mua cho cũng đều vui mừng, hớn hở.
Du khách chơi chợ cũng có thể lựa chọn những món đồ đơn giản hơnnhưng vẫn đầy ắp ý nghĩa cầu may đầu năm như gói muối chỉ vài nghìn đồngtheo tục lệ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” hay gói gạo nhỏ mangtheo ước muốn cả năm no đủ, sung túc hoặc vài đồng tiền xu may mắn về đểbàn thờ
Bên cạnh đó, ngày xuân trẩy hội chợ Viềng người ta đều không quêndừng chân bên những gian hàng ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc Đặcbiệt, chợ Viềng năm có một phiên nhưng không ai quên rằng ở đây có món bêthui nổi tiếng Chính vì là một đặc sản khó quên của chợ Viềng nên mỗi nămdịp này ước khoảng gần một nghìn con bò được hóa kiếp làm vật tế cho trời,ban phát cho du khách thập phương Để chuẩn bị cho chợ Viềng, người bán
bê thui phải mua bê từ hàng tháng trước, đến phiên chợ mới mổ thịt Dolượng tiêu thụ lớn, nguồn cung ở địa phương không đủ, người ta phải lên cáctỉnh miền núi hoặc sang Lào để mua bê
Tuy nhiên để có miếng thịt bê ngon không phải là điều dễ, đòi hỏingười làm phải hết sức công phu, tỷ mỉ và cẩn thận Theo người dân địaphương cho biết bê ngon nhất là bê đực, trọng lượng khoảng dưới 1 tạ và phảithui bằng rơm nếp, thân dài vàng óng Rơm cháy được quạt nhẹ và đều saocho lửa cháy áp vào thân con dê, không quá gần mà cũng không được quá xa.Nếu sau khi cạo rửa lớp tro bên ngoài da thấy xuất hiện một màu vàng ruộm,thịt bên trong tươi hồng thì coi như công việc thui bê đã đạt yêu cầu về mặtthẩm mỹ và chất lượng Thịt bê khi xả ra sẽ có mùi thơm của rơm, của lửa,
vừa mềm vừa ngọt Người sành ăn đã đúc kết thành kinh nghiệm: “Ngon nhất
là miếng thăn trong, thứ đến thăn lưng rồi mới đến thịt mông, thịt bắp, miếng quế, miếng nạm…”.
Du xuân chợ Viềng, mấy ai cưỡng lại được sức hấp dẫn của món bêthui bằng rơm nếp, thịt mềm, ngọt, bì vàng suộm được treo tại các quầy bán
Trang 38phở, bán bún, được bày bán la liệt trên các sạp, các bàn, thậm chí cả nong niatrên đường vào chợ Ai cũng mua về ít nhất vài lạng thịt bò, thịt bê những
mong sung túc, no đủ trong một năm “Các cụ già lâu ngày gặp nhau, cũng như khách hàng tỉnh quần áo sang trọng đều kéo vào quán nhắm tái bê chấm tương gừng vừa thơm vừa ngọt, đưa cay với rượi làng Hầu nổi tiếng của đất
Vụ Bản Mọi người chuyện trò râm ran, khi ra về không quên mua thêm một miếng thịt bê thui treo lủng lẳng trên đòn gánh sứ Thanh cong cong bền dẻo, đem về làm quà cho cả nhà” [13; 62] Mặc dù có rất đông người mua nhưng
giá cả mặt hàng này lại rất phải chăng, chỉ nhỉnh hơn ngày thường một chút,giá một kg thịt bò dao động từ 260.000 – 290.000 đồng
Sở dĩ thịt bò thui ở chợ Viềng Phủ cuốn hút du khách như vậy vì theoquan niệm của người xưa, thịt bò có màu đỏ, đồng nghĩa với sự may mắn và
những điều tốt đẹp Các cụ còn nói rằng “Thịt bê non ăn ngon và bổ như thịt hươu Mà hươu là “lộc” nên ăn thịt bê non chính là hưởng lộc trời ban phát”
[12; 114] Hơn nữa, bò là con vật to khoẻ, dai sức, tượng trưng cho kinh tếtrong gia đình Đầu năm thưởng thức món thịt bê thui là gửi gắm vào đómong ước được khỏe mạnh, an khang Thịt bò còn đi vào tâm thức dân gian là
lễ vật không thể thiếu để cúng Mẫu trong đại lễ tháng 3, được ăn như đượchưởng lộc Mẫu Văn bia “Tiên Hương phủ từ tự điền bi ký” viết năm Khải
Định thứ 10 (1925) có ghi: “Ngày 3 tháng 3, chính tế dùng bò một con, xôi hai mâm, cau một buồng, rượu 2 vò” [15; 173] Hay bia “Vân Cát phủ từ tự điền bi ký” viết cùng năm cũng có ghi: “Ngày 4 chính tế, lễ dùng một con bò giá tiền 36 đồng, xôi hai mâm, mỗi mâm 10 đấu gạo, cau một buồng to, rượu hai vò” [15; 185] Do đó, thịt bê, bò là món ăn may mắn đầu xuân của du
khách chơi chợ Viềng
Từ nguyên liệu chính là thịt bò, người ta có thể chế biến thành nhiềumón ăn ngon như: phở bò, tái bò hay bò xào cần tây Đi chợ Viềng mà khôngthưởng thức hương vị thơm ngon, nóng hổi của các món ăn kể trên thì chưacảm nhận hết hương vị chợ Viềng Nhất là phở bò từ lâu đã trở thành nét độcđáo trong ẩm thực của người dân Nam Định Mỗi năm đến phiên chợ có tới
Trang 39hàng trăm quán phở mọc ra Khách chơi chợ tới trưa đã thấm mệt thườngcùng nhau thưởng thức bát phở tái, nước dùng nóng hổi, vắt một lát chanh, cắt
ít rau mùi, vài lát ớt, bỏ thêm mấy miếng hành sống vừa ăn vừa thổi thì khôngcòn gì thú vị bằng Dân gian có câu:
“Tái chín mỡ gầu hơn cả cỗ bàn ngày tết
Tiêu hành dấm tỏi kém gì hương vị ngày xuân”
“Một sản vật quý nữa của chợ Viềng là “mía đường trèo”, thân cây cao bụ bẫm, vỏ vàng xanh, dóng thưa, vỏ không cứng quá mà lại ngọt mát và thơm” [13; 62], thường mang ở mạn Thanh Hóa, Ninh Bình ra Ði chợ dù
“dập dìu tài tử giai nhân”, thì phần đông ai cũng đều có trong tay cây mía.Khách trẩy hội thường mua để chống khi lên thăm viếng các đền phủ trên núicao dốc cho đỡ mệt và khi khát thì ăn mía Có lẽ vì vậy mà có tên gọi “míađường trèo”, có người gọi vui là “mía phường chèo” Ra về ai cũng mua vàicây “mía đường trèo” về làm quà Ngày nay, loại mía này không còn nữa,người ta thay bằng mía tím, mía đỏ nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa như “míađường trèo”
Du khách trẩy hội chợ Viềng khi đã thấm mệt cũng có thể lựa chọncho mình chút quà quê nhỏ để lót dạ là bánh dầy Gôi, xôi nén làng Báng haybánh nhãn được bày bán khắp nơi Trước kia ở Gôi có tục làm bánh dầykhông đâu có Bánh làm bằng bột nếp thơm, dẻo, ăn với giò Bánh việc làng
có chiếc nặng tới 50 kg, nhà nào sinh con trai phải làm ba tấm là 150 kg đểmang ra đình dự lễ Tất nhiên bánh dầy bán cho khách ăn ở chợ Viềng chỉ nhỏnhư chiếc chén Tống ghép lại, giữa có một lát giò lụa thái mỏng, ăn xonguống bát nước chè xanh thì đúng là một bữa ngon giữa chợ
Như vậy, với hệ thống các sản phẩm, hàng hóa phong phú đầy đủ cácchủng loại từ hoa, cây cảnh, đồ dùng gia đình, cũ có mới có, cổ có, giả cổcũng có rồi đồ ăn thức uống đa dạng, chợ Viềng đã đem lại một bầu khôngkhí hết sức sôi động và vui tươi cho những ngày đầu năm mới Những nămgần đây, chợ Viềng bắt đầu có tính thương mại hóa, người bán nói thách vàngười mua trả giá song việc mua bán vẫn diễn ra nhanh chóng, người đi chợ
Trang 40vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ Vì vậy, cứ đến mồng 7, mồng 8 tháng giêng,dưới thời tiết se se lạnh, lắc rắc mưa xuân của miền bắc, dân chúng khắp mọinơi lại đổ về chợ Viềng mua may, bán rủi
2.2.2 Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Chợ Viềng Phủ ngay từ tên gọi của nó đã cho thấy mối liên hệ đặc biệtvới quần thể di tích Phủ Dầy, nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, nữ thần duy nhất trong
tứ bất tử của điện thần Việt Nam Do đó, khách hành hương tới chợ khôngnhững có cơ hội mua bán đủ mọi sản vật cầu may mà còn được thỏa mãn ýnguyện tâm linh tại khu thờ tự thiêng liêng Phủ Dầy
Phủ Dầy có tên cổ là Kẻ Dầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phongcông chúa thì gọi là Phủ Vùng đất Kẻ Dầy có lịch sử lâu đời nên trước khixuất hiện tục thờ Mẫu Liễu Hạnh, ở đây đã có hệ thống đền chùa theo tínngưỡng truyền thống thờ các vị nhiên thần, phúc thần, thờ Phật hay thờ ông tổnghề đúc đồng
Đến thế kỷ XVI, tục thờ Mẫu ở làng Kẻ Dầy phát triển, đi liền với nó làcác đền, phủ thờ Mẫu, các nhân vật trong đạo Tam phủ hay Tứ phủ xuất hiệnngày càng nhiều, trong đó có cả các di tích có tính chất từ đường dòng họ Mẫu.Mẫu còn được đưa vào các di tích ra đời từ trước đó để phối thờ chung Do đó,chúng ta thấy tín ngưỡng thờ Mẫu đậm đặc trong các di tích ở Phủ Dầy, khôngtách bạch giữa việc thờ Mẫu với việc thờ Phật và các vị thần khác
Hiện nay, quần thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20 đền, chùa, phủ, lăngnằm chủ yếu trên hai thôn Vân Cát và Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện VụBản Trong cuốn “Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh”, tác giả Bùi VănTam đã phân loại các di tích theo nội dung thờ thần ở trong từng di tích:
Nhóm thứ nhất là những di tích liên quan trực tiếp tới việc thờ phụngMẫu Liễu Hạnh gồm phủ Tiên Hương (còn gọi là Phủ Chính), phủ Vân Cát(còn gọi là Phủ Vân), lăng Mẫu Liễu và Nguyệt du cung (tức phủ Bóng hayđền cây đa Bóng)
Nhóm thứ hai gồm các đền đài thờ tổ tiên sinh ra Mẫu: Khải Thánh từ ởthôn Tiên Hương, Khải Thánh đài ở thôn Vân Cát