II. Đánh giá, phân tích thực trạng thanh toán tại website của công ty cổ phần bảo
3.2.1. Cải thiện hạ tầng
Thiết kế quy trình đặt mua hàng đơn giản, tiện lợi: Tiện lợi đối với khách hàng là một
trong những mục đích quan trọng nhất trong quá trình thiết kế module checkout trên trang. Trong quy trình đặt hàng của khách hàng trên website, www.gic.com.vn nên đưa thêm các lựa chọn về phương thức vận chuyển hàng hóa của đơn hàng với mức giá cố định, cụ thể, rành mạch, rõ ràng cũng như làm cho khách hàng cảm thấy không mất thời gian khi chọn lựa phương thức thanh toán trực tuyến.
Quá dài hay quá phức tạp là những nguyên nhân đầu tiên khách hàng từ bỏ giỏ mua hàng trong tiến trình checkout. Giảm tối đa lượng thông tin yêu cầu từ phía khách hàng, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc quyết định mua hàng của khách hàng là những yếu tố quan trọng cần chú ý. Website cũng nên có bảng chỉ dẫn hoặc hình vẽ hướng dẫn khách hàng lựa chọn và thực hiện thanh toán online.
Hoàn thiện hệ thống bảo mật thanh toán trên website. Đây cũng là một vấn đề vô cùng
quan trọng khi mua sắm qua mạng. Mặc dù tại Việt Nam chưa phổ biến nhiều hacker tấn công vào các lỗ hổng của website, tuy nhiên càng ngày các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng và các website bị tấn công chủ yếu là các website hoạt động kinh doanh trực tuyến, ngân hàng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính,… Nguyên nhân được đưa ra là sự yếu kém trong quản trị website, không thường xuyên kiểm tra lỗ hổng, ít quan tâm đến cảnh báo an ninh của các cơ quan,… Để tạo niềm tin nơi khách hàng
42
trong cả giao dịch nói chung và khâu thanh toán nói riêng, GIC cần xây dựng hệ thống bảo mật nhất có thể. Cụ thể:
Đầu tư vào hệ thống bảo mật. Cần đảm bảo và nâng cấp hạ tầng mạng để triển khai các nhiệm vụ mới nói chung và bảo mật nói riêng.
Tăng cường yêu cầu bảo mật cho các ứng dụng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các lỗ hổng trên hệ thống. Ngoài ra nên xây dựng các biểu mẫu đánh giá rủi ro.
Đào tạo nhân lực: Nên tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ, nâng cao nhận thức về bảo mật cho nhân viên. Tìm hiểu về các quy trình, tiêu chuẩn bảo mật như ISO 27000, 27001, …
Thay đổi về chính sách bảo mật thông tin cá nhân: nên được thay đổi cho phù hợp tùy theo yêu cầu của công việc hoặc thay đổi của luật pháp.
3.2.2. Chú trọng đầu tƣ nguồn nhân lực R&D
Việc đầu tư nguồn nhân lực cũng là một nhân tố quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động TTTT trên website www.gic.com.vn, và nó cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Dựa trên những nghiên cứu cụ thể mang tính xác thực, phục vụ cho chính nhu cầu phát triển của website, những hướng đi mới, hướng phát triển mới, chiến lược mới sẽ liên tục được triển khai giúp website có thể hoạt động tốt hơn, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, giúp tăng doanh thu toàn công ty.
Những nhân sự này không những cần phải có kiến thức về CNTT mà còn cần phải có khả năng tiếp cận, sử dụng những phần mềm, khai thác thông tin trên Internet tốt và phải có những hiểu biết nhất định về kinh doanh thương mại, TMĐT, có tính sáng tạo cao, năng động, linh hoạt. Nguồn nhân lực này sẽ chịu trách nhiệm điều tra nhu cầu khách hàng, tìm kiếm, lên ý tưởng phát triển cho website. Đây sẽ là lực lượng quan trọng góp phần vào sự thành công của công ty.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Hiện nay, các giao dịch điện tử ở Việt Nam đã được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Bằng chứng là đã có rất nhiều các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung về TMĐT ra đời như Luật giao dịch điện tử, luật CNTT, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các thông tư hướng dẫn nghị định TMĐT về cung cấp
43
thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, ... Tuy nhiên quá trình xây dựng và ban hành các văn bản này còn chậm, không có tầm nhìn xa, luật thường đuổi theo sau theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” gây nên khó khăn cho việc thực thi và quản lý. Vấn đề thu phí nội mạng trong các giao dịch thẻ ngân hàng thời gian gần đây cũng đang gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội, gây cản trở cho TTĐT nói chung và TTTT nói riêng. Kiến nghị với nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp, đồng thời nghiên cứu lại biểu phí thẻ ngân hàng bởi đây là phương thức TTTT đang được sử dụng rất phổ biến tại nước ta.
Ngoài ra cần nghiên cứu và tiến tới ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan quyền sở hữu trí tuệ, chế tài sử phạt và nhiều khía cạnh đa dạng khác. Đồng thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư vào lĩnh vực CNTT đặc biệt là công nghệ phần mềm sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển của TMĐT nói chung và TTTT nói riêng.
3.3.2. Tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với TMĐT, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong hoạt động TTTT
Trong những năm qua, nước ta đã và đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của nền kinh tế song quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TMĐT lại chưa đem lại hiệu quả, còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý mà trực tiếp là Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ, ban, ngành và hiệp hội có liên quan, thống nhất từ trung ương tới địa phương, thay đổi cơ chế làm việc, nâng cao chất lượng quản lý, giúp cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước cũng như doanh nghiệp được tốt hơn.
TMĐT mang lại nhiều lợi ích to lớn song nó lại tồn tại rất nhiều khó khăn, rào cản khi triển khai tại Việt Nam. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không hề dễ dàng để tham gia vào ngay vào TMĐT, vì vậy, Nhà nước ần có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ để doanh nghiệp có những nền tảng cơ bản nhất triển khai TMĐT, phát huy tốt hơn nữa vai trò của hiệp hội TMĐT Việt Nam, tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam phát triển ngày càng vững, mạnh.
44
Đối với các vấn đề vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hay việc phải đối mặt với các tranh chấp thương mại, tranh chấp trong TTTT, cơ quan quản lý cần nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết tranh chấp. Ngày nay, các tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan đến môi trường mạng có độ phức tạp ngày càng cao. Bên cạnh hành lang pháp lý yếu thì năng lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền cũng có nhiều hạn chế. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là cần thiết phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT, TTTT.
Tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế về TMĐT, CNTT và TTTT, tạo điều kiện cho DN trong nước có cơ hội giao lưu, hợp tác với các DN nước ngoài.
3.3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy TMĐT
Hiện nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về TMĐT đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm thúc đẩy. Chính bản thân các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới vấn đề này. Theo báo cáo chỉ số TMĐT 2012, hơn một nửa số doanh nghiệp được điều tra đã quan tâm tới hoạt động bồi dưỡng kiến thức về CNTT và TMĐT cho nhân viên thông qua việc cử nhân viên tham dự các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng tại chỗ. Tuy nhiên, có tới 31% doanh nghiệp không tiến hành bất cứ hình thức bồi dưỡng nào. Với xu thế phát triển như hiện nay, việc đẩy đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo về TMĐT là cần thiết trong đó đào tạo chính quy cần được chú trọng hơn cả. Trường Đại học Thương mại và đại học Kinh tế quốc dân là hai trong số ít trường trong cả nước thành lập khoa TMĐT chịu trách nhiệm đào tạo ra những cử nhân quản trị TMĐT một cách bài bản, có định hướng, còn các trường khác chỉ đào tạo TMĐT dưới dạng một học phần. Trong thời gian tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu, cũng như đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu. Các trường đào tạo cũng cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ.
45
3.4. Một số hƣớng phát triển của đề tài
Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, tác gải chỉ tập trung vào nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chức năng thanh toán tại website của công ty cổ
phần bảo hiểm Toàn Cầu”. Tuy nhiên, trong hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng luôn tồn tại nhiều vấn đề và các vấn đề này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tới sự phát triển chung của công ty. Vì vậy, nếu chỉ nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả chức năng thanh toán tại website của công ty mà tách rời những vấn đề khác thì khả năng áp dụng những đề xuất của khóa luận vào thực tế của doanh nghiệp là không cao. Vì lẽ đó, tác giả xin đề xuất một số vấn đề quan trọng cần nghiên cứu, giải quyết tiếp theo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả chức năng thanh toán tại website www.gic.com.vn của công ty:
Liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ TTTT, giảm thiểu tối đa các giao dịch bị lỗi, giảm chi phí triển khai dịch vụ cho phù hợp.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Hoàn thiện khung pháp lý, đồng bộ hạ tầng công nghệ.
Xây dựng các chiến lược xúc tiến, quảng cáo nhằm quảng bá cho website, phổ biến kiến thức TTTT đến người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh khác nhau.
46
KẾT LUẬN
Với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin và viễn thông như hiện nay, việc ứng dụng CNTT và viễn thông vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc. Thanh toán trực tuyến dần khắc phục những vướng mắc đang gặp phải, đưa TMĐT phát triển ngày một mạnh mẽ hơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững, hiệu quả.
Trong quá trình tìm hiểu công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu và làm khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã có điều kiện để nghiên cứu thực tế các hoạt động của chức năng thanh toán trực tuyến của công ty thông qua trang web www.gic.com.vn và đã giải quyết được những mục tiêu đặt ra. Đó là:
Trình bày cơ sở lý thuyết về thanh toán trực tuyến và các phương thức thanh toán trực tuyến hiện nay.
Trình bày thực trạng về vấn đề thanh toán trực tuyến của công ty hiện nay thông qua các câu hỏi phỏng vấn và phiếu điều tra.
Đưa ra một số giải pháp về thanh toán trực tuyến cho công ty. Một số đề xuất và kiến nghị.
Tác giả hy vọng rằng những nghiên cứu và đề xuất của mình sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển dịch vụ TTTT trên website www.gic.com.vn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của website, hiệu quả hoạt động của công ty.
Mặc dù đã hoàn thành mục tiêu đề ra nhưng với kinh nghiệm ít ỏi và khả năng hạn chế của một sinh viên khóa luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, một lần nữa, tác giả mong nhận được sự phản hồi từ phía thầy cô giáo, và các cá nhân tổ chức có liên quan để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ môn Nguyên lý TMĐT (2012), Bài giảng Thanh toán trong Thương mại Điện tử,
Trường Đại học Thương mại.
[2] Trần Ngọc Thái (2005), Giáo trình Thương mại điện tử.
[3] A.Koponen (2009), E – commerce, Electronic Payments, Helsinki University of Technology, Telecommunications Software and Multimedia Laboratory.
[4] Caroline Paunov and Graham Vickery (2006), Online payment systems for e-
commerce, The Organization for Economic Co-operation and Development (OECD)
Secretariat.
Một số website:
[5] Website của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu: www.gic.com.vn. [6] Website: www.nganluong.vn, www.baokim.vn,...
[7] Ủy ban điều hành TMĐT Châu Âu (http://www.ecommerce-europe.eu/)
[8] Các website trên thị trường Việt Nam hoạt động theo mô hình sàn giao dịch điện tử như www.vatgia.com, www.chodientu.vn, www.rongbay.com,…
viii
CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
Lưu ý:
1) Em cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của công ty và chỉ dùng thông tin cung cấp tại phiếu điều tra này cho mục đích khảo sát tổng hợp về hiện trạng của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu.
2) Với những câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng
cách đánh dấu vào ô
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty:...
2. Địa chỉ: ...
3. Điện thoại: ... Fax: ...
4. Địa chỉ Website: ... Email: ...
5. Năm thành lập công ty: ...
6. Loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu: (chỉ đánh dấu 1 ô)
Cổ phần
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Đầu tư nước ngoài
Trách nhiệm hữu hạn
Công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân Nhà nước
Khác (Xin nêu rõ)
7. Số lượng nhân viên
Dưới 30 người Từ 100 – 300 người
Từ 30 – 100 người Trên 300 người
ix
II. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT, HTTT TRONG DOANH NGHIỆP
1. Số máy chủ: (chiếc)
2. Tổng số máy tính trong đơn vị: (chiếc).
3. Kết nối mạng nội bộ: Có Không
4. Kết nối Internet: Có Không
5. Công ty đã sử dụng phần mềm có bản quyền nào?
Hệ điều hành Windows Hệ điều hành khác
Phần mềm Văn phòng MS Office Phần mềm văn phòng khác Phần mềm tài chính kế toán Phần mềm quản lý nhân sự
Phần mềm quản lý công văn, giấy tờ Phần mềm quản lý khách hàng, ERP
Phần mềm khác (ghi rõ)………
6. Dư liê ̣u của đơn vị
Lưu trữ tâ ̣p trung Lưu trữ phân tán Cả hai
7. Dữ liê ̣u được tổ chức
Trong cơ sở dữ liê ̣u Tập tin riêng rẽ Cả hai
8. Mục đích sử dụng mạng
Dùng chung dữ liệu Dùng chung chương trình Dùng chung thiết bị Tìm kiếm tài liệu
Sử du ̣ng di ̣ch vu ̣ (email…) Khác
9. Đơn vi ̣ thường hay gặp sự cố nào về an toàn bảo mật thông tin
Thông tin bị thất la ̣c Hệ thống gă ̣p sự cố Hệ thống bi ̣ tấn công
x
10.Sự đồng bộ trong hoạt động của HT ứng dụng của đơn vị với HTTT doanh nghiệp
Đồng bộ Không đồng bộ Ý kiến khác ……… 11.Phần mềm chuyên dùng: Phần mềm: ... Tên phần mềm: ... 12.Có sử dụng website: Có Không
Nếu có: Nội dung Website của DN:
Giới thiệu doanh nghiệp Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng Hỗ trợ khách hàng qua mạng
Trao đổi, hỏi đáp, góp ý Tìm kiếm trong Website
Chính sách bảo vệ bí mật thông tin cá nhân Khác (Liệt kê chi tiết):………
13.Tần suất cập nhật Website:
Hàng ngày Hàng tuần
Hàng tháng