1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ vụ bản (nam định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010 luận văn tốt nghiệp đại học

91 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 17,02 MB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử ----------***--------- nguyễn thị hơng Khóa luận tốt nghiệp đại học Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hơng từ 1986 đến 2010 Chuyên ngành: lịch sử đảng Vinh 2011 1 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện công trình nghiên cứu này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, tiến sĩ Trần Văn Thức- người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình chỉ dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa lịch sử trường đại học Vinh đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban tuyên giáo huyện ủy Vụ Bản, các cán bộ đã và đang công tác tại cơ quan huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phòng lưu trữ huyện Vụ Bản đã giúp đỡ tôi rất nhiều về công tác liệu. Đây là một công trình nghiên cứu đầu tay, điều kiện liệu và khả năng của tôi còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và các bạn đọc để công trình của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 05 năm 2011 Tác giả: Nguyễn Thị Hương 2 BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT 1. Ban chấp hành BCH 2. Ban chấp hành trung ương BCHTW 4. Hợp tác xã HTX 5. Hội đồng nhân dân HĐND 6. Nhà xuất bản NXB 7. Ủy ban nhân dân UBND 8. Xã hội chủ nghĩa XHCN 3 MỤC LỤC A. Mở đầu .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4 5. Đóng góp của khóa luận. 5 6. Bố cục của khóa luận. .5 B. Nội dung 6 Chương 1: Khái quát về huyện Vụ Bản trước thời kỳ đổi mới (trước 1986) 6 1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, lịch sử, con người và truyền thống. 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.1.2. Lịch sử tên gọi và sự phân chia địa giới. 7 1.1.3. Con người và truyền thống . 8 1.2. Vài nét về tình hình kinh tế- xã hội Vụ Bản trước đổi mới (trước 1986) .13 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và những kết quả bước đầu trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Vụ Bản. .13 1.2.2. Sự cần thiết phải tiến hành đổi mới. .21 Chương 2: Đảng bộ Vụ Bản lãnh đạo nhân dân bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986- 1995). .24 2.1. Đảng bộ Vụ Bản bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986- 1990) 24 2.1.1.Quan điểm đổi mới của Đảng và chủ trương, đường lối của Đảng bộ Vụ Bản .24 2.1.2. Những kết quả bước đầu. .27 2.1.2.1. Kinh tế. 27 2.1.2.2.Văn hóa- giáo dục- y tế. .30 2.1.2.3. Chính trị- an ninh- quốc phòng. 31 4 2.1.3. Những khó khăn trong buổi đầu đổi mới 32 2.2. Đảng bộ Vụ Bản tiếp tục trên đường đổi mới (1991 - 1995) .35 2.2.1. Tình hình nhiệm vụ. .35 2.2.2. Những thành tựu đạt được. .36 2.2.2.1. Kinh tế. 36 2.2.2.2. Văn hóa - giáo dục - y tế. 40 2.2.2.3. Chính trị - an ninh - quốc phòng. 42 2.2.3. Hạn chế. 42 Chương 3: Đảng bộ Vụ Bản lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996- 2010) 45 3.1. Đảng bộ Vụ Bản đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996 - 2000). .45 3.1.1.Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ Vụ Bản trong giai đoạn mới .45 3.1.2. Những thành tựu đạt được. .48 3.1.2.1. Kinh tế. 48 3.1.2.2. Văn hóa - giáo dục - y tế. 51 3.1.2.3. Chính trị - an ninh - quốc phòng. 53 3.1.3. Một số tồn tại. .54 3.2. Đảng bộ Vụ Bản tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong những năm của thế kỷ XXI (2001- 2010) . 57 3.2.1. Đặc điểm tình hình. 57 3.2.2. Thành tựu trong những năm của thế kỷ XXI. 60 3.2.2.1. Kinh tế. 60 3.2.2.2. Văn hóa - giáo dục - y tế 63 3.2.2.3. Chính trị - an ninh - quốc phòng 65 3.2.3. Hạn chế . 67 3.3. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và một số giải pháp. 69 C. Kết luận. .72 D. Tài liệu tham khảo 76 E. Phụ lục 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau thắng lợi của cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Với định hướng đã lựa chọn, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhanh chóng hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước, đưa cả nước đi lên CNXH. Trong giai đoạn mới 1976- 1985, cả nước thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập và thống nhất sau 30 năm chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm đó cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả nước lâm vào cuộc khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực như: sản xuất đình trệ, lạm phát phi mã, thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh. Để phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn hạn chế đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc để đi tới XHCN một cách vững chắc. Đổi mớivấn đề sống còn của đất nước ta và phù hợp với xu thế thời đại. Cùng với cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ Vụ Bản đã nhanh chóng tiếp nhận và vận dụng sáng tạo những chủ trương quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng nội lực, cùng với sự nỗ lực vươn lên của nhân dân Vụ Bản. Nhờ đó trong hơn 20 năm đổi mới (1986- 2010), Vụ Bản đã đạt được những thành tựu chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đưa Vụ Bản từng bước thoát 6 khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế- xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được nâng lên. Song bên cạnh đó Vụ Bản còn nhiều mặt yếu kém, khuyết điểm, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Vụ Bản phải có biện pháp khắc phục. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, việc làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mớiVụ Bản hiện nay là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Bản thân lại sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vụ Bản anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, tôi nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm đóp góp một phần sức lực nhỏ bé của mình tìm hiểu lịch sử địa phương, nhất là trong những năm đổi mới. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về vấn đề đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung và vấn đề “Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010” nói riêng đang là một đề tài mới mẻ, mang tính thời sự và hàm chứa trong đó cả tính lý luận và thực tiễn. Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu đường lối đổi mới của Đảng hoặc đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề như: Các văn kiện của Đảng tại các Đại hội đại biểu toàn quốc ( Đại hội VI, VII, VIII, XIX, X) đã tổng kết những thành tựu và vạch ra những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của các Đại hội đó đề ra. Trên các “Tạp chí cộng sản” đã đăng tải một số bài viết, một số vấn đề có liên quan đến sự nghiệp đổi mới của đất nước. Cuốn “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước” của PGS- TS Nguyễn Trọng Phúc biên soạn, NXB chính trị Quốc gia năm 1999 đã nêu lên quá trình hoạch định và thực hiện đường lối 7 đổi mới của đất nước, những thành tựu và bài học chủ yếu của quá trình đổi mới- ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới. Ở phạm vi địa phương, đây là một vấn đề mới mẻ chưa thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Một số tài liệu đề cập đến quá trình đổi mớiVụ Bản như: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản 1930- 2000” do BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản biên soạn xuất bản năm 2000 đã giới thiệu về lịch sử tự nhiên, con người và truyền thống, quá trình hoạt động và phát triển của Đảng bộ Vụ Bản từ khi thành lập đến năm 2000. Một số báo cáo của BCH Đảng bộ Vụ Bản từ khóa XIV đến khóa XIX, báo cáo hàng năm của huyện ủy và UBND huyện Vụ Bản (từ 1986 đến năm 2010), hiện đang lưu trữ tại huyện, đã đánh giá sơ lược những thành tựu cũng như những hạn chế của Vụ Bản trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Những tài liệu nói trên đã nêu lên những thành tựu cùng hạn chế của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vụ Bản. Tuy nhiên tất cả chưa thành một văn bản tổng kết đầy đủ. Vì lẽ đó, đề tài của tôi sẽ là sự nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, khách quan với những luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng giúp Đảng bộ Vụ Bản có những định hướng mới cho công cuộc đổi mới ở huyện nhà trong các năm tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010” là một đề tài về lịch sử địa phương, nghiên cứu về quá trình đổi mớiVụ Bản dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện từ 1986 đến 2010. Đề tài tập trung tổng kết, đánh giá những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện đạt được cũng như những hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Đảng bộ và nhân dân Vụ Bản. Với mục đích như vậy, trước hết tôi đã đề cập đến đặc điểm điều kiện tự nhiên, lịch sử, con người, truyền thống Vụ Bản, những nhân tố ảnh hưởng 8 đến công cuộc đổi mới. Trọng tâm nghiên cứu của khóa luận là những thành tựu đạt được và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vụ Bản. Từ đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đảng bộ Vụ Bản thực hiện đường lối đổi mới đó với những biện pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp với thực tế của địa phương tạo nên sự thay đổi tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội ở huyện nhà. Trên cơ sở đó, đề tài nêu lên một số giải pháp cụ thể, thiết thực nhất, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm với mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào lịch sử địa phương. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài“ Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010” tôi đã khai thác các nguồn tài liệu sau: Nguồn tài liệu thành văn: các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, từ Đại hội VI đến Đại hội X, các giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong đó tôi đặc biệt tập trung khai thác các báo cáo của huyện Ủy, UBND huyện Vụ Bản về tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội qua các nhiệm kỳ từ 1986 đến 2010 hiện đang lưu trữ tại huyện ủy, UBND Vụ Bản, ban tuyên giáo huyện Vụ Bản. Tài liệu điền giã: nghiên cứu tại địa phương, tài liệu phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo của Đảng bộ địa phương về các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp khác như: thống kê, đối chiếu, so sánh. Đứng trên lập trường của giai cấp vô sản lấy chủ nghĩa Mac- Lenin, tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu của mình. 9 5. Đóng góp của khóa luận Bản thân tôi là một sinh viên chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc nghiên cứu đề tài mang ý nghĩa phục vụ tốt cho quá trình học tập nghiên cứu và công tác của tôi sau này. Hơn nữa khóa luận đã trình bày một cách khách quan, toàn diện những thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình đổi mới huyện Vụ Bản dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1986 đến 2010 trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng. Đề tài cũng đóng góp về mặt liệu để người đọc dễ hình dung. 6. Bố cục của khóa luận Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Vụ Bản trước thời kỳ đổi mới (trước 1986). Chương 2: Đảng bộ Vụ Bản lãnh đạo nhân dân bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới ( 1986 – 1995). Chương 3: Đảng bộ Vụ Bản lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới ( 1996- 2010). 10 . Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010 là một đề tài về lịch sử địa phương, nghiên cứu về quá trình đổi mới ở Vụ Bản. địa phương, nhất là trong những năm đổi mới. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài Đảng bộ Vụ Bản (Nam Định) với công cuộc đổi mới quê hương từ 1986 đến 2010

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2006
22. Lê Mậu Hãn (chủ biên) Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III. Nhà xuất bản giáo dục 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III
Nhà XB: Nhà xuất bảngiáo dục 1999
25. Nguyễn Trọng Phúc: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong thời kỳ đổi mới đất nước
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 1999
27. Tạp chí Cộng sản số 1/1996. Vụ Bản - chặng đường 15 năm đổi mới (1991- 1995), trang 16 - Trần Cang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ Bản - chặng đường 15 năm đổi mới(1991- 1995)
28. Tạp chí Cộng sản số 8/2001. Một số vấn đề về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001- 2010), trang 22-28. Lưu Bích Hồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chiến lược phát triển kinhtế - xã hội 10 năm (2001- 2010)
29. Trần Bá Đệ: Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay
Nhà XB: Nhà xuất bản đại họcQuốc gia Hà Nội 1998
30. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW: Về đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam- Hà Nội 1990.E. PHỤ LỤCDanh sách các đồng chí Bí thư huyện ủy qua các thời kỳ từ năm 1976- 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đổi mới quản lý kinh tế ở ViệtNam
1. BCH Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Vụ Bản, tháng 9/2000 Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản (1930- 2000) Khác
2. Bản kiểm điểm của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản khóa XVIII 3. Bản kiểm điểm của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản khóa XIX Khác
4. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIV Khác
5. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV Khác
6. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI Khác
7. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII Khác
8. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII Khác
9. Báo cáo của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX Khác
10. Báo cáo hàng năm của huyện ủy và UBND huyện Vụ Bản (1986 đến 2010) Khác
11. Cơ quan lý luận và chính trị của TW Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/2001: tạp chí cộng sản số 610- Một số vấn đề về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Khác
12. Cơ quan lý luận và chính trị của TW Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3/2001: tạp chí cộng sản số 611- Tổng quan nông nghiệp nước ta sau 15 năm đổi mới Khác
13. Cơ quan lý luận và chính trị của TW Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7/2001: tạp chí cộng sản số 619- Về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2005 và kế hoạch 5 năm 2001- 2005 Khác
14.Cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.Nhà xuất bản nông nghiệp 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w