Tư tưởng HCM- những quan điểm về văn hóa

7 445 0
Tư tưởng HCM- những quan điểm về văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I.Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa. 1.Khái niệm văn hóa theo tưởng Hồ Chí Minh. a) Định nghĩa về văn hóa Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sảng sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. b) Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới - Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn nêu 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế”- HCM toàn tập, t13, tr 34 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa a) Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội - Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng Văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, được coi trọng như nhau. Trong quan hệ với chính trị: Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Phải chú trọng xây dung kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. -Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế + Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị: + Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là; • Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam, định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. • Kinh tế và chính trị cũng phải có văn hóa. Vận dụng sáng tạo tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triện đất nước. b) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa + Tính chất dân tộc: Cốt cách dân tộc, tinh túy bên trong, đặc trưng của văn học + Tính chất khoa học: Thuận theo trào lưu tiến hóa của tưởng hiện đại: Hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đấu tranh chống những gì trái với khoa học , phản tiến bộ, duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Tính chất đại chúng: Phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng, đậm đà tính nhân văn, là nền văn hóa do quần chúng xây dựng. c) Quan điểm về chức năng của văn hóa: văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau: - Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp: - Hai là,mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. - Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân 3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá a)Văn hoá giáo dục Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến, thực dân. Người cho rằng: giáo dục phong kiến là tầm chương,kinh viện,xa rời thực tới,bất bình đẳng; giáo dục thực dân là thực hiện sự ngu muội,đồi bại, xảo trá,nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ”…làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Hồ Chí Minh đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục: - Xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đạo tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng. - Thực hiện cải cách giáo dực thông qua thực hiện chương trình, nội dung dạy và học hợp lý. - Xác định rõ phương châm ,phương pháp giáo dục: + Phương pháp: học đi đối với hành; lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động; nhà trường kết hợp với gia đình xã hội;thực hiện dân chủ, bình đẳng, học suốt đời. Coi trọng tự học, tự đào tạo, ở mọi nơi, mọi lúc và mọi người. + Phương pháp: xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó, học tập kết hợp với vui chơi; dùng phương pháp nêu gương, giáo dục gắn với thi đua. - Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục.phải xây dựng giáo viên có phẩm chất, có đạo đức, yên tâm công tác, đoàn kết, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm , học mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. Như vậy,Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. b. Văn hoá văn nghệ Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đưa ra 3 quan điểm lớn sau đây: Một là, Văn hoá - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. + Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hoá cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá. Đó là một cuộc chiến khổng lồ giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, lâu dài nhưng cũng rất vẻ vang. + Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chủ Tịch yêu cầu “chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững vàng, tưởng đúng đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ Quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” . Bác dạy: Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong. Sau này nhà thơ Sóng Hồng viết: “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ. Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Quan điểm của Người đã tạo nên một nền văn nghệ cách mạng và đội ngũ các nghệ sĩ cách mạng. Nó đặt văn nghệ của ta vào vị trí tiên phong chống đế quốc thực dân của thế kỷ XX. Hai là, Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân. + Thực tiễn đời sống của nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và chất liệu vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ vừa phải phản ánh thực tiễn ấy, vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật của cái đẹp. + Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải “thật hoà mình vào quần chúng”, phải “từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng”, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân” , để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn”. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã mang lại cho nền văn nghệ cách mạng ở nước ta tính dân tộc, tính nhân dân và tính hiện thực sâu sắc. Ba là, Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc. + Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt đầy đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa những tinh hoa văn hoá dân tộc, mang được hơi thở của thời đại, phản ánh chân thật những gì có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng. Đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Chính điều đó mở đường cho sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ. + Để thực hiện tính hướng đích đó thì các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại. Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích” 1 . “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. b) Văn hóa văn nghệ - Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ - Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân - Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới C/ Văn hóa đời sống : - Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu từ rất sớm, khi vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng cuộc sống chưa được bàn rộng rãi ở các nước. - Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, rất dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh. - Thực chất của văn hóa đời sống là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên một nrrfn đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống và nếp sống mới.Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể hiện trong lối sống và nếp sống. • Đạo đức mới: để xây dựng đời sống mới, trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH “.Người đã nhiều lần khẳng định: “ Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ hại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao và thực hành Cần,Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”. • Lối sống mới: sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”- theo ngôn ngữ hiện nay thì đây chính là phong cách sống và phong cách làm việc gọi chung là lối sống mới. • Nếp sống mới: xây dựng nếp sống mới- nếp sống văn minh là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp,kế 1 thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Cải tạo những phong tục tập quán cũ, lạc hậu, bổ sung những cái mới tiến bộ, phải làm gương. - Hồ Chí Minh khuyến cáo: “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen, người ta gọi là thường”. Vì vậy, phải nâng cao nhận thức, phải phấn đấu kiên trì mới có thể xây dựng được những thói quen, phong tục tập quán mới, thực hiện đời sống mới. - “ Đời sống mới không phải cái gì cũ củng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”. - Xây dựng đời sống văn hóa mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài và phải có phương pháp tốt. Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết phải được bắt đầu từ mỗi con người, mỗi gia đình với cách là một tế bào của xã hội. II. VẬN DỤNG Dưới tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cộng thêm cơ chế mở cửa hội nhập của nước ta và do nhiều nguyên do tiêu cực khác nữa đã làm cho không ít học sinh, sinh viên có hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội ngày càng tăng lên một cách báo động, nhiều hành vi tiêu cực , tệ nạn đã gõ cửa từng gia đình , nhà trường như con cái không nghe lời cha mẹ, ông bà, vô lễ, trộm cắp, bỏ học, cờ bạc, rựu chè , vi phạm luật giao thông, đánh nhau , lối sống đạo đức có phần xuống cấp như : đam mê hưởng thụ , lười lao động, xa hoa lãng phí, thiếu ý thức rèn luyện, không có chí tiến thủ, bị đồng tiền làm cho lu mờ lý trí, không dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, có thói vô cảm. Điều đáng nói ở bộ phận này là đang còn trên ghế các nhà trường , giảng đường Đại học. Sinh viên chúng ta là tương lai đất nước, là trụ cột nước nhà; chúng ta không thể sống mãi như vậy được. Hãy nhìn lại những việc mà mình làm mỗi ngày, cố gắng sữa chữa những sai lầm dù là nhỏ nhặt. Mà cụ thể hơn là: Giữ gìn phòng ở sạch đẹp, ngăn nắp, gọn gàng Bỏ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, phân chia rác thải đúng cách Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện nước. Tăng cường bổ sung ý thức chính trị và có cách ứng xử tốt đối với những người xung quanh nói chung và các bạn cùng phòng hoặc gần phòng nhau nói riêng. Tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường và nơi ở, các phong trào văn hóa văn nghệ, vệ sinh môi trường do Ký túc xá tổ chức. Có hoạt động luyện tập và rèn luyện sức khỏe đúng nơi, đúng cách Không gây ồn ào, ảnh hưởng đến người khác. Tăng cường học tập các kỹ năng sống, kỹ năng mềm cần thiết cho học tập và giao tiếp cũng như là làm việc trong cuộc sống. . dung dạy và học hợp lý. - Xác định rõ phương châm ,phương pháp giáo dục: + Phương pháp: học đi đối với hành; lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động; nhà trường kết hợp với gia. các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sảng sinh ra nhằm. Phương pháp: xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó, học tập kết hợp với vui chơi; dùng phương pháp nêu gương, giáo dục gắn với thi đua. -

Ngày đăng: 26/05/2014, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan