Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
40,79 KB
Nội dung
CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáp án: a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó (0,5 điểm) -Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từtự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. (0,25 điểm) - Chiến tranh thế giới lần thứ (0,25 điểm) b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin (0,5 điểm) - Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. (0,25 điểm) - Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tưtưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,25 điểm) c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản (1 điểm) - Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời đại mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. (0,25 điểm) - Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. (0,25 điểm) - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. (0,25 điểm) - Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,25 điểm) Câu 2: Khái quát chính sách cai trị của thực dân Pháp và những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau khi Pháp hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm lược. Đáp án: a. Chính sách cai trị của thực dân Pháp (1,5 điểm) - Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, người Việt Nam mất hết mọi quyền tự do dân chủ, nước Việt Nam mất độc lập. (0,5 điểm) - Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. (0,5 điểm) - Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân, hạn chế đến mức tối đa phát triển giáo dục, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt, ca ngợi chính sách “khai hoá” của nhà nước bảo hộ, du nhập văn hoá đồi truỵ, khuyến khích những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…(0,5 điểm) - Những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam: Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu) và mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. (0,5 điểm) Câu 3: Khái quát đặc điểm các giai cấp trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Đáp án: a. Giai cấp địa chủ Việt Nam: Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau. (0,25 điểm) b. Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. (0,5 điểm) c. Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt. (0,25 điểm) d. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tưtưởng tiến bộ bên ngoài vào. (0,25 điểm) e. Giai cấp công nhân Việt Nam: (0,75 điểm) - Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất. (0,5 điểm) - Trong tất cả các giai cấp thì giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất xứng đáng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. (0,25 điểm) Câu 4: Khái quát phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đáp án: a. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng Phong kiến: (1 điểm) - Phong trào Cần Vương (1885 - 1896): vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục đến năm 1896. (0,5 điểm) - Khởi nghĩa Yên Thế (1884): Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt. (0,5 điểm) b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: (1 điểm) - Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. (0,25 điểm) - Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội, động viên lòng yêu nước trong nhân dân, thực hiện khai dân trí, trấn dân trí, hậu dân sinh. (0,25 điểm) - Tân Việt cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong bối cảnh Hội Việt Nam cạc mạng thanh niên phát triển mạnh. Trong nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: tưtưởng cách mạng vô sản và tưtưởng cải lương. Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm thắng thế. (0, 25 điểm) - Việt Nam quốc dân Đảng: chủ trương đánh đuổi pháp, đánh đổ ngôi vua lập nền dân quyền, Việt Nam quốc dân Đảng đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (0,25 điểm) Câu 5: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Đáp án: a. Tìm đường cứu nước: (0,5 điểm) - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước. Người đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. (0, 25 điểm) - Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. (0,25 điểm) b. Lựa chọn con đường cứu nước: (1 điểm) - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam, về vấn đề thuộc địa… Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. (0,5 điểm) - Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. (0,5 điểm) c. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam (0,5 điểm) - Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. (0,25 đ) - Năm 1927, tác phẩm “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. Tác phẩm “Đường kách mệnh” đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. (0,25 điểm) Câu 6: Nêu khái quát sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Đáp án: a. Phong trào công nhân (1 điểm) - Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc đấu tranh của công nhân Việt nam diễn ra với hình thức sơ khai như bỏ trốn tập thể, phá giao kèo,… về sau tiến tới hình thức đấu tranh cao hơn như bãi công. (0,5 điểm) - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào công nhân đã có bước phát triển: Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn, đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ. Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị rõ rệt. (0,5 điểm) b. Phong trào yêu nước (chủ yếu là phong trào nông dân) (0,5 điểm) Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước. Đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ chiếm đất, cướp đất đòi chia ruộng công. c. Sự hỗ trợ giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước (0,5 điểm) Phong trào nông dân và phong trào công nhân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông lúc này có tính chất độc lập rõ rệt (không chịu ảnh hưởng của quốc gia chủ nghĩa như trước) Câu 7: Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đáp án: - Đông Dương Cộng sản Đảng: ra đời ngày 17/6/1929 tại Hà Nội. tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng nêu rõ mục đích là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, đánh đổ tư bản chủ nghĩa, diệt trừ chế độ phong kiến, giải phóng công nông, thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, tức là xã hội cộng sản. (0,5 điểm) - An Nam Cộng sản Đảng: trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng, thực hiện chương trình cách mạng của Quốc tế cộng sản. (0,5 điểm) - Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: Việc ra đời Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt bị phân hóa mạnh mẽ. Tháng 9/1929, những đảng viên tiên tiến trong Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn khẳng định lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy công nông liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh, tiến lên xây dựng cộng sản chủ nghĩa. (0,5 điểm) - Tình hình hoạt động của ba tổ chức: Các tổ chức cộng sản trên ra đời và hoạt động riêng rẽ, phân tán làm ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng lúc này. Vì vậy, hợp nhất các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm) Câu 8: Trình bày quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc? Đáp án: Hệ thống quan điểm và lý luận về con đường cách mạng của Hồ Chí Minh được truyền vào Việt Nam đã trở thành tưtưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. (0,25 điểm) Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam: - Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản ở chính quốc. Có mối quan hệ chặt chẽ nhau, hỗ trợ cho nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc. (0,25 điểm) - Vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. (0,25 điểm) - Chỉ ra đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song, trước hết phải giải phóng dân tộc, phải đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập, tự do. (0,25 điểm) - Về lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng của công, nông. (0,25 điểm) - Về phương pháp cách mạng: cách mạng bạo lực. (0,25 điểm) - Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin. Giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. (0,25 điểm) - Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. (0,25 điểm) Câu 9: Trình bày quá trình chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. Đáp án: a. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. (1,25 điểm) - Nhiệm vụ: Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc đi đúng hướng, bồi dưỡng phong trào công nhân mau phát triển. (0,25 điểm) - Biện pháp: thực hiện chủ trương "vô sản hoá". (0,25 điểm) - Kết quả: + Chủ nghĩa Mác - Lênin thực sự thâm nhập vào phong trào công nhân. Phong trào công nhân phát triển mạnh và trở thành phong trào mang tính chất tự giác. Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. (0,25 điểm) + Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào phong trào yêu nước. Phong trào phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. (0,25 điểm) - Trước đòi hỏi của phong trào, ba tổ chức Cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng (06/1929), An Nam Cộng sản đảng (mùa thu năm 1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (09/1929). (0,25 điểm) b. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng (0,75 điểm) - Yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ là phải hợp nhất ba tổ chức lại thành một. (0,25 điểm) -Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,25 điểm) - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc- Người chuẩn bị về chính trị, tưtưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,25 điểm) Câu 10: Trình bày những nội dung cơ bản được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáp án: - Hội nghị thảo luận nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 điểm) - Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 điểm) - Hội nghị quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 điểm) - Hội nghị của ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. (0,5 điểm) Câu 11: Trình bày phương hướng và nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được nêu lên trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đáp án: a. Phương hướng: (0,5 điểm) Phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam là làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”. b. Nhiệm vụ: (1,5 điểm) - Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông. (0,5 điểm) - Về kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, miễn thuế cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ. (0,5 điểm) - Về văn hoá: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. (0,5 điểm) Câu 12: Trình bày những nội dung cơ bản về lực lượng cách mạng, lãnh đạo cách mạng và quan hệ quốc tế được nêu lên trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đáp án: a. Lực lượng cách mạng: (1 điểm) - Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất; Đảng phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… về phía giai cấp vô sản. (0,5 điểm) - Đối với phú nông, trung tiểu chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản bội thì đánh đổ. (0,5 điểm) b. Lãnh đạo cách mạng: (0,5 điểm) - Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. (0,25 điểm) - Trong khi liên lạc với giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp. (0,25 điểm) c. Quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: (0,5 điểm) Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp. Câu 13: Nêu ý nghĩa lịch sử về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáp án: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tưtưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. (0,5 điểm) - Trong quá trình chuẩn bị về chính trị, tưtưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc không chỉ vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam”. (0,5 điểm) - Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. (0,5 điểm) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời, cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. (0,5 điểm) Chương II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945) Câu 14: Trình bày phương hướng chiến lược và nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương được xác định trong Luận cương cách mạng Đông Dương. Đáp án: a. Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: (1 điểm) - Lúc đầu cách mạng Đông Dương là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế, tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. (0,5 điểm) - Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. (0,5 điểm) b. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: (1 điểm) - Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. (0,5 điểm) - Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khắng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ trên, Luận cương xác định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. (0,5 điểm) Câu 15: Phân tích lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương cách mạng Đông Dương. Đáp án: - Giai cấp vô sản: xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất. Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. (0,5 điểm) - Giai cấp nông dân: lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. (0,5 điểm) - Giai cấp tư sản: Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. (0,5 điểm) - Giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi. (0,5 điểm) Câu 16: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên với Luận cương Chính trị (tháng 10/1930). Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau ấy? Đáp án: a. Những điểm khác nhau cơ bản: (1,5 điểm) - Luận cương Chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu; (0,5 điểm) - Luận cương chính trị đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hoá, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. (0,5 điểm) - Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. (0,5 điểm) b. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau: (0,5 điểm) - Luận cương Chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam. (0,25 điểm) - Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. (0,25 điểm) Câu 17: Nêu yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể được xác định trong Chương trình hành động Đảng Cộng sản Đông Dương được công bố vào tháng 6/1932. Đáp án: a. Yêu cầu chung: (1 điểm) - Đòi các quyền tự do tổ chức xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài. (0,25 điểm) - Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp giải tán Hội đồng đề hình. (0,25 điểm) - Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác. (0,25 điểm) - Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối. (0,25 điểm) b. Yêu cầu cụ thể: (1 điểm) - Tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố các tổ chức đoàn thể cách mạng. (0,25 điểm) - Dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa dành chính quyền khi có điều kiện. (0,25 điểm) - Trong xây dựng Đảng phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tưtưởng chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng. (0,25 điểm) - Trên mặt trận tư tưởng, Đảng quan tâm lãnh đạo chống chủ nghĩa duy tâm “nghệ thuật vị nghệ thuật” thực hiện “nghệ thuật vị nhân sinh”. (0,25 điểm) Câu 18: Phân tích nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng tháng 3/1935. Đáp án: a. Củng cố và phát triển đảng. (0,75 điểm) - Đại hội nhấn mạnh cần phải tập trung sức vào các vùng công nghiệp, đồng thời phải đưa nông dân và những trí thức thật sự cách mạng vào Đảng. (0,25 điểm) -Để đảm bảo cho Đảng luôn luôn thống nhất về tưtưởng và hành động, các Đảng bộ phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, không ngừng đấu tranh trên hai mặt trận chống “tả khuynh” và “hữu khuynh” giữ vững kỷ luật của Đảng. (0,5 điểm) b. Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng (0,75 điểm) - Đại hội vạch rõ: Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực liên lạc với quần chúng. Nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, những khẩu hiệu của Đảng không được họ tán thành và ủng hộ thì nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là lời nói suông. (0,25 điểm) - Muốn tranh thủ được quần chúng rộng rãi, Đảng phải dìu dắt quần chúng ra đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, phải củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, phải đưa các quần chúng vào một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. (0,25 điểm) - Đẩy mạnh cuộc vận động, thu phục quần chúng, chú ý các dân tộc ít người, phụ nữ, binh lính. Củng cố các tổ chức như Đoàn Thanh niên Cộng sản, Cứu tế đỏ, Mặt trận Dân tộc … (0,25 điểm) c. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Đại hội nhấn mạnh, vạch mặt nạ “hòa bình” giả dối của đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương. (0,5 điểm) Câu 19: Trình bày nhiệm vụ, hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939. Đáp án: a. Về nhiệm vụ: (0,5 điểm) - Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai. (0,25 điểm) - Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. (0,25 điểm) b. Về hình thức tổ chức biện pháp đấu tranh: (1,5 điểm) [...]... 194 5-1 946 của Đảng Cộng sản Đông Dương Đáp án: a Kết quả: (1,5 điểm) - Về chính trị - xã hội: xây dựng được nền móng cho chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công... mạng: (0,5 điểm) - Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho dân tộc; (0,25 điểm) - Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội (0,25 điểm) d Động lực của cách mạng: (0,5 điểm) - Gồm bốn giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc;... vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng (0,5 điểm) - Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến (0,5 điểm) - Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài đồng thời tích cực, chủ động đề. .. chiến lược (0,25 điểm) -Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc (0,25 điểm) b Tư tưởng chỉ đạo: (1,5 điểm) - Đối với cách mạng miền Nam: + Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công Tiếp tục kiên trì... mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược (0,5 điểm) - Hai là, tin tư ng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược (0,25 điểm) - Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo Để chống lại kẻ địch xâm lược hùng mạnh,... 24: Nêu bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Đáp án: - Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến (0,5 điểm) - Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông (0,25 điểm) - Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù (0,25 điểm) - Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách... điểm) - Nền tảng là công nhân, nông dân và lao động trí thức (0,25 điểm) Câu 32: Nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (194 6-1 954)? Đáp án: a Đối với nước ta: (1 điểm) - Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông... xâm lược của nhân dân Việt Nam (194 6-1 954)? Đáp án: - Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc; (0,5 điểm) - Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ... trào giải phóng dân tộc 193 9-1 945 (0,5 điểm) - Cách mạng Tháng Tám thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng (0,5 điểm) - Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức... giai đoạn 194 5-1 946 của Đảng Cộng sản Đông Dương Đáp án: a Nguyên nhân thắng lợi: (0,75 điểm) - Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc; (0,25 điểm) - Xây dựng và phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc; (0,25 điểm) - Lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch…(0,25 điểm) b Bài học kinh nghiệm: (1,25 điểm) - Phát huy . trung sức vào các vùng công nghiệp, đồng thời phải đưa nông dân và những trí thức thật sự cách mạng vào Đảng. (0,25 điểm) - Để đảm bảo cho Đảng luôn luôn thống nhất về tư tưởng và hành động, các. lập, tự do. (0,25 điểm) - Về lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng của công, nông. (0,25 điểm) - Về phương pháp cách mạng:. ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông. (0,5 điểm) - Về kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh, tịch