Hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất với mục đích trao đổi mua bánchứ không phải để tự tiêu dùng, không phải vật phẩm n
Trang 1Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó với tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa.
1 Hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất với mục đích trao đổi mua bánchứ không phải để tự tiêu dùng, không phải vật phẩm nào cũng là hàng hóa
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
+ Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể củanhững nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao đông riêng Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau
Ví dụ: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc
Lao động của người thợ may Lao động của người thợ mộc
Trang 2Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng phát triền thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau
để đáp ứng nhu cầu của xã hội
+ Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi
đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác đó chính là tiêu hao lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung Chính lao động trừutượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa
Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa
Việc trao đổi hàng hóa không thể căng cứ vào lao động cụ thể
mà phải quy lao động cụ thể về lao động đồng nhất – lao động trừu tượng Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động
2 Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi
đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
Câu 2: Vì sao hàng hóa có tính hai mặt?
Trang 31 Hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất với mục đích trao đổi mua bánchứ không phải để tự tiêu dùng, không phải vật phẩm nào cũng là hàng hóa
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó vì lao động sản xuất có tính chất hai mặt: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Lao động cụ thể: Là sự hao phí sức lao động giữa một ngành nghề chuyên môn nhất định Lao động này tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến các hình thức cụ thể của nó Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Giá trị sử dụng:
Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa ma4n nhu cầu nào đó của con người và do thộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định
Mỗi vật thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau nên có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, số lượng giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học-kỹ thuật.Giá trị sử dụng có đặc điểm:
+ Không phải cho người sản xuất mà cho người khác, cho xã hội
+ Đến tay người tiêu dùng phải thông qua mua bán
+Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
Giá trị
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi
Trang 4Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa hai giá trị sử dụng khác nhau ( VD: Một 1m vải= 5kg thóc Trong tỉ lệ đó , số lượng của những hàng hóa trao đổi với nhau, giá tại trao đổi của hàng hóa được biểu hiện ra.
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
Mặt thống thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này, cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phài có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa Thiếu một trong hai thuộc tính đó, vật phẩm không phải là hàng hóa
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ Với
tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất Nhưng Ngược lại, với tư cách là giá trị thí các hàng hóa lại đồng nhất về chất, tức đều là sự kết tinh về lao động Mặt khác , quá trình thực hiện chúng lại rời nhau cả về không gian và thời gian
CÂU 3 : TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
• Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
1.Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt.C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.a.Lao động cụ thể:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể củanhững nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng
Trang 5 Mỗi lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nhất định nhau là do
có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội
b Lao động trừu tượng:
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác,
đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi
Lao động trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa
Cần lưu ý,ở đây không phải có 2 thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa nhưng lao động đó mang tính 2 mặt: vừa lao động cụ thể vừa lao động trừu tượng
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Có thể nói, hàng hóa có tính hai mặt bởi vì nó có hai thuộc tính
Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
CÂU 4: PHÁT HIỆN CỦA CÁC MÁC VỀ TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CÓ Ý NGHĨA TO LỚN NHƯ THẾ NÀO ?
Khái niệm hàng hóa và sản xuất hàng hóa :
Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất với mục đích trao đổi mua bán chứ không phải để tự tiêu dùng, không phải vật phẩm nào cũng là hàng hóa
Trang 6Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch
vụ vô hình)
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử
Một vật phẩm muốn trở thành hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Lao động là
hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống XH Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động sáng taọ của con người
Sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa dùng để chỉ về kiểu tổ
chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và mâu thuẫn giữa chúng:
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hoá C Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
a) Lao động cụ thể
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đốitượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định Lao động cụthể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội Cùng với
Trang 7sự phát triển của khoa học, kỹ thuật , các hình thức lao động cụ thể ngày
càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào Cần chú
ý rằng, hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi
b) Lao động trừu tượng
Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi là sự hao phí sức lực nói chung của con người, không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt
và sức thần kinh của con người Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý Nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hoá, do mục đích của sản xuất
là để trao đổi Vì vậy, xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng chất, tức lao động trừu tượng Lao động trừu tượng tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi Nếu không có sản xuất hàng hoá, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù
lịch sử riêng có của sản xuất hàng hoá
ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý
thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự, giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận
Trang 8động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên,
đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi
Xuất phát từ nhửng mâu thuẫn như vậy, do đó việc nghiên cứu ý nghĩa hai mặt của lao động sản xuất hang hóa đến tình hình nước ta
là vô cùng cần thiết, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế đồng thời tang uy tín cảu hang Việt Nam trên thương trường quốc
tế bằng những biện pháp như:
Từ nghiên cứu về hai mặt của lao động ta biết là một hang hóa muốn xã hội chấp nhận thì nó phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu và có hao phí lao động thấp hơn hay bằng hao phí lao động xã hội Do vậy việc nâng cao năng suất, đầu tư máy mócthiết bị, tang Maketing, tìm hiểu thị trường là những biện pháp
đề lên hang đầu
Còn trong dài hạn thì yếu tố quyết định nhất vẫn là trình độ tay nghề của người lao động
Ngoài việc đề ra biện pháp nâng cao năng suất, cải thiện nên kinh tế đất nước Việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng hơn là giúp ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng thừa của nền kinh tế
CÂU 5 :PHÂN TÍCH NỘI DUNG, BIỂU HIỆN CỦA MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1 Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất với mục đích trao đổi mua bánchứ không phải để tự tiêu dùng, không phải vật phẩm nào cũng là hàng hóa
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
Hàng hóa là một phạm trù lịch sửMột vật phẩm muốn trở thành hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
2 Sản xuất hàng hóa.
Trang 9Sản xuất hàng hóa dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế, trong
đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nân cao hiệu quả kinh tế xãhội
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện:
- Phân công lao động xã hội
- Sự tách biệt tương đối về mặt kin tế của những người sản xuất
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa:
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán, không phải để người sản xuất tự tiêu dùng
+Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất tư nhân và tính xã hội Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế toàn cầu hóa
+Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị và lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng
Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
+ làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc,
chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ Xó bỏ tính tự cấp
tự túc, bảo thủ trì trệ, dẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất
và lao động
+ Tính tách biệt về kinh tế làm cho người sản xuất phải năng động trong sản xuất kinh doanh Do đó họ phải cải tiến quy trình, kỹ thuật, mẫu mã hàng hóa….Từ đó làm tang năng xuất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
+ Sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc Vì vậy sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ
Trang 10chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
+ Sản xuất hàng háo là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
Bên cạnh những tích cực cũng tồn tại những tiêu cực như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường
3 Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai
có quyền can thiệp Họ là người sản xuất độc lập do đó nó có tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tưnhân của họ.Song song đó, lao động của người sản xuất hàng hóa lại là lao động xã hội, là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội
Sự phân công lao động xã hội tạo ra sự gắn bó những người sản xuất hàng hóa với nhau Người này sản xuất ra để cho người khác dùng và ngược lại, người này cần sản phẩm của người kia Những người sản xuất hàng hóa làm việc cho nhau thông qua việc trao đổi hàng hóa, nên phải quy lại các loại lao động cụ thể thành lao động trừu tượng Do đó lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội
Trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, tính chất xã hội của người lao động, của người sản xuất hàng hóa có thể được xã hội chấp nhận và cũng có thể không dược thừa nhận, không bán được hàng hóa có nghĩa là không được xã hội thừa nhận
Tóm lại một mặt do có phân công lao động xã hội nên có trao đổi và có lao động xã hội, lao động xã hội biểu hiện thành lao động trừu tượng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị Mặt khác, do có chế độ tư hữu nên có lao động tư nhân, lao động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng