1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển ca trù trong kinh doanh du lịch tại điểm du lịch hà nội

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Nhằm Góp Phần Bảo Tồn Và Phát Triển Ca Trù Trong Kinh Doanh Du Lịch Tại Điểm Du Lịch Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 143,52 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:............................................................................................................6 (6)
    • 1.1. Lịch sử hình thành ca trù (6)
    • 1.2. Đặc điểm của ca trù (11)
      • 1.2.1. Âm luật ca trù (11)
      • 1.2.2. Tiếng hát và cách hát ca trù (12)
      • 1.2.3. Các nhạc khí (14)
        • 1.2.3.1. Phách – tiếng hát thứ hai của người đào nương (14)
        • 1.2.3.2. Đàn đáy (15)
        • 1.2.3.3. Trống chầu (17)
      • 1.2.4. Những lối ca trù (19)
        • 1.2.4.1. Hát chơi (19)
        • 1.2.4.2. Hát cửa đình (19)
        • 1.2.4.3. Hát thi (20)
      • 1.2.5. Nét đặc sắc của ca trù (21)
        • 1.2.5.1. Về thơ (21)
        • 1.2.5.2. Thanh nhạc và khí nhạc trong ca trù (22)
        • 1.2.5.4. Ca trù là một truyền thống xuất phát từ nước Việt (25)
    • 1.3. Khả năng khai thác ca trù để phục vụ khách du lịch (26)
      • 1.3.1. Định nghĩa và phân loại chương trình du lịch (27)
      • 1.3.2. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch (28)
      • 1.3.3. Khả năng khai thác ca trù trong kinh doanh du lịch (28)
        • 1.3.3.1. Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với chương trình (28)
        • 1.3.3.2. Khả năng đáp ứng của ca trù với chương trình trình du lịch (30)
  • CHƯƠNG 2:..........................................................................................................32 (31)
    • 2.1. Thực trạng khai thác giá trị ca trù tại một số cơ sở (32)
      • 2.1.1 Các câu lạc bộ ca trù (32)
      • 2.1.2. Trung tâm UNESCO ca trù (34)
      • 2.1.3. Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long (37)
    • 2.2. Thực trạng khai thác giá trị ca trù trong kinh doanh du lịch (40)
      • 2.2.1. Tour 1: Tham quan Hà Nội – Thăng Long xưa (3 ngày,2 đêm) (40)
      • 2.2.2. Tour 2: Tham Quan Hà Nội (01 ngày) (46)
  • CHƯƠNG 3:..........................................................................................................48 (47)
    • 3.1. Những thách của ca trù trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (47)
    • 3.2. Giải pháp trước mắt (48)
      • 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch trong năm 2010 (48)
      • 3.2.2. Xây dựng các chương trình du lịch (50)
      • 3.2.3. Xây dựng mối quan hệ giữa các công ty lữ hành và các trung tâm (56)
      • 3.2.4. Các chiến lược phát triển các tour tham quan thưởng thức ca trù (56)
    • 3.3. Giải pháp lâu dài (58)
      • 3.3.1. Các chính sách của Nhà nước (58)
      • 3.3.2. Quảng cáo, xây dựng thương hiệu du lịch (60)
      • 3.3.3. Đưa ca trù vào giảng dạy (61)
  • KẾT LUẬN (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Lịch sử hình thành ca trù

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù lao động, yêu nhạc, yêu thơ Nền âm nhạc của Việt Nam có từ rất sớm với tinh thần khoáng đạt, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đa cảm, nên đã có rất nhiều điệu thơ ca, hò, vè ra đời trên khắp các vùng miền, và đã cho ra đời một loại hình diễn xướng riêng Nghệ thuật ca trù ra đời và phát triển chính trong lòng cái nôi thơ, nhạc đó Từ nhân dân mà ra, gắn liền với lịch sử nước nhà, ca trù trải suốt mười thế kỷ trước đây được nhân dân ta vô cùng ưa thích.

Ca trù đi sâu vào xã hội Việt Nam từ làng xóm nông thôn đến triều đình vua chúa, không chỉ vì nó đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật, mà còn vì phần nội dung tư tưởng của nó phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, rất nhạc, rất thơ, yêu cuộc sống yên lành, bình dị nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong ca trù có đủ các thể loại văn học: trữ tình lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn (giảng kinh truyện, khuyên đạo đức)

Ca trù chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt Tên gọi ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận Trên các tài liệu Hán Nôm chữ “trù” trong “ca trù” đều dùng chữ “trù” Theo đó Trù là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt; cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép hoặc giáo phường Người quyết định việc thưởng này chính là vị quan viên (khách nghe hát), sử dụng trống chầu (gọi là cầm chầu) Đó là nguồn gốc của tên gọi ca trù; cũng là thuật ngữ sử dụng trong chuyên khảo này Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ

Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu Về mặt văn học ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói Đây là một bộ môn nghệ thuật ca nhạc

“thính phòng” được hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc bộ, người nghe cũng tham gia vào cuộc hát bằng việc cầm chầu Ca trù còn có những cái tên khác như: hát cửa đình, hát nhà trò (hát ở đình, đền, miếu), hát cửa quyền (trong cung phủ), hát nhà tơ (hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý), hát ả đào, hát cô đầu (hát ở các ca quán)

Ca trù đã để lại những dấu ấn sâu đậm về đời sống tinh thần của con người Việt nam xưa Theo một số nhà nghiên cứu: ca trù có thể có từ thời Triệu đà, thời

Lý, Trần và hưng thịnh từ Triều Lê, được bắt nguồn từ những lối ca vũ trong cung vua chúa thời xưa Ca vũ của ta một phần chịu ảnh hưởng của ca vũ Trung Quốc, một phần chịu ảnh hưởng của điệu múa Chiêm Thành và của các rợ do các cuộc chinh phục thời Lý, Trần du nhập vào.

Tương truyền vào thời vua Lý Thái Tổ ( 1010 – 1028) đã từng có một ca nhi hát hay múa giỏi tên là Đào Thị biểu diễn xuất sắc dòng nhạc này và rất được vua khen ngợi Người thời đó mộ danh tiếng của Đào Thị nên cứ phàm là con hát thì đều gọi là “Ả đào” Vì vậy nên từ những ngày đầu ca trù được biết đến với cái tên hát ả đào.

Tuy vậy, ca trù lại có cội nguồn từ lối hát cửa đình - một lối hát tín ngưỡng thờ thành hoàng làng Lối hát cửa đình từ những ngày đầu được các trưởng tộc, trưởng làng dùng vào việc cầu trời đất, thánh thần Lấy âm nhạc làm tín hiệu truyền lời thỉnh cầu của dân làng đến các đấng thần linh Do đó, ca trù gắn liền với nghi thức tế thần ở các đình làng, ngoài những điệu hát còn có các nghi lễ với vũ điệu và cả các cách thi tuyển tại đình làng trong dân gian nên các lề lối biểu diễn ca trù được gọi là thể cách Thể cách ca trù vừa bao gồm làn điệu, vừa bao gồm các hình thức diễn xướng khác như múa, biểu diễn kỹ thuật nghề (đàn, trống) Trong 49 tài liệu Hán Nôm có liên quan đến ca trù được khảo sát trong có 8 bản mang tên Ca trù thể cách Các học giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề trong sách Việt Nam ca trù biên khảo cũng gọi là các thể ca trù Về sau, các bậc vua chúa cũng lấy dòng nhạc này để hát cúng trời đất và tổ tiên nơi thái miếu

Theo như dân gian truyền miệng thì vào đời nhà Lê, Đinh Lễ - tự là NguyênSinh, người làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con nhà gia thế, tính tình phóng khoáng, không thích công danh bó buộc thường ôm cây đàn nguyệt đến bên bờ suối gẩy rồi hát để hoà với tiếng suổi chảy trong khe Một hôm Nguyên Sinh đem đàn và rượu vào rừng thông để tiêu khiển bỗng nhiên gặp được hai cụ già Đó chính là Lý Thiết Quài và Lã Động Tân (hai vị trong bát tiên), hai vị tiên ông đưa cho Nguyên Sinh khúc gỗ ngô đồng và tờ giấy vẽ kiểu mẫu đàn rồi dặn đóng đàn theo kiểu mẫu như trong giấy Tiếng đàn đó sẽ giải trừ được ma quỷ và mọi phiền muộn Nguyên Sinh sụp xuống lạy tạ, lúc ngẩng lên hai vị tiên ông đã hóa ra đám mây trắng bay về lối tây.

Nhờ tiếng đàn kỳ diệu, Nguyên Sinh đã chữa được bệnh cho rất nhiều người. Một lần Nguyên Sinh đến Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, với tiếng đàn của mình Nguyên Sinh đã chữa khỏi bệnh cho cô gái tên Hoa, con gái của vị quan châu - Bạch Đình Sa khỏi bệnh câm Cả nhà quan châu và dân làng mừng khôn xiết Nhờ thế, quan châu đã tác thành cho Nguyên Sinh và Bạch Hoa nên duyên chồng vợ, sống với nhau rất hoà hợp Nguyên Sinh đặt ra lối múa hát mới rồi lấy hai thanh tre vót thật đẹp để cho vợ gõ lên những mảnh gỗ theo nhịp mà hát Sau đó hai vợ chồng từ biệt ông bà nhạc dẫn nhau về quê Nguyên Sinh là làng Cổ Đạm để lập nghiệp. Ít lâu sau, Nguyên Sinh gặp lại hai vị tiên ông, được ghi tên vào tiên phả và cùng nhau hoá đi Vợ Nguyên Sinh biết chuyện, bèn phát tán hết tài sản rồi đóng cửa dạy cho đám con em trong làng hát múa Sau khi nàng lâm bệnh mà chết, dân làng Cổ Đạm và đệ tử nhớ ơn lập đền thờ gọi là đền Tổ cô đầu hay là đền Bạch Hoa công chúa Triều đình phong tặng Đinh Lễ (Nguyên Sinh) là Thanh Xà Đại Vương,

Bạch Hoa là Mãn Đào Hoa Công chúa.

Nhưng cho đến nay thì tư liệu chữ viết cho thông tin về ca trù sớm nhất là vào thế kỷ XV, trong “ Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn ” của Tiến sĩ Lê Đức Mao soạn khoảng trước năm 1505 chép trong “ Lê tộc gia phả” Bên cạnh đó, những tư liệu khảo cổ học sớm nhất ghi nhận ca trù là bức chạm khắc đàn Đáy, tìm thấy ở một số ngôi đình, chùa Bắc bộ thế kỷ XVI.

Ca trù tuy có nguồn cội từ lối hát dân gian nhưng khi vào đến chốn cung đình đã được sự nghiên cứu chỉnh sửa của các chuyên gia về âm luật trong chốn cung đình nên đã trở thành một bộ môn nghệ thuật sâu sắc, có tính thẩm mỹ cao. Thường được dùng trong các dịp yến tiệc, khánh tiết và tiếp đãi sứ thần.

Theo nhiều nguồn sử liệu thì từ xa xưa, giáo phường ca trù (ả đào) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có tính thống nhất, được Nhà nước phong kiến công nhận và đặt định một chức sắc trông coi giáo phường - gọi là quản giáp Ca trù có mặt ở nhiều tỉnh miền bắc, đến tận Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trung bình cứ mỗi huyện có vài làng ả đào Các làng lại liên kết với nhau để hợp nhất thành từng giáo phường có tên gọi riêng, chia nhau chấn giữ các cửa đình, cửa đền trên địa bàn huyện để kiếm kế sinh nhai Trong giáo phường, người quản giáp (còn gọi ông trùm hàng huyện) chịu trách nhiệm trông coi, sắp đặt mọi việc Ðây là chức vị được chính những người làm nghề trong giáo phường bầu chọn, phải là một kép đàn có đủ tài đức song toàn Dưới ông ta là hội đồng các ông trùm họ (còn gọi là ông trùm cửa đình) Mọi việc làm ăn đều được phân chia rõ ràng, không bao giờ có chuyện lấn sân, tranh giành quyền lợi Xưa, giáo phường được xem như một tổ chức rất ổn định, người trong giáo phường có những luật tục riêng, duy trì mối quan hệ nghề nghiệp, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Từ khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa, dòng nhạc ca trù ngoài phần làm hát cúng, mang tính chất linh thiêng thì ca trù vẫn được những gia đình quan lại và những bậc hào hoa kẻ sĩ trong các Phường, Hội trên đất cố đô ưa chuộng

Đặc điểm của ca trù

Từ rất sớm, người Việt Nam đã có một nền âm nhạc riêng, nằm chung trong hệ thống thang năm âm phổ thong của nhiều nước Đông Nam Á và Bắc Á Cái khác biệt là tính dân tộc của âm nhạc từng nước với các yếu tố phong tục tập quán, ngôn ngữ, tình cảm, ảnh hưởng thiên nhiên địa lý tạo thành Các triều Lý, Trần đều có ngiên cứu âm luật để xây dựng nền âm nhạc nước nhà Âm luật đời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) có tham khảo thêm âm nhạc phương Bắc nhưng căn bản vẫn dựa trên hệ thống năm âm với chất dân tộc là chủ đạo: “Âm nhạc nước ta không giống âm nhạc Trung Hoa”… “cũng đủ các thứ tiếng cao, tiếng trầm, tiếng trong, tiếng đục, đủ cả năm cung, bảy thanh” (Vũ trung tùy bút). Âm luật ca trù, với những cung bậc đàn hát còn lại đến nay, chững tỏ rõ rang điều đó với sắc thái dân tộc rõ rệt và nhiều điểm sáng tạo độc đáo trong việc vân dụng năm âm căn bản Âm luật ca trù có năm cung chính:

- Cung Nam: Điệu nhanh, hơi trong, nhưng bằng phẳng và xuống thấp.

- Cung Bắc: Điệu khoan, hơi đục, nhưng rắn rỏi và lên cao.

- Cung Huỳnh: Điệu xúc, ngặt, hát dính vào nhau, giọng rất trong.

- Cung Pha: Trong với đục pha lẫn, hơi ai oán, giọng hát chệch đi, lơ lớ.

- Cung Nao: Điệu chênh chênh, đục ở dưới, trong ở trên, đang ở cung nọ chuyển sang cung kia, cung Nao chen vào giữa (gọi là nửa cung).

Những tên gọi năm cung: Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao với định nghĩa các cung như trên hoàn toàn là do nghệ nhân kể lại, qua kinh nghiệm thực tiễn đàn, hát cổ truyền.

Hát ca trù thời cổ có cả một dàn nhạc lớn Sách cổ cho biết ở giáo phường có: Một phách lớn bằng tre già, hình dẹt, dài 3 – 4 thước, khi các nhạc công đứng vào vị trí rồi, thì 1 ả đào già ngồi gõ phách cầm nhịp cho các buổi hòa tấu Các nhạc khí khác gồm: sáo, tiêu, đàn đáy, trống cơm, sinh tiền, sênh, trống mảnh, …

- Hát trong cung đình có trúc sinh (đàn khô) giống như cái thùng vuông trên có từng miếng tre già ken vào nhau, gõ bằng dùi cầm nhịp Có đàn tranh, đàn chin dây, đàn cổ cầm, kèn các loại hòa theo Dàn nhạc ca trù thời cổ lớn như vậy.

- Hát Cửa Đình nông thôn thời cận đại chỉ còn một số nhạc khí bát âm và đàn đáy, phách, sênh, chiêng, trống.

- Hát ca quán, thính phòng càng đơn giản hơn, chỉ gồm có một người hát và 3 nhạc khí: đàn, phách, trống (trống con).

1.2.2 Tiếng hát và cách hát ca trù:

Hát ca trù là một lối hát rất khó Để thực hiện được các cung chính và biến cung của âm luật ca trù, người đào nương thời xưa không có một bộ kí âm pháp nào để học, mà trước hết phải học “ca đàn” tức là đàn bằng miệng cho đúng làn điệu của các cung đó để sau này hát cho đúng các thể loại đảm bảo nhạc tính và nhạc cảm.

Hát ca trù lại chính là hát lên các bài thơ, với yêu cầu diễn cảm ý thơ, tình thơ rất cao Vì vậy, đào nương phải học “nhả chữ” cho thật giỏi Lão nghệ sĩ Quách

Thị Hồ thường dạy các học trò: Khi hát “cái lộc bình nó rơi” thì hình như nó rơi thật trước mặt người đang nghe hát Muốn đạt đến trình độ ấy phải học “luyến” chữ cho thật khéo Nghe bà Hồ “luyến” từng chữ của bài Tỳ Bà Hành, bà Phúc

“luyến” chữ “đạo” của câu “trong nhân luận đạo vợ nghĩa chồng” của bài hát ru, bà Mùi “luyến” thật sâu chữ “say” trong câu “say mà ai biết rằng say bao giờ” của bài cung Bắc hay bà Kim Đức “luyến” chữ “cảm” trong câu “Yên thủy mang mang vô hạn cảm” của bài hát nói “chơi Hồ Tây” thì cứ như mỗi chữ là một cái hình tròn, tiếng hát công phu uốn cho đủ hết các vành tròn của chữ, không để hở một ly nào không “luyến”, lột tả hết mọi cảm hứng và kịch tính trong lời thơ Vì vậy, tiếng hát ca trù đẹp lung linh, giống như một cái vòng vàng, vòng bạc chạm trổ công phu từng nét một.

Như thế vẫn chưa đủ Để đạt đúng tinh thần cảm xúc trong lời thơ, người đào nương nhả chữ còn phải luôn luôn sáng tạo: nhả chữ theo kiểu “buông chữ”, “bắt chợt”, hoặc “bắt tròn” cho thật tài tình, khiến người quan viên có trình độ cao nhiều khi muốn buông cả roi trầu để ngồi im nghe hát Hát ca trù sử dụng toàn hơi trong, hơi thật Để giữ hơi được lâu, người hát không bao giờ mở to miệng, miệng lúc nào cũng như mím chặt, tiếng nào cũng từ trong cổ họng phát ra, gằn nén công phu, dư âm rền rĩ Các ả đào chuyên hát Cửa Đình còn phải có cách giữ hơi thật giỏi để hát suốt đêm này sang đêm khác, và hát thật to, thật rõ để những người đứng xa nghe thấy Do đó, người ả đào khi hát lại có thêm vẻ đoan trang, đứng đắn, không hề nhí nhoẻn làm duyên lộ liễu.

Có hai lỗi hát: hát khuôn và hát hàng hoa

- Hát khuôn là hát theo khuôn bậc, nắn nót từng tiếng, luyến láy công phu, tròn vành rõ chữ, không một tiếng hát nào thừa ra ngoài đàn Hát Cửa Đình tế thần, giỗ tổ phải hát khuôn thật giỏi.

- Hát hàng hoa là hát theo tính cách tài tử, phóng khoáng, nơi lỏng phần nào về khuôn bậc, tiếng hát ít công phu hơn hát khuôn Nhưng hát hàng hoa cũng có những cái hay của nó với tính chất phóng khoáng, luôn luôn sáng tạo.

Dù là hát khuôn hay hát hàng hoa, người đào nương đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghệ thuật dưới đây:

 Quán: Ăn nhịp với đàn phách, không chệch choạc

 Xuyến: tiếng hát tròn trĩnh, mượt đẹp, vững vàng.

 Dằn: tiếng hát tròn và đều.

 Thét: tiếng vút cao như suối vọt lên cao.

 Khuôn: tiếng tròn phẳng, đúng khuôn bậc.

 Rẫy: tiếng hát rền, giòn.

 Diệu: tiếng bắt tự nhiên, linh hoạt.

 Vỡi: cao vút, trong sáng.

 Lỏi: chệch, sai đàn phách.

 Ngang: không đúng cung bậc.

 Cản: sai bằng trắc của chữ trong câu hát.

 Chặn: hát thấp, không lên được.

Hát đúng cung bậc là để đảm bảo về Nhạc Để đảm bảo diễn cảm ý thơ, tình thơ, thì đào nương còn phải hát đúng lời thơ, bên cạnh việc học thuộc các bài thơ thì người hát ca trù còn phải hiểu được ý thơ, nội dung bao trùm của các bài thơ một cách trọn vẹn nhất Hát nói có thể nói là thể hát ca trù phổ biến nhất của ca trù, chủ yếu là hát lên cá bài thơ, đặc biệt là cá bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, những câu thơ theo Luật Đường, hoặc phá cách, hay những câu thơ khúc khuỷu, lắt léo cũng được đặt vào trong bài hát, bắt buộc người hát và người thưởng thức đều phải có vốn hiểu biết nhất định về các thể thơ đó.

1.2.3.1 Phách – tiếng hát thứ hai của người đào nương

Phách là một bộ phận nhạc cụ của hát ả đào, cùng cho ả đào gõ nhịp khi hát. Phách và sênh là hai bộ phận hợp thành một nhạc cụ Cô đầu dùng một cái sênh bằng gỗ hay bằng tre và hai cái phách bằng gỗ để gõ khi hát Gõ phách nhanh hay chậm đều có khuôn khổ nhất định.

Người đào nương học hát đã khó, trong khi hát lại còn phải gõ phách giữ nhịp cho tiếng hát Cỗ phách rất đơn giản, chỉ gồm một bàn phách bằng tre (hoặc bằng gỗ dắn) hai lá phách dẹt cầm ở tay phải tạo nên âm thanh dẹt và một lá phách tròn (gọi là tay ba) cầm ở tay trái tạo nên âm thanh tròn Phách dẹt và phách tròn đều làm bằng gỗ, hai lá phách dẹt là hai nửa của một lá phách tròn chẻ dọc “cây đàn, lá phách”, chữ nghĩa của ca trù thật là hình tượng, nhưng cũng nói lên phần nào yêu cầu nghệ thuật cao của việc gõ phách.

Phách của ca trù khác hoàn toàn với tất cả các loại phách khác Nó không chỉ làm công việc gõ nhịp mà cũng phải “luyến” như tiếng hát để diễn đạt tình cảm trong câu thơ, bài hát.

Khả năng khai thác ca trù để phục vụ khách du lịch

Một nhóm chỉ có hai nghệ sĩ biểu diễn và một quan viên vừa tham gia biểu diễn vừa phê phán mà tập hợp nhiều yếu tố nghệ thuật làm cho thính giả có thể nghe hằng giờ, hằng đêm, có khi ngày nầy qua ngày khác Người biết nghe sẽ cảm nhận được văn chương bóng bẩy của câu thơ, thang âm điệu thức dồi dào của giai điệu, tiết tấu rộn ràng của tay phách, chữ đàn gân guốc hay bay bướm của anh kép, không khí nghiêm trang hay rộn rã của buổi trình diễn, trong đó thơ và nhạc quyện vào nhau như bóng với hình

Một loại hình âm nhạc có bề dầy lịch sử (theo sử liệu và văn bia), chiều sâu nghệ thuật, tuy có nguy cơ bị quên lãng, nhưng hiện đang chiếm được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền, sự thiết tha gìn giữ của nghệ nhân, sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế Đặc biệt ca trù hiện là di sản phi vật thể của Việt Nam vừa được Unesco công nhận đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc bảo tồn và phát triển ca trù, cũng như đưa ca trù vào kinh doanh du lịch, bằng việc tổ chức các chương trình du lịch tham quan thưởng thức ca trù.

1.3.1 Định nghĩa và phân loại chương trình du lịch:

“Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán cho khách trước khi tiêu dùng của khách.”

Chương trình du lịch như là một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau Do vậy, chương trình du lịch mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ Các đặc điểm đó là: Tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào nhà cung cấp, tính dễ dàng bị sao chép, tính thời vụ cao, tính khó đánh giá chất lượng và tính khó bán.

Phân loại chương trình du lịch:

 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:

Chương trình du lịch chủ động

Chương trình du lịch bị động.

Chương trình du lịch kết hợp: là sự kết hợp hai loại trên.

 Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng:

Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng.

Chương trình du lịch có Hướng dẫn viên từng chặng.

Chương trình du lịch độc lập tối thiểu.

Chương trình du lịch độc lập đầy đủ.

 Căn cứ vào mức giá:

Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói.

Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản.

Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn.

 Căn cứ vào mục đích chuyến du lịch và loại hình du lịch:

Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh.

Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán.

Chương trình du lịch công vụ MICE (hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).

Chương trình du lịch tàu thủy.

Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng.

Chương trình du lịch sinh thái.

Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm.

Chương trình du lịch đặc biệt như tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh.

Chương trình du lịch tổng hợp: là sự tập hợp của hai hay nhiều chương trình du lịch trên.

Ta có thể thấy, ca trù thuộc vào yếu tố văn hóa của Việt Nam nói chung, của

Hà Nội nói riêng Đồng thời dựa vào sự phân loại chương trình du lịch trên, chúng ta xếp ca trù vào chương trình du lịch theo chuyên đề, thường là chương trình du lịch văn hóa – lịch sử để xây dựng các chương trình du lịch cụ thể.

1.3.2 Quy trình xây dựng một chương trình du lịch:

 Bước 1: nghiên cứu thị trường, gồm thị trường cung và cầu.

 Bước 2: Xây dựng chương trình khung.

 Bước 3: Xây dựng chương trình chi tiết.

 Bước 4: Lựa chọn dịch vụ, điểm tham quan, nhà cung cấp.

 Bước 5: Tính giá thành, giá bán, điểm hòa vôn.

 Bước 6: Xác định điều khoản thực hiện.

Một chương trình du lịch phải đảm bảo chất lượng – năng suât – hiệu quả:

 Phải bán được – chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu.

 Phải khả thi – Nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với giá bán.

 Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng loại khách.

1.3.3 Khả năng khai thác ca trù trong kinh doanh du lịch:

1.3.3.1 Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với chương trình du lịch tham quan thưởng thức ca trù:

Hà Nội luôn tự hào là thành phố có bề dầy truyền thống văn hóa lịch sử,mảnh đất ngàn năm văn hiến; là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế Cùng với những thắng cảnh, di tích lịch sử; các loại hình văn hóa phi vật thể đang tạo bản sắc rất riêng cho thành phố du lịch này, nhất là khi nhiều loại hình văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Hà Nội càng trở thành địa chỉ được quan tâm đối với khách du lịch

Giá trị của văn hóa phi vật thể có sức hút lớn (Ảnh: Cát Tường)

Còn ngành du lịch thành phố cũng tích cực đưa loại hình du lịch văn hóa phi vật thể vào khai thác, nhằm chuyển tải đến bạn bè quốc tế về một Thủ đô hào hoa, thanh lịch, giàu nhân văn

Loại hình văn hóa hấp dẫn của du lịch Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định: “Trong những năm qua, tạp chí du lịch có uy tín của Mỹ Travel & Leisure liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và năm 2009, Hà Nội được bình chọn đứng thứ 3 Sở dĩ Hà Nội đạt được vị trí bình chọn cao do có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng Chính vì vậy, văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc”

Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đặc sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ thậm chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội gốc Theo đó, các loại hình văn nghệ dân gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ,múa rồng, các điệu múa cổ thu hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hóa Hà Nội Đặc biệt, quan họ Bắc Ninh và ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã góp phần khẳng định những giá trị to lớn của các loại hình biểu diễn nghệ thuật.

"Năm 1994, đĩa hát của nhóm Ca trù Thái Hà được báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique) gọi là chấn động âm nhạc Viện trưởng Âm nhạc Pháp gọi ca trù là một trong những đỉnh cao của âm nhạc nhân loại” Khán phòng 250 chỗ ngồi của L’Espace dường như quá chật so với nhu cầu thưởng thức của khán giả Dù nhu cầu đến từ nhiều lý do (say mê, tò mò, trào lưu…) thì con số khán giả tới với đêm diễn cũng là một thực tế tích cực với những người tổ chức và biểu diễn. Trong số những khán giả tới với đêm diễn, có rất nhiều nhân sỹ, trí thức nổi tiếng như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, dịch giả Dương Tường… nhiều văn nghệ sỹ và không ít khán giả trẻ tuổi. Điều đó chứng tỏ văn hóa Hà Nội, hay các loại hình nghệ thuật biểu diễn như ca trù có sức hút mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu và xu hướng của du khách nước ngoài, đặc biệt với khách du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa, mà tiêu biểu ở đây là khách Pháp.

1.3.3.2 Khả năng đáp ứng của ca trù với chương trình trình du lịch tham quan thưởng thức ca trù:

Xét về mặt giá trị, ngày 01/10/2009, ca trù được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp Điều này mang ca trù đến gần với thế giới hơn

Hơn nữa, Hà Nội được công nhận là thành phố vì Hòa Bình, được biết đến là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước Hà Nội hiện có hệ thống khách sạn khá cao cấp (9 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 23 khách sạn 3 sao, nhiều khách sạn

2 sao và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu), tuy nhiên với lượng khách được dự báo là sẽ tăng đột biến trong năm 2010 thì Hà Nội sẽ phải tính toán đến nhu cầu phòng nghỉ cho khách lưu trú Theo đó, trong số những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có nhiều khách sạn cao cấp (trong số 23 dự án đã đăng ký) sẽ được hoàn thành vào năm 2010. Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội được đảm bảo.

Tại Hà Nội hiện nay tập trung nhiều nhất các nghệ nhân ca trù, các câu lạc bộ, các trung tâm ca trù, và đã ra đời một nhà hát ca trù.

Từ những điều trên đã cho ta thấy khả năng đáp ứng nội dung của chương trình du lịch tham quan thưởng thức ca trù.

Thực trạng khai thác giá trị ca trù tại một số cơ sở

2.1.1 Các câu lạc bộ ca trù

 Câu lạc bộ ca trù Bích Câu Đạo Quán

Sinh hoạt: sáng chủ nhật tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng. Địa điểm: 14 Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.

Chủ nhiệm: Lê Thị Bạch Vân

 Câu lạc bộ ca trù Thăng Long.

Ca trù Thăng Long do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc thành lập hồi tháng 8/2006 tới nay đã được 4 năm Các cụ đã đều ở tuổi ngoài

80, nay việc truyền dạy cũng đã được một số ca nương kép đàn vững nghề lại có thể đảm đương việc phục dựng lối hát thờ cửa đình phục vụ trong các dịp lễ hội và đều đặn dạy trống chầu miễn phí cho thính giả mong ca trù tới gần hơn với người dân. Việc lập giáo phường đã được ấp ủ bấy lâu, nay thuận tiết trời xin ra mắt công bố chính thức lập lại tổ chức giáo phường xưa kia để tiện cho việc gìn giữ, bảo tồn nghệ thuật ca trù của tổ tiên để lại Điều vinh dự và đặc biệt của Lễ ra mắt này chúng ta sẽ được gặp gỡ và trò chuyện với giáo sư Trần Văn Khê người đã mang nghệ thuật ca trù truyền bá khắp thế giới từ những 1978 Và, người có công trong cuộc điện dã tìm lại những thư tịch cổ, nghệ nhân trong khắp 14 tỉnh thành để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO dòng dã suốt mấy năm qua- nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan

 Địa chỉ: số 40 ngõ 32, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

 Sinh hoạt: 8h tối chủ nhật hàng tuần.

 Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê

Thôn Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội tên nôm là làng

Rỗ, trước 1945 là xã Lỗ Khê, tổng Hà Lỗ, phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh năm 1961 chuyển về Hà Nội Hát Ca trù ở Lỗ Khê có lịch sử phát triển gần 600 năm nay, sự tích truyền lại rằng năm 1426 Đinh Dự ( con trai đầu của tướng quân Đinh Lễ) và vợ là Mẫn Đường Hoa sáng lập ra giáo phường Lỗ Khê chuyên hát phục vụ cho cung đình, hát mừng thọ, hát mừng đăng quang, mừng khao vọng, động viên binh sĩ và hát giải sầu giải bệnh cho vua chúa Ngoài giáo phường Lỗ Khê, Đinh Dự và Mẫn Đường Hoa còn thành lập nhiều giáo phường khác và được thờ làm tổ nghề ca trù.

Giáo phường Lỗ Khê trước đây hoạt động trong một số huyện của tỉnh Bắc Ninh cũ, với 12 họ phân bố ở 12 làng xã có tổ chức Cách đây chừng 70 năm, một số gia đình ra sinh sống ở Hà Nội, mở nhà hát hình thành 3 lớp " Cô đầu, đầu chú, còn đại bộ phận giáo phường đi hát cửa đình ở một số tỉnh bắc bộ Chương trình hát cửa đình rất phong phú, gồm 4 phần nội dung : phần tế tự có 8 tiết mục và phần diễn trò của các đào kép Ngày trước hát ca trù là một nghề kiếm sống, trong gia đình chồng đàn vợ hát, cha đàn con hát, từ nhỏ con các đã làm quen với nghề và khi đến 18 tuổi vào nghề chính thức.

Hát ca trù ở Lổ Khê đã có từ lâu đời, nhưng ,mấy chục năm qua đã sa sút, nhưng cơ may khôi phục lại ca trù đã đến với Lỗ Khê, các nghệ nhân ca trù hoạt động trở lại một cách hào hứng Ngày 12-11-1995 Câu lạc bộ chính thức thành lập với 80 hội viên trong số đó có 20 hội viên biết đàn hát, đó là các nghệ nhân dạy đàn Nguyễn Văn Hành, Nguyễn Văn Hoan nghệ nhân dạy hát Dương Thị Nhiên, Đỗ Thị Nguyệt , Nguyễn Thị Vân, cùng với sự cố gắng của Câu lạc bộ cơ quan văn hóa thành phố tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho câu lạc bộ hoạt động.

Chủ nhiệm câu lạc bộ là nghệ nhân trống chầu Nguyễn Văn Phùng Hiện tại CLB ca trù Lỗ khê có một đội ngũ đông đảo thế hệ nghệ nhân Có những nghệ nhân cao niên 70-80-90 tuổi, đã từng đàn hát từ trước năm 1945, như cụ Phạm thị Mùi, cụ bà Dương Thị Nhiên và nhiều cụ bà trên 70 được dạy hát từ khi còn bé và đã nhiều và sau đó đã được học lại một cách bài bản đây là lực lượng sung sức, lực lượng nền cho câu lạc bộ, thế hệ thứ ba dưới 40 tuổi Câu lạc bộ có nhiều thành viên được học lớp diễn viên ca trù trẻ do cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức, qũy FORD tài trợ, và đặc biệt là các cháu từ 10-19 tuổi hiện rất đông, có đến 62 cháu được nghệ nhân trẻ Phạm Thị Mận truyền dạy nghề một cách tận tình và kinh nghiệm, chị cũng là người có giọng hát ca trù hay, thế hệ thứ 3 - 4 này sẽ là tương lai vàng xa của Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê

Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê từ khi tái thành lập đến nay đã có nhiều hoạt động phong phú như đào tạo, dàn dựng chương trình biểu diễn,ghi chép lại các bài bản truyền thống và sáng tác bài bản mới Ngoài biểu diễn ở địa phương, Câu lạc bộ

Ca trù Lỗ Khê còn phục vụ khán thính giả yêu thích ca trù trong nhiều tỉnh, địa phương khác.

Với thành tích đóng góp của mình, Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê được trao nhiều phần thưởng qúy như : Sở VHTT Hà Nội tặng bức tượng : " Liên hoan ca trù Hà Nội mở rộng năm 2000" Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương Vàng cho lớp nữ " Múa Bỏ Bộ" ,"Giấy khen của Cục nghệ thuật biểu diễn" Câu lạc bộ đã phục vụ hát cữa đình 16 lần ở nhiều địa điểm và thường xuyên biểu diễn phục vụ mừng thọ, mừng công, các dịp lễ tết tại địa phương và Hà nội Một vinh dự lớn đối với câu lạc bộ - đã được biểu diễn phục vụ Đại hội 8 của Đảng.

Câu lạc bộ cũng có nhiều thành viên tặng thưởng như nghệ nhân Nguyễn Thị Mùi được tặng " Huy chương vàng vì sự nghiệp văn hóa" chị Phạm Thị Mận được tặng 1 Huy chương vàng ,2 huy chương bạc và nhiều bằng khen, giấy khen của các cơ quan văn hóa đặc biệt đình Lỗ Khê thờ nhiều vị thần, trong đó có Đình Dự và Mẫn Đường Hoa được xếp hạng cấp quốc gia là di sản văn hóa qúy báu cho nhân dân Lỗ Khê và Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê.

Câu lạc bộ là nơi tập trung những người có cùng sở thích, để sinh hoạt, trao đổi đơn thuần và không mang tính chất kinh doanh Chính vì vậy, sự sinh hoạt của ba câu lạc bộ này nhằm duy trì ca trù, chưa có sự liên doanh, liên kết kinh tế với các công ty lữ hành Vốn thường là do sự đóng góp của các hộ viên, từ sự ủng hộ giúp đỡ của Nhà nước, hoặc tổ chức nào đó.

2.1.2 Trung tâm UNESCO ca trù

Trung tâm UNESCO Ca trù là một tổ chức trực thuộc Hiệp hội CLBUNESCO Việt Nam.Chuyên sưu tầm, nghiên cứu khoa học, đào tạo, biểu diễn và phổ biến ca trù, góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy ca trù - môn nghệ thuật hát đặc sắc và độc đáo của Dân tộc.

Chính thức ra mắt vào ngày 1/4/2007 Trung tâm UNESCO Ca trù đã từng bước ổn định tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả:

Về công việc nghiên cứu: Trung tâm đã tổ chức một số cuộc điền dã về các địa phương có phong trào ca trù phát triển mạnh như: Đan Phượng (Hà Nội), Đông Môn (Hải Phòng), Cổ Đạm (Hà Tĩnh),… Sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị cho công tác nghiên cứu, cũng như tìm hiểu và nắm bắt tình hình hoạt động ca trù tại đó, đồng thời thăm hỏi và động viên các nghệ nhân ca trù

Công tác Đào tạo: Trung tâm liên tục mở các lớp đào tạo về Đàn, Hát,

Trống Có chương trình cơ bản và nâng cao do các nghệ nhân, nghệ sĩ hàng đầu ca trù giảng dạy Đồng thời Trung tâm đang đào tạo và xây dựng một đội ngũ trẻ kế cận các nghệ nhân sau này Vì thế các bạn trẻ là đối tượng được Trung tâm quan tâm và tạo điều kiện nhiều nhất.

Công việc biểu diễn và phổ biến Ca trù :

Hàng tháng Trung tâm tổ chức sinh hoạt định kỳ và biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhằm giới thiệu ca trù cũng như giúp cho hội viên và những người yêu thích ca trù có điều kiện hiểu biết sâu hơn về ca trù Nói đến việc bảo tồn thì không thể không nói đến các nghệ nhân, những người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của kết quả bảo tồn Trung tâm tổ chức thăm hỏi động viên các nghệ nhân cũng như mời các nghệ nhân tham gia là hội viên của Trung tâm, tham gia biểu diễn, công tác đào tạo

Trung tâm hoạt động nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát ca trù một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng đã đề ra: " Giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Theo cố vấn của trung tâm Unesco ca trù là ông Nguyễn Cảnh Tùng: “do xu hướng phát triển hiện nay, trung tâm cũng đang hướng thêm về việc tổ chức du lịch.” Tuy nhiên, điều này vẫn đang chỉ nằm trong dự án, chưa được thực hiện Các khoản chi trả được hỗ trợ từ Câu lạc Unesco, từ trung tâm đoàn thể văn hóa, và bằng cách thưởng của những người nghe.

Văn phòng chính: Số 5 ngõ Tôn Thất Thiệp- Quận Ba Đình - Hà Nội.

Sinh hoạt: Sáng chủ nhật thứ tư của tháng

Tại: khu nhà người Việt – bảo tàng Dân tộc học – Nguyễn

Giám đốc trung tâm:Lê Minh Nguyệt.

Chương trình do Trung tâm UNESCO Ca trù phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện.

Thời gian: Sáng Chủ nhật tuần thứ 4 hàng tháng Địa điểm: nhà người Việt, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

LỊCH SINH HOẠT CA TRÙ

 Chương trình tưởng nhớ ngày mất Nghệ sĩ Nhân dân Quách

 Giới thiệu cuộc đời sự nghiệp của NSND Quách Thị Hồ

 Giới thiệu một số làn điệu Ca trù gắn liền với tên tuổi của

Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị

 Giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp

 Biểu diễn các bài hát nói đặc sắc của Thi sĩ Nguyễn Khuyến

 Giao lưu với công chúng

 Giới thiệu và biểu diễn một số làn điệu ca trù đặc sắc: Chúc

Hỗ, Gửi Thư, Bắc phản, Hát nói….

 Giao lưu với công chúng

 Giới thiệu về những bài hát ca trù ngợi ca Tình yêu, Quê hương, đất nước của các làn điệu ca trù.

 Giới thiệu và Biểu diễn một số bài hát nói xuất sắc của các Hội viên Trung Tâm UNESCO Ca trù

 Giao lưu với công chúng

 Giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ lớn Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu

 Biểu diễn ca trù: giới thiệu một số bài Hát nói đặc sắc của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu

 Giao lưu với công chúng

Tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Trung tâm UNESCO Ca Trù

 Biểu diễn ca trù: do các nghệ sỹ của Trung tâm UNESCO Ca trù biểu diễn.

 Giao lưu với công chúng

2.1.3 Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long Định hướng phát triển của Trung tâm:

Thực trạng khai thác giá trị ca trù trong kinh doanh du lịch

2.2.1 Tour 1: Tham quan Hà Nội – Thăng Long xưa (3 ngày,2 đêm)

Theo các tour chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long cùng Saigontourist, du khách sẽ có dịp tìm hiểu chặng đường ngàn năm của thủ đô trong không gian văn hóa kinh kỳ với thuyền rồng, Khuê Văn Các, cầu Long Biên, phố cổ, những ngôi nhà mái ngói nghiêng nghiêng, thư pháp, tranh Đông Hồ, trống quân, ca trù, hát xẩm, hội làng, trò chơi dân gian, nặn tò he Các làng nghề Thăng Long - Hà

Nội cũng được phục hiện như gốm sứ, dệt vải, làm hàng mã cùng các đặc sản truyền thống chè sen, bánh cốm, mứt Đặc biệt, tour Chặng đường ngàn năm Thăng Long trong 3 ngày sẽ đưa du khách đi tìm hiểu về “Thăng Long Tứ Trấn”: đền Bạch Mã, đền Trấn Vũ, đền Voi Phục, đền Kim Liên; thưởng thức bữa cỗ cổ

Hà Nội, chả cá Lã Vọng, ăn quà chợ cũ Hà Nội, xem hát ca trù

- Đón khách tại khách sạn, đưa khách đi thăm quan Thăng Long Tứ Trấn:

 Thăm đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm – nơi thờ Thần Long Đỗ với hiệuQuảng lợi Bạch Mã đại vương có từ thời Cao Biền

 Thăm đền Trấn Vũ: Nằm trên góc đường Cổ Ngư nay là đường Thanh Niên

 Thăm đền Voi phục ở phía Tấy thành phố nơi thờ vị thần Linh Lang đại vương

 Đến phía Nam thành phố thăm đền Kim Liên.

- Ăn trưa tại nhà hàng Chả cá Lã vọng

- Thăm một phần di tích Hoàng Thành Thăng Long (Thăm quan thành Cửa Bắc, cổng thành Hoàng Diệu, Hậu Lậu).

- Thăm Văn miếu Quốc Tử Giám.

- Đi bộ từ Ô Quan Chưởng dọc theo khu phố cổ Chợ Gạo, Hàng Bạc, qua rạp hát Chuông Vàng đến thăm quan khu nhà cổ 64 Mã Mây, thưởng thức Trà mạn Bắc Kỳ

- Ăn tối ( hưởng thức một bữa cỗ cổ Hà Nội do nghệ nhân Ánh Tuyết trực tiếp nấu và trình bày)

- Xem một show ca trù do Câu lạc bộ ca trù Hà Nội biểu diễn

- Đón khách tại khách sạn, đưa khách đi thăm các kiến trúc được xây dựng dưới thời Pháp thuộc:

 Thăm Hồ Gươm: Khách đến Tháp Bút thăm Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn ( Tháp Rùa nghe lại sự tích Hồ Gươm dưới thời vua Lê)

 Quý khách đi bộ từ đến Ngọc Sơn qua sở Nhà Đèn (sở Điện Lực

Hà Nội), qua vườn hoa Lý Thái Tổ đặt hoa tại chân tượng, thăm Bắc Bộ Phủ, Ngân hàng Đông Dương

 Thăm quan quần thể Nhà hát lớn, bảo tàng Lịch sử, khách sạn Metropole

 Thăm cầu Long Biên: Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiền bắc qua sông Hồng tại Hà Nội do Pháp xây dựng ( 1899- 1902)

- Ăn trưa: Đưa quý khách đi thưởng thức “ quà chợ Hà Nội cũ” Chiều thăm quan:

- Thăm quan chợ Đồng Xuân.

- Nhà thờ Cửa Bắc, xây dựng vào năm 1931-1932 tại Cửa Bắc thành Thăng Long

- Thăm bên ngoài trụ sở Thể dục thể thao 36 Trân Phú, kiến trúc kiểu trung dung duy nhất do Nhật Bản xây dựng tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lần thứ 2.

- Đưa quý khách đi ăn tối tại nhà hàng

- Đưa khách đi thưởng thức café Moca tại phố Nhà Thờ, dạo chơi và mua sắm tại các tuyến phố nổi tiếng: Hàng Trống, Lý Quốc Sư, Hàng Gai

NGÀY 3: HÀ NỘI SAU NĂM 1954

- Đón khách tại khách sạn, đưa khách đi thăm khu di tích Lăng Bác, Phủ Chủ Tịch: Là nơi làm việc của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Quý khách được thăm bên ngoài và tự do chụp ảnh lưu niệm

- Thăm một trong hai khu tập thể cũ Giảng Võ hoặc Thành Công (Là hai khu tập thể được xây dựng từ những năm 1978).

- Thăm khu đô thị cao cấp Mỹ Đình.

- Thăm và mua sắm tại siêu thị lớn nhất Việt Nam The Garden trong khu The Manor (được coi là Châu Âu giữa lòng Hà Nội)

- Đưa quý khách đi ăn trưa tại nhà hàng Bún chả Hàng Mành.

- Quý khách đi thăm làng gốm Bát Tràng, đền Đô (cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km), nơi thờ 8 vị vua đời Lý, thời vua lập nên Thăng Long ngày nay.

- Đưa quý khách về Hà Nội ăn tối tự chọn tại nhà hàng Sen Nam Thanh hoặc Sen Hà Thành Kết thúc chương trình, chia tay khách và hẹn ngày gặp lại Cùng một chương trình như trên, trong đó ca trù là một phần của chương trình du lịch đều là sản phẩm của hai công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội và Vietnamleader Travel Điều đó chứng tỏ tính dễ bắt chước của chương trình du lịch. Điều làm nên sự khác nhau của hai chương trình là các chính sách của mỗi công ty lữ hành.

Công ty lữ hành SAIGONTOURIST Hà Nội

Công ty lữ hànhVIETNAM LEADER

Tên chương trình Chặng đường Ngàn năm

“Thăng Long xưa, Du lịch

Khởi hành Tùy thuộc vào khách Hà Nội

Thời gian 03 ngày 02 đêm 03 Ngày - 02 đêm Điểm du lịch Hà Nội Thăng Long xưa (Hà Nội)

Phương tiện Đi về bằng xe Lựa chọn ( bảng Options)

Thể loại Du lịch Văn hóa - Lịch sử Du lịch Văn hóa – Lịch sử

 CÔNG TY LỮ HÀNH SAIGONTOURIST HÀ NỘI: Địa chỉ: 55B Phan Chu Trinh, Q Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội Điện thoại: 04 3933 5033

Fax: 04 3825 1174 Đường dây nóng: 0989 536 488 (Anh Huy) * 0912 714 842 (Chị Tuyết) Mail: info.sth@saigontourist.net – www.dulichtietkiem.com

BẢNG GIÁ Đơn giá: VND

Nhóm khách Khách sạn 2 sao

Nhóm khách từ 5 đến 10 khách

Nhóm khách từ 10 khách trở lên

• Phòng khách sạn ( 2 khách / phòng đôi).

• Ăn tối ngày đầu và ngày cuối tiêu chuẩn 300.000đ/khách và 4 bữa còn lại 80.000đ/khách.

• Phí thăm quan như chương trình.

• Hướng dẫn viên chuyên nghiệp

* Giá tour không bao gồm:

• Đồ uống, các chi phí các nhân và các khoản chi không có trong chương trình.

• Vé tour: Trẻ em từ 6 tuổi đến 11 tuổi mua một nửa giá vé người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên mua vé như người lớn

• Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, gia đình tự lo cho bé ăn ngủ và tự trả phí tham quan (Nếu có) Hai người lớn chỉ được kèm một trẻ em Từ trẻ thứ 2 trở lên, mỗi em cần mua một nửa vé người lớn Tiêu chuẩn nửa vé bao gồm: Suất ăn, ghế ngồi và ngủ ghép chung với gia đình

* Hành lý và giấy tờ tùy thân:

• Du khách tự quản lý tiền bạc tư trang trong qua trình tham quan du lịch

• Đối với du khách là Việt kiều, Quốc tế nhập cảnh Việt Nam bằng visa rời, vui lòng mang theo tờ khai hải quan và visa khi đi tour

Trường hợp hủy vé tour, du khách vui lòng thanh toán các khoản sau: a) Đối với ngày thường:

• Du khách hủy vé trước 3 ngày khởi hành, chịu phí 10% tiền tour Từ 2 - 3 ngày khởi hành, chịu phí 15% tiền tour Trong vòng 24 tiếng trước giờ khởi hành, chịu phí 30% tiền tour Chú ý: Riêng đối với các khách sạn 4 sao, khu resort, nếu hủy vé, chịu phí 40% tiền tour cho các trường hợp trên.

• Du khách hủy vé ngay ngày khởi hành, chịu phí 50% tiền tour

• Du khách chuyển đổi tour sang ngày khác và báo trước 3 ngày khi tour khởi hành sẽ không chịu phí, nếu trễ hơn sẽ căn cứ theo qui định trên và chỉ được chuyển ngày khởi hành tour 1 lần b) Đối với dịp Lễ, Tết:

• Du khách hủy vé trước 7 ngày, chịu phí 40% tiền tour Từ 5 - 7 ngày trước ngày khởi hành chịu phí 50% tiền tour Trong vòng 5 ngày trước ngày khởi hành chịu phí 70% tiền tour c) Sau khi hủy tour, du khách vui lòng đến nhận tiền trong vòng 1 tháng kể từ ngày đăng ký tour Chúng tôi chỉ thanh toán trong thời gian 30 ngày nói trên d) Trường hợp hủy tour do sự cố khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc tàu thủy hoãn/hủy chuyến, Saigontourist sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ phí nào ngoài việc hoàn trả tiền tour

• Công ty xuất hóa đơn cho du khách có nhu cầu (Hạn chót: Sau 7 ngày kết thúc chương trình du lịch) Du khách được chọn một trong những chương trình khuyến mãi dành cho khách lẻ định kỳ (Nếu có).

• Du khách có mặt tại điểm đón trước 15 phút Du khách đến trễ khi xe đã khởi hành hoặc hủy tour không báo trước vui lòng chịu phí như ‘hủy vé ngay ngày khởi hành’.

 Công ty lữ hành VIETNAM LEADER TRAVEL Địa chỉ: 45 Lương Đình Của, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (0084) 436 830 259

 Xe ôtô đời mới có máy lạnh, đưa đón khách đi theo chương trình trong tour.

 Mức ăn theo chương trình trong tour: 20.000VND/bữa phụ, 80.000VND/ bữa chính, ăn bữa cuối 250.000VND/bữa.

 Khách sạn tiêu chuẩn 2 khách/phòng có điều hoà, tivi, nóng lạnh.

 Hướng dẫn viên thuyết minh và phục vụ cho đoàn suốt tuyến.

 Vé vào cửa các thắng cảnh trong chương trình.

 Khăn lạnh, Nước uống trên đường (1 khăn, 1 chai/ ngày).

 Bảo hiểm du lịch trọn tour, theo tiêu chuẩn bảo hiểm Việt Nam.

Gía vé không bao gồm :

 Ăn uống ngoài chương trình và các chi phí dịch vụ vui chơi giải trí, cá nhân.

 Nghỉ phòng đơn, điện thoại, giặt là, thuế VAT v.v

 Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mua 01 vé.

 Trẻ em từ 06 đến 11 tuổi mua ẵ vộ tour.

 Trẻ em từ 05 tuổi trở xuống: Không tính vé, gia đình tự lo

 Đối với Quý khách bị bệnh như: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… phải mang thuốc điều trị khi đi tour Đồng thời cung cấp số điện thoại của người thân để tiện liên lạc trong trường hợp cần thiết Trong trường hợp, quý khách cảm thấy không khỏe phải thông báo ngay cho HDV để được đưa đến bệnh viện gần nhất.Mọi chi phí phát sinh Quý khách tự thanh toán.

 Hà Nội: Fotuna, Bảo Sơn, Lake Side, Sunway, Sheraton, Galaxy, Hacinco, Công Đoàn, Thiên Thai, Oasis, Hoàng Tử, Sunny, Sài Gòn, Tây Hồ, Asean, Royal, Seaside

Với công ty lữ hành Saigontourist, họ đã đưa ra các yêu cầu, các quy định rõ rang khi tham gia chương trình Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, chính vì vậy tạo được lòng tin của khách du lịch, cũng như thu hút khách nước ngoài.

Những thách của ca trù trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam với hàng ngàn năm văn hiến đã sản sinh ra nghệ thuật hát ca trù, rất độc đáo, rất đậm đà “hồn Việt” Trong dòng chảy sôi động của thời đại, nhiều nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật này đã và đang đứng trước nhiều thách thức lớn

Nghiên cứu về ca trù, tôi nhận thấy ca trù nay khác với ca trù xưa nhiều. Khác nhau trước hết là ở chỗ ca trù xưa thì phong phú, đầy đủ, mà nay thì mất mát đi nhiều Thư tịch cổ cho biết ca trù có đến 99 thể cách Trong đó loại thể cách hát lên được, tức là làn điệu đã có tới 66 thể cách Còn hiện nay, các đào nương già cũng biết chỉ khoảng 15 điệu, trong kho băng đĩa lưu trữ tại Viện Âm nhạc và Đài Tiếng nói Việt Nam, thấy có tư liệu của 26 điệu ca trù Các giáo phường ca trù đã không còn được tiếp nối như nền nếp xưa Việc thờ tổ ca trù cũng đã mai một, còn mang tính tự phát.

Nhưng cái khác lớn nhất giữa xưa và nay là không gian, không khí ca trù,hay còn gọi là văn hóa ca trù thì Không còn những đêm hội làng, các đào kép về hát thờ Thành hoàng theo lệ hằng năm Không còn những ca quán nhộn nhịp khách văn nhân Không còn những cuộc khao vọng, khai trương cửa hiệu có mời đến đào kép ca trù, để tùy việc tùy duyên mà thưởng ngoạn câu thơ khổ phách cung đàn ca trù.

Người nghe đã khác xưa nhiều Đào kép cũng khác xưa nhiều Không gian văn hóa của việc thưởng ngoạn ca trù càng khác xưa Đó là một điều khác nhau lớn nhất của sinh hoạt ca trù xưa và nay.

Cho đến thời điểm này, chương trình hành động quốc gia về ca trù đã có những thành tựu đáng ghi nhận, ca trù đang được chính quyền và ngành văn hóa các địa phương quan tâm, nhiều giáo phường ngày xưa tìm đến nhau tiếp tục đàn hát, các nghệ sĩ trẻ vẫn tiếp tục tìm tòi, học hỏi và mở ra nhiều câu lạc bộ (CLB)

Những CLB này đến nay hoạt động khá rôm rả, đều đặn thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là lớp trẻ Tuy nhiên những nghệ sĩ lão luyện có thể truyền được nghề bài bản, giúp học sinh nắm được ca trù một cách bài bản không còn nhiều

Có một thực tế, việc dạy và học đàn và trống không quá khó khăn, không đòi hỏi sự đặc biệt về năng khiếu, trong khi hát thì đòi hỏi rất cao, vì tiếng hát ca trù vô cùng độc đáo Những người có một giọng hát trời phú đủ để học ca trù rất hiếm hoi, bởi vậy người hát thành công bây giờ hầu như không có ai Người ta vẫn có thể hát đúng làn điệu nhưng hát hay như ngày xưa thì rất hiếm.

Từ phía công chúng, chúng ta thấy ngay cả đối với người Việt Nam nếu chưa được tiếp xúc một cách sâu sắc cũng khó có thể nghe và hiểu được ca trù.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ca trù đang đối mặt với những thách thức cô cùng to lớn Để góp phần vào công cuộc bảo tồn ca trù cần có những giải pháp trước mắt, và những biện pháp lâu dài để phát triển ca trù, đặc biệt các giải pháp bảo tồn và phát triển ca trù trong kinh doanh du lịch.

Giải pháp trước mắt

3.2.1 Định hướng phát triển du lịch trong năm 2010:

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của ngành du lịch, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút du khách bằng cách tạo ra những tour du lịch giàu giá trị văn hóa, giảm thiểu chi phí để du khách dễ dàng chọn lựa Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm 2010 là năm mang tính bản lề về văn hóa khi diễn ra nhiều sự kiện lớn, trọng đại như 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, là năm mở đầu cho thập kỷ văn hóa của Việt Nam Bộ VH,TT&DL cũng cần sớm chuẩn hóa các hoạt động văn hóa, lễ hội và từng bước nâng cấp tạo nên bộ mặt mới”.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2010 cụ thể là:

 Đẩy mạnh tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân để đạt 23-25% dân số luyện tập thể thao thường xuyên; 50-60% dân số đạt chuẩn quốc gia về thể lực theo lứa tuổi Phấn đấu 100% môn thể thao có tổ chức liên đoàn hoặc hội thể thao cấp quốc gia; có 30.000 cơ sở dịch vụ thể dục thể thao, trong đó có 90% ngoài công lập Ngành cũng sẽ tích cực chuẩn bị tổ chức thành công đại hội thể dục-thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục-thể thao toàn quốc lần thứ VI năm 2010; chuẩn bị lực lượng, tham gia thi đấu đạt thành tích tốt tại ASIAD 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc;

 Tiếp tục duy trì các biện pháp kích cầu du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sẵn sàng đón sự phục hồi tăng trưởng thị trường du lịch sau khủng hoảng.

Năm 2009, ngành du lịch kịp phát động chương trình khuyến mãi kích cầu

“ấn tượng Việt Nam” nhằm giảm giá tour 30-50% so với trước đó để cạnh tranh với các nước trong khu vực Một loạt dịch vụ du lịch, như hàng không giảm giá 60%, các khách sạn, resort giảm giá 30-70%, nhờ đó đã kích cầu du lịch nội địa tăng trưởng mạnh

Theo thống kê, năm 2009, lượng khách du lịch nội địa đạt 25 triệu lượt người (tăng gần 20% so với năm 2008); khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008) nhưng tổng doanh thu của toàn ngành năm 2009 vẫn đạt 68.000-70.000 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2008). Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, năm 2010, ngành du lịch đặt mục tiêu:

 Đón khoảng 4,5-4,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng từ 18-21%),

 27-28 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng khoảng 8-12%)

 Doanh thu du lịch đạt 75.000-78.000 tỷ đồng (tăng khoảng 7,1%-11,4%) Để đạt mục tiêu này, chủ trương trong năm 2010 của ngành du lịch là:

- Đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước để phát huy thế mạnh của du lịch nội địa;

- tập trung xúc tiến quảng bá vào các thị trường khách quốc tế trọng điểm.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng tới khai thác dòng khách có khả năng chi trả cao. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp du lịch khuyến nghị Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu để giữ nhịp tăng trưởng Theo phản ánh của các doanh nghiệp lữ hành, giá tour đã rục rịch tăng trở lại; như tour có sử dụng máy bay giá tăng 40%, tour đường bộ đã tăng 15% Như vậy, giá tour trong nước sẽ cao hơn giá tour nước ngoài vì chương trình khuyến mãi của các hãng lữ hành, hàng không Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc kéo dài trong năm 2010. Điều đó dẫn tới việc khách nội tìm tới các tour du lịch nước ngoài gia tăng.

Trên thực tế, đối với dịp Tết Nguyên đán, khách đăng ký tour đi nước ngoài tăng tới 20-30%, nhiều công ty phải khóa sổ từ trung tuần tháng 1/2010; trong khi các tour du xuân trong nước vẫn “giậm chân tại chỗ." Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, chính sách kích cầu du lịch không chỉ để có khách, tăng lượng khách mà còn phải giữ được chân du khách Do vậy, chiến lược khuyến mãi cần phải xuyên suốt, lâu dài và không thể mang tính thời vụ Mặt khác, để thu hút du khách, các hãng lữ hành, hàng không, dịch vụ cần liên kết để đưa ra giá tour ổn định và nên có những chương trình khuyến mãi, nhất là vào mùa thấp điểm

Còn theo bà Dương Mai Lan, trưởng phòng nghiên cứu thị trường Vietravel, các công ty lữ hành đều mong muốn có những chương trình khuyến mãi cấp quốc gia để giá tour trong nước có thể cạnh tranh với giá tour các nước trong khu vực. Như vậy, các công ty du lịch sẽ có thêm cơ hội để mang đến nhiều chuyến du lịch và thu hút ngày càng đông du khách trong nước.

3.2.2 Xây dựng các chương trình du lịch:

Văn hóa người Hà Nội được đặc biệt quan tâm Ngoài các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong cách sống của người Hà Nội, từ đất Kinh kỳ xưa đến Hà Nội nay, đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài Người Hà Nội lại vốn nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hóa từ nghìn năm nay và bản sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và còn được xem tập quán sinh hoạt của người dân

Nói về việc khai thác và giới thiệu với du khách về loại hình văn hóa phi vật thể này của Hà Nội, ông Trần Thành Công, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết: “Ngoài các điểm tham quan thông thường, các địa chỉ văn hóa ẩm thực; việc giới thiệu văn hóa phi vật thể là phần không thể thiếu đối với bất kỳ tour nào được Hanoitourist tổ chức tại Hà Nội Do đa phần du khách đến Hà Nội đều quan tâm đặc biệt đến các yếu tố ý nghĩa lịch sử và văn hóa gốc của người Hà Nội, Hanoitourist tập trung khai thác loại hình văn hóa phi vật thể này” Hiện tại, Công ty đang xây dựng và tổ chức các tour homstay dành cho khách tìm hiểu về phong cách sống của người Hà Nội tại thành phố và phong cách sống của người Hà Nội tại vùng nông thôn Ông Hoàng Nhân Chính, Giám đốc Công ty Du lịch JIB – TNT cũng đồng nhất với quan điểm trên, cho rằng: “Cùng với sự hào hứng khi được xem rối nước, khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu rất thích tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội cũng như của Việt Nam nói chung” Những dịp Tết nguyên đán, nhiều công ty lữ hành bận rộn trong việc đưa đón khách thâm nhập, tìm hiểu phong tục đón Tết của người Hà Nội Hoặc đôi lúc, họ đưa khách về các vùng nông thôn ven Hà Nội như Đa Tốn, Bát Tràng (huyện Gia Lâm) để xem người dân cấy cầy hay hóa thân vào nông dân đề mò cua, bắt cá

Bên cạnh đó, loại hình du lịch City tour (du lịch nội đô) với chủ đề Thăng Long-Hà Nội là một trong những chương trình du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Hà Nội xây dựng chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội

City tour có ý nghĩa đặc biệt, khai thác và kết nối các điểm du lịch tiêu biểu nhưng cũng rất tổng thể của Hà Nội trong suốt chiều dài hàng nghìn năm thông qua các giá trị văn hóa, nhân văn, kiến trúc, xã hội học. Đánh giá về các giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long-Hà Nội, giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định: “Ở góc độ du lịch học và thực hành du lịch, Thăng Long-Hà Nội là một vùng mỏ rất quý giá, lại vừa giàu sang, lớn lao và sâu sắc. Vùng mỏ đó có nhiều điểm đến nhưng cần lựa chọn những điểm thích hợp cho một tour du lịch nội đô".

Cũng chính từ ý tưởng này, city tour có điểm đến đầu tiên là khu Hoàng thành, nơi phát lộ đúng dịp Hà Nội chuẩn bị tròn 1.000 năm tuổi mà theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, đó là tổ tiên 1.000 năm trước lộ ra để con cháu nhận diện Điểm đến tiếp theo là nhà 87 Mã Mây - ngôi nhà cổ đặc trưng của Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay; đền Bạch Mã – Đông trấn trong Thăng Long tứ trấn; Ô Quan Chưởng - cửa Đông của thành Thăng Long; đền Voi Phục - Tây trấn của thành Thăng Long và các phố cổ, phố cũ của Hà Nội

City tour cũng đưa du khách thăm khu di tích tượng vua Lê, nhà hát lớn thành phố và thăm khu đô thị mới Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia, Bảo tàng

Hà Nội. Để kết nối các điểm thành một chương trình du lịch hoàn hảo, các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc trên các tuyến phố, tuyến đường đi đều được khai thác, điều mà trước đó hầu hết các chương trình du lịch bỏ ngỏ Trong khi tiềm năng du lịch của các tuyến đường đi rất phong phú, đặc biệt là tuyến đường qua các phố cổ, phố cũ của Hà Nội Ông Hoàng Nhân Chính, giám đốc Công ty Du lịch JIB-TNT cho rằng:

Giải pháp lâu dài

3.3.1 Các chính sách của Nhà nước

Trong quá trình hội nhập, Nhà nước cần có những chính sách lâu dài đảm bảo phát triển nền kinh tế Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt các cơ sở hoạt động biểu diễn nghê thuật, trong đó có ca trù Một số kiến nghị giải pháp:

Đánh giá thật đầy đủ và khách quan để xây dựng phương án điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững, xác định rõ lộ trình và sớm triển khai các giải pháp, chính sách trong phương án

Điều hành thận trọng, linh hoạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm giá trị đồng tiền, đông thời đảm bảo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp du lịch hoạt động, cạnh tranh lành mạnh.

Tập trung đầu tư, xử lý có hiệu quả các điểm ùn tắc giao thông trọng điểm trong thành phố Xây dựng hình ảnh Hà Nội thân thiện với môi trường.

Đổi mới công tác quản lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương; có chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu thông qua hoạt động du lịch, như phát triển các làng nghề,…

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Rà soát, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tập trung vào nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính và thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực phát triển

Rà soát, điều chỉnh hợp lý các dự án quy hoạch đầu tư phát triển du lịch Đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, đảm bảo quy hoạch phát triển toàn thành phố Hà Nội Thực hiện nghiêm túc và có chuyển biến rõ nét trong thực tế công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về môi trường, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường

Triển khai mạnh các chính sách cải thiện đời sống cho người dân, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời sẽ nâng cao trình độ, khi đó sẽ kich cầu du lịch trong nước phát triển, tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển.

Tăng đầu tư nhà nước và huy động nguồn lực của xã hội để phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lượng, đảm bảo thích ứng với công cuộc phát triển và hội nhập với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao Đặc biệt trong ngành dịch vụ, yếu tố lao động đóng vai trò vô cùng to lớn, tạo nên thương hiệu cho sản phẩm du lịch.

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục bậc đại học và đào tạo cao đẳng nghề; cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo; đổi mới và chủ động kiểm soát nội dung đào tạo. Áp dụng đồng bộ các biện pháp để khắc phục cơ bản các tiêu cực kéo dài trong giáo dục, đào tạo Bên cạnh đó tạo điều kiện cho việc thành lập các lớp, các trung tâm dạy ca trù.

Tiếp tục chỉ đạo, rà soát để hoàn chỉnh thủ tục hành chính, bảo đảm minh bạch công khai rõ ràng dễ hiểu, giảm thủ tục, gọn đầu mối nhưng tránh sơ hở để lợi dụng nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng, không gây cản trở cho việc liên doanh, liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ với các công ty lữ hành.

Hoàn chỉnh và nâng cao tính pháp lý các quy định pháp luật; áp dụng đồng bộ các biện pháp Coi trọng việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển ca trù

Phải có chính sách bảo tồn và phát triển ca trù trong thời gian dài bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi các trung tâm cung cấp dịch vụ ca trù, các chính sách đãi ngộ với các ca nương, nhất là các nghệ nhân cao tuổi tạo điều kiện mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của ca trù Nhưng đồng thời phải đảm bảo tránh tình trạng lạm dụng các chính sách ưu đãi với loại hình nghệ thuật này để chuộc lợi, hay làm mất đi giá trị của loại hình nghệ thuật ca trù này

Đặc biệt, nhà nước nên có chính sách ưu đãi dành cho các cơ sở hoạt động sinh hoạt ca trù như cung cấp nguồn tài trợ để cơ sở hoạt động, miễn một số loại thuế hay tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này liên kết với các công ty lữ hành.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao thương hiệu du lịch Việt Nam tới các thị trường mục tiêu như các nước trong khối ASEAN, đặc biệt tiến xa hơn nữa tới các vùng thị trường mới ở Châu Âu nhằm tạo cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3.3.2 Quảng cáo, xây dựng thương hiệu du lịch:

Ngày đăng: 23/06/2023, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w