CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NGÔ QUYỀN HẢI PHÒNG
Bản chất và vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .5
Trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là hiện thực tất yếu Hầu hết các doanh nghiệp đều có mục tiêu chủ đạo là gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí đầu vào, đổi mới nâng cao trang thiết bị máy móc, giảm bớt nhân công, nâng cao tay nghề…Vậy hiệu quả kinh doanh là gì và thước đo giúp thấy được hiệu quả kinh doanh, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh…Tất cả những vấn đề lý luận chung đó sẽ được giải thích cặn kẽ trong chương này.
1.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, tất cả các sản phẩm vật chất đều được tạo ra thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Hàng hóa là kết tinh của giá trị sử dụng và giá trị sản phẩm, chính vì vậy một sản phẩm được chấp nhận trên thị trường với mức độ yêu thích khác nhau đem lại lợi nhuận khác nhau cho doanh nghiệp, đó là một trong những thước đo thể hiện hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Theo lý thuyết quản trị doanh nghiệp thì:
“Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.
Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động
Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thế nào là kinh doanh có hiệu quả? Đây là một câu hỏi mở mà rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như các doanh nhân đã và đang tìm hiểu, thực hiện và đưa ra các giải pháp của riêng minh.Cần nhìn nhận hiệu quả kinh tế một cách toàn diện, trên nhiều mặt nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra những kêt luận đúng đắn không phiến diện Theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” ,tức là nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó là tấm gương phản chiếu giữa lơi nhuận thu được và chi phí đã bỏ ra.
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả về mặt kinh tế
Hiệu quả về mặt kinh tế phản ánh trình đồ tận dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế ở một thời kỳ nào đó Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả có thể hiểu là hệ số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, và nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình kinh doanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào…đồng thời nó yếu cầu doanh nghiệp phải phát triển theo chiều sâu Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Sự phát triển tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản của mỗi doanh nghiệp.
Hiệu quả xã hội là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu xã hội nhất định Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, trình độ lao động, mức sống bình quân.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh (H) Kết quả Đầu ra Chi phí Đầu vào X 100%
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra…Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý Bởi ta không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại Thậm chí trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,… Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thương trường.
Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:
Hiệu quả kinh doanh (H) Mục tiêu hoàn thành Nguồn lực Đ ợc sử dụng hợp lý X 100%
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho DN hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho DN ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.1.4 Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD
Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
Doanh số bán: Tiền thu được từ bán hàng hoá dịch vụ.
Vốn sản xuất bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố định, tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất.
Chi phí sản xuất = chi phí cố định + chi phí biến đổi.
Lãi gộp là phần còn lại của doanh số bán sau khi trừ chi phí biến đổi.
Lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng = lợi nhuận trước thuế - các khoản thuế
Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động SXKD
Chỉ tiêu doanh lợi : có thể tính cho toàn bộ vốn kinh doanh hoặc chỉ tính cho vốn tự có của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng Đây có thể coi là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu quả kinh doanh.
D vkd : Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
VV : Lãi trả vốn vay
V KD : Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu doanh lợi tính cho số vốn của doanh nghiệp được tính tương tự nhưng thay đại lượng V KD (vốn kinh doanh) bằng đại lượng V TC (vốn tự có).
Doanh lợi doanh thu bán : chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước và sau thuế.
D dt : Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định.
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó.
1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế
Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh:
H CPKD : Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh, tính theo đơn vị %
Q G : Sản lượng kinh doanh tính theo giá trị
C TC : Chi phí tài chính
1.2.3 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:
SV NVL NVL SD NVL DT
SV NVL : Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu.
NVL SD : Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng
NVL DT : Giá trị nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ
1.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động bình quân năm:
AP N : năng suất lao động bình quân năm
Q : Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
AL : Số lao động bình quân trong năm
Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:
∏ BQ : Lợi nhuận do một lao động tạo ra
L : Số lao động tham gia
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định
1.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay toàn bộ vốn:
Với SVV là số vòng quay của vốn, chỉ tiêu này cho biết lượng vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong chu kỳ, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng càng lớn.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
TSCĐ: Tài sản cố định
H TSCĐ : hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCĐ G : Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính theo giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến thời điểm lập báo cáo.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
H LĐ : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
V LĐ : Vốn lưu động bình quân năm.
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động:
SVLĐ: số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong một năm vốn lưu động quay được mấy vòng, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu:
Trong đó ∏ CP ¿ ¿ : thu nhập cổ phiếu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:
Với D CP : là tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu.
Các phương pháp phân tích
Là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch.
So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;
So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật - kinh tế trung bình hoặc tiên tiến
So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu của doanh nghiệp tương đương hoặc đối thủ cạnh tranh.
So sánh các thông số kỹ thuật - kinh tế của các phương án kinh tế khác. Điều kiện so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo thông nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về số lượng, thời gian, giá trị.
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các điều kiện trên đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.Trong phân tích có thể so sánh : Số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số.Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu phân tích, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế Điều kiện để áp dụng: Các nhân tố phải có sự liên hệ với nhau dưới dạng tích số.
Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này Trật tự thay thế liên hoàn thường quy định như sau:
Nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau
Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau
Liên hệ cân đối: đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng Cơ sở của phương pháp này là sự cân đối về lượng giữa 2 mặt của yếu tố và quá trình kinh doanh: giữa tổng vốn và tổng nguồn vốn giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các quỹ, các loại vốn Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động của hàng hóa, vật tư tự nhiên, xác định điểm hòa vốn; phân tích cán cân thương mại…
Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chi tiêu nhân tố với chi tiêu phân tích được xác định mức độ ảnh hưởng một cách trực tiếp, không cần thông qua một chỉ tiêu chung gian nào, như lợi nhuận với giá bán, giá thành…
Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ chiều hướng liên hệ luôn biến đổi: Năng xuất thu hoạch với số năm kinh doanh của vườn cây lâu năm…
Phương pháp hồi quy tương quan
Hồi quy tương quan là các phương pháp của toán học, được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
"Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp" Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.
Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.h
Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội
Bao gồm toàn bộ hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh,liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt độngSXKD của mình Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường văn hoá-xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá-xã hội quy định.
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.
1.3.2 Các nhân tố bên trong
Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị.
Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả KD của DN sau
1.4.1 Những tác động tích cực và vướng mắc phát sinh trong quá trình CPH các DN quốc doanh.
Cổ phần hóa là một khâu quan trọng tạo chuyển biến cơ bản để các doanh nghiệp nhà nước địa phương nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách…Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp có rât nhiều điều kiện thuận lợi giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh có thể kể đến đó là:
Huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
CPH tạo cho doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm: nhà nước, người lao động, và các cổ đông ngoài công ty.
Công ty cổ phần tạo thúc đẩy người lao động bằng những lợi ích vật chất và tinh thần giúp họ thực sự làm chủ công ty.
Tạo nên cơ chế quản lý năng động, sáng tạo trong công việc Bộ máy quản lý tinh giản gọn nhẹ, đi sâu vào chuyên môn.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, kinh nghiệm quản lý còn nhiều thiếu xót nên không thể tránh được những bất cập trong quá trình cổ phần hóa ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một số khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ là :
Mối quan hệ giữa công ty cổ phần hóa và nhà nước chưa được rõ ràng trong việc ai đứng đầu chịu trách nhiệm, hay có các biện pháp giảm sát quản lý Công ty sau cổ phần hóa vẫn còn chịu tác động ảnh hưởng quá lớn của cơ quan chủ quản cũ.
Khó khăn về vấn đề tài chính, ở một số doanh nghiệp khó xử lý dứt điểm các khoản nợ vay ngân hàng, hàng hóa tồn kho kém chất lượng, nợ BHXH, lỗ còn treo lại…
Việc sắp xếp kiện toàn bộ máy còn chưa thống nhất do những ảnh hưởng của chế độ cũ.
1.4.2 Một số giải pháp chung cho các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh.
Từ những điểm tích cực và những tồn tại trước mắt giúp chúng ta nhin thẳng vào thực tế muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình Có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường là:
Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của công ty Hiệu quả của quốc gia, ngành và công ty phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong công ty Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô công ty, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý công ty Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong công ty Lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh Công ty muốn khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm thì cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Sáu là, quản trị môi trường Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị;mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,…Vì vậy,muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có do sự thay đổi, bất trắc đó Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦACÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NGÔ QUYỀN-HẢI PHÒNG
Tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền Hải Phòng
Công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền-Hải Phòng được chuyển đổi từ công ty xây dựng Ngô Quyền theo quyết định số 2047/Q Đ-UB ngày 01-09-
2005 Trước khi chuyển đổi công ty là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 được thành lập từ năm 1982 đã có nhiều năm xây dựng và phát triển.
Thực hiện quyết định số 1191/QĐUB-ĐMDN ngày 18 tháng 7 năm 1998 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc sáp nhập Công ty Khai thác VLXD vào Công ty Xây dựng Ngô Quyền và Quyết định số 2047/QĐ-UB ngày 01 tháng 9 năm 2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi Công ty Xây dựng Ngô Quyền thành Công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền Ngoài những chức năng nhiệm vụ trên Công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ tư vấn, thiết kế các công trình, san lấp mặt bằng trồng cây xanh công viên và đô thị phá dỡ các công trình xây dụng công nghiệp và dân dụng Khai thác kinh doanh VLXD và vận tải đường thủy nội địa Công ty có 15 tầu trọng tải từ 100.300 tấn chuyên chở VLXD , than 104 cẩu được lắp đặt trên các trông tông để khai thác VLXD và thi công nạo vét song, cầu cảng Để đứng vững trong cơ chế thị trường Công ty gặp không ít khó khăn nhưng bằng tài năng, trí tuệ, sự năng động trong công việc của tập thể cán bộ công nhân viên và không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
Năm 1999 Công ty mở rộng quan hệ Liên doanh với các nhà thầu lớn trong và ngoài nước, đầu tư dây chuyền khoan cọc nhồi để xử lý nền móng cho các công trình cao tầng và các cầu lớn Công ty phấn đấu sản lượng năm sau cao hơn nhiều lần so với năm trước.
Do yêu cầu sản xuất kinh doanh, năm 2001 Công ty đã thành lập Chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên để xây dụng các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn hàng Năm 2003 Công ty thành lập Chi nhánh tại Quảng Ninh để xây dựng các công trình mở rộng quan hệ trong nước.
Công ty cổ phần Xây dựng Ngô Quyền là một doanh nghiệp phát triển bền vững, sẵn sàng hòa nhập thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu trực tiếp với các nước Công ty còn đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến Chính vì vậy Công ty được các bạn hàng đánh giá là một Công ty làm ăn có hiệu quả một bạn hàng đáng tin cậy, một đối tác đầy tiềm năng.
Phương châm của chúng công ty :
“UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ”
Công ty đã có rất nhiều công trình lớn đã thi công và đem lại uy tín lớn cho công ty, có thể kể đến là công trình dựng móng, sân, bệ, điện Tượng đài công nhân Cảng Hải Phòng, Chi cục quản lý thị trường Tiên Yên Nhà khối vận huyện Tiên Yên - Quảng Ninh, đài phun nước màu trung tâm Thành phố cấp nước An Tràng - An Lão, cấp nước Vĩnh Niệm,Cải tạo nhà làm việc khách sạn Cát Bà Đường cáp ngồm điện chiếu sáng Đảo Bạch Long Vĩ.Trường Mầm Non 1-6, Trung tâm phát thanh Truyền hình Hải Phòng, Trụ đã băng tải ra cảng thuộc hệ thống giao thông ngoài nhà máy xi măng Cẩm Phả.Trường Mầm Non bán công Thị trấn Phú Thái - Hải Dương, Xây dựng khu tái định cư nhà máy Nhiệt điện 2, Đúc và đóng cọc bê tông nhà máy xi măng
Chinfon Thủy Nguyên, Nhà làm việc Công ty quản lý đường thủy Quảng Ninh Hạ tầng dự án Trung tâm GDQP Đại học Hải Phòng, Trụ sở viện kiểm sát nhân dân quận Hải An Đường ngoài tường rào nhà máy DAP khu kinh tế Đình Vũ, Xây dụng hội trường xã Tam Kỳ - Hải Dương Nâng cấp hệ thống nam Sông Mới - Tiên Lãng - Hải Phòng, Trung tâm y tế quận Ngô Quyền. Đường trục xuyên qua khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng Xây dựng các công trình sau bến số 3, 4 gói thầu 6A thuộc Cảng Đình Vũ "Giai đoạn II" Trung tâm ẩm thực Đồ Sơn Hệ thống thoát nước Minh Đức - Thủy Nguyên, Trường cao đẳng nghề du lịch Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Lâm Đồng
Công ty còn được UBND thành phố giao nhiệm vụ quan trọng: Xây dựng nhà ở để bán làm tăng vẻ đẹp đô thị Trong những năm qua chúng tôi đã xây dựng được Khu chung cư 280 Lê Lợi, Ngõ Cấm, Cát Bi, 116 Nguyễn Đức Cảnh, 326 Hai Bà Trưng - Hải Phòng
Công ty có xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm tại số 1 đường 351 Quán Toan quận Hồng Bàng Hải Phòng công suất 55m 3 /h, 08 xe vận chuyển bê tông có thể chuyên chở từ 6 -10 m 3 , 02 xe bơm bê tông công suất 90 m 3 /h có thể bơm cao 100m và bơm xa 500m, với dây chuyền sản xuất vả vận chuyển đồng bộ của hãng KABAG chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết bị xây dụng của CHLB Đức chế tạo với công nghệ tiên tiến, mới nhất đã cung cấp bê tông chất lượng cao cho mọi cấp phối, vì có tính cơ động, trạm trộn có thể di chuyển tới mọi công trình xây dựng trên phạm vi toàn Quốc, được cấp chúng chỉ ISO 9001: 2000.
Chính các yếu tố trên Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường bê tông thương phẩm tại Thành phố Hải phòng và các Thành phố lớn khác như: HàNội, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và thi công nhiều công trình liên doanh với nước ngoài như nhựa đường CALTEX Thủy Nguyên, Cầu An
Dương II, Cầu vượt Lạch Tray, Khu công nghiệp NOMURA, Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng, Thư viện Hải Phòng Nhà máy giầy An Tràng, Nhà máy giầy Nam Sách, các cầu của dự án 351, Nhà máy giầy Đại Bản, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, Công ty TNHH Quang Thắng
Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền
Trụ sở chính: 149 Hai Bà Trưng - Lê Chân - Hải Phòng
Nước sở tại: Việt Nam Điện thoại: 031.3510891
Ngày chuyển đổi Công ty: Ngày 01 tháng 9 năm 2005
Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Văn Cơ - Kỹ sư xây dựng Điện thoại cơ quan: 031.3510891
Vốn điều lệ và cơ cấu: 10.200.000.000đ
- Vốn của cổ đông chiếm 48,5% : 4.947.000.000đ
Tổng sản lượng thực hiện trong 5 năm qua:
Bảng 1 : Tổng sản lượng 5 năm
Ngân hàng Công thương Lê Chân - Hải Phòng
* Ngân hàng Công thương Lê Chân - Hải Phòng
* Địa chỉ: 189 Hai Bà Trưng - TK: 102010000207735
Tổng số cán bộ công nhân: 820 người
Công nhân kỹ thuật : 200 người
Công nhân hợp đồng : 482 người
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ chính của công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền
Chức năng chính của công ty là xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, tư vấn thiết kế công trình, sản xuất bê tông thương phẩm, kinh doanh vật liệu xây dưng, kinh doanh và phát triển nhà, sửa chữa phương tiện thủy nội địa Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều được sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của UBND thành phố Hải Phòng Ngoài ra công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng như kính xây dựng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành xây dựng Cùng với sự hình thành và phát triển chung của thành phố, công ty đã không ngừng phát triển, biết kế thừa và phát huy được các mặt mạnh, công ty liên tục tiếp nhận và đào tạo đội ngũ thợ lành nghề được bố trí trong từng xí nghiệp, từng bộ phận sản xuất của công ty Công ty đã áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất cùng với định hướng chung của Nhà nước “ Công nghiệp hóa hiện đại hóa “ sản phẩm sản xuất kinh doanh tăng, đảm bảo đời sống cho người lao động, tăng lợi nhuận cho công ty.
Với mục tiêu không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản lượng, doanh thu, cũng như tăng mức nộp ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao khả năng phục vụ nhà ở cho các công trình trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh lân cận, công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền tổ chức hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Công ty xây dựng một cơ chế khoán, đảm bảo lấy thu bù chi có lãi, cuối năm trước đầu năm thực hiện, các xí nghiệp dựa vào thị trường để xây dựng kế hoạch cho mình, trình công ty phê duyệt và tìm kiếm giải pháp thực hiện kế hoạch Ngay khi được phê duyệt xí nghiệp chủ động khai thác mọi năng lực và vật lực để thực hiện trong đó có sự hỗ trợ về mọi mặt của công ty Định kỳ hàng tuần hàng tháng, ban lãnh đạo đều có sự bàn bạc trao đổi bàn bạc thông qua các cuộc họp giao ban, nhằm mục đích khích lệ nhân viên hoàn thành mục tiêu về kế hoạch, về giá trị hàng hóa thực hiện về lợi nhuận và nộp thuế. Dựa vào tình hình thực tế của thị trường, thực tế công ty và doanh nghiệp bạn mà các phòng ban đã có cơ chế khoán hợp lý, tạo lập môi trường đầu tư tại công ty hoàn toàn nhanh và chính xác.
2.1.3 Tổng quan về trang thiết bị thi công
Bảng 2 : Thiết bị thi công
Nước sản xuất Công suất Tình trạng
1 Trạm trộn bê tông 01 1997 CHLB Đức 55m 3 /h BT
2 Xe bơm bê tông 02 1995 Nhật Bản 90m 3 /h BT
3 Xe vận chuyển bê tông 08 1995 Nhật Bản 6 ¿ 10m 3 NT
5 Ô tô IFA vận chuyển 12 1988 CHLB 10 tấn NT Đức
7 Xà lan 250 tấn 06 1996 Việt Nam 250 tấn NT
8 Xà lan 100tấn 08 1996 Việt Nam 100 tấn NT
9 Ca nộ 06 1990 Nhật Bản 135 CV NT
10 Pông tong 05 1990 Việt Nam 300 tấn NT
11 Cầu bánh xích 05 1990 Nhật Bản 135 CV NT
12 Máy tiện 08 1990 Việt Nam 4,5 KVA NT
13 Máy hàn xoay chiều 08 1989 Việt Nam 21 KVA NT
14 Lu 6 ¿ 8 tấn bánh cứng 06 1995 Nga +
15 Lu rung bánh lốp 6 ¿ 12 04 1992 Nhật Bản 110CV NT
16 Lu bánh lốp 1,5 tấn/ bánh 02 1993 Nhật Bản 62CV NT
17 Lu bánh thép 9 ¿ 10 tấn 02 1998 Nhật 90 ¿ 110CV NT
18 Lu rung bánh lốp 16 ¿ 25 tấn 04 1992 Nhật Bản 110CV NT
19 Máy ủi C135 05 1992 Nhật Bản 130CV NT
20 Máy ủi DT75 03 1992 Nga 72CV NT
21 Máy ủi CATERPILAR 01 1992 Mỹ 135CV NT
24 Ô tô tự đổ KaMaz 06 1996 Nga 8 tấn NT
25 Máy đầm dùi, đầm bàn 10 2001 Nhật Bản 2,5KW NT
26 Máy san tự hành 04 1998 Nhật Bản 106CV NT
27 Lu rung chân cừu 03 1997 Nhật Bản 10T ¿ 25T NT
28 Máy khoan cọc nhồi 02 1994 Nhật Bản D = 150
29 Cần trục tháp cố định
31 Máy vận thăng lồng 01 2000 Việt Nam L = 75m NT
33 Máy trộn vữa 03 2001 Đức 80 lít NT
34 Máy vận thăng 05 1997 NT 0,8 tấn NT
35 Máy phát điện 01 1992 Italia 1.500KVA NT
36 Máy bơm nước Điezen 03 2003 Hàn Quốc 60m 3 /h NT
37 Máy đầm MiKaSa 05 2002 Nhật Bản NT
39 Cốp pha thép 2002 NT 1.500m 2 NT
41 Máy nén khí 01 1996 NT 10m 3 /phút NT
43 Dụng cụ đo độ sụt bê tong 02 2003 Trung
44 Khuôn đúc mẫu bê tông 150 x 150 02 2004 Việt Nam NT
45 Máy bơm nước chạy điện 1 ¿ 3KW 02 2004 Trung
46 Máy hàn 02 2001 Việt Nam 21 KVA NT
47 Máy cắt uốn thép 02 1992 Nhật Bản 15 ¿ 24KVA NT
49 Máy cưa bào liên hợp 02 2004 Trung
50 Máy loại W 03 2002 Nhật Bản 240CV/
52 Máy GC 52 01 2002 Nhật Bản 110CV/gầu
53 Máy dóng cọc 02 1998 Đức Q = 3,5 - 5T NT
54 Cẩu Kato 01 2000 Nhật Bản Q = 25 - 30T NT
* Tàu tự hành vận chuyển bùn:
55 Tàu vận chuyển 01 2000 Hàn Quốc 400m 3 NT
57 Tàu vận chuyển 02 2000 Hàn Quốc 300m 3 NT
58 Tàu vận chuyển 03 2000 Hàn Quốc 200m 3 NT
59 Tàu vận chuyển 03 2000 Hàn Quốc 150m 3 NT
- Nạo vét luồng cảng nước sâu 15m
Công việc Họ và tên Tu ổi
Nhiệm vụ dự kiến được giao
Kinh nghiệm có liên quan
- Tại trụ sở Nguyễn Văn Cơ 49 1
Chủ tịch hội đồng quản trị
Công ty CP Xây dựng Ngô Quyền
- Tại hiện trường Phạm Hải Nam 39 1
Công ty CP Xây dựng Ngô Quyền
- Tại trụ sở Đào Thị Hằng 45 2
- Tại trụ sở Nguyễn Khắc
- Tại trụ sở Hoàng Anh Tuấn 39 1
- Tại trụ sở Phạm Sĩ Hiệp 45 2
4 Giám sát hiện trường Hồ XuânHải 47 2
Kỹ sư XD Đội trưởng
- Tại hiện trường Phạm Hữu Tân 58 3
Kỹ sư XD Đội trưởng Quản lý kinh tế
- Tại hiện trường Lưu Mạnh Hùng 35 1
Kỹ sư XD Đội trưởng
- Tại hiện trường Vũ Mạnh Cường 48 2
Kỹ sư XD Đội trưởng Quản lý KT
Kỹ sư XD Đội trưởng Quản lý KT
- Tại trụ sở Lê Công Lý 48 2
-Tại hiện trường Quách Anh Tuấn 28 5 Kỹ sư
PT trắc đạc KS-VL-XD
- Tại hiện trường Nguyễn Văn Đại 33 1
PT trắc đạc CB trắc địa
- Tại hiện trường Trần Văn Hùng 38 1
Kỹ sư điện PT đ máy Đội trưởng
DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA CÔNG TY
TT Chức danh Họ tên người được chỉ định
1 Chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Văn Cơ
2 Giám đốc công ty Phạm Hải Nam
3 Phó giám đốc Đỗ Văn Chiêu
4 Chủ nhiệm KCS Quách Anh Tuấn
- Hồ Xuân Hải ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
- HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH -KẾ TOÁN
X Í N G H IỆ P X D & S C T H IẾ T B T E L : 0 31 3 53 24 93 44 X Í N G H IỆ P B T & X Â Y D Ự N G T E L : 0 31 6 21 08 14 X Í N G H IỆ P X D - Đ N Ư Ớ C X D T E L : 0 31 3 51 04 54 X Í N G H IỆ P X D & T M T E L : 0 31 3 95 07 35 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 6 T E L : 0 31 3 74 55 68 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 5 T E L : 0 31 3 95 07 36 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 4 T E L : 0 31 3 73 93 81 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 3 T E L : 0 31 3 95 00 09 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 2 T E L : 0 31 3 84 86 60 X Í N G H IỆ P X Â Y L Ắ P S Ố 1 T E L : 3 22 25 07 C H I N H Á N H T Ạ I H Ư N G Y Ê T E L : 0 32 1 96 33 59
Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NGÔ QUYỀN Để thực hiện chức năng nhiệm vụ như trình bày ở trên , qua nhiều năm hoạt động và sau khi cổ phần hoá, công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình như sau (theo sơ đồ quản lý của công ty ở tren )
Ngày 01 tháng 9 năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần, cán bộ công nhân viên trong công ty đều được mua cổ phiếu.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, thực thi tất cả các quyền hạn của công ty nhưng không làm giảm hoặc gới hạn các quyền của hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông tiến hành bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị với 5 thành viên nhiệm tối đa là 3 năm và có thể được bầu lại tại đại hội đồng cổ đông tiếp theo HĐQT có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông.
Phân tích hiệu quả sản xuất KD của công ty CP xây dựng Ngô Quyền
2.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty qua 5 năm (2004-2008)
Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp các năm
Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm (2004 – 2008) Đơn vị: triệu đồng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 109 320 56 863 77 936 114 256 98 051
2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
5 Doanh thu hoạt động tài chính 1 411 2 103 1 207 31,193 23,964
6 Chi phí tài chính 770,866 1 412 -1 410 -2 186 -Trong đó chi phí lãi vay 770,866 85,682 -1 410 -2 186
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 665 1 933 1 519 2 483 3 702
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2 734 995,689 1 413 2 003 2 961
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3 254 1 489 1 534 2 705 3 686
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 911,12 0 0 0 516,04
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.2 Phân tích, so sánh khái quát kết quả kinh doanh trong từng năm
Công ty cổ phần Ngô Quyền luôn nhận được sự quan tâm của UBND thành phố, sự chỉ đạo sát sao cũng như sự giúp đỡ của các ban ngành liên qua. Trong những năm qua sản xuất của công ty đã được củng cố và phát triển không ngừng, có dấu ấn trong quá trình tăng trưởng.Công ty đã đóng góp đáng kể cho ngân sách thành phố Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được thử thách, trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đang dần quen với vòng quay của cơ chế thị trường Hơn thế nữa nội bộ công ty là một thể thống nhất luôn đoàn kết, nhất trí trong công việc Hệ thống quản lý ngày càng được hoàn thiện về quy chế chính sách phù hợp với nền kinh tế mở cửa, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu của mô hình mới công ty cổ phần.
Công cuộc đổi mới kinh tế của thành phố Hải phòng nói riêng và nhà nước nói chung tạo nên những cơ hội song song với những thách thức không dễ dàng vượt qua: tốc độ đo thị hóa diễn ra quá nhanh chóng, nhiều công trình cao tầng đòi hỏi còn chưa đáp ứng được Các công trình có nguồn vốn ngân sách thì vốn đầu tư cho nó lại có chiều hướng hạn hẹp dần Một sô dự án kinh doanh phát triển nhà chậm trễ trong giải phóng mặt bằng ảnh hưởng không nhỏ tới thời hạn thi công.
Với một số vốn lưu động không lớn, sự phân đấu nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên, đặc biệt dưới sự lãnh đạo năng động của giám đốc công ty, người đã có nhiều giải pháp, biện pháp chỉ đạo đúng hướng hiệu quả và sự giúp đỡ cuả các ban ngành mà những năm qua công ty đã từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu bước đầu do nhà nước đề ra sau khi cổ phần hóa công ty.Công ty đã có vấp phải những khó khăn nhất định khi chuyển đổi hình thức sở hữu vốn, đồng thời bị ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới, do vậy vấn đề cấp thiết bây giờ là phải phân tích đánh giá được năng lực công ty và đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Bảng 4 : Khái quát kết quả kinh doanh trong 2 năm 2004-2005 Đơn vị: tỷ đồng
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,66 1,93 -8,73 18,07
5 Nộp ngân sách nhà nước 3,27 1,78 -1,49 54,43 (Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH - Phòng tổ chức hành chính) Thông qua bảng số liệu ta thấy rõ sự giảm sút trong năm đầu tiên bước chân vào cổ phần hóa Có lẽ đây cũng là điều tất yếu, cơ hội mới đồng nghĩa với nhiều thách thức nảy sinh Đầu tiên ta có thể thấy doanh thu giảm đi 52,46 tỷ đồng, chỉ chiếm 52,01% so với năm 2004 Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút này trước tiên là do tổng sản lượng của đơn vị giảm Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân do nhà nước hạn chế vào đầu tư cơ sở hạ tầng nên số các công trình công ty nhận thi công giảm nhiều so với năm trước, hầu hết các công trình thi công đều là vốn tư nhân hoặc vốn của các tổ chức kinh tế Do đó doanh nghiệp cần tăng cường tìm kiếm thị trường mới, mở rộng sản xuất kinh doanh đưa chỉ tiêu doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng để thu hút đầu tư.
Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp có thể nhìn thấy năm 2005 giảm so với năm
2004 là 41,96 tỷ, vấp phải khó khăn do thay đổi nhân sự đặc biệt là cán bộ quản lý, nên cũng mất khá nhiều bạn hàng truyền thống Dẫn tới tổng sản lượng của công ty giảm kéo theo doanh thu và giá vốn giảm là điều tất yếu.
Một điều khá hợp lý đó là sự giảm của chi phí quản lý cân đối so với doanh thu chặt chẽ các khoản chi phí, cùng với sư tinh giảm nhân lực giúp cho bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm này.
Lợi nhuận của công ty năm 2005 giảm đi 54,16% là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường của các đơn vị cùng ngành, giá cả leo thang, khó dự đoán khiến cho các biện pháp đối phó dường như bị vô hiệu hóa Mặt khác sau khi cổ phần hóa công ty cũng không được nhà nước bảo hộ trợ giá như trước, phải tự nỗ lực vượt qua khó khăn thì lợi nhuận bước đầu giảm sút là không tránh khỏi.
Phân tích năm đầu của thời kỳ đầu cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm mục đích làm nổi bật những tác động lớn của thị trường và vấn đề cổ phần hóa tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng thấy được những bước tiến tiếp theo trên con đường xây dựng và phát triển của công ty cổ phần Ngô Quyền.
Những năm tiếp theo tình hình sản xuất kinh doanh đã có những chuyên biến đáng kể Ta có thể nhìn vào bảng số liệu dưới đây :
Bảng 5 : Khái quát kết quả kinh doanh trong 2 năm 2005-2006 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,93 1,519 -0,519 127,05
5 Nộp ngân sách nhà nước 1,78 2,33 0,55 130,8
(Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH - Phòng tổ chức hành chính)
Bảng 6 : Khái quát kết quả kinh doanh trong 2 năm 2006-2007 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,519 2,483 0,964 163,46
5 Nộp ngân sách nhà nước 2,33 3,425 1,095 146,9
(Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH - Phòng tổ chức hành chính)
Từ việc so sánh độ chênh lệch chỉ số trong sản xuất kinh doanh các từ năm 2005-2007 ta có thể thấy có một sự chuyển biến khá bất ngờ chỉ sau một năm cổ phần hóa, công ty đã làm quen với cơ chế mới môi trường làm việc mới, bắt kịp được nhịp độ sản xuất kinh doanh của thị trường Có thể thấy rằng đây là sự nỗ lực của cả một tập thể, sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc công ty Ta có thể thấy trong năm 2006 chi phí quản lý giảm 0,519 tỷ đồng so với năm 2005, đây là con số tương đối lớn mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng khá cao, thể hiện sự quản lý khá chặt chẽ, đồng thời thấy đươc việc tinh giảm nhân công là vô cùng hợp lý, đạt hiệu quả trong SXKD.
Bảng 7 : Khái quát kết quả kinh doanh trong 2 năm 2007-2008 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,483 3,702 1,219 149,09
5 Nộp ngân sách nhà nước 3,425 2,94 -0,485 85,83
(Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH - Phòng tổ chức hành chính)
Ta lại thây dấu (-) xuất hiện khá nhiều trên bảng số liệu điều này thể hiện sự giảm sút.Trước tiên ta có thể thấy doanh thu giảm 16,205 tỷ so với năm
2007, tức là giảm 14,19% Năm 2008 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu vì vậy Việt nam không phải là một ngoại lệ Tình hình tài chính rối loạn, giá cả leo thang, đầu tư ngưng trệ, chứng khoán tụt dốc…Với những diễn biến xấu đó công ty cũng phần nào chịu ảnh hưởng dẫn tới việc nộp ngân sách cũng tụt giảm còn 2,94 tỷ đồng Các hạng mục công trình giảm sút, vốn đầu tư nhỏ giọt đợi sự biến chuyển của tình hình kinh tế Tuy có những khó khăn nhưng công ty với nhiều năm xây dựng và phát triển vẫn luôn thể hiện được bản lĩnh của mình trên thị trường Lợi nhuận trong năm 2008 vẫn tăng hơn 36 % chứng tỏ hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, thu hút tạo long tin cho các nhà đầu tư từ sự vững mạnh trong giai đoạn khó khăn chung này.
Để thấy rõ hơn hiệu quả SXKD của công ty ta phân tích sâu hơn qua các chỉ số dưới đây
Doanh lợi doanh thu (%) = lợi nhuận trước thuế/ tổng doanh thu.
Bảng 8 : Doanh thu, lợi nhuận qua các năm Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH - Phòng kế toán )
Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thấy được tỉ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu của công ty :
Hai năm đầu sau CPH, chỉ tiêu này khá tương đồng, với năm 2004 2,976 %, năm 2005 = 2,6 % có nghĩa là 1 đồng doanh thu của công ty thì sẽ có lần lượt 0,0297 đồng và 0,026 đồng lợi nhuận Có thể nói với thời kỳ đầu cổ phần hóa mà doanh nghiệp vẫn giữ được mức lợi nhuận và còn tăng đôi chút là một nỗ lực khá lớn của công ty.
Ba năm tiếp theo thì năm 2006 mức doanh lợi doanh thu thấp nhất 1,968
% nếu xét về mặt doanh thu và lợi nhuận thì trong năm này tất cả đều tăng,chi phí giảm, đó là những biểu hiện bề ngoài nhưng khi đi sâu vào chỉ tiêu doanh lợi thì ta thấy rằng lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ ra chưa cao.Thông qua đó ta có thể thấy được việc sử dụng vốn kinh doanh chưa tốt bằng các năm khác cùng thời kỳ Năm 2008 chỉ số lại trội hơn hẳn 3,759 % đây cũng là con số đáng chú ý bởi lẽ với những phân tích về sự khó khăn biểu hiện doanh thu lợi nhuận của năm giảm sút do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng chỉ số doanh thu doanh lợi lại nổi trội Từ đây ta có thể phần nào thấy được chính sách quản lý của công ty hợp lý, càng ngày lại thể hiện những ưu điểm phù hợp với tình hình thực tại của công ty, tình hình kinh tế của thành phố cũng như cả nước.
Nhìn vào tổng thể các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu đều mang dấu (+) và ở mức tương đối cao phản ánh lợi nhuận trước thuế qua các năm là ổn định so với phần doanh thu đạt được, có thể nói là công ty làm ăn có lãi, doanh thu luôn cao hơn tổng chi phí, tạo điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và phân bổ các loại quỹ của công ty một cách hợp lý.Ở Công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền chỉ tiêu này nhìn chung còn chưa cao và biến đổi chưa đồng đều theo hướng tăng dần, tức là hiệu quả của toàn bộ số vốn tương đối cao nhưng chưa thực sự ổn định, chưa thật sự phát huy hết khả năng và điều kiện của công ty Đây coi là chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà công ty đã sử dụng.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả kinh doanh theo chi phí (%) = tổng chi phí / tổng doanh thu
Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên
Bảng 9 : Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Tổng doanh thu 109,32 56,860 77,936 114,256 98,051 Tổng chi phí 106,978 55,374 76,402 111,551 94,882 Hiệu quả kinh doanh theo theo chi phí ( % ) 97,8 97,4 98,1 97,63 96,76
Nhận xét chung về hiệu quả KD của công ty CP Xây Dựng Ngô Quyền 59 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔ QUYỀN HẢI PHÒNG
Thế mạnh/ Thuận lợi Cơ hội
+ Là một trong số ít công ty xây dựng uy tín tại thành phố cảng Hải
Phòng, công ty có những lợi thế kinh doanh nhất định và luôn được sự giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của
HĐQT, Ban giám đốc và các ban liên quan
+ Nhiều công trình mới của
Công ty đã được kiểm định và khẳng định chất lượng trong thành phố và cả nước, được khách hàng chấp nhận,góp phần tạo giải pháp công nghệ mới, tiết kiệm nguồn tài nguyên, cải thiện cơ sở hạ tầng.
Công ty từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành
+ Đội ngũ lãnh đạo của Công ty có trình độ,có kinh nghiệm quản lý cùng với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
+ Khi chuyển đổi hình thức sở hữu sang thành một công ty cổ phần, Công ty xây dựng NQ đã có những ưu đãi về chính sách thuế do Nhà nước quy định, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty trong các năm tiếp theo, tạo bàn đạp cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong các năm tiếp theo.
+ Hiện nay ngoài các thị trường quen thuộc, trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục khai thông thị trường mới nhằm đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của công ty luôn được đón chờ, tránh tình trạng ách tắc và tồn đọng hàng.
+ Việc niêm yết cổ phiếu của Công ty trên TTCK tập trung sắp tới sẽ nâng cao thương hiệu và hình ảnhCông ty, tăng khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, thu hút các đối tác đầu tư chiến lược.
+ Công ty có đội ngũ nghiên cứu khoa học chuyên sâu có khả năng làm chủ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Điểm yếu/ Khó khăn Thách thức
+ Với đặc thù của ngành xây dựng là nhu cầu về nguyên vật liệu còn chưa ổn định về giá cả Khối lượng nguyên vật liệu của từng công trình Do đó để đáp ứng được nhu cầu khẩn cấp này, đồng thời với những khó khăn trong việc giải quyết nguồn nguyên liệu nên Công ty nghiên cứu sản xuất các loại bê tông nhằm đáp ứng ngay nhu cầu của công ty và cung cấp cho các công trình ngoài, hay dự trữ nguyên vật liệu trong kho.
Tuy nhiên điều này dẫn đến đọng vốn và vòng quay vốn lưu động của Công ty thấp
+ Các chi nhánh còn gặp khó khăn trong việc liên kết với nhau vì còn bỡ ngỡ sau khi cổ phần hóa khiến cho hoạt động của công ty chưa được thực sự đi vào nề nếp.
+ Thói quen làm việc còn thụ động, kém hiệu quả.
+ Thiếu nguyên liệu để sản xuất, đặc biệt là sự biến động khó kiểm soát của các nguyên vật liệu xây dựng dẫn chậm trễ trong giao nhận công trình
+ Công tác đầu tư còn bị kéo dài, chậm so với kế hoạch do ảnh hưởng kinh tế thế giới.
+ Trong định hướng phát triển, Công ty cổ phần sẽ tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hải phòng nhằm tăng uy tín, huy động vốn nhanh và nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu.Việc cổ phiếu của Công ty niêm yết trên TTCK tập trung đòi hỏi Công ty phải tuân thủ những qui định về công bố thông tin áp dụng cho các công ty niêm yết.
+ Khoa học công nghệ trên thế giới và trong khu vực không ngừng phát triển, trong khi đó, chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng ngắn, đây là thách thức đối với các Công ty hoạt động trong xây dựng Việt Nam nói chung và Công ty CP Xây dựng Ngô Quyền nói riêng trước nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu về công nghệ nếu không có chiến lược tiếp cận cụ thể và linh hoạt+ Sức ép cạnh tranh lớn của thị trường trong nước và ảnh hưởng chung của sự suy thoái toàn cầu.
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔ QUYỀN HẢI PHÒNG
Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền
3.1.1 Nhiệm vụ kế hoạch 2009 của công ty CP xây dựng Ngô Quyền Hai phòng
Ổn định tổ chức, hệ thống quản lý và hệ thống sản xuất Trong quý I/2009, giải quyết dứt điểm số lao động dôi dư, đảm bảo ổn định tâm lý người lao động;
Tập trung sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, tích cực phát triển sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế cao.
Triển khai thăm dò, đánh giá nhu cầu của thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đấu thầu công trình hiệu quả cao.
Rà soát, hoàn chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng giá thành KH cho các sản phẩm và dịch vụ.
Củng cố và phát triển thương hiệu các sản phẩm sản xuất và dịch vụ của công ty Cp xây dựng Ngô Quyền.
Thực hiện nhiệm vụ khác của thành phố.
3.1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2009:
- Vốn điều lệ trung bình : 10,2 tỷ đồng
- Tổng doanh thu : 120 tỷ đồng
- LN thực hiện trước thuế TNDN: 4,5 tỷ đồng
- LN sau thuế : 1,125 tỷ đồng
- Tỷ suất LN sau thuế/VĐL : 0,12%
- Tỷ lệ chia cổ tức/VĐLBQ : 15%
- Thuế và các khoản nộp NSNN : 6 tỷ đồng
- Tổng mức đầu tư : 3 tỷ đồng
- Đầu tư XDCB và mua sắm TTB : 2 tỷ đồng
- Đầu tư khác : 1 tỷ đồng
Các giải pháp thực hiện kế hoạch Để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch nêu trên, công ty đã đề ra một số giải pháp để thực hiện kế hoạch như sau:
Triển khai giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên trong tháng 1/2009 để các đơn vị chủ động triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ những tháng đầu năm 2009
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất đồng thời đẩy mạnh hợp tác tìm kiếm thêm cơ hội khai thác trong và ngoài nước.
Tích cực triển khai mở rộng thị trường kinh doanh các sản phẩm trong linh vực xây dựng, đấu thầu cho các đơn vị trong và ngoài ngành…đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nuớc ngoài trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh
Đẩy mạnh phát triển công tác nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào sản xuất Hoàn chỉnh qui trình công nghệ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm mang thương hiệu công ty.
Phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật , triển khai ứng dụng cho trong và ngoài ngành xây dựng.
Xây dựng quy chế bán hàng và làm tốt công tác thu hồi công nợ.
Tập trung vào công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ Tiếp tục hoàn thiện công tác chuyển đổi các đơn vị thành viên và tiến hành dần từng bước tái cấu trúc TCT.
Quản lý, giám sát và đầu tư tài chính có hiệu quả Giảm và cắt lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiếp tục tập trung xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu cho công ty và các đơn vị thành viên.
Đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong toàn công ty; Nâng cao đời sống thu nhập cho toàn thể CBCNV.
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền
3.2.1 Giải pháp về phía công ty
Giải pháp về vốn và tài chính
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chung sao cho có hiệu quả Dưới đây là một số các giải pháp tham khảo :
Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty
Công ty cần phải phân tách chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đó xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài để giảm thiểu chi phí sư dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như:
Vay ngân hàng : Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nguồn vốn lưu động của công ty Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ gúp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lời, thanh toán các khoản nợ gốc và lời đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các nguồn hàng.
Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà cũng học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ.
Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sư dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.
Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn
Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đó lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.
Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, trong tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.