1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ

133 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trường Tiểu Học Đồng Xuân, Huyện Thanh Ba – Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thanh
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Xuân Thu
Trường học Trường Đại học Hùng Vương
Chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học)
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba - tỉn

Trang 1

NGUYỄN THỊ CẨM THANH

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN, HUYỆN

THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)

Phú Thọ, năm 2020

Trang 2

NGUYỄN THỊ CẨM THANH

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN, HUYỆN

THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)

Mã ngành: 8140101

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Xuân Thu

Phú Thọ, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôidưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Xuân Thu - Tiến sĩ Tâm lý học - Giảngviên Tâm lý học - Phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học HùngVương - Tỉnh Phú Thọ Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Cẩm Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Hùng Vương

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,Phòng Đào tạo, Khoa Tiểu học & Mầm non của Trường Đại học Hùng Vươngcùng các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Xuân Thu,người đã trực tiếp hướng dẫn, dành thời gian, tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệmcho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn: Trường Tiểu học Đồng Xuân - HuyệnThanh Ba đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,điều tra, khảo sát thực tế

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác,bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốtthời gian qua

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi nhữnghạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn củacác thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Phú Thọ, tháng 8 năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Cẩm Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 3

5 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO CÁC EM HỌC SINH TIỂU HỌC 7

1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Những công trình nghiên cứu trên thế giới 7

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở trong nước 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Khái niệm về trẻ em: 11

1.2.2 Thế nào là xâm hại trẻ em? 11

1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em là gì? 11

1.2.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 12

1.2.5 Giáo dục kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục 12

1.3 Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em 13

1.3.1 Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em 13

Trang 6

1.3.2 Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục 13

1.3.3 Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại, xâm hại tình dục 14

1.4 Tìm hiểu về GDKN phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học 15

1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 15

1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc GDKN phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 22

1.4.3 Nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học 26

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục các kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh bậc tiểu học 32

1.5.1 Về yếu tố chủ quan 32

1.5.2 Yếu tố khách quan: 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CÁC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN HUYỆN THANH BA - TỈNH PHÚ THỌ 37

2.1 Khái quát một số nét về địa bàn khảo sát 37

2.1.1 Điều kiện về cơ sở vật chất 38

2.1.2 Về đội ngũ giáo viên, học sinh 38

2.2 Kết quả khi khảo sát thực trạng 39

2.2.1 Thực trạng về nhận thức của các đồng chí cán bộ quản lý nhà trường, các đồng chí giáo viên và các em học sinh lớp 4 về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục 39

2.2.2 Nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ 41

Trang 7

2.2.3 Thực trạng về biện pháp giáo dục kỹ năng để phòng chống khi bị xâm

hại tình dục cho học sinh của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh

Ba - Tỉnh Phú Thọ 43

2.2.4 Kết quả đánh giá các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho các em học sinh lớp 4 của Trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ 44

2.3 Nguyên nhân dẫn tới kết quả của giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh lớp 4 của Trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ 47

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG KHI BỊ XHTD CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG XUÂN -THANH BA - PHÚ THỌ 53

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 53

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất: 53

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: 53

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: 53

3.1.4 Nguyên tắc giáo dục trong tập thể, giáo dục bằng tập thể: 54

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi: 54

3.1.6 Nguyên tắc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh: 54

3.1.7 Nguyên tắc phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh: 55

3.1.8 Nguyên tắc để đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: 55

3.2 Các biện pháp nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho các học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ 55

3.2.1 Tác động từ phía nhà trường: 55

3.2.2 Tác động từ phía gia đình: 61

Trang 8

3.2.3 Tác động từ phía xã hội: 64

3.2.4 Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học 67

3.2.5 Thường xuyên tổ chức có hiệu quả công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học 68

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 70

3.4 Thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ 71

3.4.1 Mục đích của thực nghiệm: 71

3.4.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm: 72

3.4.3 Nội dung thực nghiệm: 72

3.4.4 Tiêu chí và cách đánh giá: 75

3.4.5 Quy trình tổ chức thực nghiệm: 76

3.4.6 Kết quả thực nghiệm: 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận: 83

2 Kiến nghị: 83

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, của

giáo viên về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 39

Bảng 2: Khảo sát thực trạng mà học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các

kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD của học sinh bậc tiểu học 40

Bảng 3: Khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng

chống khi bị XHTD cho học sinh 41

Bảng 4: Khảo sát thực trạng về hình thức giáo dục các kỹ năng để phòngchống khi bị XHTD cho học sinh 42

Bảng 5: Khảo sát thực trạng về các biện pháp để giáo dục các kỹ năng phòngchống khi bị XHTD cho học sinh 43

Bảng 6: Khảo sát thực trạng về các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTDcủa học sinh 45

Bảng 7: Khảo sát thực trạng về vận dụng các kỹ năng để phòng chống khi bịXHTD của học sinh 47

Bảng 8: Những nguyên nhân dẫn đến kết quả của giáo dục các kỹ năng đểphòng chống XHTD của các em học sinh 48

Bảng 9: Khó khăn của giáo viên khi thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹnăng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu học 49

Bảng 3.1 Thống kê kết quả khi kiểm tra đầu vào của học sinh lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng 77

Bảng 3.2 Bảng thống kê kết quả giờ dạy thực nghiệm 78

Bảng 3.3 Bảng thống kê kết quả giờ dạy đối chứng 79Bảng 3.4 Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 80

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kết quả giờ dạy thực nghiệm 78

Biểu đồ 3.2 Kết quả giờ dạy đối chứng 79Biểu 3.3 Kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 80

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòngchống khi bị XHTD cho học sinh - Trường tiểu học Đồng Xuân- Thanh Ba-Phú Thọ 71

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ nghi xâm hại tình dục trẻ em đượccác cơ quan báo chí cũng như các kênh thời sự truyền hình đưa tin gây chấnđộng dư luận Từ ngày 1.1.2015 đến ngày 30.6.2019, cả nước đã phát hiện, xử

lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037trẻ em nữ) Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em (chiếm73,85%) Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng độtbiến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong

cả năm 2018 (1.779 trẻ) Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bịxâm hại Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết các em, trong

đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình các em Tuy nhiên, tất cảnhững số liệu trên chỉ là “ phần nổi của tảng băng chìm”, còn có rất nhiều vụXHTD mà nạn nhân bị những kẻ xâm hại dọa hoặc đã không được thống kê vì

lý do khó thực hiện nào đó

Tình hình xâm hại trẻ em trên môi trường mạng Internet cũng có nhiềudiễn biến rất phức tạp, ước tính có đến 2/3 số vụ trong tổng số các vụ xâm hạitrẻ em nói chung Đối tượng sử dụng các phương tiện Internet, công nghệ cao,bọn chúng dùng các trang mạng xã hội trên Internet để dụ dỗ, lừa gạt, XHTD,khiêu dâm, mại dâm và mua bán trẻ em Việc xét sử cũng như truy tố những

kẻ XHTD trẻ em thực sự rất khó khăn Theo các chuyên gia trong lĩnh vựcbảo vệ và chăm sóc trẻ em của quỹ “ Nhi đồng Liên hiệp quốc” (UNICEF)phát biểu trong chương trình bàn tròn thứ năm của BBC: “ Nhiều ngườikhông muốn báo cáo, thừa nhận xâm hại tình dục ở trẻ em do văn hóa, do giađình còn e ngại, sợ bị chỉ trích, kỳ thị, xấu hổ, nghĩ rằng, có báo thì cũngkhông nhận được sự hỗ trợ hay đáp ứng cần thiết, vì vậy báo cáo số liệu chưađầy đủ Việc tìm ra nhân chứng, vật chứng đối với loại tộ phạm này không dễnên nếu chậm một ngày nào thì việc xử lý gặp khó khăn rất nhiều” [18]

Trang 13

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Vấn đề củatrẻ em được các nước và quốc tế quan tâm đặc biệt Sáu trong tổng số támmục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGS) là nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống và thực hiện những quyền và lợi ích của trẻ em, giúp cho trẻ em có môitrường sống, điều kiện phát triển tốt nhất Tuy nhiên, số vụ xâm hại đặc biệt làxâm hại tình dục mỗi năm đang cho thấy sự an toàn và phát triển của trẻ emđang bị đe dọa.

XHTD luôn để lại cho trẻ em hậu quả to lớn, đó là những tổn thương lâudài về thể chất, tâm hồn và tình cảm Hiệp hội Quốc gia phòng chống bạohành trẻ em đã thống kê như sau: Độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hạitình dục là 9 tuổi Ở Việt Nam, độ tuổi này tương ứng với trẻ đang theo họcchương trình lớp 4 tại các trường tiểu học

Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn XHTD trẻ em cần có sự vàocuộc của tất cả các nhà trường, nhất là các nhà trường tiểu học trong công tácGDKN phòng chống XHTD trẻ em

Thực tế ở các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng, hiện nay,học sinh chưa có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị XHTD,các em thường khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn nhưông, bà, cha mẹ,… người thân trong gia đình

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ ”

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKN phòng chống XHTD cho họcsinh lứa tuổi tiều học, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao kỹnăng phòng chống XHTD cho học sinh lứa tuổi tiểu học, góp phần phòngngừa vấn nạn trẻ em bị XHTD

Trang 14

2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDKN phòng chống XHTD cho học sinhTiểu học

Khảo sát thực tiến và đánh giá về thực trạng GDKN phòng chống XHTDcho học sinh của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh PhúThọ

Đề xuất biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh trường tiểuhọc xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ và thực nghiệm tínhcấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng của nghiên cứu

Các biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh học lớp 4

3.2 Phạm vi của nghiên cứu

- Luận văn tập trung xây dựng biện pháp GDKN phòng chống bị XHTD chohọc sinh lớp 4 của trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

- Địa điểm tiến hành khảo sát thực trạng: Khảo sát thực tế đối với BGH, TổngPhụ Trách, GV và HSTH của trường tiểu học Đồng Xuân, huyện Thanh Ba,tỉnh Phú Thọ Cụ thể: Trong đó: BGH và Tổng Phụ Trách, GV: 22 người;HSTH khối 4: 101 HS

4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng các kỹ năng phòng chống XHTD của học sinh đang học lớp

4 tại trường Tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ ở mức

độ nào?

- Tại sao chúng ta cần trang bị kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

Trang 15

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác GDKN phòng chống XHTDcho học sinh trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh PhúThọ

- Con đường và hình thức nào có thể xây dựng các biện pháp GDKNphòng chống XHTD cho các học sinh học lớp 4 của trường Tiểu học xã ĐồngXuân- Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ?

4.2 Các giả thuyết nghiên cứu.

- Thực trạng của các kỹ năng phòng chống XHTD của HSTH được nghiên cứu đang chỉ đạt ở mức độ thấp ( mức độ trung bình)

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này, có cả yếu tố về bản thân học sinh và các yếu tố khách quan khác

- Có thể nâng kỹ năng phòng chống XHTD ở HSTH thông qua việc xây dựngcác biện pháp GDKN phòng chống nguy cơ XHTD cho học sinh tiểu học, gópphần giúp cho các em có được một cuộc sống vui tươi, trong sáng lành mạnh,

sự phát triển nhân cách được đảm bảo một cách toàn diện

5 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Cách tiếp cận

5.1.1 Tiếp cận hoạt động: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học:

“Tâm lý và ý thức của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động

và bằng hoạt động- đó là những hoạt động có ý thức Do đó muốn tìm hiểu vànghiên cứu kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em thì phải nghiên cứu thôngqua các hoạt động của mỗi con người như: như cách xử lý hay ứng phó vớinguy cơ bị XHTD, cách nhận biết nguy cơ xâm hại tình dục, hình thức, conđường để xử lý hoặc ứng phó với nguy cơ bị XHTD

5.1.2 Tiếp cận liên ngành:

Kỹ năng là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực triết học, sinh học, Tâm

lý, giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học hoạt động, Tâm lý học phát triển,Tâm lý học sư phạm đại học, Quản lý giáo dục Đề tài nghiên cứu xây

Trang 16

dựng biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho HSTH, đòi hỏi người nghiêncứu phải hiểu biết, có kiến thức của Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học sưphạm đại học, Tâm lý học hoạt động, Giáo dục học, Quản lý giáo dục

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu về lý thuyết

Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chốngXHTD cho học sinh tiểu học thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và cáctài liệu khác để phân tích Từ đó hệ thống hóa lý thuyết, xây dựng những cơ

sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

5.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn

5.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên và phỏng vấn các học sinh, phỏngvấn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên kiêm nhiệmcông tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên về thực trạng công tác giáodục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh của nhà trường,trên cơ sở đó có thêm các căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các biệnpháp phù hợp nhằm giáo dục cho các em những kỹ năng để phòng chống khi

bị XHTD cho học sinh trường tiểu học xã Đồng Xuân Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ

-5.2.2.2 Phương pháp xin ý kiến của các chuyên gia

Gặp gỡ xin ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáodục, các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm, quản lý các nhà trường vềnhững nội dung có liên quan như thực trạng và khảo nghiệm các biện phápphòng chống XHTD cho các em học sinh trường tiểu học Đồng Xuân - HuyệnThanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

Trang 17

5.2.2.3 Phương pháp điều tra giáo dục

Để thu thập được các thông tin cho quá trình nghiên cứu luân văn thiết

kế các phiếu khảo sát nhằm lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạnggiáo dục phòng chống xâm hại tình dục

5.2.2.4 Phương pháp quan sát

Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho học sinh của trường Tiểu học Đồng Xuân, huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm

5.3 Phương pháp thống kê toán học

Được sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và thựcnghiệm sư phạm

6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cùng với 3 chương như sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho

HSTH

CHƯƠNG 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh trường tiểu học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ CHƯƠNG 3: Xây dựng biện pháp GDKN phòng chống XHTD cho học sinh trường tiểu

học xã Đồng Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:

Kết quả nghiên cứu giúp giáo viên, học sinh tiểu học, phụ huynh phòngtránh xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em thông qua việc xây dựngnhững lý luận, thông qua tình hình thực tiễn về các kỹ năng

Trang 18

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁO DỤC KỸ NĂNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO CÁC EM HỌC SINH

TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những công trình nghiên cứu trên thế giới

XHTD trẻ em là vấn nạn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thếgiới Việc trẻ bị XHTD để lại rất nhiều hậu quả khôn lường và đặc biệtnghiêm trọng cả về thể chất, tinh thần lẫn tình cảm của trẻ

Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức, các chính phủ, các nước trên toàn cầu

đã quan tâm, nghiên cứu và tiến hành các biện pháp điều tra về XHTD trẻ em

Ron O’ Grady, chuyên gia của tổ chức chấm dứt mại dâm, khiêu dâm

và buôn bán trẻ em đã viết cuốn sách: “Lạm dụng tình dục trẻ em - Nỗi phẫn

uất của cộng đồng” Nội dung cuốn sách miêu tả có hàng nghìn trẻ em, đặc

biệt là các em gái trên khắp Châu Á là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục

Nội dung của các câu chuyện được Ron O’ Grady viết lại trong cuốnsách của mình là những câu chuyện về những trẻ em nghèo, bị lừa bán vàonhững ổ mại dâm, bị ép phải bán mình và đã trở thành gái bán dâm trongnhững “sex tour”, trở thành món những đồ trong những cuộc vui xác thịt củanhững kẻ mua dâm Cuốn sách của Ron O’ Grady đã gửi tới tất cả mọi ngườithông điệp để kêu gọi mọi sự quan tâm và huy động sự nỗ lực của xã hội chocuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và tiêu diệt tệ nạn đang có nguy cơ biến thànhthảm họa lạm dụng tình dục trẻ em [19]

Ngoài ra còn phải kể đến nghiên cứu của tác giả Finkelhor vào năm

2009, Finkelhor đã đưa ra nhận định về vấn đề này: “Xâm hại tình dục trẻ em

bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân” Trong nghiên cứu của mình, Finkelhor đã kiểm tra, khảo sát rất nhiều

các sáng kiến nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em, tập trung vào hai

Trang 19

chiến lược chính, bao gồm việc đề ra các biện pháp quản lý người phạm tội vàcác chương trình nhằm giáo dục nội dung này trong nhà trường Ông giải

thích rằng: “ Các chương trình giáo dục ở nhà trường dạy cho trẻ những kỹ

năng như làm thế nào để xác định tình huống nguy hiểm, từ chối sự tiếp cận của kẻ hành hung và huy động sự trợ giúp” Finkellhor cũng chỉ ra những

bằng chứng rằng: “Sự hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người phạm tội, đặc

biệt là người chưa thành niên sẽ giảm bớt sự tái phạm và ngăn ngừa những

hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần và cuộc sống sau này” [20]

Bên cạnh đó, có những nghiên cứu khác lại cho rằng: “Xâm hại tình

dục trẻ em xảy ra khi người lớn hoặc một người nhiều tuổi hơn hoặc một người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ em về tình dục để cảm thấy thỏa mãn

về tình dục” (Danya Glaser and Stephen Frosh, 1993; S.N Madu 2001)

[21,22]

Tác giả Yoon Yeo Hong trong tác phẩm “ 45 cách dạy trẻ tự bảo vệmình” 2011 đã giúp phụ huynh, giáo viên và trẻ em nhận thấy rằng, thế giớibên ngoài luôn ẩn chứa những cạm bẫy [11] Vì vậy, trẻ em cần chuẩn bịnhững kỹ năng cần thiết để giải quyết và ứng phó với những tình huống nguyhiểm Tác giả đã đưa ra các cách nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ cách nhận biếtcác mối nguy hiểm để trẻ nâng cao cảnh giác và biết bảo vệ mình, giúp mìnhđược an toàn Cuốn sách còn hướng dẫn cho trẻ em làm sao để đối phó hoặctìm ra cách thoát khỏi mối nguy hiểm trong những tình huống như: Khi ởnhững nơi hoang vắng mà chỉ có một mình, khi có người lạ dụ dỗ…

Như vậy, những tác phẩm viết về những kỹ năng tự bảo vệ bản thâncho từng trẻ em nói chung và một số những kỹ năng để phòng tránh xâm hạitình dục trẻ em nói riêng được rất nhiều các tác giả quan tâm

Nội dung chính trong những tác phẩm của mình, các tác giả hướng đếngiá trị và vai trò của các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong tất cả các tìnhhuống của cuộc sống Đồng thời các tác giả cũng đưa ra cho trẻ em các kỹnăng cụ thể cho từng tình huống để bản thân được an toàn

Trang 20

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới về giáo dục kỹnăng phòng chống XHTD cho HSTH còn chưa nhiều, chưa thực sự sâu sắc.Hầu hết đi sâu vào nghiên cứu cho lứa tuổi vị thành niên chứ chưa có nhiềunghiên cứu cụ thể về GDKN phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học.

Qua các công trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm của các tác giảtrên thế giới nói về vấn đề phòng tránh XHTD cho HSTH, ta thấy được, côngtác GDKN phòng chống XHTD cho HSTH là hết sức quan trọng, giúp các em

có thể biết cách tự xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống, trước nguy

cơ bị XHTD Chính vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại cho HSTH là vô cùng cấp thiết

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở trong nước

Hiện nay, vấn nạn XHTD trẻ em ở Việt Nam đã trở thành chủ đề nóng,

số lượng lớn trẻ bị xâm hại mỗi năm đang trở thành hồi chuông để cảnh báo

sự biến chất, đạo đức xã hội đã bị suy đồi và gây lên nhiều bức xúc trong dưluận, trong xã hội Do đó, đã có những công trình nghiên cứu, nhiều bài báoviết về chủ đề này

Tác giả Dương Tuyết Miên ( Giảng viên trường khoa Luật của trườngĐại học luật Hà Nội) đã viết bài đăng trên đặc san về bình đẳng giới Tác giảphân tích những tổn thương tâm lý mà người phạm tội gây ra cho các nạnnhân bị hiếp dâm Đó không chỉ đơn giản là thiệt hại về thể xác mà còn là rấtnhiều hệ lụy về tinh thần, tình cảm, tâm lý; Bị mang các bệnh về tình dụctrong đó có bệnh HIV hoặc có thai… Tất cả những hậu quả ấy không chỉ tồntại trong một thời gian ngắn mà nó tồn tại trong một thời gian rất dài có thểđến hết cuộc đời sau khi vụ hiếp dâm xảy ra Cũng trong nghiên cứu này, tác

giả đề xuất một số giải pháp khắc phục như: “Đảm bảo tính nghiêm minh của

pháp luật về việc quy định biện pháp xử lý tội hiếp dâm trong bộ luật hình sự cũng như việc xét xử tội này; Thành lập những trung tâm tư vấn về tâm lý để

Trang 21

giúp cho người phụ nữ (là nạn nhân của tội hiếp dâm) có thể tâm sự để trút gánh nặng tâm lý, vơi bớt nỗi đau đè nặng trong lòng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân;”…[8]

Các chuyên gia của cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ lao động –

TB&XH cũng đưa ra tài liệu “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến

lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời

kỳ 2000- 2010” Tài liệu này đề ra chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em khi bị XHTD thời kỳ 2000 đến 2010; Trong đó có đề xuất một số chiến

lược tổng hợp với một tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận

thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục,…”[5].

Tác giả Phạm Trung Thông và tác giả Võ Văn Thắng có báo cáo trong

Hội nghị khoa học bện viện quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh đề tài “Nghiên

cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang” nhằm kiểm định tỷ lệ học sinh phổ thông trung học tại thành

phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: “ Tỉ

lệ trẻ em học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ khá cao 36,19% “.[10].

Sau khi tổng hợp một cách khái quát những nghiên cứu trong nước và

quốc tế, chúng ta có thể kết luận: “ Nghiên cứu về phòng chống xâm hại tình

dục trẻ em đã có tác giả, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về xây dựng biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong nhà trường tiểu học còn chưa có Vì vậy, việc nghiên cứu về xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học là có ý nghĩa và tính cấp thiết cao.”

Trang 22

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm về trẻ em:

Khái niệm: “Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từkhi sinh ra và tuổi dậy thì Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉtới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.”

1.2.2 Thế nào là xâm hại trẻ em?

Ta hiểu: “Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm,tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột,xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hạikhác.”

1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em là gì?

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em như sau:

“Xâm hại tình dục trẻ em là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt độngtình dục mà trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyếtđịnh ưng thuận một cách có hiểu biết, hoặc hành động đó là trái pháp luậthoặc trái quy tắc xã hội Xâm hại tình dục trẻ em là hành động diễn ra giữamột trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ em khác mà do độtuổi và mức độ phát triển, người này có mối quan hệ trách nhiệm, tin tưởnghoặc quyền hành với trẻ, và hành động gây ra nhằm thỏa mãn nhu cầu củangười đó”

Theo Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành viliên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô vớitrẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hìnhthức” [2]

Vậy: “Xâm hại tình dục trẻ em là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôikéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất tính dục khôngphù hợp với lứa tuổi của các em

Trang 23

Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đếnhoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều

có thể được xem là xâm hại tình dục Khái niệm xâm hại tình dục được hiểurất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục như nhiều người vẫnnghĩ.”

1.2.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh tiểu học là tất cảnhững mà trẻ học được, từ kinh nghiệm học được trong cuộc sống hàng ngày

để tìm ra cách xử lý, giải quyết khi đứng trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

Trẻ sẽ nhận diện được các nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục để từ đóđưa ra cách giải quyết thích hợp, an toàn

Trẻ sẽ nhận biết được những mối nguy hiểm có thể xảy ra nguy cơ bịXHTD và cách ứng xử phù hợp với người lạ, cách tự bảo vệ cơ thể mình khỏi

sự đụng chạm, sờ mó… của người khác ( kể cả người quen) nếu thấy khôngthoải mái

Biết xác định những người đáng tin cậy để mình tâm sự, chia sẻ, nhờ tưvấn, giúp đỡ, hỗ trợ mỗi khi bản thân gặp phải vấn đề không thể tự mình giảiquyết

1.2.5 Giáo dục kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục

Giáo dục cho học sinh kỹ năng phòng chống XHTD là quá trình tổchức có mục đích và kế hoạch giáo dục lên đối tượng để giúp đối tượng cầngiáo dục có tri thức, có kinh nghiệm, có kỹ năng, có hiểu biết để nhận diện vàphòng chống trước nguy hiểm trong cuộc sống đặc biệt là trước nguy cơ bịxâm hại tình dục [12]

Quá trình này gồm có các giai đoạn:

+ Giai đoạn nhận thức: Ở giai đoạn này, giáo viên tiểu học hướng dẫntrẻ nằm được lý thuyết về kỹ năng phòng chống khi bị xâm hại tình dục, giúptrẻ nhận thức được về mục đích, cách thức và điều kiện để hành động Đây là

Trang 24

giai đoạn rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả thì trẻ phải nhận thức được những điều kiện cơ bản,cần thiết của hoạt động đó.

+ Giai đoạn quan sát và làm thử theo mẫu: Sau khi trẻ nhận thức đượcmục đích và cách tiến hành là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động Lúc này trẻ cóthể làm theo các mẫu trên cơ sở mà trẻ đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cáchthức, điều kiện để hành động Hoặc trẻ có thể tự vận dụng kỹ năng theo hiểubiết của mình Ở giai đoạn này, thao tác của trẻ còn nhiều sai sót, lúng túng,chưa trọn vẹn, thiếu thuần thục, độc lập và linh hoạt Kỹ năng có thể đạt kếtquả ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả

+ Giai đoạn luyện tập để tiến hành các thao tác đúng yêu cầu đặt ra: Làgiai đoạn trẻ luyện tập các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD được thànhthạo và linh hoạt hơn Khi ấy các hành động được thực hiện có kết quả khôngchỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong các điều kiện, trường hợp khácnhau Đồng thời, trẻ còn biết kết hợp các kỹ năng bản thân đã có cùng với kỹnăng phòng chống nguy cơ bị xâm hại tình dục một cách linh hoạt [12]

1.3 Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em

1.3.1 Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em

Những hành vi lạm dụng tình dục luôn có sự thay đổi, các hành vi ấy cóthể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục hay giao hợp bằng ngóntay đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn

Hành vi lạm dụng tình dục ở trẻ em thể hiện ở những tiếp xúc với cơthể, khoe bộ phận sinh dục, rình xem trộm hoặc dùng hình ảnh để khiêu dâmtrẻ em

1.3.2 Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục

+ Thấy trẻ sợ hãi ai đó hoặc một nơi nào đó

+ Trẻ sẽ có những phản ứng không bình thường khi trẻ được chúng tahỏi: “ Con có tiếp xúc, đụng chạm với một người nào đó không?”

+ Trẻ sẽ sợ hãi một cách không lí do khi được y bác sỹ thăm khám cơ thể

Trang 25

+ Đôi khi các em vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục.+ Bỗng nhiên trẻ hay đổi đột ngột hành vi như: Mút tay, đái đầm hoặc

Tuy nhiên, cũng còn tùy vào mức độ bị lạm dụng mà tìm ra được cáctriệu chứng và kết luận các triệu chứng ấy có rõ ràng hay không

1.3.3 Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại, xâm hại tình dục

+ Tinh thần bị tổn thương rất nhiều:

Trẻ bị tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai là hậu quảlớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục ( chiếm tỷ lệ 84,3%), trẻ sẽ dễ bị mặccảm, phát triển không bình thường ( chiếm tỷ lệ 65,7%), các em khó hòa nhậpvới xã hội ( chiếm tỷ lệ 55,7%) [13]

Các tài liệu nhi khoa và tâm lý bệnh nhi cho ta thấy:

Rất nhiều trẻ em sau khi bị XHTD đã xuất hiện sự hoảng loạn, xuấthiện các ảo giác bệnh lý ( trẻ luôn có cảm giác bất an, giật mình, luôn tưởngtượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hoặc luôn tiếng nói của kẻ xâm hại văng vẳngbên tai…) Nghiêm trọng hơn, không ít trẻ em lại có suy nghĩ tiêu cực là tìmđến cái chết do các em bị sốc về mặt tinh thần [13]

+ Những tổn thương về thể chất:

69,1% là tỷ lệ tổn thương về sức khỏe, thể chất Bị xâm hại tình dục cóthể gây ra rất nhiều tổn thương cho bộ phận sinh dục: Nhiễm trùng tiết niệu,

Trang 26

chảy máu bộ phận sinh dục….ngoài ra các em còn bị đau bụng, đau đầu, mấtngủ…

Những trường hợp bị xâm hại tình dục cùng với bạo lực còn có thể dẫntới tử vong Khi đó, các em còn có nguy cơ nhiễm các bệnh xã hội, nhữngbệnh lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục; HIV/AIDS, đối với các em nữ thì bịmang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi, gây ra nhiềunguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản vàhạnh phúc gia đình của các em về lâu dài [13]

1.4 Tìm hiểu về GDKN phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

1.4.1.1 Đặc điểm về mặt sinh lý:

Thứ nhất: “Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông,xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ

bị cong vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha

mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ýquan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn”

- Thứ hai: “Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rấtthích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo

Trang 27

dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ”.

- Thứ ba: “ Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, dovậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hìnhtượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệnhư đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhàgiáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các

em Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng

2kg Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104

cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ em có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh” [11]

1.4.1.2 Đặc điểm về mặt tâm lý

* Nhận thức cảm tính:

Các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện

Đó là các cơ quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác

Tri giác của trẻ mang tính tổng quát chứ không chi tiết, không ổn định;Đây chính là đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học Nó biểu hiện: Ở đầu bậctiểu học, tri giác thường đi liền với hành động trực quan, nhưng khi đến cuốibậc tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, lúc này, trẻ thích quan sátcác sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tínhmục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác đã có chủ định, thể hiện: Trẻbiết lập kế hoạch học tập, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, [11]

* Đặc điểm tư duy:

Tư duy của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm và tư duy trực quan hànhđộng chiếm ưu thế

Trang 28

Lúc này, các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duytrừu tượng hóa, khái quát hóa.

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lên đến lớp 4, 5, trẻbắt đầu biết khái quát, còn phân tích, tổng hợp các kiến thức chỉ ở mức độ sơđẳng chiếm phần đông ở học sinh tiểu học

* Đặc điểm tưởng tượng:

Học sinh tiểu học có đặc điểm tưởng tượng phát triển phong phú hơn sovới học sinh mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngàycàng dày dặn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểmnổi bật sau:

+ Lớp 1,2 (đầu tuổi tiểu học): Hình ảnh tưởng tượng còn rất đơn giản,

chưa bền vững và dễ thay đổi

+ Lớp 4,5 (cuối tuổi tiểu học): Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn

thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo và cho ra những hình ảnh mới Cuốituổi tiểu học, tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, trẻ bắt đầu làm thơ,làm văn, kể chuyện, tô màu, Đặc biệt, trí tưởng tượng của trẻ em bị tácđộng mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm., hiện tượng, sự vật đều gắn liền vớicác rung động tình cảm của trẻ em [11]

* Đặc điểm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ nói thành thạo đã xuất hiện hầu hết ở học sinh tiểu học Khitrẻ bước vào trường tiểu học ( lớp 1) bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Khi lênlớp 4, lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữpháp, chính tả và ngữ âm Trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thếgiới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khácnhau nhừ có ngôn ngữ phát triển

Đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, ngôn ngữ có vaitrò hết sức quan trọng, ngôn ngữ giúp trẻ phát triển dễ dàng về cảm giác, trigiác, tư duy, tưởng tượng, được biểu hiện cụ thể thông qua nói và viết Mặt

Trang 29

khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ [11]

* Đặc điểm chú ý

Ở giai đoạn lớp 1, lớp 2, giai đoạn đầu tuổi tiểu học, chú ý có chủ địnhcủa trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Chú ýkhông chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định ở giai đoạn này Lúc này,trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học mà có đồ dùng trực quansinh động, hấp dẫn, có các tranh ảnh, trò chơi hoặc cô giáo xinh đẹp, dịudàng, hát hay, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững,chưa tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Đến giai đoạn cuối tuổi bậc tiểu học, chú ý có chủ định dần phát triển,chiếm ưu thế Trẻ học thuộc một bài thơ, một đoạn văn hay một câu chuyệndài, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào

đó và bản thân đã cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian chophép

Giai đoạn cuối bậc tiểu học (lớp 4,5), ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy vậy hiệu quảcủa việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độtích cực tập trung trí tuệ của các em trong quá trình học tập, sức hấp dẫn củanội dung bài học, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em trong họctập [11]

Trang 30

* Đặc điểm ý chí:

Ở lớp 1,2 (đầu tuổi tiểu học), những hành vi mà trẻ thực hiện còn phụthuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (ví dụ: Học để được bố cho đi muakẹo bánh, mua truyện tranh, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho xem điện thoại, ) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành

vi ở các em còn rất yếu Đặc biệt, các em chưa đủ ý chí, nghị lực để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp dù chỉ một chút khó khăn

Ở lớp 4,5( cuối tiểu học), học sinh đã có thể biến những yêu cầu củangười lớn thành mục đích hành động của mình Tuy nhiên, năng lực ý chí củacác em còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việcthực hiện hành vi của các em vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.[11]

1.4.1.3 Sự phát triển về tình cảm của học sinh tiểu học:

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp và luôngắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Trẻ rất dễ khóc nhưngnhanh cười, trẻ rất hồn nhiên, vô tư bởi lúc này, khả năng kiềm chế cảm xúccủa trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận Vì thế có thể nói

tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì

tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn trẻ mầm non rất nhiều)

Tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năngkhiếu như thơ ca, âm nhạc, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó, nếu phát hiện

và bồi dưỡng kịp thời thì các em vừa học tập tốt vừa phát triển tài năng

1.4.1.4 Sự phát triển về nhân cách của học sinh tiểu học:

Trẻ đang dần hình thành các nét tính cách, đặc biệt trong môi trườngnhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể trẻ sôi nổi,mạnh dạn Sau 5 năm học dưới mái trường tiểu học, "tính cách học đường"mới dần dần ổn định, bền vững

Trang 31

Tóm lại, việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những

đặc điểm cơ bản sau: “Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư

tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay

thẳng; Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực,

tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thíchứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; Và đặc biệt nhân cách của các em còn

mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một

sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàndiện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùngvới tiến trình phát triển của mình” [11]

1.4.1.5 Đặc điểm về phát triển xã hội của học sinh bậc tiểu học:

* Hiểu biết về giới của học sinh bậc tiểu học:

Hiểu biết về giới của học sinh ở tiểu học đã rõ ràng và ổn định: Trẻ emnhận dạng giới của mình và phân biệt được giới của mình khá sớm (vàokhoảng 2-3 tuổi) Nhưng phải đến tuổi đầu tiểu học các em mới hiểu đượcrằng, giới tính là đặc tính không thay đổi trong suốt cuộc đời và có được nhậndạng giới của bản thân một cách chắc chắn, các em biết rõ đồ chơi nào, tròchơi nào, hoạt động nào… phù hợp với con trai hay phù hợp hơn với con gái,các em có thể mô tả đặc trưng của các giới, sự khác nhau vào cuối tiểu học

Hiểu biết về giới của các em học sinh giai đoạn này còn mang tínhcứng nhắc, cực đoan: Ý thức về vai trò và chuẩn mực giới càng ngày càngđược phát triển ở học sinh bậc tiểu học, các em nghiêm túc và tin rằng phảituân thủ mẫu Thậm chí, không ít em còn cho rằng, không được phép vi phạmchuẩn của mẫu vai giới Lúc này, với các em, chuẩn mẫu vai giới là cần chotất cả mọi người nhưng không nhất thiết phải tuân thủ trong mọi hoàn cảnh

Nhận thức xã hội về giới của những học sinh bậc tiểu học phát triểndưới những ảnh hưởng lớn của giáo dục và văn hóa gia đình, của văn hóa

Trang 32

cộng đồng, của truyền thông, của cuộc sống trong các nhà trường, đặc biệt lànhững hoạt động học tập, những nhóm bạn cùng tuổi – nơi các em có đượcnhững trải nghiệm xã hội đích thực để trưởng thành [11]

* Nhận thức về người khác của học sinh bậc tiểu học:

Nhận thức về người khác của học sinh bậc tiểu học phát triển theohướng từ mô tả những đặc trưng bên ngoài (sự hiện diện, hành động và những

đồ vật) đến mô tả nội tâm người khác Từ 7 tuổi, càng ngày, trẻ càng ít dựavào các đặc trưng cụ thể để mô tả bạn bè, người quen và sự mô tả ngày càng

có nhiều đặc trưng tâm lý hơn Từ 9 đến 11 tuổi, việc so sánh ứng xử cũngnhanh chóng được giảm dần, các em sử dụng nhiều hơn những cấu trúc tâm lý

để mô tả bạn bè, người quen

Những hiểu biết của học sinh tiểu học về người khác phụ thuộc rấtnhiều vào mức độ phát triển nhận thức, đặc biệt là khả năng đặt mình vào “ vịtrí người khác” Khả năng đặt mình vào “vị trí người khác” của học sinh tiểuhọc được phát triển qua nhiều mức độ khác nhau Từ 6 đến 8 tuổi, các emnhận biết rằng, người khác có thể có những ứng xử khác với mình vì họ đãnhận được thông tin khác với những thông tin mà trẻ biết Từ 8 đến 10 tuổi,trẻ biết rằng, có thể có xung đột giữa ứng xử của mình với của người khácngay cả khi đều nhận được cùng một thông tin Từ 10 đến 12 tuổi, học sinhđồng thời chấp nhận ứng xử của mình và của người khác, các em bắt đầu biết

“đặt mình vào vị trí người khác” và biết được mình hay những người xungquanh sẽ phản ứng thế nào khi có tình huống nhất định [11]

* Giao tiếp của học sinh tiểu học:

Giao tiếp của học sinh tiểu học xảy ra trong các mối quan hệ của các

em với bạn bè, với người thân và với mọi người xung quanh Ở trường học,giao tiếp của học sinh thường diễn ra trong các mối quan hệ khác nhau nhưgiao tiếp với bạn bè cùng lớp, cùng giao tiếp với các thầy giáo, cô giáo dạylớp mình, với các thầy giáo, cô giáo, các cô chú nhân viên trong trường…

Trang 33

Giao tiếp của học sinh bậc tiểu học thực hiện các chức năng khác nhau:Thông tin, cảm xúc, nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau, điều chỉnh hành

vi, phối hợp hoạt động…

Giao tiếp của các em còn đơn giản, mang đậm cảm xúc, phạm vi và nộidung giao tiếp của các em còn hạn hẹp Các em thường giao tiếp với nhiềubạn bè, với thầy cô và người thân trong gia đình Nội dung giao tiếp thườngxoay quanh những chủ đề rất thân thuộc, gần gũi với các em

Giao tiếp còn được phát triển dưới ảnh hưởng của cuộc sống trong nhàtrường Đầu cấp tiểu học, đối tượng giao tiếp của trẻ chủ yếu là người lớn, đặcbiệt là người thân Vào cuối tiểu học, giao tiếp của các em phong phú hơnnhiều các em bắt đầu học giải quyết các tình huống phức tạp trong mối quan

hệ với bạn bè và phân biệt đúng – sai theo chuẩn mực quy tắc [11]

1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc GDKN phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

XHTD trẻ em đang là một thực trạng “ nóng” đã và đang là vấn nạn củatoàn cầu Tất cả trẻ em đều có thể bị XHTD Xâm hại tình dục xảy ra ở mọicộng đồng, không kể điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị ra sao và điều nàyxảy ra với cả trẻ nam và trẻ nữ

* Mục đích của việc GDKN phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

Kỹ năng giúp cho trẻ em phòng tránh xâm hại tình dục là một dạng kỹnăng sống mang tính cá nhân và xã hội với mục đích giúp cho trẻ em có đủkiến thức, đủ hiểu biết và các kỹ năng trẻ vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã

có để tìm ra cách thức, kỹ năng xử lý khi đứng trước nguy cơ bị XHTD

Giáo dục cho trẻ em kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTDphải tuân theo quy luật hình thành kỹ năng nói chung, quy luật hình thành kỹnăng sống nói riêng [14]

Giáo dục cho trẻ em các kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâmhại tình dục muốn đạt nhiệu quả cao cần có các điều kiện hỗ trợ như có những

Trang 34

chính sách làm cơ sở pháp lý, làm căn cứ thực hiện, sự phối hợp tham giagiữa các lực lượng giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội, để có sự tác độngđồng bộ, có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên, học sinh nắm được rõ đểthực hiện tốt việc giáo dục các em Đối với các em học sinh bậc tiểu học, việcgiáo dục kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD có cơ sở là chươngtrình chăm sóc - giáo dục trẻ, các văn bản pháp luật, bộ chuẩn phát triển họcsinh bậc tiểu học Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiệnmục đích giáo dục học sinh.

* Ý nghĩa của việc giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho học sinh

tiểu học

Các kỹ năng để phòng chống khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục

đã thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội

Trong thực tế cuộc sống, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi củacon người, đôi lúc, nhận thức đúng chưa chắc hành vi đã đúng

Chẳng hạn:

Ai cũng biết rằng, đánh đập, chửi mắng trẻ là vi phạm Luật Chăm sóc

và Bảo vệ trẻ em mà đôi khi vẫn không kìm chế cơn nóng giận khi trút lên trẻ

em những trận đòn roi dã man, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ…Rất nhiều người có hiểu biết về Luật nhưng vẫn vi phạm luật, đó chính là vì

kỹ năng sống của họ còn yếu [15]

Đúng vậy, các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD là cầunối giúp học sinh biến những kiến thức thành những hành vi, thái độ Biết cáchứng phó cũng như tìm cách phòng chống mỗi khi gặp phải các tình huống nguyhiểm trong cuộc sống nói chung và trước nguy cơ bị XHTD nói riêng

Nếu có kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD sẽ biết cách giảiquyết các vấn đề mà bản thân gặp phải một cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả.Ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như dễ rơi vào cạmbẫy, những tình huống nguy hiểm gây ảnh hưởng, hậu quả xấu tới tinh thầncúng như thể chất của bản thân

Trang 35

Kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục không nhữngthúc đẩy sự phát triển của cá nhân học sinh, mà còn góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội, giúp ngăn ngừa vấn đề XHTD trẻ em Việc thiếu kỹ năngsống của học sinh là nguyên nhân nảy sinh rất nhiều vấn đề trong xã hội đặcbiệt là vấn đề XHTD trẻ em Việc giáo dục những kỹ năng để phòng chốngkhi có nguy cơ bị xâm hại tình dục sẽ thúc đẩy những hành vi tích cực trong

xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các vấn đề đang gây bứcxúc trong xã hội nói chung và nạn xâm hại tình dục nói riêng [15]

Giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị XHTD là rấtcần thiết Các em là mầm non, là tương lai của đất nước, là những người sẽquyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo Nếu các emkhông có những kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống khi có nguy

cơ bị xâm hại tình dục nói riêng thì các em sẽ không thế tự bảo vệ mình khỏinhững tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục dẫn đến những hậu quảnặng nề về mặt thể chất lẫn tâm lý Điều này khiến các em không thể pháttriển một cách hoàn thiện nhất

Độ tuổi học sinh tiểu học là độ tuổi đang dần hình thành những giá trịnhân cách, giàu mơ ước, ham muốn hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giớixung quanh song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệmsống, dễ bị lôi kéo, kích động, a dua…Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc

tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên bị tác động đan xengiữa các yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đặt mình vào lựa chọn nhữnggiá trị, phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách và cả những áp lực,tiêu cực Nếu như các em không được giáo dục các kỹ năng để phòng chốngkhi có nguy cơ bị XHTD thì các em sẽ dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, rơi vào cạmbẫy của những kẻ xâm hại tình dục, gây ra nhiều hậu quả, hệ lụy về sau,không những ảnh hưởng tâm lý mà cả sự phát triển nhân cách

Trang 36

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng phòng chống khi có những nguy cơ bịXHTD cho thế hệ trẻ hiện nay là rất cần thiết, giúp các em có thời gian để rènluyện kỹ năng, phát triển an toàn, lành mạnh về tâm hồn, thể chất, tâm lý.

Giáo dục các kỹ năng phòng chống khi có những nguy cơ bị XHTDcũng là nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội Đểthực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,chúng ta cần phải có những con người lao động mới, những con người pháttriển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, do vậy, việc đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng là việc làm hếtsức quan trọng Nhiệm vụ đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện đượcthể hiện rất rõ trong các nghị quyết của Đảng

Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục là đàotạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [16]

Vậy là, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã chuyển từ chủ yếu trang bịkiến thức lý thuyết cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết chocác em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiến Phương pháp giáodục tiểu học cúng đã được đổi mới theo hướng “ phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học nănglực tự học, khả năng thực hành, long say mê học tập và ý chí vươn lên” [16]

Giáo dục các kỹ năng phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục

là giúp các em hình thành và phát triển khả năng nhận diện những nguy hiểmnói chung và nguy cơ bị XHTD nói riêng, giúp các em phát triển lành mạnh

và an toàn, điều đó phù hợp rất với mục tiêu giáo dục và giáo dục tiểu họchiện nay

Trang 37

Giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi có nguy cơ bị xâm hại tìnhdục là rất cần thiết là xu thế chung của các nước và của thế giới.

Hiện nay, thế giới đã có hơn 155 nước đưa giáo dục các kỹ năng sốngvào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa giáo dục kỹ năng sống vàochương trình chính khóa của bậc iểu học và bậc trung học

Các nước thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo 3 hìnhthức:

+ Môn học kỹ năng sống là một môn học riêng biệt

+ Khi dạy các môn học chính có tích hợp dạy kỹ năng sống

+ Việc tích hợp kỹ năng sống có thể tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình

Chỉ có rất ít các Quốc gia đưa nội dung giáo dục các kỹ năng sốngthành môn học riêng ( Malawi, Cabodia), còn đa số các nước thì dạy nội dungnày bằng cách tích hợp kỹ năng sống vào dạy trong một phần của tiết học, chủyếu là dạy lồng ghép với các môn giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe,giáo dục giới tính, quyền trẻ em nhằm giảm bớt sự quá tải trong mỗi nhàtrường

1.4.3 Nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học

1.4.3.1 Nội dung để giáo dục các kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh bậc tiểu học

* Dạy cho trẻ biết về trẻ quy tắc 5 ngón tay

Trang 38

Quy tắc 5 ngón tay tượng trưng cho vòng tròn giao tiếp hàng ngày củatrẻ, phân loại đầy đủ những người mà trẻ em có thể gặp hang ngày Quy tắcnày sử dụng chính bàn tay của trẻ em một cách trực quan giúp trẻ dễ nhớ, dễtiếp thu Quy tắc 5 ngón tay tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh tác dụng lênnhận thức của các em.

* Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm

Chúng ta phải dạy cho trẻ phân biệt đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể.Không cho bất kỳ ai đụng chạm vào vùng kín của mình cũng như bản thânmình không chạm vào vùng kín của bất cứ ai Làm sao để cho trẻ luôn phảighi nhớ cả hai trường hợp bởi vì nhiều cha mẹ đã bỏ quên trường hợp thứ hai

và họ đã không ngờ rằng chính đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục các conlàm đầu tiên

* Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng

Yêu cầu trẻ để trẻ phải nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phảitránh xa thì quả là quá khó đối với các em Thay vào việc yêu cầu, cha mẹ hãythường xuyên tâm sự với con về những hoạt động diễn ra hàng ngày của cáccon Tạo cho các con thói quen, giúp con có thể thoải mái, tin tưởng chia sẻbất kỳ chủ đề nào với bố mẹ

Nếu khi nghe con kể mà cha mẹ nhận thấy có những hành vi khôngđược chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ, cha mẹ có trách nhiệm phải xử lý cáchành vi đó

Trang 39

* Giúp trẻ nhận biết về các bộ phận cơ thể

Do quá non nớt mà nhiều trẻ bị xâm hại nhưng không thể tự nhận biếtđược sự nghiêm trọng Cha mẹ cần phải sớm dạy cho con mình nhận biết vềcác bộ phận của mình (kể cả vùng kín) Cần thực hiện từ sớm việc này, hãy,bắt đầu từ khi trẻ khoảng 3 tuổi Cần có cách thức cũng như mức độ dạy saocho phù hợp cho mỗi lứa tuổi Ví dụ: trẻ còn nhỏ, chỉ cần dạy trẻ nhớ kỹ têncác bộ phận cơ thể chứ không bắt trẻ phải định nghĩa, còn đối với những trẻlớn, cần dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận của cơ thể, nhận diện rõ bộ phậnnào là kín đáo, không ai được nhìn hay sờ vào ,…

Tư tưởng ngại ngần, né tránh khi gọi thẳng tên các bộ phận sinh dục lúcchia sẻ hay dạy trẻ về giới tính là thực tế của rất nhiều phụ huynh, giáo viên.Điều đó là một hạn chế chứ chưa hẳn đã tốt “Dương vật, tinh trùng, âm đạo,

âm hộ” là những khái niệm mà các học sinh tiểu học sẽ được học để biết cáchgọi tên đúng các bộ phận sinh dục của mình

Các bậc cha mẹ hay sử dụng cách nói giảm, nói tránh đối với trẻ khinhắc đến bộ phận sinh dục Hãy điều chỉnh ngay bằng cách cha mẹ nên gọiđúng tên các bộ phận của cơ thể từ giai đoạn “trứng nước”, cần phải gọi tênđúng các bộ phận sinh dục như khi nói về các bộ phận khác trên cơ thể như:Bàn tay, ngón chân, mắt, mũi, tai…

Việc cha mẹ sử dụng các thuật ngữ chính xác sẽ giúp bảo vệ trẻ em.Giúp các con không phải xấu hổ mà thoải mái nói về cơ thể của mình và cónhiều khả năng các con có thể tiết lộ thông tin nếu có điều gì đó đáng lo ngạihay khó chịu xảy ra với các con

* Dạy trẻ các kỹ năngđể xử lý khi gặp phải những tình huống nguy hiểm

Trẻ em thường sợ bị ghét, bị cô lập không ai chơi và dễ hoảng sợ khi bịbắt nạt nên không dám từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặcngười lớn Vì thế, chúng ta cần phải dạy trẻ cách từ chối người khác, cáchthoát khỏi các tình huống nguy hiểm

Trang 40

Để trẻ dần hình thành kỹ năng một cách tốt nhất ta cần cho trẻ em tậpdượt xử lý trong tình huống giả định Dần dần trẻ em có thể vận dụng, xử lýcác tình huống một cách thành thạo và mang tính vận dụng cao trước nhiềuhoàn cảnh khác nhau, giúp trẻ có thể xử lí trước nguy cơ bị xâm hại tình dụcnếu chẳng may xảy ra.

* Giúp cho trẻ biết cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bản thân bị

xâm hại

Trên thực tế, nhiều kẻ xâm hại tình dục nói với các nạm nhân trẻ rằng,những gì đã xảy ra là những bí mật và không được nói cho bất kỳ ai biết, đặcbiệt là cha mẹ

Tuy trẻ em biết rất rõ thủ phạm xâm hại mình là ai, nhưng vì nhiều lý

do, các con thường giữ im lặng về việc mình bị xâm hại Chúng ta cần nói vớitrẻ rằng con hãy nói với bố mẹ, con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì vàchúng ta hãy làm theo lời hứa này, tránh mắng mỏ hay trừng phạt vì nhữngđiều con kể Hãy đảm bảo với trẻ rằng, khi nói ra cho bố mẹ biết là con đãlàm đúng, bố mẹ tự hào vì con đã nói ra sự thật Có những trường hợp kẻ xấu

đe dọa trẻ, bắt các em phải giữ bí mật thì các con nên thông báo cho cha mẹ

và người thân được biết

Cùng với việc trẻ kể ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện

lạ của con để nhanh chóng phát hiện , xử lý tình huống mà con gặp phải

* Dạy cho trẻ biết những nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết

Cha mẹ, nhà trường cần nói với trẻ để trẻ nhận thức rằng nguy hiểm cóthể đến từ bất kỳ đâu: Từ người hàng xóm đến người thân hay cả ở trườnghọc, có cả những người mà con yêu quý và tin tưởng

1.4.3.2 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng để phòng chống khi xâm hại tình dục cho học sinh bậc tiểu học

Chúng ta có thể rèn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh tiểu học bằng các phương pháp sau:

Ngày đăng: 21/06/2023, 21:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng phòng chống xâm hại - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 1 Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng phòng chống xâm hại (Trang 50)
Bảng 2: Khảo sát thực trạng mà học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD của học sinh bậc tiểu họ c - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 2 Khảo sát thực trạng mà học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD của học sinh bậc tiểu họ c (Trang 51)
Bảng 3: Khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 3 Khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục các kỹ năng để phòng (Trang 52)
Bảng 4: Khảo sát thực trạng về hình thức giáo dục các kỹ năng để phòng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 4 Khảo sát thực trạng về hình thức giáo dục các kỹ năng để phòng (Trang 53)
Bảng 5: Khảo sát thực trạng về các biện pháp để giáo dục các kỹ năng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 5 Khảo sát thực trạng về các biện pháp để giáo dục các kỹ năng (Trang 54)
Bảng 6: Khảo sát thực trạng về các kỹ năng để phòng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 6 Khảo sát thực trạng về các kỹ năng để phòng (Trang 56)
Bảng 7: Khảo sát thực trạng về vận dụng các kỹ năng để phòng chống - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 7 Khảo sát thực trạng về vận dụng các kỹ năng để phòng chống (Trang 58)
Bảng 8: Những nguyên nhân dẫn đến kết quả của giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD của các em họ c sinh - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 8 Những nguyên nhân dẫn đến kết quả của giáo dục các kỹ năng để phòng chống XHTD của các em họ c sinh (Trang 59)
Bảng 9: Khó khăn của giáo viên khi thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu họ c - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 9 Khó khăn của giáo viên khi thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh bậc tiểu họ c (Trang 60)
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh - Trường tiểu học Đồng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho học sinh - Trường tiểu học Đồng (Trang 82)
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khi kiểm tra đầu vào của học sinh lớp thực - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khi kiểm tra đầu vào của học sinh lớp thực (Trang 88)
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả giờ dạy thực nghiệm - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả giờ dạy thực nghiệm (Trang 89)
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả giờ dạy đối chứng - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả giờ dạy đối chứng (Trang 90)
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm (Trang 91)
Hình thức Đánh dấu ( x) - Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba  tỉnh phú thọ
Hình th ức Đánh dấu ( x) (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w