1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

203 27 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Nhà trường phải có những biện pháp hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học giúp các em nhận rõ được giá trị của b

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Trần Quang Kiệt xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Bình Dương, ngày tháng năm 2019

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Quang Kiệt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy/ Cô trong

Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dường đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình tham gia học tập, cũng như thực hiện luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Tuyết Mai, người

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các Trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương bao gồm: Trường TH Trần Quốc Tuấn, Tân Định, Võ Thị Sáu, An Điền, Duy Tân,

An Tây B đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực

hiện khảo sát thực trạng cho đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em bạn

bè đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người nghiên cứu

Trần Quang Kiệt

Trang 5

TÓM TẮT

Hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của mọi gia đình và toàn xã hội Đặc biệt, đối với nạn nhân là học sinh tiểu học, các em dễ bị tấn công tình dục do bản thân còn nhỏ dại, trong sáng và không có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại Khi đã bị xâm hại nhiều học sinh bị rơi vào mặc cảm tội lỗi, thấy mình không có giá trị, tự ti về bản thân nên rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tiếp theo Nghiêm trọng hơn khi lớn lên các

em không dám quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống, buông xuôi cuộc đời phụ thuộc vào các chất gây nghiện, tệ nạn xã hội

Từ diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của

nó để lại đã và đang đặt ra cho xã hội, gia đình và ngành giáo dục, đặc biệt là trường tiểu học nhiệm vụ cấp bách trong việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết các tình huống và phòng chống xâm hại tình dục Nhà trường phải có những biện pháp hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học giúp các em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lòng tự trọng và bản lĩnh của mình

Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng này tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát đã chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót như:

- Một bộ phận CBQL, GV và CMHS chưa có sự hiểu biết đầy đủ và thấu đáo về ý nghĩa, mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh Chưa thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục học sinh kỹ năng nhận biết cảm giác an toàn và không an toàn, giáo dục học sinh kỹ năng xử lý các tình huống mà học sinh có nguy cơ bị xâm hại tình dục Hình thức thực hiện thông

Trang 6

qua lồng ghép vào các môn học chính khóa trên lớp, hoạt động tư vấn, và câu lạc

bộ tuổi thơ hiếm khi được thực hiện;

- Các trường tiểu học chưa phối kết hợp hiệu quả với các cơ quan ban ngành, gia đình để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, đạt được mục tiêu giáo dục

kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh;

- Các trường tiểu học chưa huy động hiệu quả các lực lượng ngoài nhà

trường như cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tham gia hoạt động giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu giảng dạy, tranh ảnh trong tổ chức các hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa phục vụ hiệu quả Khả năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng

phòng chống xâm hại tình dục chưa thường xuyên và chưa mang lại kết quả cao;

- Các trường tiểu học chưa thực hiện hiệu quả trong việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục trong các môn học

như: Đạo đức, Thể dục Công tác tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, chỉ

đạo giáo viên phụ trách tư vấn chia sẻ, tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho học

sinh những vấn đề liên quan tới giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chưa mang lại hiệu quả Các trường chưa thực hiện tốt

việc xây dựng và quản lý các câu lạc bộ tuổi thơ trong nhà trường tiểu học;

- Các trường chưa thực hiện việc chuẩn bị nguồn kinh phí, cơ sở vật chất

cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống

xâm hại tình dục nói riêng hiệu quả CBQL phối hợp với địa phương công an,

các tổ chức đoàn hội tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học về lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục còn hạn chế

Để khắc phục những hạn chế thiếu sót trên, người nghiên cứu đã đề xuất 5 biện pháp quản lý, bao gồm: Nâng cao nhận thức của giáo viên nhà trường, cha

mẹ và người giám hộ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh; Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục

giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong

nhà trường; Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng phòng, chống

Trang 7

xâm hại tình dục cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh; Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh

Các biện pháp được xác định là khả thi và cần thiết để khắc phục những

hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường tiểu học ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC CÁC BẢNG xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 10

1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2 Một số khái niệm 14

1.2.1 Khái niệm xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em 14

1.2.2 Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 17

1.2.3 Khái niệm kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục; hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 19

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 22

1.3.1 Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh tiểu học 22

1.3.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh ở trường tiểu học 24

1.3.3 Mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 27

1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 27

Trang 9

1.3.5 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại

tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 29

1.3.6 Kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 33

1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 33

1.4.1 Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 34

1.4.2 Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 34

1.4.3 Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 36

1.4.4 Quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 37

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 37

1.5.1 Các yếu tố khách quan 37

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 43

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 43

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát 44

2.1.2 Giới thiệu về các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 45

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 47

2.2.1 Nội dung khảo sát 47

2.2.2 Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng 48

Trang 10

2.2.3 Tổ chức điều tra, khảo sát 49 2.2.4 Qui ước thang đo 53 2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 55 2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục 55 2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 60 2.3.3 Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 64 2.3.4 Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình

dục cho học sinh ở trường tiểu học 66 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ờ trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến

Cát, tỉnh Bình Dương 68 2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học 68 2.4.2 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh

Bình Dương 70 2.4.3 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã

Bến Cát, tỉnh Bình Dương 72 2.4.4 Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 76 2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 80

Trang 11

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã

Bến Cát, tỉnh Bình Dương 83

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 85

2.6.1 Ưu điểm 85

2.6.2 Hạn chế 85

2.6.3 Nguyên nhân 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 89

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 91

3.1 Các nguyên tắc đề xuất hệ thống các biện pháp 91

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 91

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 91

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 91

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 91

3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 92

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường, cha mẹ và người giám hộ về tầm quan trọng của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 92

3.2.2 Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường 94

3.2.3 Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học 96

Trang 12

3.2.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh 98

3.2.5 Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh 99

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 101

3.4 Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở Trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 102

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 102

3.4.2 Phương pháp khảo nghiệm 102

3.4.3 Quy trình khảo nghiệm 102

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 103

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 114

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

PHỤ LỤC 1

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

6

Bảng 2.6 Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về ý nghĩa hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học

sinh tiểu học

56

7

Bảng 2.7 Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về mục đích hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học

sinh tiểu học

58

8

Bảng 2.8 Ý kiến của CBQL, GV, PHHS về thực trạng nội

dung giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho

học sinh

61

11

Bảng 2.11 Ý kiến của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại

tình dục cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát,

tỉnh Bình Dương

70

12

Bảng 2.12 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý nội

dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống XHTD cho

học sinh tại các trường tiểu học

73

Trang 15

13

Bảng 2.13 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý

phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống

xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường tiểu học

76

14

Bảng 2.14 Ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều

kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống

XHTD cho học sinh các trường tiểu học

80

15

Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, Bình dương

83

17

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của

biện pháp “Nâng cao nhận thức của giáo viên nhà trường, cha

mẹ và người giám hộ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh”

104

18

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của

biện pháp “Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục

giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho cán

bộ, giáo viên trong nhà trường”

106

19

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của

biện pháp “Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ

năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua

các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học”

108

20

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của

biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện

hỗ trợ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại

tình dục cho học sinh”

109

Trang 16

năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua

các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học”

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan

trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

69

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của

mọi gia đình và toàn xã hội Những vụ án gần đây làm nóng dư luận xã hội chính

là sự cảnh báo đến các bậc cha mẹ, đòi hỏi cha mẹ có sự quan tâm nhiều hơn đến con cái đồng thời cũng cần có đủ kiến thức, kỹ năng để bảo vệ con em mình

Hiện nay, trên các trang báo liên tục xuất hiện những tin tức về xâm phạm tình

dục trẻ em xảy ra ở cả đối tượng bé trai và bé gái và đang có xu hướng gia tăng

và diễn biến phức tạp hơn Xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề

đang gây phẫn nộ trong cộng đồng xã hội

Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động -

Thương binh và xã hội), trong giai đoạn từ 2005 - 2007, đặc biệt là vào năm

2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng

đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần Theo UNICEF, trong 5 năm qua,

có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, nghĩa là cứ 8 giờ trôi qua lại có một bé bị xâm hại Đau lòng hơn là hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi cũng trở thành nạn nhân Trong đó, thông tin 5 tháng đầu năm 2018, có 735 trẻ em bị xâm hại (Theo báo Tuổi Trẻ online ngày 28/7/2017) Tuy nhiên, những con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự

kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em

Lứa tuổi học tiểu học là lứa tuổi dễ bị tấn công tình dục do bản thân các

em còn nhỏ dại, trong sáng và không có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại, thậm chí khi đã bị xâm hại nhiều trẻ cũng không biết Đối tượng xấu có thể là hàng xóm,

là họ hàng người thân thường dụ dỗ các em bằng việc cho quà bánh, bằng hành

vi âu yếm khiến nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng con không thể bị đưa vào

“chuyện người lớn” Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về

thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ

và mức độ nguy hiểm của chúng Trẻ em khi bị xâm hại phải chịu sang chấn tâm

lý mạnh mẽ, tật nguyền về tinh thần và đau đớn về thể xác Các em bị rơi vào

Trang 18

mặc cảm tội lỗi, thấy mình không có giá trị, tự ti về bản thân nên rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tiếp theo Nghiêm trọng hơn khi lớn lên các em không dám quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống, buông xuôi cuộc đời phụ thuộc vào các chất gây nghiện (ma túy, sex) trở thành gái mại dâm…

Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của nó

để lại đã và đang đặt ra cho xã hội, gia đình và ngành giáo dục, đặc biệt là trường tiểu học nhiệm vụ cấp bách trong việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết các tình huống và phòng chống xâm hại tình dục Học sinh trong độ tuổi tiểu học,

do khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống cũng như khả năng tự bảo vệ còn nhiều hạn chế, nên công tác giáo dục kỹ năng này càng cần được chú trọng hơn Khi trẻ có kỹ năng nhận biết, phòng chống và xử trí khi bị xâm hại sẽ giúp các

em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lòng tự trọng và bản lĩnh của mình

Để tăng cường giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo

lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Số: 18/CT-TTg ngày 16 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Công văn số 995/LĐTBXH-TE ngày 17/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội V/v tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp

phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ

em số 25/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập; Luật trẻ em số 102/2016/QH13 đã ban hành những quy định: Theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi

Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em Tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe

sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật; Thông

báo số 117/TB-VPCP khẳng định: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và có biện pháp quản lý, giám

Trang 19

sát, công khai hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em

Thực hiện kế hoạch số 48 KH/HĐĐTW ngày 17/3/2017 của Hội đồng Đội Trung ương về việc tổ chức chương trình “Hãy lên tiếng” phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2017; Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi,

năm học 2016 – 2017 Ngày 26/4/2017, tại Hội trường Nhà Thiếu nhi tỉnh Bình

Dương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em với sự tham gia của 236 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Đồng đội các huyện, thị, thành phố và giáo

viên làm Tổng phụ trách Đội của 231 Liên đội trên địa bàn tỉnh

Bến Cát là một trong những huyện thị của tỉnh Bình Dương có tốc độ đô

thị hóa cao với nhiều khu công nghiệp Do đó, nhiều nhà trọ mọc lên, mở cửa

đón dân nhập cư từ khắp nơi đổ về sinh sống, đã khiến Bến Cát thành một mảnh đất ẩn trú và phát sinh nhiều loại tội phạm Trong đó, xâm hại tình dục (XHTD)

trẻ em đang trở thành vấn nạn

Trước thực trạng đó, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, các cấp, ngành trong tỉnh nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động; trong đó tập trung tuyên truyền, cung cấp cho các em những kiến thức về giới, hành vi xâm hại tình dục và kỹ năng ứng phó Các đơn

vị trường học cũng đã tập trung tuyên truyền và tổ chức nhiều chuyên đề về kỹ

năng phòng ngừa, xử lý các hành vi, tình huống xâm hại tình dục cho các em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố xâm hại cũng như cung cấp địa chỉ các

cơ quan có thể hỗ trợ, can thiệp…

Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục trẻ em những kỹ năng nhận biết và

phòng chống sự xâm hại còn là một khoảng trống lớn, do chưa nhận thức được

tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung, và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Quyền Trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức Tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, lãnh đạo

các trường thường chỉ tập trung vào các biện pháp và kế hoạch để nâng cao chất lượng về chuyên môn, mà chưa tập trung cao vào công tác quản lý hoạt động

Trang 20

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa được chú trọng do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau

động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” để làm luận văn tốt

nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận, đề tài phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Từ đó, đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở

trường tiểu học công lập tại địa phương nhằm giúp các em có được những kỹ

năng phòng, chống xâm hại cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh ở trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho

học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học

4.2 Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

4.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến

Cát, tỉnh Bình Dương

Trang 21

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã được quan tâm và thực hiện tương đối tốt nhưng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả

Nếu nghiên cứu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục theo tiếp cận các chức năng quản lý và phân tích đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng,

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến

Cát, tỉnh Bình Dương, thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hữu hiệu hoạt

động này một cách cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Quan điểm phương pháp luận

7.1.1 Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận Xác định

mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt

chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục với quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý các hoạt động sư phạm khác

Trang 22

ở nhà trường Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp

người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong điều kiện về không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống

xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý của các trường tiểu học ở địa phương, tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các cơ sở giáo dục

này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh phù hợp với thực tiễn

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung

lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống

xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Trang 23

Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập

số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống

xâm hại tình dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục ở trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Chúng tôi cũng dùng phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh

ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất

Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng,

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến

cát, tỉnh Bình Dương (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở 5 đối tượng: Ban giám hiệu; Giáo viên chủ nghiệm; Giáo viên bộ môn; Học sinh và phụ huynh học sinh)

Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm:

Phiếu 1: Dành cho cán bộ lãnh đạo (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của 6/15 trường nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Phiếu 2: Dành cho cha mẹ học sinh ở 6/15 trường Nội dung câu hỏi về

nhận thức của các em và cha mẹ học sinh đối với việc giáo dục kỹ năng phòng,

chống xâm hại tình dục, sự cần thiết về giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục…

Phiếu 3: Hỏi ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục mà đề tài đề xuất

Trang 24

7.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Đề tài nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình

dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục như:

Hồ sơ quản lý, kế hoạch, biên bản, báo cáo, sơ kết, tổng kết, giáo án, biên bản

kiểm tra đánh giá , sản phẩm học tập của học sinh (vở ghi, tranh vẽ, bài kiểm

tra, ) Qua các sản phẩm đó thu thập thông tin cho đề tài

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài Phỏng vấn để thu thập, đối chiếu các thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa

bàn thị xã Bến cát, tỉnh Bình Dương

Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi với một số cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên về thuận lợi, khó khăn, về mục tiêu, nội

dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục,

các chức năng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống

xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

7.2.2.4 Phương pháp khảo nghiệm

Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi

của các biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động giáo

dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên

địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Phương pháp được thực hiện thông qua bảng khảo sát để lấy ý kiến của

các giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, trong đó các nội dung khảo nghiệm là đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của 5 biện pháp đã được đề xuất

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Trang 25

+ Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình

Dương

+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ được phân tích bằng

phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu Các nội dung này

được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng nghiên cứu

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh ở trường tiểu học

Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại cho học sinh ở trường tiểu

học trên địa bàn

9 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trang 26

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC 1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Thực trạng trên thế giới hiện nay các vụ xâm hại tình dục ở trẻ em rất đáng báo động Chẳng hạn như tại Anh, cứ 20 trẻ lại có 1 trẻ bị bạo hành tình

dục Theo số liệu thống kê năm 2013 có đến 3000 trẻ cần được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục Trong đó, 1/3 trẻ bị lạm dụng tình dục mà không dám nói cho ai

biết Hơn 90% vụ lạm dụng tình dục mà người gây ra lại chính là những người

thân với gia đình Đặc biệt, trẻ khuyết tật có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao gấp

3 lần so với trẻ bình thường (Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia ngăn chặn tội

ác với trẻ em gọi tắt là NSPSS, 2013)

Trong khi đó, tại Mỹ, cứ 8 phút lại có 1 trẻ bị xâm hại tình dục Có đến

1/7 trẻ bị gã gẫm tình dục trên mạng xã hội 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục

khi dưới 12 tuổi 60% đối tượng xâm hại là người quen, 30% là họ hàng và 10%

là người lạ (Theo báo cáo của trung tâm quản lý đối tượng tội phạm của Bộ tư

pháp Mỹ, 2013)

Việc trẻ bị xâm hại tình dục để lại những hậu quả khôn lường và nghiêm

trọng cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức, các chính phủ, các quốc gia trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu, điều tra về xâm

hại tình dục trẻ em

Cuốn sách “Lạm dụng tình dục trẻ em- Nỗi phẫn uất của cộng đồng” của

tác giả Ron O’ Grady- một chuyên gia của tổ chức ECPAT (Tổ chức chấm dứt

mại dâm, khiêu dâm và buôn bán trẻ em nhằm bóc lột tình dục, được thành lập

vào những năm 1990 ở Thái Lan) đã miêu tả một thực tế rằng hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang là nạn nhân của nạn lạm dụng tình

dục Những câu chuyện được Ron O’ Grady nói tới trong cuốn sách của mình là những câu chuyện về những đứa trẻ nghèo, bị lừa bán vào các ổ mại dâm, bị ép

bán thân, trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”, trở thành món đồ chơi

Trang 27

trong những cuộc vui xác thịt của người lớn Cuốn sách đã gửi tới thông điệp

nhằm kêu gọi sự quan tâm và huy động sự nỗ lực của toàn xã hội cho cuộc đấu

tranh nhằm ngăn chặn và diệt trừ một tệ nạn đang có nguy cơ biến thành thảm

họa lạm dụng tình dục trẻ em (Nguyễn Minh Phương, 2016)

Nghiên cứu của tác giả Finkelhor vào năm 2009 về vấn đề này đã đưa ra

nhận định rằng, xâm hại tình dục trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về

tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Trong nghiên cứu của mình, Finkelhor đã kiểm tra, khảo sát các sáng kiến nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em, tập chung vào hai chiến lược chính, bao gồm quản lý người phạm tội và

các chương trình giáo dục trong nhà trường Ông giải thích rằng các chương trình giáo dục ở nhà trường dạy cho trẻ những kỹ năng như làm thế nào để xác định

tình huống nguy hiểm, từ chối sự tiếp cận của kẻ hành hung và huy động sự trợ

giúp Finkellhor cũng chỉ ra bằng chứng rằng sự hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên sẽ giảm bớt sự tái phạm và

ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần và cuộc sống sau này

(Finkelhor, 2009)

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ỏ Việt Nam vấn đề xâm hại tình dục đang trở thành chủ đề nhức nhối, số lượng lớn trẻ bị xâm hại mỗi năm đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho sự

biến chất, suy đồi đạo đức xã hội và gây lên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội

Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm

trẻ em và giải pháp khắc phục”- một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên

(giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội) được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những tổn hại tâm lý mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân của tội này Đó

không chỉ đơn thuần là thiệt hại về thể chất mà còn là những thiệt hại về tinh

thần, bị sốc, đau đớn về thể xác, bị lây nhiễm các bệnh về tình dục trong đó có

bệnh HIV hoặc có thai Những hậu quả này không chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà có thể tồn tại trong một thời gian dài sau khi vụ hiếp dâm xảy ra Ngoài

Trang 28

ra, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục như: Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về việc quy định biện pháp xử lý tội hiếp dâm trong

bộ luật hình sự cũng như việc xét xử tội này; thành lập những trung tâm tư vấn về tâm lý để giúp cho người phụ nữ (là nạn nhân của tội hiếp dâm) có thể tâm sự để trút gánh nặng tâm lý, vơi bớt nỗi đau đè nặng trong lòng; đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân (Dương Tuyết Miên, 2005)

Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000- 2010” của các

chuyên gia thuộc Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và

Xã hội Đề tài đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm về cơ sở lý

luận, cơ sở thực tiễn trong nước, từ đó xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ 2000- 2010 Các chuyên gia của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã phác họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta cũng như thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục; đề xuất một số chiến lược tổng hợp với một tiêu tổng

quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của

các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia

đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ

em bị xâm hại tình dục,…” (Nguyễn Minh Phương, 2016)

Đề tài “Nghiên cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở học sinh phổ thông

trung học tại thành phố Nha Trang” của Phạm Trung Thông và Võ Văn Thắng

báo cáo trong Hội nghị khoa học bện viện quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh nhằm xác định tỷ lệ học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ em học sinh phổ thông trung

học tại thành phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ khá cao 36,19%

(Phạm Xuân Thông; Võ Văn Thắng, 2010)

Luận văn “Các tội phạm xâm hại tình dục trong Luật hình sự Việt Nam”

của Phan Thị Lương Hiền Luận văn đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó, đồng thời đề xuất các

Trang 29

giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, bao gồm các nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp cụ thể (Nguyễn Tuấn Thiện, 2015)

Luận văn “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại

tình dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Võ Nguyễn Minh

Hoàng (năm 2017) Luận văn khảo sát thực trạng nhận thức của cộng đồng, thực

trạng phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong việc phòng ngừa xâm hại

tình dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhận thấy vấn đề cần quan tâm nhất trong việc phối hợp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em của các lực

lượng cộng đồng chính là việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em cũng như cho cả cộng đồng và các hình thức, cơ chế phối hợp các lực lượng cộng đồng chặt chẽ hơn trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em (Võ Nguyễn Minh Hoàng, 2017)

Ngày 16/3/2017, báo Tiền Phong phối hợp với trường Đại học Văn Hiến

tổ chức Tòa đàm: “Chống xâm hại tình dục trẻ em” Các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều ý kiến bổ ích để nhận diện tội ác xâm hại tình dục trẻ em, dạy cho trẻ biết

cách phòng vệ trước nguy cơ bị xâm hại v.v… Tòa đàm đã thống nhất thông điệp

thiết thực là dạy cho trẻ biết cách phòng vệ trước nguy cơ bị xâm hại Khi trẻ đã

bị xâm hại thì phải dạy cho trẻ biết cách tố cáo hành vi này để người lớn phối

hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ trẻ em đưa được thủ phạm ra trước

pháp luật xử lý và bảo vệ được chính đứa trẻ

Nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình xâm hại tình dục trẻ em, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, việc chấp hành các quy định của pháp

luật về đấu tranh, phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, xác định trách nhiệm của các cơ quan, hữu quan và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và công tác phòng, chống tội

phạm tình dục trẻ em nói riêng, ngày 27/3/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và

Nhi đồng của Quốc hội tổ chức họp với các cơ quan, tổ chức hữu quan về "Việc

Trang 30

chấp hành các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm

hại tình dục trẻ em" Liên quan đến việc chấp hành các qui định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có tới 9 cơ quan liên

quan Đó là, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

Tư pháp, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

Từ việc khái quát những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, nghiên cứu

về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong nhà trường tiểu học còn bỏ ngỏ Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em

- Khái niệm xâm hại trẻ em

Theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trẻ em là công dân Việt Nam dưới

16 tuổi

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “ Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình

thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây

ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hay quyền hạn” (Tổ chức tầm nhìn thế

giới, 2014)

Các hành vi xâm hại trẻ theo khái niệm này, đó là:

Xâm hại thể chất: là khi một người chủ đích gây thương tổn hoặc đe dọa

gây thương tổn cho trẻ, bao gồm: đánh, đấm, đá, bóp cổ, quăng quật, giam hãm,…

Xâm hại tinh thần: là việc ai đó lặp đi lặp lại các hình thức ngược đãi tinh

thần trẻ em trong một thời gian dài Xâm hại tinh thần gây tổn hại đến lòng tự

trọng của trẻ, bao gồm: dọa dẫm, khủng bố tinh thần, chế nhạo, cô lập trẻ Có

Trang 31

một điều chúng ta cần nhấn mạnh đó là tất cả các hình thức xâm hại đều gây ra

những thương tổn về tinh thần đối với trẻ

Xâm hại tình dục: Là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để

lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng

dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Xao nhãng: là việc ai đó không đáp ứng những hình thức chăm sóc cơ bản

đối với trẻ em, bao gồm: bỏ mặc trẻ trước những nguy cơ, từ chối việc chăm sóc

y tế hoặc các nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ

Theo Luật Trẻ em 2016, khái niệm về xâm hại trẻ em được hiểu như sau:

“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự,

nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác”

Theo khái niệm này, các hành vi xâm hại bao gồm:

Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân

thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các

hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em

Bóc lột trẻ em: là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật

về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi

Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc,

lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm

hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục

đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: là hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em

không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình

trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, xâm hại trẻ em là

việc ai đó có những hành vi gây tổn hại đến thể chất và tinh thần, danh dự của

Trang 32

trẻ dưới các hình thức xâm hại tình dục, bóc lột, bạo lực, mua bán, bỏ mặc trẻ

em và các hình thức gây tổn hại khác

- Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Có nhiều định nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên, có thể điểm

qua một số khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em như sau:

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), xâm hại tình dục trẻ em

được định nghĩa: “Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các

hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các

hành vi đó vi phạm pháp luật hay các giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại” (Tổ

chức tầm nhìn thế giới, 2014)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “ Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức

đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình

dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội” (Võ Nguyễn Minh Hoàng, 2017)

Về mặt pháp lý, theo khoản 8, điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình

dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” (Luật trẻ em, 2016)

Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục

của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay,

giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp

xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho

xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình

xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em

Theo định nghĩa của Finkelhor (2009): “child sexual abuse to include the

Trang 33

entire spectrum of sexual crimes and offenses in which children up to age seventeen are victims” (tạm dịch là: xâm hại tình dục được hiểu là bao gồm

toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ dưới 17 tuổi là nạn nhân) (Finkelhor

D, 2009)

Với định nghĩa này, xâm hại tình dục được hiểu là bao gồm toàn bộ hành

vi phạm tội về tình dục mà trẻ dưới 17 tuổi là nạn nhân Cũng theo định nghĩa

này, người phạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, người quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác

Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này

cũng bao hàm cả những hành vi phạm tội trong đó người phạm tội và nạn nhân

thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như: gạ gẫm, bắt trẻ em nhìn

và xem các hành vi tình dục, sử dụng trẻ để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm,…

Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “Xâm hại tình dục

trẻ em là việc ai đó dụ dỗ, lô kéo, dùng vũ lực để đe dọa, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động có liên quan đến tình dục”

1.2.2 Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học

- Khái niệm quản lý

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt

động của con người trong các quá trình sản xuất – xã hội để đạt được mục đích

đã định

Theo “Từ điển Từ và ngữ Việt Nam”, quản lý có nghĩa là:

- Chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức nhất định

- Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (Nguyễn Lân, 2016)

Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:

- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít

nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản

lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý

Trang 34

- Phải có mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra tác động

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong

điều kiện biến động của môi trường.” (Đỗ Hoàng Toàn, 1998)

Từ phân tích trên cho thấy, khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫn cho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả

nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Hoạt động quản lý phải là sự tác động có định

hướng, có mục đích, có kế hoạch để đưa hệ thống vào một trật tự ổn định, tạo đà cho một sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững

Từ phân tích trên, hướng luận văn đưa ra khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng nhà trường lên đối tượng quản lý (Giáo viên và cán bộ quản lý) nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra

- Quản lý nhà trường tiểu học

Trường tiểu học được hình thành tại cộng đồng dân cư nên nó phải thỏa mãn được lợi ích của cộng đồng dân cư và phát huy các nguồn lực trong cộng

Trang 35

đồng Nhà trường tiểu học là nền tảng cho giáo dục phổ thông Điều II Luật phổ cập giáo dục đã nêu: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo

dục quốc dân, …” Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên để đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những nét cơ bản của nhân cách Độ tuổi của học sinh tiểu học là từ 6 đến 11 tuổi

Quản lý nhà trường tiểu học chính là quản lý giáo dục trong một phạm vi xác định là trường tiểu học Quản lý trường tiểu học là những tác động của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh và các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại

tình dục cho học sinh tiểu học

Trong nhà trường tiểu học, mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh cũng chính là một trong những mục tiêu của quản lý

Nhà quản lý cùng với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, vv…

bằng hành động của mình hiện thực hóa mục tiêu giáo dục đó trong hiện thực

Đó là giúp học sinh tiểu học có khả năng nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại

tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

Như vậy quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý

thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của Hiệu trưởng nhà trường đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha me học sinh

và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng

và hiệu quả mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học

sinh của nhà trường tiểu học

1.2.3 Khái niệm kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục; hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

- Khái niệm kỹ năng

Trang 36

Trong cuộc sống, con người cần có rất nhiều kỹ năng để sống, hòa nhập với cộng đồng, đóng góp cho nền kinh tế hiện đại

Theo Từ điển tiếng Việt (1999), kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế (Nguyễn Như Ý, 1999)

Theo Nguyễn Công Khanh (2014): “kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho” (Nguyễn Công Khanh, 2014)

Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng:

+ Cơ sở và nền tảng để hình thành kỹ năng chính là tri thức Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động

+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của mỗi cá nhân

+ Nhằm đạt được mục đích đã đặt ra, kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định

Từ việc phân tích trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau: Kỹ

năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra

- Khái niệm phòng, chống; kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Khái niệm phòng chống: là hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn, hạn chế, kịp thời can thiệp, loại trừ các nguy cơ gây tổn hại hay những nguyên nhân phát sinh cái xấu bằng việc thực hiện toàn bộ những biện pháp, điều kiện, phương tiện phù hợp (Chính phủ, 2017)

Khái niệm kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục: Từ khái niệm kỹ năng, phòng, chống và xâm hại tình dục đã trình bày ở trên, có thể nêu:

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng của bản thân có thể nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

Trang 37

Đây là kỹ năng quan trọng trẻ cần được học và trang bị để có thể tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

- Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Giáo dục được định nghĩa là: Tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực

như yêu cầu đề ra, đồng thới giáo dục còn là hệ thống các biện pháp và cơ quan

giảng dạy – giáo dục của một nước (Nguyễn Như Ý, 2010)

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài người giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng “Giáo dục là một

nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là

một tất yếu lịch sử” (Đặng Vũ Hoạt & Phó Đức Hoà, 2008)

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,

có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới

người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho

họ Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tình cách của nhân cách, những

hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu nhằm giúp người học biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành kinh nghiệm cá nhân người học (Trần Thị Hương, 2009)

Từ đây, có thể hiểu giáo dục trong nhà trường tiểu học là một quá trình,

trong đó dưới sự tác động sư phạm của người giáo viên, học sinh tự giác, tích

cực, chủ động tự tổ chức hoạt động nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin,

hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội

Từ việc phân tích khái niệm giáo dục, khái niệm kỹ năng phòng, chống

xâm hại tình dục, có thể nêu khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh tiểu học như sau: Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục là một quá trình, trong đó người giáo viên vận dụng các hình thức giáo dục để học sinh tiểu học có khả năng nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình

Trang 38

dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo

vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh ở trường tiểu học

1.3.1 Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học là trẻ em ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi Các em có các đặc điểm về sự phát triển của quá trình nhận thức, về đặc điểm nhân cách nổi bật như sau:

- Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức

Khác với trẻ mầm non, học sinh tiểu học có điểm khác biệt về sự phát triển của tri giác, của chú ý, của tư duy, của trí nhớ, của tưởng tượng Điều này

đòi hỏi các nhà giáo dục phải chú ý trong quá trình giáo dục nói chung cũng như giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục đối với học sinh tiểu học

+ Sự phát triển của tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học đã có những thay đổi đáng kể so với trẻ mẫu giáo, chuyển từ tri giác chi tiết sang tri giác tổng hợp Một dạng tri giác mới với chất lượng cao hơn tri giác thông thường bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh-

đó là quan sát Các thao tác trí tuệ ở lứa tuổi này được học sinh thực hiện tốt trên các dữ liệu hình tượng cụ thể dưới dạng các vật thật hoặc mô hình

+ Sự phát triển của chú ý

Nếu như ở trẻ mầm non chú ý có chủ định còn nhiều hạn chế thì ở học

sinh tiểu học chú ý có chủ định đã dần phát triển Học sinh tiểu học đã có khả

năng tập trung chú ý ở mức độ nhất định với những tài liệu không mấy thú vị

Tuy nhiên, chú ý có chủ định ở các em vẫn ở mức độ thấp, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, sức tập trung chưa cao, dễ bị phân tán, lơ đãng với những ý

nghĩ đâu đâu Do đó, tài liệu học tập cho trẻ ở lứa tuổi này cần dễ hiểu, trực quan, sinh động

+ Sự phát triển của tư duy

Trong các quá trình phát triển nhận thức của học sinh tiểu học thì sự phát triển tư duy diễn ra mạnh mẽ nhất Giai đoạn này tư duy trừu tượng bắt đầu hình

Trang 39

thành Ở học sinh tiểu học bắt đầu xuất hiện khả năng lý giải logic, sử dụng các thao tác trí tuệ như cộng trừ nhân chia, phân loại, bảo toàn, xếp hạng,… Năng

lực khái quát hóa và trừu tượng hóa còn hạn chế, tư duy còn mang nặng tính xúc cảm

+ Sự phát triển của trí nhớ

Ở lứa tuổi này, trí nhớ có chủ định phát triển dần Khả năng ghi nhớ có

chủ định những tài liệu không mấy sinh động, hấp dẫn cũng dần phát triển Học sinh đã có khả năng ghi nhớ ý nghĩa và nội dung chính của tài liệu Tuy nhiên ghi nhớ chủ định vẫn chiếm vị trí rõ nét Nhiều học sinh tiểu học vẫn ghi nhớ máy

móc bằng cách đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần Quá trình ghi nhớ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng và bị chi phối nhiều bởi các yếu tố trực quan

+ Sự phát triển của tưởng tượng

Khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học đã có sự chuyển biến cơ bản

và phát triển phong phú Càng về cuối cấp, khả năng tưởng tượng của trẻ càng

gần với hiện thực hơn, sáng tạo và phát triển cao hơn Tuy nhiên khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể Các hình ảnh chủ

yếu mới dựa vào tưởng tượng tái tạo, chắp ghép, bắt trước và thay đổi chút ít Vì vậy, sản phẩm của tưởng tượng còn nghèo nàn, ít có tổ chức

- Những đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học có những đặc điểm nhân cách về đời sống tình cảm, ý

chí, tính cách như sau:

Đời sống tình cảm: Với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt, gắn

nhận thức với hoạt động của trẻ Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc cảm trước hiện

thực và rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp Những tình cảm cao cấp đang dần được hình thành Trong đó, tình cảm gia đình giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống của trẻ Nhiều trường hợp, chính lòng yêu thương của cha mẹ đã trở thành động cơ học tập của trẻ tiểu học

Ý chí: Ở giai đoạn học sinh tiểu học, các phẩm chất của ý chí dần được

hình thành và phát triển Học sinh tiểu học có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, tính độc lập, tính mục đích, quyết đoán,…Tuy nhiên những phẩm

Trang 40

chất này chưa ổn định để trở thành những nét tính cách vững chắc Năng lực tự chủ còn yếu, tính tự phát còn nhiều nên khó giữ trật tự, kỷ luật

Tính cách: Tính cách của học sinh tiểu học đang hình thành và có nhiều

biến đổi Các em hồn nhiên, trong sáng, có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, yêu thương con người, Các em hay bắt chước và thích bắt chước hành vi,

cử chỉ của người lớn

Từ các đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học cho thấy, các em hồn nhiên, trong sáng, ý chí, tình cảm đang dần hình thành và phát triển Tuy nhiên còn ngây thơ, trình độ nhận thức còn hạn chế, non nớt về trí tuệ, khả năng kháng cự hạn chế, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xâm hại nên rất cần thiết được giáo dục

để học sinh tiểu học có khả năng nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục

và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

1.3.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh ở trường tiểu học

Công tác phòng chống xâm hại trẻ em nói chung, phòng chống xâm hại tình dục học sinh ở trường tiểu học nói riêng đã được qui định trong nhiều văn bản pháp lý Sau đây trình bày một số văn bản:

- Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em

Ngày 20/11/1989 công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em được đưa ra ký tại thành phố New York và có hiệu lực từ 2/9/1990

Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới Mỗi năm 1 lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Điểm chính của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989 yêu cầu:

Ngày đăng: 21/06/2021, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w