1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại trường đại học nội vụ hà nội

57 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 744,3 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG

XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG

XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã số đề tài: ĐTSV.2021.11

Chủ nhiệm đề tài : Đinh Thị Kim Ngọc – 1905CSCA

Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Hồng Nhung – 1905CTHA

Nguyễn Trà Linh – 1905CSCA

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến NCS Phạm Thúy Quỳnh Nga – người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Đề tài

Nhóm tác giả xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn trường cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ Nhóm tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Nhóm tác giả kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đinh Thị Kim Ngọc

Trang 4

8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

9 ĐHNVHN Đại học Nội vụ Hà Nội

10 CBQL Cán bộ quản lý

11 GV Giáo viên

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng đánh giá của sinh viên nữ và cán bộ, giảng viên, và người lao động trong nhà trường đang làm việc tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội về mức độ nghiêm túc của xâm hại tình dục 21 Bảng 2.2 Bảng đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 23 Bảng 2.3 Bảng đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội 27

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của đề tài 7

7 Cấu trúc của đề tài 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ 8

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 8

1.1.1 Khái niệm giáo dục và khái niệm giáo dục kỹ năng 8

1.1.2 Khái niệm xâm hại tình dục và khái niệm phòng chống xâm hại tình dục 9

1.1.3 Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 12

1.2 Những biểu hiện của xâm hại tình dục 13

1.3 Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học hiện nay 16

1.3.1 Mục đích 16

1.3.2 Nội dung giáo dục 17

1.3.3 Phương pháp giáo dục 17

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học hiện nay 17

Tiểu kết chương 1 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 20

2.1.Thực trạng xâm hại tình dục và việc triển khai hoạt động giáo dục ý thức phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 20

2.1.1 Thực trạng xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 20

2.1.2.Thực trạng triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 22 2.2 Những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức phòng chống xâm hại tình dục cho

Trang 7

sinh viên nữ tại Trường Đại học nội vụ Hà Nội 25

2.3 Nhu cầu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 25

2.4.Thành tựu và hạn chế trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28

2.4.1.Thành tựu và hạn chế trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân 30

Tiểu kết chương 2 32

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 33

3.1 Các giải pháp triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 33

3.1.1 Hoạt động tập huấn về cung cấp thông tin và cách thức trao đổi cởi mở với sinh viên nữ về vấn đề liên quan đến phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên Nữ 33

3.1.2 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 36

3.2 Giải pháp giúp tăng cường việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 37

3.2.1.Giải pháp đối với chủ thể giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 37

3.2.2.Giải pháp về nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 38

3.2.3.Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 38

3.2.4.Giải pháp đối với phụ huynh 40

3.2.5.Giải pháp đối với bản thân sinh viên 42

Tiểu kết chương 3 43

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 47

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại tình dục ở sinh viên nữ thu hút sự chú ý của xã hội Ở nước ta, tình trạng nữ sinh bị xâm hại ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động Mỗi năm cả nước có trên 1200 sinh viên nữ báo cáo bị xâm hại tình dục (XHTD) Theo báo cáo của TAND Tối cao, trong 5 năm từ 2013-2018, tòa tiếp nhận 8254 vụ XHTD sinh viên nữ xâm hại tình dục (XHTD) đặc biệt với phụ

nữ và sinh viên nữ gái đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại ở VN Khảo sát năm 2014 với 2000 phụ nữ ở Hà Nội và TP.HCM cho thấy 87% trong số này

đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng

Trong một nghiên cứu tại 30 trường học ở Hà Nội, 31% học sinh nữ cho biết đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng và 11% từng bị xâm hại, quấy rối tình dục Trong nhóm phụ nữ khuyết tật, cứ 10 người thì bốn người bị XHTD với các hình thức khác nhau

Mọi sinh viên nữ trong cộng đồng đều có thể bị xâm hại tình dục, bất kể trong gia đình nào Thông thường, khi đã bị xâm hại bản thân sinh viên nữ thông thường sẽ giữ im lặng vì cho rằng nói cũng không ai giúp được mình, đôi khi còn xấu hổ khi mọi người biết chuyện Theo kết quả khảo sát của những cơ quan có liên quan, đối tượng XHTD thường là nam giới, họ là những người có mối quan hệ thân thiết với sinh viên

nữ, có thể là anh em, bạn của bố mẹ, người hàng xóm, có cả cha dượng Có những vụ việc khi được phát hiện thì nó đã xảy ra trong một thời gian rất dài, đối tượng xâm hại

đã tìm hiểu và tạo được niềm tin ở sinh viên nữ Cách thức phổ biến của kẻ xâm hại là làm quen, tạo ra uy tín, tạo bí mật và XHTD sinh viên nữ

Sinh viên nữ có thể bị XHTD bằng việc sờ mó vào vùng “nhạy cảm”, ép quan

hệ hoặc buộc sinh viên nữ sờ vào bộ phận sinh dục của kẻ xâm hại,…gọi là xâm hại bằng hình thức đụng chạm Ngoài ra, sinh viên nữ cũng có thể bị xâm hại bằng cách bắt xem các tranh ảnh khiêu dâm, tạo dáng để chụp hình gợi cảm, ép hoạt động mại dâm, gọi là xâm hại không đụng chạm Dù bị XHTD dưới hình thức nào thì những tổn thương đối với sinh viên nữ là cực kỳ lớn, ngoài những tổn thương về thể chất như đau, chảy máu bộ phận sinh dục, vô sinh,…thì tổn thương về tinh thần sẽ cực kỳ nghiêm trọng và theo sinh viên nữ đến cuối cuộc đời Có rất nhiều trường hợp, sau khi

bị xâm hại sinh viên nữ đã tự tử vì không thể chia sẻ cùng với người khác dẫn đến

Trang 9

trầm cảm và có những hành động thiếu kiểm soát, mặt khác sinh viên nữ chưa nhận được sự hỗ trợ tốt từ phía cộng đồng

Sinh viên nữ bị xâm hại ở trong gia đình, trường học và nơi công cộng là môi trường sống quen thuộc của sinh viên nữ ở mức độ nguy hiểm và thủ đoạn tinh vi hơn khó có những dấu hiệu nhận biết Nguyên nhân chủ yếu do sinh viên nữ yếu hơn (yếu

về thể chất, về tinh thần, sự nhận thức và khả năng phòng tránh và đặc biệt là quyền được an toàn và bảo vệ) các đối tượng xâm hại nên không thể chống đỡ những hình thức xâm hại của họ Hậu quả để lại là những tổn thất to lớn về thể chất, tinh thần, tâm

lý, tình cảm và giao tiếp của sinh viên nữ Các sinh viên nữ thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và thiếu tự tin trước mọi người Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của sinh viên nữ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của sinh viên nữ vào nhóm bạn và cộng đồng

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng XHTD và những hậu quả để lại đã và đang đặt ra những bài học cho các nhân viên công tác xã hội trong vai trò trợ giúp cho những sinh viên nữ - nạn nhân của xâm hại Đây là những vấn đề đã được làm và nghiên cứu nhiều, tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng cho chính mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự việc đó, giúp sinh viên nữ có khả năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn nhằm giảm thiểu tối đa việc bị XHTD là điều hết sức cần

thiết Với mục đích đó chúng tôi chọn nội dung “Giáo dục kỹ năng phòng chống

xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” để làm đề

tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2020 – 2021

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục và mối quan hệ phối hợp trong giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu, tập trung vào công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm xâm hại tình dục, kết hợp với các hoạt động giáo dục khác Trên cơ sở đánh giá chung, có thể nhận thấy giữa nghiên cứu trong nước và ngoài nước về vấn đề này có những sự khác biệt nhất định

2.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề này không được công bố một cách rộng rãi ở các quốc gia khác nhau nhưng đánh giá chung cho thấy, các nghiên cứu về tội 13

Trang 10

phạm xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục cũng như công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục theo mô hình liên ngành, thậm chí liên quốc gia rất được quan tâm Đặc biệt, các tổ chức quốc tế rất xem trọng cũng như đầu tư cho các nghiên cứu này nhằm bảo vệ nữ sinh, phát huy tính nhân văn trong cuộc sống cho xã hội ngày càng phát triển

Cũng theo các tài liệu của các tổ chức quốc tế thì xâm hại tình dục có thể thể hiện dưới nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn: Xâm hại bằng cách đụng chạm (làm tình sử dụng miệng, hôn hít hoặc ôm sinh viên nữ theo kiểu tình dục, giao hợp hoặc làm tình qua đường hậu môn,sờ mó vào bộ phận sinh dục của nữ sinh hoặc bắt nữ sinh sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn,

ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm); Xâm hại bằng cách không đụng chạm (dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho nữ sinh sốc, làm cho sinh viên nữ hưng phấn tình dục hoặc làm cho sinh viên nữ quen với tình dục, cho sinh viên nữ nghe hoặc nhìn những người khác làm tình, bắt sinh viên nữ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh, cho sinh viên nữ xem sách báo khiêu dâm

Một nghiên cứu khác của tác giả Mukami T Mutua, Ong’ang’a H.M Ouko đã chỉ ra rằng lạm dụng nữ sinh là một hành động gây ra thương tích nghiêm trọng đến thân thể và tra tấn về mặt tinh thần tình cảm vào sinh viên nữ, là cố ý hoặc vô ý và có thể gây nguy hiểm cho thân thể, sức khỏe, tình cảm, đạo đức và quá trình giáo dục cho sinh viên nữ Nghiên cứu này báo động tình trạng sinh viên nữ ở các trường đại học bị lạm dụng, nhóm nghiên cứu quan tâm đến việc điều tra lạm dụng sinh viên nữ và những ảnh hưởng của nó đối với thành tích học tập của sinh viên nữ Bảng hỏi là công

cụ chính được sử dụng để thu thập dữ liệu Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được cho thấy, lạm dụng sinh viên nữ về thể chất và tình dục có ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên nữ Từ đó các khuyến nghị đã được đưa ra về yêu cầu quản lý trường lớp, giáo viên, đề ra các giải pháp thích hợp có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và chính quyền địa phương

Các nghiên cứu từ quá khứ đến hiện tại đều hướng đến nội dung: cần phải tổ chức việc giáo dục phòng chống xâm hại tình dục sao cho hiệu quả Trong đó, vấn đề trọng tâm nhất là làm sao xây dựng được mô hình giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ có sự phối hợp liên ngành nhằm phát huy sức mạnh và ưu điểm và trách nhiệm của từng ngành cho công tác này Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào

Trang 11

thế hệ trẻ Chỉ có làm tốt công tác giáo dục trong đó đảm bảo công tác phòng, chống xâm hại tình dục được thực hiện một cách hiệu quả mới tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của quốc gia Rõ ràng, công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục là của liên ngành và đây là trách nhiệm mang tầm quốc gia Kinh nghiệm này khá cần thiết để Việt Nam có thể sử dụng, đồng thời sẽ là luận cứ để đề tài có thể khai thác hệ luận cứ khoa học cho việc đề xuất hay xây dựng mô hình phối hợp liên ngành nhằm giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho nữ sinh

Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất các cơ chế triển khai mô hình phối hợp liên ngành này trong công tác phòng, chống xâm hại nói chung và phòng chống xâm hại tình dục nói riêng

2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Trong nghiên cứu “Nhận thức, hành vi của sinh viên nữ đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục nữ sinh (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội)”, tác giả Lê Thị Linh Chi (2007) cho rằng nhóm đối tượng dễ bị tấn công nhất với những hình thức xâm hại phổ biến, xu hướng khác biệt về giới trong nguy cơ xâm hại tình dục trẻ Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy nhận thức của trẻ đường phố về vấn nạn xâm hại tình dục, phản ứng của các em trước thực trạng này và hành vi tìm kiếm

sự trợ giúp của trẻ đối với những nguy cơ bị xâm hại tình dục Ngoài ra, tác giả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ đường phố trước nguy cơ và hành

vi xâm hại tình dục, quá trình tiếp nhận thông tin ngoài xã hội và hiệu quả của các chương trình hành động phòng chống xâm hại tình dục sinh viên nữ đã và đang triển khai hiện nay Việc trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục hay không cũng phụ thuộc vào gia đình Một nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Xuân Thông - Võ Văn Thắng (2011) tiến hành khảo sát 688 học sinh trên địa bàn thành phố Nha Trang trong hai tháng 10

và 11 năm 2010, cho thấy lạm dụng tình dục trong gia đình thường không xảy ra ở những gia đình có văn hóa, có nề nếp gia phong, nghĩa là nơi mà các thành viên trong gia đình biết tôn trọng lẫn nhau Trong các gia đình đó, người lớn biết tôn trọng và bảo

vệ các quyền sinh viên nữ

BLHS đặc biệt nhấn mạnh việc trừng phạt hành vi xâm hại tình dục mà làm tổn hại nghiêm trọng sức khoẻ và nhân phẩm của người phụ nữ khi quy định tình tiết “làm nạn nhân có thai” là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt ở tất các các tội danh nêu trên Những hành vi khác dẫn đến tổn hại quyền tự do và an toàn tình dục cũng bị

Trang 12

BLHS trừng phạt nghiêm khắc với khung hình phạt có thể lên đến tù 20 năm hoặc tù chung thân như: Mua bán người vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 119); mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt sinh viên nữ để đưa vào hoạt động mại dâm (điểm h khoản 2 Điều 120), chứa mại dâm (Điều 254), môi giới mại dâm (Điều 255).Các điều luật này đã làm rõ khái niệm về ‘xâm hại tình dục phụ nữ’ và các biểu hiện của hành vi phạm tội này Điều đó đã cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước với công tác bảo vệ sinh viên nữ Hậu quả của việc bị xâm hại tình dục luôn để lại chấn thương lâu dài về thân thể và về tình cảm, tâm lý cho sinh viên nữ Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung (2012) với nghiên cứu “Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục sinh viên nữ qua các nghiên cứu nước ngoài” đã khái quát một số cách tiếp cận trong nghiên cứu xâm hại tình dục sinh viên nữ ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc phòng chống xâm hại tình dục ở Việt Nam Đây là kinh nghiệm có thể áp dụng để triển khai vấn đề vốn dĩ nhiều người vẫn còn cho rằng tế nhị tại nước ta hiện nay

Thực tế trên cho thấy việc giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục sinh viên nữ

có vai trò hết sức quan trong Tuy nhiên, những nghiên cứu về giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục sinh viên nữ mới chỉ dừng lại ở việc: nghiên cứu vấn đề xâm hại tình dục sinh viên nữ nói chung, những quy định của pháp luật về hành vi xâm hại tình dục sinh viên , các tài liệu hướng dẫn phòng tránh xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Những minh chứng cho thấy công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có sự phối hợp rõ ràng giữa các ngành mà chủ yếu được thực hiện riêng từng Bộ, điều đó sẽ dẫn đến việc không phát huy được nội lực của mỗi ngành và liên ngành cho công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục sinh viên nữ Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục sinh viên nữ là trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, nhưng thực tế chúng ta chưa làm rõ nhiệm vụ hay trách nhiệm của từng bộ, ngành để phối hợp liên ngành, chưa có mối liên hệ thỏa đáng trong qua trình hành động, chưa tạo ra sức mạnh đồng bộ Trên bình diện chung nhất, các văn bản pháp của Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc quy định tội phạm xâm hại tình dục sinh viên nữ, chưa có những quy định trong công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục sinh viên nữ, chưa tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, điều đó làm cho công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục sinh viên nữ chưa trở thành chính sách của quốc gia Quan trọng hơn, cần nhấn mạnh rằng những tài liệu làm cơ sở cho

Trang 13

việc đề xuất mô hình phối hợp liên ngành trong giáo dục phòng, chống xâm hại sinh viên nữ là chưa có hay chưa được xem xét một cách hệ thống

Qua những công nghiên cứu trên, nhóm tác giả của chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục ở sinh viên nữ của các trường đại học Vì vậy, nhóm tác giá chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứ đề tài “Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội“ Đề tài này có thể khắc phục khoảng trống trong nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục ở sinh viên nữ nói chung và ở sinh viên nữ tại trường đại học Nội Vụ Hà Nội nói riêng

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về Giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ tại các trường đại học;

+ Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

+ Tìm ra các giải pháp nhằm ngăn chặn XHTD cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

+ Triển khai hoạt động cụ thể nhằm giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên

nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt mục đích nêu trên, nhóm tác giả cần thực hiện nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ + Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Tiến hành hoạt động và đề xuất ra các giải pháp hiệu quả trong việc giáo dục

kỹ năng PC XHTD cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

Giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trang 14

+ Phạm vi lý luận: Nghiên cứu về hoạt động Giáo dục kỹ năng PC XHTD cho

sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động Giáo dục kỹ năng PC XHTD cho

sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động Giáo dục kỹ năng PC XHTD cho

sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu:

+ Thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn dề nghiên cứu

+ Thu thập các báo cáo của chính quyền địa phương, nhà trường liên quan đến tình hình chung của địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tế: Được tiến hành tại địa bàn nghiên cứu, song song với quá trình điều tra bảng hỏi Các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát sẽ làm cơ sở bổ sung cho các thông tin định tính và định lượng, là căn cứ cho các nhận định về vấn đề nghiên cứu một cách khách quan

6 Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận, xây dựng khung

lý thuyết về cấu trúc giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ Từ đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Ngoài ra, đề tài có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng định hướng, chính sách, chương trình giáo dục, tuyên truyền, xây dựng nội dung tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng PC XHTD cho sinh viên nữ

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được thể hiện qua 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ;

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI

TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm giáo dục và khái niệm giáo dục kỹ năng

Trong từ điển bách khoa Pháp Larouse Universelle định nghĩa : “Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự hoàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người “ (Trích dẫn từ sư phạm Lý thuyết , nhiều tác giả , nhà xuất

bản trẻ 1971)

Theo từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, trung tâm từ điển học, NXB giáo dục, 1994, Trang 379 có ghi “giáo dục 1 (động từ) Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra 2 (danh từ )hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy giáo dục của một nước”

Theo từ điển tiếng Việt của dự án từ điển Tiếng Việt miễn phí - the free Vietnamese Dictionary Project: Từ “giáo dục” được hiểu một cách khái quát là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong đời sống

Tóm lại định nghĩa về giáo dục có thể hiểu một cách khái quát và chính thống như sau:” giáo dục được hiểu như là quá trình thống nhất của sự hình thành tinh thần

và thể chất của mỗi cá nhân trong xã hội” (Theo Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), giáo trình giáo dục học (dành cho sinh viên đại học học Sư phạm) tập 1 NXB Đại học Sư phạm, 2005

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…

Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng Tùy mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau Nhìn chung, kỹ năng có thể được hiểu như khái niệm bên trên hoặc theo một cách ngắn hơn hơn Kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết

Trang 16

quả như mong muốn

Với những kỹ năng được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng vào thực tế Kỹ năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau Ban đầu, kỹ năng có thể còn ít hoặc chưa được thuần thục nhưng sau thời gian, rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên

“level” Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại Mỗi người cần trang bị cho mình các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn

1.1.2 Khái niệm xâm hại tình dục và khái niệm phòng chống xâm hại tình dục

Tình dục được hiểu là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả nhứng hành vi giới tính, nhứng cảm xúc của một người Tình dục có thể bao gồm những hoạt động sinh lý hoặc biểu hiện thông qua cảm xúc, nó được xem là một hành vi tự nhiên của con người, là con người ai cũng có ham muốn tình dục Dù luật pháp mỗi nơi định nghĩa mỗi khác, nhưng cụm từ “xâm hại tình dục” có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện, trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực Xâm hại tình dục có thể bao gồm việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy Các nạn nhân bị quấy rối tình dục,

dù qua lời nói hay về thể chất, thường bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự việc

Nói về khái niệm “xâm hại tình dục”, ông Trần Thành Nam – Tiến sĩ Tâm lý học sinh viên nữ và vị thành niên cho biết, xâm hại tình dục sinh viên nữ là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc sinh viên nữ thực hiện một số hành vi mang tính chất tính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em

Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều có thể được xem là xâm hại tình dục Khái niệm xâm hại tình dục được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục như nhiều người vẫn nghĩ

Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ sinh viên nữ tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với sinh viên nữ và sử dụng sinh viên nữ vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Tuy vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào nói về xâm hại tình dục, nhưng dựa vào các quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam và định nghĩa của tổ chức WHO,

ta có thể hiểu sơ lược khái niệm xâm hại tình dục sinh viên nữ như sau:

Xâm hại tình dục sinh viên nữ là hành vi có chủ ý để làm hài lòng, thỏa mãn

Trang 17

nhu cầu tình dục của một người đối với sinh viên nữ, đây là hành vi vi phạm pháp luật,

vi phạm đạo đức xã hội hành vi xâm phạm tình dục sinh viên nữ bao gồm các hành vi khác nhau (hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với )

Hành vi xâm hại tình dục là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sự phát triển lành mạnh, bình thường về thể chất, về tâm lý và về tinh thần của sinh viên

Khai thác tình dục mang tính thương mại cũng được xếp là một hình thức lạm dụng tình dục, là sự tham gia của sinh viên nữ vào các hoạt động mại dâm, khiêu dâm hoặc buôn bán sinh viên nữ Hành vi tội phạm tình dục liên quan đến sinh viên nữ thường do các tội phạm nam giới thực hiện và ngành công nghiệp tình dục có thể được kiểm soát một cách tinh vi bởi các nhóm tội phạm có tổ chức

Lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại và buôn bán sinh viên nữ là những vấn đề rất đƣợc quan tâm ở Việt Nam hiện nay và chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật, chính sách và chương trình trong những năm gần đây

Có thể chia sinh viên nữ bị xâm hại tình dục thành 2 nhóm, đó là:

- Sinh viên bị lạm dụng tình dục: là sinh viên nữ chưa trưởng thành và chưa phát triển hoàn toàn về thể chất, tâm sinh lý, bị lôi cuốn,ép buộc vào các hoạt động tình dục mà các em chưa thực sự thấu hiểu, bị hiếp dâm, cưỡng dâm, bắt buộc tham gia vào các hành vi dâm ô, loạn luân

- Sinh viên nữ bị bóc lột tình dục: Là sinh viên nữ bị sử dụng để thỏa mãn những dục vọng của người khác cơ sở của sự bóc lột này là sự bất bình đằng về quyền lực và sức mạnh về các mối quan hệ kinh tế giữa sinh viên nữ với người khác, sự bóc lột này thông thường bên thứ 3 tổ chức để kiếm lời, các dạng chính của sinh viên nữ bị bóc lột tình dục như buôn bán sinh viên nữ, mại dâm , văn hóa khiêu dâm, cưỡng dâm,

ép buộc tham gia vào các hành vi loạn dâm, dâm ô

Nói chung, xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ sinh viên nữ tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với sinh viên nữ vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, bạo lực, xâm hại tình dục sinh viên nữ đang là vấn đề xã hội có tính toàn cầu, Theo kết quả khảo sát mới đây của

Trang 18

UNFPA tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 11% nữ học sinh phổ thông, 27% nữ nhà báo, 31% nữ sinh viên bị quấy rối tình dục hoặc xâm hại tình dục Đặc biệt, thời gian qua

đã ghi nhận có trên 1.100 vụ xâm hại tình dục sinh viên nữ Thậm chí nhiều vụ việc, thủ phạm lại chính là người thân ruột thịt của các em gái

Bà Đỗ Thị Thu Hà, Phụ trách Văn phòng UNFPA Việt Nam cho biết thêm, cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có 1 người bị bạo lực tình dục Đặc biệt, 1/3 nữ thanh niên, thiếu niên bị ép buộc quan hệ tình dục “Thế nhưng, chỉ 2% nạn nhân dám đứng lên tố cáo Đặc biệt, có đến 65% người chứng kiến lại 'thờ ơ' với các hành vi bạo lực, họ không tố cáo hoặc đứng ra làm chứng”, bà Đỗ Thị Thu Hà nhấn mạnh Để giảm thiểu nguy cơ, cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã triển khai các hoạt động, xây dựng một số mô hình như: Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng, cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới; trung tâm công tác xã hội cung cấp dịch vụ bình đẳng giới; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ, sinh viên nữ

Thảo luận, các đại biểu cho rằng số liệu thống kê tội phạm xâm hại tình dục sinh viên nữ trong các cơ sở giáo dục vẫn chưa được đầy đủ Thời gian gần đây, những

vụ xâm hại tình dục học sinh đang xảy ra ngay trong chính trường học và xuất phát từ một số giáo viên gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh, bố mẹ Đơn cử, một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái Khi vụ việc này chưa lắng xuống thì ngay sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình nhiều lần nhắn tin “gạ tình” với một nữ sinh

Về vấn đề bạo lực học đường đối với sinh viên nữ các đại biểu cũng chỉ ra, một

số cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và chính quyền địa phương các cấp còn hiện tượng buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu kiên quyết xử lý và xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời các vụ việc Đối tượng xâm hại thể chất sinh viên nữ trong các cơ sở giáo dục, chủ yếu là giáo viên, nhân viên trường học và chính các em học sinh bạo hành, xâm hại lẫn nhau

Thảo luận về những nguyên nhân tiêu biểu cho tình trạng xâm hại sinh viên nữ hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, đó là do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc thiếu cách giáo dục, thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý phụ nữ, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với sinh viên nữ Từ đó, dẫn tới các

Trang 19

em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục

Bên cạnh đó, do sự phân hóa giàu nghèo với những chênh lệch về điều kiện sống, những rạn vỡ trong gia đình và sự sói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số sinh viên nữ bị bỏ rơi, bị sao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng Sinh viên nữ bị xâm hại thường xảy ra nhiều ở phường có nhiều dân nhập cư, phòng cho thuê, khu vực có đông người lao động nghèo và địa bàn vắng

Ngoài ra, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc sinh viên nữ của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ sinh viên nữ, thực hành quyền sinh viên nữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt

Đặc biệt, do tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở sinh viên nữ và người lớn Đồng thời, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có

cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế tài

xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này

Từ những nguyên nhân đó, các đại biểu cho rằng, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng bảo vệ an toàn cho sinh viên nữ trong trường học và trên môi trường mạng là vấn

đề cấp bách được đặt ra và cần sự chung tay của toàn xã hội

1.1.3 Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Là khả năng của bản thân có thể nhận biết các nguy cơ, hành vi XHTD và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã học được để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị XHTD

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Là một quá trình trong đó giáo viên vận dụng các hình thức giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện để cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động, tiết học trên

Trang 20

lớp để học sinh có thể tránh được nguy cơ bị xâm hại và chống lại hành vi XHTD, chủ động bảo vệ bản thân mình

Phòng, chống XHTD là quá trình huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan,

tổ chức, nhà trường, quần chúng nhân dân tham gia phòng, ngừa tệ nạn XHTD, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống XHTD nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nữ sinh, giảm thiểu nguy cơ nữ sinh bị xâm hại tình dục hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Xâm hại tình dục để lại những hậu quả tiêu cực đến sự phát triển thể chất trong tiến trình phát triển của nữ sinh nữ sinh có thể bị thương tổn ở nhiều mức độ khác nhau, gây đau đớn, bầm dập, chảy máu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Ảnh hưởng về mặt tâm lí trong tiến trình phát triển của nữ sinh: nữ sinh có thể

có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, có những ý nghĩ tiêu cực hoặc những hành vi mất kiểm soát

- Nữ sinh có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và hòa đồng với những người xung quanh hoặc bị những người xung quanh kì thị, xa lánh Dẫn đến sự mất ổn định của tình hình xã hội Ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa của dân tộc

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa xâm hại tình dục nữ sinh Đó là việc tạo nền tảng để các em có những tri thức, kỹ năng căn bản để thích ứng với môi trường sống, qua đó khi gặp những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ có thể bị xâm phạm tình dục các em biết cách phòng tránh Giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh một cách khoa học, bài bản chắc chắn sẽ hình thành ở các em một nhân cách tâm lý tích cực và làm hạn chế những tiêu cực trong nhận thức, hành vi, thái độ, thói quen xấu và ngăn ngừa tội phạm có thể xảy ra, trong đó có tội phạm xâm hại tình dục nữ sinh

1.2 Những biểu hiện của xâm hại tình dục

- Các hành vi XHTD:

+ Hành hiếp dâm nữ sinh: Tội hiếp dâm theo luật hình sự được quy định tại

điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 “1 Người nào dùng vũ lực, đe

dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm

Trang 21

đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

Xem xét quy định ta thấy

– Về mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ngay trong cấu thành cơ bản của tội phạm này, đó là “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…”

+ Dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân

+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu người phạm tội không giao cấu được thì sẽ sử dụng ngay tức khắc vũ lực

+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là những trường hợp như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng…

+ Dùng thủ đoạn khác là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuôc gây mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự

+ Giao cấu trái ý muốn của họ là việc giao cấu nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân

Tất cả hành vi ở trên phải được thực hiện với lỗi cố ý Xem xét trường hợp của

Trang 22

bạn, bạn hoàn toàn không hề biết vụ việc mà những người bạn của bạn đã thực hiện với cô gái kia Việc bên cơ quan điều tra yêu cầu bạn lên mục đích để lấy lời khai xem xét bạn có biết vụ việc này không Nếu hoàn toàn như bạn nói thì bên cơ quan điều tra

sẽ không truy cứu hình sự đối với bạn vì bạn được xác định không vi phạm quy định của pháp luật hình sự

Nữ sinh có hành vi bất thường, tâm lý e ngại và dấu vết bất thường trên cơ thể

là dấu hiệu bị xâm hại tình dục

Nữ sinh có những hành vi bất thường:

Nữ sinh bị xâm hại tình dục thường khó có giấc ngủ ngon, hay gặp ác mộng không rõ nguyên nhân Trong cuộc sống, Nữ sinh thường mất tập trung hoặc trở nên tách biệt Nếu thấy nữ sinh thay đổi đột ngột thói quen ăn, ngủ, thường chán ăn, cha

mẹ cần quan tâm hơn đến con

Ngoài ra,nữ sinh bị xâm hại dễ giận dữ, sợ hãi hoặc dễ bị kích động khi tranh luận về chủ đề tình dục nữ sinh cũng nhạy cảm hơn khi nhìn thấy sách, tranh, truyện, phim về các hình ảnh tình dục hay bạo lực

Trong một số trường hợp, nữ sinh sẽ sợ hãi đi, gặp một người hoặc tới những địa điểm nhất định Khi cha mẹ trò chuyện, trẻ sẽ xa lánh và ngại nói ra bí mật của mình Nếu cha mẹ nhận thấy nữ sinh có nhiều đồ mới người lạ tặng, thường nhắc đến người lạ bất thường, hay nói về chủ đề tình dục rất có thể con đã bị xâm hại

Những dấu vết trên cơ thể:

Nữ sinh bị xâm hại tình dục thường để lại các dấu vết trên cơ thể như: Đau, đổi màu, chảy máu hoặc tiết dịch ở miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn Cha mẹ nên quan sát bộ phận sinh dục, hậu môn của con có bị chảy máu, bầm tím hoặc đau dai dẳng hoặc đau khi đi vệ sinh không

Ngoài ra, có thể bị những vết bầm, tím bất thường ở các vị trí kín đáo trên cơ thể như: bắp đùi, bắp tay, bụng, eo, tai Khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, cha mẹ cần tìm hiểu, quan sát để đảm bảo sự an toàn cho con sớm nhất có thể Một số nữa sinh

bị lạm dụng sẽ phản ứng tiêu cực khi người thân chạm vào cơ thể cha mẹ cần chú ý biểu hiện này để tâm sự, tìm hiểu vấn đề của con

Trong nhiều năm qua, đời sống kinh tế xã hội nói chung và đời sống vật chất tinh thần của nhiều gia đình nói riêng được nâng cao đáng kể Tuy nhiên, không ít nữ sinh thiếu sự quan tâm từ gia đình, bị xâm hại tình dục trong khi không có đầy đủ nhận

Trang 23

thức khiến nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, không chỉ ngoài xã hội mà còn trong chính gia đình của

Những hậu quả lớn nhất có thể thấy với nữ sinh là ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ, sức khỏe thể chất và tinh thần của con Việc nữ sinh bị xâm hại tình dục có thể dẫn đến mối quan hệ gia đình bất ổn, căng thẳng trong gia đình

Để quan tâm đến con , hạn chế tối đa khả năng xảy ra xâm hại tình dục với nữ sinh, gia đình cần chăm sóc sức khỏe thể chất và quan tâm tâm lý các con, tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ cho nữ sinh bị xâm hại tình dục Ngoài ra, việc tìm hiểu nguyên nhân, lưu giữ chứng cứ và lên tiếng tố cáo, cung cấp chứng cứ, phối hợp với cơ quan chức năng sẽ khiến công tác phòng chống xâm hại tình dục nữ sinh phát huy hiệu quả bền vững cả về nhận thức và hành động

1.3 Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học hiện nay

Mục tiêu đào tạo:

Sự hiểu biết để phòng ngừa và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh là cực kỳ quan trọng Bởi thực tế cha mẹ, thầy cô không thể theo sát bảo vệ các em mọi lúc mọi nơi Các em không chỉ ở nhà, ở trường mà còn tham gia nhiều hoạt động, vui chơi khác nhau Do đó, không chỉ thầy cô mà bản thân các em có được những kiến thức cần thiết sẽ giúp sinh viên nữ có thể tránh được những tình huống nguy hiểm Cũng như, tự bảo vệ bản thân, biết cách xử lý nếu tình huống xấu xảy ra Một số mục tiêu mà phương pháp giảng dạy này cần đạt được đó là:

- Nhận biết các tình huống nguy cơ dẫn đến xâm hại tình dục đối với học sinh;

- Hiểu các hậu quả đối với những trường hợp học sinh bị xâm hại hoặc có nguy

cơ bị xâm hại;

- Trang bị kỹ năng xử lý tình huống kịp thời và kỹ năng làm việc với học sinh

bị xâm hại

Trang 24

Kỹ năng phòng, chống XHTD ở sinh viên nữ là nhằm giúp bổ sung, cập nhật, nâng cao hệ thống kiến thức và kĩ năng phòng, chống XHTD ở sinh viên nữ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động này nói riêng và đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung trong bối cảnh hiện nay, góp phần từng bước giảm thiểu, tiến tới loại trừ tình trạng XHTD ở sinh viên nữ, tạo môi trường thuận lợi, tích cực cho trẻ, đồng thời, bảo đảm sự ổn định xã hội, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam

1.3.2 Nội dung giáo dục

- Nhận biết thực trạng xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên; các tình huống xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại

- Các hình thức và các mức độ bị xâm hại và hệ thống pháp luật xử lý các trường hợp xâm hại tình dục nữ sinh

- Kỹ năng xử lý khi gặp tình huống sinh viên bị xâm hại

- Kỹ năng tương tác và giúp đỡ sinh viên bị xâm hại

Động viên, an ủi, tiếp thêm động lực cho các sinh viên nữ bị xâm hại

Liên kết mối quan hệ giữa gia đình với sinh viên nữ, giữa nhà trường với sinh viên nữ để họ cảm thấy được thấu hiểu và được tôn trọng

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học hiện nay

Nhìn vào thực tế hiện nay, một lý do khiến trẻ gặp phải trở ngại lớn trong nhìn nhận về sức khoẻ giới tính và những kỹ năng cần thiết chính là câu chuyện về giáo dục giới tính

Xã hội phát triển, người lớn cả ở vùng thành thị và nông thôn đều đã có những

Trang 25

nhìn nhận cởi mở hơn, thẳng thắn hơn về giới tính đối với con cái

Tuy nhiên, cách giáo dục giới tính cho con như thế nào thì nhiều phụ huynh, thậm chí giáo viên khi giảng dạy cho học sinh cũng còn "đỏ mặt" Cũng có một bộ phận trẻ không được tiếp cận giáo dục về giới tính dẫn đến tâm lý ngại ngùng, e dè, rồi

dễ bị dụ dỗ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục Chưa kể ngày nay, qua các thiết

bị điện tử thông minh, trẻ dễ dàng bị tấn công trên chính môi trường mạng bởi những thông tin lệch lạc, đồi truỵ

Khi chưa có một quy chuẩn nào về cách giáo dục giới tính hiệu quả nhất cho trẻ; vai trò của người thân trong gia đình vẫn được xem là lớn nhất

Thay vì nghĩ trẻ còn quá nhỏ để nói về vấn đề giới tính hay né tránh những thắc mắc của trẻ về vấn đề này, phụ huynh nên cởi mở và thẳng thắn chia sẻ để trẻ hiểu

Hãy tạo cho trẻ sự tin cậy để trẻ sẵn sàng chia sẻ về điều trẻ có thể hoặc đã gặp phải có liên quan đến tình dục Bởi điều quan trọng hơn cả, trước khi được bảo vệ, nữ sinh phải là người tự bảo vệ chính mình

Hiện nay các bạn sinh viên nữ ở các trường đại học rất ít trang bị các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục, để từ đó các sinh viên nữ thường không biết cách phòng, chống xâm hại tình dục

Có thể thấy, trên các trang báo liên tục xuất hiện những tin tức về xâm phạm tình dục đối với các sinh viên nữ Nạn xâm phạm tình dục là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ cộng đồng mạng vô cùng, nhưng hiện chưa có phương án quán triệt

Từ đó khiến các gia đình của sinh viên nữ, cũng như chính bản thân họ đều bất an

Không dừng lại, tình trạng xâm hại tình dục đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn Nổi trội nhất đó là tình trạng xâm hại tình dục ở các sinh viên nữ của các trường đại học

Trên các phương tiện truyền thông đưa thông tin về các vụ xâm hại tình dục ở các nữ sinh cho thấy tính chất của các vụ xâm hại tình dục ở sinh viên nữ đã đến mức nghiêm trọng Vì vậy nhà trường và gia đình cần phải luôn quan tâm đặc biệt đến sinh viên nữ, con cái để có những biện pháp tốt nhất

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học hiện nay thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định

Từ những quan niệm, phong tục tập quán, tư duy của từng vùng miền cũng ảnh

Trang 26

hưởng không nhỏ đến việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ ở các trường đại học Vì vậy, Nhà trường cũng phải nắm bắt được tình hình để

có thể đưa ra những chương trình, những buổi tập huấn phù hợp nhất cho các sinhn viên nữ ở các trường đại học

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1.Thực trạng xâm hại tình dục và việc triển khai hoạt động giáo dục ý thức phòng chống xâm hại tình dục cho sinh viên nữ tại Trường Đại học Nội vụ

Có thể thấy, việc gia tăng các tội phạm xâm hại tình dục xuất phát từ những nguyên nhân sau

Nguyên nhân khách quan: Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những luồng văn hóa không chính thống, lối sống thực dụng, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực khiêu dâm và văn hóa phẩm đồi trụy phần nào đã tác động tiêu cực đến tâm lý của các đối tượng phạm tội.Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu xót, nhất là những quy định về chế tài xử phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục còn chưa tương xứng và chưa đủ sức răn đe đối với người phạm tội

Nguyên nhân chủ quan: Trước hết là nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân

Đa phần nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục là sinh viên - những đối tượng có khả năng chống cự, phòng vệ và tự vệ còn hạn chế Bên cạnh đó, nạn nhân chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những mối quan hệ quen biết, tình yêu qua mạng Internet Từ đó, những đối tượng phạm tội lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ, lôi kéo và thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân Một nguyên nhân khác từ phía gia đình, đó là sự thiếu chăm lo, giáo dục của cha, mẹ đối với con cái, vì mải mê làm ăn nên không quan tâm, quản lý con cái mà chỉ thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu vật chất cho các em, đã tạo cho các em tâm lý ỷ nại, chỉ biết hưởng thụ và phần nào vì cảm thấy thiếu thốn tình cảm, không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình nên các em dễ rơi vào cạm bẫy của các đối

Trang 28

truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em về những vấn đề liên quan đến giới tính, tâm sinh lý lứa tuổi cũng như những kỹ năng để phòng tránh xâm hại tình dục, nên khi gặp phải những tình huống phát sinh trên thực tế, bản thân các em không biết cách xử lý và giải quyết phù hợp, từ đó dẫn đến những hệ quả không mong muốn

Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những tình cảm cao cấp Tình cảm trí tuệ say mê học tập, nghiên cứu, tích lỹ lượng kiến thức mới; tình cảm thẩm mỹ xây dựng cho sinh viên triết lý về cái đẹp, quan điểm về vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vạt, hiện tượng, được bộc lộ theo chiều sâu rõ rệt; tình cảm đạo đức thể hiện ở hành vi, phong thai đạo đúc Tình bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của sinh viên, nó để lại những dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời của sinh viên, tình bạn làm phong phú thêm tình cảm của sinh viên Ngoài ra, tình yêu là một lĩnh vực rất đặc trưng, có mầm mống ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến thời kỳ này phát triện

ở một sắc thái mới, tình yêu sinh viên đẹp, lãng mạn nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, mâu thuẫn Chuyện tình yêu trong giới sinh viên là một hiện thực không thể lẩn tránh, nhưng ngoài ra lại có một số mặt tiêu cực nhất định Yêu đương ảnh hưởng đến bản thân rất lớn, sai lầm về nhận thức khi yêu là điều không thể tránh khỏi, một số sai lầm sẽ chuyển dần từ yêu đương đôi lứa sang xâm hại tình dục

Qua kết nghiên cứu về mức độ nghiêm trọng của xâ hại tình dục, phần lớn mọi người đều trả lời là rất nghiêm trọng và đáng báo động trong xã hội hiện nay Khái niệm xâm hại tình dục vẫn còn rất mơ hồ với một số sinh viên, điều này có thể dẫn đến trường hợp người bị xâm hại có thể không biết Kết quả số liệu khảo sát được chúng tôi thể hiện qua bảng dưới đây

Đánh giá của sinh viên

Đánh giá của cán bộ, giảng viên, và người lao động trong

nhà trường

Số lượng % Số lượng % Rất nghiêm trọng 150 75 19 95

Ngày đăng: 23/11/2021, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w