1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trả lại đơn khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam

154 18 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tiến
Trường học Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 12,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN (14)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (14)
      • 1.1.1. Khái niệm trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm của việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (17)
      • 1.1.3. Ý nghĩa của quy định trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (19)
    • 1.2. Quy định một số quốc gia về trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (20)
    • 1.3. Quy định pháp luật Việt Nam về trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (22)
      • 1.3.1. Căn cứ trả lại đơn khởi kiện (22)
      • 1.3.2. Thẩm quyền, thủ tục, hậu quả của trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự (36)
  • CHƯƠNG 2: BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (42)
    • 2.1. Xác định trường hợp “sự việc đã được giải quyết” (42)
    • 2.2. Xác định hình thức của “quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác” (49)
    • 2.3. Trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện không cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (51)
    • 2.4. Xác định trường hợp “chưa đủ điều kiện khởi kiện” (61)
    • 2.5. Quyền khởi kiện lại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện (67)

Nội dung

Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, các quy định này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: i Một là, chưa có quy định giải thích các trường hợp “sự việc đã được giải quyết bằng bản

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

Dưới góc độ quy định pháp luật, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chỉ có các quy định về căn cứ, thủ tục, thẩm quyền hay hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện mà không có bất kỳ quy định nào giải thích khái niệm trả lại đơn khởi kiện

Dưới góc độ ngữ nghĩa, có thể thấy khái niệm “trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự” được cấu thành bởi các khái niệm nhỏ là “trả lại”, “đơn khởi kiện” và “tố tụng dân sự”

Theo từ điển tiếng Việt, “trả” là đưa lại cho người khác cái đã lấy đi hoặc đã nhận được từ người ấy; đưa lại cho người khác cái đã vay mượn của người ấy; đưa cho người khác số tiền hay vật để đổi lấy cái gì đó của người ấy, từ người ấy; làm trở lại cho người khác điều tương xứng với những gì người ấy đã làm cho mình; trả giá 1 Nghĩa của từ trả lại trong trường hợp này sẽ được hiểu là đưa lại cho người khác cái đã lấy đi hoặc đã nhận được từ người khác Còn theo

Từ điển từ và ngữ Việt Nam “trả lại” là trao lại cho người ta thứ gì của người ta mà mình hiện giữ 2 Như vậy theo nghĩa chung nhất thì “trả lại” là một động từ thể hiện hành vi trao cho người khác một thứ gì, mình đã nhận được từ người đó, mà mình hiện giữ

Mặt khác, theo từ điển tiếng Việt, “đơn” được hiểu là bản yêu cầu về việc riêng trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có thẩm quyền 3 Mặt khác,

“khởi” được hiểu là bắt đầu, mở đầu một việc gì 4 Còn “kiện” được giải thích là yêu cầu xét xử việc người khác đã làm thiệt hại đến mình 5 Từ đó, có thể hiểu “đơn khởi

1 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.1019

2 Nguyễn Lân (2004), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.679

3 Viện Ngôn ngữ học (2018), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hồ Chí Minh, tr 441

4 Viện Ngôn ngữ học (2018), tlđd (3), tr 647

5 Viện Ngôn ngữ học (2018), tlđd (3), tr 663 kiện” là văn bản trình bày yêu cầu Tòa án xét xử khi bị xâm phạm đến quyền lợi

Từ điển Luật học định nghĩa cũng có định nghĩa về đơn khởi kiện, theo đó: Đơn khởi kiện là đơn của nguyên đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình Nội dung của đơn khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, của bị đơn, của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nội dung sự việc, yêu cầu và các tài liệu, lí lẽ chứng minh cho yêu cầu đó Đơn khởi kiện được người khởi kiện gửi trực tiếp đến Tòa án, văn bản khởi kiện của tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung cũng được coi là đơn khởi kiện 6

Từ những phân tích trên, dưới góc góc độ ngữ nghĩa, có thể hiểu, “trả lại đơn khởi kiện” là việc Tòa án không nhận văn bản yêu cầu xét xử của người khởi kiện gởi đến

Mặt khác, theo định nghĩa của sách Thuật ngữ pháp lý, “Trả lại đơn khởi kiện” là trường hợp “Tòa án nhận đơn khởi kiện nhưng không giải quyết vụ kiện mà trả lại đơn cho người nộp đơn, trong những trường hợp do pháp luật quy định…” 7 Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, “Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án đưa lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện vì không đủ điều kiện thụ lý vụ án dân sự Việc trả lại đơn khởi kiện được tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án…” 8

Từ điển luật học cũng định nghĩa:

Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án nhân dân sau khi xem xét, nếu thấy có một trong các căn cứ sau đây thì trả lại đơn khởi kiện: Người nộp đơn không có quyền khởi kiện, thời hiệu đã hết, sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật; sự việc được quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc cơ quan hữu quan chưa giải quyết; sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 9

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.191

7 Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr 448

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, (6), tr.243

9 Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư Pháp (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, Hà Nội, tr.529

Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội không đưa ra một định nghĩa cụ thể nhưng cũng có đôi dòng viết về trả lại đơn khởi kiện “Khi xem xét thụ lý vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý được vụ án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ tài liệu kèm theo cho người khởi kiện” 10 Tuy đây không rõ ràng là định nghĩa về trả lại đơn khởi kiện nhưng cũng hình thành những ý cơ bản về trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án không thể thụ lý được vụ án

Theo quan điểm của một tác giả, “Trả lại đơn khởi kiện là hành vi tố tụng của Tòa án, theo đó Tòa án từ chối quyền khởi kiện vụ án dân sự của người khởi kiện khi có căn cứ trả lại đơn mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định Kể từ thời điểm trả lại đơn khởi kiện cũng chấm dứt mọi trách nhiệm về mặt tố tụng của Tòa án đối với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện” 11 Ở đây, tác giả cho rằng trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án từ chối quyền khởi kiện vụ án dân sự của người khởi kiện Quan điểm này không sai, nhưng theo quan điểm cá nhân thì cách dùng cụm từ “từ chối quyền khởi kiện vụ án dân sự của người khởi kiện” là quá rộng, vì quyền khởi kiện được cụ thể hóa thành đơn khởi kiện, có thể người khởi kiện có quyền khởi kiện nhưng họ không làm đơn khởi kiện, thì Tòa án cũng không thể trả lại đơn khởi kiện

Tóm lại, qua việc tìm hiểu về nghĩa của cụm từ “Trả lại đơn khởi kiện” trong từ điển, các từ điển luật học và quan điểm của giáo trình và tác giả khác, tác giả nhận thấy, có nhiều sự giải thích về nghĩa của cụm từ này nhưng cũng có một số điểm chung về trả lại đơn khởi kiện là chủ thể trả lại đơn khởi kiện là Tòa án, trả lại đơn khởi kiện phải dựa theo căn cứ do pháp luật quy định và đưa lại đơn khởi kiện đã nhận từ đương sự cho đương sự Có thể hiểu, trả lại đơn khởi kiện là hành vi của Tòa án sau khi đã nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, sau đó xem xét thấy có những căn cứ mà pháp luật quy đinh trả lại đơn khởi kiện thì đưa lại đơn khởi kiện đã nhận cho đương sự

Do đó, tác giả hình thành khái niệm này như sau: “Trả lại đơn khởi kiện là hành vi tố tụng của Tòa án từ chối nhận đơn khởi kiện khi có căn cứ mà Bộ luật

10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.250

11 Hà Thị Mai Hiên và Trần Văn Biên (chủ biên) (2012), Bình luận Khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr.299 tố tụng dân sự quy định Trả lại đơn khởi kiện không làm phát sinh vụ án dân sự và trách nhiệm của Tòa án với yêu cầu hoặc của người khởi kiện Người khởi kiện sẽ có thể được khởi kiện lại nếu như đáp ứng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”

1.1.2 Đặc điểm của việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

Việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thể trả lại đơn khởi kiện là Tòa án đã nhận đơn khởi kiện

Quy định một số quốc gia về trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

Pháp luật của các quốc gia trên thế giới quy định về việc trả lại đơn khởi kiện có sự khác nhau Chẳng hạn theo pháp luật TTDS Mỹ thì tất cả các đơn khởi kiện đều được tiếp nhận chính thức, không có trường hợp bị trả lại, trừ trường hợp Tòa án thấy rằng không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình Việc tiếp nhận đơn khởi kiện có thể được thực hiện kể cả trong trường hợp vụ kiện đó đã được bắt đầu không hợp lý 13

Theo BLTTDS Nhật Bản, nếu một văn bản khiếu nại (đơn kiện) mâu thuẫn với quy định về nội dung đơn khiếu nại quy định tại Điều 133, khoản 2, Thẩm phán chủ tọa sẽ ấn định một thời gian hợp lý và ban hành lệnh để bổ sung những thiếu sót trong khoảng thời gian này Nếu nguyên đơn không bổ sung các thiếu sót, Thẩm phán chủ tọa sẽ bác đơn khiếu nại bằng mệnh lệnh theo Điều

Theo Điều 134, 135, 136 BLTTDS của Liên bang Nga, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán có nghĩa vụ xem xét, giải quyết việc thụ lý đơn khởi kiện Thẩm phán ra quyết định về việc thụ lý đơn

13 Xem thêm Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật nước ngoài, (01), tr.55-62 khởi kiện, trên cơ sở quyết định đó, vụ án được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm Đồng thời, Thẩm phán có quyền ra quyết định từ chối thụ lý đơn khởi kiện nếu thuộc một trong các trường hợp như: (i) đơn khởi kiện không được xem xét và giải quyết theo thủ tục TTDS; (ii) trước đó đã có phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tranh chấp có cùng nguyên đơn, bị đơn, đối tượng tranh chấp hoặc trước đó đã có quyết định đình chỉ vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc do các đương sự tự thỏa thuận, trước đó đã có phán quyết của Tòa án đồng chí có hiệu lực bắt buộc đối với các bên về những tranh chấp có cùng nguyên đơn, bị đơn, đối tượng tranh chấp; (iii) quyết định trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn chưa áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, người khởi kiện không có năng lực hành vi, đơn kiện không có chữ ký hoặc được ký và gửi đi bởi người không có thẩm quyền, vụ kiện đang được Tòa án khác hoặc Tòa án đồng chí giải quyết, nguyên đơn yêu cầu trả lại đơn khởi kiện trước khi Tòa án ra quyết định thụ lý đơn khởi kiện; quyết định về việc không xem xét đơn khởi kiện trong trường hợp đơn khởi kiện không được làm theo đúng quy định

Tại Pháp, Điều 122 Bộ luật TTDS Pháp với nội dung: “trả lại đơn khởi kiện” mà “không xem xét nội dung” do “không có quyền khởi kiện như không có tư cách khởi kiện, không có lợi ích, hết thời hiệu, thời hạn, vụ việc đã được xét xử” Sau đó là Điều 123 Bộ luật TTDS với nội dung “việc trả lại đơn khởi kiện có thể được đưa ra ở bất kỳ thời điểm nào” và cuối cùng là Điều 124 Bộ luật

TTDS với nội dung “những trường hợp trả lại đơn cần được chấp nhận và người viện dẫn không phải chứng minh có thiệt hại và ngay cả khi việc trả lại đơn không được hình thành từ một quy định cụ thể” Các điều luật này đề cập tới những trường hợp trả lại đơn và điều luật theo hướng liệt kê những trường hợp trả lại đơn Tuy nhiên, trong một án lệ, Tòa án tối cao Pháp trong phần xét thấy đã cho rằng “những trường hợp trả lại đơn không được liệt kê một cách giới hạn” Điều này cho phép Tòa án bổ sung thêm trường hợp khác, chẳng hạn trường hợp thỏa thuận thương lượng, hòa giải tiền tố tụng bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án Với án lệ này, “danh sách trường hợp trả lại đơn tại Điều

122 Bộ luật TTDS Pháp chỉ mang tính gợi ý và không bị giới hạn” và “trường hợp từ chối đơn khởi kiện có nguồn gốc thỏa thuận và không phải chỉ có nguồn gốc từ pháp luật được ghi nhận” 14

Quy định pháp luật Việt Nam về trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

1.3.1 Căn cứ trả lại đơn khởi kiện

Như đã phân tích ở trên, khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện Khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định các căn cứ trả lại đơn khởi kiện như sau:

1.3.1.1 Người khởi kiện không có quyền khởi kiện

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh chấp 15

Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của con người về pháp luật tố tụng dân sự và được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật

Theo Điều 186 BLTTDS năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bên cạnh đó, Điều 187 BLTTDS năm 2015 còn quy định một số trường hợp phát sinh quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước 16

14 Xem Đỗ Văn Đại (2018), “Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi có thỏa thuận thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc tiền tố tụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3,4), tr 75-82

15 Khưu Thanh Tâm (2015), Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 33

16 Theo Điều 187 BLTTDS năm 2015, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước bao gồm: (i) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; (ii) Tổ chức đại diện tập thể lao động; (iii) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (iv) Cơ quan, tổ chức trong một số lĩnh vực; (v) Cá nhân khởi kiện ly hôn cho vợ, chồng bị bệnh tâm thần và là nạn nhân của bạo lực gia đình

Như vậy, quyền khởi kiện là quyền cơ bản cá nhân, pháp nhân và các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh chấp Khi người khởi kiện không thuộc các trường hợp nêu trên thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện với lý do người khởi kiện không có quyền khởi kiện

Cụ thể hóa quy định nêu trên, Nghị quyết 04/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 BLTTDS 2015 số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (gọi tắt là Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP) đã hướng dẫn các trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện tại Điều 2, bao gồm:

(i) Người không khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình hoặc không phải là đại diện hợp pháp của chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm

Theo quy định này thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện được chia ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Người khởi kiện khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình hay của chủ thể mà mình là đại diện hợp pháp Trường hợp này được hiểu người khởi kiện không có quyền hay nghĩa vụ trong quan hệ tranh chấp, nhưng lại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết “Việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không phải được khẳng định trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm” 17 Do đó, người khởi kiện không phải là chủ thể giả thiết có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp khi không có đầy đủ hai yếu tố sau đây:

Một là, chủ thể giả thiết phải có quyền và lợi ích hợp pháp: “Về nguyên tắc, quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…)” 18

17 Trường Cán bộ Tòa án (2014), Chương trình đào tạo Thẩm phán, phần kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb Văn hóa thông tin, tr.18

18 Trường Cán bộ Tòa án (2014), tlđd (17), tr 18

Quyền và lợi ích của chủ thể phải hợp pháp, nghĩa là quyền và lợi ích của chủ thể có được khi tham gia vào quan hệ pháp luật không vi phạm pháp luật như: Không vi phạm pháp luật dân sự, hình sự… Quyền và lợi ích hợp pháp có thể là quyền tài sản hay quyền nhân thân

Hai là, quyền và lợi ích bị xâm phạm phải bị xâm phạm hay có tranh chấp: Nếu các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự nhưng quyền và lợi ích hợp pháp đó chỉ ở dạng “nguy cơ tiềm ẩn” bị xâm phạm hay tranh chấp, thì không được xem là bị xâm phạm hay có tranh chấp, mà việc xâm phạm hay có tranh chấp phải được tồn tại trên thực tế

Ví dụ, trong một tranh chấp, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: “Tại phiên tòa phúc thẩm, chị N, chị H thống nhất xác định khoản tiền 130 triệu đồng là tiền của chị N đưa cho chị H để chị H giao cho chị P Tuy nhiên, khi khởi kiện, chị H không có đơn khởi kiện nên Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý đơn khởi kiện của chị N là không đúng vì chị N không có quyền khởi kiện đòi 130 triệu đồng đứng tên chị H giao cho chị P.” 19 Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án đã nhận định chị N không có quyền khởi kiện vì không phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ

Trường hợp thứ hai: Người khởi kiện không phải là đại diện hợp pháp của chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp Người đại diện hợp pháp trong TTDS bao gồm: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền 20 Do đó, nếu người khởi kiện không thuộc các trường hợp này thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện

Chẳng hạn, trong một tranh chấp, Hội đồng xét xử đã nhận định: “Anh Lê

BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Xác định trường hợp “sự việc đã được giải quyết”

Như đã đề cập, điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định một trong những căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện là “sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định giải thích trường hợp nào được coi là “sự việc đã được giải quyết” Điều này đã dẫn đến một số vấn đề có cách giải quyết khác nhau trong thực tiễn xét xử như sau:

42 Nguyễn Như Bích (2013), “Một vài ý kiến về một số trường hợp áp dụng không đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về khởi kiện và thụ lý vụ án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10), tr 26

Thứ nhất, sự việc được đề cập trong bản án, quyết định nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết đến đối tượng hay sự việc đó

Chẳng hạn, trong một tình huống, ông Trọng kết hôn với bà Mai năm

1972 Trong thời kỳ hôn nhân ông bà đã có với nhau 02 người con là anh Trận và chị Xuân Năm 2012, ông Trọng đã làm đơn xin ly hôn với bà Mai và đã được Tòa án công nhận thông qua Quyết định công nhận công nhận thuận tình ly hôn Bên cạnh việc thỏa thuận tự nguyện ly hôn thì quyết định cũng đã nêu rõ “Về 02 con chung là anh Trận và chị Xuân đã trưởng thành, không bị nhược điểm về thể chất và tinh thần nên không đề nghị Tòa án xem xét giải quyết” Đầu năm 2013, nghi ngờ về việc anh Trận, chị Xuân không phải là con đẻ của mình nên ông Trọng đã bí mật đi giám định gen (AND) và kết luận giám định đã chỉ rõ “anh

Trận, chị Xuân không phải là con ruột của ông Trọng” Do đó, ông Trọng đã làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân “không công nhận quan hệ cha con” với anh Trận, chị Xuân Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng đây là trường hợp sự việc đã được giải quyết và thuộc các trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện Đối với tình huống nêu trên, có hai quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tòa án cho rằng yêu cầu của ông Trọng thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết là có căn cứ Bởi lẽ, trong Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự trước đó, ngoài việc ghi nhận thỏa thuận tự nguyện ly hôn thì còn ghi rõ “Về con chung:

Có hai con chung là anh Trận (sinh năm 1987) và chị Xuân (sinh ngày 1990)”

Do đó, rõ ràng ông Trọng đã mặc nhiên thừa nhận đây là con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với vợ của mình là bà Mai Mặt khác, Quyết định này đã có hiệu lực pháp luật, đương sự không khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm nên phải coi đây là trường hợp “sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Quan điểm thứ hai cho rằng, trường hợp này Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là không có căn cứ Bởi lẽ, dù trước đó tồn tại một Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án và sự thỏa thuận của đương sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng đây lại là hai quan hệ pháp luật khác nhau Ở vụ án trước đó là vụ án "ly hôn", đương sự trong vụ án là ông Trọng và vợ là bà Mai, yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nhân thân là chấm dứt quan hệ vợ chồng Sự thỏa thuận về con chung cũng chỉ là ghi nhận lại về tình trạng của anh Trận, chị Xuân đã trưởng thành, không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần "và không đề nghị Tòa án xem xét giải quyết" Ở vụ án thứ hai này, đã thay đổi về quan hệ tranh chấp (không còn là tranh chấp ly hôn mà là tranh chấp trong xác định cha mẹ cho con) và thay đổi cả đương sự trong vụ án (không còn là vợ chồng ông Trọng, mà là tranh chấp giữa ông Trọng với 02 con của mình là Trận và chị Xuân) Do đó, đây không phải là trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Mặt khác, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn cũng đã ghi rõ "không đề nghị Tòa án giải quyết" Vì Tòa chưa giải quyết nên không thể nói là sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật 43

Quan điểm cá nhân đồng ý với quan điểm thứ hai trong việc xem đây không phải là trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án Bởi lẽ, dưới góc độ ngữ nghĩa “sự việc” là “cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác” 44 và “giải quyết” là “làm cho không còn là vấn đề nữa” 45 Từ đó, có thể hiểu “sự việc đã được giải quyết” có nghĩa là sự việc đó đã được làm cho không còn tồn tại nữa Dưới góc độ tố tụng dân sự, sự việc đã được giải quyết được hiểu là yêu cầu khởi kiện, phản tố, yêu cầu độc lập của các bên trong vụ án dân sự (tranh chấp giữa các bên đương sự), hoặc yêu cầu của chủ thể trong việc dân sự đã được Tòa án/Cơ quan có thẩm quyền giải quyết với kết quả là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 46 Nói cách khác, chỉ được xem là đã “giải quyết” nếu sự việc đó đã được Tòa án/Cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhận định và ra phán quyết cuối cùng phân định quyền và nghĩa vụ của các bên Trong tình huống đang phân tích, mặc dù Quyết định có ghi nhận về con chung của ông Trọng và bà Mai nhưng chưa phân định quyền và nghĩa vụ của

43 Nguyễn Nam Hưng (2014), “Bàn về việc áp dụng điểm b khoản 1 Điều 168 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, 22, tr 5

44 Viện Ngôn ngữ học (2018), tlđd (3), tr 1110

45 Viện Ngôn ngữ học (2018), tlđd (3), tr 489

46 Nguyễn Trương Tín (2020), “Trường hợp vụ việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân online, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/truong-hop-vu-viec- da-duoc-giai-quyet-bang-quyet-dinh-da-co-hieu-luc-phap-luat-cua-toa-an, truy cập ngày 13/5/2021 các bên trong trường hợp này, do đó không thể coi đây là trường hợp “sự việc đã được giải quyết”

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, cần phải có hướng dẫn thống nhất đối với trường hợp này theo hướng sự việc được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án/Cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa có quyết định phân định quyền và nghĩa vụ của các bên không thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết

Kiến nghị cụ thể: Bổ sung hướng dẫn cho điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015: “Trường hợp sự việc được nêu trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Cơ quan có thẩm quyền khác nhưng chưa được Tòa án hoặc Cơ quan có thẩm quyền quyết định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong sự việc đó thì không thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Cơ quan có thẩm quyền khác”

Thứ hai, sự việc khác đương sự nhưng có cùng đối tượng tranh chấp Đối với trường hợp này, có nhiều quan điểm khác nhau để xem xét sự việc có phải đã được giải quyết hay không

Quan điểm thứ nhất cho rằng, “sự việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” phải là sự việc có cùng một quan hệ pháp luật, cùng các đương sự đã tham gia trước đó trong cùng một vụ án, mà Tòa án đã tiến hành xem xét giải quyết 47 Nói cách khác, cho dù vụ án có cùng đối tượng tranh chấp nhưng khác đương sự thì vẫn không thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết và Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết

Trong thực tiễn xét xử, một số Tòa án cũng đã xử lý theo quan điểm này Chẳng hạn, trong một tình huống, ông D và bà L (vợ ông D) đã làm hợp đồng tặng cho nhà đất cho ông T (em ông D) Sau đó, ông T đã bán lại nhà đất này cho bà T Năm 2016, ông D khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho nêu trên vì cho rằng quyền sử dụng đất này là tài sản thừa kế do ba mẹ ông D để lại cho ông P (anh ông D) và ông D chỉ là người đứng tên trên giấy chứng nhận giùm ông P Tại Bản án phúc thẩm số 374/2018, Hội đồng xét xử đã bác yêu cầu khởi kiện

Xác định hình thức của “quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác”

Điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định ngoài bản án, quyết định của Tòa án, nếu sự việc đã được giải quyết bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác thì Tòa án cũng phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện Tuy nhiên, quy định này không nói rõ về hình thức văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bắt buộc phải là “Quyết định” hay chỉ cần chứa đựng nội dung giải quyết tranh chấp Điều này đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn xét xử

Ví dụ, trong một tình huống, vợ chồng bà Đ có cho vợ chồng ông H và bà

C thuê một phần diện tích thửa đất khoảng 400 m2, tọa lạc tại thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên Quá trình thuê đất vợ chồng ông H, bà C không trả tiền như thỏa thuận và xin ở thêm một thời gian cho đến khi nào tìm được chỗ khác sẽ trả lại Sau khi ông H và bà C chết thì vợ chồng anh X, chị S – cháu ông bà H,

C tiếp tục quản lý và sử dụng thửa đất nêu trên Năm 1991, gia đình ông L tranh chấp lối đi vào nhà anh X, chị S Ngày 1/7/1991, UBND xã Hòa Xuân có Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất ở, ghi nhận vợ chồng anh X, chị S được quyền sử dụng đất mà ông H, bà C để lại Năm 1993, vợ chồng anh X, chị C được UBND huyện Tuy Hòa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến nay không ai tranh chấp

Tòa án cấp sơ thẩm nhận định cho rằng Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất ở ngày 1/7/1991 của UBND huyện Tuy Hòa là mang tính chất áp đặt, không có cơ sở pháp lý nên vụ việc chưa được giải quyết

Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Nguyên đơn bà Đ và vợ chồng anh X, chị S đã được giải quyết bằng Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất ở ngày 1/7/1991 của UBND huyện Tuy Hòa, tuyên xử không chấp nhận khởi kiện của Nguyên đơn

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 59/2019/DS-GĐT ngày 9/10/2019 Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng nhận định, xét Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất ở ngày 1/7/1991 của UBND huyện Tuy Hòa, trong đó chứa đựng nội dung của Quyết định hành chính, đã quyết định về một vấn đề cụ thể tranh chấp đất đai trong hoạt động quản lý hành chính (quản lý đất đai), được áp dụng một lần đối với một số đối tượng cụ thể, do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành (UBND xã theo Luật đất đai 1987); đồng thời văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký Như vậy, việc tranh chấp đất trên đã được cơ quan có thẩm quyền là UBND xã Hòa Xuân giải quyết Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm phải căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều

192, điểm g khoản 1 Điều 217 của BLTTDS để đình chỉ giải quyết do thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 52

Trong tình huống nêu trên, vấn đề quyền sử dụng đất đã được xem xét và giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền vào thời điểm này là UBND cấp xã Tuy nhiên, hình thức giải quyết của Ủy ban không phải là Quyết định mà là Thông báo Điều này đã tạo ra nhiều quan điểm khác nhau giữa các cấp Tòa án như đã phân tích ở trên

Theo quan điểm cá nhân, quan điểm của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong vụ án nêu trên là hợp lý Bởi vì, mặc dù hình thức của văn bản là Thông

52 Quyết định giám đốc thẩm số 59/2019/DS-GĐT ngày 09/10/2019 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng báo nhưng chứa đựng nội dung quyết định hành chính, quyết định một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý đất đai, được áp dụng một lần đối với một số đối tượng cụ thể, do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành đã có hiệu lực pháp luật Mặt khác, Quyết định dù sao cũng là tên của hình thức văn bản, quan trọng văn bản đó đã giải quyết được vấn đề gì cho đối tượng cụ thể nào, có phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hay không và có hiệu lực hay chưa, còn hình thức không cần thiết Ngược lại, dù văn bản có tên là Quyết định nhưng nội dung không giải quyết tranh chấp giữa các bên thì cũng không thể dựa vào đó để xác định sự việc đã được giải quyết Tóm lại, cần phải dựa vào nội dung văn bản của cơ quan có thẩm quyền để xác định sự việc có yêu cầu khởi kiện đã được giải quyết hay chưa 53

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng cần phải có hướng dẫn quy định này theo hướng quyết định của cơ quan có thẩm quyền không bắt buộc phải nằm trong văn bản với hình thức “Quyết định” mà có thể tồn tại dưới các hình thức khác

Kiến nghị cụ thể: Bổ sung hướng dẫn cho điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 như sau: “Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bất kỳ văn bản nào có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứa đựng nội dung giải quyết sự việc trong yêu cầu khởi kiện”.

Trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện không cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015 quy định: “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi

53 Liên quan đến giá trị của hình thức văn bản, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã từng theo hướng chú trọng đến nội dung văn bản hơn là hình thức văn bản Cụ thể, trong tranh chấp giữa Công ty Caseamex và bà Ling Xue Zeng, Hội đồng giám đốc thẩm đã nhận định: “Văn bản nêu trên của Caseamex (được làm trong thời hạn luật định) tuy không có tiêu đề là Đơn kháng cáo nhưng nội dung văn bản là đề nghị xem xét hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ Tòa án sơ thẩm đã tiến hành các thủ tục tố tụng về việc kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm là đúng quy định pháp luật Tòa án cấp phúc thẩm xác định văn bản nêu trên của Caseamex không phải là đơn kháng cáo và ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án đối với Bản kiến nghị ngày 27/12/2010 của Caseamex là không đúng pháp luật” Như vậy,

Tòa Giám đốc thẩm khẳng định Văn bản của Caseamex là một Đơn kháng cáo hợp lệ và cần phải xử lý như một Đơn kháng cáo cho dù văn bản này “không có tiêu đề là Đơn kháng cáo” khi “nội dung văn bản là đề nghị xem xét hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ” (Xem thêm Đỗ Văn Đại, Phan Nguyễn Bảo Ngọc (2015), “Về đơn kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý,

(02), tr 75-80) kiện bị xâm phạm Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án” Như vậy, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ khi khởi kiện là nghĩa vụ của người khởi kiện Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 không có quy định giải quyết hậu quả khi người khởi kiện không thực hiện việc cung cấp tài liệu chứng cứ Lúc này, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện hay vẫn phải tiếp tục thụ lý giải quyết? Điều này đã dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau trong thực tiễn xét xử

Chẳng hạn, trong một tình huống, chị L khởi kiện bị đơn là anh L phải trả số tiền nợ 515.000.000đ (Năm trăm mười năm triệu đồng) theo giấy vay tiền lập ngày 24/3/2017 Hội đồng xét xử phúc thẩm đã nhận định: “Trong vụ án này, khi khởi kiện, người khởi kiện có chứng cứ chứng minh là bản chính “Giấy vay tiền mặt” có chữ ký của anh L nhưng người khởi kiện đã không nộp cho Tòa án mà không vì lý do khách quan Lẽ ra Thẩm phán được phân công giải quyết đơn khởi kiện phải yêu cầu người khởi kiện bổ sung đơn khởi kiện, giao nộp chứng cứ (Theo Điều 193 BLTTDS), hết thời hạn yêu cầu nếu người khởi kiện không thực hiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện với lý do người khởi kiện không sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của thẩm phán Việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án không đúng quy định và xử bác yêu cầu của chị L với lý do chị L đã không giao nộp cho Tòa án bản chính Giấy vay tiền mặt lập ngày 24/3/2017 giữa anh L và chị L là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi của chị L” 54 Như vậy, trong tình huống nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có hướng giải quyết khác nhau khi người khởi kiện không nộp chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Cụ thể, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn thụ lý giải quyết và bác yêu cầu khởi kiện vì không có chứng cứ chứng minh Ngược lại, Tòa án cấp phúc thẩm thì cho rằng trường hợp này phải yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ, nếu không thực hiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Trong một tình huống khác, bà H khởi kiện ông Th, yêu cầu nhận tiền vốn từ hợp đồng góp vốn kinh doanh của bà, ông Th với ông Đ và bà L1 số tiền

54 Bản án số 03/2018/DS-PT ngày 24/8/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai

350.000.000 đồng Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do nguyên đơn không cung cấp được bản chính Hợp đồng góp vốn kinh doanh theo điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 viện dẫn đến điểm e khoản 1 Điều

192 BLTTDS năm 2015 Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: “Đối với yêu cầu về nhận tiền vốn từ hợp đồng góp vốn kinh doanh của bà H, ông Nguyễn Sử Th với ông Nguyễn Văn Đ và bà Phạm Thị Mỹ L1, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu nguyên đơn cung cấp bản chính hợp đồng góp vốn kinh doanh nhưng nguyên đơn không cung cấp được Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng quy định pháp luật Các đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh cho yêu cầu của mình, đương sự không cung cấp được chứng cứ chứng minh thì Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào đó để xem xét, đánh giá chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự Đây không phải là lý do để đình chỉ giải quyết vụ án” 55 Như vậy, trái ngược với tình huống nêu trên, Tòa án cấp phúc thẩm lại theo hướng việc không cung cấp tài liệu, chứng cứ không phải là căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Mặt khác, trong một tình huống khác, bà A khởi kiện yêu cầu bà H trả lại căn nhà đường H, phường T, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, vì đây là căn nhà mà bà đã mua của ông Ng và bà T vào năm 1992 Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng nguyên đơn không cung cấp theo yêu cầu của Tòa án Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ giải quyết vụ án do đương sự không cung cấp được chứng cứ Tòa án yêu cầu nên thuộc trường hợp không đủ điều kiện khởi kiện Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: “theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 và hướng dẫn của

Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì việc đương sự không giao nộp chứng cứ như Tòa án yêu cầu không phải là trường hợp không đủ điều kiện khởi kiện” Do đó, Hội đồng phúc thẩm quyết định hủy Quyết định đình chỉ nêu trên 56 Như vậy, trong tình huống này, cũng xoay quanh việc đương sự không nộp tài liệu chứng cứ nhưng các Tòa án lại xem xét về điều kiện khởi kiện tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 để xác định có thuộc trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện hay không

55 Quyết định số 321/2017/QĐ-PT ngày 27/12/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

56 Quyết định số 109/2018/QĐ-PT ngày 21/5/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Những ví dụ minh họa nêu trên đã cho thấy, các Tòa án có những các xử lý rất khác nhau đối với trường hợp người khởi kiện (hoặc sau khi thụ lý vụ án là đương sự) không giao nộp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Vậy hướng xử lý nào sẽ là thuyết phục và phù hợp nhất? Tác giả sẽ đi vào phân tích một số vấn đề để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên

Thứ nhất, người khởi kiện không nộp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện có thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện? Điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 như đã đề cập ở trên có quy định: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó” Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, theo đó: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.”

Như vậy, quy định về điều kiện khởi kiện tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 đang hướng tới các thủ tục mà người khởi kiện phải thực hiện trước khi khởi kiện theo quy định của pháp luật (có thể gọi là thủ tục “tiền tố tụng”) Trong khi đó, theo khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015, việc nộp tài liệu, chứng cứ là kèm theo đơn khởi kiện (hoặc có thể thực hiện sau khi nộp đơn khởi kiện) Do đó, việc chưa đủ điều kiện khởi kiện không bao gồm trường hợp nộp đơn khởi kiện mà không nộp kèm theo đơn khởi kiện mà không nộp kèm theo tài liệu chứng cứ 57

Nghiên cứu so sánh với pháp luật nước ngoài, có thể thấy, việc không nộp tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng không phải là trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện Chẳng hạn, BLTTDS Nga quy định “Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, nếu: “Nguyên đơn chưa áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước

57 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động, tr 168 khi khởi kiện hoặc nguyên đơn không xuất trình những chứng cứ chứng minh việc đã áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện, nếu thủ tục đó đã được các bên thỏa thuận hoặc được luật liên bang quy định ” 58 Như vậy,

Xác định trường hợp “chưa đủ điều kiện khởi kiện”

Như đã phân tích, điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật Mặt khác, chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.”

Với các quy định này, có thể thấy điều kiện khởi kiện mà người khởi kiện cần đáp ứng phải được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự hoặc pháp luật khác Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp các bên thỏa thuận về điều kiện khởi kiện như phải thương lượng trước khi khởi kiện hay điều lệ công ty yêu cầu phải thương lượng giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện Đối với những trường hợp này, nếu các bên khởi kiện mà không thực hiện các thỏa thuận hoặc tuân theo điều lệ thì Tòa án có phải trả lại đơn khởi kiện hay không vẫn là vấn đề có nhiều tranh cãi

Chẳng hạn, trong một tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: “Ông H cho rằng yêu cầu phản tố của bị đơn là tranh chấp giữa Công ty và thành viên Công ty nhưng không tiến hành giải quyết nội bộ trước khi khởi kiện là vi phạm về “điều kiện khởi kiện” quy định tại Điều 39 Điều lệ của Công ty, khoản 9 Điều 22 của Luật Doanh nghiệp 2005 nay là điểm h khoản 1 Điều 25 của Luật Doanh nghiệp 2014 Tuy nhiên, theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 192 của BLTTDS năm 2015 thì không thuộc trường pháp luật có qui định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Toà án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó Do vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo này của ông H.” 70 Như vậy, Tòa án trong trường hợp này đã cho rằng việc điều lệ công ty quy định tranh chấp phải được giải quyết nội bộ trước khi khởi kiện không phải là điều kiện khởi kiện tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 vì không thuộc trường hợp pháp luật quy định

Ngược lại, trong một tranh chấp khác về hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và tranh chấp thành viên công ty, Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định: “Qua xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 317 của Luật thương mại năm 2005, Điều 27 điều lệ Công ty TNHH SM thì tranh chấp giữa các thành viên sáng lập trước hết được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải Trường hợp vẫn không thỏa thuận được với nhau thì sẽ được đưa ra Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật Xét thấy, theo sự thừa nhận của đôi bên, thực tế trước khi khởi kiện nguyên đơn và bị đơn mặc dù đã nhiều lần gặp nhau để thương lượng hòa giải, tuy nhiên việc thương lượng hòa giải không thành nên không lập biên bản Vì vậy các đương sự đều thống nhất đề nghị Tòa án giải quyết dứt điểm tranh chấp tránh gây phiền hà mất thời gian cho đôi bên Hơn nữa, trong quá trình tố tụng cũng như tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn chị D và người đại diện được ủy quyền của bị đơn là anh T, đều xác nhận: Tòa án đã nhiều lần tiến hành hòa giải cũng như

70 Bản án số 30/2017/KDTM-PT ngày 20/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tạo điều kiện cho các bên có thêm thời gian để bàn bạc thương lượng nhưng vẫn không thống nhất được hướng giải quyết.” 71 Như vậy, mặc dù không thật sự rõ ràng nhưng Tòa án đang theo hướng phải tôn trọng quy định trong Điều lệ của công ty, nghĩa là các bên phải thương lượng, hòa giải tranh chấp phát sinh trước khi khởi kiện ra Tòa án Đối chiếu với Luật Doanh nghiệp năm 2020 (trước đó là Luật Doanh nghiệp năm 2014), khái niệm về “điều lệ công ty” không được giải thích mà chỉ có quy định về các vấn đề như loại điều lệ, nội dung điều lệ hay hình thức của điều lệ công ty 72 Tuy nhiên, dựa trên mối quan hệ giữa các chủ thể cùng tồn tại trong công ty, điều lệ công ty có thể hiểu là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp Nói cách khác, điều lệ công ty giống như một bản hợp đồng được tạo ra bởi các thành viên là chủ sở hữu của công ty Do đó, điều lệ công ty mặc dù được pháp luật quy định nhưng các nội dung trong điều lệ công ty bản chất là thỏa thuận của những người tạo lập ra điều lệ này Nói cách khác, việc thực hiện theo điều lệ công ty chính là thực hiện theo thỏa thuận của các bên, không phải là trường hợp pháp luật có quy định Chính vì thế, việc cho rằng các bên không thực hiện theo điều lệ công ty thuộc trường hợp “chưa đủ điều kiện khởi kiện” dường như là chưa thật sự thuyết phục nếu dựa theo quy định về điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP đã nêu ở trên

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong trường hợp này, cần coi đây là một trường hợp trả lại đơn khởi kiện vì các lý do sau: (i) chúng ta đang khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án và việc ghi nhận như trên là cần thiết; (ii) ngành Tòa án đang quá tải trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự và việc buộc các bên phải tuân thủ thủ tục thương lượng hay hòa giải trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán như các bên đã thỏa thuận sẽ giúp giảm

71 Bản án số 03/2019/KDTM-ST ngày 04/7/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước

72 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 lượng vụ, việc Tòa án phải giải quyết Vì vậy, việc ghi nhận thêm trường hợp trả lại đơn khởi kiện như đang phân tích sẽ tạo thêm cơ sở để giảm thiểu số lượng vụ án mà Tòa án cần phải giải quyết; (iii) khoản 2 Điều 3 BLDS năm

2015 quy định: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” nên Tòa án cần tôn trọng thỏa thuận của các bên bằng cách trả lại đơn khi một trong các bên đã không tuân thủ thỏa thuận tiền tố tụng bắt buộc; (iv) thỏa thuận tiền tố tụng như trên không làm mất quyền khởi kiện ra Tòa án vì đó chỉ là thỏa thuận tiền tố tụng để đạt được sự thống nhất về nội dung tranh chấp Do đó, nếu các bên triển khai theo thỏa thuận mà nội dung tranh chấp không được giải quyết thì lúc đó các bên vẫn được khởi kiện tranh chấp ra Tòa án 73 (v) các nước phát triển như Pháp cũng theo hướng này khi giải quyết các tình huống tương tự

Nghiên cứu so sánh cho thấy pháp luật tố tụng dân sự của các nước cũng có quy định theo hướng tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên Chẳng hạn, BLTTDS Nga tại Điều 135 có quy định một trong các trường hợp trả lại đơn khởi kiện là: “Nguyên đơn chưa áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện hoặc nguyên đơn không xuất trình xuất trình những chứng cứ chứng minh việc đã áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện, nếu thủ tục đó đã được các bên thỏa thuận hoặc luật liên bang quy định” Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự Nga cũng có quy định nếu các bên có thỏa thuận phải áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện nhưng nguyên đơn chưa áp dụng hoặc không xuất trình chứng cứ chứng minh đã áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện Luật không quy định rõ đây có phải là trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện hay không, nhưng đã có quy định phải áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp do đã được các bên thỏa thuận trước khi khởi kiện

BLTTDS Pháp tại các quy định ở Điều 122, Điều 123, Điều 124 không có quy định về trường hợp trả lại đơn khởi kiện khi các bên không tuân thủ thỏa thuận về điều kiện khởi kiện Tuy nhiên, Tòa án Pháp trong thực tiễn xét

73 Xem Đỗ Văn Đại, tldd (14), tr 75-82 xử đã căn cứ vào bản chất thỏa thuận của các bên theo quy định của BLDS Pháp để cho rằng Tòa án phải tôn trọng thỏa thuận của các bên và trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp các bên không tuân thủ thỏa thuận về điều kiện khởi kiện 74

Như vậy, có thể thấy pháp luật các nước đang có xu hướng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về điều kiện khởi kiện Tuy nhiên, với quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, quan điểm cá nhân cho rằng, việc bắt buộc các bên phải thực hiện việc thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện không phải là một phương án thuyết phục, vì các lý do sau:

Thứ nhất, việc thương lượng, hòa giải giữa các bên được tiến hành trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các bên Mặt khác, việc thương lượng, hòa giải có đạt kết quả hay không phải dựa vào thiện chí muốn hợp tác của các bên tranh chấp Do đó, khi một bên đã khởi kiện ra Tòa án, đồng nghĩa với việc không muốn thương lượng, hòa giải trước đó thì việc ép các bên phải thương lượng, hòa giải cũng sẽ không đạt được kết quả Ngay cả trong quá trình giải quyết vụ án, dù hòa giải là một hoạt động bắt buộc nhưng nếu một trong các bên yêu cầu không hòa giải, Tòa án vẫn tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các bên và không tiến hành hòa giải theo khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Điều này cũng được quy định tương tự tại khoản 5 Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 về những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Thứ hai, theo khoản 2 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại

Tòa án, trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, Hòa giải viên phải tiến hành hòa giải tại Tòa án nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định, trừ một số trường hợp nhất định Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 2015 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải Không những thế, tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, Tòa án đều có thể công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Điều này thể hiện rõ tinh

74 Xem Đỗ Văn Đại, tldd (14), tr 75-82 thần của nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự trong việc ràng buộc trách nhiệm của Tòa án tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự Như vậy, có thể thấy, từ lúc khởi kiện cho đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án đã tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận rất nhiều lần Do đó, việc ràng buộc các bên phải thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện theo thỏa thuận là không cần thiết vì các bên nếu muốn hoàn toàn có thể thực hiện sau khi khởi kiện Ngoài ra, việc thỏa thuận sau khi khởi kiện ra Tòa án còn có thể được đảm bảo thi hành bởi quyền lực nhà nước khi được Tòa án công nhận

Quyền khởi kiện lại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện chỉ được quyền khởi kiện lại trong một số trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015, bao gồm: (i) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (ii) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; (iii) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; (iv) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên, quy định này chưa bao quát được hết tất cả các trường hợp trả lại đơn khởi kiện, dẫn đến phát sinh vấn đề nếu Tòa án trả lại đơn khởi kiện với căn cứ khác như người khởi kiện không nộp biên lai tạm ứng án phí theo điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 thì sau đó người khởi kiện có được quyền khởi kiện lại hay không?

Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này thông qua một tình huống cụ thể Trong tranh chấp về việc không công nhân quan hệ vợ chồng giữa ông N và bà H, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã nhận định: “Đối với yêu cầu chia chiếc xe mô tô hiệu

Attila của bà H: Bà H có yêu cầu nhưng không nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật nên không xét Sau này, bà H có yêu cầu được quyền khởi kiện bằng vụ kiện dân sự khác.” 76 Như vậy, trong trường hợp này, bà H đã

76 Bản án số 16/2019/HNGĐ-ST ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên không nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu chia tài sản, do đó thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 Tòa án cấp sơ thẩm đã cho rằng bà H có quyền khởi kiện bằng một vụ án khác, đồng nghĩa với việc được quyền khởi kiện lại sau khi đã bị trả lại đơn khởi kiện với lý do không nộp tiền tạm ứng án phí Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm không nêu rõ việc cho bà H quyền khởi kiện lại vụ án dân sự sẽ dựa vào căn cứ nào

Vấn đề đặt ra, hướng giải quyết của Tòa án có phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 hay không? Đối chiếu với các trường hợp được quyền khởi kiện lại tại khoản 3 Điều

192 BLTTDS năm 2015, có thể thấy trường hợp đầu tiên sử dụng cho căn cứ trả lại đơn khởi kiện tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Trường hợp thứ hai dùng cho căn cứ trả lại đơn khởi kiện tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp thứ ba dùng cho căn cứ trả lại đơn khởi kiện tại điểm b khoản 1 Điều 192 về căn cứ trả lại đơn khởi kiện khi chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật Mặt khác, theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các trường hợp pháp luật quy định khác về quyền khởi kiện lại cũng không có liệt kê trường hợp trả lại đơn khởi kiện do không nộp biên lại tạm ứng án phí

Như vậy, các trường hợp được quyền khởi kiện lại theo khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 không bao gồm việc trả lại đơn khởi kiện do không nộp biên lai tạm ứng án phí Nói cách khác, việc Tòa án ghi nhận bà H được quyền khởi kiện lại bằng một vụ án khác trong tình huống đang phân tích là không đúng với quy định về quyền khởi kiện lại tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015

Theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp này, nếu chỉ gói gọn các trường hợp người khởi kiện được quyền khởi kiện lại theo khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 như phân tích ở trên là không hợp lý Bởi lẽ, trong các căn cứ trả lại đơn khởi kiên, có những trường hợp nếu cho phép đương sự khởi kiện lại sẽ làm tốn kém thời gian và chắc chắn Tòa án vẫn không thể giải quyết yêu cầu của người khởi kiện như: người khởi kiện không có quyền khởi kiện; tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Ngược lại, đối với những căn cứ trả lại đơn khởi kiện khác, Tòa án vẫn có thể giải quyết yêu cầu khởi kiện khi đáp ứng những điều kiện nhất định như các trường hợp được nêu tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 (ví dụ đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc đã thực hiện các điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt được khởi kiện lại dù sự việc đã được giải quyết)

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 chưa giải quyết các căn cứ còn lại, bao gồm: (i) không nộp biên lai tạm ứng án phí tại điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015; (ii) không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện tại điểm e khoản 1 Đièu 192 BLTTDS năm 2015; (iii) rút đơn khởi kiện tại điểm g khoản

1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 Theo như phân tích ở trên, việc không được đề cập tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 đồng nghĩa với việc người khởi kiện không được quyền khởi kiện lại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo các căn cứ này 77

Có thể thấy, đối với các căn cứ trả lại đơn khởi kiện vừa nêu, việc không cho phép người khởi kiện khởi kiện lại vụ án dân sự là không hợp lý Chẳng hạn, đối với căn cứ người khởi kiện rút đơn khởi kiện, đối chiếu với quy định tại Điều

218 BLTTDS năm 2015, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong quá trình giải quyết vụ án theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại Do đó, không có lý do gì trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện khi Tòa án chưa thụ lý vụ án mà người khởi kiện lại không có quyền khởi kiện lại

77 Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có ghi nhận trường hợp có quyền khởi kiện lại khi Tòa án đã Thông báo trả lại đơn khởi kiện do người khởi kiện không sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán do trong đơn khởi kiện người khởi kiện không ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (điểm đ khoản 1 Điều

192 BLTTDS) hoặc Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện không cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) nhưng nay người khởi kiện đã cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện còn có thể bao gồm nhiều vấn đề theo khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015 chứ không chỉ là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Xem Dương Tấn Thanh (2018), “10 trường hợp đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện”, https://kiemsat.vn/10-truong-hop-duong-su-co-quyen-nop-lai-don-khoi-kien-49235.html, truy cập ngày 10/01/2020)

Ngày đăng: 21/06/2023, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w