1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Trả lời tình huống môn Quản trị học Tình huống số 5

15 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Tình huống số 5 Một công ty sản xuất phân bón của Thụy Điển liên doanh với một đơn vị kinh tế nước ta thành lập một nhà máy sản xuất phân bón. Theo các điều khoản liên doanh, TGĐ và GĐ sản xuất sẽ là người của công ty nước ngoài. Ông Henrik Killer được chỉ định làm giám đốc sản xuất, nhưng con rể của ông ta là Ubrick Bava được chỉ định làm Tổng giám đốc nhà máy liên doanh. Trong thời gian đầu, hoạt động của nhà máy diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng càng về sau, do một số khó khăn chủ quan và khách quan, hoạt động của nhà máy kém hiệu quả. Bắt đầu có sự mâu thuẫn giữa các thành viên ban lãnh đạo, nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa giám đốc sản xuất Henrik Killer và Tổng giám đốc Ubrick Bava. Một số ý kiến về sản xuất của ông Henrick Killer bị tổng giám đốc bác bỏ. Vì vậy, ông Killer thường hay báo cáo trực tiếp về công ty những đề xuất của mình và phê phán Tổng giám đốc không tôn trọng ý kiến của ông ta. Trong một cuộc họp giao ban, anh con rể (Tổng giám đốc Ubrick Bava) đã chỉ thẳng tay vào mặt bố vợ (Giám đốc sản xuất Henrik Killer) và nói rằng : “Ông Killer, tôi nói để ông biết tôi là cấp trên trực tiếp của ông. Báo cáo của ông phải gửi lên cho tôi. Đây là lần cuối cùng tôi cảnh cáo ông trong hội nghị, nếu ông không nghe thì tôi sẽ đưa ông xuống làm quản đốc để khi ông báo cáo vượt cấp thì vừa vặn đến tôi”.

Trả lời tình huống môn Quản trị học Nhóm 1_Chi hội 52DN1 1. Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2. Lại Thị Thanh Nhàn 3. Trần Thị Mai 4. Nguyễn Thị Lanh 5. Phan Thị Hoài 6. Trần Thị Hương 7. Trần Thị Kiều Oanh Tình huống số 5 Một công ty sản xuất phân bón của Thụy Điển liên doanh với một đơn vị kinh tế nước ta thành lập một nhà máy sản xuất phân bón. Theo các điều khoản liên doanh, TGĐ và GĐ sản xuất sẽ là người của công ty nước ngoài. Ông Henrik Killer được chỉ định làm giám đốc sản xuất, nhưng con rể của ông ta là Ubrick Bava được chỉ định làm Tổng giám đốc nhà máy liên doanh. Trong thời gian đầu, hoạt động của nhà máy diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng càng về sau, do một số khó khăn chủ quan và khách quan, hoạt động của nhà máy kém hiệu quả. Bắt đầu có sự mâu thuẫn giữa các thành viên ban lãnh đạo, nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa giám đốc sản xuất Henrik Killer và Tổng giám đốc Ubrick Bava. Một số ý kiến về sản xuất của ông Henrick Killer bị tổng giám đốc bác bỏ. Vì vậy, ông Killer thường hay báo cáo trực tiếp về công ty những đề xuất của mình và phê phán Tổng giám đốc không tôn trọng ý kiến của ông ta. Trong một cuộc họp giao ban, anh con rể (Tổng giám đốc Ubrick Bava) đã chỉ thẳng tay vào mặt bố vợ (Giám đốc sản xuất Henrik Killer) và nói rằng : “Ông Killer, tôi nói để ông biết tôi là cấp trên trực tiếp của ông. Báo cáo của ông phải gửi lên cho tôi. Đây là lần cuối cùng tôi cảnh cáo ông trong hội nghị, nếu ông không nghe thì tôi sẽ đưa ông xuống làm quản đốc để khi ông báo cáo vượt cấp thì vừa vặn đến tôi!”. Câu hỏi 1.Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý người Việt Nam chúng ta? 2.Bạn có đồng tình với cách lãnh đạo của Tổng giám đốc Ubrick Bava không? Vì sao? 3.Trong tình huống này có sự hiên diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức không? 1. Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý người Việt Nam chúng ta? - Đối với Tổng giám đốc: là Tổng giám đốc thế nên mọi quyền lưc trong nhà máy đều nằm trong tay ông, ông phải bao quát mọi hoạt động của công ty.Ban đầu mọi hoạt động của nhà máy đều diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng về sau do một số khó khăn chủ quan và khách quan, nên hoạt động kém hiệu quả đi. Bắt đầu từ đó gây ra sự mâu thuẫn giữa các thành viện lãnh đạo, là một Tổng giám đốc chắc chắn ông sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc, nên có thể dễ cáu gắt Và theo như những người trong nhà máy thì mâu thuẫn nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa Tổng giám đốc và ông bố vợ chính là giám đốc sản xuất Henrik Killer. Khi ông Kliller đưa ra những ý kiến thì bị Tổng giám đốc bác bỏ, và ông đã báo cáo trực tiếp về công ty về ý kiến của mình và phê phán Tổng giám đốc không tôn trọng ý kiến của mình. Và việc này làm cho Tổng giám đốc rất tức giận, tâm lí của một người lãnh đạo khi bị qua mặt thì rất khó chịu, vì nói gì thì nói, ông Bava cũng là Tổng giám đốc ở đây, phía công ty bên Thụy Điển đã giao cho ông trọng trách làm Tổng giám đốc nhà máy liên doanh này, mà không giải quyết được công việc mà phải để bị cấp dưới báo cáo trực tiếp về công ty, làm mất uy tín của giám đốc Bava tại công ty ở Thụy Điển. Và hành động chỉ tay vào mặt giám đốc sản xuất và thẳng tay chỉ trích, cảnh cáo là một điều dễ hiểu để biểu lộ sự tức giận này. Nhưng bên cạnh đó vị Tổng giám đốc cũng đã giận quá mất khôn, tình huống trên cho thấy sự chuyên quyền và độc đoán của Tổng giám đốc, muốn chứng tỏ chỗ đứng của mình đối với mọi người, và đặc biệt là đối với bố vợ của mình. Hành động của Tổng giám đốc thể hiện rằng dù có là ai đi chăng nữa thì công việc vẫn là công việc, nó phải có quy tắc của nó, không phải muốn làm gì thì làm, trong công việc không được để tình cảm cá nhân chi phối. - Đối với giám đốc sản xuất: thì việc phải làm cấp dưới của con rể thì tâm lí không thoải mái và rất khó khi giao tiếp trong công việc. Ông cũng là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn Tổng giám đốc, nên khi ý kiến của ông đưa ra bị Tổng giám đốc bác bỏ, thì ông rất là tức giận. Sự việc đó xảy ra đã động vào lòng tự ái của ông, và không phải thông qua Tổng giám đốc ông đã gửi trực tiếp lên công ty ở Thụy Điển để thể hiện tiếng nói của mình tại công ty, không thể để người khác coi thường được. Đặc biệt là khi con rể dùng quyền lực để chỉ trích mình, “chỉ thẳng tay vào mặt bố vợ” ngay trước mặt toàn thể nhân viên trong cuộc họp, làm cho ông thấy rất mất mặt, vì bị chính con rể mình chỉ trích mình, với những hành động lời nói rất khinh thường, dọa nạt. Đối với tâm lí của người Việt chúng ta, trong mọi việc cái gì cũng phải có trên có dưới và hay cả nể. Trong một cơ quan hầu như phần lớn là con ông cháu cha, một người làm quan cả họ được nhờ, nên trong một cơ quan quay ra quay vào cũng toàn con cháu trong nhà. Thế nên có làm sao thì cũng giơ tay đánh khẽ, làm căng lên thì mình phải chịu chứ còn ai, vì đều là con cháu mình cả, con dại thì cái mang. Người Việt rất trọng thể diện, kể cả người lãnh đạo cao cấp đến mấy thì trong công việc giải quyết vấn đề giữa con người với con người phải rất mềm dẻo linh hoạt. phê bình nhưng không được xúc phạm đến nhau, và kị nhất là chỉ thẳng vào mặt nhau. Trong mọi việc người Việt tìm cách giải quyết nhẹ nhàng lấy nhu thắng cương, họ luôn dùng cách giải quyết mềm dẻo để giải quyết vấn đề sao cho thấu tình đạt lí. Nhà quản trị luôn biết kiềm chế cảm xúc của mình, biết điều chỉnh tâm lí của mình linh hoạt trong từng hoàn cảnh khác nhau. Và đặc biệt, là cấp dưới thì luôn lấy lòng cấp trên chứ ít khi để cấp trên phật ý. Người Việt chúng ta rất khéo léo trong cách ứng xử để không làm mất lòng nhau, và trước khi làm gì thì đều suy nghĩ rất kĩ, làm sao để đạt được mục đích, lại vừa có mối quan hệ tốt đẹp với các nhân viên cấp dưới và cấp trên của mình. [...]... giải quyết được các vấn đề liên quan đến con người, điều đó sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thất bại không những là của công ty mà còn cả sự nghiệp của ông 3, Trong tình huống này có sự hiện diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức không? Trong tình huống này có sự hiện diện của quyền lực trong tổ chức cơ cấu , bởi vì Tổng giám đốc là người có quyền lực cao nhất tất yếu là sẽ điều khiển mọi người dưới quyền... Ubrick Bava nắm cương vị là Tổng giám đốc, để làm tốt được công việc này ngoài những kĩ năng cứng về chuyên môn thì những kĩ năng mềm rất quan trọng Đặc biệt là ông ta đang làm việc tại Việt Nam, một nơi mà trong phong cách làm việc rất coi trọng lễ nghĩa, linh hoạt và mềm dẻo Mà một nhà quản trị lớn như ông lại không có được kĩ năng mềm thì khó có thể làm việc được tại môi trường này Không giải quyết... Bạn có đồng tình với cách lãnh đạo của Tổng giám đốc Ubrick Bava không? Vì sao? Tôi không hoàn toàn đồng ý với cách làm việc của ông Tổng giám đốc Ubrick Bava, bởi bên cạnh sự quyết đoán trong công việc, không để tình cảm lấn áp, thì dường như sự quyết đoán đó đã được biểu lộ qúa gay gắt Bởi khi chỉ trích cấp dưới ông đã chỉ tay thẳng vào mặt họ, tỏ thái độ không giống như một con người có học thức địa... lấn áp, thì dường như sự quyết đoán đó đã được biểu lộ qúa gay gắt Bởi khi chỉ trích cấp dưới ông đã chỉ tay thẳng vào mặt họ, tỏ thái độ không giống như một con người có học thức địa vị, và có những lời đe dọa quyết liệt thiếu tôn trọng người khác Đặc biệt hơn nữa đây còn là bố vợ của ông, tuổi đời nhiều hơn và kinh nghiệm trong công việc sẽ hơn Tổng giám đốc cho nên cần tôn trọng ông ta, không nên... mình, chứng tỏ ông đã dùng uy quyền của mình làm mọi người phải nghe theo Ông cảnh cáo cách chức, và dọa đưa xuống chức vụ thấp hơn Là người nắm giữ chức vụ cao trong công ty, ông có đầy đủ quyền lực để quản lí, giám sát, ban hành mệnh lệnh, giám sát mệnh lệnh, nhưng ông qua lạm dụng chức quyền và áp đặt thông tin một chiều . Trả lời tình huống môn Quản trị học Nhóm 1_Chi hội 52DN1 1. Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2. Lại Thị Thanh Nhàn 3. Trần. làm quản đốc để khi ông báo cáo vượt cấp thì vừa vặn đến tôi!”. Câu hỏi 1.Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý người Việt Nam chúng ta? 2.Bạn có đồng tình. đốc Ubrick Bava không? Vì sao? 3.Trong tình huống này có sự hiên diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức không? 1. Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý người

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w