1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của ubnd quận hải an

73 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 114,23 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư cấp nhà nước của (6)
    • I.V ài nét về quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô (6)
      • 1. Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước, của bộ, ngành, địa phương (6)
      • 2. Bộ máy quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô (8)
    • II. Giới thiệu chung về UBND quận Hải An (10)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của UBND quận Hải An - Thành phố Hải Phòng (10)
      • 2. Cơ cấu tổ chức (12)
        • 2.1. Cơ cấu quản lý theo chức năng (12)
        • 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch- Tài chính (15)
        • 2.3. Phân công nhiệm vụ phòng (18)
    • III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An (20)
      • 1. Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An (20)
        • 1.1. Công tác thẩm định dự án (20)
          • 1.1.1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư (20)
          • 1.1.2. Quy trình thẩm định dự án (21)
          • 1.1.3. Phương pháp thẩm định (22)
          • 1.1.4. Nội dung thẩm định (23)
        • 1.2. Công tác đấu thầu (24)
          • 1.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu (25)
            • 1.2.1.1. Các dự án UBDN quận Hải An quản lý về đấu thầu (25)
            • 1.2.1.2. Tổ chức quản lý đấu thầu (25)
          • 1.2.2. Hoạt động đấu thầu (25)
            • 1.2.2.1. Phương thức đấu thầu (25)
            • 1.2.2.2. Các hình thức đấu thầu (26)
            • 1.2.2.3. Quy trình đấu thầu của UBND quận Hải An (30)
            • 1.2.2.4. Ví dụ Hồ sơ mời thầu của UBND quận thực hiện (0)
        • 1.3. Công tác giải pháp mặt bằng (36)
          • 1.3.1. Tổ chức công tác giải phóng mặt bằng (36)
          • 1.3.2. Các văn bản áp dụng trong công tác giải phóng mặt bằng (0)
          • 1.3.3. Quy trình giải phóng mặt bằng (37)
          • 1.3.4. Quá trình giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn quận Hải An (0)
        • 1.4. Công tác quản lý dự án (42)
          • 1.4.1. Các hình thức quản lý dự án của UBND quận áp dụng hiện nay 43 1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án (42)
          • 1.4.3. Nội dung công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án (44)
            • 1.4.3.1. Tổ chức quản lý dự án (44)
            • 1.4.3.2 Dự toán ngân sách cho dự án (47)
            • 1.4.3.3. Kiểm tra giám sát (50)
        • 1.5. Công tác khác (51)
        • 2.2. Kết quả đạt được (52)
        • 2.3. Những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An (53)
          • 2.3.1. Công tác thẩm định dự án (53)
          • 2.3.2. Công tác đấu thầu (54)
          • 2.3.3. Công tác giải phóng mặt bằng (56)
          • 2.3.4. Công tác quản lý dự án (56)
  • Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An (59)
    • I. Định hướng, mục tiêu hoạt động quản lý đầu tư của UBND quận Hải An62 I Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An (59)
      • 1. Công tác thẩm định dự án đầu tư (61)
      • 2. Công tác đấu thầu (62)
      • 3. Công tác giải phóng mặt bằng (63)
      • 4. Công tác quản lý dự án (64)
    • III. Kiến nghị về phía nhà nước (64)
      • 1. Đôi với UBND thành phố (64)
      • 2. Đối với UBND quận Hải An (65)
  • KẾT LUẬN (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)
  • PHỤ LỤC (69)

Nội dung

Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư cấp nhà nước của

ài nét về quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô

1 Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước, của bộ, ngành, địa phương

1.1 Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước

Nhà nước XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình trong đó có việc quản lý hoạt động đầu tư Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư với các nội dung sau:

- Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư Nhà nước ban hành, sửa chữa, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan như luật thuế, luật đất đai, luật đấu thầu,…và các văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến khích hoạt động đầu tư, mặt khác đảm bảo cho đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đầu tư Trên cơ sở chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương và vùng lãnh thổ, xây dựng các qui hoạch, kế hoạch đấu thầu, trong đó, quan trọng là việc xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn…Từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên.

- Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư Nhà nước ban hành các chính sách, chủ trương quan trọng như chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng linh hoạt, chính sách ưu đãi đầu tư…nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thủ tục đầu tư, Nhà nước đề ra các giải pháp huy động vốn tối đa và phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn đặc biệt vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, kịp thời điều chỉnh bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách.

- Ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư Nhà nước mà đại diện là ngành thống nhất quản lý các định mức kinh tế-kỹ thuật liên quan đến ngành mình như ban hành những qui định về yêu thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường…

- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư Nhà nước xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu cho từng lĩnh vực hoạt động đầu tư.

- Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao.

- Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát Các cơ quan quản lý nhà nươc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, qui định của nhà nước, những cam kết của chủ đầu tư (như chuyển nhượng, bổ sung mục tiêu hoạt động, tăng vốn để đầu tư chiều sâu, gia hạn thời gian hoạt động, giải thể…).

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước Nhà nước đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình Đối với dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án.

1.2 Nội dung quản lý đầu tư của bộ, ngành, địa phương

- Các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, qui hoạch đầu tư cho

Bộ, ngành và địa phương của mình.

- Xác định danh mục các dự án đầu tư của ngành, địa phương mình lập dự án tiền khả thi và khả thi.

- Xây dựng các kế hoạch huy động vốn.

- Hưỡng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành mình, địa phương mình lập dự an tiền khả thi và khả thi.

- Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành mình, địa phương mình

- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý.

- Hỗ trợ và trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư như cấp đất, giải phóng mặt bằng, thuê và tuyển dụng lao động, xây dựng công trình….

- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, qui định dưới luật…nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcvà hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư.

2 Bộ máy quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô

 Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT) Chức năng của Bộ KH-ĐT là:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư để trình chính phủ các dự án, luật, pháp lệnh có liên quan đến đầu tư.

- Xác định phương hướng đầu tư và cơ cấu đầu tư cũng như tổng hợp, trình thủ tướng chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm.

- Chịu trách nhiệm trước chính phủ về toàn bộ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các Bộ, bàn ngành, địa phương khác để kiểm tra, giám sát các dự án trong nền kinh tế theo phân cấp

 Bộ Xây dựng Bao gồm chức năng sau:

- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng đô thị và nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Giới thiệu chung về UBND quận Hải An

1.Quá trình hình thành và phát triển của UBND quận Hải An - Thành phố Hải

Quận Hải An được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Hải và quận Ngô Quyền - thành phố Hải Phòng theo Nghị định số

106/2002/NĐ- CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ Chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 5 năm 2003, có 6 đơn vị hành chính gồm 05 xã: Đằng Lâm, Tràng

Cát, Nam Hải, Đông Hải, Đằng Hải (thuộc huyện An Hải) và 1 phường Cát Bi (thuộc quận Ngô Quyền).

Tổng diện tích tự nhiên: 9.552,38 ha Phía Đông giáp huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, phía Nam giáp huyện Kiến Thụy, phía Bắc giáp huyện Thuỷ Nguyên và biển Đến tháng 4/2007, thực hiện Nghị định số 54/2007/NĐ- CP ngày 05/4/2007 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các quận Lê Chân, Kiến An, Hải An và huyên An Lão - thành phố Hải Phòng Quận Hải An đã được Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh địa giới hành chính các phường Đằng Lâm, Cát Bi để thành lập thêm phường Thành Tô, chia tách Đông Hải thành 2 phường mới là Đông Hải 1, Đông Hải Tính đến thời điểm tháng 10/2007, quận Hải An có 08 đơn vị hành chính là các phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Lâm, Nam Hải, Đằng Hải, Tràng Cát, Thành Tô và Cát Bi Với dân số 82.408 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động: 49.411 người, người có công với cách mạng: 1.500 đối tượng. Được thành lập từ 5 xã thuần nông và phường Cát Bi là phường tập trung dân cư có thu nhập thấp của quận Ngô Quyền, nên dân của Hải An là dân nông nghiệp, trong dân không có nghề phụ, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng của quận đô thị loại 1, tính chất đất chua mặn, hệ thống đê điều dài nên gây khó khăn cho công tác phòng thủ an ninh Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Trung ương, của các cấp, các ngành thành phố, sự chỉ đạo sát sao của Quận uỷ, HĐND, UBND quận nên trong những năm qua Hải An đang từng bước đi lên xây dựng đô thị mới , xác định Công tác quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển quận, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Được Trung ương quan tâm đầu tư những công trình trọng điểm như khu công nghiệp Đình Vũ, nâng cấp sân bay Cát Bi thành san bay cấp 4, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; được thành phố ban hành Nghị quyết 24/NQ- TU xác dịnh rõ Xây dựng quận Hải An cơ bản trở thành đô thị mới, có hạ tầng kỹ thuật văn minh, hiện dại, là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc; là trung tâm Công nghiệp và Dịch vụ; có kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế phát triển, là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông Nam thành phố, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã họi được giữ vững, có hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Uỷ ban nhân dân quận đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố, tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các phường tăng cường công tác quản lý quy hoạch không gian đô thị quận dến năm 2020, quy hoạch chi tiết khu Trung tâm hành chính quận, v.v

2.1 Cơ cấu quản lý theo chức năng

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải An là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND quận và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

Các cơ quan này sẽ chịu sự chịu đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hải Phòng.

Các cơ quan chuyên môn làm việc theo chế độ thủ trưởng Trong đó:

- Đứng đầu là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách

- Phó thủ trưởng: là người giúp Thủ trưởng chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân công Khi thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn.

Chủ tịch UBND quận Hải An Phó chủ tịch phụ trách nội chính

Phòng TC-KH Phòng TN-MT

Phó chủ tịch phụ trách kinh tế

Phòng Quản lý đô thị

Phòng Y tế Phòng Văn hoá- Thông tin

Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội

Phó chủ tịch phụ trách văn xã

H 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của UBND quận Hải An

* In đậm: các phòng ban có liên quan đến hoạt động đầu tư

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải An bao gồm các cơ quan sau

1 Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, lao động- thương binh và xã hội.

2 Phòng Tài chính- Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh.

3 Phòng Giáo dục: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp cấp huyện.

4 Phòng Văn hoá- Thông tin- Thể thao: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình.

5 Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyển, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.

6 Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.

7 Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thì hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác.

8 Phòng Kinh tế: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông, lâm, ngư, định canh, định cư, kinh tế mới, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và hợp tác xã.

9 Phòng Quản lý đô thị: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà nước và công sở, giao thông bưu chính, viễn thông.

Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

1 Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

1.1 Công tác thẩm định dự án

1.1.1.Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư

Theo Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Chủ tịch UBND quận quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương và các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng sẽ uỷ quyền quyết định đầu tư đối với một số dự án nhóm C cho UBND quận thực hiện.

Công tác thẩm định dự án được UBND quận Hải An giao cho Phòng Kế hoạch- Tài chính thực hiện thẩm định các dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư thuộc thẩm quyền

Thực hiện công tác thẩm định

Lập báo cáo kết quả thẩm định

Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định đầu tư của UBND quận và các dự án do UBND thành phố Hải Phòng giao UBND quận làm chủ đầu tư.

1.1.2 Quy trình thẩm định dự án

Quy trình tổ chức thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự sau:

 Tiếp nhận hồ sơ dự án Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với các công trình không phải lập dự án mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định Phòng Tài chính- Kế hoạch của UBND quận Hải An sẽ là đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định.

 Thực hiện công việc thẩm định Quận Hải An sẽ là đơn vị đầu mối trong việc tổ chức thẩm định, phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở ( hoặc thiết kế bản vẽ thi công).

H 1.3: Quy trình thẩm định dự án

 Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo mẫu quy định của Bộ KH-ĐT ( ở phần phục lục).

 Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư Đối với với những dự án với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách quận, Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được gửi tới Chủ tịch UBND quận Hải An phê duyệt Đối với những dự án thuộc ngân sách thành phố và ngân sách quận có quy mô từ 5 tỷ đồng trở lên thì trình lên Sở KH-ĐT Hải Phòng phê duyệt, quyết định.

Như vậy, quy trình thẩm định dự án của UBND quận Hải An thực hiện tương tự giống quy trình thẩm định dự án đầu tư đã được học trong bộ môn Kinh tế đầu tư.

Do đặc thù của UBND quận chỉ thẩm định đối với những dự án quy mô nhỏ không lớn hơn 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách địa phương, thẩm định dự án thực chất chỉ là thẩm định về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý, về mặt xã hội,… Trong quá trình thẩm định, tuỳ thuộc vào từng nội dung dự án mà UBND quận sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc là tập hợp nhiều phương pháp Các phương pháp thẩm định dự án được sử dụng hiện nay bao gồm có:

(1) Phương pháp thẩm định trình tự

(2) Phương pháp so sánh chỉ tiêu

(3) Phương pháp phân tích độ nhạy

(5) Phương pháp triệt tiêu rủi ro.

Thông thường, tại UBND quận thường áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự Với phương pháp này, công tác thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.Theo đó, UBND quận sẽ tiếp nhận hồ sơ và giao cho phòng Tài chính- Kế hoạch tiến hành thẩm định khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất nhất tính phù hợp, hợp lý của dự án như về mặt tư cách pháp lý, sự phù hợp về quy hoạch phát triển chung quận Qua đó, cho phép hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ hơn quy mô, tầm quan trọng của dự án đối với xã hội Sau khi thẩm định tổng quát, việc thẩm định sẽ được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định về mặt kỹ thuật, về tài chính, về mặt xã hội,… Đối với các dự án là đầu tư xây dựng các công trình, các dự án quy mô nhỏ, ngoài việc sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, các cán bộ thuộc phòng Kế hoach- Tài chính còn kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu, định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, thông lệ Các chỉ tiêu mà quận thường được sử dụng để so sánh, đối chiếu như chỉ tiêu xây dựng, chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu

Theo văn bản pháp lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của nhà nước

Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án Đối với các cơ quan nhà nước, thì thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án là khâu cơ bản Tại UBND quận Hải An, việc thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án đầu tư là nhằm:

Thứ nhất, xem xét dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành UBND quận Hải An đã đề ra.

Thứ hai, thẩm định dự án có tuân thủ theo những quy định, chế độ, luật pháp của nhà nước, các quy định của thành phố Hải Phòng, của UBND quận đã đề ra. Thứ ba, xem xét nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên.

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Nội dung của thẩm định kỹ thuật là xem xét địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, đánh giá sự phù hợp về quy hoạch địa điểm, tính kinh tế địa điểm, phân tích, đánh giá các thông số kỹ thuật, các định mức giá, thẩm định những ảnh hưởng của dự án tới môi trường.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

Định hướng, mục tiêu hoạt động quản lý đầu tư của UBND quận Hải An62 I Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quận Hải An được đề ra trong báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội: Xây dựng quận Hải An từ một khu vực nông thôn trở thành đô thị mới văn minh, hiện đại: là đầu mối giao thông đối ngoại (cảng biển, hàng không, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ) của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hoá giáo dục, y tế phát triển mạnh, là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông- Nam thành phố, hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Với quan điểm đó, công tác quản lý đầu tư của UBND quận Hải An cũng cần phải đặt ra những mục tiêu, phương hướng nhằm tạo thuận lợi, giúp đỡ cho các hoạt động đầu tư trên địa bàn quận

Thứ nhất đổi mới cơ cấu tổ chức quận và hoàn thiện việc vận dụng các chính sách và công cụ quản lý.

Thứ hai, cần phải khẩn trương lập và triển khai các dự án có nguồn vốn từ Trung ương và thành phố để xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở một cách nhanh chóng để có đường giao thông thuận tiện, thông suốt nhờ đó mới khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận.

Thứ ba, tiếp tục tham mưu với quận đề nghị với thành phố và các sở, ban ngành xin chủ trương và xin vốn để xây dựng các công trình khác của quận đẩy mạnh tốc độ phát triển, hiện đại hoá quận để trở thành quận điểm của thành phố.

Thứ năm, nhanh chóng xây dựng các cơ quan quận uỷ, UBND quận- đây là nơi làm việc của các cán bộ nhân viên , nơi giao dịch các đơn vị hành chính trong và ngoài thành phố, là bộ mặt của quận đồng thời tạo nên cảnh quan khang trang, bề thế cho quận.

II Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

1 Công tác thẩm định dự án đầu tư

Về công tác thẩm định, những dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND quận phần lớn là những dự án quy mô nhỏ, chỉ thẩm định về khâu kỹ thuật nên không phát sinh nhiều những vấn đề trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, tồn tạI trong công tác thẩm định đã được nêu ở phần tồn tại chương I cần phải được khắc phục:

(1) Quá trình thẩm định phê duyệt thiết kế cần phải đồng nhất với thẩm định và phê duyệt dự toán, dự quyết toán các công trình đã được thẩm định quyết toán để làm cơ sở theo dõi, quản lý tài sản.

(2) Quá trình thẩm định cần phải thực hiện theo đúng quy trình và dựa trên những quy định mà Luật đầu tư cùng với các văn bản liên quan, các tiêu chuẩn, định mức về xây dựng đã nêu.

(3) Về nhân lực, cần phải chủ động bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định Các cán bộ thực hiện công tác thẩm định của UBND quận là những người có kinh nghiệm lâu năm, song thẩm định các dự án chủ yếu dựa trên những thói quen, kinh nghiệm đó Mà trên thực tế, luôn có sự thay đổi về các quy định, luật, các chỉ tiêu dùng để thẩm định, phương pháp thẩm định… và ngày càng có nhiều những hệ thống, công nghệ phục vụ cho quá trình thẩm định, sẽ có những dự án mới khác với các dự án trước kia đã thực hiện nên không thể dựa trên kinh nghiệm, thói quen để đánh giá Do đó, cần phải nâng cao bồi dưỡng cho các cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, UBND quận chỉ giao chức năng thẩm định cho phòng Tài chính- Kế hoạch thực hiện, cán bộ của phòng thực hiện công việc này chỉ có 2 người Do đó, số lượng cán bộ thẩm định là rất ít so với số dự án của quận và thành phố giao nên cần phải bổ sung thêm cán bộ có thể bằng cách ký hợp đồng ngắn hạn với một số cá

Qua một thời gian áp dụng Luật Đấu thầu và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP, UBND quận gặp một số những vướng mắc, tồn tại Vì vậy, công tác đấu thầu cần phải có những điều chỉnh nhằm giúp hoàn thiện hoạt động đấu thầu

Thứ nhất, cần phải điểu chỉnh quy trình tổ chức đấu thầu các gói thầu tư vấn theo hướng rút ngắn thời gian để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án

Thứ hai, đối với hình thức chỉ định thầu nên đặt ra giới hạn, tiêu chí cụ thể đối với các gói thầu cần phải làm Hồ sơ yêu cầu, Hồ sơ đề xuất. ĐốI với những gói thầu có giá trị trên 100 triệu đồng mới phải làm các thủ tục như quy định tạI Thông tư 44/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Thứ ba, cần ban hành Mấu hồ sơ mời quan tâm và ban hành định mức chi phí lập hồ sơ mời quan tâm.

Thứ tư, yêu cầu các nhà thầu chấp hành nghiêm chỉnh các kiến nghị xử lý của Đoàn thanh tra, đôn đốc các nhà thầu nộp kinh phí bị truy thu, thực hiện giảm trừ quyết toán theo đúng quy định.

Thứ năm, giảm bớt chia nhỏ thành nhiều gói thầu, điều này gây lãng phí, tăng thêm chi phí Vì đa phần các dự án của UBND quận thực hiện đấu thầu có quy mô nhỏ, không phức tạp nên tổ chức đấu thầu có thể áp dụng không chỉ hình thức chỉ định thầu mà nên áp dụng cả hình thức đấu thầu hạn chế, còn hình thức đấu thầu rộng rãi chỉ nên áp dụng đối với những gói thầu phức tạp, mới Ngoài ra, do cán bộ đấu thầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên thường mới chia nhỏ các gói thầu nhằm dễ thực hiện nên UBND quận nên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ.

Kiến nghị về phía nhà nước

1 Đôi với UBND thành phố

Thứ nhất, chỉ đạo UBND quận HảI An xem xét, làm rõ nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và cần có biện pháp khắc phục triệt để và báo cáo UBND thành phố.

Thứ hai, chỉ đạo các ngành có liên quan rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý đấu thầu và xây dựng đối với những dự án do UBND quận Hải An thực hiện (nhất là đối với cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp có liên quan), tăng cường phốI hợp vớI UBND quận đẩy nhanh tiến độ giảI phóng mặt bằng các dự án, mở các lớp bồI dưỡng kiến thức về quản lý đầu tư và xây dựng cho cán bộ, chuyên viên của quận và các đơn vị cơ sở.

2 Đối với UBND quận Hải An

Thứ nhất, cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là công tác quản lý vốn đầu tư Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các dự án tiếp theo.

Thứ hai, có biện pháp chủ động tự bồi dưỡng nghiệp vụ trong thực hiện phân cấp đầu tư đối với các đơn vị cơ sở.

Thứ ba, chỉ đạo, kiểm tra làm rõ việc sử dụng các khoản chi phí quản lý và chi phí giám sát tại các công trình, không hợp thức chứng từ các khoản chi phí giám sát và quản lý, các khoản chi không đúng chế độ cần thu về cho ngân sách nhà nước.

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w