Đặt vấn dề
Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú hơn Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác động ngày càng tăng đối với con người.
Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong phú và sự an toàn của môi trường xã hội Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch Theo dự báo, đến năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượt khách, thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD.
Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước Nét văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai Mỗi năm thu hút gần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt khách quốc tế Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần 1.000 năm Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành và tôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiều hang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của ChùaThầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng Các hạng mục công trình đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy” Phương hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hộiChùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng với tầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Thấy rõ vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch Chùa Thầy
- Tìm hiểu về khu du lịch Chùa Thầy và thực trạng công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khu du lịch Chùa Thầy, phát triển khu du lịch Chùa Thầy thành một địa điểm du lịch lớn của tỉnh Hà Tây, thành một trọng điểm kinh tế của huyện
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch Chùa Thầy trên các lĩnh vực: sử dụng đất, nguồn khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Chùa Thầy
- Xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy và các giải pháp để thực hiện quy hoạch
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có
- Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch
1.1.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nước
Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy Sau ba lần phân công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có khă năng có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà nước Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm xây dựng một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh thì công tác quản lý Nhà nước lại càng có tầm quan trọng đặc biệt Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quản lý nhà nước như sau:
“Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lý tương ứng Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy.
“Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước”.
Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao. Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng chủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật.
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện
- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động quần chúng chống quan liêu cửa quyền…
- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối chiến dịch hoặc phong trào Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách nhiệm của nhà nước đối với dân
1.1.3 Các chức năng của quản lý nhà nước
- Trấn áp sự chống đối của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, phản cách mạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa, an ninh trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù Phải phân biệt rõ và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh
- Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng công tác văn hóa và nghệ thuật, đẩy mạnh văn hóa quần chúng, nâng cao chất lượng cải cách giáo dục, đào tạo Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân, coi đó là tương lai của giống nòi, là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, nhà nước.
- Xã hội: Là chính sách về con người mà nhà nước phải chăm lo gồm vấn đề kế hoạch hóa gia đình, dân số, việc làm, bảo trợ xã hội…có chính sách đối với nhân viên, công nhân, tri thức….
- Bảo vệ tài sản nhà nước và bảo đảm quyền tự do của cá nhân, lối sống có văn hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người.
Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây
1.2.1 Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tây được tổ chức hoạt động từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất Thời gian đầu có công ty du lịch Hà Tây trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây Tháng 6/1976 sau khi tỉnh Hòa Bình sát nhập vào Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình và phòng ngoại vụ Hòa Bình nhập vào công ty du lịch Hà Tây thành công ty du lịch Hà Sơn Bình trực thuộc UBND tỉnh Đến năm 1988 có thêm công ty du lịch Ba Vì thuộc UBND huyện Ba Vì, năm 1989 có công ty du lịch Sơn Tây thuộc UBND xã Sơn Tây 9/1991 chức năng quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Sở thương mại - du lịch Hà Tây 11/7/1994 Sở Du lịch Hà Tây đã được thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Lúc đầu cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số lượng và chất lượng lao động còn hạn chế, toàn ngành chỉ có khoảng 300 lao động hầu hết thiếu việc làm, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ đọng. Tuy gặp nhiều khó khăn và thiếu sót nhưng Sở Du lịch Hà Tây vẫn luôn nỗ lực và cố gắng để thực hiện chức năng tham mưu của mình quản lý các hoạt động du lịch trên toàn tỉnh Với sự nỗ lực hết mình cùng với sự ủng hộ của các ban ngành địa phương Sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và tổng cục du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Tây đã đạt được nhiều kết quả
Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng được 43 qui hoạch và dự án đầu tư phát triển du lịch Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 - 2005 thực hiện 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồng tại một số khu du lịch trọng điểm như Chùa Hương, Chùa Thầy, Hồ Suối Hai,
Hồ Đồng Mô, Vạn Phúc, Phú Vinh…từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương. Năm 2007, Sở du lịch Hà Tây đã tham gia góp ý kiến, thẩm định 4 dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh như: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Tuần Châu
- Hà Tây, dự án khu du lịch làng ven sông Đáy, dự án cải thiện môi trường khu du lịch Chùa Hương, dự án đầu tư khu du lịch quốc tế Ba Vì và 7 quy hoạch phát triển du lịch: quy hoạch chi tiết hạ tầng khu du lịch hồ Đồng Mô, quy hoạch khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn của công ty cổ phần D&S, quy hoạch khu du lịch, dịch vụ sân golf Phú Mãn (Quốc Oai), quy hoạch 3 điểm: Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Thung lũng sườn tây Ba Vì, quy hoạch phát triển du lịch Hồ Suối Hai, quy hoạch chung khu du lịch Hồ Quan Sơn -
Mỹ Đức, quy hoạch khu đô thị và du lịch sinh thái Phượng Hoàng Nhiều dự án đã triển khai xong đang hoạt động có hiệu quả Ngành đang tiếp tục hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010
Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm: bản đồ du lịch Hà Tây đã được lập, sa bàn và các tuyến điểm du lịch, xây dựng nhiều tập gấp du lịch
Hà Tây, phát hành sách du lịch Hà Tây bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nối tour tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh Đã 3 lần tổ chức thành công Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây.Tham gia nhiều hội chợ toàn quốc và địa phương, triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Hà Tây, tổ chức nhiều trang báo tiêu đề, các chương trình của trung ương và địa phương, xây dựng trang Web để giới thiệu về du lịch của tỉnh, đặc biệt là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội du lịch làng nghề truyền thồng Hà Tây năm 2001
Mạng lưới kinh doanh của tỉnh ngày càng phát triển, số đơn vị kinh doanh và lao động ngày càng tăng
Các di tích văn hóa, lịch sử, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đã được tu sửa và được chú trọng, quan tâm
Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đã được quan tâm.Sở phối hợp cùng công ty TNHH đào tạo cung ứng nhân lực và tư vấn hỗ trợ du lịch mời giảng viên của các trường Đại học chuyên ngành du lịch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thuyết minh viên cho 30 thuyết minh viên tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tập huấn bồi dưỡng kiến thức QLNN về du lịch cho cán bộ văn phòng Sở, cán bộ phòng Công nghiệp khoa học thương mại của 14 thành phố, huyện thị xã, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lãnh đạo một số xã trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Quy chế thanh tra, kiểm ta, thi đua, khen thưởng đã được xây dựng. Quy chế phối hợp liên ngành công an du lịch, văn hóa du lịch tạo điều kiện du lịch phát triển theo pháp luật Việt Nam
Phổ biến quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về du lịch tới các cơ sở Công tác hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật, công tác thanh tra kiểm tra dần đi vào nề nếp Bộ máy văn phòng sở từng bước được kiện toàn, cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường Tại các huyện, thị xã có cán bộ chuyên theo dõi công tác phát triển du lịch ở địa phương, bước đầu hoạt động có chuyển biến tốt
Sở Du lịch Hà Tây đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm
2000, được nhận cờ thi đua xuất sắc của chính phủ năm 2001 Được tổng cục du lịch Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998, 1999 mười năm đổi mới,
6 năm liền được tổng cục du lịch Việt Nam tặng bằng khen cùng những danh hiệu thi đua cho tập thể & cá nhân, 4 năm liền được UBND tỉnh tặng bằng khen và nhiều danh hiệu thi đua Năm 2004 đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua do tổng cục du lịch trao tặng
Tuy nhiên, trong hoạt động của mình thì Sở Du lịch Hà Tây cũng có những nhược điểm: Sự nhận thức về du lịch ở một số ngành, cấp và một bộ phận nhân dân còn hạn chế Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư về du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh…
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch Hà Tây được nêu rõ trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch Hà Tây ban hành 8/6/2006 của UBND tỉnh Hà Tây
Sở du lịch Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật, thực hiện 1 số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật
Sở du lịch tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục du lịch Việt Nam
Giới thiệu về quy hoạch du lịch Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
2.1.1 Giới thiệu một số quy hoạch, dự án đầu tư trọng điểm vào Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những giá trị văn hóa lâu đời, môi trường sinh thái đa dạng, Hà Tây được coi là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch Đặc biệt, kể từ ngày 11-7-1994, UBND tỉnh có Quyết định thành lập Sở Du lịch, đến nay, ngành
Du lịch Hà Tây đã từng bước phát triển, khẳng định vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương và đối với ngành Du lịch cả nước.
Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch, Sở Du lịch đã tập trung tham mưu, phối hợp, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ công tác có hiệu quả Sở đã hoàn thành các quy hoạch (QH) tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010; QH tổng thể các vùng, các khu du lịch; xây dựng QH chi tiết ở các khu, điểm du lịch Cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh
+ Tổng vốn đầu tư : 111,2 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư và Du lịch Nghi Tàm
- Quy hoạch xây dựng Khu du lịch hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
+ Tổng vốn đầu tư : 3.500 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Khách sạn, khu vui chơi giải trí, sân golf
+ Chủ đầu tư: Do nhà đầu tư tự chọn
- Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây
+ Tổng vốn đầu tư : 3.178 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Khách sạn, khu vui chơi giải trí, sân golf
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tuần Châu Hà Tây
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực sườn Tây núi Ba Vì, huyện Ba Vì
+ Tổng vốn đầu tư : 969,321 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
+ Hình thức đầu tư: Do nhà đầu tư lựa chọn
- Quy hoạch khu du lịch Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây + Tổng vốn đầu tư : 1.200 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
+ Hình thức đầu tư: Do nhà đầu tư lựa chọn
- Quy hoạch xây dựng làng dưỡng sinh và du lịch sinh thái Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
+ Tổng vốn đầu tư : tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
+ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Dưỡng đường Việt Nam
- Quy hoạch mở rộng khu du lịch Ao Vua, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
+ Tổng vốn đầu tư : tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Xây dựng trung tâm hội thảo Quốc tế, khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí
+ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần và xây dựng Ao Vua
- Quy hoạch mở rộng khu du lịch Đầm Long, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây + Tổng vốn đầu tư : tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư: Xây dựng khu rối nước, nghỉ dưỡng sinh, vui chơi giải trí
+ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần và xây dựng Ao Vua
- Dự án xây dựng khu du lịch sườn tây núi Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
+ Lĩnh vực đầu tư: Du lịch sinh thái, khu du lịch văn hóa- lịch sử, vui chơi giải trí
+ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần và xây dựng Ao Vua
- Dự án xây dựng sân GOLF Văn Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
+ Tổng vốn đầu tư : 22 triệu đô la Mỹ
+ Lĩnh vực đầu tư: Xây dựng sân golf 36 lỗ và các công trình phụ trợ + Chủ đầu tư: Công ty TNHH DK ENC (Hàn Quốc)
- Dự án sân GOLF hồ Cẩm Quỳ
+ Tổng vốn đầu tư: 192 triệu USD
Các dự án trên đã được duyệt quy hoạch chi tiết và cấp giấy chứng nhận đầu tư Một số quy hoạch đang được xây dựng và tiếp tục hoàn thành vào năm 2008: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây, khu du lịch hồ Suối Hai, sườn đông núi Ba Vì, quy hoạch khu du lịch Quan Sơn.
Ngoài ra có một số dự án phát triển du lịch đã hoàn thành và đưa vào khai thác như các điểm du lịch: Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, sân golf Đồng Mô đã góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách vào địa bàn tỉnh, tăng thu ngân sách từ du lịch.
2.1.2 Kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn
Những năm gần đây, du lịch Hà Tây đang có những bước tăng trưởng cao cả về lượng khách và doanh thu Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi ở các điểm du lịch, các khu du lịch đã không ngừng đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng những dịch vụ du lịch mới để phục vụ du khách.
Ngoài ra, để nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch,ngành Du lịch đã và đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng ở các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kế hoạch đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2006 - 2010 ĐVT: triệu đồng
TT Tên dự án Địa điểm
1 Đường vào khu du lịch Chùa Thầy H.Quốc
2 Đường từ đền Và vào khu di tích lịch sử văn hóa du lịch Đường Lâm
TX.Sơn Tây 2004-2008 1.7 km 45.000 3 Đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì đến Ao Vua, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Suối Hai
4 Đường nối khu vực sườn tây núi Ba
Vì đến đường Láng - Hòa Lạc kéo dài, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Suối Hai - núi Ba Vì
5 Cải tạo kết cấu hạ tầng du lịch khu vực chùa Tây Phương
6 Đường khu du lịch hồ Suối Hai H Phúc
7 Xây dựng hạ tầng du lịch đầm
Nguồn: “Sở Du lịch Hà Tây”
Nhìn chung tiến độ xây dựng hạ tầng du lịch của các dự án này đã đáp ứng được về thời gian theo kế hoạch đề ra Ngành Du lịch đã đưa ra những giải pháp: Tăng cường công tác tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư hạ tầng được giao, đồng thời xử lý, điều hòa vốn đầu tư một cách linh hoạt, kịp thời, đảm bảo Ngoài ra, Sở Du lịch luôn chủ động, tích cực phối hợp với các địa phương nơi thực hiện dự án, làm rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và địa phương trong công tác đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ GPMB,xây dựng các công trình tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công đảm bảo đúng kế hoạch Chính vì vậy, hoạt động du lịch của tỉnh đã có bước phát triển khá, lượng khách du lịch vào địa bàn liên tục tăng cao Năm 2006, toàn tỉnh đã đón được 3,15 triệu lượt khách với doanh thu đạt 350 tỷ đồng, năm 2007 tổng số lượng khách đến Hà Tây đạt 3,9 triệu lượt với tổng doanh thu 495 tỷ đồng và trong 4 tháng đầu năm 2008, tổng số lượng khách đến Hà Tây là 1,69 triệu lượt khách, tăng 16,1% so với cùng kì năm 2007.
2.1.3 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch Hà Tây năm 2008
+ Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 05/5/2006 của Tỉnh uỷ, Chương trình số 2388 CTr/2006/UBND của UBND tỉnh về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Chương trình của UBND tỉnh.
+ Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung các quy hoạch phát triển du lịch; đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm Trên cơ sở đó, tập trung vào công tác xúc tiến đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Đồng thời, đẩy mạnh việc đầu tư khai thác du lịch tại 6 điểm di tích lịch sử văn hoá lễ hội trong tỉnh: Hương Sơn, Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đền Hữu Vĩnh Tập trung khai thác du lịch làng nghề tại Vạn Phúc, Phú Vinh, Chương Mỹ, Sơn Đồng…
+ Duy trì các hoạt động tuyền truyền quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tây đến bạn bè trong và ngoài nước.
+ Xây dựng nguồn nhân lực du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đảm bảo phát triển bền vững.
+ Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch
- Các chỉ tiêu cơ bản
+ Tổng số lượng khách ước đạt 4.290.000 lượt, tăng 10% so với năm 2007; trong đó: lượng khách quốc tế đến Hà Tây đạt 209.550 lượt khách, tăng 10% so với năm 2007; lượng khách nội địa đạt 4.080.450 lượt, tăng 10% so với năm 2007
+ Tổng doanh thu du lịch ước đạt 618,75 tỷ đồng, tăng 25% so với năm
+ Tổng số nộp ngân sách toàn ngành ước đạt 37,5 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2007.
2.1.4 Vị trí Chùa Thầy trong tuyến điểm quy hoạch du lịch Hà Tây
Chùa Thầy vốn là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn (Quốc Oai), cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km, theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông
Chùa Thầy không chỉ nổi tiếng là di tích lịch sử cách mạng, một công trình kiến trúc cổ có giá trị mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đã được nhà nước xếp hạng từ năm 1996 với những công trình kiến trúc độc đáo, những đình chùa miếu mạo được xây dựng từ lâu đời, hàng năm thu hút được rất nhiều du khách thập phương từ mọi nơi về tham quan.
Tuy nhiên, xét ở góc độ kinh tế, nguồn thu từ du lịch Chùa Thầy còn rất thấp bởi nhiều tiềm năng chưa được khai thác, hạ tầng cơ sở và kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, do đó chưa tạo được các nguồn thu vừa chưa thật hấp dẫn đối với khách du lịch. Để khai thác các tiềm năng có sẵn thì Chùa Thầy cần được nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trùng tu tôn tạo cảnh quan di tích Để thực hiện những công việc này thì trước hết, khu du lịch Chùa Thầy cần được quy hoạch, qua đó xác định quy mô, ranh giới, đánh giá hiện trạng và tiềm năng, định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và các mục tiêu phát triển, lập danh mục các dự án ưu tiên.
Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy
Khu du lịch Chùa Thầy là một quần thể các di tích và danh lam thắng cảnh, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa - nghệ thuật Các tài nguyên của Chùa Thầy, từ tài nguyên tự nhiên đến tài nguyên nhân văn, đều rất phong phú, đó là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Chùa Thầy Năm nào cũng có hàng chục vạn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh và sinh hoạt tín ngưỡng tại Chùa Thầy Đặc biệt, cứ vào ngày 7-3 (âm lịch) hàng năm, du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự Lễ hội.
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Quốc Oai không chỉ là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, ở vùng đông bắc huyện, có “ Thập lục kỳ sơn” (16 ngọn núi lạ) mang dáng dấp “Long, Ly, Quy, Phượng”, đã và đang là những tài nguyên du lịch vô giá Một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi nhất của huyện Quốc Oai chính là khu du lịch Chùa Thầy Đã từ lâu, Chùa Thầy là nơi gặp gỡ các bậc hiền tài, thi - họa sĩ và là một điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách vãng thăm.
Toàn bộ quần thể danh thắng Chùa Thầy gồm có Núi Thầy, núi Long Đẩu, núi Hoa Sơn, núi Phượng Hoàng, núi Ơn, chùa Cả, chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, đình Đa Phúc, đền Quán Thánh, đền Tam Phủ, Hồ Long Trì, Nhật nguyệt tiên Kiều….
Khu du lịch Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây Trung tâm nằm cạnh đường 81, cách thị trấn Quốc Oai 4 km về phía Bắc, cách Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Ở vị trí này, Chùa Thầy khá gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và vùng quy hoạch chuỗi đô thị mới - chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, do đó có điều kiện để thu hút khách thập phương đến tham quan lễ hội
Núi Thầy cùng 16 núi đá vôi ở đông bắc huyện Quốc Oai là hiện tượng
“ Đột xuất bình nguyên” (Núi xuất hiện giữa vùng đồng bằng) Các núi đá đều có độ cao dưới 100m, cao nhất là Núi Thầy (104m) Xung quanh các núi là đồng bằng, cao tuyệt đối bình quân 10m Địa hình này khá thuận lợi cho việc đi lại, phát triển, nâng cấp các tuyến giao thông nhưng cũng có những khó khăn trong việc mở mang khu du lịch bởi liên quan đến đất lúa và đất khu dân cư.
Khu du lịch Chùa Thầy mang đặc diểm của khí hậu đồng bằng Bắc bộ, nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh Mỗi năm bình quân có 140 - 145 ngày có mưa, lượng mưa bình quân 1650 - 1800mm/ năm. Mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10 Trong mùa lễ hội có nhiều mưa phùn và có thể có mưa rào nhẹ, gây một số phiền toái cho khách du lịch, nhất là khi leo núi (trơn, bẩn…) Điều đó đòi hỏi các đường leo núi phải được sửa sang thích hợp chống trơn, ngã gây tai nạn.
- Đất đai: Đất đai khu vực Chùa Thầy là trầm tích đệ tứ trên nền gốc đá vôi, lớp phủ trầm tích có độ dày không đều, dao động từ 20 - 60m
- Thổ nhưỡng: Đất trong vùng quy hoạch nằm trong đê hữu Đáy, không được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, nghèo mùn và lân, khá thuận tiện cho việc trồng các loại rau quả sạch, hoa cung cấp cho khu du lịch
Nhìn chung, đất đai ở khu vực này thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuộc phạm vi xây dựng cơ bản.
Như vậy, có thể nói, điều kiện tự nhiên của khu vực Chùa Thầy có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển du lịch
Lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5, 6, 7 tháng 3 âm lịch, trong đó ngày 7 tháng 3 là hội chính Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần.Hàng năm, cứ đến ngày 7 tháng 3, các thiện tín và du khách bốn phương lại tấp nập kéo về dự hội Chùa Thầy Những năm gần đây không chỉ ngày hội mà quanh năm đều có khách du lịch đến thăm rất tấp nập, đông nhất là 3 tháng mùa xuân, các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng vẫn diễn ra đúng nghi lễ và vui vẻ
Khách đến lễ hội Chùa Thầy mong muốn bày tỏ ước vọng của mình trước thần phật, cầu tiền, tài, phúc, lộc, cầu cho tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn trong năm mới Sau khi làm lễ, các du khách hành hương còn tham quan các kiến trúc của chùa và các thắng cảnh tự nhiên như hang Thanh Hóa, hang Cắc Cớ, hang Hút Gió, nhà lưu niệm Bác Hồ…
2.2.7 Khả năng gắn kết giữa du lịch Chùa Thầy với cụm, khu, điểm du lịch khác trong tỉnh và huyện
Quốc Oai là vùng đất giàu truyền thống văn vật, lại được thiên nhiên ưu đãi có “thập lục kỳ sơn” vì vậy ngoài quần thể danh thắng Chùa Thầy còn có những đình chùa miếu mạo có giá trị cao về kiến trúc, lịch sử đã được nhà nước xếp hạng cùng một số núi non, hang động đã và sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn, có thể gắn kết với quần thể danh thắng Chùa Thầy thành một khu du lịch văn hóa Trong số đó, điển hình là Động Hoàng Xá, núi Phượng Hoàng, đền Quán Thánh…
- Động Hoàng Xá: nằm trong núi Hoàng Xá - một quả núi có diện tích 5,1 ha, thuộc địa bàn thị trấn, sát đường 81, cách Chùa Thầy 3km về phía Nam.
So với núi Thầy, núi Hoàng Xá khó leo nhưng động Hoàng xá đẹp, mát mẻ, có chùa chiền, hồ nước Trước kia, động Hoàng xá là căn cứ quân sự, nay là điểm dừng chân của nhiều du khách trên đường đến Chùa Thầy.
- Núi Phượng Hoàng: là quả núi có hình con chim (Phượng hoàng),thuộc địa phận xã Sài Sơn, cao 76,2m, cách Chùa Thầy 1km về phía đông nam Núi có hang, chùa nhưng ít cây cối Nếu được trùng tu, tôn tạo thì núiPhượng Hoàng trở thành một điểm du lịch khá hấp dẫn.
- Đền Quán Thánh: cách Chùa Thầy khoảng 1.200m về phía đông nam, xưa kia có tên là Hương quán, nằm dưới chân Hổ Sơn Đền Quán Thánh được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XII), lúc đầu nhỏ bé, đến thời Lê thì được xây dựng với quy mô lớn như hiện nay Quán được xây dựng theo hình nhất khá công phu với kết cấu hai hàng chân gỗ và vì nóc kiểu chồng rường Xung quanh xây bằng đá ong cổ, các mái có đầu dao, nội thất trạm trổ tứ linh cách điệu thời hậu lê.
Ngoài các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thì ở phía tây huyện, đặc biệt là xã miền núi Phú mãn có núi, hồ, suối…giàu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng này có thể là nơi nghỉ mát, thư giãn trước hoặc sau khi đến cửa Thiền.
Chiến lược phát triển du lịch của Hà Tây, huyện Quốc Oai và khu du lịch Chùa Thầy đến 2010 - 2020
2.3.1.1 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh
Khu du lịch Chùa Thầy thuộc một trong ba cụm du lịch chính của tỉnh - cụm Hà Đông và phụ cận.
Mục tiêu của chương trình phát triển du lịch văn hóa gắn liền với các lễ hội dân tộc trong chương trình hành động của ngành du lịch Hà Tây, lễ hội Chùa Thầy được xếp thứ 2 sau chùa Hương (Mỹ Đức) Lượng khách du lịch đến Chùa Thầy hàng năm chiếm 10 - 12% lượng khách nội địa đến Hà Tây.
Việc nâng cấp cơ sở vật chất, trùng tu tôn tạo các cảnh quan di tích thuộc khu du lịch Chùa Thầy luôn được các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở chăm lo Khai thác phát triển du lịch Chùa Thầy là một trong những nội dung phát triển của du lịch Hà Tây.
2.3.1.2 Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai
Quốc Oai là một huyện có điểm xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh Hà Tây, tuy nhiên Quốc Oai có những điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác đó là vị trí gần thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực phát triển mở rộng của thủ đô Hà Nội với những dự án có vị trí quan trọng như các khu đô thị, công nghiệp…Huyện Quốc Oai có khoảng 150 di tích lịch sử văn hóa, bao gồm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: ChùaThầy, động Hoàng Xá và các điểm du lịch sinh thái, nhà nghỉ tĩnh dưỡng hấp dẫn du khách tới tham quan Điều này tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch - dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Nhận thức được những lợi thế này, trong nghị quyết hội đồng nhân dân huyện Quốc Oai khóa XVII kỳ họp thứ 5 đã xác định: “ phấn đấu ngành du lịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng mỗi năm 15%, tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt…”
Như vậy có thể nói, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, du lịch được coi là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương Trong năm qua, cùng với việc xúc tiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị, huyện Quốc Oai còn tích cực thu hút nhiều dự án đầu tư vào du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 14 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án: Du lịch sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động khá hiệu quả, 8 dự án còn lại đang trong quá trình khảo sát, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ du lịch, bổ sung tại Chùa Thầy, một thế mạnh của huyện Quốc Oai.
Những năm qua, nguồn thu từ du lịch Chùa Thầy đóng góp một tỷ lệ lớn vào doanh thu du lịch huyện Quốc Oai Năm 2005 đạt 5,46 tỷ đồng, năm
2006 đạt 8,5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 11,5 tỷ đồng (6,5% trong tổng GTTT của ngành du lịch - dịch vụ của huyện Quốc Oai)
Quần thể di tích danh thắng Chùa Thầy có giá trị cao về nhiều mặt nên những năm qua đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trung ương đến địa phương, từ các tổ chức kinh tế đến tổ chức xã hội và khách du lịch trong,ngoài nước…để trùng tu, tôn tạo các cảnh quan, di tích đã và đang bị xuống cấp.
Khu du lịch Chùa Thầy - huyện Quốc Oai nằm không xa Hà Nội và các đô thị của tỉnh, với điều kiện về mạng lưới giao thông mới hiện nay (đường Láng - Hòa Lạc đã thông xe, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng) có điều kiện để thu hút khách
Các điều kiện về địa chất cho phép khu du lịch Chùa Thầy xây dựng một số công trình phục vụ du lịch
Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú và giá trị cao, khu du lịch Chùa Thầy sẽ càng hấp dẫn do đáp ứng được cả nhu cầu về du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Điều kiện liên doanh, liên kết với các điểm du lịch các công ty du lịch trong tỉnh để tổ chức lữ hành là rất thuận lợi bởi trong thực tế đã hình thành các tour.
Việc đầu tư phát triển du lịch Chùa Thầy trong thời kỳ tới có nhiều thuận lợi bởi Chùa Thầy là một điểm du lịch nổi tiếng được trung ương tỉnh, huyện rất quan tâm, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng, đồng thời có nhiều thuận lợi trong huy động vốn.
Bước đột phá của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai dựa trên nền quần thể di tích Chùa Thầy làm cơ sở để phát triển Dự án du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây đã mở ra hướng phát triển nền “ kinh tế không khói” Đây là cơ hội để thúc đẩy mục tiêu của huyện Quốc Oai coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
2.3.2 Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020 2.3.2.1 Định hướng chung
Quy hoạch tổng thể du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2000- 2010 dựa trên 4 quan điểm cơ bản sau:
- Đảm bảo sự bền vững
Quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu du lịch Chùa Thầy phải đảm bảo sự bền vững của khu du lịch Đó là sự bền vững của các tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên) và môi trường (bao gồm cả môi trường kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái)
- Phát triển du lịch là phát triển ngành kinh tế tổng hợp:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Vì vậy, phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển tổng thể các ngành kinh tế xã hội Đồng thời phát triển các ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa… để phục vụ cho sự phát triển của du lịch
- Gắn phát triển du lịch với đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đi đôi với thu hút du khách, kể cả khách trong nước với khách quốc tế, luôn nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, không để chúng đội lốt tôn giáo phá hoại nền văn hóa và cách mạng, làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài
- Phát triển du lịch nhằm thu hút cả khách trong nước và khách quốc tế Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khai thác tiềm năng, lợi thế của khu du lịch, gắn du lịch với lễ hội để thu hút khách trong nước và khách quốc tế, liên doanh, liên kết với các công ty du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng để tổ chức lữ hành, đưa Chùa Thầy thành một điểm trong tour du lịch của khách
Chùa Thầy là một quần thể các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh.
Là điểm du lịch tâm linh - văn hóa - sinh thái - tham quan - nghiên cứu khoa học của Hà Tây Phát triển khu du lịch Chùa Thầy góp phần bảo vệ các cảnh quan di tích, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
2.3.2.2 Dự báo các chỉ tiêu phát triển
- Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy
Bảng 2.2: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy ĐVT:Lượt khách
Năm Tổng số (lượt) Trong đó
Khách nội địa Khách quốc tế
“ Nguồn : Sở Du lịch Hà Tây”
Biểu đồ 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy
+ Chỉ tiêu tổng số khách: Năm 2010 đón 292.000 lượt khách (chiếm tỷ trọng 7,76% tổng số khách Hà Tây theo Điều chỉnh QHTT PTDL Hà Tây đến
Thực trạng khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.4.1 Thực trạng về nguồn khách và doanh thu
Khách du lịch tới Chùa Thầy có hai loại: khách quốc tế và khách nội địa, với mục đích chung là lễ hội hành hương, tham quan khu du lịch Chùa Thầy chiếm 90% so với tổng lượng khách (trong đó 60% lượng khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn), còn lại là các hoạt động khác.
Theo thống kê lượng khách du lịch đến Chùa Thầy chiếm 18,23% tổng lượng khách đến Hà Tây Khách du lịch trong nước đến khu du lịch Chùa
Thầy chủ yếu là học sinh, sinh viên, khách hành hương từ thị trường Hà Nội, nội tỉnh Hà Tây và một số địa phương lân cận Khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch Hầu hết khách du lịch đến Chùa Thầy trong những năm qua là đi du lịch trong ngày, khách lưu trú hầu như không đáng kể. Đặc biệt do tính chất của du lịch lễ hội nên lượng khách đến Chùa Thầy chủ yếu tập trung đến vào các ngày lễ hội (năm 2008 chỉ trong 3 ngày lễ hội đã thu hút khoảng 2 vạn lượt khách) điều này đã gây ra sự quá tải cho khu danh thắng Sài Sơn với những hiện tượng như tắc đường, ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội…
Bảng 2.6: Hiện trạng khách khu du lịch Chùa Thầy ĐVT: Lượt khách
Tổng số khách 224.700 275.000 285.000 150.000 165.000 182.000 200.750 221.430 Khách quốc tế 4.700 12.500 15.000 1.138 1.250 1.500 1.800 2.160 Khách nội địa 220.000 262.500 270.000 148.862 163.750 180.500 198.950 219.270
“Nguồn: Sở du lịch Hà Tây”
Biểu đồ 2.5: Hiện trạng khách khu du lịch Chùa Thầy
Qua bảng số liệu trên, ta thấy lượng khách đến đây hàng năm gia tăng chậm (xấp xỉ 1,1 lần) Trong 3 năm, từ 2000 - 2002, số lượng khách đến Chùa Thầy tăng 22,7% Nhưng từ 2003 - 2005, số lượng khách du lịch có sự suy giảm nghiêm trọng, tốc độ suy giảm cao hơn 7%/năm Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là do hiện nay, trình độ của các hoạt động du lịch ở khu vực này vẫn dừng lại ở việc khai thác các giá trị tiềm năng sẵn có về cảnh quan, di tích và lễ hội Chùa Thầy chưa có sự đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ để thu hút khách du lịch Thêm vào đó là do cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và văn minh trong du lịch còn kém, môi trường bị ô nhiễm, ắc tắc giao thông vẫn còn xảy ra Tất cả những điều đó đã chưa tạo ra được sức hấp dẫn đặc biệt cho Chùa Thầy để có sự thu hút ngày càng tăng đối với du khách.
Với đặc thù của khu Chùa Thầy là tính mùa vụ, hoạt động du lịch thường diễn ra vào 3 tháng lễ hội nên dẫn đến tình trạng phân bố lượng khách không đồng đều trong năm, ngoài lễ hội khách nội địa rất ít chỉ có khách quốc
Biểu đồ 2.5:Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy
Khách nội địaKhách quốc tếTổng số khách tế Do đó để khắc phục tình trạng trên, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách đòi hỏi phải có sự đầu tư, phát triển thêm các loại hình dịch vụ bổ sung cũng như có sự tổ chức quản lý hợp lý cho khu vực.
Mặc dù vậy, trong giai đoạn những năm trở lại đây, khách du lịch bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại sau một giai đoạn liên tục suy giảm (2003-2005) thể hiện ở việc khách du lịch năm 2007 đã có sự gia tăng khách quốc tế và khách nội địa so với năm 2005, 2006.
Doanh thu du lịch Chùa Thầy chiếm tỷ nhỏ so với doanh thu du lịch Hà Tây Tính bình quân doanh thu từ khách du lịch tại Chùa Thầy trong những năm gần đây chiếm 2,33% so với doanh thu du lịch Hà Tây.
Bảng 2.7: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy ĐVT: Triệu đồng
“ Nguồn : Sở du lịch Hà Tây”
Biểu đồ 2.6: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy
Vì mức chi tiêu bình quân của một du khách đến Chùa Thầy còn thấp, ước tính khoảng 6 USD với khách quốc tế và 2,7 USD đối với khách nội địa. Nguyên nhân của hiện trạng này là do khách đến tham quan Chùa Thầy chủ yếu là khách đi trong ngày, khách du lịch lưu trú hầu như không có và thường có thói quen mang theo đò ăn uống trong chuyến đi, ít sử dụng các dịch vụ tại điểm du lịch Sở dĩ có hiện tượng này là bởi giá cả đồ ăn uống và các dịch vụ ở Chùa Thầy còn ở mức cao vượt quá khả năng thanh toán của nhiều khách và điều kiện phục vụ ăn uống còn chưa đảm bảo, không hợp khẩu vị của khách du lịch Điều này vừa làm cho các doanh nghiệp du lịch mất đi nguồn thu nhập đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác, vừa gây nên ô nhiễm môi trường sinh thái, cảnh quan tại khu du lịch do rác thải của du khách để lại sau khi ăn uống Và hệ thống các dịch vụ chưa phong phú chủ yếu là dịch vụ chụp ảnh, giữ xe, bán giải khát, hàng hóa lưu
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ doanh thu của Chùa Thầy so với Hà
T ỷ lệ % tỷ lệ doanh thu của Chùa
Thầy so với Hà Tây niệm đơn điệu, chất lượng thấp do đó mức chi tiêu của khách thấp, doanh thu du lịch thấp Trong thời gian tới, để thu hút khách du lịch và hấp dẫn khách chi tiêu cần phải đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các món ăn độc đáo, đặc trưng, hợp khẩu vị với du khách và có giá cả hợp lý.
2.4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.4.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú gắn liền với hoạt động du lịch và có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động du lịch Thời gian qua, số cơ sở lưu trú ở huyện Quốc Oai, Chùa Thầy đã tăng lên đáng kể do trong năm qua huyện đã xây dựng xong 6 dự án cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động khá hiệu quả, đó là: dự án sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh Các cơ sở lưu trú này đã góp phần giải quyết được rất nhiều khó khăn cho huyện trong việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách Từ đó tăng doanh thu dịch vụ cho Chùa Thầy nói riêng và Huyện Quốc Oai nói chung Tuy nhiên, quy mô cơ sở lưu trú ở đây còn nhỏ, chủ yếu là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh nhà nghỉ… không đảm bảo yêu cầu về cơ sở lưu trú du lịch Trang thiết bị tiện nghi còn thiếu đồng bộ, mức độ hiện đại hóa chưa cao, dịch vụ đơn điệu Do đó không hấp dẫn được khách du lịch kéo dài thời gian lưu trú tại điểm du lịch, gặp nhiều hạn chế trong việc đón tiếp phục vụ một lượng lớn khách du lịch và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Là một điểm du lịch tâm linh khá nổi tiếng, Chùa Thầy đã được đón nhiều du khách ở nhiều tỉnh, thành phố bằng các tuyến đường sau:
- …Hà Nội đường cao tốc Láng - Hòa Lạcđường 81Chùa Thầy -…Hà Đôngđường 72 đường 80 đường 81 Chùa Thầy
-…Xuân Maiđường cao tốc Láng- Hòa Lạcđường 81Chùa Thầy
-…Sơn Tây đường 80 đường cao tốc đường 81 Chùa Thầy
Và một số đường khác
Tóm lại: ở mọi nơi, mọi hướng, sau khi qua các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, du khách đến Chùa Thầy đều qua đường 81 là chính, một phần qua đường 46.
Dài 5km, một đầu nối với tỉnh lộ 80 ở thị trấn Quốc Oai, chạy qua động hoàng xá, qua Nùi Thầy ở điểm cách Quốc Oai 4km, giao với đường cao tốc láng hòa lạc ở km 18, cách Chùa Thầy 2km, nhập với đường 46 ở Phúc Đức, cách Quốc Oai 5km. Đường này đã được nâng cấp, tu bổ thành đường cấp 5 đồng bằng năm
1994 Do chưa giải phóng được mặt bằng ở khu đồng hương (thị trấn) và Đa phúc (Sài Sơn) nên chưa hoàn thiện Do đó còn có những đoạn chật hẹp, có thể tắc nghẽn trong ngày hội chính Phần đã làm đã bị hư hỏng, tuy đã được sửa chữa nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cấp 5 Vì vậy nâng cấp đường 81 là một trong những nhiệm vụ chính để phát triển du lịch Chùa Thầy.
Là tuyến đường đê bờ phải sông đáy, giao với đường 32 (Hà Nội - Sơn Tây) ở điểm cách Sơn Tây 13km, qua các xã hiệp thuận, liên hiệp (Phúc Thọ) và gặp đường 81 tại thôn Phúc Đức (Sài Sơn), cách Chùa Thầy 1km về phía bắc (phần qua huyện Quốc Oai dài 7km) Đây là đường đê, mặt đường dải đá cấp phối, đi lại khá khó khăn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, khách qua tuyến này chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng lượng khách đến Chùa Thầy
Ngoài hai tuyến kể trên, khách du lịch có thể đến Chùa Thầy bằng một số đường khác nhưng đó chỉ là đường liên thôn, liên xã, lượng khách qua các tuyến này cũng không lớn.
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81.Nếu như ngày xưa ta phải mất hàng tiếng đồng hồ qua bãi nước, nương dâu, đồng mía, lên lên xuống xuống mãi mới tới Chùa Thầy thì bây giờ với con đường Láng - Hòa Lạc rộng thênh thang chỉ mất khoảng 30 phút đi xe máy từ Hà Nội là tới nơi Chùa Thầy có lẽ là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn tranh thủ rời xa trốn đô thị để tận hưởng một chút sự yên bình của làng quê. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Quốc Oai - Chùa Thầy khai thác thị trường khách nội địa các vùng lân cận, đặc biệt là khách Hà Nội, một thị trường khá lớn Hệ thống giao thông nông thôn của huyện cũng phát triển khá mạnh, các tuyến đường liên xã được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 52 km, hệ thống đường thôn xóm có tổng chiều dài 109km Toàn bộ xã và thị trấn của huyện có đường ô tô trong đó 11 xã có đường nhựa Hệ thống giao thông nông thôn của huyện trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân Với sự phát triển hệ thống giao thông của huyện như hiện nay đã làm giảm bớt đi tình trạng ách tắc giao thông nhất là trong những ngày diễn ra lễ hội Chùa Thầy.Năm 2005-2006, tỉnh và địa phương cùng nhà chùa đầu tư nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy dài 3km với kinh phí 4 tỷ đồng.Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của hệ thống giao thông nông thôn Quốc Oai là chất lượng đường xá còn thấp do thiếu nguồn vốn đầu tư cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân đân, đồng thời cũng ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh Chùa Thầy nếu như tình trạng đường xuống cấp Nó sẽ gây ra khó khăn về đi lại cho du khách trong chuyến hành trình thăm quan
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch cả nước cũng như du lịch Hà Tây, du lịch Chùa Thầy đã có những tiến bộ, khởi sắc đáng mừng Những nỗ lực của các cấp quản lý, các ngành trong việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý hoạt động du lịch tại Chùa Thầy thời gian qua đã có những hiệu quả nhất định.Trước tiên, đó là việc nâng cấp, cải tạo đường vào khu du lịch Chùa Thầy tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc đi lại được dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, giảm ắc tắc giao thông.Việc quản lý, quy hoạch hàng quán, chỉnh trang khu di tích thắng cảnh, có phương án bảo vệ an ninh trật tự cho lễ hội giúp cho xung quanh chùa được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, đường đi lối lại trong sân chùa và trên núi phong quang hơn Ngoài ra, chất lượng dịch vụ du lịch đã được nâng cao và nhiều tệ nạn đã được hạn chế như: tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ du lịch và đảm bảo an ninh trật tự cho những ngày trong và sau lễ hội Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã tổ chức họp dân, phổ biến đến các hộ kinh doanh trong khu di tích ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và an ninh trật tự Tình trạng ăn xin đi lang thang trong khu di tích gây nhiều phiền toái cho khách và việc đốt vàng mã ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ô nhiễm môi trường đã được khắc phục Để bảo vệ di tích gắn với phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn tiềm năng du lịch, ngày 19/01, Sở du lịch đã phối hợp vớiUBND huyện Quốc Oai, UBDN xã Sài Sơn tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về văn hóa du lịch cho 400 người dân. Đặc biệt, nhấn mạnh đến văn hóa ứng xử văn minh đối với khách du lịch như: Người bán hàng và trông giữ xe không chèo kéo, bắt chẹt khách du lịch, phối hợp cùng chính quyền đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng triển khai các dự án phát triển du lịch…qua đó, làm nòng cốt tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến với khu du lịch Chùa Thầy.
Năm nay, nhờ việc quản lý nghiêm các bãi gửi xe, huy động công an, dân quân tự vệ tham gia bảo đảm an ninh trật tự nên nhìn chung lễ hội diễn ra an toàn, “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Bên cạnh những tiến bộ nói trên, đáng tiếc vẫn còn một số hạt sạn mà ban tổ chức chưa giải quyết dứt điểm Đó là các điểm chơi cờ bạc, quay sổ số ăn tiền…vẫn xuất hiện, tệ nạn trộm cắp, lừa bịp du khách ngay trong các khu di tích, điển hình là trong hang Cắc Cớ và tiền vé trông giữ xe cao gấp nhiều lần quy định của nhà nước Hàng năm, Chùa Thầy thu hút một lượng lớn du khách tới tham quan Thế nhưng, những chiêu “ chém đẹp” cũng làm nhiều người không muốn quay trở lại nơi này Rất nhiều du khách đã mắc “bẫy” của những kẻ lừa đảo ngay tại tại chốn cửa thiền linh thiêng này, đành ngậm ngùi rút tiền ra trả và tự nhủ thầm “ Đến một lần và không bao giờ muốn quay trở lại” Không phải ai cũng khôn ngoan “ lách” qua được những chiêu lừa này. Những người đi “chém” du khách hầu hết không có công ăn việc làm, lại ham chơi, nghiện ngập Để có tiền chúng thường xuyên giở thủ đoạn buôn gian bán lận với du khách thập phương
Vì đây là nơi cửa phật nên nhiều người cũng tặc lưỡi trả tiền để lấy may và tránh phiền phức Nhưng cũng có người không chịu trả tiền thì bị chúng đe dọa, chửi rủa thậm chí có người còn bị chúng chặn đánh.
Không chỉ ở chân núi Sài Sơn mà nhiều chiêu lừa kiểu này cũng có mặt ở trên chùa Cao, trong hang Cắc Cớ Du khách khi vào bên trong thì có người mời thắp hương, hóa vàng (sau đó cũng phải trả tiền với giá cắt cổ) và cầm vài cảnh lộc chùa lấy may, nói là lộc chùa phát cho khách hành hương.
Tuy nhiên vừa ra đến cửa hang thì có người chặn lại hỏi xin tiền vì “ lộc này nhà chùa không tự sản xuất ra được mà phải lấy từ nơi khác về” Du khách cứ “ tùy tâm” trả tiền khoảng 15 - 20 nghìn đồng, thậm chí 50 nghìn đồng/ cành lộc Nếu ai trả thấp thì khó mà đi nổi.
Giá cả các dịch vụ mặc dù đã được niêm yết giá nhưng đội ngũ phục vụ vẫn vòi vĩnh xin thêm mà khách không thể không cho được Giá cả của các mâm lễ trước cổng chùa Trình cũng được người bán cho leo thang theo giá thị trường đến cao vót Không ít khách du lịch cảm thấy bức xúc khi thanh toán tiền mua sắm mâm lễ cúng Một mâm lễ chỉ với 2 khánh, 5 bánh chè lam, 3 gói kẹo gừng, hoa, hương cũng được hét đến 300.000 đồng Khi khách thắc mắc thì người bán lễ đưa ra một “menu” với giá từng gói bánh, kẹo, thẻ hương, bông hoa đắt gấp 5 lần giá thực Kêu ca, cãi lộn, xô xát đều có nhưng cuối cùng khách du lịch vẫn phải trả tiền.
Không chỉ có những người bán hàng hương, bánh kẹo, cành lộc hay đồ lưu niệm hoặc cho thuê đèn mới tranh thủ “kiếm chút” mà cả với những hướng dẫn viên “cây nhà lá vườn” cũng không bỏ qua cơ hội kiếm tiền trong mấy ngày hội Họ có thể hướng dẫn cho du khách từ khi mới đón hoặc trên đường Họ rất “nhiệt tình” chỉ dẫn cặn kẽ cho du khách, từ sự tích ngôi chùa,cái hang, bức tượng…đến ý nghĩa của nó rồi trình tự tham quan, thắp hương,chọn mua đồ dâng phật…Đến phút cuối, những “hướng dẫn viên tình nguyện” mới hiện rõ là một “máy chém” đòi du khách phải trả “phí hướng dẫn tham quan”, ít thì 2 - 3 chục đồng, nhiều thì vài trăm ngàn đồng.
Những người hành hương về cửa phật đều mong muốn có được sự thanh thản, thư thái cầu hạnh phúc may mắn và ai cũng đều mong muốn có được chút lộc chùa hay quà lưu niệm nơi mình đã đến Thế nhưng, với kiểu buôn bán vừa ép vừa chém kiểu này thì khó có thể chấp nhận được Đi chùa là để tìm cho mình một chút thanh tịnh nhưng đi Chùa Thầy mà gặp phải cảnh… bịp như thế này thì du khách chỉ chuốc thêm bực mình Đến khi nào Chùa Thầy mới hết nạn “hương tù, lộc ngục”?
Chùa Thầy chỉ cách Hà Nội có vài chục cây số, sơn thủy hữu tình, vậy mà sao khách du lịch ít đổ về đây vãn cảnh chùa? Có lẽ không phải vì cảnh không đẹp mà bởi vì người ta quá ít quan tâm đến phát triển môi trường du lịch ở đây Và thêm nữa, người ta cứ mặc cho một số người cứ tha hồ móc túi khách theo kiểu “ hướng dẫn viên” thì khách chỉ có một đi không trở lại.
Và một thực tế trước mắt nữa làm du khách không khỏi chạnh lòng khi đến Chùa Thầy Trái với cảnh trí u tịch của một ngôi danh lam cổ tự, trước cổng chùa, rất nhiều hàng quán chen nhau chiếm chật cả lối đi Các bãi giữ xe cũng đua nhau giành khách và hét giá ngất ngưởng dù cách đó không xa, một bảng thông báo giá giữ xe do UBND tỉnh Hà Tây ban hành, quy định 500đ cho xe đạp và 1.000đ cho xe gắn máy Bên trong khuôn viên chùa rộng và thoáng mát nên sân chùa có nhiều nhóm học sinh, sinh viên đến từ Hà Tây,
Hà Nội và các tỉnh lân cận tổ chức, cắm trại và sinh hoạt tập thể ngoài trời. Các bạn trẻ vô tư đùa giỡn, vô tư… hát hò, vô tư… dùng thức ăn mặn và xả rác bừa bãi ngay chốn thiền môn trông rất khó coi Cũng từ sân chùa nhìn xuống hồ Long Chiểu (ao Rồng), nơi có một thủy đình nổi tiếng như biểu tượng của Chùa Thầy thường diễn ra các chương trình rối nước, du khách không khỏi cau mày khó chịu khi nhìn thấy trên mặt hồ chỉ toàn rác và rác Nước trong hồ đen, bốc mùi hôi khó tả Xung quanh hồ, các hộ dân lân cận vô tư giặt giũ và thải nước sinh hoạt vào lòng hồ Đó là chưa kể đến việc, quanh khu vực bảo vệ của chùa, người dân đã chiếm đất xây dựng những ngôi nhà kiên cố làm mất đi vẻ mỹ quan thanh tịnh, nước non hữu tình của di tích.
Cống nước thải đổ thẳng vào hồ trước Chùa Thầy
Vô tư giặt quần áo trong Hồ Chùa Thầy
Như vậy, mặc dù các cơ quan quản lý đã cố gắng rất nhiều nhưng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn diễn ra tình trạng chèo kéo, tranh giành, bắt chẹt, ép giá khách, an ninh chưa được đảm bảo Hình ảnh này về lâu dài sẽ mất uy tín của chính quyền địa phương về giữ gìn an ninh trật tự, mất đi cái nhìn tâm linh của du khách về chốn linh thiêng, họ sẽ cảm thấy môi trường buôn thần bán thánh đang được tiếp tay Do vậy cần có sự phối hợp giữa các cấp, ngành để có thể quản lý chặt chẽ mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội, các cơ quan chức năng cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa du lịch cho người dân địa phương và khách tham quan Đồng thời, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh tay hơn nữa trừng trị đích đáng những kẻ làm hỏng chốn linh thiêng
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế
+ Do nhận thức của một số người dân còn hạn chế tham gia dẫn khách trốn lậu vé, tranh giành khách, bán khách…gây nên tình trạng mất trật tự an ninh.
+ Do ý thức của một số khách tham quan và nhu cầu của họ dẫn đến việc các tệ nạn diễn ra trong dịp lễ hội Chính vì sự mê tín, tin vào bói toán mà du khách đã vô tình khiến cho nạn bói toán, giải hạn…phát triển kèm theo đó là sự ép giá, bắt chẹt khách Do tính mùa vụ nên vào dịp lễ hội, lượng khách hành hương về tham quan Chùa Thầy rất đông dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau, lộn xộn trước cửa chùa làm mất đi không khí thiêng liêng, tĩnh lặng nơi cửa chùa Cách ăn mặc thiếu lịch sự của một số du khách gây ảnh hưởng xấu tới sự trang nghiêm nơi lễ phật Ngoài ra, một số du khách thiếu ý thức đã vứt rác bừa bãi nơi cổng chùa, gây ra ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan Chùa Thầy Lượng khách tới lễ hội đông dẫn đến việc tạo cơ hội cho những kẻ xấu ăn cắp, móc túi.
Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
- Di chuyển một số hộ dân cư sườn đông núi Thầy để bảo vệ cảnh quan, xây dựng một số công trình phục vụ du lịch.
- Đổi mới công tác quản lý, đề ra được các cơ chế nhằm khuyến khích sự đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của mọi thành phần kinh tế.
2.6 Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.6.1 Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.6.1.1 Về tổ chức quản lý
- Sở du lịch chỉ quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du lịch
- Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm tỉnh, huyện và xã Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chiu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến tình trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và thuyết phục
- Xã, huyện thì có trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự an toàn xã hội, nghĩa vụ thì nhiều nhưng quyền hạn bị hạn chế
- Hiện tại, Chùa Thầy chưa có bộ máy quản lý chuyên trách UBND xã Sài Sơn là chủ thể quản lý nhà nước các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và tổ chức lễ hội.
- Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hóa bị xuống cấp Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường du lịch ở khu du lịch này kém hấp dẫn và gây khó khăn cho công tác quản lý
2.6.1.2 Về công tác quy hoạch
- Tập trung hoàn thành dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,178 tỷ đồng
- Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy
- Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng
- Đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ cạnh chùa Cả, sườn Đông núi Thầy
- Hoàn thiện dự án đầu tư, tôn tạo chùa Cả, chùa Long Đẩu, phục chế Tam quan.
2.6.1.3 Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch
+ Đối với cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ đủ điều kiện kinh doanh theo NĐ 39/CP của Chính phủ do ngành du lịch cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, hàng năm ngành du lịch đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm
+ Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện đăng ký kinh doanh mỗi năm một lần
Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú ở đây vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn chưa tuân theo quy định thống nhất
- Dịch vụ ăn uống Đây là dịch vụ do xã quản lý Tuy nhiên ở đây, các nhà hàng, quán ăn đủ tiêu chuẩn có rất ít, chủ yếu là các quán ăn do hộ gia đinh mở ra theo tính mùa vụ Chính vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát Trước thực trạng này, hàng năm, trung tâm y tế của huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong dịp lễ hội
- Dịch vụ vé tham quan
Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích Chùa Thầy đảm nhiệm Vào mùa lễ hội, tỉnh và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập ban tổ chức đẻ giám sát, đôn đốc, bảo đảm trật tự an toàn cho khách Tuy nhiên, do lượng khách vào dịp lễ hội rất đông nên ban quản lý không kiểm soát hết được nên vẫn còn tình trạng chui vé, trốn vé.
2.6.1.4 Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
- Tranh thủ các sự kiện quốc gia và quốc tế được tổ chức trong nước để quảng bá cho du lịch Chùa Thầy như: Festival Huế 2008, Festival Hoa Đà Lạt 2007 và 2009, lễ hội Đền Hùng năm 2007 và 2009, hội nghị Bộ trưởng du lịch và Diễn đàn du lịch ASEAN 2009, các hoạt động du lịch tiến tới kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội…
- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD, biển quảng cáo để giới thiệu với khách du lịch về con người, cảnh quan, thông tin về điểm tham quan, lưu trú, điểm vui chơi, giải trí…
- Tổ chức các sự kiện du lịch : lễ hội Chùa Thầy, lễ hội tôn vinh hai vị ạnh vua Phùng Hưng - Ngô Quyền gắn với làng Việt Cổ Đường Lâm, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới.
2.6.1.5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đối với tất cả các hoạt động kinh tế thì con người là yếu tố trung tâm quan trọng nhất trong quá trình phát triển Hơn thế nữa, ngành kinh doanh du lịch do tính chất đặc thù của nó là kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nên yếu tố con người có vai trò quan trọng trực tiếp đem sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng Tại khu du lịch Chùa Thầy đội ngũ nhân viên chủ yếu là dân cư địa phương với trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao Đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hầu hết là qua đào tạo lại tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên sử dụng số lượng lớn lao động địa phương Mặt khác, du lịch tại Chùa Thầy là hoạt động du lịch có sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư cho nên sự tiếp xúc, thái độ với khách hàng là hết sức quan trọng nhưng điều này vẫn chưa làm được ở Chùa Thầy.
Nhận thức được điều này, Sở du lịch đã phối hợp với các trường đại học mở các khóa đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về quản lý du lịch Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Du lịch đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn của tỉnh về nội dung này Phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho gần 100 đại biểu là lao động, chuyên viên theo dõi du lịch của các huyện, thị xã, lãnh đạo các xã có phát triển mạnh du lịch Ngoài ra, trên 100 cơ sở kinh doanh lưu trú tại địa bàn tỉnh đã được ngành tổ chức giới thiệu Luật Du lịch Việt Nam và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Đồng thời, Sở du lịch phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và UBND xã Sài Sơn mở các lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho các đối tượng phục vụ tham gia vào du lịch Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch
2.6.2 Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân
Nhìn chung hoạt động quản lý nhà nước tại Chùa Thầy đã đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng chưa cao Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban ngành liên quan Đội ngũ nhân viên trong du lịch thiếu chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của cán bộ cấp cao còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, phong cách quản lý vẫn mang nặng tư tưởng cũ, bảo thủ và có phần trì trệ Ngoài ra việc ban hành bổ sung thêm các chính sách, văn bản về pháp luật từ cơ quan cấp trên đưa xuống cấp huyện, xã còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc truyền đạt lại thông tin và thực hiện
Thêm vào đó là do mô hình Ban quản lý hiện nay vẫn còn cồng kềnh:
Mô hình một Ban quản lý trực thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch sẽ không thích hợp do các vấn đề về nhân sự và thẩm quyền hạn hẹp của Sở du lịch Sở du lịch đóng vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực du lịch và nếu giao ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc Sở du lịch sẽ không hiệu quả khi Sở du lịch thiếu những cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này Một Ban quản lý Chùa Thầy trực thuộc UBND tỉnh cũng không thích hợp do nó sẽ chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn với UBND huyện Quốc Oai, cơ quan quản lý thẩm quyền chung trên địa bàn, còn nếu như giao cho UBND xã sẽ không phù hợp do không có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí này.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Các giải pháp
3.1.1 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển du lịch
3.1.1.1 Công tác xây dựng quy hoạch Đây là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của du lịch Chùa Thầy vì quy hoạch, kế hoạch là những định hướng, cơ sở pháp lý của quá trình đầu tư, của việc xây dựng các giải pháp phát triển cũng như các biện pháp thực hiện chúng Trong giai đoạn 2006-2010, huyện Quốc Oai đã tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được UBND tỉnh phê duyệt Các dự án quy hoạch này được xây dựng tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển như :
- Quy hoạch khai thác du lịch tâm linh lễ hội khu vực Chùa Thầy
+ Lĩnh vực đầu tư : lập quy hoạch xác định hệ thống các tuyến du lịch tham quan, các khu vực dịch vụ bổ trợ, hệ thống cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ môi trường, các tuyến lễ hội
+ Nguồn vốn : Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác
- Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây :
+ Tổng vốn đầu tư : 3.100 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư : Khách sạn, khu vui chơi giải trí, sân golf
+ Chủ đầu tư : Công ty TNHH Tuần Châu Hà Tây
- Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai : + Tổng vốn đầu tư : 100 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư : Khách sạn, khu vui chơi giải trí, văn hóa
+ Chủ đầu tư : Công ty cổ phần D&S
- Dự án đầu tư xây dựng khu vườn sinh thái và nhà nghỉ cuối tuần Yên Sơn- Phượng Cách, huyện Quốc Oai
+ Tổng vốn đầu tư : 85,2 tỷ đồng
+ Lĩnh vực đầu tư : Nhà vườn, nhà nghỉ cuối tuần
+ Chủ đầu tư : Công ty cổ phần Hoàng Lộc
3.1.1.2 Hiệu quả của phương pháp quy hoạch, quy trình quy hoạch
Thời gian qua công tác quy hoạch, kế hoạch của du lịch Chùa Thầy - Quốc Oai đã được triển khai tích cực và có kết quả như xây dựng được quy hoạch tổng thể du lịch giai đoạn 2006-2010 :
- Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai
- Kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy: Nâng cấp đường 81 và các đường nội khu khuôn viên trong Chùa Thầy Kế hoạch này đã góp phần tránh ách tắc giao thông và thuận tiện cho du khách đến bất kỳ tuyến tham quan nào Ngoài ra còn có một số dự án xây dựng khu vườn sinh thái, nhà nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí Những dự án này góp phần tạo cho các dịch vụ sản phẩm du lịch Chùa Thầy thêm phong phú, đa dạng thu hút được ngày càng nhiều du khách và tăng thời gian lưu trú của khách Từ đó tăng doanh thu cho Chùa Thầy và huyện Quốc Oai nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung.
Tuy đạt được một số kết quả nhưng công tác quy hoạch vẫn còn tồn tại một số bất cập trong lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện chúng Một số quy hoạch được xây dựng nhưng nội dung không đảm bảo yêu cầu, việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan, các kế hoạch phát triển chưa phù hợp với trinh độ phát triển nên thực hiện còn khó khăn…là những nguyên nhân chủ yếu gây ra những ảnh hưởng hạn chế tốc độ đầu tư phát triển Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch là một vấn đề cần thiết, nội dung của giải pháp này tập trung vào một số biện pháp chính sau:
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quy hoạch, kế hoạch thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này để nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo yêu cầu quy hoạch được xây dựng phải đánh giá được những điều kiện hiện tại, nắm bắt được đòi hỏi của tương lai, phù hợp với yêu cầu phát triển đặt ra, xây dựng các giới hạn tác động có thể chấp nhận của các hoạt động du lịch, xác định được các giải pháp phát triển và các biện pháp thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Phổ biến rộng rãi những quy chuẩn bắt buộc phải tuân theo trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
- Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi
- Cần có sự đồng bộ và thống nhất trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trên địa bàn Cần chú trọng lồng ghép nội dung các quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng khu du lịch Chùa Thầy Nội dung du lịch cần được nghiên cứu nhuần nhuyễn hơn, đặc biệt gắn nội dung tổ chức hoạt động du lịch trong quy hoạch bảo tồn tôn tạo di tích nhằm xác định những giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích cảnh quan đồng thời phát huy tác dụng hợp lý khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí thể chất và tinh thần của nhân dân.
3.1.2 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch chính là điều du khách cảm nhận được trong quá trình đi du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch chịu tác động của hai yếu tố quyết định đó là con người và giá trị tài nguyên vì chúng tạo nên cảm nhận của du khách về chất lượng của chuyến du lịch.Vì vậy vấn đề con người là vấn đề có tầm chiến lược, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này Con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn Chùa Thầy Nhất thiết phải xây dựng, đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu đặt ra , có tư cách đạo đức, yêu nghề, có hiểu biết Giải pháp này tập trung vào các phương hướng:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Trước hết, UBND huyện Quốc Oai cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có trên địa bàn qua các chương trình điều tra, khảo sát về nguồn nhân lực du lịch Phân loại các đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng thành các nhóm lớn:
- Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
- Đối tượng quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch
- Nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp và các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch
- Quần chúng nhân dân tại các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và Chùa Thầy nói riêng
Thị trường du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực phong phú, đa dạng và có chất lượng, thường xuyên giao tiếp rộng, trực tiếp với khách hàng Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch và quản lý hoạt động du lịch phải luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp với khách hàng Đặc biệt là những hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ cho du khách trong quá trình tham quan, giải trí Do đặc thù của sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển nên ngoài những yêu cầu về tiêu chí chung khi lựa chọn vào đào tạo trong các trường du lịch, cần phải chú ý đến người dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch đang khai thác để có chính sách ưu tiên tuyển chọn Khi ra trường công tác họ sẽ giúp cho du khách hiểu biết tốt hơn và sâu sắc hơn về văn hoá phong tục tập quán của con người Việt Nam ngay tại nơi họ sinh ra và lớn lên Mặt khác đây còn là chính sách để khuyến khích người dân địa phương duy trì văn hoá truyền thống, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, đem lại lợi ích sát thực cho người dân địa phương, góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch vì người nghèo và từng bước xã hội hoá du lịch Thực hiện tốt chính sách này sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, xoá đói giảm nghèo
- Chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước,quyết định hiệu quả của hoạt động này Đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn,cán bộ quản lý, những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh Đối với họ cần thiết phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp, có sức khoẻ thể lực, trí lực Vì vậy họ phải được đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, có tư cách đạo đức, yêu nghề, hiểu biết điều kiện thực tế phát triển du lịch của tỉnh và những tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội Đội ngũ này phải được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, đến quá trình cạnh tranh, phát triển du lịch và các hiểu biết về du lịch không chỉ có những tiêu chuẩn chung của ngành như kinh nghiệm quản lý, học hàm, học vị mà cần có cả những kinh nghiệm thực tế về ngành du lịch ở trong nước và nước ngoài Thông thạo ngoại ngữ để có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý với các nước trong khu vực và trên thế giới
Vì vậy, UBND huyện Quốc Oai , UBND tỉnh phải có chính sách đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả; tổ chức các nhóm cán bộ quản lý đi học nước ngoài để học tập, quan sát các loại hình phát triển du lịch khác nhau, các phương pháp tiếp thị, quản lý du khách, các phương pháp và công nghệ phục vụ khách sạn, du lịch mới của thế giới; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ chuyên môn cần thiết; có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ ngành du lịch Ngành phối hợp với các trường đại học chuyên ngành để đào tạo đội ngũ cán bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, năng lực đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực, quốc tế
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Trên cơ sở các số liệu về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được xác định, UBND huyện Quốc Oai, UBND tỉnh Hà Tây cần xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch như các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, các khu vui chơi giải trí tổng hợp và các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch khác Vì vậy, Sở Du lịch cần kết hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức cho người lao động, cần chú trọng đến các nghiệp vụ về chuyên môn hoá phục vụ và quản lý du lịch; mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, bếp Các khoá học được tổ chức trực tiếp trong các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch Tổ chức tuyển chọn, đào tạo, cấp chứng chỉ cho đội ngũ thuyết minh viên du lịch tại một số điểm du lịch văn hoá Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Đường Lâm và tại một số làng nghề truyền thống; có các chương trình đào tạo với nhiều hình thức đa dạng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tự đào tạo để phục vụ cho nhu cầu của mình Ngành du lịch Hà Tây có định hướng tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin và chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Nhật, sau đó đào tạo văn bằng hai về du lịch góp phần giải quyết tình trạng đội ngũ lao động trong ngành yếu về ngoại ngữ và tin học. Đối với lao động nghiệp vụ cần tập trung đào tạo đội ngũ lao động lành nghề cho đối tượng nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch, tại các làng nghề truyền thống với các chuyên đề về tuyến, điểm văn hoá, lịch sử, khảo cổ và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng thiết kế sản phẩm lưu niệm cho các nghệ nhân tại các làng nghề
Lao động trong du lịch được hình thành một cách tất yếu và là một bộ phận của lao động xã hội nhưng mang những nét riêng biệt do tính chất và nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch quyết định Do đặc điểm của sản phẩm du lịch nên đại bộ phận lao động trong ngành du lịch là lao động trong lĩnh vực dịch vụ, lao động có tính chuyên môn thuộc vào đặc điểm tiêu dùng.
Kiến nghị
- Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận quản lý khu di tích Bởi vì thực tiễn trong những năm qua cho thấy tư tưởng lợi ích cục bộ của cư dân xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai không dễ gì thay đổi Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là những khó khăn trong việc triển khai của một số dự án đầu tư phát triển ở Chùa Thầy như việc giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ cạnh chùa Cả, sườn đông núi Thầy, các dự án nâng cấp cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng Nếu như không có một ban quản lý với quyền lực lớn đủ điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch có hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng xây dựng không theo quy hoạch vẫn diễn ra trong phạm vi khu du lịch, dẫn đến những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường Mô hình ban quản lý của chùa Hương hiện tại có thể được coi là một mô hình thích hợp nhất và đã phát huy được tác dụng Chùa Thầy - Quốc Oai có thể áp dụng mô hình này vào việc quản lý để tránh sự chồng chéo trong nhiệm vụ của 2 cơ quan, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý.
Mô hình hiện tại mà chùa Hương đang áp dụng đó là mô hình một Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức, mô hình này sẽ không gây ra những mâu thuẫn chồng chéo trong nhiệm vụ của 2 cơ quan đồng thời hoạt động quản lý du lịch ở khu du lịch thắng cảnh
Hương Sơn sẽ thống nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức
Ban quản lý khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn sẽ đóng vai trò như một cơ quan quản lý nhà nước để duy trì sự phát triển bền vững và cung cấp các dịch vụ công cộng đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức cá nhân và sự phát triển chung của toàn bộ khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn Việc cung cấp các dịch vụ công cộng sẽ tăng cường vai trò của ban quản lý đồng thời bảo đảm một môi trường hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch Việc áp dụng mô hình ban quản lý này đã giúp cho doanh thu du lịch Hương Sơn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu du lịch Hà Tây : chiếm 22,47% năm 2007 Khách du lịch tới Hương Sơn chiếm 30% tổng lượng khách đến Hà Tây , trong khi đó lượng khách đến Chùa Thầy chiếm hơn 18% tổng lượng khách đến Hà Tây.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do Tổng cục du lịch ban hành nhằm tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt du khách.
- Tổ chức mô hình câu lạc bộ hoặc hội nghề nghiệp Đây chính là một diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, ý kiến đối với các cơ chế chính sách, những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh du lịch Nó còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhanh chóng giữa UBND huyện với Sở.
- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu
- Hình thành cơ chế phân phối lợi ích phù hợp giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, các cấp xã, huyện Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có hoạt động du lịch căn cứ vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Biện pháp này sẽ giúp cư dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương được hưởng lợi ích tờ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương
Trong xã hội văn minh của loài người ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu của con người, nó không chỉ là một nhu cầu đơn thuần mà nhu cầu này ngày càng tăng về số lượng và chất lượng
Du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà du lịch ngày nay còn là một hiện tượng của loài người, du lịch giúp con người ta văn minh hơn, hiểu biết hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn, hiểu biết văn hóa của đất nước mình và của nhân loại từ đó nó tác động trở lại ý thức của con ngườ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của loài người và xem xét lại các hoạt động kinh tế xã hội của con người có tác động xấu đến thiên nhiên
Khu di tích Chùa Thầy - huyện Quốc Oai cách Hà Nội khoảng 25 km từ lâu đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa Thầy tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Cùng với một hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kính, uy nghiêm kết hợp hài hòa với những hang động và cảnh sắc thiên nhiên núi non đã tạo nên một khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây
Trong những năm qua hoạt động du lịch ở Chùa Thầy phát triển mạnh. Chỉ tính riêng mấy tháng đầu năm 2008, Chùa Thầy đã đón hơn hai van lượt khách về trẩy hội đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống nhân dân xã sở tại như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đè tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: bất cập giữa tăng trưởng du lịch với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, ý thức người làm công tác du lịch và dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường…Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy” được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Chùa Thầy và thực trạng quản lý của các ban ngành liên quan, từ đó xác định các căn cứ và những giải pháp cần thiết để khắc phục những thực trạng đó tạo điều kiện phát triển du lịch Chùa Thầy, nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài em chỉ đưa ra một số giải pháp ở mức độ đề xuất gợi mở Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS Ngô Đức Anh - Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh
Du lịch và Khách sạn - trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để cho đề tài được hoàn chỉnh.