BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC 6 BÀI – VẬT LÍ 10 giáo dục kỹ năng sống trong dạy học vật lýgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thôngcác bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống Phần 1: CƠ SƠ LÝ THUYẾT CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 4 1. Kĩ năng sống 4 1.1 Quan điểm về kĩ năng sống 4 1.2 Phân loại kĩ năng sống 4 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 5 2.1 Tầm quan trọng 5 2.1.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 5 2.1.2 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ 6 2.1.3 Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 6 2.1.4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới 7 2.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 7 2.2.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 7 2.2.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 8 2.2.2.1 Tương tác 8 2.2.2.2 Trải nghiệm 8 2.2.2.3 Tiến trình 8 2.2.2.4 Thay đổi hành vi 8 2.2.2.5 Thời gian – môi trường giáo dục 9 2.2.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 9 2.2.3.1 Kĩ năng tự nhận thức 9 2.2.3.2 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 10 2.2.3.3 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng 10 2.2.3.4 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 10 2.2.3.5 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 11 2.2.3.6 Kĩ năng giao tiếp 11 2.2.3.7 Kĩ năng lắng nghe tích cực 11 2.2.3.8 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 12 2.2.3.9 Kĩ năng thương lượng 12 2.2.3.10 Kĩ năng hợp tác 12 2.2.3.11 Kĩ năng tư duy phê phán 12 2.2.3.12 Kĩ năng tư duy sáng tạo 13 2.2.3.13 Kĩ năng ra quyết định 13 2.2.3.14 Kĩ năng giải quyết vấn đề 13 2.2.3.15 Kĩ năng kiên định 13 2.2.3.16 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 14 2.2.3.17 Kĩ năng đạt mục tiêu 14 2.2.3.18 Kĩ năng quản lý thời gian 14 2.2.3.19 Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 2.3 Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 15 2.3.1 Cách tiếp cận 15 2.3.2 Phương pháp dạy học là gì? 15 2.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực 16 2.3.3.1 Phương pháp dạy học nhóm 16 2.3.3.2 Phương pháp Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 17 2.3.4 Một số kĩ thuật dạy học tích cực 18 2.4. Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống 24 2.4.1. Xác định KNS cần được giáo dục . 24 2.4.2. Tiến trình dạy học (Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống) 25 3. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông 27 3.1 Mục tiêu của chương trình Vật lí 10 trung học phổ thông 27 3.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông 28 Phần 2 VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT SOẠN 6 BÀI THỰC HIỆN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 30 1. Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 30 1.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 30 1.1.1 Mục tiêu bài học 30 1.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 30 1.1.3. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 31 1.1.4. Phương tiện dạy học 31 1.2 Tiến trình dạy học. 31 1.2.1. Khám phá 31 1.2.2. Kết nối 32 1.2.3. Thực hành / luyện tập 34 1.2.4. Vận dụng 34 2. Bài 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC 37 2.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 37 2.1.1 Mục tiêu bài học 37 2.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 37 2.1.3. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 38 2.1.4. Phương tiện dạy học 38 2.2 Tiến trình dạy học. 38 2.2.1. Khám phá 38 2.2.2. Kết nối 39 2.2.3. Thực hành / luyện tập 41 3. Bài 9. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM 43 3.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 43 3.1.1 Mục tiêu bài học 43 3.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 43 3.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 44 3.1.4 Phương tiện dạy học 44 3.2 Tiến trình dạy học 44 3.2.1. Khám phá 44 3.2.2. Kết nối 45 3.2.3. Thực hành / luyện tập 47 3.2.4. Vận dụng 48 4. Bài 10. BA ĐỊNH LUẬT NIU – TƠN 49 4.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 49 4.1.1 Mục tiêu bài học 49 4.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 49 4.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 50 4.1.4 Phương tiện dạy học 50 4.2 Tiến trình dạy học 50 4.2.1. Khám phá 50 4.2.2. Kết nối 51 4.2.3. Thực hành / luyện tập 53 4.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 54 4.1.1 Mục tiêu bài học 54 4.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 54 4.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 55 4.1.4 Phương tiện dạy học 55 4.2 Tiến trình dạy học 55 4.2.1. Khám phá 55 4.2.2. Kết nối 56 4.2.3. Thực hành / luyện tập 57 4.2.4. Vận dụng 58 5. Bài 18. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH MOMEN LỰC 60 5.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 60 5.1.1 Mục tiêu bài học 60 5.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 60 5.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 61 5.1.4 Phương tiện dạy học 61 5.2 Tiến trình dạy học. 61 5.2.1. Khám phá 61 5.2.2. Kết nối 62 5.2.3. Thực hành / luyện tập 64 6. Bài 22. NGẪU LỰC 65 6.1. Xác định KNS cần được giáo dục trong bài. 65 6.1.1 Mục tiêu bài học 65 6.1.2. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 65 6.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 66 6.1.4 Phương tiện dạy học 66 6.2 Tiến trình dạy học 66 6.2.1. Khám phá 66 6.2.2. Kết nối 67 6.2.3. Thực hành / luyện tập 68 6.2.4. Vận dụng 68 C. KẾT LUẬN 69 1.Những kết quả đạt được của đề tài 69 2. Những hạn chế của đề tài 69 3. Những dự định cho tương lai 69 PHỤ LỤC 70 PHỤ LỤC 1 70 PHỤ LỤC 2 72 PHỤ LỤC 3 73 PHỤ LỤC 4 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 1BỘ MÔN VẬT LÝ
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VIỆC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG
DẠY HỌC 6 BÀI – VẬT LÍ 10
Luận văn Tốt nghiệpNgành: Sư phạm Vật lí – Tin học
Lớp: Sư phạm Vật lí – Tin học K34
Mã số SV: 1087049
Cần Thơ, 2012
Trang 2Để hoàn thành luận văn “Bước đầu tìm hiểu việc giáo dục kỹ năng sống trong dạy học 6 bài - Vật lí 10”, ngoài sự nổ lực tìm hiểu, nghiên
cứu của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất lớn từ nhiều phía
Trước hết, em xin chân thành cám ơn cô Đặng Thị Bắc Lý, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Sư phạm nói chung và quý thầy cô bộ môn Vật lí nói riêng Những người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu, đó là nền tảng để em thực hiện đề tài này
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian và công sức để sửa chữa, đóng góp ý kiến để luận văn hoàn chỉnh hơn
Em cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến người thân và bạn bè đã luôn sát cánh bên em trong những lúc khó khăn để em có thể hoàn tốt luận văn
Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm, nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong quý thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp kiến
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành với em trong suốt những năm vừa qua Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến tất cả mọi người
Cần thơ, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiệnHuỳnh
HHHHHHHhgjgjfrgjkfihukhcuh Hoàng Oanh
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
TÓM TẮT LUẬN VĂN vi
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục tiêu của đề tài 3
4 Giới hạn của đề tài 3
5 Các phương pháp thực hiện đề tài 3
6 Các bước thực hiện đề tài 3
B NỘI DUNG 4
Phần 1: CƠ SƠ LÝ THUYẾT CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 4
1 Kĩ năng sống 4
1.1 Quan điểm về kĩ năng sống 4
1.2 Phân loại kĩ năng sống 4
2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 5
2.1 Tầm quan trọng 5
2.1.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 5
2.1.2 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ 6
2.1.3 Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 6
2.1.4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới 7
2.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 7 2.2.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 7
2.2.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 8
2.2.2.1 Tương tác 8
2.2.2.2 Trải nghiệm 8
2.2.2.3 Tiến trình 8
2.2.2.4 Thay đổi hành vi 8
2.2.2.5 Thời gian – môi trường giáo dục 9
2.2.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 9
2.2.3.1 Kĩ năng tự nhận thức 9
2.2.3.2 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 10
Trang 42.2.3.3 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng 10
2.2.3.4 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 10
2.2.3.5 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 11
2.2.3.6 Kĩ năng giao tiếp 11
2.2.3.7 Kĩ năng lắng nghe tích cực 11
2.2.3.8 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 12
2.2.3.9 Kĩ năng thương lượng 12
2.2.3.10 Kĩ năng hợp tác 12
2.2.3.11 Kĩ năng tư duy phê phán 12
2.2.3.12 Kĩ năng tư duy sáng tạo 13
2.2.3.13 Kĩ năng ra quyết định 13
2.2.3.14 Kĩ năng giải quyết vấn đề 13
2.2.3.15 Kĩ năng kiên định 13
2.2.3.16 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 14
2.2.3.17 Kĩ năng đạt mục tiêu 14
2.2.3.18 Kĩ năng quản lý thời gian 14
2.2.3.19 Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14
2.3 Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 15
2.3.1 Cách tiếp cận 15
2.3.2 Phương pháp dạy học là gì? 15
2.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực 16
2.3.3.1 Phương pháp dạy học nhóm 16
2.3.3.2 Phương pháp Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 17
2.3.4 Một số kĩ thuật dạy học tích cực 18
2.4 Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống 24
2.4.1 Xác định KNS cần được giáo dục 24
2.4.2 Tiến trình dạy học (Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống) 25
3 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông 27
3.1 Mục tiêu của chương trình Vật lí 10 trung học phổ thông 27
3.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông 28
Phần 2 VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT SOẠN 6 BÀI THỰC HIỆN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 30
1 Bài 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 30
1.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 30
1.1.1 Mục tiêu bài học 30
1.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 30
1.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 31
1.1.4 Phương tiện dạy học 31
Trang 51.2 Tiến trình dạy học 31
1.2.1 Khám phá 31
1.2.2 Kết nối 32
1.2.3 Thực hành / luyện tập 34
1.2.4 Vận dụng 34
2 Bài 6 TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC 37
2.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 37
2.1.1 Mục tiêu bài học 37
2.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 37
2.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 38
2.1.4 Phương tiện dạy học 38
2.2 Tiến trình dạy học 38
2.2.1 Khám phá 38
2.2.2 Kết nối 39
2.2.3 Thực hành / luyện tập 41
3 Bài 9 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM 43
3.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 43
3.1.1 Mục tiêu bài học 43
3.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 43
3.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 44
3.1.4 Phương tiện dạy học 44
3.2 Tiến trình dạy học 44
3.2.1 Khám phá 44
3.2.2 Kết nối 45
3.2.3 Thực hành / luyện tập 47
3.2.4 Vận dụng 48
4 Bài 10 BA ĐỊNH LUẬT NIU – TƠN 49
4.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 49
4.1.1 Mục tiêu bài học 49
4.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 49
4.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 50
4.1.4 Phương tiện dạy học 50
4.2 Tiến trình dạy học 50
4.2.1 Khám phá 50
4.2.2 Kết nối 51
4.2.3 Thực hành / luyện tập 53
Trang 64.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 54
4.1.1 Mục tiêu bài học 54
4.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 54
4.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 55
4.1.4 Phương tiện dạy học 55
4.2 Tiến trình dạy học 55
4.2.1 Khám phá 55
4.2.2 Kết nối 56
4.2.3 Thực hành / luyện tập 57
4.2.4 Vận dụng 58
5 Bài 18 CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH MOMEN LỰC 60
5.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 60
5.1.1 Mục tiêu bài học 60
5.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 60
5.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 61
5.1.4 Phương tiện dạy học 61
5.2 Tiến trình dạy học 61
5.2.1 Khám phá 61
5.2.2 Kết nối 62
5.2.3 Thực hành / luyện tập 64
6 Bài 22 NGẪU LỰC 65
6.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài 65
6.1.1 Mục tiêu bài học 65
6.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài 65
6.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 66
6.1.4 Phương tiện dạy học 66
6.2 Tiến trình dạy học 66
6.2.1 Khám phá 66
6.2.2 Kết nối 67
6.2.3 Thực hành / luyện tập 68
6.2.4 Vận dụng 68
C KẾT LUẬN 69
1.Những kết quả đạt được của đề tài 69
2 Những hạn chế của đề tài 69
3 Những dự định cho tương lai 69
PHỤ LỤC 70
Trang 7PHỤ LỤC 1 70
PHỤ LỤC 2 72
PHỤ LỤC 3 73
PHỤ LỤC 4 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quyển luận văn được viết theo qui định chung về cấu trúc của một báo cáo luận vănTốt nghiệp của khoa Sư phạm – Đại học Cần Thơ nên cũng được chia thành ba phầnchính:
Phần A Mở đầu trình bày các nội dung:
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Mục tiêu của đề tài
4 Giới hạn của đề tài
5 Các phương pháp thực hiện đề tài
6 Các bước thực hiện
Phần B Nội dung được chia thành 2 phần:
Phần 1: Cơ sở lí thuyết của giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học
phổ thông gồm các nội dung cơ bản:
Mục 1 Kĩ năng sống giới thiệu 2 nội dung: quan điểm về kĩ năng sống và phân
loại kĩ năng sống
Mục 2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông gồm
các nội dung:
2.1 Tầm quan trọng đề cập những lí do tại sao phải giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong nhà trường phổ thông
2.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông trình bày mục tiêu, nguyên tắc và nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong nhà trường phổ thông (các mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3) Trong đó, nội dung giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông liệt kê nội dung các kĩ năng sốngcần giáo dục cho học sinh phổ thông
2.3 Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông giới thiệu về các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực
sử dụng cho việc soạn giảng 1 tiết dạy thực hiện giáo dục kĩ năng sống
2.4 Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống trình bày qui trình thiết
kế 1 bài thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong Vật lí 10
Mục 3 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông.
Phần 2: Vận dụng cơ sở lí thuyết soạn 6 bài thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông
Phần này sẽ trình bày các bài soạn thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong Vật lí 10trung học phổ thông Tuy nhiên, các bài soạn này không phải là phương án duy nhất đượcthiết kế cho một bài học, tiết học Vật lí có sử dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạyhọc tích cực nhằm thực hiện giáo dục kĩ năng sống
Phần C Kết luận trình bày các nội dung: những kết quả đạt được của đề tài, những
hạn chế của đề tài và những dự định cho tương lai của bản thân tôi
Ngoài ra, cuối quyển luận văn còn có Phụ lục là phần giải đáp các bài tập trong
phiếu học tập và đáp án một số bài tập vận dụng sử dụng trong việc soạn giảng
Trang 9A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển củacác quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướngkhơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động,sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện,năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) Theo đó, vấn đề giáo dục kĩ năng sống chothế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quantâm Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới đưa giáo dục kĩ năng sống vào dạy chohọc sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau Trong giáo dụchiện đại, giáo dục kĩ năng sống là một tiêu chí về chất lượng giáo dục
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đượcđổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận
kỹ năng sống, đó là : Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để
cùng chung sống Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng, từ chủ yếu là
trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ [6,3] Tuynhiên, nhận thức về kĩ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể,đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp, bậchọc còn hạn chế
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã
và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và pháttriển nhân cách của thế hệ trẻ Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội
có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn Đã xuất hiện những vụ ángiết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính làhọc sinh và thầy cô giáo của họ Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổthông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm,… thậm chí là tựsát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao,khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa
đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ mạng sống… Có nhiều nguyên nhânkhác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu
xa là do các em thiếu kĩ năng sống Do chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩnăng sống nên học sinh phổ thông nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng cònthiếu hụt những kĩ năng sống cần thiết Chính vì thiếu kĩ năng sống mà nhiều học sinh đãgiải quyết các vấn đề gặp phải một cách tiêu cực dẫn đến các tệ nạn, rủi ro Giáo dục kĩnăng sống có thể cung cấp cho các em kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từcác tình huống thách thức
Trước những vấn đề đó, với vai trò là một giáo viên tương lai, tôi cũng đã có nhiềubăn khoăn, suy nghĩ Tôi muốn làm điều gì đó thiết thực cho các em đặc biệt là các học
Trang 10sinh bậc THPT thông qua chính chuyên ngành của tôi Vì thế tôi quyết định chọn đề tài:
“Bước đầu tìm hiểu việc giáo dục kỹ năng sống trong dạy học 6 bài - Vật lí 10”
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nào kiến thức, kinh nghiệm vào việc giáo dục kĩ năngsống cho các em học sinh phổ thông, giúp các em sớm được tiếp cận với việc giáo dục kĩnăng sống trong môn Vật lí 10, để trở thành những con người toàn diện, năng động, sángtạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội Tôi hi vọng rằng sau luận văn này tôi
sẽ hoàn thiện và đúc kết thêm nhiều kiến thức mới, trao dồi nhiều kinh nghiệm quý báucho bản thân, nhất là cho việc ứng dụng đề tài nghiên cứu này một cách hiệu quả khi dạyVật lí ở trường phổ thông đặc biệt là Vật lí 10
2 Lịch sử vấn đề
Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạycho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau Chương trìnhhành động Dakar về giáo dục cho mọi người (Senegal - 2000) đã đặt ra cho mỗi quốc giaphải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phùhợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục
Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt
Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua Dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV / AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùngHội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện.Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước
và quốc tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòngchống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòngchống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường,… Giáo dụcphổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung vàphương pháp dạy học (PPDH) gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI: Học để biết,học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếpcận KNS Đặc biệt, rèn luyện KNS cho học sinh (HS) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạoxác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013
Trên tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổchức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho HS qua một số môn học: địa lý,ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dành chogiáo viên với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), được khuyến khíchgiảng dạy dưới hình thức lồng ghép trong cả nước kể từ năm 2010
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sốngcho HS của nhiều tác giả trong cả nước với nhiều tên gọi và mức độ khác nhau mà trongphạm vi đề tài tôi xin không đề cập đến
Ở trường Đại học Cần Thơ, chương trình đào tạo của sinh viên khoa sư phạm kể
từ khóa 36 có thêm học phần Giáo dục kỹ năng sống cho HS, mã học phần SP088 trong
Trang 11nhóm các học phần tự chọn nhằm giúp các sinh viên ngành sư phạm làm quen với mônhọc mới này để ứng dụng hiệu quả vào việc giảng dạy khi ra trường.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của bản thân qua các phương tiện truyền thông thì hiệntại, chưa có tài liệu, bài viết về giáo dục kĩ năng sống cho HS trong môn Vật lí, nên cóthể nói tôi là người đầu tiên chọn đề tài liên quan đến giáo dục kĩ năng sống trong mônVật lí làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình
3 Mục tiêu của đề tài
Những mục tiêu mà đề tài cần hướng tới là:
- Hệ thống hoá lý thuyết về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung họcphổ thông
- Đưa ra mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 cho học sinh ởtrường trung học phổ thông và qui trình thiết kế một tiết dạy thực hiện giáo dục kĩ năngsống
- Vận dụng lý thuyết để soạn giảng 6 bài về giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật
lý lớp 10 ở trường trung học phổ thông
4 Giới hạn của đề tài
Do giới hạn về thời gian, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, tôi chỉ tập trungnghiên cứu việc vận dụng lý thuyết vào soạn giảng 6 bài thực hiện giáo dục kĩ năng sốngtrong môn Vật lí 10
5 Các phương pháp thực hiện đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết: tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài Sau đó, nghiêncứu, trích lọc, hệ thống lại và đưa ra các ý kiến, quan điểm, các nội dung viết về việc giáodục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Vật lí
- Vận dụng lý thuyết: Soạn giảng 6 bài thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong mônVật lí 10
6 Các bước thực hiện đề tài
- Xác định mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
- Xây dựng đề cương
- Xây dựng cơ sở lý thuyết
- Vận dụng cơ sở lý thuyết để soạn 6 bài thực hiện giáo dục kĩ năng sống trongdạy học Vật lí 10
- Hoàn thành luận văn
Trang 12B NỘI DUNG Phần 1: CƠ SƠ LÝ THUYẾT CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 Kĩ năng sống
1.1 Quan điểm về kĩ năng sống
Kĩ năng sống (KNS) còn được gọi với các tên như : như kĩ năng tâm lí xã hội(Social Emotional Skills), kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy (Personal, Learning andThingking Skills) Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúpcác cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàngngày Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới,cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹnăng; theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), KNS
gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng
tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức
được hậu quả…; căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với
người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm
(Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mụctiêu, đảm nhận trách nhiệm,…([6,7-8],[5,3])
Từ những quan điểm trên, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể,cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản líbản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làmviệc hiệu quả Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khảnăng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cựctrước các tình huống của cuộc sống ([6,8],[5,4]) KNS không phải tự nhiên có được màphải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống Quátrình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục KNS vừa mang tính cánhân (vì đó là khả năng của cá nhân), vừa mang tính xã hội (vì phụ thuộc vào các giaiđoạn phát triển lịch sử xã hội; chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình,cộng đồng, dân tộc)
1.2 Phân loại kĩ năng sống
Tùy theo quan niệm về KNS, có các cách phân loại KNS khác nhau
Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau([6,9],[5,5]): kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán, kĩ năng giaotiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp ứng xử cánhân, kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản thân,kĩ năng xác định giá trị, kĩnăng thể hiện sự cảm thông và kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
Trang 13Trong giáo dục vương quốc Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là ([6,9],[5,5]): hợp tác nhóm; tự quản; tham gia hiệu quả; suy nghĩ / tư duy bình luận, phê phán;suy nghĩ sáng tạo; nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Bên cạnh đó, đối với việc giáo dục chính qui ở nước ta trong những năm vừa qua,KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm 3 nhóm chính ([6,10],[5,5]):nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm các KNS cụ thể như: tự nhậnthức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,…;nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, gồm các KNS cụ thể như: giao tiếp
có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,
…; nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, gồm các KNS cụ thể như: tìmkiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấnđề,…
Trên đây chỉ là một số trong các cách phân loại KNS Tuy nhiên, mọi cách phân loạiđều chỉ là tương đối Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà cóliên quan chặt chẽ đến nhau Ví dụ: Khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì các kĩnăng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng
tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị,…thường được vận dụng
Trong đề tài này, tôi sử dụng cách phân loại KNS trong giáo dục chính qui ở nước ta
để gọi tên các KNS cần được giáo dục trong phạm vi một bài học thực hiện giáo dụcKNS
2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
2.1 Tầm quan trọng
Theo các tài liệu giáo dục kĩ năng sống ([6, 10 - 13]; [5, 6 - 8 ]), cần thiết phải thựchiện giáo dục KNS cho học sinh (HS) trong nhà trường phổ thông vì bốn lí do chính:KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội; giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối vớithế hệ trẻ; giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dụcKNS cho HS trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
2.1.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái
độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàngtrước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phùhợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống củachính mình Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộcsống
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người Việc thiếuKNS của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiệnrượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc,… Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi
Trang 14mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề
xã hội
2.1.2 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyếtđịnh sự phát triển của đất nước trong những năm tới Nếu không có KNS, các em sẽkhông thể hiện hết trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước Bêncạnh đó, lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ,ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, cònthiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhậpquốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen củanhững yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giátrị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu khôngđược giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạolực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách
Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành
vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khảnăng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹpvới gia đình, bạn bè và mọi người
2.1.3 Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xãhội Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải
có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nóichung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể
hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng địnhmục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa(SGK) phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhânlực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyềnthống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực
và trên thế giới Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) đã đề ra nhiệm
vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, PPDH Luật Giáo
dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp;trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thứccho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hànhđộng, năng lực thực tiễn Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo
Trang 15hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồidưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên.” (Luật giáo dục năm 2005, Điều 5).
Giáo dục KNS cho HS, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả nănglàm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khảnăng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng phù hợp với mục tiêugiáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông Phương pháp giáo dụcKNS, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề,nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏichuyên gia,… cũng phù hợp với định hướng về đổi mới PPDH ở trường phổ thông
Tóm lại, việc giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là rất cần thiết
để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
2.1.4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là
xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhàtrường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trunghọc Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức: hoặc KNS
là một môn học riêng biệt hoặc KNS được tích hợp vào một vài môn học chính hoặcKNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình Tuy nhiên,chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một môn học riêng biệt như: Ma-la-wi, Cam-pu-chia,… Còn đa số các nước, để tránh sự quá tải trong nhà trường, thườngtích hợp KNS vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội như:giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường,… Một sốnước đã sử dụng tiếp cận “Whole School Approach” trong đó có hình thức xây dựng
“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường
Từ những lí do đã trình bày ở trên có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho HStrong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt
2.2 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
2.2.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủyếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sựphát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có thể nói, mục tiêu giáodục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm,học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996)
Theo tài liệu giáo dục KNS trong các môn học ở nhà trường THPT ([6,13],[5,9]) việcgiáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
Trang 16- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở
đó, hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành
vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triểnhài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
2.2.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Có 5 nguyên tắc giáo dục KNS ( thường gọi là nguyên tắc 5 T ) mà tài liệu giáo dụcKNS trong các môn học ở nhà trường THPT ([6,14 - 15],[5,9-10]) đã nêu đó là: tươngtác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và cuối cùng là thời gian – môi trường giáodục
2.2.2.1 Tương tác
KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phảithông qua các hoạt động tương tác với người khác Nhiều KNS được hình thành trongquá trình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kĩ năng thươnglượng, kĩ năng giải quyết vấn đề,…) thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xãhội trong nhà trường Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thểhiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người người khác, được đánh giá và xem xétlại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác Vì vậy,việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quantrọng để giáo dục KNS hiệu quả
2.2.2.2 Trải nghiệm
KNS chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua các tình huống thực tế HSchỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó Kinh nghiệm cóđược khi HS hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng vàđiều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế
Giáo viên (GV) cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờhọc sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinhnghiệm sống của chính mình và người khác
2.2.2.3 Tiến trình
Giáo dục KNS phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành
vi Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do đónhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độdẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thayđổi nhận thức và thái độ
2.2.2.4 Thay đổi hành vi
Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướngtích cực Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái
Trang 17độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là mộtquá trình khó khăn, không đồng thời Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái
độ, hành vi hoặc giá trị trước Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức cáchoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HSđiều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấpnhận các giá trị, thái độ và hành vi mới GV cần hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS tự tómtắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờ học / phần học
2.2.2.5 Thời gian – môi trường giáo dục
Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đốivới trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức
và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống
Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng.Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn cùng học hay các thành viêncộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trong các giờ học,trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp và các hoạt động giáo dục khác
2.2.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở ViệtNam những năm qua, tài liệu giáo dục KNS trong các môn học ([6, 15-27], [5,10-22]) đã
đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông bao gồm cácKNS cơ bản, cần thiết sau:
2.2.3.1 Kĩ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như
cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận đánh giá đúng vềtiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân mình;quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảmthấy căng thẳng
Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giaotiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như có thể cảm thông được vớingười khác Ngoài ra, có thể hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyếtđịnh, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực
tế và yêu cầu xã hội Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con ngườiđến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác
Để nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt làqua giao tiếp với người khác
Trang 182.2.3.2 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc ( còn có nhiều tên gọi khác như: xử lí cảm xúc, kiềm chế cảmxúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc,…) là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúccủa mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bảnthân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc mộtcách phù hợp
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp
và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xâydựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
Kĩ năng xử lí cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử vớingười khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năngnày
2.2.3.3 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căngthẳng cho bản thân Khi bị căng thẳng mỗi người thường có tâm trạng, cảm xúc và cáchứng phó khác nhau Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vàocách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó
Kĩ năng ứng phó căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhậnnhững tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhậnbiết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cáchsuy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp cho con người biết suy nghĩ vàứng phó một cách tích cực khi căng thẳng, duy trì được trạng thái cân bằng, không làmtổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, xây dựng được những mối quan
hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS khác như: tựnhận thức, xử lí cảm xúc, giao tiếp, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự giúp đỡ và giải quyếtvấn đề
Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làmviệc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chanhòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh, không đặt ra chomình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân,
2.2.3.4 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự
hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác Để có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, người cần hỗ trợcần có các yếu tố sau: ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, biết xác định được những địa chỉ
hỗ trợ đáng tin cậy đồng thời phải tự tin và biết tìm kiếm đến các địa chỉ đó, biết bày tỏnhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp
Trang 19Tuy nhiên, khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, người cần hỗ trợ cần cư xử đúng mực và
tự tin; cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn; giữ bình tĩnh khi gặp sự đối xử thiếuthiện chí nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiênnhẫn nhưng không sợ hãi và đặc biệt, nếu bị cự tuyệt thì không nên nản chí, kiên trì tìm
sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyếtmâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng Đồng thời, để phát huy hiệu quả của kĩ năng này,cần các KNS: lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, ra quyết định lựachọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn,…
2.2.3.5 Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Chúng ta đều biết nếu có kĩ năng thể hiện sự tự tin thì cá nhân sẽ giao tiếp hiệu quảhơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định
và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tíchcực và lạc quan trong cuộc sống Vì thế, kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiếttrong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm
2.2.3.6 Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồngthời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ
ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồngthời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnhcách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưngkhông làm hại hay gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúp chúng ta có mốiquan hệ tích cực với người khác bao gồm tất cả các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xãhội
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như: bày tỏ sự cảmthông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảmxúc…
Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với kĩ năng giao tiếp, thương lượng,hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn
Trang 202.2.3.8 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh củangười khác, giúp chúng ta hiểu và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông giúp cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặcbiệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc, khuyến khích thái độ quan tâm và hành
vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ
Kĩ năng này được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồngthời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn,thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc
2.2.3.9 Kĩ năng thương lượng
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe,bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.Một người có kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyếtmâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên Đồng thời, kĩ năng thươnglượng còn liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kĩ nănghợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân
2.2.3.10 Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùnglàm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm Kĩ năng hợp tác là một yêucầu quan trọng đối với người công dân trong xã hội hiện đại, giúp mọi người hỗ trợ, bổsung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lạichất lượng và hiệu quả cao hơn trong công việc, giúp cá nhân sống hài hòa trong quan hệvới người khác
Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác là: tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt độngcủa nhóm; biết giao tiếp hiệu quả, biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạtđộng của nhóm; biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi ngườitrong nhóm; nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đã được phân công, đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trìnhhoạt động; có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sảnphẩm do nhóm tạo ra
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS khác như: tựnhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, giải quyết mâu thuẫn, kiênđịnh,…
2.2.3.11 Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diệncác vấn đề, sự vật, hiện tượng,… xảy ra Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để conngười có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp nhất là trong xãhội hiện đại, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp…
Trang 21Kĩ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân Một người có kĩnăng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩnăng xác định giá trị.
2.2.3.12 Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óctưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộnghơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duyminh mẫn và khác biệt, giúp con người ứng phó với hoàn cảnh bất ngờ một cách linhhoạt và phù hợp
Kĩ năng tư duy sáng tạo kết hợp tốt với kĩ năng tư duy phê phán sẽ giúp tăng cườngnăng lực tư duy của cá nhân, giúp giải quyết vần đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất
2.2.3.13 Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết lựa chọn phương án tối ưu đểgiải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời, góp phầnđem lại thành công trong cuộc sống
Để ra quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với các KNS khác như: tự nhậnthức, xác định giá trị, thu thập xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,…Kĩnăng ra quyết định là một phần quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề
2.2.3.14 Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương
án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặpphải trong cuộc sống
Kĩ năng này có liên quan đến kĩ năng ra quyết định và cần nhiều các KNS khác như:giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định,
…
2.2.3.15 Kĩ năng kiên định
Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí
do dẫn đến mong muốn đó Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạtđược những gì mình mong muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữaquyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác
Kiên định khác với hiếu thắng và phục tùng Kĩ năng kiên định giúp chúng ta bảo vệđược chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trướcnhững áp lực tiêu cực của những người xung quanh
Kĩ năng này giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có kết quả Để có kĩnăng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kếthợp tốt với các kĩ năng tự nhận thức, thể hiện sự tự tin và giao tiếp
Trang 222.2.3.16 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thứccùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm Khi đảm nhận trách nhiệm,cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp
đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được mộtkhông khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt đượcmục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thànhviên
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan đến các KNS: tự nhận thức, thể hiện sựcảm thông, hợp tác và giải quyết vấn đề
2.2.3.18 Kĩ năng quản lý thời gian
Kĩ năng quản lí thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ
tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhấtđịnh
Kĩ năng này rất cần thiết cho công việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu
và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực côngviệc
Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làmchủ bản thân Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cánhân và của nhóm
2.2.3.19 Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin làmột KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cáchđầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp với kĩ năng tư duy phê phán và kĩnăng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ
Ta vừa tìm hiểu sơ lược về các KNS cơ bản, cần thiết cho việc giáo dục HS trongnhà trường phổ thông Nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tậptrung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình
Trang 23huống hằng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,những tình huống của cuộc sống Việc hình thành những kĩ năng này không loại bỏ màngược lại phải gắn kết song hành với việc hình thành các kĩ năng học tập (Study skills)như: đọc, viết, tính toán, máy tính,…Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linhhoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể.Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặt điểm vùng, miền, địa phương Giáo viên (GV)
có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trường, lớp mình cho phùhợp
2.3 Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
2.3.1 Cách tiếp cận
Theo tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở trường Trung học phổthông việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông quadạy học các môn học theo một các tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩthuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS
trong quá trình học tập ([6,27],[5,22]) Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá
tải thêm nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà ngược lại, còn làm cho các giờhọc và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với HS
Bình diện trung gian là PPDH cụ thể VD: phương pháp đóng vai, thảo luận,nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi…
Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cáchthức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phùhợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể
Trang 24PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS Trong mô hìnhnày thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH) Các hìnhthức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm) cũng được gọi là các PPDH.
Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học VD: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giaonhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn…
Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV trongcác tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học CácKTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH VD, trongphương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuậtkhăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép…
Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể.Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động KTDH là khái niệm nhỏnhất, thực hiện các tình huống hành động Vì thế, mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phùhợp với nó, mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù Tuy nhiên có những PPDH cụ thểphù hợp với nhiều QĐDH, cũng có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khácnhau (VD: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương phápthảo luận), có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặt thùcủa từng môn học hoặc nhóm môn học
Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ
ràng, ví dụ : động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có
trường hợp lại được coi là một KTDH Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH
hoặc KTDH VD: Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,…
2.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực như : phương pháp dạy học nhóm,phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp giải quyết vấn đề, phươngpháp đóng vai, phương pháp trò chơi và phương pháp dự án Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ
đề cập chi tiết đến các phương pháp được sử dụng là phương pháp dạy học nhóm vàphương pháp giải quyết vấn đề
2.3.3.1 Phương pháp dạy học nhóm
học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trongkhoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sởphân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánhgiá trước toàn lớp [5,24]
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã họchoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới, nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tínhtích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của
HS GV có thể sử dụng các câu hỏi kiểm tra sau để chuẩn bị cho việc dạy học nhóm :
Trang 25Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không ? Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống haykhác nhau ? HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa ? Cần trình bàynhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? Cần chia nhóm theo tiêu chí nào ? Cần tổ chứcphòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào ?
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản [5,24]:
a Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả
c Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả
2.3.3.2 Phương pháp Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn
đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vàotình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giảiquyết vấn đề [5,26] Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì các vấn đề/ tình huốngđưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu: phù hợp với chủ đề bài học vàtrình độ nhận thức của HS, vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS,
có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hìnhhay qua tiểu phẩm đóng vai của HS, vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải, chứađựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cáchgiải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và GQVĐ có quy trình thực hiện như sau [5,26]:
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có
Trang 26- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị)
- So sánh kết quả các cách giải quyết
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
GV khi tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý: các nhóm HS
có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳtheo mục đích của hoạt động; HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấnđề; cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có; cáchgiải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau
Ngoài ra, trong đề tài, tôi còn sử dụng phương pháp trực quan – phương pháp phổbiến trong dạy học Vật lí, nhưng vì phương pháp này chưa nằm trong nhóm các phươngpháp dạy học tích cực và được trình bày cụ thể trong tài liệu Lí luận dạy học Vật lí [60-76] nên tôi không trình bày lại
Chia nhóm theo hình ghép
- GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5 mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có
là 3/4/5 HS trong mỗi nhóm Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GVmuốn có
- HS bốc ngẫu nhiên, mỗi em một mảnh cắt
- HS phải tìm các bạn có mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoànchỉnh
Trang 27- Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.
Chia nhóm theo sở thích
GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiệnmột công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thứcphù hợp với sở trường của các em Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùngbiện,
Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp,nhóm theo giới tính,
2.3.4.2 Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, trả lời được các câu hỏi sau : Nhiệm vụ giaocho cá nhân/nhóm nào? Nhiệm vụ là gì? Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? Thời gianthực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? Sản phẩm cuốicùng cần có là gì? Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
Khi thực hiện kĩ thuật giao nhiệm vụ cần chọn nhiệm vụ phù hợp với: mục tiêu hoạtđộng, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.3.4.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi
để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giákết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HSkhác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS GV và HS
-HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tậptích cực hơn
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để: kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ,khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình dạy học; kiểm tra,đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dunghọc tập; thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
Trang 28- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
2.3.4.4 Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xungquanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà
GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình Sau đó thảo luận nhóm, tìm
ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”
2.3.4.5 Kĩ thuật “Phòng tranh”
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm
- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạnhững ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớphọc như một triển lãm tranh
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’ và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối
-ưu
2.3.4.6 Kĩ thuật “Công đoạn”
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khácnhau Ví dụ: nhóm 1 - thảo luận câu A, nhóm 2 - thảo luận câu B, nhóm 3 - thảo luận câu
C, nhóm 4 - thảo luận câu D,…
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽluân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau Cụ thể là: nhóm 1 chuyển cho nhóm
2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn Sau đó lại tiếp tục luân chuyểnkết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mìnhcùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến củacác bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽtreo kết quả thảo luận lên tường lớp học
Trang 292.3.4.7 Kĩ thuật “Mảnh ghép”
- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìmhiểu sâu về một vấn đề của bài học Chẳng hạn: nhóm 1 - thảo luận vấn đề A, nhóm 2 -thảo luận vấn đề B, nhóm 3 - thảo luận vấn đề C, nhóm 4 - thảo luận thảo luận vấn đề D,
…
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, nhưvậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D, và mỗi
“chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em
đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ
2.3.4.8 Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ýtưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó Các thành viên được cổ vũ tham gia mộtcách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng)
Kĩ thuật này thường được sử dụng trong giai đoạn trong giai đoạn giới thiệu vào mộtchủ đề hoặc sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề hoặc dùng để thu thập cáckhả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
Động não có thể tiến hành theo các bước sau :
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước
cả lớp hoặc trước nhóm
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừtrường hợp trùng lặp
- Phân loại các ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận
2.3.4.9 Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi
về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng vớicác bạn cùng lớp Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quátrình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏisau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì làquan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Trang 30- HS suy nghĩ và viết ra giấy Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khácnhau
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã họcđược và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn đượctiếp tục tìm hiểu thêm
2.3.4.10 Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
Kĩ thuật này được thực hiện qua các bước sau:
- GV nêu chủ đề cần thảo luận
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút vềnhững gì mà các em biết về chủ đề này
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên
2.3.4.11 Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông quaviệc hỏi và trả lời các câu hỏi
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
2.3.4.12 Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia”
về một chủ đề nhất định
- Các “chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quanđến chủ đề mình được phân công
- Nhóm “chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học
- Một em trưởng nhóm “chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời cácbạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời
2.3.4.13 Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
Trang 31Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng haykết quả làm việc của cá nhân / nhóm về một chủ đề Kĩ thuật này được thực hiện như sau:
- Viết tên chủ đề / ý tưởng chính ở trung tâm
- Từ chủ đề / ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chínhviết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trungtâm nói trên
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánhchính đó
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
2.3.4.14 Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
Đối với kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”, GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể
để các em hiểu được nhiệm vụ của mình Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lạinhững tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của GV Kĩ thuật này được thựchiện như sau:
- GV đưa ra một câu chuyện/ một vấn đề/ một bức tranh/ một thông điệp/ mới chỉđược giải quyết một phần và yêu cầu HS/ nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại
- HS/ nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao
- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm
- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
2.3.4.15 Kĩ thuật “Viết tích cực”
Kĩ thuật “Viết tích cực” có thể sử dụng trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi
và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắngọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định hoặc yêucầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp Ngoài ra, kĩ thuật này cũng
có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắmkiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai
2.3.4.16 Kĩ thuật “Đọc hợp tác” ( còn gọi là Đọc tích cực )
Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thờigian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS Cách tiến hành như sau:
- GV nêu câu hỏi/ yêu cầu định hướng HS đọc bài/ phần đọc
- HS làm việc cá nhân:
+ Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/ phần đọc đểtìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/ cụm từ quan trọng
Trang 32+ Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/ phần đọc và biết liên tưởng tới những gìmình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.
+ Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/ phần đọc qua việc tập trung vào các ýquan trọng theo cách hiểu của mình
HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tậptrung để giúp các em chú ý tốt hơn và sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc mộtmình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dungphim đã xem
2.3.4.18 Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
Hoạt động này giúp HS hiểu và mở rộng hiểu biết của các em về những tài liệu đọcbằng cách thảo luận, nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Cách thực hiện như sau:
- HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận về ý nghĩa của nó,chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc
- Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp
- Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn kháctrong lớp về bài đọc
Trong đề tài này, tôi thường sử dụng các KTDH như: chia nhóm, đặt câu hỏi, độngnão
2.4 Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
2.4.1 Xác định KNS cần được giáo dục
Dựa vào mục tiêu bài học, xác định những KNS được cần giáo dục trong quátrình dạy học Để đạt được mục tiêu bài học, bên cạnh việc học trên lớp, HS còn phải tựhọc ở nhà và thông qua các biện pháp thích hợp, GV sẽ kiểm tra, đánh giá được mức độnắm, sử dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS đối với nội dung bài đã học Các KNS cơbản cần được giáo dục trong bài thực hiện giáo dục KNS là các KNS mà HS sẽ được giáodục và rèn luyện trong tiết học trên lớp Các KNS sẽ được xác định dựa vào các hoạtđộng giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS trên lớp để đạt được mục tiêu bàihọc
Trang 33Từ những KNS được xác định, đưa ra những PPDH/ KTDH để đạt được nhữngKNS đó Việc xác định các PPDH/KTDH chỉ mang tính tương đối, có thể thay đổi chophù hợp với tình huống thực tế.
2.4.2 Tiến trình dạy học (Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống)
Theo tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở trường phổ thông 37], [5,36-37]…), một bài giáo dục KNS thường được thực hiện theo 4 bước / giai đoạn sau:
1.
Khám
phá
- Kích thích HS tự tìmhiểu xem các em đã biết
gì về những khái niệm,
kĩ năng, kiến thức… sẽđược học
- Giúp GV đánh giá /xác định thực trạng(kiến thức, kĩ năng…)của HS trước khi giớithiệu vấn đề mới
- GV (cùng với HS)thiết kế hoạt động (cótính chất trải nghiệm)
- GV (cùng với HS) đặtcác câu hỏi nhằm gợilại những hiểu biết đã
có liên quan đến bàihọc mới
- GV giúp HS xử lí /phân tích các hiểu biếthoặc trải nghiệm của
HS, tổ chức và phânloại chúng
- GV đóng vai trò lập kếhoạch, khởi động, đặt câuhỏi, nêu vấn đề, ghichép…
- HS cần chia sẻ, trao đổi,phản hồi, xử lí thông tin,ghi chép…
- Một số kĩ thuật dạy họcchính: Động não, phân loại/ xác định chùm vấn đề,thảo luận, chơi trò chơitương tác, đặt câu hỏi,
2 Kết
nối
Giới thiệu thông tin,kiến thức và kĩ năngmới thông qua việc tạo
“cầu nối” liên kết giữacái “đã biết” và cái
“chưa biết” Cầu nốinày sẽ kết nối kinhnghiệm hiện có của HSvới bài học mới
- GV giới thiệu mụctiêu bài học và kết nốichúng với các vấn đề đãchia sẻ ở bước 1
- GV giới thiệu kiếnthức và kĩ năng mới
- Kiểm tra xem kiếnthức và kĩ năng mới đãđược cung cấp toàndiện và chính xác chưa
- GV nên đóng vai trò củangười hướng dẫn; HS làngười phản hồi, trình bàyquan điểm / ý kiến, đặt câuhỏi / trả lời
- Một số kĩ thuật dạy học:Chia nhóm thảo luận,người học trình bày, kháchmời, đóng vai, sử dụngphương tiện dạy học đachức năng (chiếu phim,băng, đài, đĩa…)
- Định hướng để HSthực hành đúng cách
- GV thiết kế / chuẩn bịhoạt động mà theo đóyêu cầu HS phải sửdụng kiến thức và kĩnăng mới
- HS làm việc theonhóm, cặp hoặc cá nhân
- GV nên đóng vai trò củangười hướng dẫn, người
hỗ trợ
- HS đóng vai trò ngườithực hiện, người khámphá
Trang 34- Điều chỉnh nhữnghiểu biết và kĩ năng cònsai lệch.
để hoàn thành nhiệmvụ
- GV giám sát tất cảmọi hoạt động và điềuchỉnh khi cần thiết
- GV khuyến khích HSthể hiện những điều các
em suy nghĩ hoặc mớilĩnh hội được
- Một số kĩ thuật dạy học:
mô phỏng, hỏi - đáp, tròchơi, thảo luận nhóm /tranh luận…
4 Vận
dụng
Tạo cơ hội cho HS tíchhợp, mở rộng và vậndụng kiến thức kĩ năng
có được vào các tìnhhuống / bối cảnh mới
- GV (cùng với HS)lập kế hoạch các hoạtđộng đối với nhiều mônhọc / lĩnh vực học tậpđòi hỏi HS vận dụngkiến thức và kĩ năngmới
- HS làm việc theonhóm, cặp và cá nhân
để hoàn thành nhiệmvụ
- GV và HS cùngtham gia hỏi và trả lờitrong suốt quá trình tổchức hoạt động
- GV có thể đánh giákết quả học tập của HStại bước này
- GV đóng vai trò ngườihướng dẫn và người đánhgiá
- HS đóng vai trò ngườilập kế hoạch, người sángtạo, thành viên nhóm,người giải quyết vấn đề,người trình bày và ngườiđánh giá
- Một số kĩ thuật dạyhọc: Dạy học hợp tác, làmviệc nhóm, dạy học dựán…
Trang 35Sau đây là các kí hiệu được sử dụng cho việc soạn một số bài thực hiện giáo dục KNS trong đề tài:
3 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông
3.1 Mục tiêu của chương trình Vật lí 10 trung học phổ thông
Theo sách giáo viên Vật lí 10 [2,5], mục tiêu của chương trình Vật lí trung họcphổ thông được xác định:
- Các đại lượng, các định luật và nguyên lí cơ bản
- Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất
- Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất
- Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thùcủa Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình
2 Về kĩ năng
- Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sốnghằng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồnkhác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí
- Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, có kĩ năng lắp ráp và tiến hànhcác thí nghiệm vật lí đơn giản
Trang 36- Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề racác dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quátrình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật
lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ởmức độ phổ thông
- Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị, để trình bày rõ ràng,chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thôngtin
3 Về thái độ
- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với nhữngđóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoahọc
- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và cótinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểubiết đã đạt được
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiệnsống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.”
3.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10 trung học phổ thông
Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Vật lí trung học phổ thông được xác định dựavào mục tiêu giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông và mục tiêu của chươngtrình Vật lí 10 trung học phổ thông Vật lí là một khoa học thực nghiệm, nên các kĩ nănghọc tập Vật lí sẽ góp phần vào việc giáo dục các KNS, tập trung vào các kĩ năng chủ yếunhư:
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: thu thập thông tin từ các việc quan sát, thí nghiệm, tracứu
- Kĩ năng xử lí thông tin, khái quát hóa để rút ra kết luận, thành lập các biểu bảng,
vẽ đồ thị…để rút ra quy luật; sắp xếp, hệ thống hóa, lưu trữ thông tin
- Kĩ năng ra quyết định: sau khi thu thập và xử lí thông tin, HS lựa chọn các giảthuyết khác nhau và quyết định nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh
- Kĩ năng truyền đạt thông tin bằng lời, bằng văn bản…
- Kĩ năng tư duy, bình luận phê phán khi lắp ráp và thực hiện những thí nghiệm vật
lí đơn giản, xác định sai số và trình bày hợp lí kết quả thu được
- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua việc xử lí các tình huống liênquan đến nội dung bài học, thực tiễn sản xuất và cuộc sống, qua đó có được kĩ năng nhậndiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo
Trang 37- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, lắng nghe tích cực, có trách nhiệm và kĩ năng quản líthời gian được hình thành khi HS tham gia vào hoạt động tổ, nhóm Từ đó góp phần giúpcác em có kĩ năng tự khẳng định bản thân, tăng thêm sự tự tin.
Tùy vào nội dung từng bài trong chương trình học mà mức độ giáo dục KNS sẽkhác nhau
Trang 38VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT SOẠN 6 BÀI THỰC HIỆN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 Bài 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1.1 Xác định KNS cần được giáo dục trong bài.
1.1.1 Mục tiêu bài học
Theo sách giáo viên vật lý 10 [2,26], mục tiêu bài học được xác định như sau:
- Kiến thức: (1) Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều
(6) + Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.”
1.1.2 Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài
Để đạt được mục tiêu (1) và (6), ở trên lớp, trong giai đoạn Kết nối, HS nên được
yêu cầu đọc định nghĩa chuyển động thẳng đều trong SGK và nêu ví dụ về chuyển độngthẳng đều trong thực tế (sau khi làm rõ một đặc điểm của chuyển động thẳng đều - tốc độtrung bình như nhau trên mọi quãng đường) Từ các hoạt động đó, các em được rèn luyện
kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng khitrình bày ý kiến trước lớp và tham gia xây dựng bài
Để đạt được mục tiêu (2), (4) và (5), ở trên lớp, trong giai đoạn Kết nối và giai đoạn
Vận dụng, HS cần được yêu cầu giải các bài tập ví dụ, các bài tập trong phiếu học tập
bằng hình thức hoạt động nhóm Như vậy, trong khi tham gia các hoạt động xây dựngbài, củng cố và vận dụng kiến thức vào các bài tập cụ thể, các em được giáo dục và rènluyện các KNS như: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suynghĩ / ý tưởng khi trình bày ý kiến / kết quả thảo luận trước nhóm, tổ, lớp, kĩ năng tìmkiếm, xử lí thông tin về chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động và đồ thị tọa
độ - thời gian của chuyển động thẳng đều, kĩ năng giải quyết vấn đề khi giải các bài toán
về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau, kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhậntrách nhiệm và hợp tác trong hoạt động nhóm…
Trang 39- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng khi HS tham gia vào cáchoạt động xây dựng bài như phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về chuyển động thẳng đều, phương trình chuyểnđộng và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi giải các bài toán về chuyển động thẳng đều ở cácdạng khác nhau
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm và hợp tác trong hoạt động nhóm
1.1.3 Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Nhắc lại cáchvẽ
- : Hãy nêucông thức tínhvận tốc trungbình
- : Hãy nhắclại cách vẽ đồthị của hàm bậcnhất trong toánhọc
- Kĩ năng thểhiện sự tự tin
- Kĩ năng lắngnghe tíchcực,trình bàysuy nghĩ / ýtưởng
- Vấn đáp –tìm tòi
?
?
Trang 40Nội dung Học sinh Giáo viên KNS cơ bản PPDH /
- Hãy xác địnhđường đi của chấtđiểm
- Hãy tính tốc
độ trung bình
- Ý nghĩa của tốc
độ trung bình; phânbiệt vận tốc trungbình và tốc độ trungbình
- Kĩ năng thể hiện
sự tự tin
- Kĩ năng lắngnghe tích cực,trình bày suynghĩ / ý tưởng
- Kĩ năng tìmkiếm, xử lí thôngtin về tốc độ trungbình, chuyểnđộng thẳng đều
và quãng đường
đi được trongchuyển độngthẳng đều
- Trựcquan -tìm tòi
- Vấnđáp –tìm tòi
- : Nêu ví dụchuyển động thẳngđều trong thực tế?
= vt => s tỉ lệthuận với t)
- :Quãng đường
đi được trong chuyểnđộng thẳng đều cóđặc điểm gì? Nếu v làđại lượng không đổithì s tỉ lệ thế nào vớit?
- Kĩ năng thể hiện
sự tự tin
- Kĩ năng lắngnghe tích cực,
- Dạyhọcnhóm
- Trực
?
? T