Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
TRONG KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp : Anh 1 - TCNH - TCQT
Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Thị Lương Bình
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
DANH MỤC VIẾT TẮT
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối 4
I Tổng quan về phân tích cơ bản 4
1 Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản: 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản 4
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản 5
2 Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản 5
2.1 Những chỉ báo kinh tế 6
2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân 7
2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội 7
2.1.3 Chi tiêu dùng của người dân 8
2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ 8
2.2 Những chỉ báo về lạm phát 8
2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI) 9
2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI) 9
2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng 10
2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good 10
2.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân 11
2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội 11
2.2.7 Chỉ số CRB 11
2.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC 12
2.3 Những chỉ báo về việc làm 12
Trang 32.4 Chỉ báo chi tiêu dùng 12
2.4.1 Doanh số bán lẻ 12
2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng 13
2.4.3 Xây dựng nhà mới 13
2.4.4 Sản xuất công nghiệp 14
2.5 Các chỉ báo quan trọng nhất 14
II Phân tích kĩ thuật 15
1 Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật 15
1.1 Khái niệm 15
1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản 15
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kĩ thuật 17
2 Các loại biểu đồ 17
2.1 Biểu đồ tuyến (line charts) 17
2.2 Biểu đồ thanh phương Tây (Western bar charts) 17
3 Các mẫu hình cơ bản trong phân tích kĩ thuật 20
4 Các Lý thuyết cơ bản và công cụ sử dụng trong phân tích kĩ thuật 24
4.1 Lý thuyết Dow 24
4.2 FIBONACCI 25
4.3 Mức sàn, mức trần, đường xu hướng và kênh xu hướng 27
4.3.1 Mức sàn (support) và mức trần (resistance) 27
4.3.2 Đường xu hướng 27
4.3.3 Kênh xu hướng 28
4.4 Đường trung bình động 28
4.5 Đường Bollinger Bands 29
4.6 MACD 30
4.7 PARABOLIC SAR 31
Trang 44.9 Chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative strength index- RSI) 32
III Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh trên thị trường ngoại hối 33
1 Các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối 33
2 Hình thức kinh doanh 33
3 Lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối 34
4 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 34
Chương II Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ 36
I Nền kinh tế Mĩ trong những năm gần đây 37
II Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái 40
III Phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 43
Chương III Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam 77
I Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 77
1 Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam 77
1.1 Là một thị trường non trẻ 77
1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW 78
1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá dần các giao dịch ngoại hối 79
1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước 80
1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD 81
2 Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 82
2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam 82
Trang 52.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả
nổi có điều tiết của chính phủ 84
2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 84
2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng đô la hoá: 88
2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường 88
2.6 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 89
2.7 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối 90
II Điều kiện áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam 91
1 Hoàn thiện môi trường pháp lí 91
2 Kiểm soát tỷ giá thị trường theo hướng phù hợp với cung-cầu ngoại tệ: 95
3 Nâng cấp hệ thống thông tin 95
4 Đầu tư phát triển con người 96
Kết Luận 98
Danh mục tài liệu tham khảo 99
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Biểu đồ thanh 18
Hình 1.2 Biểu đồ hình nến 18
Hình 1.3 Mẫu hình hai đỉnh 21
Hình 1.4 Mẫu hình hai đáy 22
Hình 1.5 Mẫu hình Vai- đầu - vai 22
Hình 1.6 Mẫu hình Vai- đầu- vai đảo ngược 23
Hình 1.7 Các mức giới hạn của Fibonacci hồi truy 26
Hình 1.8 Fibonacci mở rộng 27
Hình 1.9 Bolinger band, đường trung bình động- MA và đường trung bình hội tụ phân kì-MACD 30
Hình 1.10 PARABOLIC SAR, STOCHASTICS, RSI-chỉ số sức mạnh tương đối 32
Hình 2.1 Khối lượng giao dịch của đồng USD 39
Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 4/2007 đến tháng 2/2010 trên thị trường ngoại hối Mĩ 44
Hình 2.3: Các mốc biến động tỉ giá USD/JPY từ 2007 đến 2010 46
Hình 2.4 Chi tiêu trong đầu tư xây dựng tháng 11 năm 2009 47
Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 1 năm 2010 49
Hình 2.7 Doanh số bán nhà 51
Hình 2.8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010 52
Hình 2.9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng 53
Hình 2.10 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ 4/1 đến 12/1 61
Hình 2.11 Diễn biến tỷ giá USD/JPY, chỉ báo ADX, RSI 62
Hình 2.12 Mô hình vai- đầu- vai 63
Hình 2.13 Mô hình hai đỉnh 69
Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mĩ 72
Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia 72
Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko Hyo 76
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tăng trưởng thực tế bình quân của các thành phần đóng góp
vào GDP hàng năm từ 1980 đến 2003 41
Bảng 2.2 Chỉ số sản xuất ISM tháng 12 47
Bảng 2.3 Lượng tiền cơ sở hàng tháng của Nhật Bản 48
Bảng 2.4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật 58
Bảng 2.5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật 58
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
Viện dầu khí Hoa Kì
Cục nghiên cứu hàng hóa thương mại
Dòng vốn quốc tế
Trang 9Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp phân tích phổ biến trong kinh doanh trên rất nhiều thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối Với những ưu điểm của mình hai phương pháp này đã bổ sung cho nhau giúp các nhà đầu tư thực hiện hiệu quả việc đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa Tuy nhiên, việc ứng dụng hai phương pháp này trong việc phân tích biến động tỉ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do chế độ tỷ giá của VND và USD – đồng tiền chiếm tỉ lệ lớn nhất trong giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam, vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn, hệ thống pháp lí, thông tin vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh…Chính những vấn đề này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam đi sau một khoảng cách khá xa so với thị trường ngoại hối ở các nước phát triển và chưa thực hiện được đúng chức năng cơ bản của nó đó là điều tiết cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế Vì vậy, một vấn
đề đặt ra là, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc phương pháp phân tích
cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện để hai phương pháp này có thể phát huy được ưu thế của mình trên thị trường ngoại hối Việt Nam Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tác giả đã chọn
đề tài “phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Tìm hiểu hệ thống các vấn đề lý luận về phân tích cơ bản và phân tích
kĩ thuật
Trang 10- Áp dụng lí thuyết để phân tích tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại hối Mĩ trong giai đoạn tháng 1 năm 2010
- Đưa ra những điều kiện nhằm áp dụng hiệu quả hai phương pháp phân tích trên vào thị trường ngoại hối Việt Nam
Thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích các chỉ báo kinh tế cơ bản áp dụng cho việc nghiên cứu nền kinh tế trong phân tích cơ bản, phân tích các công cụ sử dụng trong phân tích
kỹ thuật thường sử dụng cho kinh doanh trên thị trường ngoại hối
- Phân tích ứng dụng của những chỉ báo kinh tế cơ bản và các công cụ kĩ thuật vào phân tích biến động của thị trường ngoại hối Mĩ cho cặp tiền tệ USD và JPY
- Phân tích đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam và đưa ra những điều kiện để ứng dụng hiệu quả hai phương pháp trên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu ý nghĩa các chỉ báo của phương pháp phân tích cơ bản và tác dụng của các cộng cụ sử dụng trong phân tích cơ bản
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong việc phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 dựa trên các thông tin kinh tế
vĩ mô và mô hình phân tích kĩ thuật
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệ trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp thông tin kinh tế chung của hai nước Nhật Bản và Hoa Kì
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp diễn giải và qui nạp, phương pháp thống kê, so sánh để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu
5 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
Trang 11- Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật
trong kinh doanh ngoại hối
- Chương 2: Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY
trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ
- Chương 3: Điều kiện để áp dụng hiệu quả phân tích cơ bản và phân
tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam
Trang 12Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ
thuật trong kinh doanh ngoại hối
I Tổng quan về phân tích cơ bản
1 Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản:
1.1 Khái niệm
Phân tích cơ bản là một phương pháp xem xét thị trường thông qua những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh hưởng đến cung và cầu của một đồng tiền nhất định Nói một cách khác là chúng ta phải đánh giá nền kinh tế của quốc gia nào hoạt động tốt và nền kinh tế nào bị giảm sút
1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản
a, Phân tích cơ bản chú ý đến các yếu tố tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Khi nói về phân tích cơ bản người ta muốn nói đến việc nghiên cứu các nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia Nó là việc dự đoán những biến động của giá cả và xu hướng thị trường bằng cách phân tích các chỉ báo kinh tế, chính sách nhà nước và các yếu tố xã hội khác trong phạm vi một chu kì kinh doanh Các nhà phân tích cơ bản phải nghiên cứu các dấu hiệu khác nhau từ biến động giá trên biểu đồ, thông tin kinh tế công bố thường xuyên và các sự kiện chính trị, xã hội hàng ngày có tác động đến thị trường tiền tệ Ví dụ, khi phân tích một dự báo của một nhà kinh tế học về sự tăng trưởng GDP hoặc báo cáo về tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ có một cái nhìn tương đối về sức khoẻ của nền kinh tế đó Các yếu tố cơ bản này cũng có những tăng giảm thường xuyên trong cả ngắn hạn và dài hạn Khi đi sâu vào nghiên cứu sự phức tạp và tinh tế của các yếu tố cơ bản thì kiến thức
và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu sẽ gia tăng đáng kể
Trang 13b, Phân tích cơ bản là một cách hiệu quả để tiên đoán các điều kiện kinh tế, nhưng giá trị chính xác của thị trường không phải là một nhiệm vụ chính
Mục tiêu chính của phân tích cơ bản là dự đoán về giá trị sinh lời tiềm
ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực tế dựa trên các lí thuyết căn bản: Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP) và ngang giá sức mua (PPP)
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản
Với những đặc điểm trên, phân tích cơ bản đã cho thấy ưu điểm lớn nhất của phương pháp phân tích này đó là:
- Khả năng dự đoán xu thế dài hạn
- Nắm bắt giá trị thực tế của ngoại tệ
Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều hạn chế như:
- Chỉ có hiệu quả nếu nhà phân tích tiếp cận thông tin đầy đủ, có khả năng phân tích và dự tính tốt để hành động ngay
- Phục thuộc vào hệ thống thông tin kinh tế của các quốc gia
- Chỉ xác định được giá trị tốt mà chưa xác định được thời điểm mua bán thích hợp
2 Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản
Bất cứ một tin tức, sự kiện nào tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế đều được coi là những yếu tố cơ bản Từ sự thay đổi trong nền kinh tế, thay đổi lãi suất, bầu cử chính trị đến những thông tin về thiên tai đều có thể tác động đến nền kinh tế trong tương lai Những tin tức này không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà chúng còn khác nhau về tầm quan trọng và thời điểm công bố Những thông tin kinh tế thường được lên kế hoạch thông báo trước và có thể dễ dàng tìm kiếm được, nhất là ở những nước công nghiệp
Trang 14Không như những thông tin kinh tế, các tin tức về chính trị thì có thể được công bố vào bất kì thời điểm nào và chắc chắn là chúng có ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối nhưng chỉ trong ngắn hạn Ở Mĩ các cuộc bầu cử diễn ra 4 năm 1 lần và các ứng cử viên đã được thông báo trước công chúng, chính vì vậy mà thị trường ngoại hối ở đây được xem là ổn định nhất Ở các quốc gia khác, ví dụ như Italia, bộ máy chính phủ không ổn định và thời gian bầu cử nghị viện có thể diễn ra bất cứ lúc nào, khiến chúng ta không thể đoán trước được
Những yếu tố tài chính được xác định và dự đoán dựa trên thực tế Việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương ở Mĩ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản vẫn có thể dự đoán được mặc dù những thông tin này luôn được giữ bí mật Trong khi những thay đổi về lãi suất gần như không thể biết trước thì chúng ta vẫn có thể biết được thời gian diễn ra những cuộc họp mặt của các quan chức ngân hàng trung ương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Để hệ thống lại các chỉ báo thường được sử dụng trong phân tích cơ bản, ta sẽ tìm hiểu các nhóm chỉ báo chính sau:
2.1 Những chỉ báo kinh tế
Những chỉ báo kinh tế cho tới nay đã cung cấp phần lớn thông tin của tất cả các yếu tố cơ bản được sử dụng để phân tích trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối Không giống như tài chính, chính trị và các nhân tố gây ra khủng hoảng, các nhân tố kinh tế diễn ra đều đặn và ở những thời điểm cụ thể
và thường xuyên hơn Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được các thông tin kinh tế này và đưa các quyết định giao dịch chính xác Tuy nhiên nắm bắt được thông tin thôi là chưa đủ, muốn có được lợi nhuận chúng ta cần phải đưa
ra những dự báo chuẩn xác về xu hướng biến động
Những thông tin kinh tế thông thường được đăng tải hàng tháng ngoại trừ một số thông tin về tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá thuê nhân công…
Trang 15chỉ được thông báo hàng quý, hàng năm Trong khi đó lại có những thông tin kinh tế được công bố hàng tuần và thường tạo ra ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường ngoại hối Tất cả thông tin đều được thông báo cả con số năm trước và năm nay để các nhà giao dịch có thể so sánh được và xác định tình hình thực tế của nền kinh tế thông qua sự so sánh đó
Thông tin về những gì sắp diễn ra hay những con số kinh tế của Mĩ luôn được thông báo trên những tờ báo hàng đầu như Wall street, Financial Times và NewYork Times Và một số trang web đáng tin cậy như
www.bloomberg.com hay một nguồn thông tin khác nữa của ngân hàng dự trữ New York www.ny.frb.org
2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân
Tổng thu nhập quốc dân (GNP) được xem là chỉ thị kinh tế quan trọng nhất và nhiều nhà phân tích đồng ý rằng nó là thước đo thực trạng nền kinh tế một cách toàn diện nhất GNP là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra bởi người dân của một nước không phân biệt người đó có đang sống và làm việc tại chính quốc gia của mình hay không Khi một báo cáo cho thấy GDP thực tế đã tính đến các yếu tố điều chỉnh tăng thì đó là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế và tạo nên một sự lạc quan cho thị trường kinh doanh của đồng tiền nước đó
2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội
Tổng thu nhập quốc nội- GDP lại phản ánh tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia bao gồm của cả người dân của những nước khác đang sinh sống và làm việc trên quốc gia đó Nó cũng có ý nghĩa tương tự như GDP, khi mà tổng sản lượng hành hóa dịch vụ thực tế sản xuất
ra của một quốc gia mà tăng thì đó là dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế của nước đó và ngược lại
Trang 162.1.3 Chi tiêu dùng của người dân
Chỉ tiêu chi tiêu dùng thường được đánh giá trên góc độ tâm lí tự nhiên,
nó cho biết sự tự tin của người tiêu dùng hơn là lượng tiêu dùng thực tế Chi tiêu dùng do từng cá nhân dựa vào mức thu nhập thực tế và thu nhập khả dụng của bản thân mà ra quyết định chi tiêu cho hợp lí
2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ
Chi tiêu công là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đó nó chiếm tỉ lệ đáng
kể và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nhưng nó cũng có ảnh hưởng trên cả các khía cạnh khác như chính trị, xã hội Do là một hình thức chi tiêu đặc biệt như tiêu dùng trong quân đội, chi đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia…, nó giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tổng thu nhập quốc nội và khuyến khích chi tiêu đầu tư
2.2 Những chỉ báo về lạm phát
Tỉ lệ lạm phát là sự gia tăng của giá cả chung và việc ước tính mức độ tăng của nó là một nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế vĩ mô Các nhà giao dịch thường chú ý chỉ số lạm phát bởi vì một trong những cách để đối phó với tình trạng này chính phủ có thể tăng lãi suất danh nghĩa, từ đó sẽ dẫn tới sự thay đổi giá đồng nội tệ, giá trị của lãi suất thực tế và tổng thu nhập quốc dân, tổng thu nhập quốc nội thực tế Đây là những con số quan trọng nhất đối với các nhà quản lí tiền tệ và giao dịch tiền tệ, nó cho phép họ có thể so sánh một cách chính xác thị thường giá cả thế giới Thông thường các nhà giao dịch thường sử dụng 9 công cụ chỉ báo kinh tế sau:
- Chỉ số giá sản xuất PPI
- Chỉ số quản lí tiêu dùng (purchasing managers’ index PMI)
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI
- Hàng hoá bền (Durable goods)
- Chỉ số điều chỉnh GNP
- Chỉ số điều chỉnh GDP
Trang 17- Chỉ số giá thuê công nhân ( Employment cost index ECI)
- Chỉ số CRB
- Chỉ số giá công nghiệp do tạp chí JOC công bố
2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất được thu thập từ đầu thế kỉ XX và được gọi là chỉ
số giá bán buôn (wholesale price index) cho đến năm 1978 Chỉ số giá sản xuất phản ánh sự thay đổi trung bình của chi phí mà nhà sản xuất phải chịu trong suốt các giai đoạn của quá trình sản xuất
Không giống như CPI, nó bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu và thuế, PPI được tính dựa trên các lĩnh vực chính như sản xuất, khai khoáng và nông nghiệp Việc tính toán PPI liên quan đến hơn 3400 mặt hàng
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế, như vậy có thể suy ra là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng
và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày
"hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau
Chỉ số giá bán buôn đo lường sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này rất giống với PPI
Chỉ số giá hàng hóa cho biết sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc
2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI)
Hiệp hội quốc gia các nhà quản lí tiêu dùng mua bán nay đổi thành viện
Trang 18sản xuất quốc gia dựa trên những đơn đặt hàng mới, sức sản xuất, thời gian giao hàng, lô hàng giao trễ, tồn kho, giá cả, thuê mướn nhân công, đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu Mức đo trung bình của chỉ số này là 50, nếu nó lớn hơn 50 thì có nghĩa là nền kinh tế đang có xu hướng mở rộng phát triển hơn,
và nếu nhỏ hơn 50 thì nền kinh tế đó đang co lại và đây là một tín hiệu xấu
2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu Rổ hàng hoá dịch vụ được sử dụng để tính bao gồm hơn 200 danh mục, thuộc 8 nhóm: thực phẩm và đồ uống, nhà đất, may mặc, vận tải, chăm sóc sức khoẻ, giải trí, giáo dục và truyền thông, và một số loại hàng hoá dịch vụ khác Giá
cả của khoảng 800.000 hàng hoá dịch vụ trong rổ tính được thu thập hàng tháng từ hàng ngàn các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ, các công
ty cho thuê nhà đất và các phòng khám sức khoẻ
Cả hai chỉ số CPI và PPI đều giúp nhà đầu tư trong việc quyết định quốc gia này có đang trong tình trạng lạm phát hay không và chúng đều được tính toán và thông báo hàng tháng
2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good
Đơn đặt hàng lâu bền đo lường đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất trong nước Đó là những loại hàng hoá của các nhà máy công nghiệp nặng có thể được giao ngay hoặc giao trong tương lai Hàng hóa bền được định nghĩa
là hàng hóa có thời gian sử dụng lớn hơn 3 năm
Những đơn đặt hàng lâu bền gia tăng dẫn tới nhu cầu về vốn tăng, và kéo theo lãi suất tăng lên Khi điều này xảy ra, đồng USD sẽ tăng giá và các loại tiền tệ trên thị trường lên quan tới đồng USD sẽ giảm giá trị
Trang 192.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân
Bảng biểu báo cáo tổng sản phẩm quốc dân bản thân nó không có ý nghĩa gì GNP tăng là tốt hay xấu cho nền kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ lạm phát Vì thế, GNP danh nghĩa phải được quy đổi theo chỉ số giá Có nhiều cách để tính chỉ số giảm phát nhưng thông dụng nhất là tính chỉ số giảm phát
ẩn (implicit deflator) Chỉ số giảm phát ẩn được tính bằng cách chia GNP hiện tại cho một GNP gốc cố định
2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực Nó là phép đo mức giá
cả được sử dụng rộng rãi nhất Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình
2.2.7 Chỉ số CRB
Chỉ số CRB bao gồm giá tương lai của 21 loại hàng hoá có trọng số bằng nhau:
- Kim loại quí: vàng, bạc và bạch kim
- Hàng hoá công nghiệp: dầu thô, dầu đốt lò sưởi, xăng không chì, đồng, đồ gỗ và bông
- Ngũ cốc: ngô, lúa mì, đậu tương, dầu thực vật…
- Vật nuôi và thịt
- Hàng hoá nhập khẩu: cà phê, ca cao và đường
- Hàng tạp hoá: nước cam…
Chỉ số CRB phổ biến và đáng tin cậy từ những năm cuối thập niên
Trang 202.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC
Chỉ số JoC được sử dụng để nhận biết dấu hiệu của lạm phát trước cả những chỉ số giá khác Chỉ số giá JoC bao gồm giá của 18 loại nguyên liệu công nghiệp và gia công giai đoạn đầu của sản xuất, xây dựng và sản xuất năng lượng
sự dư thừa nhân công lao động như tệ nạn xã hội, tội phạm trộm cắp…
Trên thị trường ngoại hối, những chỉ thị tiêu chuẩn được các nhà giao dịch nghiên cứu là tỉ lệ thất nghiệp, mức lương trong lĩnh vực sản xuất, trong lĩnh vực phi nông nghiệp, thu nhập trung bình Nói chung, dữ liệu quan trọng nhất là lương chi trả trong ngành sản xuất và phi nông nghiệp, tiếp sau đó là tỉ
Doanh số bán lẻ cao là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất Các tháng có doanh số bán lẻ cao trong năm là 9,11 và 12 Tháng 9 là tháng mà mọi người bắt đầu đi học hoặc là trở lại với công việc Tháng 11 và 12 là tháng mua sắm
Trang 21cho lễ tết và các nhà giao dịch thường quan sát cẩn thận chỉ số vào đầu tháng
12 và sau lễ giáng sinh
Báo cáo doanh số bán lẻ là một thước đo tổng doanh số của các nhà bán
lẻ từ các mẫu điều tra đại diện cho tất cả doanh nghiệp có qui mô khác nhau trong ngành bán lẻ trên toàn quốc Nếu chỉ số tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa nhanh, sản xuất trong nước cũng tăng theo và phản ánh thực trạng hoạt động tốt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế
2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng
Chỉ số cảm tính tiêu dùng được đưa ra thông qua việc khảo sát các hộ gia đình để đo lường xu hướng tiêu dùng cá nhân Đại học Michigan và Ủy ban nghiên cứu dư luận gia đình quốc gia đều tiến hành nghiên cứu và đưa ra chỉ số này của riêng mình Chỉ số do ủy ban đưa ra có liên hệ chặt chẽ với thị trường việc làm còn chỉ số do Đại học Michigan đưa ra thì được đưa ra dựa trên kết quả của ít nhất 500 cuộc phỏng vấn trên hầu hết các bang loại trừ Alaska và Hawaii
Những thông tin này đưa ra sự đánh giá về phản ứng của người tiêu dùng dựa trên điều kiện kinh doanh, điều kiện tài chính và tiêu dùng cá nhân Dự báo kì vọng kinh tế và hành vi tiêu dùng trong tương lai của người tiêu dùng Đánh giá mức độ lạc quan của người tiêu dùng về viễn cảnh kinh tế trong tương lai Nó không chỉ tác động đến thị trường ngoại hối, mà đối với thị trường chứng khoán và trái phiếu, những thông tin này cũng được xem xét một cách kĩ lưỡng
2.4.3 Xây dựng nhà mới
Báo cáo xây dựng nhà mới đo lường số đơn vị dân cư mà ngành xây dựng phải khởi công hàng tháng Báo cáo này cho biết số lượng nhà mà ngành xây dựng phải bắt đầu vào mỗi tháng dựa trên nhu cầu về nhà ở của dân cư Nhà ở
là một lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và đi đầu trong việc phản ứng lại với sự thay
Trang 22và nhu cầu vốn tín dụng tăng lên Kết quả là lãi suất tăng kéo theo đồng USD tăng giá Báo cáo xây dựng của tháng này thường được công bố vào khoảng giữa tháng tiếp theo
2.4.4 Sản xuất công nghiệp
Là một thước đo sự thay đổi trong sản xuất của các nhà máy, hầm mỏ và công ty trong nước Chỉ số này đo lường năng lực sản xuất của rất nhiều nhà máy và các hầm mỏ thông qua cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có (thường được gọi là chỉ số năng lực sản xuất- Capacity utilization) Chỉ số năng lực sản xuất là một khái niệm kinh tế học, nó đề cập đến mức độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của một doanh nghiệp hay một quốc gia Vì thế nó cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra thực tế và sản lượng tiềm năng nếu ta sử dụng tối đa các nguồn lực
Khu vực sản xuất chiếm ¼ nền kinh tế, do vậy khi chỉ số sản xuất công nghiệp giảm cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Lúc đó, Ngân hàng trung ương sẽ giảm mức lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế, điều này kéo theo sự giảm giá của đồng USD
2.5 Các chỉ báo quan trọng nhất
Là những yếu tố kinh tế thay đổi trước khi nền kinh tế bắt đầu theo một hướng hay dạng mẫu thị trường Chỉ thị hướng dẫn được dùng để tiên đoán những sự thay đổi sẽ xảy ra trong nền kinh tế Nó bao gồm những chỉ báo kinh tế sau:
- Số ngày làm việc trung bình trong tuần của công nhân trong ngành sản xuất
- Số người bị thất nghiệp hàng tuần
- Những đơn đặt hàng hàng tiêu dùng và nguyên liệu (được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát)
- Doanh số bán hàng
- Hợp đồng và đơn đặt hàng nhà máy và trang thiết bị
Trang 23- Số giấy phép xây dự ng mới được cấp
- Sự thay đổi giá cả của những nguyên vật liệu nhạy cảm
- Chỉ số giá chứng khoán
- Cung tiền
- Chỉ số kì vọng của người tiêu dùng
Những chỉ số này thường được tính toán để dự đoán viễn cảnh kinh tế trong khoảng 6- 9 tháng tới Các con số này là công cụ hữu ích để dự báo lạm phát và giảm phát và không giống như tỉ lệ thất nghiệp là chỉ báo theo sau Những chỉ thị kinh tế này giúp dự đoán được triển vọng của nền kinh tế
Không giống như thị trường chứng khoán, khi tin tức được tung ra, thị trường ngoại hối sẽ phản ánh lại ngay lập tức Chúng ta phải chắc chắn rằng những nguồn thông tin của mình là chính xác và là sớm nhất có thể để đưa ra quyết định giao dịch kịp thời
II Phân tích kĩ thuật
1 Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật
1.1 Khái niệm
“Phân tích các yếu tố kĩ thuật là nghiên cứu sự vận động của giá, dự báo các xu hướng giá trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ Hay còn gọi là kĩ thuật phân tích bằng biểu đồ”
Phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo, các quy tắc giao dịch, đồ thị giá
và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp để dự báo xu hướng Nó có thể áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính có thể giao dịch được: ngoại tệ,
cổ phiếu, các hợp đồng giao sau, hàng hóa…
1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản
a Coi giá là nền tảng phản ánh tất cả hành động thị trường và thừa nhận tính xu hướng của giá cả
Giá không chỉ phản ánh những sự kiện liên quan, mà nó còn thể hiện
Trang 24nhà giao dịch trên thị trường ở thời điểm đó Tóm lại, giá cả không chỉ là hàm
số của cung và cầu nó còn chịu sự tác động của cảm xúc, lòng tham, sự sợ hãi, hoảng loạn, kích động, phấn chấn và gọi chung là tâm lí của con người
b Chỉ căn cứ vào thông tin có trong giá cả để lý giải về các biểu hiện của thị trường và hình thành dự báo giá trong tương lai
Các nhà giao dịch bằng phân tích kĩ thuật đều cho rằng tất cả các yếu tố
cơ bản đều đã được thể hiện trong giá Họ dường như không quan tâm tới tầm ảnh hưởng của một trận thiên tai, hay những con số lạm phát đó có thể gây ra đột biến về giá bằng việc những biến động của giá đó có phù hợp với một mẫu hình thị trường hay xu hướng không Và hơn thế nữa mẫu hình thị trường đó có thể dùng để tiên đoán những giá cả trong tương lai sẽ biến động như thế nào
c Nhấn mạnh sự điều chỉnh theo thị trường: xác định thời điểm thị trường thay đổi
Bằng cách xem biểu đồ ta có thể nhận diện xu hướng và mẫu hình có thể giúp ta tìm thấy cơ hội giao dịch tốt nhất Điều quan trọng nhất trong phân tích kĩ thuật là dự báo xu hướng Có thể nói rằng: “xu hướng là bạn của nhà phân tích” bởi vì khi dự đoán được xu hướng biến động giá cả chúng ta có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách giao dịch dựa trên xu hướng đó Phân tích kĩ thuật
có thể giúp ta nhận diện được xu hướng một cách sớm nhất và đưa ra những quyết định giao dịch sinh lời
d Tập trung nhiều vào sự biến động trong ngắn hạn của thị trường
Phân tích kĩ thuật có thể giúp ta nhận diện được xu hướng trong tương lai dựa trên việc phân tích các mẫu hình cả trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, đặc điểm của thị trường ngoại hối là thị trường biến đổi liên tục trong một khoảng thời gian ngắn, các nhà giao dịch luôn tập trung phân tích tận dụng cả những biến động ngắn để nắm được thời cơ giao dịch tốt nhất
Trang 251.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kĩ thuật
Ưu điểm:
- Phân tích kĩ thuật chỉ quan tâm đến sự dịch chuyển cung- cầu dẫn đến
sự thay đổi xu hướng của giá
- Dữ liệu phân tích minh bạch dễ tiếp cận
- Cho biết thời điểm mua- bán hớp lý nhất Làm tăng hiệu suất sử dụng vốn do hành động theo diễn biến thị trường
Nhược điểm:
- Không phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường hiệu quả
- Một quy tắc giao dịch hiệu quả sẽ nhanh chóng bị lỗi thời khi có nhiều người sử dụng nó
Với những đặc điểm khác nhau tạo nên những ưu điểm và nhược điểm
bổ sung cho nhau của phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản Chính vì vậy mà
để kinh doanh hiệu quả không chỉ trên thị trường ngoại hối mà hầu hết các thị trường giao sau, thị trường chứng khoán các nhà giao dịch thành công đều phải kết hợp cả hai phương pháp này
2 Các loại biểu đồ
2.1 Biểu đồ tuyến (line charts)
Một biểu đồ tuyến đơn giản là một đường được vẽ từ một giá đóng cửa này đến một giá đóng cửa kế tiếp Khi các giá đóng cửa này được nối với nhau chúng ta có thể nhìn thấy sự chuyển động của một cặp giá ngoại tệ trên một khoảng thời gian
2.2 Biểu đồ thanh phương Tây (Western bar charts)
Biểu đồ thanh cũng cho chúng ta thấy giá đóng cửa, trong khi đồng thời cũng chỉ ra giá mở cửa, cũng như cho ta thấy giá cao và giá thấp Đáy của thanh thẳng đứng biểu thị giá trị thấp nhất đã giao dịch trong một khoảng thời gian, trong khi đỉnh của thanh chỉ ra giá cao nhất đã xảy ra Vì thế, thanh
Trang 26thẳng đứng biểu thị phạm vi giao dịch của cặp tiền tệ một cách đầy đủ Vạch ngang bên trái là giá mở cửa và bên phải là giá đóng cửa
Biểu đồ thanh cũng được gọi là biểu đồ “OHLC”
Hình 1.1 Biểu đồ thanh
High: mức giá cao nhất trong ngày giao dịch
Low: mức giá thấp nhất Open: mức giá mở cửa Close: mức giá đóng cửa
2.3 Biểu đồ cây nến Nhật Bản (Japanese candlestick charts)
Biểu đồ cây nến biểu thị những thông tin giống như biểu đồ thanh Tuy nhiên,
ở loại biểu đồ này, khối lớn hơn ở chính giữa biểu thị một dãy giá đóng cửa
và mở cửa Theo truyền thống, nếu khối ở giữa được lấp đầy hoặc tô màu nghĩa là giá tiền tệ lúc đóng cửa thấp hơn giá lúc mở cửa Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là màu trắng hoặc rỗng Người ta cũng có thể dùng mầu xanh thay cho màu trắng và màu đỏ thay cho màu đen
Hình 1.2 Biểu đồ hình nến
High: mức giá cao nhất trong ngày giao dịch
Low: mức giá thấp nhất Open: mức giá mở cửa Close: mức giá đóng cửa
Trang 27Mục đích của biểu đồ cây nến là để phục vụ như một phương tiện trợ giúp khi mà những thông tin về giá cả xuất hiện trên biểu đồ thanh OHLC Lợi thế của loại biểu đồ này là:
- Dễ hiểu và nó là một công cụ tốt bắt đầu tính toán phân tích biểu đồ
- Dễ sử dụng, mắt chúng ta có thích nghi ngay lập tức với những thông tin trên kí hiệu của thanh
- Biểu đồ cây nến và mẫu hình cây nến có những tên đặc biệt và dễ nhớ
- Thuận tiện để nhận diện những điểm thay đổi thị trường- đảo chiều từ thị trường đang lên sang thị trường đi xuống hoặc ngược lại
Biểu đồ cây nến giúp ta dễ nhận biết và giải thích hơn nhiều sự thay đổi
về cảm nhận của thị trường trên cơ sở hằng ngày bằng cách nhìn sự thay đổi màu sắc trên thân cây nến
Cây nến cũng có những kích cỡ thân khác nhau Thân cây nến dài tượng trưng cho sức mua và sức bán mạnh, khối lượng mua bán càng nhiều thì thân cây nến càng dài Thân cây nến ngắng thể hiện rất ít người mua bán
Cây nến rỗng và dài nghĩa là đang có rất nhiều người mua, thân càng dài thì khoảng cách giữa giá mở và giá đóng càng lớn Cây nến dài có tô màu nghĩa là có nhiều người bán, thân càng dài thị khoảng cách giữa giá mở và giá đóng càng lớn Điều này có nghĩa là giá đã rớt mạnh so với lúc mở cửa
Những mẫu hình cơ bản của đồ thị cây nến
Spinning tops
Là loại cây nến có bóng dưới và bóng trên dài, còn thân chính thì ngắn, màu sắc của thân chính rất quan trọng Mẫu hình này thể hiện tính do dự của người mua lẫn người bán
Thân chính ngắn (có thể rỗng hay tô màu) thể hiện xu thế dao động rất chậm giữa giá mở và giá đóng, và hai bóng thể hiện cuộc chiễn giữa người mua và người bán, nhưng không ai thắng cả
Trang 28- Nếu một spinning top được thành lập trong quá trình đi lên thì có nghĩa
là không còn nhiều người mua nữa và có thể xảy ra sự đảo chiều
- Nếu một spinning top được thành lập trong quá trình đi xuống thì có nghĩa là không còn nhiều người bán nữa và có thể xảy ra sự đảo chiều
Maruboru màu đen có thân màu đen, dài và không bóng Giá mở cửa trùng với giá cao nhất và giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất đây là mẫu thể hiện hình nến đi xuống và cho thấy những người bán đang làm chủ phiên giao dịch Nó ám chỉ thị trường tiếp tục giảm hay đảo chiều đi xuống
Doji
Hình cây nến doji được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng của bằng nhau Doji thể hiện sự không nhất quán của thị trường, là cuộc chiến bất phân thắng bại của người bán và người mua Giá dao động trên dưới giá mở cửa suốt phiên giao dịch, nhưng khi đóng cửa giá gần bằng hoặc bằng giá mở cửa
3 Các mẫu hình cơ bản trong phân tích kĩ thuật
Mô hình 2 đỉnh – (double tops): Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt
đến một điểm cao rõ rệt, vượt hẳn điểm trước đây, sau đó quay lại điểm đó và lại vượt lên Khi thời gian 2 đỉnh liên tiếp của sự tăng giá này cách nhau càng lâu thì càng thể hiện khả năng tăng giá của đồ thị này Sự biến đổi của mô hình này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình các đỉnh “M” hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự
Trang 29tăng giá đầu tiên đối với mô hình này Trong hầu hết các trường hợp, những điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu khuyên ta nên bán
Hình 1.3 Mẫu hình hai đỉnh
Mô hình 2 đáy (double bottom) : nguyên tắc của mô hình này giống như sự
ngược lại của mô hình 2 đỉnh Tương tự mô hình này được gọi là mô hình các đáy “W” hoặc 1-2-3 đợt sóng giảm giá Trong tất cả các trường hợp của mô hình này, giá đạt đến một mức thấp rõ rệt, có sự bật lên 1 chút, sau đó rớt xuống mức thấp để thử lại 1 lần nữa, và cuối cùng tăng trở lại Khi giá vượt khỏi mức cao tạm thời, khi đó đáy mô hình được xác nhận và thị trường nên bán
Trang 30Hình 1.4 Mẫu hình hai đáy
Mô hình “đầu và vai” (Head-and-shoulders top reversal): Mô hình
đảo ngược khuynh hướng truyền thống này xuất hiện khi thị trường tạo ra một điểm cao mới (left shoulder), giảm xuống, tăng lên đến đỉnh mới cao hơn (head) và giảm trở lại, sau đó tăng tới 1 đỉnh cao mới sau 1 thời gian có thể là bằng với đỉnh bên trái (left shoulder) và sau đó thì giảm trở lại Điểm mấu chốt ở đây là “1 đường tiệm cận” - “neckline” hoặc là 1 đường nằm ngang mà
có thể nối 2 điểm thấp trên đồ thị
Hình 1.5 Mẫu hình Vai- đầu - vai
Trang 31Khi giá rớt xuống thấp hơn “neckline”, đó là dấu hiệu kết thúc sự tăng giá và có khả năng bắt đầu 1 đợt giảm giá của thị trường Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá có khuynh hướng đi ngược với xu hướng thị trường vì vậy sự dừng lại chưa tạo ra một xu hướng giảm giá ngay Đôi khi điểm dừng lại của đường tiệm cận xuất hiện như 1 sự gián đoạn hoặc báo hiệu 1 xu hướng giảm giá mạnh, ủng hộ cho sự đảo ngược về giá
Mô hình “ đầu và vai” là một trong nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau
mà được sử dụng để hoạch định cho chiến lược về giá Các nhà phân tích đo lường khoảng cách từ đỉnh “head” đến đường tiệm cận của đồ thị sau đó trừ đi khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể giảm đến mức nào
Mô hình “đầu và vai” đảo ngược (Head-and-shoulders bottom reversal) : các đáy “vai và đầu” cũng giống các đỉnh “vai và đầu” nhưng
ngược lại Điều này có nghĩa là giá trượt xuống 1 mức thấp (left shoulder), tăng trở lại sau 1 thời gian, sau đó giảm xuống đến 1 mức thấp hơn (head), lại tăng trở lại và sau cùng là hạ xuống lần nữa đến 1 mức thấp xấp xỉ với mức
“left shoulder” (right shoulder)
Hình 1.6 Mẫu hình Vai- đầu- vai đảo ngược
Trang 32Đường tiệm cận của đồ thị rất quan trọng Khi giá vượt khỏi đường tiệm cận này, mô hình đảo ngược kết thúc và 1 xu hướng tăng tiềm năng có thể xuất hiện Cùng với các đỉnh “ vai và đầu”, có thể có 1 vài giao dịch về phía sau và phía trước theo cả 2 phía của đường tiệm cận khi thị trường quyết định chọn hướng đi, và khoảng cách giữa đường tiệm cận và đỉnh “head” có thể được sử dụng để dự đoán xem giá có thể biến động như thế nào
4 Các Lý thuyết cơ bản và công cụ sử dụng trong phân tích kĩ thuật
4.1 Lý thuyết Dow
Là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường Mặc dù
nó thường bị coi là trễ so với thị trường nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) Lý thuyết này được áp dụng cho phân tích kĩ thuật trên mọi thị trường không chỉ riêng chứng khoán mà cả trong kinh doanh ngoại hối nó cũng được xem là một lý thuyết nền tảng Khi nghiên cứu lý thuyết Dow các nguyên lý quan trọng sau:
a, Giá đóng cửa hàng ngày phản ánh tất cả hành động của thị trường
b, Mô tả thị trường có 3 xu thế
- Xu thế cấp 1: là những chuyển động lớn của tỷ giá, bao hàm cả thị trường, thường sử dụng biểu đồ ngày và biểu đồ tuần Còn đối với thị trường chứng khoán xu thế này có thể kéo dài trong cả vài năm
- Xu thế cấp 2: là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1 Thường thì những biến động trung gian này kéo dài trong nhiều giờ cho đến 1 tuần
- Xu thế nhỏ: đây là những dao động trong thời gian ngắn, thông thường các nhà phân tích thường dùng các biểu đồ 1 phút hoặc 5 phút để phân tích các biến động ngắn hạn này Bản thân những dao động ngắn này không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian
Trang 33c, Mỗi xu hướng chính đều trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tích lũy: thể hiện việc mua của các nhà đầu tư tinh thông
- Giai đoạn tham gia công chúng: xảy ra khi giá bắt đầu tăng
- Giai đoạn phân phối: xảy ra khi khối lượng có tính chất đầu cơ và sự tham gia công chúng gia tăng
d, Giá và khối lượng giao dịch có mối quan hệ nền tảng cơ bản:
- Khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm
- Nếu khối lượng thu hẹp khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng chính
4.2 FIBONACCI
Leonard Fibonacci là một nhà toán học nổi tiếng người Ý, đã khám phá
ra những dãy số đơn giản tạo ra các tỉ số mô tả sự cân xứng tự nhiên của các
sự vật trong vũ trụ Các tỉ lệ đó xuất hiện từ dãy số sau: 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34….Dãy số này thu được bằng cách bắt đầu với 1 và 2, sau đó cộng 1+2 =3,
là con số thứ ba rồi tiếp tục như vậy tìm ra các số tiếp theo trong dãy số này Sau vài con số đầu tiên tạo thành dãy, nếu ta tính toán tỉ số của bất kì số nào với con số lớn hơn kế tiếp, ta sẽ được 0,618 Nếu tính tỉ số giữa 2 con số xen
kẽ nhau, ta được 0,382 Fibonacci là một chủ đề rộng lớn và có nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau về nó với những cái tên kỳ lạ và được coi là “tỉ lệ vàng”
- Fibonacci hồi truy mức độ: 0,236; 0,382; 0,500; 0,618; 0,764
- Fibonacci mở rộng mức độ: 0,00; 0,382; 0,618; 1,000; 1,382; 1,618 Các tỉ số trên sẽ được phần mền tự động thực hiện Những nhà giao dịch dùng những mức hồi truy Fibonacci như là mức sàn và mức trần
Fibonacci hồi truy (FR)
Được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích Một
Trang 3423.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)
Hình 1.7 Các mức giới hạn của Fibonacci hồi truy
Đối với tín hiệu mua vào, khi giá chạm vào điểm A thể hiện một tín hiệu mua trong ngắn hạn, khi giá tăng đến điểm B thì giá sẽ điều chỉnh xuống điểm C nó là một điểm hỗ trợ rất mạnh tương ứng với F 61.8, do đó tại C giá
sẽ bật ngược trở lại
Đối với tín hiệu bán ra, khi giá chạm đến điểm A nó bắt đầu thể hiện một tín hiệu bán ra trong ngắn hạn, giá giảm xuống điểm B thì sẽ có sự điều chỉnh cho giá qua trở lại điểm C, tuy nhiên nó lại trùng với mức kháng cự mạnh nhất F61.8 rồi sẽ lao xuống trở lại Trong những giai đoạn như thế này, giá thường lên cao trong 2-5 ngày rồi lại xuống thấp, biến động giá cứ diễn ra liên tục cho đến khi nó gặp mức kháng cự hay hỗ trợ mạnh nhất rồi tiếp tục đảo chiều
Fibonacci mở rộng:
Ứng dụng kế tiếp của Fibonacci mở rộng là để thu lại lợi nhuận từ những biến đổi của giá trên thị trường Người ta thường dùng Fibonacci hồi truy để vào thị trường và dùng Fibonacci mở rộng để tìm những ngưỡng thoát
ra khỏi thị trường Một ví dụ mô tả dưới đây sẽ giúp ta hiểu hơn về việc sử dụng Fibonacci mở rộng
Trang 35Mức giá mục tiêu để thoát khỏi thị trường là điểm D, mức hỗ trợ giá đảo chiều đi lên F61.8 (fibonacci retracement) là C, điểm C này có thể tính toán được dựa trên các mức giá tại điểm A và B, nhưng tất cả các phần mềm hiện nay đều có thể tự tính cho chúng ta Khi giá đi từ A lên đến B rồi lại đi xuống gặp ngưỡng hỗ trợ mạnh nhất F 61.8 thì giá có thể quay trở lại mức 161.8% (điểm D) lúc này ta có thể thoát ra khỏi thị trường, tuy nhiên giá vẫn còn có thể lên cao hơn nữa
4.3.2 Đường xu hướng
Đường xu hướng là một phương pháp phân tích kĩ thuật thường dùng nhất trong giao dịch ngày nay, và cũng được xem là rất hiệu quả
Trang 36Nếu vẽ đúng những đường xu hướng có thể chính xác như bất kì phương pháp nào khác Những lại có rất nhiều nhà giao dịch đã vẽ chúng không đúng hoặc cố tình vẽ đường xu hướng khớp với thị trường dẫn đến việc giao dịch không hiệu quả Theo cách đơn giản nhất, một đường xu hướng đi lên được vẽ dọc theo những đáy của các mức sàn (khu vực đáy) Còn đường
xu hướng đi xuống vẽ dọc theo những đỉnh của khu vực mức trần
4.3.3 Kênh xu hướng
Để tạo một kênh đi lên chúng ta có thể vẽ một đường song song cùng với đường xu hướng đi lên, và sau đó dịch chuyển chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm cao nhất vừa mới hình thành
Để tạo một kênh đi xuống đơn giản là vẽ một đường song song cùng đường xu hướng đi xuống, và sau đó di chuyển chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm thấp nhất vừa mới hình thành
Khi giá chạm vào đường kênh ở dưới đáy thì đó là cơ hội để mua vào Và ngược lại khi giá chạm vào đường kênh phía trên thì đó được xem là lúc để bán ra
4.4 Đường trung bình động
Một đường trung bình động chỉ đơn giản là một cách để làm mềm biến động của giá cả theo thời gian Khi nói: “đường trung bình động” thì có nghĩa
là lấy giá đóng cửa trung bình của một đồng tiền trong X chu kì cuối cùng
Giống như các vật chỉ thị khác, đường trung bình động được dùng để
dự báo giá ở tương lai Bằng cách xem xét độ dốc của trung bình động, ta sẽ
có những dự báo tổng quát như là giá sẽ đi đến chỗ nào
Đường trung bình động có vai trò làm mềm dao động của giá Có nhiều dạng đường trung bình động khác nhau, và mỗi đường có mức độ làm phẳng khác nhau Thông thường, đường trung bình động càng mềm (phẳng) bao nhiêu, thì nó thể hiện sự phản ứng chậm đối với sự biến động giá bấy nhiêu (đáp ứng với sự thay đổi về giá càng chậm) Đường trung bình động càng
Trang 37nhấp nhô, thì nó thể hiện sự phản ứng càng nhanh đối với sự biến động giá (đáp ứng đối với sự thay đổi về giá càng nhanh)
- Trung bình động đơn giản (SMA): một đường trung bình động đơn giản là loại đơn giản nhất trong các trung bình động Về căn bản, một điểm trung bình động đơn giản được tính bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa của X chu kì cuối cùng và rồi chia số đó cho X
- Trung bình động theo hàm số mũ (EMA): Đường trung bình động theo hàm số mũ đặt trọng số lớn hơn cho những chu kỳ gần nhất vì thế nó chỉ cho ta thấy các nhà giao dịch đang làm gì Hơn thế nữa, các nhà giao dịch thường dùng biểu đồ khung thời gian ngắn đối với đường EMA, những giá trị của nó sẽ giúp ta bắt kịp xu hướng rất nhanh để có thể đạt kết quả với lợi nhuận cao hơn
4.5 Đường Bollinger Bands
Bollinger bands được sử dụng để đo lường sự biến động của thị trường Một cách cơ bản, công cụ này cho chúng ta biết thị trường đang QUIET- ít biến động hay thị trường đang LOUD- giá dao động mạnh Khi thị trường ít biến động thì hai đường co lại, và khi thị trường biến động mạnh thì hai đường tách xa nhau Điểm nổi bật của Bollinger bands là giá luôn có xu hướng trở về mức giá trị giữa hai đường biên Đó là toàn bộ ý tưởng phía sau của Bollinger bands , nó hoạt động như một mức giá sàn phụ và mức giá trần phụ Nếu chúng ta sử dụng khung thời gian càng dài thì Bollinger bands càng mạnh Sự thắt chặt của Bollinger bands là một điều rất tốt Khi hai band thắt chặt lại với nhau, nó thường có nghĩa rằng sự đột phá sắp xảy ra Nếu thanh nến bắt đầu phá lên band trên, sau đó thường sẽ tiếp tục đi lên Nếu những thanh nến bắt đầu phá xuống dưới, sau đó thường tiếp tục đi xuống Những thiết lập về giá trong Bollinger bands không diễn ra mỗi ngày nhưng chúng ta
có thể nhận ra chúng vài lần trong một tuần nếu xem biểu đồ 15 phút
Trang 384.6 MACD
MACD là một từ viết tắt của đường trung bình hội tụ phân kì Công cụ này được sử dụng để nhận ra những giá trị trung bình động mà có thể chỉ ra cho ta thấy một xu hướng mới, bất kể nó đi lên hay đi xuống Sau cùng, ưu thế số một của chúng ta trong giao dịch là có thể nhận ra một xu hướng, bởi vì
đó là nơi mà hầu hết tiền được tạo ra
Với MACD chúng ta sẽ thấy 3 con số được thiết lập cho nó Con số thứ nhất là con số chỉ chu kỳ được sử dụng để tính đường dịch chuyển nhanh, số thứ hai là số chỉ chu kỳ sử dụng cho đường dịch chuyển chậm, và số thứ ba là
số cột được sử dụng để tính đường trung bình, nó nằm giữa số thứ nhất và số thứ hai
Hình 1.9 Bolinger band, đường trung bình động- MA và đường trung
bình hội tụ phân kì-MACD
Biểu đồ này đơn giản là vẽ lên sự khác nhau giữa đường trung bình Fast và Slow Nếu ta nhìn vào bản đồ nguyên bản ta có thể thấy rằng khi hai đường trung bình tach rời nhau thì biểu đồ sẽ bung ra to hơn Điều này gọi là
sự phân kì bởi vì đường Fast tách ra hay di chuyển xa dần đường Slow Khi
Trang 39hai đường trung bình tiến lại gần nhau thì biểu đồ thu nhỏ lại Điều này gọi là
sự hội tụ bở gì đường Fast đang hội tụ hay tiến lại gần đường Slow
Một mặt hạn chế của MACD là đường trung bình có khuynh hướng thường chậm hơn so với giá Bởi vì nó chỉ là trung bình của giá quá khứ Khi MACD thể hiện trung bình của các đường trung bình, sau đó lại được làm phẳng bằng một đường trung bình khác nữa nên ta có thể hình dung được rằng nó đã bị chậm một khoảng khá nhiều Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ rất ưa thích của các nhà giao dịch
4.7 PARABOLIC SAR
Parabolic Sar là một công cụ dùng để nhận biết nơi kết thúc của một xu hướng Một đường Parabolic Sar (stop and reversal- Kết thúc và đảo chiều) được vẽ bởi những chấm, hoặc những điểm Nó chỉ ra một sự đảo chiều tiềm năng trong sự di chuyển của giá
Parabolic Sar là một công cụ rất đơn giản Cơ bản, khi các chấm ở phía dưới thanh nến, đó là dấu hiệu để mua; và khi những chấm ở phía trên thanh nến, đó là dấu hiệu để bán Đây hầu như là một dấu hiệu sớm nhất được thể hiện bởi vì nó cho biết giá cũng lên hay xuống như vậy Như vậy công cụ này tốt nhất sự dụng trong thị trường có xu hướng, và không nên sử dụng trong thị trường không ổn định khi giá di chuyển vô hướng
4.8 STOCHASTICS
Stochastics là một công cụ chỉ thị khác giúp ta nhận ra đâu là nơi một
xu hướng có thể kết thúc Bằng định nghĩa, Stochastics là một công cụ đo lường điểm không thể mua và điểm không thể bán trong thị trường Hai đường tương tự như MACD vì cũng có một đường nhanh và một đường chậm Thang đo Stochastics dao động từ 0 100, khi các đường Stochastics lớn hơn 70 nó có nghĩa là thị trường lúc này không nên mua nữa Khi các đường Stochastics thấp hơn 30 nó có nghĩa rằng thị trường lúc này không nên
Trang 40bán nữa Như một quy luật, ta mua khi thị trường không thể bán và ta bán khi thị trường không thể mua
4.9 Chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative strength index- RSI)
RSI tương tự như Stochastics là nó chỉ ra điểm không thể mua và điểm không thể bán trong thị trường Nó cũng dao động từ 0100 Nếu dưới 20 là không thể bán, nếu trên 80 thì ta không thể mua
RSI có thể được sử dụng như Stochastics, từ biểu đồ dưới đây ta có thể thấy rằng khi RSI rớt xuống 20, nó rõ ràng cho thấy một thị trường không thể bán Sau khi rớt, giá đã nhanh chóng quay trở lại RSI là một công cụ rất phổ biến bởi vì nó có thể được sử dụng để xác nhận sự hình thành một xu hướng Nếu ta nghĩ một xu hướng đang được hình thành, hãy nhìn vào RSI và nhìn vào nơi nào nó lớn hơn và nhỏ hơn 50 Nếu ta nhìn thấy một xu hướng lên, sau đó phải chắc chắn rằng RSI lớn hơn 50 Nếu nhìn thấy một xu hướng đi xuống sau đó phải chắc chắn rằng RSI nhỏ hơn 50
Hình 1.10 PARABOLIC SAR, STOCHASTICS, RSI-chỉ số sức mạnh
tương đối