Tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta khá phong phú và đa dạng, vớihơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.Các điều kiện thủy văn và hệ thốn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọngtrong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại Không những thế đây còn là một ngànhkinh tế tạo cơ hội việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là ở vùng nông thôn vàvùng ven biển Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu cũngphát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là hàng hoá thuỷ sản tươi sống Đó là tiền đềquan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong nhữngxuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh
tế – xã hội ở nước ta
Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, với trên 3.000 hòn đảolớn, nhỏ và vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng gấp hơn 3 lần diệntích đất liền Tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta khá phong phú và đa dạng, vớihơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.Các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ rất thuận lợicho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nên những thế mạnh, tiềm năngtrong phát triển kinh tế biển của đất nước Từ thực tế ấy em lựa chọn đề tài nghiêncứu: “Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động sảnlượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2015 và dự đoán chonăm 2016” để qua đó có cái nhìn rõ hơn về năng lực khai thác thủy sản ở nước ta trongthời gian qua, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế,khó khăn trong quá trình khai thác
Trang 2Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÂN TÍCH 3
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc khai thác thủy sản…
……….3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1.1 Thuận lợi 3
1.1.1.2 Khó khăn 4
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.1.2.1 Thuận lợi 4
1.1.2.2 Khó khăn 4
1.2 Tình hình khai thác thủy sản trong những năm gần đây ở nước ta 5
1.2.1 Vai trò của khai thác thủy sản ở Việt Nam 5
1.2.2 Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2015 6
1.2.3 Những khó khăn thách thức với khai thác thủy sản hiện nay 7
1.3 Khái quát hướng phân tích biến động sản lượng khai thác thủy sản theo thời gian 9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 VÀ DỰ ĐOÁN NĂM 2016 11
2.1 Phân tích biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 11
2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 11
2.1.2 Phân tích xu thế biến động của sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2006 – 2015 13
2.1.3 Phân tích biến động thời vụ của sản lượng thủy sản khai thác 14
2.2 Dự đoán sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 17
2.2.1 Dự đoán dựa vào các thống kê đơn giản 17
2.2.1.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 18
2.2.1.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 18
2.2.2 Dự đoán dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ 19
2.3 Nhận xét chung và giải pháp 20
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
Trang 3CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ
HƯỚNG PHÂN TÍCH 1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc
ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung, khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh TâyNam, hàng năm có thể khai thác 1,2 – 1,4 triệu tấn hải sản, có độ sâu cho phép khaithác ở nhiều tầng nước khác nhau Ở vùng Vịnh Bắc bộ và Tây Nam Bộ có độ sâuphân bố giống nhau với 50% diện tích sâu dưới 50m nước và độ sâu lớn nhất khôngquá 100m Biển Đông Nam Bộ, độ sâu từ 30 – 60m chiếm tới ¾ diện tích, độ sâu tối
đa ở khu vực này là 300m Biển miền Trung có độ sâu lớn nhất, mực nuớc 30 – 50m,100m chỉ cách bờ biển có 3 – 10 hải lý, độ sâu từ 200 – 500 m chỉ cách bờ 20 – 40 hải
lý, vùng sâu nhất đạt tới 4000 – 5000m Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước có mạnglưới sông ngòi dày đặc phân bố khắp cả nước cũng là nguồn cung cấp thủy sản lớn chohoạt động khai thác
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh
tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệutấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cáđáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.Bên cạnh cá biển cònnhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50
Trang 4– 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ;khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực vàbạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45– 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v Bên cạnh đó,còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây
cá, bóng cá, ngọc trai, v.v
1.1.1.2 Khó khăn
Việt Nam là đất nước biển đảo, nên ngoài những thuận lợi có được nước ta cũnggặp rất nhiều khó khăn bởi các thiên tai Hàng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở BiểnĐông, trong đó có từ 5 – 6 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta Ngoài ra còn có sónglừng, lũ lụt gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển Với ảnh hưởng củanhững hiện tượng cực đoan trên, ngư dân không thể ra khơi khai thác thủy sản liên tụclàm giảm sản lượng khai thác, các phương tiện đánh bắt như tàu, thuyền cũng bị pháhủy với số lượng lớn Bên cạnh đó, còn có hiện tượng gió mùa Đông Bắc trên vùngbiển Vịnh Bắc Bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh bắt khai thác thủy sản trênbiển Đông
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
1.1.2.1 Thuận lợi.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành thuỷ sản Việt nam còn cólợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động Lao động nghề cá Việt nam có sốlượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ, có thể tiếp thu nhanh chóng và ápdụng sáng tạo công nghệ tiên tiến Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau:suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư nhữngcông nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa họccông nghệ, đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa…
Bên cạnh đó, do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản trong phát triển kinh
tế chung của đất nước, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản Nhà nước ta đã và đang cónhững chính sách hỗ trợ cho ngành Với các gói hỗ trợ như giúp ngư dân vay vốn đóngcác tàu sắt công suất lớn hơn nhằm đánh bắt cá xa hơn, lâu ngày hơn; đào tạo cho ngư
Trang 5dân các kĩ thuật đánh bắt cá làm tăng sản lượng và chất lượng đánh bắt cá… từ đótừng bước đưa ngành khai thác thủy sản ngày một hiện đại hơn, bắt kịp xu thế thế giới.
1.1.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khai thác thủy sản nước ta cũng gặp không ítkhó khăn Đó là việc quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nhưng kèm theo đó làchất lượng nguồn nhân lực còn thấp, ít được đào tạo Cuộc sống vật chất thiếu thốn làsức ép lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề cá Cùng với đó là
cơ sở hạ tầng còn yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khaithác chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp
Ngoài ra năng lực quản lý của doanh nghiệp và của nhà nước còn yếu kém,không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền sản xuất trong giai đoạn chuyển từ kinh
tế thương mại đơn thuần sang kinh tế công nghiệp Đội ngũ quản lý chậm được đổimới và đào tạo lại nên không theo kịp được với yêu cầu mới của thời kì hội nhập vàcạnh tranh
Và trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp trên biển đông ngày càng diễnbiến phức tạp Đặc biệt phải kể đến những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc nhưcấm ngư dân nước ta đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, bắt bớ đánh đập ngư dân, pháhoại tàu thuyền… từ đó gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân mỗi khi rabiển khai thác thủy sản
1.2 Tình hình khai thác thủy sản trong những năm gần đây ở nước ta
1.2.1 Vai trò của khai thác thủy sản ở Việt Nam
Là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, từ lâu khai thác thủy sản có vai tròquan trọng đối với ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
Sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế thủy sản, đặc biệt là sự lớn mạnh củalực lượng sản xuất, khai thác thủy sản và các cơ sở hạ tầng nghề cá đã giúp cho đờisống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt; đồng thời, gópphần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) và thế trận an ninh nhân dân(ANND) trên biển và các địa bàn ven biển, hải đảo ngày càng vững chắc Hiện nay,khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản ở nước ta, từ đógóp phần đưa ngành Thủy sản từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, bền bỉ phấn
Trang 6đấu, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũinhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khốinông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Nghề cá Việt Nam
đã đạt được vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủysản
Phát triển kinh tế biển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế trên vùng biển và hảiđảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu để vừa khai thác nguồn lợi biển vừa khẳng định chủ quyền và nâng cao khảnăng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải
1.2.2 Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2015.
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, với sự đầu tư ngày càng lớn, sảnlượng thủy sản khai thác 10 năm trở lại đây ngày càng tăng về mặt chất lượng lẫn sốlượng
Đầu tiên phải nói đến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các tàu đánh bắt hải sản xa
bờ với công suất ngày càng lớn giúp ngư dân bám biển dài ngày hơn, có thể ra khơitrong những điều kiện thời tiết bất lợi mà trước kia không thể ra khơi được Dưới đây
là thống kê số lượng tàu và công suất từ năm 2006 – 2014
Bảng 1.1: Số lượng và công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ
Trang 7Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản theo các quý từ năm 2006 – 2015
1.2.3 Những khó khăn thách thức với khai thác thủy sản hiện nay
Dù đã có những tiến bộ vượt bậc về sản lượng thủy sản khai thác, tuy nhiên khaithác thủy sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn thách thức
Một là sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và trữ lượng nguồn lợi thủy, hải sản, bảo vệ môi trường biển, đảo Trữ lượng hải sản trong lòng biển nước ta đang suy
giảm nghiêm trọng.Theo công bố của Viện Nghiên cứu Hải sản – Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, tổng trữ lượng hải sản cả nước từ năm 2011 đến hết năm 2013chỉ còn 4,25 triệu tấn, giảm gần 1 triệu tấn so với cách đây 10 năm Với trữ lượng hiện
có, trên cơ sở tính toán khả năng sinh sản và sinh trưởng của hải sản, các chuyên giacho rằng, mỗi năm cả nước chỉ nên khai thác 1,7 – 1,9 triệu tấn là phù hợp, đảm bảocho nguồn lợi được tái tạo Thế nhưng trên thực tế, sản lượng đánh bắt hàng năm đãtrên 2,5 triệu tấn, đã vượt rất nhiều so với sản lượng cho phép
Nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ còn bị khai thác vượt quá giới hạn, bởi mật độ tàuthuyền tập trung quá dày đặc Ngư trường khai thác giữa các nhóm nghề và tàu thuyềncủa các địa phương luôn xảy ra tranh chấp Những năm gần đây, số tàu thuyền đã tănglên khá nhanh, tạo nên áp lực khai thác quá mức đối với nguồn lợi ven bờ
Bên cạnh đó, lực lượng kiểm ngư của nước ta vẫn còn mỏng, công cụ và phương tiệnkiểm ngư hạn chế, nên việc kiểm soát các khu vực cấm khai thác hay các nghề khaithác bất hợp pháp chưa đáp ứng được yêu cầu Đáng báo động là, nhiều ngư dân sử
Trang 8dụng những hình thức khai thác huỷ diệt, như: chất nổ, chất độc, xung điện, lưới mắtnhỏ; hoặc các nghề có hại như: te đẩy, lưới đăng, đáy, giã cào điện khiến cá lớn, cá bé
và nhiều loài thủy sinh đều có thể bị tận diệt Đây cũng là một trong những nguyênnhân gây ô nhiễm trầm trọng môi trường biển, đe dọa lâu dài đến khả năng phục hồicác loài thủy, hải sản
Không những vậy, nhiều vùng trong cả nước (nhất là khu vực miền Trung) nhân dâncòn tự do khai thác san hô với quy mô lớn để bán, thậm chí nung vôi, phá hủy nơi sinh
cư của nhiều loài thủy, hải sản
Hai là sự thiếu đồng bộ giữa hệ thống đánh bắt, khai thác hải sản biển với công tác hậu cần nghề biển Thực tế ở nước ta đang tồn tại một hạn chế lớn là kỹ thuật khai
thác, vận chuyển, chế biến còn yếu kém và chưa đồng bộ Việc bảo quản sau thu hoạchcòn nhiều bất cập, các khoang, thùng chứa nguyên liệu thường có kết cấu không hợp
lý, cách nhiệt kém; công tác vệ sinh, khử trùng các khoang chứa nguyên liệu này chưađược quan tâm đúng mức; đá dùng cho bảo quản còn chưa đảm bảo chất lượng Nhữngđiều này dẫn đến hạn chế về chất lượng sản phẩm lên bến và doanh thu của người đikhai thác Theo số liệu từ Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản hiện nay tổnthất sau thu hoạch trong khai thác hải sản là rất cao, ở mức trên 20%, mà nguyên nhânquan trọng là khả năng giữ nhiệt của tàu khai thác, tàu dịch vụ hải sản kém Theo tínhtoán của Cục này, nếu giảm được tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%, thì chưa cầntăng sản lượng, hiệu quả từ khai thác hải sản cũng tăng lên rất nhiều, chưa nói tới tácdụng bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản cho phát triển bền vững
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng phục vụ nghề cá còn nhiều yếu kém, nên các dịch vụnghề cá cũng còn hạn chế Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chobiết, hiện cả nước chỉ mới có 10/60 bến cá (là nơi neo đậu của tàu thuyền khai thác hảisản ven bờ) đã được đầu tư xây dựng cầu cảng và kè bờ với tổng chiều dài gần 12.000m Hầu hết các cảng cá không có dịch vụ bốc dỡ sản phẩm, chủ yếu bốc dỡ thủ công,nên chất lượng sản phẩm bị giảm sút Cả nước chỉ có khoảng 700 kho lạnh sản phẩmthủy, hải sản, tổng cộng sức chứa trên 8.000 tấn và 14 kho thuê với sức chứa 46.000tấn, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu
Ba là sản lượng khai thác lớn, nhưng chưa có mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ hiệu quả cao Mặc dù với sản lượng khai thác lớn, nhưng đến nay nước ta vẫn
Trang 9chưa có các mô hình sản xuất thủy, hải sản đạt hiệu quả cao, nhất là các loại hải sản,như: cá ngừ, các loại giáp sát, nhiễm thể Việc tổ chức thu mua nguyên liệu chủ yếuvẫn tự phát, chưa có cơ quan, tổ chức nào điều hành, quản lý Tình trạng thu mua xô,
ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân vẫn diễn ra khá phổ biến, do thương lái, doanhnghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận, chưa chú ý đến nhu cầu của thị trường đối với chấtlượng sản phẩm Hiện cả nước có 81 chợ cá được xây dựng ngay tại các cảng cá, bến
cá là nơi mua bán sản phẩm đánh bắt chủ yếu, song cũng chưa được đầu tư đạt tiêuchuẩn quốc tế
Bốn là sự bất ổn trên biển Đông hiện nay, các hành động hung hăng ngang ngược của Trung Quốc ngày gia tăng Các vụ cướp bọc, đâm thuyền của tàu thuyền
Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam không những phá hoại tài sản đánh bắt của ngưdân mà còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho ngư dân lúc ra biển hoặc không dám tổchức đánh bắt xa bờ nơi mà sản lượng thủy sản rất lớn
Ngoài ra, nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổikhí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ Các hệsinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo lànhững đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất Cùng với đó thời tiếtngày càng xảy ra nhiều hiện tượng cực đoan và khó dự báo trước gây ảnh hưởng choviệc khai thác thủy sản trên biển
1.3 Khái quát hướng phân tích biến động sản lượng khai thác thủy sản theo
thời gian
Từ những số liệu trên, nhận thấy sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta có biếnđộng theo thời gian rất rõ Sản lượng khai thác có xu hướng tăng lên qua các năm,trong một năm cũng có sự khác nhau về sản lượng của các quý do ảnh hưởng của yếu
tố mùa vụ Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn sự biến động cũng như quy luật của việc khaithác thác thủy sản qua các năm cần một phương pháp phân tích thích hợp
Việc sử dụng phương pháp dãy số thời gian, với những chỉ tiêu phân tích cơ bảnnhư lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm)… cho phép nhậnthức rõ hơn biến động của sản lượng khai thác thủy sản qua các năm, giúp ta liên hệvới thực tế để tìm ra nguyên nhân của những biến động từ đó tìm ra giải pháp nhằm
Trang 10khắc phục những ảnh hưởng xấu Vận dụng những mô hình hồi quy trong dãy số thờigian, ta tìm ra được quy luật biến động của sản lượng thủy sản khai thác Việc hiểuđược quy luật biến động đó ta có thể dự đoán được sản lượng khai thác trong tươnglai, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp phù hợp.
Trang 11C HƯƠNG 2:
VÀ DỰ ĐOÁN NĂM 2016 2.1 Phân tích biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006
– 2015
Để có cái nhìn tổng quát về những đặc điểm biến động của sản lượng khai tháctheo thời gian, ta sử dụng các chỉ tiêu đơn giản của dãy số thời gian như lượng tăng(giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng…
Dưới đây là bảng tính toán các chỉ tiêu phân tích biến động sản lượng khai thácthủy sản trong giai đoạn từ năm 2006 – 2015
Bảng 2.1: Phân tích tình hình biến động sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn
Trang 12Trong giai đoạn 2006 – 2015, sản lượng thủy sản khai có xu hướng tăng nhưngkhông đều:
- Trong cả giai đoạn sản lượng khai thác thủy sản bình quân là 2493,8 nghìn tấnvới tốc độ tăng bình quân là 4,7% tương ứng trung bình mỗi năm tăng lên 115,2nghìn tấn, mức tăng tương đối ấn tượng Cùng với đó, tốc độ phát triển bìnhquân mỗi năm là 104,7%
- Sản lượng tăng mạnh nhất là năm 2012 tăng 7,1% so với năm 2011 tương ứngtăng 191,1 nghìn tấn Mức tăng thấp nhất là năm 2007 tăng 2,4% so với năm
2006 tương ứng tăng 47,1 nghìn tấn, tuy nhiên đó vẫn là một mức tăng khá lớn
- Có được kết quả như vậy là do đầu tư mạnh mẽ của ngư dân trong việc đầu tưtrang thiết bị hiện đại như: các tàu thuyền có công suất lớn hơn, ra khơi đượclâu ngày hơn cùng; những thiết bị dò tìm ngư trường hiện đại cộng với việc dựbáo thời tiết ngày càng chính xác Cùng với đó là sự quan tâm của các cấpngành khi xảy ra các sự cố trên biển giúp ngư dân yên tâm ra khơi khai thácnguồn lợi thủy sản
Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển và tốc độ tăng sản lượng thủy sản khai thácchưa phải là quá nhanh, nhưng giá trị 1% tăng lên năm sau cao hơn năm trước Điều
đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng của sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam
Năm Sản lượng Giá trị tuyệt đối của 1% tăng liên hoàn
Trang 132.1.2 Phân tích xu thế biến động của sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn
007Q1 2
008Q3 2
008Q1 2
009Q3 2
009Q1 2
010Q3 2
010Q1 2
011Q3 2
011Q1 2
012Q3 2
012Q1 2
013Q3 2
013Q1 2
014Q3 2
014Q1 2
015Q3 2
Biểu đồ 2.1: Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 - 2015
Nhìn vào biểu đồ có thể nhận định được sản lượng khai thác có xu thế tương đối
rõ ràng Tuy nhiên, để chắc chắn, ta sẽ xây dựng hàm xu thế biểu hiện sản lượng thủysản khai thác theo quý để có thể thấy rõ hơn quy luật biến động của nó
Dựa vào phần mềm thống kê SPSS ta chạy được các kết quả như sau:
Bảng 2.3: Cách dạng hàm xu thế cơ bản của sản lượng thủy sản khai thác
0 0,160
0,339Hàm xu thế
Hyperbol Y = 651,037 - 257,819t^ 0,180 96,108 0,006
0,00
0 0,006
Trang 14-Hàm xu thế
t 0,694 56,280* 0,000 0,00
-(*: SE hàm xu thế mũ đã được tính lại, cách tính được trình bày phụ lục)
Trong đó: sig, sig1, sig2, sig3 lần lượt dùng để kiểm định R2, ^b1, ^b2, ^b3 trong các mô hình hồi quy
Dựa vào các kết quả trên, ta thấy các hàm xu thế đều có sig < 0,05, điều đóchứng tỏ tất cả các hàm đều phù hợp để biểu hiện biến động sản lượng khai thác thủysản theo thời gian Tuy nhiên, ở hàm xu thế bậc 2, nhận thấy sig của các hệ số ^b2, ^b3đều lớn hơn 0,05 do đó các hệ số này không có ý nghĩa hồi quy Như vậy ta có thể loại
bỏ được hàm xu thế bậc 2 Mặt khác, dựa vào tiêu chí SE min, ta tìm được hàm xu thếtốt nhất là hàm xu thế mũ với Se = 56,280 Theo đó:
2.1.3 Phân tích biến động thời vụ của sản lượng thủy sản khai thác
Ở trên ta đã tìm được xu thế của sản lượng khai thác thủy sản qua thời gian Tuynhiên, số liệu ở đây là số liệu thu thập theo quý, khai thác thủy sản cũng chịu sự phụthuộc vào thời tiết vì vậy ngoài xu thế ra sản lượng khai thác còn có tính thời vụ ở cácquý trong năm
Ta thực hiện tính chỉ số thời vụ theo các bước sau:
1 Tính xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thếhoặc phương pháp dãy số bình quân trượt Ở trên ta đã thực hiện bằng phươngpháp hàm xu thế
2 Loại bỏ xu thế ra khỏi bằng cách sử dụng mô hình cộng hoặc mô hình nhânĐối với mô hình cộng: Y – T = S + I
Đối với mô hình nhân: Y / T = S * I