1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trang Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu.docx

212 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trang Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu
Tác giả Chu Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 72,61 KB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU (1)
    • 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu (1)
    • 1.2 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì (4)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức - Bộ máy quản lý của công ty (12)
    • 1.4 Các mặt hàng chính của công ty – kết quả sản xuất kinh doanh 2006- 2008 (17)
  • 2. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu (26)
    • 2.1 Tình hình nguồn nhân lực (26)
    • 2.2 Tình hình sử dụng trang thiết bị kĩ thuật (41)
    • 2.3 Tình hình vốn và cơ cấu vốn trong năm 2006-2008 (51)
  • PHẦN 2: THỰC TRANG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2006-2008 (59)
    • 2.1 Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận (59)
      • 2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp (77)
      • 2.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) của Công ty (102)
    • 2.2 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp (119)
    • 2.3 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất của công ty (140)
      • 2.3.1. Những thành tựu đạt được (141)
      • 2.3.2. Những mặt hạn chế (148)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (157)
    • 3.1 Hướng phát triển chung của công ty (157)
    • 3.2. Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2010 (160)
      • 3.3.1 Tiếp tục đổi mới công nghệ (167)
      • 3.3.2 Tăng cường công tác quản lý vốn (175)
      • 3.3.3 Tạo động lực trong lực lượng lao động (180)
      • 3.3.4 Một số công tác khác (190)

Nội dung

PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUẢT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1 Báo cáo thực tập nghiệp vụ PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUẢT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CH[.]

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.

Tên giao dịch bằng tiếng anh: Hai Chau Confictionery Joint Stock Company Tên viết tắt tiếng anh: HAICHAUCO.,.JSC

Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty mía đường I – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn.

Ngày thành lập: 02/09/1965: Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo quyết định số 3656/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Trụ sở công ty đặt tại : Số 15 Phố Mạc Thị Bưởi – Minh Khai –Quận Hai BàTrưng- Hà Nội.

Các đơn vị trực thuộc công ty: 7 Chi nhánh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, TP ĐàNẵng, TP Nghệ An, CN Hà Nội, CNViệt Trì, CN Phủ Lí, CN Hải Dương.

Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu có thể chia ra thành các giai đoạn sau. a.Thời kỳ 1965 – 1975

Công ty vừa sản xuất vừa xây dựng và mở rộng sản phẩm chính là các loại bánh Bích quy, lương khô, các loại kẹo mềm, kẹo cứng và mỳ.Đầu những năm 1970, công ty còn được trang bị lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất mỳ sợi do Liên Xô giúp đỡ và xây dựng Công ty chuyển từ sự quản lý của Bộ Công Nghiệp nhẹ sang Bộ Lương Thực và Thực Phẩm b.Thời kỳ 1975 – 1985

Năm 1976, Bộ Công Nghiệp Nhẹ cho nhận nhà máy sữa Mẫu Đơn và thành lập phân xưởng sấy phun.

Năm 1978, Bộ lại đIều cho nhà máy 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền.Đến năm

1981, nhà máy lắp đặt thêm 4 lò sản xuất bánh kem xốp.

Năm 1982, Công ty lắp đặt thêm 6 lò kem xốp, cảI tạo dây chuyền mỳ ăn liền để sản xuất mỳ phồng tôm chất lượng cao. c.Thời kỳ 1992 – 1996

Năm 1993, Công ty đầu tư một dây chuyền bánh kem xốp của CHLB Đức Năm 1994, Công ty lắp thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Sôcôla và các sản phẩm bánh kẹo khác.

Năm 1996, Công ty triển khai dự án liên doanh với Bỉ sản xuất kẹo Sôcôla.Công ty đã xây dựng và triển khai lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm cao cấp với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, chuyển giao công nghệ của CHLB Đức. Đặc biệt có sự giúp đỡ, tài trợ của Bộ y tế và đề án Việt Nam – Australia, Công ty đã nghiên cứu và triển khai thành công và đưa công nghệ sản xuất Bột canh I ốt vào hoạt động. d.Thời kỳ 1997 - đến nay

Năm 1998, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh quy Đài Loan lên gấp đôi Giữa năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất, nâng gấp đôi công suất của dây chuyền bánh kem xốp lên.

Cuối năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo sôcôla (công nghệ của Đức).

Cuối năm 2003, Công ty lắp đặt thành công dây chuyền bánh mềm cao cấp của Hà Lan và đang tiến hành sản xuất nhằm tung sản phẩm mới xâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Công ty dự định trong năm 2004 này sẽ hoàn tất đầu tư dây chuyền bánh quy mặn của Đài Loan Đầu năm 2005, công ty tiến hành chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần 10/2005, công ty đầu từ mới một hệ thống máy bao gói bột canh tự động , đến nay thì đàu tư 7 máy bao gói tự động

Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, và thực phẩm Sản phẩm của công ty đã được bình chọn là hàng ViệtNam chất lượng cao từ năm 1997 đến nay Như vậy công ty cổ phần bánh kẹo

Hải Châu là một trong những doanh nghiệp nhà nước mà hoạt động có hiệu quả,sản xuất có lãi, thực hiện đầy đủ với nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

Cơ cấu tổ chức - Bộ máy quản lý của công ty

Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với quản lý lao động tại công ty Nếu đội ngũ tổ chức quản lý được xây dựng một cách khoa học, gắn với nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp thì sẽ nâng cao được hiệu quả của việc quản lý nói chung và công tác quản lý lao động nói riêng Bộ máy quản lý của công ty bao gồm sáu phòng ban gián tiếp và bốn xí nghiệp sản xuất được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

1 5 Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng kỹ thuậtPhòng Tài Chính - KTPhòng KHVT& XDCBPhòng kinh doanh thị trường

XN Bánh cao cấp XN gia vị thực phẩm

Chu thị Thanh Hương K14- QT1

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần,được sự quan tâm và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ NN-PTNT Hội đồng quản trị,Ban điều hành cùng các phòng ban, xí nghiệp, chi nhánh đã phát huy nội lực và tiềm năng hiện có để củng cố và phát triển công ty Cơ chế tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Đây là mô hình khá hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Các mặt hàng chính của công ty – kết quả sản xuất kinh doanh 2006- 2008

Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển nhanh với tốc độ cao Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia vào khu vực kinh tế, các khối kinh tế Đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh, đời sống của nhân dân đang được cải thiện và nâng cao,thu nhập bình quân đầu người tăng lên Nhu cầu bánh kẹo cũng vì thế mà trở nên thiết yếu, sản phẩm bột canh đang là hàng hoá tiêu dùng thường xuyên của người dân kể cả thành thị lẫn nông thôn Yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm bánh kẹo cũng phong phú hơn, đa dạng hơn và khắt khe hơn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào người tiêu dùng, thực hiện tư tưởng cho rằng lợi nhuận nằm trong chiến lược lâu dài và chính là mục tiêu để tìm kiếm Trên tinh thần đó Công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác sản xuất thể hiện qua số lượng sản phẩm thường xuyên tăng theo các năm, có sự đa dạng về chủng loại sản phẩm Hiện nay, công ty có bán khoảng

100 mặt hàng thuộc khoảng 30 chủng loại Các mặt hàng truyền thống của công ty là các loại bánh kem xốp, bấnh quy, bột canh Bánh của Công ty với chất lượng tốt, ngon có mùi vị đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng Bột canh có chất lượng tốt, đã xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng Hàng của công ty luôn được lựa chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong những năm gần đây Với phương châm “ Hải Châu chỉ có chất lượng vàng”, công ty đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm

Bảng 1: Sản lượng từng mặt hàng như sau:

STT Sản phẩm Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Phòng KH-VT) Bảng 2: Một số chủng loại sản phẩm chính của công ty bánh kẹo Hải Châu.

STT Sản phẩm Chủng loại

1 Bánh o Bánh quy (Hướng dương, quy cam, quy dừa…) o Bánh kem (kem xốp hoa quả, socola, ) o Lương khô (lương khô tổng hợp, Lương khô ca cao, lương khô dinh dưỡng…)

2 Kẹo o Kẹo cứng (Kẹo cứng sữa, kẹo cứng trái cây, nhân socola…) o Kẹo mềm ( Kẹo mềm socola, kẹo mềm trái cây, kẹo mềm tango, kẹo dâu mềm , kẹo dứa mềm,…)

3 Bột canh o Bột canh thường ( gói 200g) o Bột canh I ốt (gói 200g , 150g)

Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Tình hình nguồn nhân lực

Có thể nói lao động là yếu tố cơ bản, là cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Các sản phẩm được tạo ra có ảnh hưởng rất lớn của lao động Lao động không chỉ đơn thuần tạo ra số lượng sản phẩm mà nó còn có tính quyết định đến chất lượng của sản phẩm đó Thực tế là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu có số lượng giảm hơn so với những năm thời kì đầu, cụ thể là vào giai đoạn 1965-1975 lực lượng của công ty khoảng 850 người, giai đoạn 1976- 1985: khoảng 1250 người đây là thời kỳ công ty hoạt động theo cơ chế kê hoạch hóa tập trung nên chưa chú trọng tới hiệu quả lao động Tiếp đến giai đoạn 1986-

1994 Công ty giảm biên chế nên số lao động chỉ còn 950 người Vào năm 1995 chỉ còn 850 người, sau đó giảm dần theo các năm cụ thể trong một số năm gần đây tình hình lao động của công ty như sau:

Bảng 3: Bảng tổng kết lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên 663 790 798

Lao động hợp đồng 118 194 199

Do những yêu cầu đặc thù của sản xuất, kinh doanh bánh kẹo nên vấn đề lao động của công ty có đặc điểm nổi bật là số lao động lớn, xấp xỉ khoảng 1000 người Do đó, vấn đề quản lý lao động hiệu quả là rất quan trọng của công ty Tỷ lệ nam/ nữ ~ 1/3 Các lao động nam chỉ đảm bảo những công việc nặng nhọc như vận chuyển, vận hành máy Các lao động nữ được bố trí vào những công việc thủ công như đóng túi, đóng hộp, đòi hỏi khả năng chịu đựng, bền bỉ cao.

Trong cơ cấu lao động, công ty Hải Châu cũng đã xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý, kinh doanh Bộ phận quản lý, kinh doanh chỉ chiếm ~ 1/10 trong cơ cấu lao động Bộ phận này được bố trí hợp lý một mặt giúp công ty khai thác tốt khả năng lao động, mặt khác cũng giúp công ty không phải chịu gánh nặng trả lương Những biến động đó được cụ thế hóa như sau:

Bảng 4: Tình hình lao động của công ty

Số lượng (Người) % Số lượng

Tổng số cán bộ công nhân viên 663 100 790 100 798 100

(Nguồn: Báo cáo nhân sự các năm 2006-2008)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của Công ty trong những năm gần đây có những biến động không lớn Điều này cho thấy Công ty đã thực hiện theo nguyên tắc sử dụng lao động có hiệu quả nhất Cụ thể năm 2006 với số là 663, năm 2007 là 790 người, tăng 127 người so với năm 2006 tương ứng với19.6% Đến năm 2008 tăng lên 8 người so với năm 2007, tương ứng với 1.01%.

Diễn biến thay đổi lượng công nhân nam và nữ liên tục thay đổi trong các năm.

Tỷ lệ nhân viên nam chiếm 29-33% trong số lao động của toàn công ty qua các năm 2006-2007, tỷ lệ nhân viên nữ cũng luôn tăng 67-71% trong số lao động của toàn công ty qua các năm từ 2006-2007 Tỷ lệ nhân viên nữ luôn cao hơn tỷ lệ nhân viên nam Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trên hoàn toàn phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở khâu bao gói Đây cũng là một đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo, bột canh.

Số lượng cán bộ quản lý trong công ty cũng luôn tăng từ 10-11% qua các năm đảm bảo đủ số lượng để không xảy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ.

Mặt khác cũng do sự biến động về lao động, do công ty sản xuất theo mùa vụ,thường vào đầu năm và cuối năm đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn vì vào thời điểm này số lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn.Cho nên cần phải thuê thêm công nhân điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng và sản phẩm và do tay nghề của số người thuê thêm không cao Nhưng nếu tuyển chính thức thì dẫn tới hậu quả là lãng phí lao động ảnh hưởng tới chi phí Sau đây là sự biến động về lao động trong năm (2006-2008).

Bảng 5: Biến động về lao động trong năm 2006-2008

Số lượng (Người) % Số lượng

(người) % Lao động hợp đồng 118 17.80 194 24.56 199 24.94

Lao động biên chế 545 82.20 596 75.44 599 75.06

Tổng số lao động 663 100 790 100 798 100

(Nguồn : Báo cáo nhân sự - Phòng tổ chức )

Từ bảng trên ta thấy số lao động biên chế của công ty có tăng nhưng không đáng kể , năm 2006 là 545 người chiếm 82.2% tổng lao động Năm 2007 là 596 người người chiếm 75.44% tổng số lao động tăng 51 người so với năm

2006 Đến năm 2008 là 599 người chiếm 75.06% Trong khi đó lao động hợp đồng chiếm từ 17-24% tổng lao động Tỷ lệ lao động cao như vậy là do công ty sản xuất không đều thường sản xuất vào cuối năm để phục tết Do đó để khắc phục công ty có phương án đảm bảo dự trữ sản phẩm cho tiêu thụ đầu năm và cuối năm.

Tình hình sử dụng trang thiết bị kĩ thuật

Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng sản xuất của công ty Trong những năm gần đây Công ty đã đổi mới công nghệ đầu tư một số dây truyền sản xuât bánh kẹo hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao

Dây truyền sản xuất: Tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty theo các loại công nghệ sản xuất chuyên môn theo dây chuyền Hiện nay với 11 dây chuyền thiết bị, công ty tuy đã sản xuất trên 100 mặt hàng bao gồm các loại bánh quy, bánh kem xốp, bột canh, kẹo các loại Quá trình sản xuất trên các dây chuyền đều là sản xuất hàng loạt, liên tục, chu kì sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có , sản lượng ổn định nhưng là sản xuất theo thời vụ

Cho đến nay, hệ thống trang thiết bị của công ty là tương đối hiện đại bảng dưới đây phản ánh tình hình trang thiết bị của công ty.

Bảng 6: Trang thiết bị sản xuất của công ty :

TT Tên dây chuyền Nước sản xuất Trình độ trang thiết bị

1 Dây truyền bánh Hương Thảo Trung Quốc Bán cơ khí, nướng bằng lò

2 Dây truyền bánh Hải Châu Đài loan Tự động, bao gói thủ công

3 Dây truyền bột canh Việt Nam thủ công

5 Dây truyền bánh kem xốp CHLB Đức Tự động, bao gói thủ công

6 Dây truyền phủ Sôcôla CHLB Đức Tự động

7 Dây truyền sản xuất kẹo cứng CHLB Đức Tự động, bao gói thủ công

(Nguồn: Báo cáo tài sản - Phòng kĩ thuật)Bảng 7: Tình hình trang thiết bị máy móc của công ty

Phân xưởng Tên máy

Năm đưa vào sử dụng

Hiệu suất sử dụng

Công suất sử dụng %

Bánh I DT Bánh mềm 2003 2.6T/ca 1.8T/ca 69.23

DT Bánh quy 2004 4.5T/ca 3.2T/ca 71.11

Bánh II DT Kem xốp 2001 1.5T/ca 1T/ca 66.67

DC kem phủ socola 2002 1T/ca 0.75T/ca 75.00

Kẹo DT kẹo cứng 1996 2.4T/ca 1.5 T/ca 62.50

Dt Kẹo mềm 2001 3T/ca 1.92T/ca 64.00

(Nguồn : Danh mục trang thiết bị - Phòng kĩ thuật) Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty vẫn chưa khai thác hết được công suất thiết kế của dây truyền đặc biệt là dây truyền sản xuất kẹo với công suất sử dụng kẹo cứng là 62.50%, kẹo mềm là 64%, dây truyền sản xuất bánh mềm là69.23%, dây truyền kem xốp là 66.67%

Việc sử dụng dây truyền sản xuất giữa công suất sử dụng so với công suất thiết kế không được tối đa là do nhiều nguyên nhân như không tiêu thụ hết sản phẩm(tồn kho lớn), nguồn cung ứng nguyên vật liệu, máy móc…Trong đó việc quản lý lao động chưa được tốt cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến không khai thác được tối đa công suất thiết kế Công ty muốn tận dụng được công suất sử dụng là tương đương với công suất thiết kế thì phải tăng cường công tác thị trường, quản lý chặt chẽ các nguồn lực, trong đó quản lý lao động là quan trọng nhất và mang tính quyết định.

Tuy nhiên nhìn chung về mặt tình hình trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ.Bên cạnh những dây truyền sản xuất mới hiện đại còn có những dây truyền sản xuất sản phẩm truyền thống lạc hậu thủ công bán có khí như dây truyền sản xuất bánh Hương Thảo, ngoài ra công ty chưa chuẩn bị chu đáo những thiết bị phụ trợ như máy nổ, do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.

So với một số đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Biên Hòa, Lam Sơn, Kinh Đô… thì công ty còn kém họ một số dây truyền như kẹo cao su, bimbim,…Do đó làm sản phẩm của công ty chưa phong phú, phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.

Tình hình vốn và cơ cấu vốn trong năm 2006-2008

Vốn và nguồn vốn là đặc điểm quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty Nhận thức được điều đó trong một số năm qua Công ty đã có những biện pháp nhằm quản lý tốt hơn về vốn và nguồn vốn.Là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nên yêu cầu đặt ra là phải luôn đầu tư đổi mới thiết bị để cải tiến sản phẩm nên vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn Chính nguồn hình thành vốn và cơ cấu chia sử dụng vốn hợp lý ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Bởi có vốn mới chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện cần chứ chưa đủ đẻ đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh.Vấn đề đặt ra có ý nghĩa là phải sủ dụng có hiệu quả nguồn vốn.Trong những năm qua, vốn của công ty bánh kẹo Hải Châu tăng lên khá nhanh Chúng ta có thể thấy hiện trạng vốn của công ty qua bảng sau:

Bảng 8: Tình hình vốn và cơ cấu vốn của công ty trong năm 2006-2008

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

(tỷ đồng) tỷ trọng (%)

(triệu đồng) tỷ trọng (%)

(triệu đồng) tỷ trọng (%)

Nợ phải trả 99.642 83.47 104.195 82.17 109.301 83.01 Vốn chủ sở hữu 19.727 16.53 22.610 17.83 22.379 16.99

( Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2006-2008)

Qua bảng trên ta thấy, tài sản của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu năm 2007 tăng 7.436 tỷ đồng tương ứng với 6.23% so với năm 2006 Trong đó tài sản lưu động tăng 5.746 tỷ đồng chiếm 13.82% so với năm 2006.Năm 2007 tài sản cố định tăng 1.690 tỷ đồng ứng với 2.17%so với năm 2006 Năm 2008 tài sản tăng 4.875 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với 3.84%, trong đó tài sản lưu động tăng 4.1 tỷ đồng, tài sản cố định tăng 0.775 tỷ đồng

Về nguồn vốn nhìn chung công ty hoạt động bằng nguồn vốn đi vay, năm 2007 vốn chủ sở hữu là 22.610 tỷ đồng tăng hơn năm 2006 là 2,883 triệu đồng tương ứng với 14.61%, đến năm 2008 vốn chủ sở hữu giảm nhẹ là 0.231 tỷ đồng tương ứng với 1.02% so với năm 2007 Tương ứng là nợ phải trả năm 2007 tăng so với năm 2006 là 4.553 tỷ đồng (hay tăng 4.57%), năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.106 tỷ đồng (4.9%) Như vậy hệ số nợ của công ty năm 2006 là 0.834 , năm

Kết quả trên cho thấy hệ số nợ của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là khá lớn điều đó rất dễ gây ra những ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của công ty nếu công ty làm ăn không tốt.

THỰC TRANG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2006-2008

Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận

Để phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta nên bắt đầu từ việc đánh giá chính xác các chi tiết từng mặt hiệu quả kinh doanh của công ty.Thông qua các chỉ tiêu bộ phận như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định Từ đó ta mới có thể đánh giá chính xác nhất hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2.1.1 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Công ty vận dụng cơ chế làm 40h/tuần (được nghỉ thứ bảy và chủ nhật) tức là người lao động làm việc theo chế độ 3 ca 4 kíp, bình quân ngày công lao động từ 21-23 ngày / tháng.

Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình quân của một lao động Ta có bảng số liệu sau đây:

Bảng 9: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:

7 (%) Giá trị tổng sản lượng

Doanh thu thuần Triệu đồng 201,56

5 204,221 100.946 Số lượng lao động Người 66

8 101.013 Lợi nhuận ròng triệu đồng 1,41

0 144.897 Tiền lương bình quân 1 người/tháng

Năng suất 1 người/ năm theo doanh thu thuần

Năng suất 1 người/ năm theo giá trị tổng sản lượng

Năng suất 1 người/ năm theo lợi nhận ròng

(Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2006-2008)Qua bảng số liệu trên cho thấy cùng với sự tăng trưởng của sản xuất kinh doanh trong Công ty tiền lương bình quân của người lao động trong Công ty cũng ngày một tăng lên, do đó các chỉ tiêu trong bảng cũng tăng giảm khác nhau theo chiều hướng tích cực, cụ thể là.

+ Năng suất lao động bình quân (NSLĐ bq) trên một người trên một năm theo doanh thu từ năm 2006 đến năm 2008 như sau:

Tacó: NSLĐbq/1người/1năm (Theo doanh thu) Số lao động

Năm 2006 năng suất lao động đạt 304.014 triệu đồng/ người Năm 2007 năng suất lao động thấp nhất cũng đạt tới 256.086 triệu đồng, giảm 47.928 triệu đồng so với năm 2006, mặc dù doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 nhưng năng suất lao động bình quân 1 người /năm theo doanh thu giảm là do tỷ lệ lao động năm 2007 tăng mạnh hơn tỷ lệ tăng doanh thu Cụ thể là năm 2007 mức tăng doanh thu là 0.37 % còn mức tăng lao động là 19.16% Nhưng đến năm 2008 mức tăng doanh thu và mức tăng lao động cân đối nên năng suất lao động bình quân 1 người/ năm giảm nhưng với một lượng không đáng kể Cụ thể doanh thu thuần năm 2008 là 204421 triệu đồng, tăng 1913 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng0.95% so với năm 2007 và mức tăng lao động tương ứng cũng không cao chỉ khoảng 1.01% Mặc dù cả hai chỉ tiêu doanh thu thuần và lao động tác động đến năng suất bình quân trên một người /tháng nhưng với tự lệ tăng tương ứng và không cao làm năng suất cũng giảm rất nhẹ, tương ứng là 0.07%.

+ Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân trên một người / 1 năm theo giá trị tổng sản lượng từ năm 2006 đến năm 2008 như sau:

Giá trị tổng sản lượng

Ta có : NSLĐ bq/1người/1năm (theo giá trị Tổng sản lượng ) Số lao động

Năm 2006 một người lao động tạo ra được 307.379 triệu đồng đến năm 2008 là258.412 triệu đồng Nhìn chung năng suất lao động bình quân / 1 người theo giá trị tổng sản lượng cũng giống như tính theo doanh thu thuần Do cơ chế của công ty cùng có ảnh hưởng chung tới các chỉ tiêu và với mức độ là tương tự, cân đối nhau Mức tăng giảm chỉ trong khoảng 1% - 16%

Tuy nhiên, mức sinh lời bình quân một lao động theo lợi nhuận ròng rất cao và luôn tăng qua các năm từ 2006-2008 Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty bánh kẹo Hải Châu cao.

Mức sinh lời bình quân do một lao động tạo ra từng năm như sau:

- Năm 2006 là 2.140 triệu đồng/ người.

- Năm 2007 là 2.507 triệu đồng/ người, tăng 0.367 triệu, tỷ lệ tăng tương ứng là 17.15% so với năm 2006 Tỷ lệ này tăng do lợi nhuận ròng tăng ở mức cao 39.59% so với năm 2006 và mức tăng của lao động tương ứng với 19.15%.Điều này có nghĩa là việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.Hay nói cách khác là việc sử dụng lao động của Công ty có hiệu quả

- Năm 2008 là 3.598 triệu đồng/ người, tăng 1.09 triệu đồng tức tăng 43.44% so với năm 2007 Đây là mức tăng khá cao.Sở dĩ như vậy là vì công ty đã cân đối được tỉ lệ sử dụng lao động trong năm 2008 Điều này cho thấy việc sử dụng lao động của Công ty đã đạt hiệu quả cao.

Công ty đã sử dụng lao động một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao Cùng với sự thành công của công tác quản lý nguồn nhân lực Công ty Bánh kẹo Hải Châu luôn cố gắng phấn đấu tăng tiền lương cho người lao động Thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 13%-19% tháng thể hiện đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao Cụ thể là thu nhập bình quân một người trên một tháng luôn tăng cao với tỉ lệ từ 13%-20%.

Các chỉ tiêu trên cho thấy, doanh thu trong 3 năm từ 2006-2008 rất lớn, trung bình đạt khoảng 200 tỷ đồng/ năm mức sinh lợi cao nhưng chưa thực sự phù hợp, điều này làm ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua Việc doanh thu tăng nhưng mức sinh lợi bình quân một lao động thấp do Công ty có bộ máy lao động còn cồng kềnh, chưa xác định được cơ cấu lao động tối ưu: Một số bộ phận thì thừa lao động, một số khác lại thiếu lao động, việc tuyển người vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của công việc Chính việc sử dụng hiệu quả lao động thấp đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty còn chưa cao trong một số năm gần đây.

2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp

Có vốn mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt lợi ích cho các nhà đầu tư , của người lao động, của Nhà Nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân Mặt khác, nó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị trường tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh Sau đây là đánh giá thực trạng sử dụng tài sản cố định của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.

Bảng 10: Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) của Công ty

Chỉ Tiêu Đơn vị Năm

2001/200 0 (%) Giá trị Tổng sản lượng Triệu đồng 203,79

Doanh thu thuần Triệu đồng 201,56

1 100.946 Nguyên giá bình quân tài sản cố định

6 102.484 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1,41

Sức sản xuất của tài sản cố định theo giá trị

Tổng sản lượng Đồng 268.92

Sức sản xuất của tài sản cố định theo doanh thu thuần Đồng 265.97

Sức sinh lời của tài sản cố định Đồng 1.87

Suất hao phí của tài sản cố định theo giá trị tổng sản lượng Đồng 37.18

Suất hao phí của tài sản cố định theo doanh thu thuần Đồng 37.59

Suất hao phí tài sản cố định theo lãi ròng Đồng 5,34

(Nguồn: Báo cáo các tài chính các năm 2006-2008)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:

Giá trị tổng sản lượng

+Sức sản xuất của tài sản cố định = x 100 theo giá trị Tổng sản lượng Nguyên giá bq của TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng Giá trị tổng sản lượng Năm 2006 là 268.922 đồng tức là cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được 268.922 đồng giá trị tổng sản lượng, đến năm 2007 thì con số này là 286.750 đồng tăng so với năm 2006 là 17.83 đồng tương ứng với 6.63%, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của Công ty là hiệu quả so với năm 2006 nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư tài sản cố định của Công ty thấp hơn so với tỷ lệ tăng Giá trịTổng sản lượng, tuy vậy nhưng lợi nhuận mang lại cho Công ty cũng được nâng lên, kéo theo là thu nhập của người lao động cũng tăng lên Năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục giảm so với năm 2007, đạt 281.535 đồng giảm 5.22 đồng tương ứng với 1.91% Nguyên nhân chính là do Công ty tăng đầu tư vào tài sản cố định nhiều Mặc dù sức sản xuất của tài sản cố định theo giá trị tổng sản lượng năm

2008 thấp hơn 2007 nhưng chưa đủ lý do để có thể kết luận rằng việc tăng giảm đầu tư vào tài sản cố định của công ty là không hợp lý Vì bên cạnh đó chúng ta còn đi phân tích một số chỉ tiêu tiếp đây.

+ Sức sản xuất của tài sản = x 100 cố định theo doanh thu Nguyên giá bq của TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Năm 2006 là 265.978 đồng tức là cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì tạo ra được 265.978đồng doanh thu thuần, đến năm 2007 thì con số này là 283.063 đồng giảm so với năm

Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân, Hiệu quả tổng hợp của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây :

Bảng 12: Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty (2006-2008)

(%) Doanh thu thuần Triệu đ 203,718 204,783 100.52278 207703 101.426 Tổng chi phí Triệu đ 202,068 202,032 99.982184 203717 100.834

Vốn sản xuất bình quân Triệu đ 119,36

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Đồng 0.696551 0.967229 138.85969 1.38174 142.856

Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn sản xuất bình Đồng 1.1

Số lần chu chuyển của tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006-2008Qua bảng trên cho ta thấy, nhìn chung doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm cụ thể ở đây là doanh thu thuần năm 2006 đạt 203718 triệu đồng, năm

2007 đạt 204783 triệu đồng, tăng 1065 triệu đồng tương ứng là tăng 0.52% so với năm 2006, năm 2008 đạt 207703 triệu đồng, tăng là 2920 triệu đồng tưng ứmg là tăng 1.43% so với năm 2007 Mặc dù doanh thu thuần tăng nhẹ nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng đều qua các năm 2006-2008 Cụ thể năm 2006 lợi nhuận đạt 1419 triệu đồng, đến năm 2007 lợi nhuận là 1981 triệu đồng tức tăng

562 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 39.59% so với năm 2006 Đến năm

2008 lợi nhuận đạt được là 2870 triệu đồng tức tăng 889 triệu đồng tương ứng với mức tăng 44.89% so với năm 2007 Tốc độ của lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm từ 2006-2008 Nguyên nhân chính ở đây là do tổng chi phí của các năm tăng nhẹ , cụ thể như sau: Năm 2006 tổng chi phí là 202068 triệu đồng,năm 2007 tổng chi phí là 202032 triệu đồng giảm 36 triệu đồng tương ứng là0.02% so với năm 2006, đến năm 2008 tổng chi phí là 203717 triệu đồng, tăng là 1685 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 0.83% so với năm 2007 Mặt khác tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí rất nhiều Do vậy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả nhưng nói chung so với các Công ty khác thì phần nào còn hạn chế hơn Ví dụ như Công ty bánh kẹo Hải Hà mức tăng trưởng hàng năm của họ khá cao và ổn định qua các năm

Qua bảng trên ta thấy:

+Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận,năm 2006 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu như sau: cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 0.7 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 0.97, tăng lên 0.27 đồng tốc độ tăng trưởng tương ứng là 38.86% so với năm 2006, và năm 2008 đạt 1.38 đồng ,tỷ lệ tương ứng tăng 42.86% so với năm 2007 Năm 2008 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do chênh lệch giữa tốc độ tăng lợi nhuận năm

2008 cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là khá cao trong năm 2008 Cụ thể tốc độ tăng của lợi nhuận là 44.89% so với tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt 1.43 %.

+Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân.

Chỉ tiêu này = lợi nhuận/ vốn sản xuất bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, cũng qua chỉ tiêu này cho Công ty biết được việc sử dụng vốn của Công ty mình có hiệu quả hay không để từ đó các cán bộ phòng ban có biện pháp sử lý và đề ra phương hướng phát triển chung cho toàn Công ty, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này của Công ty là 1.19 đồng tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 1.19 đồng lợi nhuận đến năm 2007 chỉ tiêu này của

Công ty đạt 1.69 đồng tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được1.56 đồng tăng 0.37 đồng tỷ lệ tương ứng là 31.4% so với năm 2006, thế nhưng đến năm 2008 con số này đạt 2.18 đồng, tăng 0.62 đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng tương ứng là 39.53 % Tốc độ tăng vẫn tiếp tục và có xu hướng cao hơn năm trước, đây là một vấn đề các nhà quản lý, lãnh đạo cần tiếp tục quan tâm xem xét Sở dĩ các chỉ tiêu này luôn tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân.

+ Chỉ tiêu Số lần chu chuyển của tổng tài sản:

Chỉ tiêu này Vốn sản xuất bình quân

Chỉ tiêu này cho biết số lần chu chuyển của tổng vốn sản xuất kinh doanh cụ thể năm 2006 là 1.71 lần, năm 2007 là 1.615 lần giảm so với năm 2006 là0,09 lần, đến năm 2008 số lần chu chuyển của tổng tài sản tiếp tục giảm, chỉ đạt1.577 lần tương đương giảm 2.33% so với năm 2007.Điều này chứng tỏ công ty nên xem xét tỷ lệ vốn cũng như cơ cấu vốn để tăng tốc độ chu chuyển Mặc dù chỉ tiêu này bị nhân tố khách quan tác động nhiều tuy nhiên công ty vẫn có thể tác động được.

Qua chỉ tiêu chung tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đã chỉ ra hàng loạt các nhân tố mang tính chung nhất sau: Chi phí giảm là do công ty đã giải quyết tốt những vấn đề quản lý tiết kiệm về chi phí nói chung.

+ Công ty đã hoàn thiện bộ máy quản lý tinh giam và gọn nhẹ về nhân lực Cụ thể là tỉ lệ lao động giữa các các phòng ban Công ty đã phân bổ hợp lý để có thể đủ nhân lực cho khai thác sản xuất , quản lý, giữa lao động nam và lao động nữ.

Do vậy đã không để sảy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ Tỉ lệ tương ứng như sau: Cán bộ quản lý chỉ chiếm 10%, công nhân 90% Nhận thấy đây là cơ cấu lao động phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh Các cấp lãnh đạo không chồng chéo theo phương thức quản lý là trực tuyến chức năng đảm bảo được sự thông suốt khi đưa ra quyết định từ ý kiến của tổng giám đốc đến quyền của các giám đốc cấp phân xưởng

+ Chỉ tiêu thứ hai mà ta nhìn thấy tác động vào chi phí là bài toán về tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu Cụ thể trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu vấn đề này được quan tâm nhiều để tiết kiệm và dùng đúng, đủ , hợp lý Thêm vào đó các cán bộ luôn gắng hết sức để thương thảo trong mua bán co kinh nghiệm trong việc mua bán nguyên vật liệu tránh tình trạng hỏng, không sử dụng được Biểu hiện cụ thể là tỷ lệ nguyên vật liệu hỏng là rất ít có chỉ khoảng1-5% giá trị mua vào Công tác suất cũng rất quan trọng và được phòng kế hoạch vật tư trực tiếp điều hành và quản lý dưới sự giám sát của các cấp quản lý.Trong khi giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao thì vấn đề tiết kiệm ở đây càng trở lên cấp thiết hơn: Cụ thể giá bột mỳ tăng nhiều lần trong năm( đầu năm là3500đ/kg thì cuối năm tăng 8600đ/kg), và một số nguyên liệu khác như dầu shortening, các loại VTNL đêu tăng 10-15 % so với đầu năm Bài toán ở đây là phải có những bước đi đúng đắn và cụ thể.Chẳng hạn như trong giá thành các sản phẩm kẹo, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn: Kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 72,1% Do đó, việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong công tác hạ giá thành sản phẩm

+ Sử dụng hiệu quả công suất của các máy đưa vào khai thác Cụ thể theo số liệu của phòng kĩ thuất: Số lượng máy đưa vào khai thác bao gồm cả hai loại.Các máy mới và các máy cũ Với đặc điểm cũ, công suất không cao và tốn nhiên liệu các máy nhập từ những năm 90 ít được đưa vào sử dụng sản xuất và thay vào đó là những biện pháp thanh lý máy cũ và đầu tư thay thế máy cũ Tỉ lệ máy cũ/ máy mới theo các năm giảm dần: từ 35% nay chỉ còn 20%

+ Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn và giúp cho tiềm lực công ty mạnh hơn và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Là công ty cổ phần nên việc phát hành cổ phiếu là kênh rất hiệu quả và chủ yếu trong công ty để tăng vốn điều lệ Vấn đề này đã được các đại cổ đông xem xét và nộp ủy ban chứng khoán nhà nước phê duyệt Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây là công ty phải trả những khoản nợ và lãi xuất vay khá cao trong nhiều năm làm cho chi phí tài chính qua các năm chi trả lãi vay là rất lơn lên tới hàng chục tỷ đồng.

Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất của công ty

Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua, kết hợp với việc xem xét kỹ các đặc điểm về kỹ thuật cho thấy Công ty đã đạt được những thành tựu và tồn tại một số hạn chế.

2.3.1 Những thành tựu đạt được

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban tổng giám đốc, sự phối hợp chặt chẽ của các Phòng ban, phân xưởng đã phát huy tính chủ động sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở kết hợp những dự đoán của thị trường và năng lực sản xuất hiện có Công ty đã xây dựng được những kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp của Công ty làm cơ sở điều hành sản xuất Do đó trong các năm 2006-2008 Công ty đều làm ăn có hiệu quả biểu hiện tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí.

Thu nhập bình quân của công nhân viên ngày càng cao Từ 1.4 triệu đồng/người năm 2006 lên tới 1.9 triệu đồng/người vào năm 2008 điều cho thấyCông ty đã chú trọng tới đời sống của công nhân viên, hay đồng nghĩa với việcCông ty làm ăn có lãi Công ty đã chú trọng tới nghiên cứu thị trường, từng bước tiếp cận, tìm bạn hàng trong cả nước và đã có hệ thống phân phối rộng khắp.Mặt khác Công ty đã làm tốt công tác điều tra, thu thập nắm bắt xử lý kịp thời thông tin về thị trường nên đã lựa chọn được hình thức phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cho Công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ Hiện nay Công ty có trên 300 đại lý lớn và các mạng lưới phân phối trong cả nước giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp xúc với sản phẩm của Công ty, đặc biệt là khu vực miền Bắc.

Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tích cực tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm so với các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành như

Trong những năm gần đây, Công ty đã tiến hành đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn năng lực của Công ty hiện có và điều này phù hợp với xu hướng tự động hoá trong sản xuất Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng đến chất lượng, giá cả,mẫu mã, bao bì mà các sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu trong nước Công ty nhiều năm liền được bình chọn vào Topten hàng Việt Nam chất lượng cao.

Trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao Công ty đã tổ chức khoá đào tạo công nghệ, nội quy, kỹ thuật an toàn cho công nhân hợp đồng Công ty đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân hợp đồng mới bằng hình thức đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp học vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, các cuộc thi thợ giỏi, nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm và tạo tinh thần đoàn kết giữa các thanh viên.

Những nỗ lực cố gắng trên đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, doanh thu tăng dần qua các năm

Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tổng chi phí của công ty còn ở mức cao, do một số năm gần đây vốn của Công ty chủ yêu là đi vay nên chi phí trả lãi vay lớn, ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, khả năng sinh lời của vốn còn chưa cao và cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đang ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng mặc dù việc sử dụng vốn chưa cao.

So với một số công ty sản xuất bánh kẹo khác như Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty Biên Hoà thì giá bán sản phẩm của công ty vẫn còn cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra sản phẩm của Công ty chưa được phong phú mặc dù là mộtCông ty lớn song Hải Châu vẫn chưa sản xuất được một số mặt hàng mà hiện nay đang thích hợp với thị hiếu người tiêu đặc biệt là lớp trẻ như: BimBim, Bánh mặn, kẹo cao su Đây là yếu tố làm giảm lợi thế cạnh tranh của Công ty.

Trang thiết bị máy móc của Công ty mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn chưa đồng bộ, ngoài những dây chuyền được đầu tư mấy năm gần đây còn một số máy móc thiết bị còn quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật, sản xuất bán cơ khí, chưa chuẩn bị được những thiết bị phụ trợ, điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và việc tiết kiệm nguyên vật liệu.

Mặt khác do Công ty sản xuất theo mùa vụ nên vấn đề lao động của Công ty vẫn còn một số hạn chế như việc phải thuê thêm lao động, đôi khi phải tận dụng cả số sinh viên thực tập tham gia sản xuất nhưng ở mức độ đơn giản do vậy hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, mức sinh lời lao động bình quân còn quá thấp, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả kinh doanh kinh doanh của Công ty trong các năm vừa qua.

Những tồn tại trên làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh củaCông ty Hiện nay, sản phẩm của công ty mặc dù đã được đa dạng hóa mẫu mã thay đổi nhưng chưa cao.

Nguyên nhân: Hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, chưa ổn định và chưa khai thác tốt tiềm năng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh là do một số nguyên nhân chính sau:

Bộ phận Marketing mới thành lập, lực lượng cán bộ làm Marketing củaCông ty chủ yếu là cán bộ trẻ tuổi vừa tốt nghiệp nên Công ty khó theo sát được thị trường

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Hướng phát triển chung của công ty

Hiện nay, ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển nhanh với tốc độ 10-15% mỗi năm Một số sản phẩm đó được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao, không thua kém gỡ hàng ngoại Chớnh những thuận lợi này đó giỳp cỏc nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai.

Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy ViệtNam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành bánh kẹo Cụ thể là:

Nguồn nguyên liệu phong phú nước ta là một nước nông nghiệp vùng nhiệt đới, sản lượng hoa quả, các loại củ, bột, đường thuận lợi cho việc sản xuất. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh nội lực; hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Việt Nam là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thê giới do đó rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng Đời sống nhân dân không ngừng tăng cao, nhu cầu sử dụng bánh keo liên tục tăng Đây thực sự là cơ hội lớn cho công ty đây mạnh sản xuất và tìm kiếm đúng đối tượng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận

Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2010

Gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về qui mô Mục tiêu của Công ty là đến năm 2010,

Công ty Bánh Kẹo Hải Châu thực sự trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với bánh kẹo của cả nước và trên thế giới Đây là mục tiêu to lớn phản ánh quyết tâm của toàn cán bộ công nhân viên toàn Công ty Để đạt được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số phương hướng sau:

Hoàn thiện bộ máy quản lý để hoàn thành tốt công tác quản lý kinh doanh Bộ máy quản lý phải được tổ chức chặt chẽ,khoa học hơn để giúp cho nhà quản trị trong Công ty nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế một cách chính xác,kịp thời phân chia nhiệm vụ và quyền hạn đúng với chức năng của từng bộ phận ,tránh tình trạng một bộ phận phải thực hiện nhiều chức năng như hiện nay.

Tăng cường đầu tư thiết bị hiện đại, thường xuyên thay đổi mặt hàng, cải tiến mẫu mã , bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu nhằm hạ giá thành sản phẩm, hạn chế được sự biến động của ngoại tệ. Ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường phía Nam và thị trường xuất khẩu, ưu tiên khôi phục lại thị trường Đông Âu từng bước thâm nhập thị trường ASEAN và hướng tới thị trường Châu Mĩ và Bắc Mỹ.

Nghiên cứu, mở rộng phạm vi khoán cho các đơn vị xí nghiệp thành viên từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sao cho sâu sát, hợp lý và chặt chẽ.

Nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh kẹo do Công ty sản xuất Phấn đấu đạt qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.

3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu

Với những thành công đã có, Công ty Bánh kẹo Hải Châu tự hào đã trở thành một trong các doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả trong kinh doanh Không ai phủ nhận thành tích mà Công tyBánh kẹo Hải Châu đã đạt được Nhưng trong nền kinh tế thị trường, khi mà hiện tại chưa bắt đầu, tương lai đang đối đầu và thách thức, nếu tự bằng lòng với những gì mình đạt được rất có thể Công ty sẽ gặp khó khăn trong những năm tiếp theo Qua thời gian thực tập tại Công Ty và từ kết quả đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng như nêu ra những thuận lợi, điểm yếu và nguyên nhân, em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong tương lai.

3.3.1 Tiếp tục đổi mới công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh Do vậy, Công ty phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc canh tranh So với các giải pháp nêu trên thì việc đầu tư theo chiều sâu là mang tính chiến lược lâu dài, có tác động tới vị thế của Công ty trong tương lai.

Do nhu cầu sản xuất phát triển, Công ty đã không ngừng đầu tư máy móc,thiết bị, dây chuyền công nghệ nước ngoài, với nguồn vốn vay là chủ yếu nên chưa thể thay thế toàn bộ máy móc cũ, chưa đồng bộ hoá tất cả các dây chuyền sản xuất được Do đó, Công ty vẫn phải sử dụng máy móc thiết bị cũ, thiếu đồng bộ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Trước tiên, Công ty cần phải kiểm tra, đánh giá lại máy móc, thiết bị, xác định lại khu vực, bộ phận nào cần phải đầu tư ngay Do sự hạn chế về vốn nênCông ty phải chú trọng đầu tư vào những dây chuyên sản xuất trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, vượt quá khả năng tài chính, vừa không đem lại hiệu quả, vừa gây lãng phí.Từ năm 1994 trở lại đây Công ty Hải Châu đã từng bước hiện đại hoá công nghệ trong sản xuất Bởi vậy Công ty cần tiếp tục dổi mới và đầu tư thêm Việc đầu tư mua sắm thiết bị mới tăng chất lượng sản phẩm kẹo là rất cần thiết.

Về lâu dài, Công ty cần đầu tư mới toàn bộ dây chuyền sản xuất kẹo mềm,máy móc thiết bị đầu tư phải thích hợp với trình độ tay nghề của công nhân, với khả năng tài chính của Công ty, có như vậy mới tạo được hiệu quả cao trong sản xuất

Cùng với việc đổi mới máy móc thiết bị, nhập các dây chuyền hiện đại.Công ty phải thường xuyên tổ chức bảo dưỡng, bảo quản sửa chữa theo định kỳ,đảm bảo thực hiện tốt các mắt xích tu sửa nhằm đáp ứng tiến độ sản xuất, năng xuất lao động và chất lường sản phẩm. Đổi mới công nghệ cần đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đổi mới công nghệ cần tiến hành đồng thời với tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nhằm phân công đúng người đúng việc, đúng khả năng, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt qui trình công nghệ Công nghệ đổi mới được lựa chọn phải nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Công ty nên có biện pháp thanh lý các công nghệ sau: Dây chuyền bánh Hương thảo mua vào từ năm

1996, Dây chuyền Hải Châu mua vào 1991, và một số máy bột canh thủ công mua vào năm 1970 Nay, hiệu quả sử dụng không cao thậm chí không đáp ứng được nhu cầu chất lượng sản phẩm.

Cuối cùng, việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, điều quan trọng là phải có vốn Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty bánh kẹo Hải Châu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư theo chiều sâu Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp mang tính định hướng, cần phải hoạch định thường xuyên trong kế hoạch dài hạn.

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý vốn

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w