LỜI CẢM ƠN TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ HÀ NỘI NGÀNH KẾ TOÁN o0o BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 7 Tên chuyên ngành Kế toán NVL, CCDC Tên cơ quan thực tập Công ty CP Tập đoàn Vật liệu điện và dụng cụ c[.]
Đặc điểm chung tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Điện và Dụng Cụ Cơ Khí
Sự hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Tập ĐoànVật Liệu Điện và Dụng Cụ Cơ Khí
Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí ra đời trong cơ chế bao cấp và đã từng trôi nổi trong cơ chế thị trường, nhưng cũng từ những thử thách ,gay go đó mà một mô hình thương nghiệp mới ra đời và ngày một tỏ rõ sức sống.Mô hình phát triển chuyên doanh hoá mặt hàng xây dựng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí kết hợp với kinh doanh tổng hợp, đa dạng về mặt hàng trên cơ sở tự chủ về kinh tế
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Tên giao dịch quốc tế: Electrical materials and Mechanical
Tổng giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Nguyễn Tiến Dũng
Trụ sở chính : 240-242 Tôn Đức Thắng - Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại : (84-4) 5112314, 8511918, 8513962, 8513024. Fax : (84-4) 8512407, 8514215, 8516453.
Email : mailto:elmacoxk@hn.vnn.
Lịch sử phát triển của doanh nghiệp:
Năm 1971, công ty được thành lập theo quyết định số 820/VT-QĐ ngày 22/12/1971 của Bộ Trưởng Bộ Vật Tư, với tên gọi Công ty vật liệu điện, trực thuộc Tổng công ty hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Năm 1980, công ty là thành viên của liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I.
Năm 1983, công ty chuyển sang trực thuộc liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư Công ty có trách nhiệm đáp ứng trực tiếp nhu cầu cho khu vực Hà Nội và điều hàng cho các liên hiệp cung ứng vật tư khác.
Năm 1985, công ty được thành lập lại theo quyết định 423/VT-QĐ ngày 19/9/1985 của Bộ Trưởng Bộ Vật Tư với tên gọi là Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, trực thuộc tổng công ty hóa chất - vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Ngoài ra công ty còn thành lập các đơn vị hoạt động dịch vụ công nghiệp, quầy thu, đổi sửa chữa động cơ điện, máy hàn, đội xây lắp đường dây và trạm biến thế, lắp đặt điện nội thất.
Từ năm 1989, với các quan hệ giao dịch buôn bán quốc tế ngày càng tăng, công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch viết tắt là ELMACO Và từ đó đến nay thương hiệu ELMACO và biểu trưng của nó đã trở nên quen thuộc với khách hàng trong và ngoài nước.
Cho đến năm 1991 có thể nói ELMACO đã có vị thế khá vững chắc trên thương trường như một hình tượng cho tổ chức thương nghiệp vật tư tự chủ khinh doanh và hạch toán doanh thu năm 1991 gấp 110 lần so với năm 1986, và đã tích luỹ bổ sung thêm được một số vốn bằng 2% vốn ngân sách cấp.
Nhưng vượt lên trên tất cả những con số đó là hình ảnh một ELMACO đi trước về nhiều mặt, đột phá về tư duy trong kinh doanh sáng tạo, năng động, không chỉ đứng vững mà còn phát triển ngay trong thời kỳ khó khăn của những năm đầu chuyển đổi cơ chế Đồng thời tạo cho mình
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo những hành trang cơ bản để tiếp tục phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường.
Nhờ những quy mô không ngừng nỗ lực trong lao động sản xuất vào những năm 1991, ELMACO đã vinh dự được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì.
Nhờ chủ động đi sớm một bước nên năm 1994, khi tách khỏi tổng công ty, công ty đã được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
Công ty không những đã có một thị trường cung cấp rộng lớn, đối tác cung cấp tin cậy mà còn thành thạo trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu Doanh thu của ELMACO đã tăng liên tục trong giai đoạn này, từ 167 tỷ đồng năm 1991 đến 362 tỷ đồng năm 1996.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí.
- Xây dựng, tổ chức , thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước cấp tạo ra nguồn vốn và đảm bảo tự trang trải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhà nước giao, phục vụ phát triển kinh tế (trước khi chuyển thành công ty cổ phần).
- Nghiên cứu khả năng sản xuất ,nhu cầu thị trường trong nước và thế giới nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và xuất khẩu.
- Thực tế trong các hoạt động, Công ty luôn nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm của mình, luôn sẵng sàng đáp ứng, cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Người lao động và người sử dụng lao động luôn đoàn kết, thống nhất phát huy sức mạnh tập thể, không ngừng tìm tòi ,sáng tạo để tăng năng suất lao động giúp các chủ doanh nghiệp tạo ra càng
20 nhiều lợi nhuận, có như vậy thì việc phân phối kết quả lao động mới khả quan Cho đến nay công ty vẫn đang tiến hành xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất, hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Công tác quản lý tổ chức, tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí 13 1 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới theo hình thức trực tuyến chức năng từ công ty đến các tổ, đội, đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty Trong cơ cấu này chức năng của các phòng ban đã dược phát huy năng lực chuyên sâu của mình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
> Quan hệ chỉ đạo chức năng
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Phòng kế hoạch- tài chính Văn phòng
Trung tâm kinh doanh Vật tư tổng hợp
Trung tâm kinh doanh Vật liệu điên-DCCK
Trung tâm kinh doanh tư vấn
CTy dây và cáp điện ELMACO
CTy xuất nhập khẩu CTy vật liệu DCCK
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông của công ty Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ định hướng phát triển cho công ty, xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị,ban kiểm soát gay thiệt hại cho công ty…
- Ban kiểm soát: Có 5 thành viên, thực hiện việc giám sát hội đồng quản trị,Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty Ban kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp, tính trung thực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chcs công tác kế toán, và lập báo cáo tài chính Ngoài ra ban kiểm soát của công ty còn thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo cáo đánh giá công tácquản lý của Hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc: Là ông Nguyễn Tiến Dũng Ông là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau:
+Quyết định các vấn đềliên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
+Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, qyu chế quản lý nội bộ của công ty.
+Quyết định lương đối với nhân viên trong công ty.
- Hai Phó tổng giám đốc: là ông Cao Văn Thân và ông Trần Tiến
Tuấn Hai ông này thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động về điều hành, về sản xuất kinh doanh và dịch vụ khi giám đốc vắng mặt, thm mưu cho giám đốc cách tổ chức thực hiện, giám sát.
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo
- Văn phòng ELMACO: do ông Nguyễn Đăng Quang làm trưởng phòng, tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức bộ máy sản xuất, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức lại đội ngũ công nhân viên Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động cán bộ, công nhân viên toàn công ty, theo dõi tổ chức nhân sự toàn công ty Yêu cầu các đơn vị trực thuộc công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính.
- Phòng Kế hoạch – tài chính: đứng đầu là ông Đinh Xuân Thụ Đây là một trong những ban chức năng nắm vai trò quan trọng trong bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty Phòng có vai trò cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho ban giám đốc nhằm có các quyết định đúng đắn trong việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để có hiệu quả tốt nhất.
Nhiệm vụ : Với tư cách là một hệ thống thông tin và việc kiểm tra tổ chức công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty Thông qua công tác kế toán, việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện dẫn đến việc xác định được kết quả kinh doanh và chi phí giá thành công trình, đồng thời giám đốc cũng như các cá nhân, tổ chức có quyền lợi đưa ra quyết định trong kinh doanh một cách đúng đắn Điều này đòi hỏi công tác kế toán trong công ty phải được tổ chức khoa học và hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh, phạm vi yêu cầu quản lý của công ty.
Trung tâm kinh doanh vật tư tổng hợp: giúp tổng giám đốc lập kế hoạch kinh doanh về vật tư theo thời gian đã định Ngoài ra tổ chức thực hiện, giám sát về mặt kỹ thuật, tiến độ làm việc, an toàn lao động, lập kế hoạch tổ chức thi công, cung ứng vật tư kịp thời, thống kê kế hoạch hàng năm để theo dõi sản xuất và chỉ đạo kế hoạch sản xuất của công.
Trung tâm kinh doanh vật liệu điện - dụng cụ cơ khí: tham mưu cho tổng giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh về vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
Trung tâm kinh doanh tư vấn: chuyên về tư vấn các vấn đề kinh doanh của công ty, các thông tin về thị trờng giá cả, hàn hoá xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty Xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, hoạch định chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm của công ty.
Công ty có 5 chi nhánh là: chi nhánh ELMACO Hải Phòng, chi nhánh ELMACO Hà Nam, chi nhánh ELMACO Thái Nguyên, chi nhánh ELMACO Quảng Trị, chi nhánh ELMACO Đà Nẵng Các chi nhánh này tổ chức hoạt động mạng lưới kinh doanh của công ty Các chi nhánh này có quyền thay mặt công ty trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, tuyển dụng bộ máy nhân sự phục vụ cho công tác kinh doanh của đơn vị trên cơ sở uỷ quyền của tổng giám đốc.
Cuối cùng là các công ty con: phụ trách từng mặt hàng riêng biệt, đồng thời cũng là những công ty chuyên về sản xuất theo từng lĩnh vực hoạt động.
2.1.3.2 Công tác tổ chức sản xuất của công ty
Loại hình sản xuất của công ty: vật liệu điện và các dụng cụ về cơ khí Các mặt hàng chủ yếu hiện nay của công ty là sản xuất cáp, dây điện từ, máy hàn điện,…
Kinh doanh nguyên vật liệu lốp, quặng vòng bi, băng tải, kẽm, đồng, nhôm và cáp điện Các loại vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, và kết cấu khác bao gồm tất cả các quy cách phù hợp với cáp điện, đáp ứng tiêu chuẩn IFC, TCVN, BS, cung cấp các loại máy hàn điện, đồ quang xoay chiều, một chiều, bán tự động của hãng ESAB và các máy hàn thông dụng Ngoài ra công ty còn cung cấp các loại nguyên vật liệu như đồng,
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo
V ật liệu Chế t ạo gia công
Tình hình thực tế về tổ chức kế toán NVL, CCDC ở Công ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí
Đặc điểm về NVL, CCDC của Công ty
Là đơn vị sản xuất các sản phẩm, đồng ,kẽm, nhôm, máy hàn điện… nên vật liệu, công cụ để sản xuất sản phẩm có số lượng, chủng loại nhiều, tổng danh điểm vật liệu, công cụ của Công ty là hơn 1.000 loại Có những loại vật liệu có yêu cầu kỹ thuật cao trong nước chưa sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài như: thép không gỉ, inox, bột mài, thép hợp kim, lưỡi cưa thép,… đa số đều nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nên hầu hết các nguyên vật liệu nhập khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu và có một số loại vật liệu, công cụ mua trong nước Vì số lượng vật liệu, công cụ sử dụng nhiều nên Công ty phải có kế hoạch mua đảm bảo vật liệu, công cụ cho quá trình sản xuất đồng thời phải quản lý nguyên liệu, công cụ một cách chặt chẽ.
Do NVL, CCDC là một yếu tố quan trọng, trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm từ 60 – 65% cho nên chỉ cần thay đổi nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Do vậy Công ty phải quản lý chặt chẽ định mức NVL trong sản xuất và việc quản lý NVL, công cụ phải được tổ chức chặt chẽ từ khâu mua,khâu bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng.
Phân loại và đánh giá NVL, CCDC
Là một doanh nghiệp sản xuất, sử dụng hàng nghìn thứ NVL với khối lượng lớn, các nghiệp vụ nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên, việc phân loại NVL một cách khoa học, đúng đắn, phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế của công ty giúp công tác kế toán NVL dễ thực hiện và tạo điều
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo kiện phần mềm kế toán phát huy hết chức năng cung cấp kế toán quản trị NVL.
Công ty căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau:
+ NVL chính (1521): là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm mới NVL chính gồm các loại thép không gỉ (thép tấm, thép tròn, thép cuộn…) với nhiều chủng loại như : 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, …9.0mm, inox (1.0mm, 2.0mm, 8.0mm)…
+ NVL phụ (1522): không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm sản xuất ra nhưng làm cho sản phẩm bền, đẹp, phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật trong quá trình chế tạo sản phẩm NVL phụ gồm các loại bột mài ( #150, #180, #250,…), bột Alumina, vật liệu đánh bóng, thép hợp kim, đồng, nhôm…
+ Nhiên liệu (1523): là những loại cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất gồm các loại xăng, gas, dầu …
Cũng như vật liệu, CCDC của công ty khác nhau cũng có sự phân chia khác nhau, song nhìn chung CCDC được chia thành các loại sau:
+ CCDC (1531): bao gồm các loại máy mài, đá mài, vòng bi, động cơ điện, áo bảo hộ lao động, đá cắt, găng tay vải, que hàn…
+ Bao bì luân chuyển (1532): khay nhựa đựng sản phẩm, vỏ bình…
Đánh giá NVL, CCDC nhập kho
Vật liệu, công cụ chủ yếu do mua ngoài không có được biếu tặng hay nhận góp vốn liên doanh nên việc đánh giá vật liệu, công cụ nhập kho được xác định theo trị giá thực tế.
Giá thực tế của Giá mua thực Chiết khấu Chi phí vật vật liệu, dụng cụ = tế trên hóa đơn - thương mại, giảm giá + Chuyển, bốc nhập kho người bán được hưởng dỡ
Đánh giá NVL, CCDC xuất kho
Vật liệu, công cụ chủ yếu dùng để sản xuất nên giá thực tế của vật liệu, công cụ xuất kho tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá thực tế = Số lượng vật liệu x Giá đơn vị vật liệu xuất dùng xuất dùng bình quân Trong đó, giá đơn vị bình quân tính theo như sau:
Giá đơn vị bình quân Giá thực tế vật liệu + Giá thực tế vật liệu cả kỳ = tồn đâù kỳ nhập trong kỳ dự trữ Lượng thực tế Lượng thực tế vật liệu vật liệu tồn + nhập trong kỳ đầu kỳ
Kế toán chi tiết vật liệu,CCDC
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng CụCơ Khí,kế toán chi tiết vật liệu,công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song Công tác kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện đồng thời ở cả kho và phòng kế toán.
Việc ghi chép theo dõi các hoạt động nhập xuất kho và quản lý tồn kho được thực hiện trên thẻ kho.
Thể kho được mở cho từng thứ NVL, CCDC và mở theo năm, trên đó chỉ ghi chép theo dõichỉ tiêu số lượng NVL, CCDC.
Khi nhận được phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính ra số tồn khovà ghi vào cột tồn kho trên thẻ kho.
Kế toán sử dụng sổ chi tiết NVL, CCDC để ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng NVL, CCDC.
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo Định kỳ 10 ngày một lần kế toán xuống kho lấy chứng từ: Nhập - xuất NVL, CCDC Kế toán kiểm tra số liệu giữa thẻ kho của thủ kho và phiếu, nếu thấy số liệu khớp nhau thì kí vào thẻ kho.
Sau khi nhận, mang phiếu về phòng kế toán, kế toán NVL, CCDC kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ, sau đó nhập dữ liệu vào máy Đến cuối tháng kế toán in bảng kê phiếu xuất kho, nhập kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn Kế toán đối chiếu số liệu giữa thẻ khocủa thẻ kho với số liệu ở bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn do chương trình kế toán máy cung cấp bao gồm số liệu chi tiết của từng thứ, từng loại NVL, CCDC.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu nhập kho số 18/3C, nhập kho thép không gỉ các nguội, số lượng 22500kg, giá chưa thuế 22400đ, thuế GTGT 5%, chưa thanh toán cho người bán căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho thì: Ở kho: thủ kho sẽ vao thẻ kho
38 Đơn vị: Cty CP Tập Đoàn VL Điện Mẫu số 06-VT và Dụng Cụ Cơ Khí (QĐ số 186 TC/CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC)
Tên kho: Kho vật liệu 1
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:
Thép không gỉ cán nguội (9.0mm * 350mm * 2000mm) Mã số: in 9.0 Đơn vị tính: Kg
Số lượng Ký xác nhận của kế
Số Ngày toán tháng Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu tháng Phát sinh trong tháng
Nhập thép không gỉ(in 9.0)
Xuất thép(in 9.0) cho PX Đột dập Xuất thép(in 9.0) cho PX Cơ khí Tồn cuối tháng
(ký, họ tên) Ở phòng kế toán, kế toán sẽ vào sổ chi tiết vật liệu.
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo Đơn vị:
Cty Cổ Phần Tập Đoàn VL Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU
Sản phẩm : Thép không gỉ cán nguội (9.0mm * 350mm * 2000mm)
Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá
Số Ngày Lượng Tiền tồn đầu tháng 18\3C 10\03 Nhập thép không gỉ
24\3X 15\03 nhập thép (in 9.0)cho px độc lập
29\3X 20\03 Xuất thép (in 9.0) chóp x cơ khí
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY
Nhận xét chung về công tác kế toán NVL,CCDC ở CTY CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí
Công Ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khi là một Công Ty lớn ,hiện nay sản phẩm của Công Ty không những được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu ra một số nước trên thế giới Công Ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Điều này đã chứng tỏ sản phẩm của Công Ty không những có chất lượng tốt mà còn có giá cả hợp lý Đạt được kết quả này là nhờ công tác quản lý đã được thự hiện tốt ở mọi khâu ,mọi quá trình trong đó hạch toán kế toán là một công cụ quản lý đắc lực trong hệ thống quản lý của Công Ty
NVL,CCDC có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất của Công ty, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất ,chất lượng sản phẩm Vì vậy công tác quản lý và hạch toán NVL,CCDC góp phần không nhỏ trong thành công của tâm đến quản lý và hạch toán ,vì vậy công tác quản lý và hạch toán NVL,CCDC ở công ty đã đạt được một số ưu điểm, bên cạnh đó cũng có những khuyết điểm đáng uan tâm và khắc phục sau :
*Ưu Điểm: Ở khâu thu mua: Đây là khâu quyết định đến tiến độ sản xuât qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Khâu thu mua NVL,CCDC ở Công ty được thực hiện có khoa học Công ty đã tổ chức được đội ngũ cán bộ cung tiêu năng động có trình độ am hiểu về giá cả thị trường Bộ phận này chuyên đảm nhận công tác thu mua vật tư trên cơ sở xem xét cân đối giữa kế hoạch sản xuất và nhu câu vật liệu,CCDC Mặt khác công tác thu mua NVL,CCDC còn được thực hiện chuyên môn hoá việc phân công như vậy đảm bảo cung cấp NVL,CCDC một cách nhanh chóng kịp thời đảm bảo
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo chất lượng và đảm bảo tốt quan hệ với nhà cung cấp Điều này đảm bảo sổ lượng NVL, CCDC mua không quá nhiều gây tồn đọng và lãng phí vốn đồng thời tránh tình trạng thiếu NVL, CCDC gây ngừng trệ sản xuất
Công ty còn có KCS với đội ngũ cán bộ chuyên môn cao làm việc có trách nhiệm và thận trọng NVL, CCDC mua về nhất là NVL,CCDC nằm trong hệ thống ISO của Công ty thì trước khi kiểm tra đều phải kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng
Về khâu sử dụng NVL, CCDC ở Công ty đa dạng và phức tạp nhu cầu NVL, CCDC của các phân xưởng đều phải qua phê duyệt của phòng vật tư. Mặt khác việc xuất dùng NVL, CCDC căn cứ vào dự trù vật tư do phòng kỹ thuật làm Vì vậy vật liệu đưa vào sản xuất đươc quản lý một cách chặt chẽ tiết kiệm đươc chi phí NVL,CCDC trong giá thành sản phẩm.
Về bộ phận kế toán:
Công ty đươc đánh giá là doanh nghiệp có hệ thống kế toán khá hoàn chỉnh Công tác kế toán được tổ chức khoa hoc, nghiêm túc Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao phẩm chất nghề nghiệp đúng chuẩn mực đạo đức Không những thế cán bộ kế toán còn được thường xuyên bồi dưỡng, được cử đi hoc những chế độ kế toán mới về chính sách thuế
Kế toán NVL, CCDC cũng được tiến hành có lề nếp, cán bộ kế toán NVL, CCDC có trình độ cao có kinh nghiệm am hiểu về phần mềm kế toán lên việc hạch toán NVL, CCDC được thực hiện nhanh và khá chính xác đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chất lượng cao, kịp thơi cho cong tác quản trị doanh nghiệp
Về thủ tục nhập xuất NVL, CCDC: Mọi hoạt động nhập xuất NVL, CCDC trong Công ty đều có các chứng từ phù hợp và qua kiểm soát chặt chẽ của các phòng ban tổ chức liên quan Có thể nói thủ tục nhập xuất NVL, CCDC được thực hiện một cách đầy đủ.
Về phân loại NVL, CCDC: NVL, CCDC ở Công ty rất đa dạng phong phú và phức tạp nhưng được phân loại thành NLC, PT, VLP, xăng dầu văn
60 phòng phẩm … Đây là cách phân loại phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về phương pháp hạch toán NVL, CCDC: Công ty áp dung phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán NVL, CCDC phương pháp này cho phép theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn NVL, CCDC đa dạng và hoạt động nhập xuất NVL, CCDC diễn ra thường xuyên thì đây là phương pháp hạch toán phù hợp đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý theo dõi NVL, CCDC
Hạch toán chi tiết NVL, CCDC được thực hiên theo phương pháp ghi sổ song song Đây là phương pháp đơn giản dễ hiểu thuận lợi cho việc đối chiếu và đặc biệt càng phù hợp hơn khi Công ty áp dụng phần mềm kế toán.
Về sổ sách kế toán: Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được thực hiện theo thông tư 23 hướng dẫn mới nhất về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian đó Nói tóm lại công tác kế toán nói chung, công tác quản lý và hạch toán NVL, CCDC nói riêng của Công Ty
CP Tập Đoàn Vật Liệu Điên Và Cơ Khí có rất nhiều ưu điểm.
Công tác quản lý và hạch toán NVL, CCDC ở Công ty nối chung là khá tốt NVL, CCDC được quản lý tương đối chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng cách thức hạch toán hệ thống kế toán sổ sách mẫu biểu, hoá đơn chứng từ sử dụng nói chung là theo đúng chế độ quy định và không ngừng được cải thiện theo chế độ kế toán mới nhất Tuy nhiên do sự đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh, tình hình phức tạp của NVL, CCDC lên bên cạnh sự nhạy ben nhanh nhen Làm việc có hiệu quả công tác quản lý và hạch toán NVL, CCDC ở Công ty không tránh được một số khuyết điểm sau:
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo
Thứ nhất: Đối với CCDC xuất dùng kế toán không theo dõi riêng CCDC xuất dùng cho bán hàng và xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp: Vì vậy kế toán không phân bổ riêng giá trị CCDC xuất dùng cho sản xuất do đó hạch toán toàn bộ CCDC và chi phí quản lý chung trong kỳ.
Thứ hai: Công Ty CP Tập Đoàn Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ
Khí tính giá NVL, CCDC xuất kho theo đơn giá bình quân cuối kỳ Đơn giá bình quân cuối kỳ chỉ có thể tính được vào cuói kỳ Vì vậy nên cuối kỳ mới thực hiện được quyết toán tính giá hàng xuất kho.
Môt số giải pháp và kiến nghi góp phần hoàn thiện kế toán NVL,
Quá trình tìm hiểu về công tác kế toán vật liệu CCDC tại Công ty, em thấy còn một số điểm chưa hợp lý
● Về công tác quản lý vật liệu:
Trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo quản vật liệu CCDC cần tránh hư hao mât mát muốn vậy Công ty cần quy định trách nhiệm rõ ràng đối với cán bộ thu mua vật tư Phòng kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra các định mức chi phí NVL để đảm bảo xây dựng được các định mức khoa học, tránh hiện tương lãng phí vật tư hay sử dụng vật tư không đúng ảnh hưởng đến chât lượng sản phẩm.
● Về hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán “ nhật ký chung” là rất phù hợp nhưng phải cần mở thêm sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng.
VD: Sổ nhật ký mua hàng
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Phải trả người bán (có TK 331)
Tài khoản khác Số hiệ u
Căn cứ nhật ký mua hàng ta có thể thấy được giá trị mua của vật liệu, CDC, hàng hoá của từng tháng để có thể tiện theo dõi từng loại vật tư.
● Phòng kế hoạch vật tư cần kết hợp với phòng kế toán để phân tích tình hình cung ứng và sử dụng vật tư thông qua các định mức, phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩmvì trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, gữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Vì vậy Công ty luôn có các biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu một cách phù hợp để có thể hạ giá thành sản phẩm ● Công ty cần nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, để thực hiện biện pháp này Công ty cần có kế hoạch cụ thể như kịp thời
Trần Thị Hương _ KT7A GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo khuyến khích biểu dương những cá nhân có thành tích cao để họ cố gắng sản xuất.
Ngoài ra cần từng bước hiện đại hoá các quy trình công nghệ tiến, máy thiết bị sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cải tiến có cùng tính năng công dụng mà tiết kiệm chi phí.
● Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu ở Công ty có nhiều chủng loại, giá cả thường xuyên biến động, do đó việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu có vai trò quan trong, việc lạp dự phòng sẽ giúp cho doanh nghiệp điều hoà thu nhập, hạn chế rủi ro đồng thời chủ động hơn về tài chính.
Trong tình hình hội nhập để đứng vững trong thị trường doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ vì cơ hội chỉ đến với những người biết nắm bắt lấy cơ hội và có những biện pháp chuyển cơ hội thành hiện thưc để phát triển do đó doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quan tâm đến việc phát triển nhân lực, đào tạo đội ngũ lao động và nhân lưc cấp cao, coi nhân lực là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, nắm bắt thông tin thị trường thế giới để định vị được sản phẩm của mình và điều quan trọng là biết người biết mình, rồi từ đó tìm ra những giải pháp đối phó Đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán và đặc biệt là kế toán NVL, CCDC