TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Tên đề tài HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI[.]
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÀ THÀNH
Quá trình hình thành và phát triển của NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành
Là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh NHNN&PTNT Hà thành được hình thành vào ngày 12 tháng 3 năm 2001, với tên ban đầu là chi nhánh NHNN&PTNT Chợ
Mơ – chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long. Chi nhánh Chợ Mơ nằm tại số nhà 486- phố Bạch Mai- Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Ban đầu gồm một phòng giao dịch Kim Đồng, cho tới ngày 12 tháng 1 năm 2004 thì mở thêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số 31/QĐ-TCCB&ĐT của Giám đốc NNNN&PTNT chi nhánh Thăng Long, (trụ sở làm việc tại: số 484- Phố Trương Định- Quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội)
Theo quyết định số 1291/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29 thág 11 năm 2007 của chủ tịch Hội đồng quản trị NNNN&PTNT Việt Nam thì chi nhánh Chợ
Mơ được nâng cấp thành chi nhánh cấp I mang tên NHNN& PTNT chi nhánh Hà Thành về trực thuộc NNNN&PTNT Việt Nam Đồng thời chuyển về địa chỉ: số nhà 236- Phố Lê Thanh Nghị- Quận Hai Bà Trưng- thành phố
Hà Nội Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000371 cấp ngày 11 tháng 10 năm 2004 do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cấp.
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng No & PTNT
Với phương châm triển khai các hoạt động kinh doanh: “ Vì sự thành đạt của khách hàng và Ngân hàng”, chi nhánh đã bước đầu nhanh chóng ổn định hoạt động về nhân sự cũng như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật Ngoài ra, tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng, tổ chức các nhóm đi tìm hiểu tiếp cận thị trường, áo dụng các biệp phát tăg dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nhất là các dịch vụ thu và chi tiền mặt tại chỗ, động viên khách hàng mở tài khoản… đã giúp cho NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành đạt được những thành tựu đáng kể về nguồn huy động vốn và khoản dư nợ Hiên nay, chi nhánh đang tiếp tục tăng trưởng và ổn định các hoạt động kinh doanh, các mạng lưới đang ngày càng được mở rộng với năm phòng giao dịch lớn gồm có: Phòng Giao dịch Kim Đồng, Phòng Giao dịch Lê Đại Hành, Phòng Giao dịch Kim Liên, Phòng Giao dịch Chợ Mơ, Phòng Giao dịch Trương Định
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của NNNN&PTNTchi nhánh Hà Thành
( Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Các sản phẩm dịch vụ chính mà NNNN&PTNT cung cấp
a Nhóm sản phẩm tiền gửi bao gồm:
- Tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi lãi suất bậc thang theo thời gian gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm ( bằng VNĐ và ngoại tệ): tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt. b Nhóm sản phẩm cấp tín dụng:
- Cho vay tiêu dùng: cho vay mua sắm hàng tiêu dùng và vật dụng gia đình, cho vay xây dựng mới và nâng cấp nhà ở đối với dân cư, cho vay người lao động đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, mua sắm phương tiện đi lại, cho vay hỗ trợ du học
- Cho vay sản xuất kinh doanh: cho vay vốn lưu động để thực hiện phương án hoạc kế hoạch SXKD, cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh, cho vay đồng tài trợ, cho vay các dự án theo chỉ định của chính phủ, cho vay ưu đãi xuất khẩu
- Dịch vụ bao thanh toán trong nước c Nhóm sản phảm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước
- Cung cấp thông tin tài khoản( vấn tin, đối chiếu, kiểm tra, in báo cáo, sao kê)
- Gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều nơi
- Séc: cung ứng séc trong nước ,thanh toán séc trong nước d Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế
- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền qua kênh Western Union, chuyển tiền kiều hối thông thường, chuyển tiền đi nước ngoài
- Kinh doanh ngoại tệ e Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
- Dịch vụ ngân quỹ: thu đổi tiền, kiểm định tiền thật giả, gửi tiền vào kho qua đêm, dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị, dịch vụ vận chuyển tiền mặt
- Dịch vụ quản lý tiền tệ: quản lý tài khoản tập trung, chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ thu hộ, chi hộ f Nhóm sản phẩm thẻ
- Thẻ ghi nợ nội địa success
- Thẻ ghi nợ quốc tế VISA
- Thẻ tín dụng quốc tế g Nhóm sản phẩm E-banking: mobile banking, internet banking,home banking
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
NHNN&PTNT Chi nhánh Hà Thành chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ sau:
1.4.1 Nghiệp vụ Kế toán ngân quỹ
-Tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Chi nhánh theo đúng luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt nam.
-Theo dõi, quản lý và hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, thuế và tài sản cố định và các công cụ lao động theo đúng quy chế tài chính của NHNN.
-Thành viên Ban quản lý kho quỹ và thực hiện kiểm quỹ theo quy định của Ngân hàng
-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý tiền mặt.
-Thực hiện công tác triển khai ứng dụng về công nghệ thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh.
-Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu và những thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
-Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
-Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
-Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh. Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Ngân hàng.
-Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng và lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
-Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp.
-Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp thẩm quyền
-Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo.
- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế,
Dương Hồng Trang KTQT 48A thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
1.4.3 Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua bán, chuyển đổi
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNN& PTNT
Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài của các khách hàng là các tổ chức
Trực tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, L/C trả chậm đối với trường hợp ký quỹ 100% Phát hành thư bảo đối với các hồ sơ bảo lãnh có mức ký quỹ dưới 100% đã được duyệt do bộ phận quan hệ khách hàng chuyển đến
Nhận điện từ trung tâm thanh toán của NNNN&PTNT, chuyển điện cho các phòng ban liên quan In bảng kê điện đã nhận.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhâp khẩu hàng hóa, dịch vụ và bảo lãnh của các khách hàng là tổ chức
Hàng xuất: thông báo L/C hàng xuất khẩu nhận từ nước ngoài, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất do khách hàng xuất trình, thực hiện gửi chứng từ thuộc L/C hoặc chứng từ nhờ thu hàng xuất đi đòi tiền, hạch toán tiền báo có cho khách hàng có cho khách hàng
Hàng nhập: nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ quan hệ khách hàng, thực hiện mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán với nước ngoài, thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhận từ ngân hàng nước ngoài và thanh toán với nước ngoài khi khách hàng chấp nhận
Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng nước ngoài
Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của NHNN,Ngân hàng Nhà nước và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao.
Đánh giá kết quả kinh doanh nói chung
Năm 2009 do tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến việc suy giảm kinh tế của Việt Nam Chính Phủ đã chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, chống suy giảm kinh tế, sử dụng các gói kích cầu để kích thích nền kinh tế, tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế NHNN Việt Nam đã có nhiều giải pháp tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ NNNN&PTNT Việt Nam chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh một cách kịp thời, có hiệu quả Những tháng cuối năm
2009 nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hôif Tuy nhiên thì những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nói riêng còn diễn biến phức tạp và khó lường.
Với sự quyết tâm trong chỉ đạo điều điều hành của NNNN&PTNT Việt Nam và sự đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NNNN&PTNT Chi nhánh Hà Thành đã từng bước vượt qua thử thách và đạt được những kết quả khả quan
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NNNN&PTNTchi nhánh Hà Thành
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2008 2009 % so 2008
Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 2322 2404 4%
1.Nguồn vốn nội tệ Tỷ đồng 2058 1401 68,2%
TG của các tổ chức kinh tế Tỷ đồng 1561 1065 68,22%
TG của dân cư Tỷ đồng 193 332 172%
TG của các TCTD Tỷ đồng 320 13 4,06%
2.Nguồn vốn ngoại tệ Ngàn USD 15764 54891 348,2%
TG của TCTD Ngàn USD 0 50 100%
TG của dân cư Ngàn USD 1561 4604 294%
TG của các TCKT Ngàn USD 300.981 287 95,35%
(Nguồn: Báo cáo thường niên tình hình huy động vốn năm 2008 & 2009)
Trong tổng nguồn vốn huy động trên cân đối kế toán năm 2009 đạt 2.404 tỷ, tăng 82 tỷ( 4%) so với 31/12/2008 Nếu tỉnh cả nguồn vốn huy động hộ Sở giao dịch qua Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 900 tỷ đồng thì nguồn vốn sẽ là 3.304 tỷ Trong đó thì
-Nguồn vốn nội tệ chiếm 58,8% tổng nguồn vốn huy động, giảm 31% so với năm 2008 bao gồm: tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 23,5% ( tăng 139 tỷ so với 31/12/2008); tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 73,5 % ( giảm 496 tỷ so với 31/12/2008); tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 1 % ( giảm
-Nguồn vốn ngoại tệ chiếm 41,2 % tổng nguồn vốn huy động So với kế hoạch TW giao năm 2009 tăng 24.891 ngàn USD, đạt 183% Trong đó thì :
1 3 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 8,4% trong tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ; tiền gửi TCKT thì chiếm khoảng 0,5% tổng nguồn, tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,1 % tổng nguồn vốn
Trong tổng nguồn vốn huy động trên, nguồn vốn huy động của Hội sở và các phòng giao dịch ( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi) là
Hội sở: đạt 2.148 tỷ ( không tính vốn huy động hộ TW 900 tỷ), giảm
Phòng giao dịch Chợ Mơ: đạt 82,4 tỷ, tăng 33 tỷ so với năm 2008
Phòng giao dịch Kim Đồng: đạt 53,8 tỷ, tăng 10,2 tỷ so với 2008
Phòng giao dịch Trương Định: đạt 54,9 tỷ, tăng 29,4 tỷ
Phòng giao dịch Lê Đại Hành: đạt 34 tỷ, tăng 15 tỷ
Phòng giao dịch Kim Liên: đạt 31 tỷ, tăng 26,6 tỷ b Dư nợ
Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Thành
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 % so với
Tổng dư nợ Tỷ đồng 423 758 179,6%
1 Dư nợ nội tệ Tỷ đồng 383 665 173,6% a Dư nợ ngắn hạn Tỷ đồng 319 437 136,99% b Dư nợ trung, dài hạn Tỷ đồng 64 228 356,25%
2 Dư nợ ngoại tệ Ngàn USD 2335 5052 216,35% a Dư nợ ngắn hạn Ngàn USD 737 3553 482,08% b Dư nợ trung, dài hạn Ngàn USD 1598 1499 93,80%
(Nguồn: Báo cáo thường niên tình hình cho vay năm 2008 & 2009)
Với sự linh hoạt trong các công tác huy động vốn cũng như công tác tiếp thị và chiến lược khách hàng hiẹu quả nên hoạt động tín dụng của Chi
Dương Hồng Trang KTQT 48A nhánh đã được những kết quả rất khả quan Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN Việt Nam về hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn theo các
QĐ 131/TTg, QĐ 443/TTg và QĐ 497/TTg của Chính phủ để kích cầu nền kinh tế Đến 31/12/2009, chi nhánh đã cho vay được 54 khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, doanh số cho vay 800 tỷ đồng và số tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất là 11tỷ đồng
Tổng dư nợ tăng 335 tỷ so với 31/12/2008, trong đó thì dư nợ nội tệ chiếm 87,7% tổng dư nợ ( bao gồm 66% là dư nợ ngắn hạn và 34 % là dư nợ trung và dài hạn), dư nợ ngoại tệ chiếm một phần nhỏ hơn với 12% tổng dư nợ (bao gồm 70 % là dư nợ ngắn hạn, còn lại là dư nợ trung và dài hạn) Bên cạnh đó, nợ xấu chiếm 2,3 % tổng dư nợ Các khoản trích lập dự phòng, XLRR và thu hồi nợ xấu cũng đạt được 100% kế hoạch TW giao đầu năm
2009 Trong năm chưa sử lý rủi ro khoản vay nào
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HÀ THÀNH
Đánh giá chung hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp đánh giá tỷ trọng của các phương thức qua 2 năm
(Đơn vị tính: USD) Năm
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008
Qua bảng phân tích số liệu ở trên, có thể thấy rõ ràng rằng phương thức L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất (Năm 2008 chiếm tỷ trọng 59,94%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 63,06%) nhờ vào những ưu điểm như là phương thức công bằng nhất dành cho cả 3 bên: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng Phương thức này đảm bảo cho bên xuất khẩu được trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp L/C và đảm bảo cho bên nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ hàng hoá phù hợp với qui định trên bề mặt L/C.
Chính vì thế, phương thức này cho đến nay vẫn được các doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn làm phương thức thanh toán cho mình Giá trị thu được thông qua phương thức này đã có bước tăng lên đáng kể năm 2009( tăng thêm 30.919 USD) Theo sau đó là phương thức chuyển tiền, với tỷ trọng chiếm xấp xỉ 30% trong tổng các phương thức thanh toán quốc tế mà ngân hàng giải quyết Giá trị có tăng từ 17.352 USD năm 2008 lên 28.623 USD năm 2009, bao gồm số tiền chuyển đến và số tiền chuyển đi Có lẽ do đặc điểm đơn giản và chi phí thấp nhất nên phương thức này được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện thanh toán đối với các đối tác lâu bền của mình. Cuối cùng, phương thức nhờ thu bao gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ chiếm tỷ trọng thấp nhất, chiếm khoảng 13,62% năm 2008 giảm, khoảng2,39% vào năm 2009 Với tính chất là có sự tham gia của Ngân hàng nhưng lại không có được sự cam kết hay bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng và độ rủi ro cao nên mặc dù hoạt động này đã được cải thiện đáng kể nhưng chỉ dừng lại ở mức nhỏ, k đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tỷ trọng và doanh số sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền
a Quy trình thanh toán chuyển tiền tại NNNN&PTNTchi nhánh Hà Thành
Sơ đồ 2.1 : Quy trình thanh toán chuyển tiền
(Renitting bank) NH trả tiền
Người yêu cầu chuyển tiền
(1): Người xuất khẩu chuyển giao hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
(2): Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ phù hợp thì sẽ chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ mình
(3): Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) của mình- ngân hàng trả tiền
(4): Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người thụ hưởng b Kết quả kinh doanh của phương thức chuyển tiền
Bảng 2.2 : Kết quả kinh doanh của phương thức chuyển tiền
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008 & 2009) Đây là phương thức thường sử dụng trong trường hợp các giao dịch có giá trị nhỏ, hai bên thường chưa có quan hệ làm ăn hoặc là lựa chọn người bán trên thị trường là hạn chế Mặt khác thì người mua không đủ tài chính để thực hiện đơn đặt hàng.
Dễ dàng nhận thấy rằng doanh số chuyển tiền tăng lên rõ rệt bao gồm cả số món cũng như khối lượng tiền được chuyển đi và chuyển về Năm 2009 lượng tiên chuyển đi tăng gần gấp 2 lần trong khi lượng tiền chuyển đến cũng
Dương Hồng Trang KTQT 48A tăng gần 1,14 lần so với năm 2008 Bên cạnh đó số món cũng tăng hơn 1,5 lần từ 174 món lên 269 món Có lẽ nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do trong thời gian vừa qua hoạt động kinh tế đối ngoại của chúng ta đã đạt được những thành công lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu Xuất khẩu gia tăng về cả số lượng và giá trị, thị trường cũng liên tục mở rộng trong các năm qua Hơn thế nữa, phương thức chuyển tiền cũng là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong các phương thức và có mức phí thấp nhất do đó được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.
Có điểm đặc biệt là tổng số tiền chuyển đi và tổng số tiền chuyển đến sau 2 năm có sự chênh lệch rất lớn: số tiền chuyển đi luôn lớn hơn rất nhiều so với số tiền chuyển đến (Tổng số tiền chuyển đi sau 2 năm khoảng 32.396 USD lớn gấp khoảng 2,4 lần số tiền chuyển đến (13.579 USD)) Giải thích cho sự chênh lệch này có lẽ là do giá trị kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Tuy rằng tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi như khủng hoảng tài chính, giá xăng dầu luôn luôn biến động ,thiên tai nhưng doanh thu thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng trên 10% /năm Đạt được kết quả như vậy là nhờ những chính sách kinh tế được điều chỉnh một cách linh hoạt và phù hợp, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định, hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, tỷ gía hối đoái được duy trì khá ổn định, chi nhánh ngày càng có chiến lược thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Tỷ trọng và doanh số sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán XNK
a Sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu trơn tại NNNN&PTNTchi nhánh
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn
(Nguồn: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn tại NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành)
(1): Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu lập hối phiếu và giấy nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu
(3): Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để nhờ thu tiền nhà nhập khẩu.
(4): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thông báo và yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán ( hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu).
Ngân hàng chuyển chứng từ
Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank)
(5): Nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán.
(6): Chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(7): Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu b Sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ tại NNNN &
Sơ đồ 2.3 : Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
(Nguồn: Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ tại NNNN&PTNTchi nhánh Hà Thành)
(1): Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu) gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ nhà xuất khẩu.
(3): Ngân hàng nhận uỷ thác thu, chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờ thu qua ngân hàng thu hộ, nhờ thu tiền nhà nhập khẩu.
Ngân hàng chuyển chứng từ
Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank)
(4): Ngân hàng thu hộ báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán. (5): Nhà nhập khẩu thanh toán tiền ( hoặc ký chấp nhận hối phiếu).
(6): Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(7): Chuyển tiền qua ngân hàng nhận uỷ thác thu.
(8): Thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu c Kết quả kinh doanh của thanh toán nhờ thu
Bảng 2.3 : Kết quả kinh doanh của thanh toán nhờ thu tại NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành Đơn vị tính: USD
Doanh số Số món Doanh số Số món
Nhờ thu kèm chứng từ 3.952 21 7.265 28
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Thanh toán quốc tế giai đoạn 2008 & 2009) Đây là phương thức thường được áp dụng khi các bên đối tác tin tưởng nhau, có quan hệ thương mại với nhau Người bán có đủ khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác để cho người mua kéo dài thời gian trả nợ Mặc dù có sự tham gia của ngân hàng nhưng ngân hàng không cam kết hay bảo lãnh thanh toán nên rủi ro trong thanh toán vẫn rất cao Chính vì thế nên mặc dù cho hoạt động nhờ thu của chi nhánh đã đạt được những bước tiến đáng kể (doanh số nhờ thu trơn tăng từ 4.972 USD năm 2008 lên 5.268 USD năm 2009, doanh số nhờ thu kèm chứng từ thêm được là 3.313 USD) nhưng cũng chỉ dừng lai ở mực nhỏ ( tỷ trọng chỉ chiếm hơn 10 %) , chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng, cải tiến công nghệ và
Dương Hồng Trang KTQT 48A cung ứng các loại hình dịch vụ đa dạng hơn sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong phương thức này
Tỷ trọng và doanh số sử dụng phương thức tín dụng chứng từ
(Nguồn: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại NNNN&PTNTchi nhánh
(1): Nhà nhập khẩu làm đơn gửi tới ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu phát hành một L/C.
(2): Căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C, NHPH đồng ý lập một L/C và gửi cho NHTB, thường là ngân hàng đại lý của mình để thông báo L/C cho người thụ hưởng.
(3): NHTB sau khi nhận L/C thì cần kiểm tra tính chân thực của L/C rồi thông báo cho người hưởng ( nhà xuất khẩu).
(4): Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C sẽ tiến hành giao hàng.
(5): Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHTB để được thanh toán.
Người yêu cầu mở thư tín dụng
Ngân hàng thông (advising bank)báo
(6): NHTB theo uỷ nhiệm của NHPH, kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, chiết khấu ( bộ chứng từ) hoặc chấp nhận hối phiếu Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
(7): NHTB gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
(8): NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHTB.
(9): NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã được thanh toán.
(10): Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, trường hợp phù hợp với L/C sẽ thanh toán, nếu không thì có quyền từ chối. b Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NNNN&PTNTchi nhánh Hà Thành
Bảng 2.4: Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Đơn vị tính: USD
Doanh số Số món Doanh số Số món
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Thanh toán quốc tế giai đoạn 2008 &
Phương thức này được lựa chọn sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là khi khả năng thanh toán của người nhập khẩu là không chắc chắn và người nhập khẩu cần mở L/C để tiếp cận thêm nguồn tài chính (vốn vay) từ ngân hàng Đây được coi là phương thức công bằng nhất cho cả hai bên
Thanh toán L/C nhập khẩu: phương thức được chi nhánh xác định là phương thức chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế Qua 2 năm , số món cũng như doanh số và tỷ trọng của nghiệp vụ này cũng không ngừng được tăng lên Năm 2009 doanh số tăng thêm được 17.601 USD so với năm 2008, đi kèm với nó là số món tăng từ 45 món lên 76 món Tuy nhiên, thị phần thanh toán hàng nhập khẩu tăng nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao do trong những năm gần đây giảm đáng kể, một phần là do chính sách của chúng ta là hạn chể nhập khẩu hàng chưa cần thiết, tiết kiệm tiêu dùng và bắt đầu quy định dán tem các mặt hàng nhập khẩu
Thanh toán L/C xuất khẩu: số món cũng như doanh số và tỷ trọng của nghiệp vụ này đã tăng lên rõ rệt Năm 2008 thì doanh số là 18.655 USD, tới năm 2009 đã tăng thêm được 13.318 USD, số món thì tăng gần gấp 2 lần so với 2008 Đạt được kết quả này chứng tỏ Chi nhánh đang chiếm được lòng tin của khách hàng và khẳng định được vị thế của Chi nhánh Nguyên nhân chính của kết quả này là do xuất khẩu ngày càng tăng mạnh, các khách hàng tìm đến chi nhánh nhiều hơn, mặt khác trong thời gian qua hoạt động ngoại giao của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Bên cạnh ba phương thức thanh toán được đề cập ở trên, phương thức ghi sổ cũng được sử dụng Tuy nhiên, do tính chất rủi ro khá cao nên phương thức này không được áp dụng phổ biến trong thanh toán ngoại thương, mà thường áp dụng trong thanh toán phi mậu dịch hoặc thanh toán nội địa như:, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ mô giới, thanh toán phí bảo hiểm, lãi cho vay và đầu tư.
Kết quả kinh doanh từ công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư tín dụng và nguồn vốn, chi nhánh Hà Thành đã triển khai hàng loạt nghiệp vụ ngân hàng đối
2 5 ngoại và đặc biệt chú trọng phát triển như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại hối và công tác thanh toán quốc tế
1 Kinh doanh ngoại tệ USD
-Lãi kinh doanh ngoại tệ VND 380.000.000 450.000.000
2.Thanh toán quốc tế USD
-Tổng doanh số TTQT VND 894.000.000 1.057.000.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành)
Dù cho mới đi vào hoạt động được mấy năm xong chi nhánh đã cùng lúc triển khai cả 3 phương thức thanh toán quốc tế chính: chuyển tiền, nhờ thu và L/C Hoạt động thanh toán quốc tế đã có nhiều bước phát triển đáng kể cả về nghiệp vụ thanh toán cũng như kinh doanh ngoại hối, làm cho tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng lên nhiều thông qua các năm Ngân hàng đã tăng thêm khoản lãi 70.000.000VNĐ năm 2009 nhờ vào việc kinh doanh mua bán ngoại tệ Hoạt động thanh toán quốc tế cũng có được những thành công nhất định khi tổng doanh số thanh toán quốc tế đã tăng mạnh từ 894.000.000VNĐ năm
2008 lên tới 1.057.000.000VNĐ năm 20009, trong đó thanh toán hàng xuất tăng hơn 3.000USD, còn thanh toán hàng nhập tăng hơn 2.000USD Đến nay thì các phương thức này đã dần được đưa vào hoàn thiện và mang lại doanh thu cao cho hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung
Tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế qua 2 năm
Bảng 2.6: Tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008&2009
6.Số cán bộ TTQT ( người) 4 4
7.Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT 54,75% 65,75% 8.Tỷ lệ chi phí TTQT trên doanh thu TTQT 45,25% 34,23% 9.Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu 19,49% 29,6% 10.Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng DT 35,62% 45,15%
11 Tỷ lệ doanh thu TTQT so với DT dịch vụ 55,29% 82,32% 12.Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên cán bộ TTQT 102,25 173,75 13.Tỷ lệ doanh thu TTQT trên cán bộ TTQT 186,75 264,25
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành)
Theo báo cáo số liệu cho thấy: doanh thu thanh toán quốc tế đã tăng từ
747 triệu đồng năm 2008 lên 1.057 triệu đồng năm 2009 Đây là một chỉ tiêu nằm trong doanh thu dịch vụ và trong tổng doanh thu của ngân hàng.
Xét về lợi nhuận thanh toán quốc tế, chỉ tiêu này tăng trưởng cả về giá trị và tốc độ Năm 2008 lợi nhuận là 409 triệu đồng lên đến 695 triệu đồng năm 2009 đã đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận chung của Chi nhánh và toàn hệ thống ngân hàng NNNN&PTNT.
Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT cũng đã tăng nhẹ từ 54,75% năm 2008 lên 65,75% năm 2009.
Về mặt năng suất lao động của cán bộ làm TTQT tại chi nhánh trên góc độ doanh thu và lợi nhuận thu được từ TTQT cho thấy: hiệu quả của cán bộ TTQT tạo ra cho hoạt động TTQT hàng năm cũng tăng, trung bình năm 2009 là 173,75 triệu đồng lợi nhuận/1người/1 năm.
Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT chi nhánh Hà Thành.27 1 Những kết quả đạt được
2.7 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT chi nhánh Hà Thành
2.7.1 Những kết quả đạt được
Chi nhánh đã thực hiện và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước và NNNN&PTNTViệt Nam về quản lý, mua bán kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Kết quả đạt được như sau
Nâng cao vị thế và uy tín cho ngân hàng: có thể thấy thanh toán quốc tế là nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng Nhờ có hoạt động này mà giúp ngân hàng có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng Hoạt động này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế, tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường Thêm vào đó, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hoạt động khác.
Đối với hoạt động tín dụng: tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách mở các chương trình cho các doanh nghiệp vay để thực hiện việc thu mua hàng hoá để xuất khẩu và thu nợ từ nguồn ngoại tệ mà các doanh nghiệp thu về Bên cạnh đó chi nhánh còn tạo điều kiện tối ưu nhằm tư vấn cho khách hàng để có thể thực hiện được các hợp đồng ngoại thương một cách có hiệu quả nhất.
Đối với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu: o Tài trợ nhập khẩu: đối với khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín, Chi nhánh chủ trương chỉ yêu cầu ký quỹ một phần mà không phải ký quỹ toàn bộ. o Tài trợ xuất khẩu: tiến hành nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu có truy đòi với các điều kiện là L/C trả ngay, bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, khách hàng hoạt động có uy tín, vay trả sòng phẳng, ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng hoạt động tốt và có uy tín, có vị trí nhất định trong giao dịch quốc tế để doanh nghiệp có điều kiện quay vòng vốn nhanh.
Ngoài ra thì thanh toán quốc tế còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hình thức như : bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác
Tăng tính thanh khoản cho ngân hàng: khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán
Tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng và kịp thời chính xác, điều này giúp cho phân tán rủi ro và góp phần mở rộng quy mô cũng như mạng lưới ngân hàng
Tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế, từ đó có thể khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng một cách dễ dàng và linh hoạt hơn Đây được coi là một vai trò hết sức quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế
Tóm lại, có thể khẳng định rằng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành đã chiếm một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cũng như mục tiêu đề ra của ngân hàng NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành nói riêng và của ngân hàng NNNN&PTNT Việt Nam nói chung.
2.7.2 Những khó khăn , tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT chi nhánh Hà Thành
Những kết quả trên cho thấy mặc dù cho doanh thu cũng như lợi nhuận thanh toán quốc tế xét về giá trị tuyệt đối có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng doanh thu của chi nhánh còn thấp. NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành khá thành công trong năm tài chính
2009 nhưng hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Là một chi nhánh mới hơn 2 năm tuổi nên thị trường và thị phần còn rất hạn chế, kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều do đó tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm là tăng song so với kết quả hoạt động của năm 2008 nhìn chung là chưa cao và chưa xứng đáng với tầm vóc cũng như địa bàn hoạt động của chí nhánh, bộc lộ rõ nhất ở các mặt sau:
-Cơ sở vật chất: Dù cho hiện nay ngân hàng đã có những ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán quốc tế nhưng các chương trình phục vụ cho hoạt động này còn bị hạn chế Chí nhánh đã xây dựng được
Dương Hồng Trang KTQT 48A mạng vi tính trong nội bộ ngân hàng mà chưa xây dựng cho mình một website riêng để quảng bả các loại hình dịch vụ cũng như sản phẩm riêng của mình để thu hút khách hàng, các loại hình giới thiệu chưa tạo ra sự đặc sắc so với ngân hàng khác.
- Cơ cấu thanh toán quốc tế: cơ cấu phân theo hàng hoá còn mất cân đối giữa doanh số thanh toánh hàng xuất khẩu và nhập khẩu Điều này đã gây ra tình trạng mất cân đối ngoại tệ Vì vây, việc hỗ trợ phát triển tín dụng và nguồn vốn còn bị hạn chế
- Về đội ngũ cán bộ nghiệp vụ: phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của chi nhánh hiện nay có 4 cán bộ đã được đào tạo về trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có rất nhiều nỗ lực trong công việc song vẫn còn có nhiều vấn đề chưa giải quyết thật sự là hiệu quả và thiết thực Do đội ngũ cán bộ đa số là cán bộ trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, hầu hết là kiến thức ở trên trường nên chỉ đáp ứng được các giao dịch bình thường khi không có tranh chấp lớn xảy ra với ngân hàng nước ngoài Hiện nay chưa xảy ra những tranh chấp lớn đối với ngân hàng nước ngoài song tương lai nếu có xảy ra thì đó cũng là vấn đề quan ngại cho các cán bộ trong phòng
2.7.2.2.Nguyên nhân a Về phía khách hàng:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HÀ THÀNH
Định hướng phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN&PTNT Chi nhánh Hà Thành
tế tại NHNN&PTNT Chi nhánh Hà Thành
3.1.1 Định hướng hoạt động chung
Với phương châm: “ Hoạt động ổn định, tăng trưởng vững chắc, hiệu quả cao trong kinh doanh”, trên cơ sở kết quả kinh doạnh năm 2009 và định hướng phát triển chung của chi nhánh, NNNN&PTNT chi nhánh Hà thành xác định nhiệm vụ kinh năm năm 2010 như sau:
Phương hướng tổng thể: Phát huy thành tích đã đạt được qua 2 năm thành lập, nâng cấp Năm 2010 NNNN&PTNT chi nhánh Hà thành quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu xác định, đó là:
-Đảm bảo tính thanh khoản trong điều hành kế hoạch kinh doanh
-Xác định chiến lược huy động vốn một cáhc bài bản, cơ cấu lại ngùôn vốn một cách hợp lý tăng tỷ trọng nguồn vốn cố định, giảm tỷ trọng nguồn vốn có tính lỏng cao, kiểm soát được ngùôn vốn này.
-Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của NNNN&PTNT Việt Nam, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn ổn định bền vững.
-Nâng cao chất lượng tín dụng giảm thấp nợ xấu trong kinh doanh
-Phấn đấu chênh lệch thu chi tăng 10% so với năm trước.
-Đảm bảo thu nhập cho các bộ như lương V1, V2, phấn đấu có thưởng,lương năng suất
- Kế hoạch nguồn vốn năm 2010 phấn đấu đạt 3000 tỷ đồng ( bao gồm cả ngoại tệ quy đổi) Tăng trưởng 25% so với năm 2009, trong đó:
+ Nội tệ: 2.000 tỷ đồng ( chiếm 67% tổng nguồn vốn) + Ngoại tệ quy đổi: 1.000 tỷ đồng ( chiếm 33% tổng nguồn vốn)
Cụ thể đã quy đổi:
+ Tiền gửi dân cư: 500 tỷ đồng
+ Tiền gửi TCKT: 1.500 tỷ đồng
+ Tiền gửi, tiền vay khác: 1.000 tỷ đồng
Tăng trưởng tín dụng và dư nợ cho vay:
- Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định Chỉ xem xét cho vay đối với các đơn vị, cá nhân làm ăn có hiệuq ủa và đáp ứng được các điều kiện tín dụng.
- Đầu tư tín dụng có chọn lọc, trọng tâm Ưu tiên cho káhch hàng truyền thống, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có đối ứng nguồn vốn, dịch vụ…. Chú trọng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu.
Tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế : 1200 tỷ đồng quy đổi Trong đó: + Tín dụng thương mại : 1000 tỷ đồng
+ Tín dụng uỷ thác : 200 tỷ đồng
Cụ thể + Cho vay doanh nghiệp: 1100 tỷ đồng
+ Cho vay cá thể, hộ SX: 100 tỷ đồng
+ Tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm 20% tổng dư nợ thực hiện
- Nâng cao chất lượng tín dụng Rà soát lại toàn bọ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro và các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro khác để tập trung xử lý Phân công rõ người, rõ việc cho từng cán bộ trong vấn đề xử lý nợ Phấn đấu đến 31/12/2010 tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phát hiện và chấn chỉnh xử lý kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ, khai thác tối đa các loại bảo lãnh như: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dư thầu và các loại bảo lãnh khác theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành Vừa tăng nguồn thu từ các loại tín dụng này, vừa đáp ứng yêu cầu kế hoạch kinh doanh ( đặc biệt là kế hoạch tăng trưởng tín dụng).
Làm tốt dịch vụ marketing để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng Khai thác triệt để các dịch vụ khác nhằm cải thiện cơ cấu nguồn thui trong tổng thu tài chính của chi nhánh Phấn đấu đưa thu dịch vụ năm 2010 đạt ít nhất 15% trong cơ cấu tổng thu nhập.
Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
3.2.1 Cải tiến chất lượng nghiệp vụ
3.2.1.1 Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế
Con người đóng nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào Bởi vậy, công tác cán bộ cần được chú trọng, nhất là đối với cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế vì nó là nghiệp vụ mới mẻ Chất lượng thanh toán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của cán bộ thanh toán Không chỉ quan tâm phát triển các nghiệp vụ chuyên doanh chính của Ngân hàng, cán bộ thanh toán cần hiểu biết về lĩnh vực ngoại thương, trình độ về máy tính, ngoại ngữ cần phải toàn diện Bởi vì
3 5 trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn phải xem xét và xử lý các vấn đề có liên quan như :
Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế đều bị chi phối không chỉ bởi luật lệ, tập quán của từng quốc gia riêng biệt mà còn chịu sự qui định bởi các văn bản pháp quy quốc tế.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các vấn đề về xử lý các sai sót chứng từ và tranh chấp có thể xảy ra Để có thể phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ năng nổ nhiệt tình , giỏi cả về chuyên môn và ngoại ngữ, vi tính, am hiểu lĩnh vực ngoại thương, các luật lệ và tập quán quốc tế về ngoại thương và thanh toán quốc tế Có thể tư vấn giúp khách hàng ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, áp dụng phương thức và những điều kiện thanh toán có lợi nhằm tránh những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, đồng thời có thể xử lý được những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và thanh toán, đảm bảo quyền lợi khách hàng nhưng vẫn giữ uy tín của Ngân hàng trên thương trường quốc tế. Đội ngũ thanh toán quốc tế của Ngân hàng hiện nay còn mỏng, cán bộ đều trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực ngoại thương và thanh toán quốc tế Để có đội ngũ cán bộ thanh toán đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng cần:
Bổ sung thêm các cán bộ có trình độ chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ và vi tính, am hiểu ngoại thương và thanh toán quốc tế.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về thanh toán quốc tế, các
cuộc hội thảo về thanh toán quốc tế nhằm giúp các Chi nhánh trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế, học tập kinh
Dương Hồng Trang KTQT 48A nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế để vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đồng thời giữ uy tín cho Ngân hàng.
Trích một phần từ lợi nhuận Ngân hàng để tài trợ cho các học viên là cán bộ của Chi nhánh đang theo học nâng cao nghiệp tại các trường đại học hoặc lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ như vậy sẽ khuyến khích cán bộ có động lực trau dồi kiến thức toàn diện hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
3.2.1.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, để việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán cuả Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ cấp bách Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có công nghệ thanh toán hiện đại thì Ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ mở thêm các dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, có như vậy mới có thể hội nhập với các cộng đồng Ngân hàng quốc tế Công nghệ thanh toán là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mỗi Ngân hàng, nó được thể hiện trong việc tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và chuyển tiền, tập trung hiệu quả vốn kinh doanh, giúp thực hiện kế toán giao dịch thức thời, kiểm soát từ xa các nghiệp vụ thị trường liên Ngân hàng, quản lý thông tin, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành đã có nhiều cố gắng trong việc trang bị nhiều máy tính nối mạng cục bộ với các Chi nhánh trong hệ thống đồng thời với việc phát hành triển khai phần mềm về kế toán giao dịch, thanh toán liên Ngân hàng và thanh toán quốc tế Tuy nhiên, cho đến nay công nghệ thanh toán vẫn chưa hiện đại, phần mềm chương trình chưa đồng bộ và hoàn thiện, mức độ tự động hóa chưa cao, trang bị máy tính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Đến nay chi nhánh đã chú trọng trang bị kỹ thuật
3 7 hiện đại phục vụ cho hoạt động TTQT Tuy nhiên chi nhánh cần nâng cao tốc độ đường truyền, tránh những lỗi của phần mềm.
Trong điều kiện Chi nhánh còn mới đi vào hoạt động, gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính, để trang bị cho Chi nhánh các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có vốn đầu tư lớn Chi nhánh có thể sử dụng một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm, kết hợp với sự giúp đỡ về tài chính cũng như kỹ thuật của Ngân hàng NNNN&PTNT Việt Nam để thực hiện quá trình nâng cấp các trang thiết bị máy móc hiện đại tại Chi nhánh Từng bước đưa công nghệ thanh toán không dùng chứng từ vào ngân hàng, ứng dụng máy tính thu nạp dữ kiện thanh toán và bằng từ tính, đĩa mềm thay cho chứng từ doanh nghiệp Chỉ có thế thì ngân hàng NNNN&PTNT chi nhánh Hà Thành mới có thể sớm giành được ưu thế, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển đa dạng các dịch vụ và chiếm lĩnh thị trường.
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng tổ chức – quản lý Để đảm bảo nâng cao hiệu quả công việc, phòng thanh toán quốc tế có thể thực hiện các giải pháp sau:
Tổ chức làm việc theo nhóm làm việc, mỗi nhóm có một trưởng nhóm và các thành viên
Tổ chức phòng theo mô hình ma trận: thành viên của nhóm này có thể là thành viên của nhóm khác hoặc trưởng nhóm khác.
Thực hiện luân chuyển cán bộ định kỳ
Việc thực hiện giải pháp trên sẽ giúp phát triển nhân viên của phòng một cách toàn diện về khả năng làm việc nhóm, khả năng quản lý cũng như khả năng làm nhiều công việc chuyên môn.Ngoài ra còn giúp tận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các công việc phức tạp, đồng thời có thể nâng cao hiệu quả làm việc của phòng TTQT
Quan điểm “ khách hàng là thượng đế “ được đánh giá như một yếu tố cực kỳ quan trọng đối vói mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vì chính khách hàng sẽ quyết định khối lượng và qui mô hoạt động của Ngân hàng đó Chính vì thấy chiến lược khách hàng cần được đặc biệt chú trọng và tìm những hướng giải pháp linh hoạt và mới mẻ phục vụ với yêu cầu khắt khe và đa dạng của khách hàng a Chính sách khách hàng hợp lý Để thực hiện được đìêu này thì Ngân hàng cần thiết phải lập ban chuyên nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được thói quen tập quán, thái độ, đặc biệt là động cơ của khách hàng khi lựa chọn Ngân hàng Theo nhiều chuyên gia cho rằng sự lựa chọn Ngân hàng để giao dịch của khách hàng thường được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, so sánh các tiêu chuẩn giữa các Ngân hàng cũng như vị trí, địa điểm Ngân hàng có thuận lợi không, chất lượng phục vụ ở quầy ra sao, thái độ của nhân viên giao dịch, sự thuận lợi và dễ dàng khi vay mượn, hình ảnh, sức mạnh cũng như vị trí đứng của ngân hàng so với các ngân hàng khác Ngoà ra thì theo nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai để thấy được những điểm mạnh cần phát huy và thiếu sót cần khắc phục, từ đó đưa ra chính sách hợp lý.
Cuối cùng, mục tiêu của việc xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý là phải xây dựng và củng cố được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng Ngân hàng mở rộng phạm vi kinh doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng có sự yên tâm tin cậy khi giao dịch và thanh toán quốc tế qua Ngân hàng Hơn thế nữa, ngân hàng phải là chỗ dựa lâu dài, nơi hậu thuẫn vững chắc cho khách hàng trong việc tư vấn và quản lý tài chính, đầu tư kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận Chính sách khách hàng gắn liền với hiệu quả
Dương Hồng Trang KTQT 48A kinh doanh của khách hàng đối với hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bên cạnh đó, củng cố thị trường, mở rộng có chọn lọc thêm khách hàng mới và thị trường mới tạo những bước đi vững chắc b Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại
Với mục đích là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu khách hàng, Ngân hàng cần nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín cũng như quy mô hoạt động của Ngân hàng.
Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với doanh nghiệp XNK
Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng Xu thế hiện nay là mở rộng giao lưu, thông thương với nước ngoài, chính vì thế doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài Tuy nhiên thì tự bản thân doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí có bguềy hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng khác giới thiệu nên dễ dẫn đến những rủi ro Vì thế, doanh nghiệp cần thông qua Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình hoặc các tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.
Củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế cho cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác XNK Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng sao cho hợp đồng phải cụ thể, rõ ràng và đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, đối tượng và phạm vi xử lý khi có tranh chấp xảy ra Cần chú ý tránh những từ ngữ mập mờ khó hiểu, gây bất lợi ảnh hưởng kết quả sau này Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế do các trường đại học hay các NHTM tổ chức Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các các
4 3 bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh cũng như trong quá trình thanh toán.
Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng, tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng Đây được coi là yếu tố then chốt giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tồn tại và phát triển để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước
3.3.2.1 Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
Quá trình thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác những thông tin liên quan tới tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm, tạo điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời Thêm vào đó, cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.
3.3.2.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiến tới thành lập một thị trường hối đoái ở Việt Nam.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường được xây dựng để giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau.
Vì vậy, để NNNN&PTNT chi nhánh Hà thành mở rộng quan hệ thanh toán quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là rất cần thiết Thông qua thị trường này thì Ngân hàng Trung Ương có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác hơn Chính vì thế, trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng Ngân hàng nước và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc sau:
Cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngay bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Mở rộng đối tượng tham gia vào thị truờng như ngân hàng Trung Ương và các ngân hàng thương mại, các đơn vị thành viên có doanh số thanh toán quốc tế lớn, những người môi giới để tạo chi thị trường hoạt động hấp dẫn hơn với tỷ giá bám sát với thực tế của thị trường.
Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, từng bước áp dụng cơ chế hối đoái tự do, Nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết nhờ vào công cụ lãi suất chiết khấu và các biện pháp vĩ mô khác. Với vai trò là Ngân hàng Trung Ương thì Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại tệ thông qua việc công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn, quy trình trần tỷ giá giao ngay và các biện pháp quản lý ngoại hối khác Nới lỏng từng bước để không thành lực cản cho sự phát triển của thị trường ngoại hối là nhiệm vụ trước mắt cần thiết.
Bên cạnh đó, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai…
Đồng thời, NHNN nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo có quy mô toàn hệ thống ngân hàng nhằm giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm cũng như phát hiện ra những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế để có hướng khắc phục kịp thời.
3.3.3 Đối với chính phủ và các ngành liên quan
3.3.3.1 Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô củanhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều khiển vĩ mô Nhà nước ngày càng được khẳng định Hơn nữa, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế của thế giới đã đem lại cho mỗi quốc gia những cơ hội đồng thời cũng là những thách thức lớn.Lức này, cần phải có bàn tay định hướng của Nhà nước để đưa đất nước đi đúng mục tiêu của mình. Đối với hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong mỗi thời kỳ rất cần đến sự lãnh đạo và định hướng của chính phủ để ngày càng mở rộng và phát triển, đồng thời tránh các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh XNK Như vậy, với thực trạng hệ thống pháp luật chưa đồng bộ như nước ta hiện nay, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho giao dịch thanh toán XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng hoá XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ chịu sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK Do đó, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chính
Dương Hồng Trang KTQT 48A sách tiền tệ để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK Mặt khác, để đẩy mạnh hoạt động XNK, Nhà nướccần có chính sách đẩy mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại với các thị trường mới
3.3.3.2 Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh XK Để thúc đẩy mạnh hoạt động XNK, Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại với các thị trường mới như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong khối ASEAN…, đặc biệt là sau khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO thì cần tận dụng nhưng lợi thế thành viên của mình để tăng cường một cách sâu rộng mối quan hệ với các nước thành viên khác, có như thế thì hoạt động xuất khẩu mới có khả năng tăng trưởng nhanh chóng.