1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trương vĩnh kí với gia định báo.

238 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trương Vĩnh Ký Với Gia Định Báo
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh
Người hướng dẫn GS, TS. Đỗ Quang Hưng, TS. Lê Thị Nhã
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 2,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIA ĐỊNH BÁO (55)
    • 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Nam Kỳ khi Pháp xâm lược và sự tác động đến Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo (55)
    • 1.2. Hoàn cảnh ra đời của báo chí quốc ngữ tại Sài Gòn (63)
    • 1.3. Giới thiệu về cuộc đời và các hoạt động văn hóa, tôn giáo, chính trị của Trương Vĩnh Ký (68)
    • 1.4. Giới thiệu tổng quan về Gia Định báo (98)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ CHÂN DUNG NHÀ BÁO TRƯƠNG VĨNH KÝ (108)
    • 2.2. Phong cách nhà báo Trương Vĩnh Ký (144)
  • CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ BÁO CHÍ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ ĐỐI VỚI GIA ĐỊNH BÁO VÀ NỀN BÁO CHÍ QUỐC NGỮ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX (152)
    • 3.1. Kinh nghiệm quản lý báo chí của Trương Vĩnh Ký (152)
    • 3.2. Những đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (180)
    • 3.3 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký (184)
  • KẾT LUẬN (189)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (193)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.Trương vĩnh kí vời gia định báo.

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIA ĐỊNH BÁO

Bối cảnh lịch sử xã hội Nam Kỳ khi Pháp xâm lược và sự tác động đến Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo

1.1.1.Tình hình chính trị Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Thế kỷ XIX được xem là thế kỷ của sự chuyển mình dữ dội của nền văn minh nhân loại Con người chuyển từ lao động chân tay sang lao động máy móc, loài người chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp dưới sự phát minh và phát triển của hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai Điều đó tạo nên những chuyển biến sâu sắc ở mọi phương diện của đời sống xã hội Đây được xem là thế kỷ của sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra toàn thế giới Chủ nghĩa thực dân ra đời với mục đích xâm chiếm và khai thác thị trường thuộc địa đã tạo nên những làn sóng chiến tranh trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Nam Á bấy giờ với tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lối sống còn lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, trình độ tư duy còn thấp so với phương Tây nên sớm trở thành thị trường béo bở đối với các nước đế quốc Nằm trong quỹ đạo xâm lăng ấy, “Quá trình thuộc địa hóa Đông Nam Á bắt đầu từ lúc nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân đến quần đảo Philippines ngày 16/3/1521 Bằng sức mạnh quân sự và kinh tế, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt có mặt ở khu vực này” [39; tr.56] Khi đó, các quốc gia Đông Nam Á sớm trở thành thuộc địa của thực dân (Malaysia, Singapore, Thái Lan trở thành thuộc địa của Anh, Indonesia thành thuộc địa của Hà Lan, Philipines thành thuộc địa của Tây Ban Nha) Việt Nam cũng không thoát khỏi âm mưu thôn tính ấy.

Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX

(1858) nhưng thực chất chúng đã “dòm ngó” nước ta từ hàng thế kỷ trước. Trong Hồi ký xứ Đông Dương, Paul Doumer đã tự khẳng định rằng: “Người

Pháp để mắt đến Đông Dương từ thế kỷ XVII và XVIII Họ đã thực hiện một chính sách kiểu bảo trợ giúp đỡ đối với các quốc gia khác nhau Và vương quốc Xiêm La cũng như đế quốc An nam đã phải mang ơn các đồng bào của chúng ta về những phương diện phòng thủ, cách tổ chức nội vụ, những thắng lợi mà các quốc gia này một thời đã giành được Sau đó chúng ta quên Đông Dương vì các hoạt động của Pháp tập trung hết ở châu Âu, chỉ còn các nhà truyền giáo cắm rễ ở Đông Dương là sợi dây duy nhất nối quá khứ với hiện tại” [74, tr.93-94] Như vậy, với những điều kiện khách quan và chủ quan,

Pháp đã có âm mưu thôn tính Việt Nam từ rất lâu Đến giữa thế kỷ XIX, chúng đã chính thức thực hiện âm mưu ấy Xâm nhập bằng con đường tôn giáo và biến tôn giáo thành công cụ thôn tính thuộc địa, thực dân Pháp đã làm xáo trộn đời sống và làm nảy sinh những mối mâu thuẫn, xung đột lớn trong đời sống dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ, khiến cho nội bộ chính quyền phong kiến bị chia rẽ, đời sống người dân tan tác với những chính sách tiêu diệt giáo dân của triều Nguyễn Vì vậy, Doumer đã tự tin đánh giá rằng: “Khi chúng ta xâm chiếm Nam Kỳ, vào năm 1860, đế quốc An Nam đã bắt đầu suy vi, những giường mối quốc gia bị lỏng lẻo đáng kể, dân tộc An Nam đã đến độ dễ bị chinh phục Cho dù là chúng ta hay kẻ khác thì dân tộc đó cũng không thể kéo dài tình trạng độc lập của mình thêm nữa” [74, tr.135].

Trước khi Pháp xâm lược, chế độ chính trị của Việt Nam là chế độ phong kiến tự chủ dưới thời của vua Tự Đức (1848-1883) – đời vua thứ tư trong 13 đời vua của triều Nguyễn Trước sự xâm lăng của chế độ thực dân mới, chế độ chính trị đã tồn tại hàng nghìn năm trước đó đang có nguy cơ lung lay và sụp đổ Khi công cuộc đánh chiếm kinh thành Huế thất bại, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã di chuyển xuống miền Nam và đánh chiếm thành Gia Định (17/02/1859) Sài Gòn với địa thế trọng yếu và là trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á nên nhanh chóng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế cho chính quyền thực dân đặt ách cai trị Song song với việc thiết lập bộ máy chính quyền ở vùng đất mới, thực dân Pháp lại tiếp tục công cuộc bình định các tỉnh còn lại Từ đó, Pháp ngày càng đẩy mạnh sức ảnh hưởng và chi phối bộ máy chính quyền phong kiến Cùng với sự suy thoái của vua quan triều Nguyễn, sức mạnh chính trị của thực dân Pháp ngày càng tăng.

Hệ quả là Hiệp ước Nhâm Tuất (05/6/1862) đã được ký kết giữa Chánh sứ Phan Thanh Giản và Đề đốc Bonard đánh dấu chính thức triều Nguyễn nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) cho thực dân Pháp Đến ngày 10/01/1963, bộ máy chính quyền thực dân chính thức ban hành và áp chế lên Nam Kỳ dưới sắc lệnh của Pháp hoàng Napoleon đệ tam Từ đó, công cuộc chinh phục Nam Kỳ và bảo hộ các vùng lãnh thổ khác của Pháp bắt đầu Chế độ chính trị Việt Nam chuyển sang thời kỳ thực dân nửa phong kiến.

Thiết lập bộ máy chính quyền cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị và bước đầu đã thực hiện hệ thống bộ máy quản lý khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương (cấp tỉnh) Đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, mỗi kỳ lại có người đứng đầu kỳ: Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ Các chức sắc này đều là người Pháp. Ở cấp địa phương, một mặt thực dân Pháp sử dụng một số viên quan người bản xứ có ít kiến thức chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ hoặc tiếng Pháp để thiết lập bộ máy chính quyền tay sai phục vụ cho công cuộc chinh phục và đồng hóa người dân thuộc địa Mặt khác, Pháp thay thế một số chức sắc và cử một số viên quan người Pháp trực tiếp chỉ đạo và giám sát (thay thế giám đốc bản xứ vụ, dùng thanh tra bản xứ vụ (người Pháp) để giám sát các viên quan bản xứ (quan phủ, quan huyện) Về sau, bộ máy từ cấp tỉnh trở xuống ngày càng chặt chẽ hơn Khi đó, những người có học thức, bằng cách nào đó (dụ dỗ, mua chuộc, cưỡng ép) sẽ phục vụ cho bộ máy chính quyền của thực dân.

Trong bối cảnh chính trị này, Trương Vĩnh Ký với sự ưu việt khi biết rõ về tiếng Pháp, chữ quốc ngữ, cùng với xuất thân, gia thế nên nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của các viên quan cai trị người Pháp Nên chính quyền Pháp đã tạo điều kiện để Trương Vĩnh Ký tham gia vào bộ máy chính quyền cai trị Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, những vị trí mà Trương Vĩnh Ký đảm trách chỉ thiên về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, không phải những vị trí của bộ máy quân sự Điều này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần cuộc đời Trương Vĩnh Ký.

1.1.2 Về tình hình kinh tế

Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, Nam Kỳ là vùng đất còn đang trong giai đoạn khẩn hoang Đời sống người dân gắn liền với văn hóa sông nước bình dị, giản đơn Hình thái kinh tế nông nghiệp còn thủ công, sơ khai, văn hóa tín ngưỡng đa thần, đa giáo (Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, tín ngưỡng thờ thần…) Thiết chế chính trị tại vùng đất này cũng còn lỏng lẻo, thành phần dân cư đa dạng (người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm, người Ấn, người Hồi giáo…) Tất cả tạo nên một bức tranh cuộc sống đa dạng nhưng còn khá lạc hậu Khi ấy, Sài Gòn trở thành trung tâm thương cảng cho các mối giao thương ở khu vực, đời sống nhộn nhịp, đông đúc và sầm uất Chính vì vậy, Sài Gòn được xem là một trung tâm kinh tế lớn không chỉ của Việt Nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ Do đó, Sài Gòn nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của thực dân khi công cuộc xâm lăng và khai thác thuộc địa được tiến hành.

Khi Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Nam kỳ, đời sống kinh tế khu vực này cũng đã có nhiều thay đổi: ngoài loại hình kinh tế nông nghiệp cổ truyền, các hình thức kinh tế mới đã xuất hiện: thương nghiệp phát triển và mở rộng không chỉ trong phạm vi vùng miền mà còn giao thương quốc tế; một số ngành tiểu thủ công nghiệp, các cụm công nghiệp ra đời: in ấn, dệt may, làng nghề truyền thống, các phường chợ diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hóa tây ta sầm uất; hệ thống giao thông được cải tiến với việc xây dựng những tuyến đường chính, người dân trước đâu chỉ quen đi bộ, đi ghe tàu thì giờ có thể đi xe kéo, xe ngựa, xe đạp, xe ôtô…, thúc đẩy hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa trên khắp các quy mô cả nước Điều này đã tạo nên một tiền đề quan trọng cho nghề báo ra đời với những công cụ, phương tiện kỹ thuật, thiết bị in ấn cũng như cách thức truyền bá, ban phát thông hành tờ báo.

Tuy nhiên, âm mưu quan trọng nhất của thực dân là chỉ nhằm khai thác và đồng hóa thuộc địa, đồng thời biến thuộc địa thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc Vì vậy, khi đã thực hiện xong công cuộc bình định, thiết lập bộ máy chính quyền cai trị, chúng bắt đầu thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa, chiếm ruộng đất, thiết lập các đồn điền, bắt phu, lính, đánh sưu cao,thuế nặng Tất cả nhằm mục đích vơ vét cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động con người, khiến cho hàng loạt gia đình phá sản, không còn ruộng đất sinh nhai, rơi vào đói khổ, túng quẫn Tình trạng đó khiến nhân dânViệt Nam rơi vào cảnh “một cổ hai tròng” với hai ách áp bức bóc lột là thực dân và bọn phong kiến địa chủ tay sai Nền kinh tế Nam Kỳ có sự phân hóa rất rõ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, phân biệt giàu nghèo rất rõ ràng Nhìn chung, kinh tế Nam kỳ ngày càng kiệt quệ vì lợi ích kinh tế chỉ phục vụ cho chính quốc và một phận tầng lớp tay sai, còn đại đa số nhân dânViệt Nam thì đói khổ khốn cùng Điều này làm cho mâu thuẫn giữa dân tộcViệt Nam và thực dân Pháp, giữa tầng lớp thống trị phong kiến với nông dân ngày càng trở nên sâu sắc.

1.1.3 Về tình hình xã hội, văn hóa

Với bối cảnh chính trị và kinh tế như trên, cho thấy rằng giữa thời loạn lạc ấy, xã hội Việt Nam bị phân tầng phức tạp và sâu sắc Về sự phân tầng xã hội, ngoài những thành phần giai cấp của xã hội phong kiến trước đây: vua, quan lại, quý tộc, địa chủ và bình dân thì giờ đây xuất hiện thêm một số tầng lớp mới: tư sản (tư sản mại bản, tư sản dân tộc), tiểu tư sản, công nhân, thị dân (tầng lớp bình dân ở thành thị) Những tầng lớp này xuất hiện do ảnh hưởng của nền kinh tế tư bản mà Pháp đã thiết lập tại Việt Nam Khi đó, những ngành nghề mới ra đời với các chức danh khác nhau: thông ngôn, ký lục, giáo tập, lính tập, trấn thủ, thống đốc, bố chính sứ… Những vị trí này được đào tạo từ nền giáo dục Tây học và phục vụ cho chính quyền cai trị của thực dân và chính quyền tai sai.

Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam sẽ phải chọn cho mình lối đi riêng Một số sĩ phu yêu nước thì tham gia phong trào kháng Pháp hoặc cự tuyệt phục tùng Pháp, một số thì chấp nhận làm tay sai trung thành trong bộ máy cai trị của thực dân, một số thì ngoảnh mặt làm ngơ, quay về ẩn dật, một số thì chọn hợp tác để đôi bên cùng có lợi theo lối canh tân đất nước. Khi đó, những người phục vụ cho bộ máy chính quyền của thực dân đều bị người Việt Nam xem là tai sai, bán nước cầu vinh Và Trương Vĩnh Ký là một trong số đó.

Về giáo dục, nền giáo dục Việt Nam cuối thế kỷ XIX vẫn là Nho học với hai ngôn ngữ chính là chữ Hán và chữ Nôm Tuy nhiên, đây không phải là ngôn ngữ chung của toàn dân mà chỉ là của một bộ phận tầng lớp trí thức lúc bấy giờ, còn người bình dân đa số là không biết chữ Do đời sống còn lạc hậu,chính sách giáo dục của nhà nước phong kiến vẫn rập khuôn, quy cũ nên nạn dốt còn tràn lan khắp các vùng nông thôn Tuy nhiên, khi Pháp xâm lược, với chính sách đồng hóa về mặt văn hóa, Pháp đã mở rộng hệ thống giáo dục Tây học: dạy tiếng Pháp, tiếng Latinh, chữ quốc ngữ, dạy những kiến thức mới từ phương Tây như triết học, khoa học, văn học Điều đó đã làm cho nền giáo dục Nho học ngày càng bộc lộ những hạn chế, mai một và chấm dứt vào năm

1919 Khi đó, bộ phận trí thức Tây học đã phát triển, tiếp thu cái mới, tiến bộ. Một bộ phận mong muốn đem những điều mới mẻ đó để cải hóa nền văn hóa của dân tộc, giúp đất nước phát triển, hưng thịnh sánh vai với năm châu. Đặc biệt, tôn giáo là vấn đề rất quan trọng ở giai đoạn này Đó là một trong những nguyên cớ dẫn đến công cuộc xâm lăng của thực dân Pháp tại Việt Nam và cũng là yếu tố tác động rất lớn đến con đường sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký Đó là chính sách “diệt giáo dân” của triều Nguyễn lúc bấy giờ Điều này đã được lịch sử ghi nhận nguyên nhân từ nhiều phía khác nhau. Trong bức thư của Đô đốc Le Page ngày 25.12.1859 gửi cho Bộ Trưởng Hải quân, có nêu: “Những năm đầu lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với các giáo sĩ Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái đội khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những chuyện phạm pháp nhỏ nhưng rồi các giáo dân do cách giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương Họ công khai nổi loại, họ tuyên bố người Kito giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác” [40, tr.53]. Đây được xem là nguyên cớ ban đầu xuất phát từ những người giáo dân không tuân theo quy định của nhà nước phong kiến Nên đến năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái của người Tây

Hoàn cảnh ra đời của báo chí quốc ngữ tại Sài Gòn

1.2.1 Những điều kiện ra đời của nghề làm báo ở Nam Kỳ

Trước khi Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ, nước ta đã có một số phương thức truyền tải thông tin như: truyền khẩu (những câu ca dao, tục ngữ, câu hát, hò góp, ca kịch cổ truyền trong đời sống sinh hoạt hàng ngày), hay như người đưa tin (thằng mõ), bằng chữ viết (báo cáo, biên niên sử, sử ký…) Tuy nhiên, đây là những phương thức giao tiếp sơ khai và còn rất lạc hậu Nó chỉ phù hợp và lưu truyền trong bối cảnh đời sống văn hóa thời kỳ phong kiến cổ xưa. Đến khi dấu ấn văn minh phương Tây xuất hiện và chế độ thuộc địa bao trùm lên toàn cõi Đông Dương, những phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến đã đi trước hàng mấy trăm năm đã tạo sự ngỡ ngàng cho hầu hết dân bản xứ An Nam Cũng từ đây, kỹ thuật in ấn hiện đại ra đời Ban đầu nó chỉ phục vụ cho việc truyền tải thông tin chính trị (các văn bản, nghị định, chỉ thị, yết thị…) Nhưng dần dần, yêu cầu về một phương tiện truyền thông rộng rãi đến dân chúng càng trở nên cấp thiết Khi ấy, báo chí được các đế quốc xác định là một trong những công cụ quan trọng nhất để hoàn thành công cuộc xâm lăng và đồng hóa Giám mục Puginier đã từng khẳng định dứt khoát rằng: “Có

2 công cụ đặc biệt có thể làm thay đổi một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ Nếu chính phủ Pháp hiểu rõ những lợi ích thật sự của mình thì họ phải ủng hộ việc truyền bá Phúc Âm và giáo dục ngôn ngữ của chúng ta Tôi xin khẳng định rằng, trước thời hạn 20 năm, chẳng cần cưỡng bức ai, xứ sở này sẽ được Kito hóa và Pháp hóa” [Dẫn theo 33, tr.79] Chính vì vậy, khi nghiên cứu về công cuộc xâm chiếm và khai thác thuộc địa của đế quốc và thực dân, thấy rằng văn hóa, cụ thể là chữ viết là một trong những yếu tố được chúng xem trọng Đó được xem là công cụ hữu hiệu và có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đối với đời sống, văn hóa của dân tộc đó.

Lúc bấy giờ, ở triều đình Huế, Nguyễn Trường Tộ cũng đã nhận thấy được vai trò của một phương tiện truyền thông của quốc gia để truyền bá thông tin đến nhân dân Ông từng lên tiếng đề nghị triều đình: “ấn hành một tờ nhật báo, đăng những chiếu, sớ, dụ và những hành sự của các vị danh thần,công cụ của quốc gia hiện thời cho học sinh đọc để biết công việc trong nước, đó cũng là một việc ích lợi (lợi ích của nó rộng rãi thấm nhuần như mưa móc, nhưng không thể chỉ rõ ra hết được, để làm sẽ thấy” [Dẫn theo 33, tr.9-10].

Tuy nhiên, đề nghị của ông không được nhà vua xem xét Từ đó dẫn đến sự ra đời muộn hơn của báo chí miền Bắc.

Mở rộng sang tình hình báo chí của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á lúc bấy giờ, thấy rằng có một phương thức tất yếu mà bất kỳ chế độ thực dân nào cũng thực hiện: chiếm đến đâu, thiết lập hệ thống báo chí chính quốc và thuộc địa đến đó Các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Singapore khi trở thành thuộc địa của các đế quốc như Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh thì đều thành lập các tờ báo bằng ngôn ngữ của chính quốc và ngôn ngữ thuộc địa Chẳng hạn như tờ Java Government Gazette (1744, Indonesia, tiếng Hà Lan), (Straist Government

Gazette (1858, Malaysia, tiếng Anh), The Singapore Chronicle or Commercial Register (1824, Singapore, tiếng Anh), Del Superior Gobierno

(1811, Phillipines, tiếng Tây Ban Nha), Bangkok Recorder (1844, Thailand, tiếng Anh)… Mục đích nhằm truyền bá thông tin, thông báo của chính quyền, cổ động cho chính sách cai trị mới, đăng tải quảng cáo…

Nằm trong dòng chảy thời cuộc ấy, Việt Nam cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, khi Pháp chính thức đặt ách cai trị lên miền Nam Việt Nam, không giống như các quốc gia khác phải mất một thời gian dài mới thiết lập chế độ báo chí tại thuộc địa, Pháp đã song song mở ra các nhà in, nhà xưởng và thành lập các tờ công báo bằng tiếng Pháp để truyền tải thông tin của chính quốc Sau đó, để hiệu quả hơn, các tờ báo bằng chữ quốc ngữ ra đời Khi các tờ báo lần lượt nở rộ, nó tạo thành một nghề trong cơ cấu đời sống xã hội với đầy đủ vai trò, chức năng, thành phần, quyền hạn và nghĩa vụ Thậm chí, nghề báo được xem là một trong những nghề dễ kiếm sống nhất lúc bấy giờ (“Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng – Tản Đà).

1.2.2 Môi trường báo chí công khai tại Sài Gòn

Vì Sài Gòn đã trở thành thuộc địa của Pháp nên mọi quy định, điều lệ, quyền hạn và nghĩa vụ của chính quốc và thuộc địa gắn chặt với nhau Theo đó, các văn bản hành chính cũng sẽ được áp dụng cho toàn cõi Đông Dương thuộc địa của Pháp Trong đó, nói về môi trường công khai và tự do báo chí, cần phải nắm về các sắc lệnh và bộ luật mà chính phủ Pháp đã ban hành.

Sắc lệnh thứ nhất ngày 16.2.1880 do Tổng thống Pháp ký và áp dụng ở Guyane, Sénegal, ở các nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ và ở quần đảo Antilles và Resunions Sắc lệnh này liên quan đến các vấn đề truy tố về tội phạm luật báo chí hoặc bằng những phương tiện hay quảng cáo khác.

Sắc lệnh thứ hai quan trọng và gắn bó thiết thực hơn đối với Nam Kỳ. Sắc lệnh này ban hành ngày 25.5.1881 nhằm vào việc đồng hóa người dân bản xứ Trong đó, như đã nói ở trên, sắc lệnh bắt dân bản xứ An Nam phải chịu sự thống trị và phải học tiếng Pháp và “những luật lệ dân sự và chính trị áp dụng cho những người Pháp ở thuộc địa” [107, tr.32].

Luật Tự do báo chí ban hành tại Pháp ngày 29.7.1881 và được áp dụng tại Nam Kỳ từ ngày 22.9.1881 Theo đó, Luật này có một số điều cơ bản như sau: Điều 1: Việc ấn loát sách, báo đều tự do Điều 5: Mọi tờ báo và các ấn phẩm định kỳ đều không cần xin phép trước và không phải nộp tiền ký quỹ, sau khi đã khai theo quy định của điều 7. Điều 6: Mọi tờ báo và các ấn phẩm định kỳ đều có một người quản lý. Người quản lý phải là người Pháp thành niên, được hưởng quyền công dân và từ trước đến nay chưa hề bị tóa án xử mất quyền công dân. Điều 7: Trước khi phát hành các báo hay ấn phẩm định kỳ, phải làm bản khai ở biện lý cuộc về những điểm sau đây: Tên của tờ báo hay xuất bản phẩm định kỳ và phương thức phát hành; Tên và địa chỉ của người quản lý;Nơi in báo Tất cả những sự thay đổi trong các điểm trên đây buộc phải khai báo trước 5 ngày. Điều 10: Khi phát hành mỗi tờ báo hay ấn phẩm định kỳ phải nộp 2 bản có chữ ký của người quản lý ở Biện Lý cuộc hay ở Tòa Đốc Lý các thành phố, nơi không có tòa án đệ nhị cấp [Dẫn theo 107, tr.32-33].

Với những sắc lệnh và Luật báo chí này cho phép người dân ở Nam Kỳ được quyền tự do trong việc thành lập và xuất bản báo chí, miễn đáp ứng được các quy định mà Luật báo chí của Pháp nêu ra Điều này đã tạo một cơ hội rất lớn cho quyền tự do ngôn luận trên báo chí ở Nam Kỳ lúc bấy giờ Nó đã tạo nên một bầu không khí cởi mở trong phát ngôn và truyền thông Người dân cảm thấy họ có quyền cất lên tiếng nói để đả phá, chống đối lại những điều sai trái trong xã hội Vì vậy, làm rộ lên phong trào ra đời một số tờ báo tư nhân: Nhật trình Nam Kỳ (1883, chủ bút là một người Pháp), Thông loại khóa trình (1888-1889, Trương Vĩnh Ký), Phan Yên báo (1898, Diệp Văn

Cương)… Điều đó làm cho đời sống báo chí Nam Kỳ trở nên sôi động hơn.

Tuy nhiên, khi chính quyền cai trị của Pháp thấy quyền tự do báo chí ấy đã có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và sự cai trị của nước Pháp ở cả chính quốc và thuộc địa nên đã tìm cách hạn chế quyền tự do báo chí ấy Vì vậy, sắc lệnh ngày 30/12/1898 được ban hành nhằm mục đích buộc “Tất cả những tờ báo in bằng Việt ngữ, Hoa ngữ hay bất cứ một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp, phải có một sự cho phép trước của viên Toàn quyền sau khi Hội kiến với Ủy Ban Thường trực của hội đồng cấp cao Đông Dương (La Section permanente duConseil Supérieur de l’Indochine)” [Dẫn theo 107, tr.35]. Đồng thời những nội dung bên trong của mỗi số báo cũng phải được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi ấn hành Điều này đã phần nào hạn chế quyền tự do báo chí của công dân Tuy nhiên, về mức độ kiểm duyệt thì cũng chưa thật sự hà khắc như giai đoạn 1939-1945 sau này Nên các tờ báo tư nhân vẫn tiếp tục ra đời và phát triển, chẳng hạn như tờ Nông cổ mín đàm (1901, Canavagio,Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Tấn Phong…), Nhật báo tỉnh (1905, Georges

Garros), Lục tỉnh tân văn (1907, Henri Schneider), Nam Kỳ (1897-1900, A.Schreine) …

Nhờ tính chất công khai và tự do báo chí này mà Gia Định báo đã có sự

“tự do” nhất định trong việc đưa tin phản ánh các vấn đề của đời sống xã hội cũng như Chủ bút của tờ báo cũng được trao quyền nhất định đối với tờ báo.Nhờ vậy mà tờ báo đã có nhiều sự thay đổi rất linh hoạt ở từng giai đoạn,thậm chí là từng số Đối với hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký, ông đã rất nhạy bén trước xu thế của thời cuộc nên ông đã tận dụng sự tự do báo chí này để thỏa sức hoạt động ở nhiều tờ báo khác nhau Đồng thời tự do và sáng tạo lựa chọn cách thức hoạt động, điều hành tờ báo và sáng tạo tác phẩm báo chí… Nhờ đó mà ông đã xây những viên gạch nền móng đầu tiên cho nền báo chí quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Giới thiệu về cuộc đời và các hoạt động văn hóa, tôn giáo, chính trị của Trương Vĩnh Ký

1.3.1 Cuộc đời Trương Vĩnh Ký

Từ các công trình khảo cứu đi trước cho thấy, cuộc đời của TrươngVĩnh Ký đã được nghiên cứu rất nhiều và khá đầy đủ Vì vậy, trong công trình nghiên cứu này chúng tôi không đề cập lại chi tiết mà chỉ thống kê những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và đưa ra những nhận định tổng quan về cuộc đời của nhân vật này như sau:

Bảng 1: Tóm tắt tiểu sử Trương Vĩnh Ký

6/12/1837 Sinh ra tại Cái Mơn, Vĩnh Long (nay là Bến Tre)Tên ban đầu là Trương Chánh Ký

1840 Cha mất (Lãnh binh Trương Chánh Thi triều Minh Mạng)

1842 Học chữ Nho do thầy đồ Học dạy tại Cái Mơn

1846 Linh mục Tám đem về nuôi

1848 Theo linh mục Long sang Cao Miên học trường Pinhalu

1851 Nhận học bổng sang học tại Đại chủng viện Pinang ở Malaysia

1858 Về quê chịu tang mẹ (bà Nguyễn Thị Châu)

1859 Lên Sài Gòn tá túc ở nhà giám mục Lefèbre

20.12.1860 Làm thông ngôn cho Jauréguiberry

1861 Lấy vợ (Vương Thị Thọ, họ đạo Nhơn Giang, Chợ Quán)

08.5.1862 Dạy trường thông ngôn Nam Kỳ

Thông ngôn hạng nhất ra Huế để trao thư cho Nam triều đòi bồi thường 4 triệu bạc vụ Con cò Mễ Tây Cơ

Làm Thông ngôn đi sứ sang Pháp cùng phái đoàn của Phan Thanh Giản Được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, yết kiến Giáo hoàng La Mã

1865 Tham gia viết cho Gia Định báo

1866 Giám đốc trường Thông ngôn

1868 Được Soái phủ Nam kỳ giao phó trách nhiệm quy định lối viết tên thị trấn của xứ Nam kỳ, điều hòa cách cân đo của ta và tây. Được hưởng Khuê bài Đông sĩ Cứu thế (01.10.1868)

16/9/1869 Làm Gia Định báo tổng tài

08/3/1870 Gia nhập Ủy ban Nông công nghiệp

01/01/1871 Giám đốc trường Sư phạm

01/4/1871 Được phong hạng nhất huyện (hàm)

Hội viên của Hội Nhân văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu

01/6/1872 Thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn

1873 Điều hành trường Tham biện hậu bổ

1874 Được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông vì đã thông hiểu 27 sinh ngữ và cổ ngữ trên thế giới Được bầu chọn là người thứ 17 trong 18 vị Thế giới thập bát văn hào Ủy viên hội đồng học chánh cao cấp cho Pháp giúp đại sứ YPha Nho ở Trung Hoa

1876 Đi sứ ra bắc kỳ, có TP Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi.

1877 Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn

1886 Lãnh chức Cơ Mật viện, Tham tá sung Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ ở triều đình Huế (dưới sự gợi ý của Pail Bert).

1887 Về lại SG dưỡng bệnh và xin ở lại dạy thổ ngữ Đông phương trường Hậu bổ và Thông ngôn 01.9.1898 Tạ thế, an táng tại Chợ Quán, Sài Gòn.

Từ biểu bảng trên, có thể khái quát cuộc đời Trương Vĩnh Ký chia thành 3 giai đoạn: từ thuở nhỏ cho đến lúc trước khi làm việc cho chính quyền thực dân Pháp (trước 1860); từ lúc làm thông ngôn cho đến năm 1886 – giai đoạn hoạt động sôi nổi và có nhiều đóng của Trương Vĩnh Ký ở mọi lĩnh vực; giai đoạn cuối đời (từ 1887 đến lúc qua đời).

Giai đoạn từ thuở nhỏ đến trước 1860: Đây là giai đoạn nền tảng rất quan trọng góp phần định hình con người của Trương Vĩnh Ký Giai đoạn này có 3 yếu tố góp phần định hình con người và phong cách Trương Vĩnh

Ký về sau Thứ nhất, ông xuất thân trong gia đình quan lại triều Nguyễn nên từ nhỏ ông đã được hưởng nền giáo dục Nho gia, biết cả chữ Hán lẫn chữ Nôm nên từ đó hình thành phong cách nhà Nho đến cuối đời của ông.

Thứ hai, ông cũng xuất thân từ dòng họ đạo nên đã được tiếp cận với giáo lý Thiên chúa giáo và tiếp cận với nhiều loại hình ngôn ngữ ngoài nước (tiếng Latinh, tiếng Pháp, ngôn ngữ của một số quốc gia khác) Qua những ngày tháng theo học cùng các vị cố đạo, được đi học tại các tu viện và chủng viện ở Campuchia và Malaisia, Trương Vĩnh Ký có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên được mở mang tầm mắt, mở rộng tầm nhìn và trau dồi kiến thức Do đó, vốn kiến thức của ông vô cùng phong phú và có thể nói và nghiên cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau Điều này tạo nên lợi thế và thành tựu cuộc đời của ông ở giai đoạn sau Thứ ba, Trương Vĩnh Ký đã sống trong giai đoạn phải chứng kiến những mâu thuẫn, xung đột giữa các giáo dân và triều đình nhà Nguyễn Đặc biệt là những cuộc thảm sát giáo dân của triều Nguyễn đã làm ông cảm thấy đau đớn và xót thương cho những người theo đạo Công giáo Từ đó, ông đã tìm mọi cách để mong giúp đỡ giáo dân thoát khỏi cảnh lầm than Và với nhận thức của con người ở giai đoạn giao thời, Trương Vĩnh Ký đã có cái nhìn ảo tưởng về sự giúp đỡ của thực dân Pháp Từ đó dẫn đến sự việc ông viết thư cho Pháp để cầu viện cứu giáo dân Vì vậy, dẫn đến những quan điểm đánh giá tội trạng của ông sau này.

Giai đoạn từ 1860 – 1886: Đây là thời kỳ vàng son với những hoạt động sôi nổi của Trương Vĩnh Ký ở tất cả các lĩnh vực Ông làm việc cho chính quyền thực dân với các chức sắc từ thông ngôn, thư ký, hội viên, ủy viên các hội đến Giám đốc, Chánh tổng tài, Chủ bút, Tham tá, Ủy viện Hội đồng cai trị…ở các lĩnh vực chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, báo chí, văn học, giáo dục… Trong số đó, ông để lại thành tựu ở lĩnh vực văn hóa nhiều nhất với các công trình nghiên cứu ngôn ngữ, dịch ngữ, phiên âm từ điển, phiên dịch các tác phẩm từ tiếng Pháp, tiếng Hán, Nôm sang chữ quốc ngữ, truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ thông qua các tờ báo quốc ngữ; dạy học ở các trường, giáo dục đạo lí làm người thông qua các tác phẩm văn học, những câu chuyên dịch thuật, biên khảo… Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đã khiến cho ông bị đánh giá nhiều chiều vì ông phục vụ cho chính quyền tay sai và thực dân.

Giai đoạn cuối đời: 1887-1889: đây là thời kỳ sa sút của Trương Vĩnh

Ký khi ông bị cả chính quyền thực dân và triều đình phong kiến nhà Nguyễn e dè và ngoảnh mặt làm ngơ Cuối đời ông sống ẩn dật và cuộc sống chật vật,khốn khó nhưng ông vẫn tiếp tục cố gắng giảng dạy, nghiên cứu và viết sách.Ông ra đi khi cơn bạo bệnh kéo dài để lại bao tiếc nuối cho các thế hệ hậu bối.Trương Vĩnh Ký ý thức rất rõ về con đường hoạt động của mình nên ông cũng thấu hiểu sự nhìn nhận của người đời về công và tội của ông Nên cuối đời, ông ví cuộc đời mình như “Cuốn sổ bình sanh công với tội, Tìm nơi thẩm phán để thừa khai” Đó là thân phận của những người “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” trong thời buổi nhiễu nhương và giao thời lúc bấy giờ.

1.3.2 Các hoạt động văn hóa, tôn giáo và chính trị của Trương Vĩnh

Ký và sự ảnh hưởng của chúng đến Gia Định báo

1.3.2.1 Hoạt động văn hóa của Trương Vĩnh Ký và sự ảnh hưởng đến Gia Định báo

Nói đến hoạt văn hóa của Trương Vĩnh Ký, vấn đề được đánh giá cao nhất là hoạt động giáo dục của ông Ở lĩnh vực giáo dục, Trương Vĩnh Ký được xem là “người thầy đầu tiên” của nền giáo dục bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam Trong 61 năm cuộc đời mình, Trương Vĩnh Ký đã dành hơn 30 năm cho hoạt động giáo dục Sự nghiệp giáo dục của ông bắt đầu từ năm 1866 tại trường Thông ngôn cho đến khi ông tạ thế năm 1898 Trong đó, Trương Vĩnh Ký tập trung vào các hoạt động: giảng dạy trên lớp học; nghiên cứu, viết và xuất bản sách, giáo trình; dịch thuật từ chữ Hán, Nôm, Pháp ngữ sang quốc ngữ; làm báo Nghiên cứu quá trình này cho chúng ta thấy được quan niệm giáo dục của một nhà giáo tài ba, tâm huyết, tận tụy và cần mẫn với giá trị đích thực của một nền giáo dục mới Những quan niệm tiến bộ đó góp phần định hướng quan trọng cho việc xác định triết lý giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 Xây dựng một nền giáo dục mang tính dân tộc, vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam

Trước hết, Trương Vĩnh Ký mong muốn tạo dựng một nền giáo dục mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới Điều đó thể hiện ở việc ông cổ vũ và làm người tiên phong trong việc truyền bá chữ quốc ngữ - ngôn ngữ theo ký tự Latin mà các nhà truyền giáo phương Tây đã dày công xây dựng trước đó tại Việt Nam Trương Vĩnh Ký đã kêu gọi rằng:

“Chữ Quốc ngữ phải trở thành chữ viết của đất nước Phải như thế vì lợi ích và sự tiến hóa Vậy người ta nên tìm cách phổ biến thứ chữ này bằng mọi phương tiện” [40; tr.130] Trong phần mở đầu của Sách mẹo Annam, Abrégé Grammaire annamite, Trương Vĩnh Ký cho rằng chữ Hán “là thứ chữ bị áp đặt bằng bạo lực” [58; tr.143] của chính quyền phong kiến Trung Hoa Đó là loại chữ tượng hình đã “bức tử” (chữ dùng của Hoàng Lại Giang) chữ ghi âm của nước ta trước đó Do đó, ông xem chữ Hán không phải là quốc ngữ của

An Nam Đồng thời, Trương Vĩnh Ký thấy rõ những hạn chế, sự lỗi thời của chữ Hán và chữ Nôm nên ông lại càng muốn xây dựng một hệ chữ mới cho dân tộc mình Mặt khác, vốn là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, Trương Vĩnh Ký đã nhận rõ được tính ưu việt cũng như giá trị trường tồn của chữ quốc ngữ đối với xu hướng phát triển của thế giới Chữ quốc ngữ có thể giúp tiếng Việt đứng “ngang hàng” với tiếng Pháp, tiếng Anh và các thứ tiếng khác trong khu vực Đông Nam Á (thông qua các công trình dịch thuật, nghiên cứu ngôn ngữ của ông) Như vậy, sẽ giúp dân tộc Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc” năm châu Và thực tế, lịch sử đã chứng minh tính ưu việt đó của chữ quốc ngữ.

Thứ hai, theo Trương Vĩnh Ký, chữ quốc ngữ là ngôn ngữ mang tính dân tộc, là “tiếng Annam ròng” (Chuyện đời xưa) Nghĩa là chỉ có chữ quốc ngữ mới phản ánh đúng lời ăn, tiếng nói của người dân An Nam Từ đó, họ có thể hiểu và học rất nhanh Vì vậy, nó cần được phổ biến rộng rãi trong dân chúng Trong tác phẩm Chuyện đời xưa (Contes Annametes, 1867), Trương Vĩnh Ký đã khẳng định rằng ông “Góp-nhóp trộn-trạo chuyện kia chuyện nọ, in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc-ngữ, cùng là có ý cho người ngoại-quốc muốn học tiếng Annam, coi mà tập hiểu cho quen Nay ta in sách này lại nữa: vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách này mà học tiếng, thì lấy làm có ích.

Vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng Annam ròng; có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm” [Chuyện đời xưa; tr.15] Qua đó, không chỉ thấy

Trương Vĩnh Ký có ý muốn giúp người dân Việt Nam được biết chữ, có chữ riêng cho mình mà ông còn muốn loại chữ đó sẽ giúp cho thế giới biết đến Việt Nam Đó chính là tầm nhìn lớn lao của một nhà giáo lỗi lạc Ngày nay, quan niệm phát triển chữ quốc ngữ vẫn là vấn đề quan tâm của nền giáo dục Việt Nam Chúng ta vẫn luôn tự hào “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, và luôn kêu gọi

Giới thiệu tổng quan về Gia Định báo

1.4.1.Tình hình báo chí tại Sài Gòn trước khi Gia Định báo xuất hiện

Gia Định báo ra đời chỉ sau 7 năm sau khi Pháp chính thức xâm lượcViệt Nam, và chỉ sau 3 năm khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và thiết lập chế độ cai trị hoàn toàn (hòa ước Nhâm Tuất ngày 05.6.1862) Khi đó, dưới chính sách xâm lược và đồng hóa văn hóa, thực dân Pháp đã thiết lập nền báo chí thuộc địa tại Việt Nam Các tờ báo bằng tiếng Pháp đã ra đời nhằm một số mục đích cơ bản như: phổ biến các thông tin về chính sách, quy định, luật lệ,thông báo, hoạt động của chính quyền đô hộ đến với người dân thuộc địa;tuyên truyền hữu hiệu cho hình ảnh của nước Pháp, tạo sự ổn định về đời sống văn hóa xã hội; để người dân thuộc địa hiểu và chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp; để xóa bỏ hoặc làm giảm những dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Tất cả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc cai trị và đồng hóa của thực dân.

Khi đó, tại Sài Gòn, có bốn tờ công báo Pháp ngữ đã xuất hiện: Nam

Kỳ viễn chinh công báo (Le Bulletin officiel de l’Expédition de la Cohinchine,

1861), Xã thôn công báo (Le Bulletin des Communes, 1862), Công báo Nam

Kỳ thuộc Phỏp (Bulletin officiel de la Cochinchine franỗaise, 1863) và Sài Gòn thư tín (Le courrier de Saigon, 1864) Các tờ báo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Hán, có mục đích phản ánh các vấn đề ở các phạm vi khác nhau Tờ

Nam Kỳ viễn chinh công báo viết bằng tiếng Pháp do Đô đốc Bornad và Ủy ban Quốc phòng đảm nhiệm nhằm phổ biến “những việc làm của vị chỉ huy trưởng (tức là Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ), được phát hành mỗi tuần một lần, gồm có những nghị định, những thông tư… hầu lưu ý những nhân viên quân sự cũng như dân sự của chính phủ, người dân sống ở Nam Kỳ đặt dưới quyền cai trị của người Pháp” [Dẫn theo 107, tr.55] Tờ báo này hoạt động đến năm 1888 thì bị đình bản vĩnh viễn Tờ Xã thôn công báo viết bằng tiếng Hán để hướng đến đối tượng công chúng là các nhà nho An Nam, nhằm phổ biến những thông tin về những quyết định, sự cải cách của chính quyền mới, đồng thời “giúp cho người dân hiểu rõ quyền lợi và bổn phận của họ, những biện pháp thi hành của viên Thống đốc chỉ huy trưởng hầu thiết lập một nền an ninh trật tự cho xứ sở và gây sự thịnh vượng chung cho toàn dân” [Dẫn theo 107, tr.56] Còn tờ Sài Gòn thư tín thì “mỗi số có đăng bài xã thuyết nói về những vấn đề thuộc địa Pháp ở Viễn Đông, tin tức ở Trung Hoa, Nhật,Thái Lan…, những nghị định của chính phủ, sự hoạt động của thương cảngSài Gòn và tất cả những vấn đề có liên quan đến kỹ nghệ, canh nông hay thương mãi” [Dẫn theo 107, tr.57].

Hình 2: Hai tờ công báo Pháp ngữ đầu tiên ở Nam Kỳ

Như vậy, cả ba tờ báo này đều nhằm mục đích thông tin những quy định, văn bản, nghị định liên quan đến hoạt động của bộ máy chính quyền của thực dân Pháp, đồng thời cũng mong muốn phổ biến một số kiến thức đến người dân Trong đó, tờ Sài Gòn thư tín có nét gần gũi nhiều so với tờ Gia Định báo ở nội dung và phạm vi thông tin phản ánh.

1.4.2 Đặc điểm và một số nhận định mới về tờ Gia Định báo

1.4.2.1 Về mục đích ra đời của tờ báo

Tình hình báo chí Nam Kỳ trước khi Gia Định báo ra đời đã đặt ra một yêu cầu thiết thực hơn: Do số lượng người biết tiếng Pháp và tiếng Hán khá ít nên lượng người tiếp cận 3 tờ báo như trên vẫn còn chiếm số lượng ít, thông tin không được phổ biến rộng rãi đến người dân vì đại đa số dân số Việt Nam lúc bấy giờ là mù chữ Vì vậy, để đảm bảo thông tin có thể được phổ biến đến đông đảo tầng lớp bình dân, đồng thời, để cho thiết chế quyền lực của bộ máy cai trị len lỏi đến từng người dân thì một tờ báo bằng tiếng Việt - thứ chữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân - cần phải được ra đời Vì vậy, tờ Gia Định báo đã được ấn bản.

Về mục đích ra đời, trước khi Gia Định báo được xuất bạn, thông tin đã được công bố trong phần lời rao đăng ngày 05.4.1865 trong số 7 tờ Courrier de Saigon như sau: “Trong tháng này sẽ ra số thứ nhất một tờ báo in bằng tiếng An nam thông thường Dưới một hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ Tờ báo sẽ ra hàng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được” [Dẫn theo 39, tr.51]. Đồng thời, trong thư của Thống đốc chỉ huy Trưởng Nam kỳ G.Roze gửi cho

Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp cũng nêu rõ: “Tờ báo này nhằm phổ biến trong giới dân bản xứ các tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những tiến bộ về canh nông” [Dẫn theo 39, tr, 58].

Như vậy, mục đích ban đầu của tờ báo này có phần khác hơn so với các tờ công báo trước đó, nó không nhằm hành chính hóa thông tin nhiều mà chủ yếu truyền bá những tin tức thiết thực, gần gũi có liên quan đến đời sống của tầng lớp bình dân, để giúp người dân có thêm kiến thức, để học hỏi, giáo dục. Tuy nhiên, giai đoạn sau Trương Vĩnh Ký, mục đích này không còn được giữ nguyên mà đã có xu hướng biến cải thành tính chất công báo rõ rệt.

Do hạn chế về tư liệu của 03 số báo đầu tiên của Gia Định báo nên không rõ trong lần xuất bản số đầu tiên, tờ báo có nêu ra mục đích phát hành chưa? Tuy nhiên, đến năm 1869, khi Trương Vĩnh Ký được ấn định làm Chánh tổng tài của tờ báo này, ông đã nêu mục đích phát hành của tờ báo: “Ý nhựt trình Gia định báo là ý nào; có ích làm sao, khuyên người ta mua mà coi và dạy cho người ta biết cách mua thế nào Quan-Nguyên-Soái biết dânAnnam có nhiều khi lầm, vì chẳng biết rỏ lời người nói, và ý người làm, phải chi mọi người đều biết rõ ý người muốn thì đã chẳng có nhiều đều tình tệ, nên người dạy nhựt trình nẩy ra nhiều lần trong một tháng, để cho người cùng dân hiểu ý nhau Những thầy trường quốc ngữ thì trể nãi, hoặc chẳng đọc nhựt trình cho học trò hay là người làng nghe, hoặc có khi chẳng hiểu cho rõ, kể hay chữ thì chẳng hay cắt nghĩa cho người ta biết với” [Gia Định báo số

20 ngày 24.9.1869] Và mục đích này đã được Trương Vĩnh Ký quán triệt trong suốt quá trình làm chủ bút tại Gia Định báo với những tác phẩm báo chí đăng tải thể hiện nôị dung phong phú, đa dạng góp phần rèn luyện chữ viết và phổ biến kiến thức đến công chúng.

Về thời gian tồn tại, qua nhiều tư liệu nghiên cứu và tư liệu các số Gia Định báo mà chúng tôi đã sưu tầm được, đến nay có thể khẳng định Gia Định báo tồn tại 44 năm từ ngày 15.4.1865 – 31.12.1909 [39; tr.45] Với thời gian này, có thể nói đây là tờ báo có tuổi đời lâu nhất ở Nam Kỳ trước 1945.

1.4.2.2 Một số đặc điểm và nhận định đáng chú ý của tờ Gia Định báo

Về tình hình tư liệu các số báo của Gia Định báo, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau: Thư viện Quốc gia Pháp (khoảng

1100 số từ 1866 – 1906, chúng tôi đang sở hữu số lượng số báo này), Thư viện tổng hợp Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì có tổng cộng 902 số (từ 1865-1897, bao gồm bản vi phim 03 số đầu), và được biết Bùi Đức Tịnh có giữ được các số 1870-1874 Tuy nhiên, chúng tôi chưa liên lạc được với nhà nghiên cứu này Nhìn chung, mỗi đơn vị lưu trữ đều không thu thập được hết tất cả các số báo của Gia Định báo hoặc các số báo cũng không đầy đủ liên tục qua các năm do vấn đề lưu trữ hoặc thất lạc Điều này ảnh hưởng nhất định đến công tác sưu tầm và nghiên cứu về tờ báo này cũng như đưa ra một số nhận định chính xác nhất.

Trên cơ sở tư liệu này, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại các giai đoạn phát triển cùng với chủ bút ở mỗi giai đoạn của tờ báo này Theo thống kê ở bảng Phụ lục 1, có thể thấy Gia Định báo:

Về tính chất loại báo, trước năm1869: Gia Định báo là tờ nguyệt san, mỗi tháng ra 1 lần vào ngày 15; từ 1869 trở về sau: tuần báo, mỗi tuần ra 1 số.Tuy nhiên, số lượng xuất bản cũng không đồng đều, có khi 2 tuần in có 1 số.

Về chủ bút của tờ báo: dựa vào phần ghi chú cuối mỗi tờ báo

+ Trước ngày 24.9.1869: E Potteaux – Kẻ làm Nhựt trình

+ Từ 24.9.1869 – số 17 ngày 5.9.1871: P Trương Vĩnh Ký, Gia Định báo chánh tổng tài

+ Số 9 ngày 01/5/1874: J Bonet – Gia Định báo chánh tổng tài

+ Số 18, ngày 09/7/1881: không ghi tên cụ thể

+ Số 11 ngày 12/3/1887 đến số 52 ngày 30/12/1890: E Potteaux

+ Số 01 ngày 06.01.1891 đến số 52 ngày 24/1/1906: không ghi tên chủ bút, chỉ ghi nhà in (VD: SAIGON – IMPRIMERIE COLONIALE)

Theo thống kê trên, vấn đề chủ bút của tờ báo vẫn còn chưa được xác định rõ qua các năm của Gia Định báo vì lí do các số báo không đầy đủ Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định như sau:

ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ CHÂN DUNG NHÀ BÁO TRƯƠNG VĨNH KÝ

Phong cách nhà báo Trương Vĩnh Ký

Kết quả phân tích đặc điểm tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký như trên là cơ sở để khái quát thành một số đặc trưng phong cách của nhà báo Trương Vĩnh Ký với tư cách là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí.

2.2.1 Kết hợp tư duy lập thuyết và hoạt động thực tiễn

Qua khảo sát tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký, có thể thấy rằng ông luôn chú trọng việc xác lập cơ sở lý thuyết để định hướng cho hoạt động thực tiễn của mình Trong hoạt động báo chí, thứ nhất, ông đưa ra những chỉ bảo, hướng dẫn để người khác biết cách làm báo Ngay từ những ngày đầu tiên làm Chánh tổng tài Gia Định báo, ông đã có những bài viết bày tỏ quan niệm về nghề báo, hướng dẫn cách thức làm báo, biên tập báo chí, cách thức mua báo… Khi làm chủ tờ báo Thông loại khóa trình, Trương Vĩnh Ký cũng đã nêu rất rõ về mục đích, tôn chỉ, ý nghĩa, kêu gọi cộng tác viên, định hướng bài viết…, từ đó tạo nền tảng cơ sở lý luận để người khác theo đó mà làm. Đây là một trong những phẩm chất đáng quý và tiến bộ của Trương Vĩnh Ký.

Nó mang phong cách của người phương Tây – lập thuyết để tiến bộ Đó là con đường phát triển mang tính bền vững của các nhà trí thức lỗi lạc.

Thứ hai, trong nội dung các tác phẩm báo chí, ông cũng chú trọng vấn đề giáo dục tư tưởng, nhận thức nền tảng cho công chúng Những vấn đề về cách hiểu, cách nghĩ, cách nhận thức, giải thích những điều còn mơ hồ, khuyên giải những điều hay, lẽ phải nhằm mục đích xây dựng cái bản chất căn cơ nhất cho con người để từ đó thực hiện những hành động đúng Nói như Descartes: “I think, there for I am” (Tôi tư duy nên tôi tồn tại) hay như William Shakspeare: “Nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng, nhận thức sai dẫn đến hành động sai” Vì vậy, những lý thuyết nền tảng về làm báo mà

Trương Vĩnh Ký đã nêu mặc dù trước đó đã có manh nha ở các số Gia Định báo trước đó, nhưng đến khi ông tuyên bố thì mới có khung lý thuyết để người làm báo noi theo.

Từ chính hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký cho thấy rằng, ông không phải là người nói lý thuyết suông mà là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí với số lượng phong phú Ông viết cho công báo, tư báo và cả báo chí nước ngoài Do đặc thù tình hình báo chí thời bấy giờ, vị trí tổng biên tập tờ báo hầu như phải thực hiện toàn bộ nội dung trong tờ báo Do đó, Trương Vĩnh Ký chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của tờ Gia Định báo Cụ thể, ông phụ trách toàn bộ phần chuyển ngữ của phần Công vụ và sáng tác và biên tập phần Tạp vụ Ở phần Công vụ, đó là cả một sự kỳ công khi ông phải chuyển ngữ tất cả các văn bản được đăng tải trong phần này (Bảng phụ lục 2). Qua đó thể hiện sự uyên bác của ông về tiếng Pháp.

Với số lượng 266 tác phẩm đăng tải trên các tờ báo khác nhau (87 tác phẩm trên Gia Định báo, 170 tác phẩm trong Thông loại khóa trình và 9 tác phẩm trên các tạp chí của Pháp) [Bảng 2], Trương Vĩnh Ký đã cho thấy ông không chỉ nói giỏi mà còn làm rất giỏi So với các nhà báo cùng thời, có thể nói chưa tìm thấy nhà báo nào có hoạt động sôi nổi trên khắp phạm vi phản ánh như Trương Vĩnh Ký: từ chính trị, kinh tế, giáo dục, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, đời sống xã hội, pháp luật, nghệ thuật, địa lý, nông học, thương nghiệp, báo chí truyền thông… Tất cả được Trương Vĩnh

Ký thể hiện một cách sinh động và đa dạng trong sự nghiệp báo chí của mình.

2.2.2 Giao thoa giữa hiện đại và truyền thống

Trương Vĩnh Ký là con người của Tây học nhưng xuất thân từ tầng lớp Nho gia nên ở ông luôn có sự giao thoa giữa yếu tố truyền thống và cách tân, giữa cái mới tiến bộ với những cái hoài cổ Dù vậy, những yếu tố hoài cổ, truyền thống ấy không phải là những điều cổ hũ, lạc hậu hoặc cực đoan mà đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đó là những đạo lí làm người, đạo nghĩa ở đời, nhân cách ứng xử, lối sống chuẩn mực Sự giao thoa này thể hiện trên hai phương diện: về quan niệm làm báo, về nội dung thông tin và về cách thể hiện tác phẩm báo chí.

Thứ nhất, về quan niệm làm báo, Trương Vĩnh Ký vẫn tiếp thu quan niệm của báo chí phương Tây xem báo chí là công cụ, phương tiện để truyền tải thông tin đến công chúng Và lượng thông tin càng mới, càng phong phú sẽ càng làm tăng tính hấp dẫn cho tờ báo Đó là lí do vì sao Trương Vĩnh Ký viết nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau Đồng thời, Trương Vĩnh Ký cũng xem báo chí là một nghề trong đời sống xã hội bấy giờ Ông quan tâm đến những vấn đề kinh tế, về việc mua bán báo Tuy nhiên, nếu như báo chí hiện đại chú trọng chức năng thông tin thì đối với Trương Vĩnh Ký, ông chú trọng chức năng giáo dục của báo chí, từ đó ông đưa nghề báo đến gần với nghề giáo hơn Cụ thể, ông xem tờ báo như là một tài liệu để các thầy giáo đọc và dạy cho học trò nghe, để mọi người có thể biết và đọc được chữ để xóa nạn mù chữ Ông xem báo chí cũng chỉ là kênh để truyền tải và phổ biến các tác phẩm văn học, tứ thư ngũ kinh để giảng giải cho người dân được hiểu về những luân thường đạo lý ở đời.

Thứ hai, về nội dung thông tin, một mặt Trương Vĩnh Ký quan tâm tìm kiếm và đăng tải những thông tin mang tính thời sự hoặc đáng quan tâm trong nước cùng những thông tin mang tính quốc tế (tin tức giao thương, giới thiệu quốc gia, dịch câu chuyện nước ngoài…), mặt khác ông cũng chú trọng đăng tải những câu chuyện giáo huấn, những bài luận đàm về các vấn đề đạo đức, công danh, giáo dục trẻ nhỏ… Từ đó, làm cho nội dung thông tin vừa mang tính mở mang những điều mới, vừa mang tính cổ điển như những tài liệu giáo huấn Điều này thấy rõ nhất trong tờ Thông loại khóa trình Số lượng tác phẩm văn học, những bài giải nghĩa ngôn ngữ, những câu chuyện về nhân vật lịch sử xuất hiện hầu hết trên tờ báo (170 bài) [Bảng 3, Bảng phụ lục 4].

Thứ ba, về hình thức thông tin, Trương Vĩnh Ký vừa sử dụng những loại ngôn ngữ mới như chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, vừa tiếp tục sử dụng chữ Hán, chữ Nôm để thể hiện thông tin Nếu như trong các tác phẩm viết bằng tiếng Pháp đăng tải trên các tạp chí của Pháp, Trương Vĩnh Ký đã thể hiện khả năng thông thạo ngoại ngữ điêu luyện thì trong Gia Định báo, ông đã thể hiện khả năng ký âm và diễn đạt bằng chữ quốc ngữ cũng không kém phần tinh thông Từ cách ký âm, dùng từ, sắp xếp ý, diễn đạt thành câu, dịch nghĩa từ tiếng Pháp sang chữ quốc ngữ… Tất cả tạo thành một tiền đề cho chữ quốc ngữ phát triển về sau Bên cạnh đó, Trương Vĩnh Ký còn thông thạo cả chữ Hán, chữ Nôm Trong Thông loại khóa trình, số lượng tác phẩm của hai ngôn ngữ này xuất hiện đậm đặc hơn (81 bài) [Bảng 5] mặc dù tờ báo này ra đời muộn hơn Gia Định báo hơn 20 năm Ngay từ trang bìa của những tờ Gia Định báo và Thông loại khóa trình cũng đã có sự giao thoa giữa các loại ngôn ngữ này Điều đó cho thấy khả năng am hiểu ngôn ngữ rất chuyên sâu và phong phú của Trương Vĩnh Ký.

2.2.3 Kết hợp tính địa phương, quốc gia và quốc tế

Thể hiện qua hai phương diện: thứ nhất, Trương Vĩnh Ký không chỉ hoạt động báo chí trong nước mà còn tham gia viết bài cho các tạp chí nước ngoài, chủ yếu là Pháp Ông là một trong số ít người Việt lúc bấy giờ tham gia hoạt động báo chí ngoài nước Tuy nhiên, tên tuổi của ông vang xa hơn bởi sự hiểu biết uyên bác và những bài viết chất lượng của ông [Bảng 9].

Thứ hai, Trương Vĩnh Ký có sự kết hợp nhuần nhuyễn, luân phiên yếu tố nội địa và yếu tố quốc tế trong nội dung bài viết của mình khi đăng trên các báo, tạp chí Cụ thể, đối với các tác phẩm báo chí trong nước, ông có những tác phẩm đề cập đến các vấn đề quốc tế: kiến thức địa lý về các quốc gia khác, tin tức đó đây ở ngoài nước, hoạt động giao thương liên khu vực, châu lục, kiến thức một số lĩnh vực từ các nước khác, dịch các bài viết từ nước ngoài sang chữ quốc ngữ… Ngược lại, khi cộng tác bài viết trên báo nước ngoài, Trương Vĩnh Ký lại viết về những nội dung trong nước (về sản vật, ngôn ngữ, phong tục tập quán, cấu trúc làng xã…) để thế giới biết về một đất nước An Nam lúc bấy giờ với những điều thú vị và mang đậm tinh thần tự hào dân tộc.

Sự kết hợp này đã mang lại một phong cách đặc trưng vừa mới lạ nhưng cũng gần gũi, giản dị về nhà báo Trương Vĩnh Ký Qua đó cho thấy ông là một con người cấp tiến, sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái mới và đem nó áp dụng vào đời sống thực tiễn với mong muốn giúp cải thiện đời sống nhân dân và phát triển đất nước Đồng thời muốn thể hiện tinh thần yêu nước của con người trong thời buổi giao thời Viết về, nói về đất nước mình để bạn bè quốc tế biết đến cũng là biểu hiện của tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc Đó là một điều rất đáng trân trọng ở một con người đã từng bị xem là “tội đồ” của dân tộc.

2.2.4 Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo

Thứ nhất, mặc dù Trương Vĩnh Ký làm việc cho chính quyền thực dân nhưng ông không phục tùng hoàn toàn và luôn có chính kiến và sự tự do riêng của mình Biểu hiện cụ thể là các tác phẩm báo chí của ông thường không cổ súy cho chính sách cai trị của thực dân, không viết những bài ca tụng mang tính chất mị dân Ngược lại, ông chỉ chú ý đến việc phát triển dân trí và nghiên cứu, tìm tòi, phản ánh những vấn đề mang dấu ấn bản sắc văn hóa của đất nước và dân tộc Việt Nam trên cả báo chí quốc tế và trong nước.

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ BÁO CHÍ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ ĐỐI VỚI GIA ĐỊNH BÁO VÀ NỀN BÁO CHÍ QUỐC NGỮ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Kinh nghiệm quản lý báo chí của Trương Vĩnh Ký

3.1.1 Xác định rõ vai trò và mục đích của tờ báo

Trước hết, Trương Vĩnh Ký nêu mục đích ra đời của tờ báo là nhằm tuyên truyền và phổ biến chữ quốc ngữ để quần chúng nhân dân “hiểu ý nhau” hơn: “Ý nhựt trình Gia định báo là ý nào; có ích làm sao, khuyên người ta mua mà coi và dạy cho người ta biết cách mua thế nào Quan- Nguyên-Soái biết dân Annam có nhiều khi lầm, vì chẳng biết rỏ lời người nói, và ý người làm, phải chi mọi người đều biết rõ ý người muốn thì đã chẳng có nhiều đều tình tệ, nên người dạy nhựt trình nẩy ra nhiều lần trong một tháng, để cho người cùng dân hiểu ý nhau Những thầy trường quốc ngữ thì trể nãi, hoặc chẳng đọc nhựt trình cho học trò hay là người làng nghe, hoặc có khi chẳng hiểu cho rõ, kể hay chữ thì chẳng hay cắt nghĩa cho người ta biết với”

[Gia Định báo số 20 ngày 24.9.1869] Theo đó, không phủ nhận rằng, mục đích ra đời trước hết của tờ Gia Định báo nhằm phục vụ cho công cuộc xâm lược của thực dân Pháp nhằm mục đích đồng hóa nhân dân Việt Nam thông qua việc xây dựng một hệ thống chữ viết mới cho dân An Nam, đồng thời truyền bá những thông tin về chính sách cai trị của bộ máy chính quyền thực dân Đó là mục tiêu tất yếu của bất kỳ chế độ thực dân nào khi thực hiện chính sách cai trị ở thuộc địa Điều đó cũng đã được thực hiện ở các quốc gia Đông Nam Á khác: Malaysia, Singapore, Thái

Lan dưới sự cai trị của đế quốc Anh, Indonesia dưới sự cai trị của Hà Lan, Philippines dưới sự cai trị của Tây Ban Nha… đã lập ra hàng loạt các tờ báo của chính quốc tại thuộc địa để truyền bá ngôn ngữ của họ Tuy nhiên, đối với Trương Vĩnh Ký, đó không phải là mục tiêu hàng đầu của ông khi làm báo Đối với ông, việc truyền bá chữ quốc ngữ thông qua báo chí nhằm mục tiêu cao cả là dạy chữ, dạy tiếng hiệu quả cho người dân Việt Nam lúc bấy giờ Ở thời điểm này, chữ quốc ngữ đối với người dân nước Việt là một thứ chữ xa lạ, lai căng bởi chữ viết phổ biến ở Việt Nam lúc bấy giờ là chữ Hán và chữ Nôm Số lượng người biết chữ không nhiều Do đó, mục đích của Trương Vĩnh Ký xuất phát từ tấm lòng của một trí thức mới mong muốn mang lại những sự hiểu biết cho dân tộc mình, xóa bỏ vấn nạn dốt chữ từ hàng nghìn năm trước đó Cụ thể, ông xem vai trò của các thầy thông ngôn, thầy giáo tập, các ký lục là có vai trò truyền bá và dạy chữ quốc ngữ trước tiên Họ sẽ là những người đọc báo và cắt nghĩa từ ngữ cho các thế hệ học trò nghe, hiểu và học tập theo Từ đó, thể hiện cái tâm và cái tầm của Trương Vĩnh Ký ở lĩnh vực giáo dục và văn hóa.

Thứ hai, báo chí là nơi cung cấp những thông tin có thật và có ích.

Thông tin trong tờ Gia Định báo được Trương Vĩnh Ký giải thích rõ ràng, cụ thể Trong đó, phần “Công vụ” sẽ dịch những lời “nghị”, “lịnh quan”, những thông tin về chính sách, quy định của chính quyền Pháp từ tiếng Pháp sang chữ quốc ngữ Trương Vĩnh Ký thẳng thừng khẳng định rằng: “quan Nguyên-

Soái người muốn cho người ta đừng có làm như vậy nữa, thì người phú cho ta việc đặt nhựt trình nầy kẻo người ta nói đặng rằng không hiểu, cùng là cho người ta biết những điều biết trong nhựt trình là đều thật và có ích ” [Gia Định báo số 20 ngày 24.9.1869] Phần thứ hai là phần “Tạp vụ” Dưới thờiTrương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài, nội dung ở phần này trên Gia Định báo trở nên phong phú và thật sự mang lại những thông tin hay và bổ ích cho người đọc Phần tạp vụ sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề ngoài chính sự: từ những câu chuyện phong hóa nhằm giáo huấn “dạy cách làm người” đến các hoạt động trồng trọt, mua bán, đến các vụ việc, tin tức đó đây [Bảng Phụ lục 2]: “Nhựt trình này có ích cho mọi người vì trong ấy có đủ mọi đều về dân sự, lịnh quan Nguyên-Soái dạy, ý người về sau làm sao cùng là cách thể người làm; Trong ấy người ta biết được các tin về việc buôn bán; Ở trên Châu-đốc Hà-tiên biết được giá hàng tại Saigon Chợ-lớn, mà ngồi một chỗ khỏi đi đâu, nên muốn mua muốn bán cũng gặp chầu, lại biết cho đến giá riêng đồ các Chợ lớn các nơi” [Gia Định báo số 20 ngày 24.9.1869].

Như vậy, so với vai trò của báo chí trong xã hội Việt Nam hiện nay, chức năng thông tin được xem là chức năng quan trọng nhất của báo chí thì Trương Vĩnh Ký đã đặt chức năng giáo dục lên hàng đầu giúp cho tờ báo dần thoát khỏi phạm vi truyền bá chính sách khô khan và mị dân của chính quyền thực dân Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng Gia Định báo dần thoát khỏi cái bóng của chính sách xâm lăng về mặt văn hóa của thực dân Pháp dưới thời của Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài.

3.1.2 Chủ trương phát triển lực lượng cộng tác viên

Trương Vĩnh Ký có quan niệm rất tiến bộ về cách thức xây dựng đội ngũ những người làm báo: kêu gọi và xây dựng lực lượng cộng tác viên đông đảo Đó là những người biết chữ quốc ngữ (thầy giáo, thầy thông ngôn) từ khắp mọi nơi trong các tỉnh Nam kỳ Trong giai đoạn là Chánh tổng tài Gia Định báo, Trương Vĩnh Ký đã ba lần viết lời kêu gọi lực lượng cộng tác viên cho tờ báo này Ngay từ ngày mới đảm nhiệm chức, Trương Vĩnh Ký đã ra lời kêu gọi lực lượng cộng tác viên cho tờ báo: “Xin ai nấy khi nào có thấy hay là có biết điều gì hay và có ích thì viết thơ cho ta hay mà đem vô nhựt trình thì quan Nguyên-Soái sẽ biết ơn vì bụng tốt những người ấy; sẽ thấy in ra trong nhựt trình này; chẳng nên sợ giống gì: Quan Nguyên-Soái muốn làm vậy, ai mà làm gì đặng! Làm làm vậy thì ngồi một chỗ cũng biết hết mọi sự, biết được thì ai nấy ở yên an lòng an trí chỉ lo cày bừa gieo vải cho được tích tài tích đức để lưu lại tử tôn” [Gia Định báo số 20 ngày

24.9.1869] Mục đích của việc mời gọi này được ông nêu rất rõ ràng: cung cấp thông tin từ khắp nơi, để người dân nắm rõ tình hình khắp nơi mà yên lòng sinh sống, để tạo việc tốt Một năm sau đó, khi thấy lượng bài cộng tác giảm đi, Trương Vĩnh Ký lại tiếp tục ra lời nhắc nhở, kêu gọi: “Từ nầy sắp tới ta trông cậy sẽ có nhiều chuyện người ta coi: Vì nhờ có tờ chạy cho các thầy giáo tập quốc ngữ, và các thầy thông ngôn các nơi trong cả sáu tỉnh mỗi tuần hay là nữa tháng thì chạy tờ về mà học lại những chuyện các nơi các tỉnh để làm vô Gia định báo cho thiên hạ hay [Gia Định báo số thứ 6,

24.02.1870] Lần kêu gọi này nhằm tăng số lượng bài cộng tác trong cả sáu tỉnh Nam kỳ theo định kỳ thường xuyên hơn (hàng tuần hoặc nửa tháng). Đến số 7 ngày 15.4.1871, Trương Vĩnh Ký lại tiếp tục đề cập đến việc này khi thấy số lượng bài cộng tác viên dần ít đi Lần này ông nêu cụ thể:

“Không hiểu vì ý làm sao mà các thầy ở các nơi các tĩnh không có gởi tờ về nói tin các nơi như trước nửa Nghỉ lại không có lẽ ai cấm điều ấy, hay là bỡi tính hay nhàm lờn hay ngã lòng, được một nước đầu rộ lên như giá rồi rạp đi một lượt với nhau cả thảy Xin hãy nhớ đều ấy cũng là đều có lịnh quan dạy, lại cũng là đều hay cho các thầy vì người ta càng biết tên biết tuổi các thầy và kẻ coi nhựt trình cũng biết ơn nhờ có thầy kia thầy nọ mới có chuyện cho mình coi mình biết Lại quan trên năng thấy tên thì lại càng lấy mình làm người siêng năng Đều ấy cũng là đều có ích, chẳng có chi hại mà hòng tị” [Gia Định báo, số 7 ngày 15.4.1871] Đến thời điểm này thì Trương

Vĩnh Ký dùng những lời lẽ sắc bén hơn để động viên lực cộng tác Đó không còn là việc mua vui một vài trống canh nữa mà đó còn là trách nhiệm, là bổn phận để giúp cho dân tình biết thêm nhiều đó Đó phải chăng là Trương Vĩnh

Ký đang đề cập đến cái tâm của nhà báo Đồng thời, ông còn đề cập đến việc xác lập công danh của người làm báo Đó là tinh thần cầu tiến của một người sống bằng những con chữ.

Hình 7: Trích lời kêu gọi cộng tác viên của Trương Vĩnh Ký trên số Gia Định báo số 7 ngày

Việc xây dựng đội ngũ phong phú và đa dạng như vậy vì nhiều mục đích khác nhau Trước hết, giúp cho tờ báo có nhiều thông tin đa dạng hơn,tránh bị nghèo nàn và nhàm chán về chủ đề, nội dung phản ánh Thứ hai, giúp cho phạm vi cuộc sống được mở rộng hơn, giúp người đọc báo biết được tin tức đó đây, xa gần để mở mang dân trí Thứ ba, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các nơi, vùng miền trong khắp các tỉnh thành lúc bấy giờ, từ nông thôn đến thành thị, từ Sài Gòn đến miệt thứ, từ những chính sự đến những tiểu sự… tạo sức sống và sức hấp dẫn của tờ báo.

Bảng 10: Thống kê cộng tác viên trong các số Gia Định báo khi Trương

Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài

STT SỐ BÁO CỘNG TÁC VIÊN

1 Số 20 ngày 24/9/1869 Phủ-tân-bình Tôn Thọ Tường

2 Số 23 ngày 24/10/1869 Đề lao coi ngục E Campana

3 Số 28 ngày 01/12/1869 Phủ-tân-bình Tôn Thọ Tường,

4 Số 4 ngày 01/02/1870 Phủ-tân-bình Tôn Thọ Tường

5 Số 5 ngày 16/02/1870 Nhứt hạng giáo tập Vỏ-văn-Huình

6 Số 6 ngày 24/02/1870 Phủ-tân-bình Tôn Thọ Tường

Thầy giáo tập Chợ lớn – Đỗ Hữu Thân, Thông ngôn tại Trảng bang – J B Tràng, Giáo tập Kim, Minh Michel, Thông ngôn Thủ dầu một – P Viên, Thaddeus Mười, Giáo tập

Giáo tạp Trần Nhựt Cường, Nhì hạng giáo tập – Nguyễn Văn Ninh, Thủ Đức giáo tập - Nguyễn Vạn Ninh, Giáp tập Dương Văn Lẩm (Hốc Môn), Thông ngôn tại tỉnh – Bình, Giáo tập hạng nhì – Thiện

Giáo tập Chợ lớn – Đỗ Hữu Thân, Giáo tập tại Trảng Bàng – Nguyễn văn Đê, Giáo tập Trần Văn Kim, Andreas Minh, Đổ Đăng Vị, Thông ngôn Bình, Nhì hạng giáo tập Nguyễn văn Giả, Giáp tập Nguyễn Văn Vận, Antoine Hạnh

10 Số 10 ngày 01/4/1870 Ký lục Cần Giuộc Đỗ Đăng Vị, Trần Văn

Kim, Trn Như Bá – Joseph,

Những đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

3.2.1 Đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo

Thứ nhất, Trương Vĩnh Ký đã góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu cho Gia Định báo Trong bối cảnh báo chí Nam Kỳ lúc bấy giờ, trong sự nhìn nhận của người dân An Nam, tờ Gia Định báo cũng chỉ là một trong những tờ công báo nhằm phục vụ cho chính quyền cai trị của thực dân và tay sai Tuy nhiên, khi Trương Vĩnh Ký lên làm Cháng tổng tài, với những phát ngôn của mình, ông đã giúp cho quần chúng nhân dân hiểu thêm được về mục đích, tính chất của tờ báo Không những vậy, ông còn đưa hiện thực đời sống tầng lớp nhân dân lao động và trong trang báo từ đó góp phần làm cho tờ báo đến gần và ngày càng trở nên phổ biến hơn trong đời sống nhân dân Nó không chỉ phổ biến ở Sài Gòn mà các tỉnh thành lân cận cũng có thể mua báo về đọc Đồng thới với những phát ngôn về tôn chỉ và mục đích hoạt động, Trương Vĩnh Ký đã phát họa nên được tính chuyên biệt của tờ báo Đó là tờ báo bằng chữ quốc ngữ chứ không phải ngôn ngữ nào khác, đó là tờ báo để quần chúng nhân dân đọc chứ không phải ai khác, và phổ biến trong đời sống nhân dân chứ không phải dành riêng cho một nhóm đối tượng nào khác.

Thứ hai, Trương Vĩnh Ký đã đưa Gia Định báo lên giai đoạn phát triển rực rỡ nhất Với nội dung phản ánh đa dạng, phong phú, phạm vi mở rộng khắp các tỉnh Nam kỳ, tính chất thông tin lôi cuốn, hấp dẫn, chú ý những vấn đề gay cấn và cấp thiết, quan trọng, thu hút đông đảo lực lượng cộng tác viên nhất, dung lượng thông tin phần Tạp vụ được chú trọng với các bài phản ánh về hiện thực đời sống sinh động… đã tạo nên một sắc thái mới hấp dẫn hơn nhiều so với Gia Định báo trước và sau đó, làm cho tính chất tờ báo cũng thay đổi theo, từ công báo tiến gần hơn đến với báo chí công dân.

Thứ ba, Trương Vĩnh Ký đã cho thấy được tầm quan trọng rất lớn của

Gia Định báo đối với đời sống xã hội lúc bấy giờ Ông cho thấy rằng tờ báo là công cụ giao tiếp hữu hiệu giữa chính quyền cai trị và tầng lớp nhân dân thuộc địa Nó sẽ xóa bỏ khoảng cách giữa các tộc người khác nhau, mang lại sự thấu hiểu và hòa đồng với nhau Điều này khó có thể thực hiện được với bất cứ phương tiện hay công cụ nào khác.

Thứ tư, Trương Vĩnh Ký góp phần làm cho hoạt động báo chí của Gia Định báo trở nên chuyên nghiệp hơn Với những phát ngôn hướng dẫn về cách thức quản lý tờ báo, cách biên tập, cách làm báo… Trương Vĩnh Ký đã đề cập đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của những vị trí quan trong trong tổ chức bộ máy cơ quan báo chí Từ đó góp phần định hình và ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cũng như tính chất đặc thù của từng loại hình, vị trí công việc trong tòa soạn.

Thứ năm, Trương Vĩnh Ký đã tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng tờ báo bằng cách xây dựng đội ngũ công tác viên đông đảo và có trình độ chuyên môn tương đối Để tránh sự đơn điệu trong nội dung thông tin, ông đã kêu gọi lực lượng cộng tác viên tham gia viết bài và gửi về tòa soạn Trình độ của những người này thường là các thông ngôn, giáo tập, ký lục.

Thứ sáu, có thể xem Trương Vĩnh Ký là người chủ bút có quyền lực nhất trong lịch sử của Gia Định báo Khi ông làm Chánh Tổng tài, ông có quyền quyết định tất cả và phụ trách thực hiện tất cả các vấn đề của tờ báo.

Có thể nói ở một chừng mực nào đó, ông có toàn quyền điều hành tờ báo (lẽ đương nhiên vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp). Không như các giai đoạn trước và sau ông Trước ông, Chủ tờ báo là E. Potteaux nhưng đây lại là một viên quan người Pháp, không rõ tiếng An Nam nên hầu hết công việc chuyển ngữ và sáng tạo tác phẩm báo chí đều phải qua tay lực lượng cộng tác viên người Việt, trong đó, cây bút công tác đắc lực nhất là Paulus Của (Huỳnh Tịnh Của) Điều đó có nghĩa quyền lực của chủ bút đã san sẻ một phần với lực lượng cộng tác viên Giai đoạn sau Trương Vĩnh Ký, các chủ bút cũng như tờ Gia Định báo bị quản chế chặt chẽ hơn và bị định hướng quay về tính chất công báo nhiều hơn, nên quyền lực của chủ bút cũng không được đề cao như giai đoạn của Trương Vĩnh Ký

Thứ bảy, ở khía cạnh nào đó, Trương Vĩnh Ký ý thức được chức năng định hướng dư luận xã hội của báo chí Khi thấy có những dư luận không hay hoặc chưa rõ ràng, ông dùng báo chí để giải thích ngọn nguồn, cặn kẽ Đồng thời, ông cũng tuyên bố mục đích của tờ báo nhằm giúp người dân biết chữ và nâng cao tri thức, biết đó biết đây Đó cũng được xem là một biểu hiện của chức năng định hướng mục đích tiếp cận tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh

Ký Bên cạnh đó, Trương Vĩnh Ký còn chú ý đề cập đến vấn đề đạo đức nhà báo Nhà báo phải cung cấp thông tin chính xác, trung thực, khách quan, có ích cho người dân, dễ đọc dễ hiểu và chịu trách nhiệm với tác phẩm báo chí của mình.

Như vậy, với những đóng góp như trên, Trương Vĩnh Ký đã làm cho tờ

Gia Định báo khởi sắc và rực rỡ nhất trong suốt 44 năm tồn tại của nó mà trước và sau giai đoạn của Trương Vĩnh Ký chưa có được Đồng thời, đó cũng là những quan niệm và cách thức làm báo căn cơ, cốt lõi nhất mà các tờ báo sau này khi ra đời đã tiếp thu và sáng tạo, thậm chí, nó vẫn còn đúng cho đến ngày nay.

3.2.2 Đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với nền báo chí quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Thứ nhất, Trương Vĩnh Ký đã góp phần xây dựng nền báo chí tân tiến theo xu hướng hiện đại và thế giới Báo chí là loại hình truyền thông hoàn toàn xa lạ với Việt Nam lúc bấy giờ, đặc biệt là ở xứ sở Nam Kỳ Chỉ sau 3 năm thực dân Pháp đặt ách cai trị thì tờ báo quốc ngữ Gia Định báo đã ra đời và nhanh chóng phát triển, thậm chí tồn tại đến 44 năm sau đó Thời điểm đó, Trương Vĩnh Ký đã tỏ ra nhạy bén và thích nghi tốt với loại hình truyền thông mới này Ông ủng hộ và hoạt động sôi nổi ở lĩnh vực báo chí, quản lý tờ công báo, thành lập tờ báo tư nhân, cộng tác báo chí nước ngoài Vốn tinh thông nhiều ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp và tiếng Latinh nên ông có điều kiện tiếp cận với báo chí nước ngoài, hiểu được vai trò và tác dụng của phương tiện truyền thông này nên ông ủng hộ và đề xướng mở đường cho nền báo chí quốc ngữ Với những nguyên tắc và định hướng hoạt động, Trương Vĩnh Ký đã tiếp thu cái mới và biến nó thành những khung lý thuyết nền tảng ban đầu cho nền báo chí quốc ngữ Đồng thời, với những nội dung tác phẩm báo chí đăng tải trong và ngoài nước, Trương Vĩnh Ký đã góp phần nội địa hóa báo chí thế giới và quốc tế hóa báo chí trong nước Tạo nên mối quan hệ giao thoa hai chiều giữa quốc gia và quốc tế.

Thứ hai, Trương Vĩnh Ký đã góp phần định hướng nền báo chí quốc ngữ mang tính dân tộc Mặc dù tiếp thu kiến thức Tây học và hoạt động trong bộ máy chính quyền cai trị của thực dân nhưng Trương Vĩnh Ký luôn hướng về đồng bào, dân tộc và đất nước của mình Hoạt động báo chí của ông đã góp phần rất lớn trong việc định hình và phổ biến, phát triển hoàn thiện chữ quốc ở buổi sơ khai Đó là điều mà không phải nhà trí thức nào cũng làm được khi đứng trước giữa danh vọng và lý tưởng lúc bấy giờ Đồng thời, ông đã đưa chất liệu hiện thực đời sống người dân Nam Kỳ lên trang báo Từ đó làm cho tờ báo thoát li phần nào với âm mưu đồng hóa về mặt văn hóa của thực dân Pháp lúc bấy giờ mà ngược lại, nó còn làm cho đời sống người dân thêm tân tiến, hiện đại và sôi nổi hơn.

Thứ ba, Trương Vĩnh Ký đã góp phần định hướng nền báo chí quốc ngữ theo hướng gần với bản chất và chức năng của loại hình báo chí hiện đại. Đó là các chức năng thông tin, chức năng phản ánh, chức năng giáo dục…với các bản chất như tính thời sự, trung thực, khách quan, chân thật… Đây là những điều mà lý luận báo chí hiện đại đã và đang thực hiện Qua đó cho thấy, dù đi trước hàng thế kỷ nhưng Trương Vĩnh Ký đã có tầm hiểu biết rất sâu sắc và đúng đắn Đó là những viên gạch đầu tiên góp phần định hình và xây dựng nền báo chí quốc ngữ về sau và báo chí cách mạng cũng không nằm ngoài dòng chảy này.

Bài học kinh nghiệm từ hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký

Bằng tài năng thiên bẫm cùng sự nỗ lực vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, Trương Vĩnh Ký đã xây dựng được một sự nghiệp báo chí đa dạng và đạt nhiều thành tựu như trên Ông xứng đáng được xem là nhà báo “tiên phong” giúp khai phá và xây dựng nền báo chí quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX Hoạt động báo chí của ông đã để lại nhiều bài học cho các thế hệ hậu bối.

Thứ nhất, đó là tinh thần kiên định, vượt khó, luôn vững vàng tiến lên phía trước cho dù có những khó khăn, thử thách hiểm ngại và ngặt nghèo. Trương Vĩnh Ký đã vượt qua được những khó khăn từ cuộc sống đời tư, chuyện đau buồn, tang thương của gia đình, sự rối ren của một giai đoạn lịch sử xã hội, sự cám dỗ của uy quyền và đồng tiền, những búa rìu dư luận Ông đã không ngừng nỗ lực, âm thầm vượt qua để từng bước khẳng định mình ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau Trong suốt hành trình đó, dù có lúc bị ghìm kẹp giữa các thế lực chính trị, thậm chí bị chính dân tộc mình khinh khi, miệt thị thì Trương Vĩnh Ký vẫn miệt mài sáng tác, viết lách để cống hiến vì sự nghiệp phát triển của dân tộc, của quê hương đất nước mình Đối với những người làm nghề báo, bài học này sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn, những cám dỗ của nghề trong cuộc sống để kiên định với con đường mình đã chọn cũng như không bị tha hóa trước sự cám dỗ của vật chất.

Thứ hai, học vấn là con đường dấn thân và sự hiểu biết là chìa khóa thành công của kẻ sĩ Sở dĩ Trương Vĩnh Ký viết được nhiều tác phẩm báo chí cũng như nhiều tác phẩm ngoài báo chí (ngôn ngữ, lịch sử, văn học, văn hóa…) vì ông có vốn kiến thức vô cùng uyên bác và đa dạng lĩnh vực Ông biết nhiều loại ngôn ngữ không chỉ ở mức biết mặt chữ mà ông còn sử dụng (nói, viết thuần thục: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Latinh, tiếng Campuchia, tiếng Malaysia, tiếng Indonesia…) Vì vậy, ông đã có hàng chục quyển sách phiên âm các ngôn ngữ khác sang tiếng Pháp và tiếng Việt Ông cũng thành công khi có những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp đăng trên các tạp chí của Pháp Cùng thời với Trương Vĩnh Ký cũng có nhiều trí thức người Việt nhưng đạt mức độ sâu rộng như ông thì có thể nói là hiếm hoi Đặc biệt, tinh thần tự học của Trương Vĩnh Ký là một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ nhà báo dù ở thời kỳ nào Trương Vĩnh Ký chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp báo chí nào Ông chỉ dày công đọc, nghiên cứu và học hỏi để viết báo Cách đọc báo của ông cũng thể hiện được năng lực tự chủ và tinh thần sáng tạo của ông Ông tiếp thu từ cái căn cơ, ngọn nguồn, những nguyên tắc cơ bản, kết hợp với tình hình, nhu cầu thực tế của đời sống xã hội để cho ra đời những sản phẩm báo chí vừa có tính chuyên nghiệp vừa mang tính thực tiễn Vì vậy, ông đã rút ra được những nguyên tắc, hướng dẫn viết báo, lựa chọn đề tài, nội dung phù hợp với mức độ tiếp nhận của công chúng.Trong bối cảnh hiện nay, báo chí luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình truyền thông khác, đặc biệt là truyền thông mạng xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa thông tin Điều đó càng đòi hỏi các nhà báo hiện đại cần phải nâng cao khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc những tinh túy của nghề để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.

Thứ ba, sự cần mẫn, chăm chỉ và tâm huyết với nghề sẽ giúp người làm báo xây dựng và khẳng định uy tín, thành tựu cho mình Trương Vĩnh Ký là một người có khả năng làm việc không biết mệt mỏi Ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng ở lĩnh vực nào ông cũng để lại những thành tựu quan trọng Ở lĩnh vực báo chí, ông không chỉ chủ bút của một tờ báo mà còn cộng tác với một số tờ báo khác Khi không làm cho tờ báo công thì ông lại tìm đường tự mở tờ báo riêng để tiếp tục sự nghiệp chấn hưng văn hóa và giáo dục của mình Nhờ đó, ông đã tạo nên những dấu ấn mở đường đầu tiên cho báo chí quốc ngữ.

Thứ tư, hãy là một nhà báo có tâm và có tầm Vai trò của nhà báo đối với đời sống xã hội rất quan trọng Ngòi bút của nhà báo là vũ khí vô hình có thể tác động rất lớn đến đời sống xã hội Nếu người cầm bút không đủ tâm và đủ tầm thì sẽ tạo nên những sản phẩm chất lượng kém, hoặc tầm thường, nhạt nhòa, không để lại những thành tựu nổi bật, hoặc thậm chí đầu độc đối với nhân dân, ảnh hưởng đến an nguy quốc gia, dân tộc Trong bối cảnh bấy giờ, Trương Vĩnh Ký đã dùng cái tâm và cái tầm của mình để điều hướng Gia Định báo thành một công cụ truyền đạt, giáo dục những điều mới lạ, điều hay lẽ phải đến quần chúng nhân dân còn đang lạc hậu, cô lập với thế giới bên ngoài Nhờ vậy, Gia Định báo không còn hoàn toàn là vũ khí nguy hại đối với người Việt Nam bấy giờ, thậm chí trở thành tờ báo điển hình, kiểu mẫu cho các tờ báo ra đời sau đó.

Cuối cùng, hãy là nhà báo năng động và sáng tạo Trương Vĩnh Ký không dễ dàng chấp nhận những tin tức chưa tốt hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của tòa soạn Đó là lí do ông có những tuyên ngôn về việc kêu gọi lực lượng cộng tác viên cũng như có những giải thích về công tác biên tập tin tức, bài báo của tòa soạn Hay đối với những tin tức quá dài, khó đọc, khó nhơ và nắm bắt thông tin, ông lại chủ động tách biệt thành những tin tức tổng hợp hoặc đăng ở các số báo khác nhau để công chúng theo dõi và tiếp thu tốt hơn. Hoặc khi lực lượng cộng tác viên ngày càng ít dẫn thì ông vẫn kiên trì kêu gọi và bổ sung thêm những lợi ích từ việc cộng tác viết báo Bản thân ông cũng không chịu giậm chân tại chỗ tại một tòa soạn, một công việc mà ông cộng tác nhiều tời báo, làm nhiều việc cùng một lúc Đó là phẩm chất của những người đam mê với công việc viết lách, sáng tác và có trách nhiệm với ngòi bút của mình Báo chí không chấp nhận những điều lỗi thời, lạc hậu Nó luôn vận động và thay đổi với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật công nghệ tân tiến như hiện nay Nhà báo cần tạo nên những điều mới mẻ, mang lại những màu sắc mới cho tờ báo, thông tin mới có ích cho công chúng. Để làm được điều đó thì không ngừng học hỏi từ những cái tiến bộ hơn là điều cần thiết Đồng thời, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, bứt phá cũng là một yêu cầu cần thiết đối với nhà báo trong kỷ nguyên số hiện nay.

Qua phần nghiên cứu về chân dung phong cách nhà quản lý báo chí Trương Vĩnh Ký cũng như những đóng góp của ông đối với Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ cuối thế kỷ XIX nói chung, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Trương Vĩnh Ký đã thực hiện rất tốt vai trò nhà quản lý báo. Ông đã giúp cho tờ báo có sự khởi sắc và đạt được những thành tựu rực rỡ, để lại dấu son trong buổi đầu báo chí quốc ngữ lúc bấy giờ Ông xứng đáng mệnh danh là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền báo chí quốc ngữ thông qua những đóng góp đối với Gia Định báo cũng như hoạt động báo chí ngoài Gia Định báo của ông.

Thứ hai, Trương Vĩnh Ký đã cho thấy được tài năng và bản lĩnh của một nhà quản lý báo chí Đó là con người cần có tâm, tầm và trí Sự kết hợp của ba yếu tố này giúp Trương Vĩnh Ký không chỉ là một nhà báo vùng miền mà còn vang danh trên trường quốc tế, không chỉ làm báo theo sự quản lý hay chế tài của cấp trên mà còn có sự sáng tạo và đi trước thời đại, không chỉ phụng sự nhiệm vụ chính trị mà còn là thực hiện lý tưởng Từ đó tạo nên phong cách đặc trưng mang tính giao thoa cái cũ và cái mới.

Thứ ba, những quan niệm và cách thức quản lý báo chí của Trương

Vĩnh Ký đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu đáng để kế thừa và học hỏi Đó là sự linh hoạt và thích nghi nhạy bén với những tiến bộ của xã hội, đó là tinh thần, thái độ làm việc cần mẫn, nghiêm túc và cống hiến hết mình, đó là tư duy sáng tạo, độc lập và khiêm nhường, đó là một con người bản lĩnh và có chính kiến riêng của mình Tất cả tạo nên một phong cách nhà quản lý cương nghị nhưng không kém phần linh hoạt và mềm dẻo.

Thứ tư, hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký đáng được xem là công lao, đóng góp to lớn của ông đối với nền báo chí quốc ngữ Việt Nam buổi đầu.

Dù hoạt động trên danh nghĩa đại diện của chính quyền cai trị, nhưng Trương Vĩnh Ký đã luôn thể hiện sự dung hòa theo hướng có lợi cho dân tộc Việt Nam Nếu không có ông, con đường ấy cũng sẽ có người khác đi thay, nhưng liệu có đạt được những thành tựu như ông Nhưng những gì ông đã làm được cho nền báo chí là những điều không thể chối cãi và nó xứng đáng được ghi nhận và tuyên dương.

Thứ năm, dù hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký cách hiện tại đã khá xa nhưng nó vẫn để lại nhiều bài học quý giá cho những người làm báo hiện nay Đó là những phẩm chất và năng lực cần có của một nhà báo dù ở bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào.

Ngày đăng: 16/06/2023, 17:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
2. Nguyễn Thế Anh (1986), Kinh tế xã hội Việt Nam dưới thời các vua triều Nguyễn, Nxb Trình bày, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế xã hội Việt Nam dưới thời các vua triều Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Trình bày
Năm: 1986
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia HN, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia HN
Năm: 1999
4. Besson, J. G. (2015), Ký họa Đông Dương Nam Kỳ (The monograph of fine drawings of Indochina Cochinchina), Nxb Văn hóa Văn nghệ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký họa Đông Dương Nam Kỳ (The monograph of finedrawings of Indochina Cochinchina)
Tác giả: Besson, J. G
Nhà XB: Nxb Văn hóa Văn nghệ
Năm: 2015
5. Jean Bouchot (1927), Pétrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký: 1837 - 1898: un savant et un patriote Cochinchinois, Nguyen Van Cua, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pétrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký: 1837 - 1898: un savant et un patriote Cochinchinois
Tác giả: Jean Bouchot
Năm: 1927
6. Nguyễn Lương Bích (2000), Lược sử Ngoại giao Việt Nam các thời kỳ trước, Nxb Quân đội nhân dân, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Ngoại giao Việt Nam các thời kỳ trước
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
7. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phát triển báo chí xuất bản
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Trương Bá Cần (1988), Nguyễn Trường Tộ - Con người và di cảo, Nxb TPHCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - Con người và di cảo
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: Nxb TPHCM
Năm: 1988
9. Nguyễn Khắc Cần (2000), Việt Nam cuộc chiến 1858 – 1975, Nxb Văn hóa dân tộc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cuộc chiến 1858 – 1975
Tác giả: Nguyễn Khắc Cần
Nhà XB: Nxb Văn hóadân tộc
Năm: 2000
10. Lê Văn Cẩn (1974), Góp ý với ông Phạm Long Điền về Gia Định báo, Bách Khoa số 416, tr.73-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Cẩn (1974), "Góp ý với ông Phạm Long Điền về Gia Định báo
Tác giả: Lê Văn Cẩn
Năm: 1974
11. Chertuchonui, A.A., Đào Tấn Anh, Trần Kiều Văn dịch (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí
Tác giả: Chertuchonui, A.A., Đào Tấn Anh, Trần Kiều Văn dịch
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
12. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ (1620 - 1659), Nxb Ra khơi, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chữ quốc ngữ (1620 - 1659
Tác giả: Đỗ Quang Chính
Nhà XB: Nxb Ra khơi
Năm: 1972
13. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam, NXb Thanh niên, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Năm: 1995
14. Nguyễn Sinh Duy (1974), Thương xác cùng nhà học giả Hồ Hữu Tường về: Hiện tượng Trương Vĩnh Ký, Giai phẩm Bách Khoa, số 416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương xác cùng nhà học giả Hồ Hữu Tường về: Hiện tượng Trương Vĩnh Ký
Tác giả: Nguyễn Sinh Duy
Năm: 1974
15. Nguyễn Sinh Duy (2004), Trương Vĩnh Ký, cuốn sổ bình sanh, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Vĩnh Ký, cuốn sổ bình sanh
Tác giả: Nguyễn Sinh Duy
Năm: 2004
16. Đỗ Quý Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Quý Doãn (2014), "Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quý Doãn
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2014
17. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2013
18. Lê Phước Đại (2011), Những xu hướng đánh giá về Trương Vĩnh Ký, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Phước Đại (2011), "Những xu hướng đánh giá về Trương Vĩnh Ký
Tác giả: Lê Phước Đại
Năm: 2011
19. Nguyễn Sĩ Đạo (1941), Đại Việt văn học sử, Nxb Tân Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt văn học sử
Tác giả: Nguyễn Sĩ Đạo
Nhà XB: Nxb Tân Hóa
Năm: 1941
20. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh, Nxb TP. HCM, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nhà XB: Nxb TP. HCM
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w