1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề cương chi tiết môn công tác xã hội nhóm

82 4,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 447,08 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾTMÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHÓM Số tín chỉ : 3 [2 – 1] Môn học tiên quyết : Nhập môn khoa học giao tiếp Hành vi con người và Môi trường xã hội xã hội NVXH dự kiến trong m

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

NHÓM

Số tín chỉ : 3 [2 – 1]

Môn học tiên quyết :

Nhập môn khoa học giao tiếp

Hành vi con người và Môi trường xã hội

xã hội ( NVXH) dự kiến trong một kế hoạch hành động.Vai trò của NVXH là xâydựng nhóm, giúp điều hòa các vai trò, sự tham gia tích cực của các nhóm viên trongcác hoạt động của nhóm, đánh giá sự biến chuyển hành vi của từng cá nhân trongnhóm cũng như quá trình phát triển của nhóm Mục tiêu của thực hành công tác xã hộivới nhóm đạt được hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế,

am hiểu năng động nhóm, có kỹ năng điều hòa sự tham gia của các nhóm viên, biết lúcnào là can thiệp đúng lúc để giải quyết vấn đề và thực hiện đúng vai trò của mình

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

NĂM 2005

Trang 2

I Mục tiêu của môn học :

- Giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh hoạtnhóm

- Giúp sinh viên nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thựchành chuyên môn

- Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trìnhCTXH nhóm và các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinhhoạt nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế hoạch đã dự định

- Giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp CTXH nhóm với cácthân chủ có cùng vấn đề giống nhau

II Nội dung giảng dạy :

Trang 3

· Giáo dục, cung cấp thông tin ( nhóm giáo dục sức khoẻ)

· Bù trừ/ giải trí

· Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnhnhân và bệnh viện

· Thay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ :nhóm gia đình, nhóm trẻ phạm pháp,

· Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trườngmẫu giáo…

· Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức xã hội (nhận thức về người khuyết tật,chia sẻ quyền lực…)

3 Các đặc điểm của CTXH nhóm :

- Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân

- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm

- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề

- Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân

- Nhóm là một môi trường bộc lộ

- Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố :

· Đối tượng là ai

· Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt

· Nhu cầu gì cần được đáp ứng

· Mục tiêu cần đạt được

· Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì

· Lý thuyết : sử dụng viển cảnh lý thuyết nào

· Phương cách thực hành : cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bêntrong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổchức…

4 Các loại hình nhóm:

· Nhóm giải trí : Rèn luyện và phát triển nhân cách

· Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chănnuôi )

· Nhóm tự giúp : Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm cácphụ huynh trẻ khuyết tật)

· Nhóm với mục đích xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội

· Nhóm trị liệu : Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải

· Nhóm trợ giúp : Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác

5 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

5.1 Những thuận lợi :

· Giúp những kinh nghiệm xã hội

Trang 4

· Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyếtvấn đề

· Thái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tươngtác xã hội, đảm nhận vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)

· Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng

· Một nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấpquyền lực hơn cho thân chủ

· Môi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụ

· CTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của NVXH

5.2 Những bất lợi :

· Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhóm

· Nhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạt

· Nhóm cần nhiều tài nguyên : quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển, thươnglượng

· Cá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhóm

· Cá nhân trong dễ bị “dán nhãn”hơn

· Nhóm có thể làm hỏng thiểu số

6 Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm

dù cùng dựa trên cùng một số nguyên tắc hành động, CTXH cá nhân khác vớiCTXH nhóm ở một số điểm liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thânchủ, công cụ thực hành, môi trường làm việc, tính chất của thân chủ và bầu khí sinhhoạt

7 Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm :

Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghềnghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đạicương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hộinhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻnày đã đưa ra một số giá trị cơ bản của CTXH với nhóm

8 Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm

· Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêngcủa các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cánhân

· Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng vớinhững nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý) Từ ảnh hưởng của

Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970

để cải tiến các phương pháp can thiệp

Trang 5

· Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanhthiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tùtrở về cộng đồng…

· Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêngcủa các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cánhân

· Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng vớinhững nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý) Từ ảnh hưởng của

Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970

để cải tiến các phương pháp can thiệp

· Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanhthiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tùtrở về cộng đồng…

9 Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm :

· Thuyết Hệ thống :Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau.

Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùythuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất,huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay đổi đểđược tồn tại

· Thuyết Tâm lý năng động : Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người :

Freud (1922)và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch) Qua nhóm,

cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâuthuẩn chưa được giải quyết

· Thuyết học hỏi (Bandura, 1977) : Hành vi của thành viên nhóm đóng

vai trò tác động, kích thích thành viên khác Nếu A ứng xử như thế nào

đó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽkhông ứng xứ như thế trong tương lai

· Thuyết hiện trường (field) : Kurt Lewin ( 1947) : Nhóm có khoảng

không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó dichuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại Có 6 kháiniệm để hiểu nguồn lực trong nhóm : Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắnkết, sự đồng thuận và sự phối hợp

· Thuyết trao đổi xã hội : Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên

nhóm Đối với cá nhân,quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánhgiữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi

Phần 2 : Năng động nhóm.

Mục tiêu : Giúp sinh viên hiểu thế nào là :

· Tâm lý nhóm : Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giaiđoạn phát triển của nhóm

Trang 6

· Năng động nhóm : Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vi trícủa các nhóm viên lúc tham gia sinh hoạt nhóm.

· Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống

1 Nhóm nhỏ trong cuộc sống :

· Khái niệm nhóm nhỏ : Tập hợp những con người có hành vi tương tácnhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thựchiện các mục tiêu chung

· Nhóm tự nhiên, nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của conngười trong cuộc sống

· Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người (liên hệ các nhu

cầu cơ bản của Abraham Maslow : Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu được antoàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện)

· Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn

2 Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực và tiêu cực :

· Thực nghiệm tâm lý về việc sử dụng thực phẩm (lòng bò) sau Thế chiếnthứ II

· Nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân

· Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ( tích cực hoặc tiêu cực) đểthích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm

· Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm :

· Khám phá những Giá trị mới ( Giá trị của nhóm)

3 Các vai trò được thể hiện trong nhóm :

- Các đặc điểm tâm lý của nhóm :

· Mối quan hệ tương tác

· Chia sẻ mục tiêu chung : mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh

· Hệ thống các quy tắc : sự tuân thủ

· Cơ cấu chính thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – Bài tập trắc lượng

xã hội (sociogram) Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức

· Các vai trò thể hiện trong nhóm : vai trò hướng về công việc, vai tròcủng cố nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cảntrở hay vai trò thúc đẩy) Các vai trò này luôn biển đổi làm cho nhómnăng động, ảnh hưởng lên từng con người trong nhóm

Trang 7

Các đặc trưng của nhóm bao gồm như : tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giaotiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, trắclượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu.

Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm.

Mục tiêu : Qua phần này, sinh viên nắm được các bước cần thực hiện khi thực hànhCTXH nhóm, những vấn đề cần chú trọng trong vai trò của NVXH để đạt được mụctiêu xã hội

1 Khái niệm “ tiến trình CTXH nhóm”

2 Tiến trình bao gồm 4 bước :

2.1 Thành lập nhóm :

· Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thân chủ

· Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ

· Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm

· Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm

· Một số vấn đề khi lập nhóm : tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích

· Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kếhoạch ( chú ý là các hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phải

là mục tiêu)

2.2 Khảo sát nhóm :

· Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân

· Tìm hiểu tiến trình

· Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhóm

· Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm

2 3 Duy trì nhóm :

- Coi trọng cả hai khía cạnh : Công việc và con người

- Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thayđổi hành vi, thái độ và trị liệu

- Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu :

· Phương pháp căn bản

· Phương pháp riêng biệt

- Đánh giá thường xuyên :

· Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm,

· Quá trình phát triển của nhóm

· Mối quan hệ trong nhóm

Trang 8

1 Một số kỹ thuật khảo sát nhóm :

· Trắc lượng xã hội ( Vẽ sơ đồ nhóm)

· Vẽ sơ đồ Sharon

· Mô hình đánh giá : Đối chiếu với kế hoạch trị liệu

2 Kỹ năng viết báo cáo, viết tiến trình nhóm

3 Vai trò của NHân viên xã hội:

· Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơcấu này gần nhau

· Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thànhviên nhón kỹ năng diễn đạt

· Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhóm

· Phát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗtrợ

· Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt độngcủa nhóm

· Xác định rõ vai trò của mình : xúc tác hay lãnh đạo ( tùy thuộc vào đặcđiểm của từng nhóm)

4 Các kỹ năng trong CTXH nhóm

· Kỹ năng điều hành nhóm

· Kỹ năng truyền thông

· Kỹ năng quan sát

· Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

· Kỹ năng viết báo cáo

· Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề

5 Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm.

Trang 9

5 1 Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả :

· Khi có vướng mắc trong truyền thông

· Khi có mâu thuẫn trong nhóm

· Khi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm

· Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm

· Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm

· Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức

5 2 Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội:

· Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng

· Lấy quyết định một cách dân chủ

· Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình

· Xây dựng thói quen hợp tác

· NVXH trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khảnăng với sự hỗ trợ của NVXH

5 3 Vai trò của trưởng nhóm :

· Làm rõ các đề nghị

· Duy trì thảo luận vào trọng tâm

· Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa

· Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau

· Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩn

· Giúp nhóm lấy quyết định

· Giúp nhóm dấn thân vào hành động

5.4 Một số điều không nên làm

Phần 5 : Kết luận.

· Trong CTXH, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi NVXH để phục vụcho các nhu cầu của các thành viên nhóm Các thành viên thân chủ này chỉtham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm

· Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương

· Điều mà NVXH cần tránh là làm nhân vật trung tâm

III Thực hành tại lớp :

Các sinh viên sẽ thực hành trên phân tích nhóm học tập của sinh viên để hiểu

về mối quan hệ, vai trò của các thành viên nhóm, vai trò lãnh đạo trong nhóm Sau đó,sinh viên sẽ phân tích các trường hợp CTXH nhóm đã có để nhận thức về tiến trìnhcan thiệp của NVXH trong phương pháp này

VI ĐÁNH GIÁ

Trang 10

Thi cuối kỳ 70%, tham gia tại lớp 30%

VII SÁCH GIÁO KHOA

[1] Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta

VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành CTXH, tập 1-2, tài liệu tập huấn,

5 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

6 Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm

7 Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm

8 Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm

Trang 11

9 Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm

Trang 12

CTXH nhóm là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng

xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đềcủa cá nhân , có nghĩa là :

· Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặcnăng động nhóm)

· Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đếnvấn đề

· Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợthân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tinnhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hộithông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyếtvấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu

Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp củangành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thôngqua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn

đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đócác cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làmthay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng Nó mangtính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn vớinhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiếntrình tâm lý

Mục đích của CTXH là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm haycộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vaitrò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tácđộng khác nhau

Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân ngườiđược giúp đỡ Công cụ là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ

Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữacác nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm CTXH nhóm là sử dụng

cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhậnthức, niềm tin và hành vi Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồnlực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ

Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mốitương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng làlàm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng

2 Các mục tiêu của công tác xã hội nhóm :

Trang 13

CTXH nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau :

- Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân :

Thông qua các sinh hoạt nhóm, NVXH (tác viên nhóm), các nhóm viên có thể pháthiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc lộ và tựđánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ emđường phố) Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứngnhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề

- Duy trì và hỗ trợ cá nhân :

Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầuvới những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynhkhuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùnghoàn cảnh để chăm sóc cho nhau)

- Thay đổi cá nhân :

Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cáchthông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạmtrong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội đểtái hòa nhập cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); Giátrị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độcủa họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảmxúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực)

Bà D tới gặp NVXH và than rằng chồng bà từ ngày thất nghiệp thay đổi tánh tình hayuống rượu, ít quan tâm đến gia đình Tới lượt ông chồng thì cho rằng từ ngày ông mấtviệc, bà hay nói xiên nói xéo rằng cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải làm việc gấpđôi, ngụ ý là ông không làm tròn bổn phận nên ông buồn chán, mặc cảm Từ đó cuộcsống trong gia đình căng thẳng Đứa con trai vị thành niên bỏ nhà ra đi v.v ở đây nếulàm việc với cả hai vợ chòng, hay với cả gia đình thì sẽ kết quả hơn vì NVXH có thểtạo điều kiện cho đôi bên đối thoại trong một bầu không khí thuận lợi

Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau như một nhóm phụ nữ mới sinhcon lần đầu biết thêm về cách nuôi dạy con, một nhóm bệnh nhân tâm thần trong giaiđoạn phục hồi, một nhóm trẻ em bỏ học ở đây tính chất đồng cảnh đồng thuyền làmcho đối tượng cảm thấy mình không phải lẻ loi, gặp người cùng cảnh ngộ họ cảm thấyvơi đi phần nào trước khó khăn

Khi trao đổi với nhau vấn đề người này làm cho người kia sáng ra về chính mình Hơnhết, sự khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau của chính thân chủ là một nguồn động viên lớn

Có người nhờ đóng vai trò giúp đỡ người khác mà thoát ra khỏi khó khăn của chínhmình Từ nhóm sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề ở đây tác động của nhóm

Trang 14

sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa tác viên và thânchủ Có khi người ta ngại cuộc trao đổi mặt đói mặt trong bầu không khí nghiêm trang.Bầu không khí nhóm sẽ ít có vẻ long trọng và họ sẽ thoải mái hơn Nhóm trở thànhmột nguồn lực giải quyết vấn đề quý giá Dĩ nhiên nhờ sự tác động của tác viên vàodiễn tiến của nhóm thì nhóm mới sinh hoạt thuận lợi Một lý do cuối cùng để người ta

sử dụng nhóm là sự tiện lợi, đỡ mất thời giờ Ví dụ như phổ biến một số thông tin chocác bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình khi họ chờ để khám thai Nếu có nhiều câu hỏi,trao đổi giữa các bà mẹ thì lượng thông tin sẽ có tác dụng hơn Tuy nhiên cũng khôngnên quên rằng có những trường hợp không phù hợp với phương pháp nhóm

- Cung cấp thông tin, giáo dục :

Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên

- Giải trí :

Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống Nếu một người cô đơn hay suy nghĩtiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạngchán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xungquanh Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con ngườicảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ

Tạo điều kiện cho cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệ thống xã hội : Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn,

nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề

Nhóm PN nghèo quỹ vay vốn

Trang 15

- Thay đổi và/ hoặc hỗ trợ :

Ở đây thường là các nhóm mà NVXH thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫnnhau như:

· Nhóm gia đình (nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, tay nghề giỏi mớilàm được, khả năng thành công không cao như ở các nhóm khác), NVXHgiúp cải thiện những trục trặc trong truyền thông và mối quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình

· Nhóm trẻ phạm pháp : NVXH định hướng chuyển đổi các hành vi tiêucực của trẻ bằng những hoạt động tích cực tại địa bàn dân cư

- Thay đổi môi trường :

Nhóm trong dự án phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộcsống, nhóm phụ huynh của một trường học mẫu giáo

Thu nhập thấp Thu nhập khá hơn

Mất vệ sinh Vệ sinh hơn

MT nghèo khó MT thoải mái hơn

Bạo lực Bạo lực giảm

VD: Tại Trường mẫu giáo, khi họp phụ huynh, người ta thường đánh giá về cô giáo,cách dạy, vấn đề ăn uống, cách đối xử của cô giáo đối với học sinh -> nhằm thay đổimôi trường

- Thay đổi nhận thức xã hội :

Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụnhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạođiều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hon là coi họ như người cần phải cưu mang,

bố thí Càng xem họ như vậy thì họ càng tuổi thân, tự ti và cảm thấy là gánh nặng cho

xã hội

Mục tiêu xã hội được lập bởi NVXH nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi,thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó vớinhững khó khăn trong cuộc sống

Trang 16

Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này làcông cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với CTXH cá nhân là mốiquan hệ tương tác giữa thân chủ và NVXH.

3 Các đặc điểm của công tác xã hội nhóm :

· Hoạt động nhóm là nơi giúp thoả mãn nhu cầu của cá nhân.Thông qua môitrường sinh hoạt nhóm, cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp Mối quan

hệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và từ đónhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi choviệc phát huy năng lực

· Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm Chính mối quan

hệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt các mục tiêu

· Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân

· Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt : cá tính, suy nghĩ, tâm sự…

· Chương trình hoạt động là một công cụ của công tác xã hội nhóm :

Trị liệu thông qua nhóm nhằm giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt đượccảm nghĩ, tâm tư của mình cho nên nói, đối thoại là hoạt động chủ yếu Diễn kịch, vẽhay một vài hình thức nghệ thuật khác được sử dụng nhưng mục đích không phảinhắm vào khía cạnh kỹ thuật diễn hay vẽ mà chỉ tạo điều kiện cho sự bộc lộ

Trong CTXH nhóm ngoài những hình thức trên, chương trình là công cụ chủ yếu, nhất

là khi CTXH nhằm vào mục đích xã hội hóa Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao,học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên Chương trình có mục tiêu sẽ là

Trang 17

động lực liên kết để vươn tới Ví dụ sinh hoạt văn nghệ với mục đích luyện tập chomột buổi biểu diễn thời trang nội bộ, tập kịch để trình diễn vào cuối năm, sưu tầm cácvăn bản, hiện vật tiến tới một cuộc triển lãm về truyền thống v.v Nếu có nhiều nhómkhác nhau cùng nhằm tới một mục đích, sẽ có sự tranh đua lành mạnh giữa các nhóm.

Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết chocuộc sống Chương trình đối với một nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh,giải quyết một vấn đề khu phố

Chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút caođối với đối tượng NVXH trong CTXH nhóm không nhất thiết là người giỏi về kỹnăng sinh hoạt vì họ có thể mời sự hợp tác của các chuyên viên, và huy động tiềmnăng của chính nhóm viên Tuy nhiên, nếu là một NVXH thường xuyên phụ trách sinhhoạt trẻ thì kỹ năng sinh hoạt hay thủ công rất cần thiết Hoạt động cụ thể (lao động)rất tốt về mặt ổn định tâm lý và tạo cơ hội tương tác thật

Có điều cần nhắc lại là chương trình là công cụ, không phải cứu cánh Mục đích cuốicùng của CTXH nhóm không phải là một vở diễn xuất sắc, một cuộc triển lãm hay mà

là sự phục hồi hay tăng trưởng của nhóm viên, khả năng hợp tác, liên kết, kỹ nănggiao tiếp v.v Khác với một lớp dạy nghề chẳng hạn mà mục đích cuối cùng là sựchuyên môn hóa học viên

Chương trình và tiến trình tâm lý xã hội phải được quyện vào nhau Đặt nặng khíacạnh nào tùy mục tiêu của nhóm Nhưng ví dụ đối với một nhóm thiếu nữ nghèo (ítđược chăm sóc) trong một lớp học may thì cả hai mục tiêu: huấn nghệ và giáo dụcphát triển nhân cách đều quan trọng như nhau

Vì khía cạnh tâm lý xã hội khó nắm bắt nên thường các CLB đội nhóm chỉ quan tâmđến khía cạnh kỹ thuật của sinh hoạt

7 yếu tố cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm :

· Mục tiêu cần đạt được là gì ? Mục tiêu là giải quyết vấn đề của nhóm viên,nhóm viên thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi và có khả năng đương đầu

Trang 18

với những khó khăn mới Cần phân biệt giữa mục tiêu của các hoạt động

và mục tiêu xã hội

· Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì ? (Tại sao phải lập nhóm?)Nhóm người cai nghiện tại cộng đồng : Giá trị là tăng sức mạnh trong nỗ lực cainghiện và cương quyết không tái nghiện

Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm : Giá trị là giúp họ có khả năng thoát nghèo và tiếpcận được các tài nguyên xã hội)

· Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào và cơ sở lý luận của nó? Chủ yếu là dựatrên lý thuyết về tâm lý và năng động nhóm

· Phương cách thực hành ; cơ cấu (số lượng, thành phần, tuổi, giới tính,trình độ), vai trò (vai trò do phân công, vai trò thể hiện theo tình huống,cảm xúc, công việc khi sinh hoạt nhóm), trách nhiệm, mối quan hệ bêntrong ( cơ cấu phi chính thức và chính thức) và bên ngoài nhóm (quan hệvới tài nguyên bên ngoài), các loại hoạt động nào được sử dụng, cách thức

tổ chức

4 Các loai hình công tác xã hội nhóm:

· Nhóm giải trí : rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách Mỗi hình thức

và nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mụcđích xã hội (Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyệncho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệtcái tốt/cái xấu cần tránh

· Nhóm giáo dục : Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ

phòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳngHIV/AIDS…

· Nhóm tự giúp : Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật,

nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện…) Thường nhóm được NVXH giúptrong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động,khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp

· Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa : Nhóm giúp tăng

cường khả năng xã hội Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi(nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố…) Mục đích ởđây là phát triển nhân cách, giáo dục con người Đi từ thấp đến cao cónhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo,đọi nhóm CLB Nhưng ở đây khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiềuchứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng Đối với trẻ em và thanh thiếuniên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình và trường họchết sức quan trọng Trước tiên những nhu cầu cơ bản kể ở phần trên được

Trang 19

đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn Kế đó sẽ cónhững con người tháo cát, biết hợp tác, cống hiến cho xã hội Đó là nói đếncác đối tượng bình thường CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến nhữngthanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, pháquậy Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt động giải trí, thểdục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hộibằng những hành vi tích cực Đó là mục đích tái xã hội hóa Công việc nàytất nhiên rất khó khăn Thường thì các tác viên xã hội phải “thâm nhập” cácbăng nhóm sẵn có để tìm hiểu và từ từ giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũngnhư hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội Cũng có khó cácnhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng.

· Nhóm trị liệu : Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những

kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm gia đình…).Nhóm gặp nhau định kỳ, trao đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bạitrong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơn

và có hướng giải quyết vấn đề) Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lý

mà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ cóđiều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái độ, hành vi

(nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn) Khi vấn đề nằm ởmối quan hẹ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhân

có vấn đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ

· Nhóm trợ giúp : Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người

khác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hội

để xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử )

· Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội)

Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết nhữngvấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v hay các quyền lợi khác.Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những ngườitrước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH Đó là những cựu bịnh nhâncác loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã và đangvươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa.Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồng

họ đi lên

Các tác giã phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lạivào ba hạng mục tổng hợp trên Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnhnhư trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ.Nhóm người cựu nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hànhđộng để giúp đỡ những người đồng cảnh Một nhóm hướng đạo khi trưởng thành tiếptục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng Đối với các nhóm hành động dùmục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung quanh nhưng để

Trang 20

hành động như một nhóm các thành viên cũng phải có những hiểu biết và kỹ năng tâm

lý xã hội để hoạt động có hiệu quả Từ đó thông qua hành động họ cũng có nhữngthay đổi trong nhân cách, cải thiện mối quan hệ giữa người và người Trong PTCĐ,chính các nhóm hành động nhằm giải quyết các mục tiêu khác nhau là động lực để cảithiện đời sống cộng đồng

· Công tác xã hội nhóm và các ngành khác liên quan đến nhóm

Giữa các khoa như năng động nhóm, CTXH nhóm, trị liệu nhóm có những khác biệtnhư thế nào? Thực chất các lãnh vực này rất gần gũi Sự khác biệt xuất phát từ mụctiêu, và một số khía cạnh về phương pháp

Các khóa học về năng động nhóm (Group Dynamics) thường gọi là T Group (TrainingGroup), Sensitivity Training Group thông qua thảo luận và một số phương pháp khácnhư sắm vai (role playing), trò chơi v.v nhằm mục đích đào tạo Đây là một môn tâm

lý xã hội ứng dụng nhằm giúp học viên trở thành nhạy bén (sensitive) hơn về tâm lýnhóm, về mối tương tác trong nhóm, về chính mình trong nhóm

Mọi thành phần trong xã hội có thể tham dự các khóa học về năng động nhóm để tăng

kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo trong gia đình, giáo dục, nhà quản lý

Nhân viên CTXH phải có kiến thức và kỹ năng cơ bản về năng động (hay tâm lý)nhóm mới có thể thực hiện CTXH nhóm

Trị liệu nhóm (Group therapy) nhằm trị liệu cá nhân các bịnh nhân tâm thần, nhữngngười bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu Mối tương tác giữa bịnh nhân được sử dụng

để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý,tâm lý trị liệu và tâm thần học

Gia đình trị liệu (GĐTL), là một phương pháp sử dụng gia đình như một nhóm Nónhằm giải quyết những vấn đề của cá nhân thông qua sự điều tiết lại các mối quan hệ

vợ chồng con cái Xuất phát ít nhiều từ dịch vụ xã hội nhóm, GĐTL nhắm vào các giađình có vấn đề tâm lý, tâm thần trầm trọng và rạn nứt nặng GĐTL đã trở thành mộtngành riêng kết hợp kiến thức tâm lý học, tâm thần học và CTXH Một số NVXH đãtrở thành chuyên viên GĐTL nhưng phải thông qua đào tạo thật vững chắc mới hànhnghề này được

CTXH nhóm nhằm vào người bình thường cũng như có vấn đề nhưng ở mức độ vừaphải Khác với nhà tâm lý trị liệu mà mục đích chuyên môn là giúp cho thân chủ sáng

tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết khó khăn, NVXH còn phải giúp người đó vậndụng tài nguyên trong xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật bảo hiểm xãhội, biết cách xin trợ cấp, tìm nơi gởi con tạm v.v Trong CTXH nhóm không chỉ cóthảo luận trao đổi mà còn cần tới nhiều loại hình sinh hoạt như thể dục thể thao, cahát, thủ công, kỹ năng đủ loại từ kỹ thuật đến xã hội Ví dụ đối với trẻ em không thểngồi thảo luận và với các cụ già không thể không có những cuộc du ngoạn, dã ngoại,đan móc v.v

Trang 21

Tuy nhiên nhiều nơi coi các sinh hoạt này là mục tiêu thay vì chỉ là những phươngtiện, công cụ để đạt tới các mục tiêu trị liệu hay xã hội hóa.

5 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

5.1 Những thuận lợi :

· Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội : Trao đổi và bộc lộ cho nhau

· Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề

· Nhóm giúp thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi do mối tương tác xã hội vàphản hồi, cá nhân khám phá về bàn thân và hiểu được người khác (cửa sổJohari)

· Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ Vai trò củaNVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm do có sự chia sẻ lãnh đạogiữa các thành viên trong nhóm và NVXH cũng là một thành viên

· Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho nhómviên

· Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ và tiếp cận các tàinguyên được dễ dàng hơn ( Y tế, giáo dục, vốn,…)

· Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của NVXH

5.2 Những bất lợi :

· Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân

· Sinh hoạt nhóm phức tạp, mất nhiều thời gian và đòi hỏi ở khả năng chuyênmôn của NVXH

· Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện.Công việc chuẩn bị cho loại nhóm nầy là quan trọng, có nhiều khó khăncản trở phải khắc phục ở cấp độ nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan

· Nhóm cần nhiều tài nguyên : NVXH có thể phải thương lượng để có nhữngtiện nghi, quỹ, trang thiết bị, di chuyển

· Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm Một số cá nhân, ít nhất là ởvào giai đoạn phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnhtranh trong bối cảnh nhóm, họ cần một sự quan tâm đặc biệt của một mốiquan hệ cá nhân Trong nhóm họ có thể disruptive, thụ động, tổn thương

Trang 22

hay là vật tế thần Đôi khi một thời gian công tác với cá nhân có thể chuẩn

bị tốt cho sự tham gia nhóm

· Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻtrốn học, nhóm nghiện rượu

· Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ Nhóm và người hướngdẫn nhóm có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân Lãnh đạo nhómnhư thế nào sẽ giảm thiểu được nguy cơ nầy (liên quan đến kỹ năng lãnhđạo nhóm) Hơn nữa nếu trong sinh hoạt dân chủ, việc thiểu số phục tùng

đa số có thể đưa đến sự ức chế ở thiểu số Cơ cấu ngầm có thể xuất hiện và

“chọi” lại cơ cấu chính thức

6 Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm

· CTXH cá nhân : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biếntâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựatrên chương trình hoạt động kích thích nhóm viên hoạt động

· Cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm

· Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém nay mắn, thiếu thốn,kém năng lực (từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXHnhóm bao gồm nhiều loại thành phần hơn (từ nhóm viên, thành viên hơn)

· Quan hệ cá nhân với cá nhân

(NVXH – Thân chủ )

Mối quan hệ là công cụ thực hành

· Quan tâm nhiều đến mặt tâm lý để

giải quyết vấn đề (diễn biến tâm trạng

bên trong

· Thân chủ là người kém may mắn,

bị thiệt thòi

(Đối tượng được gọi là thân chủ)

· Kết quả để báo cáo: vấn đề có được

giải quyết hay không

· Quá trình thay đổi dựa vào nổ lực

cá nhân (hỗ trợ NVXH, tài nguyên)

· Giải quyết vấn đề ở cấp vi mô

· NVXH chủ động nhiều hơn, nhưng

một NVXH giỏi phải biết tận dụng

tài nguyên cộng đồng để hỗ trợ cho TC

· Quan hệ NVXH – Nhóm : Mối quan hệ tương tác trong nhóm là công cụ thực hành

· Quan tâm bầu không khí nhóm

để trị liệu, giải quyết vấn đề

· Đối tượng được gọi là thành viên ( không gọi là TC )

· Kết quả để báo cáo: quan tâmđến tiến trình

· Tiến trình thay đổi dựa vào năng động nhóm để đạt mục tiêu xã hội

· Giải quyết vấn đề ở cấp trung mô

· NVXH ủy thác một số việc làm cho nhóm, NVXH theo dõi chỉ khi nào

có trục trặc mới tham gia giải quyết giúp nhóm

· Sử dụng phương pháp sinh hoạt nhóm, quan sát, năng động nhóm

Trang 23

· CTXH cá nhân dùng phương pháp

vấn đàm, tìm hiểu tiểu sử, nhận diện

vấn đề

· NVXH quan tâm đến mặt yếu của TC

· NVXH có kỹ năng: quan sát, điềuhòa

sinh hoạt, điều hòa sự tham gia, can thiệp, phát hiện xung đột để giải quyết xung đột đó

· Quan tâm nhiều ở mặt mạnh

Điều cần lưu ý là trong lúc thực hành CTXH nhóm, NVXH có thể thực hành CTXH

cá nhân khi một cá nhân trong nhóm có vấn đề riêng biệt cần phải giải quyết riêng lẻ

Do đó NVXH vừa làm CTXH nhóm vừa làm CTXH cá nhân

7 Các qui điều đạo đức trong công tác xã hội nhóm

Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghềnghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đạicương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hộinhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻnày đã đưa ra những kết luận về những giá trị cơ bản của CTXH với nhóm :

· giá trị và nhân phẩm của mọi cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của ngành CTXH

· Phải tạo cơ hội cho cá nhân thể hiện tối đa tiềm năng phát triển của họ trong suốt

cả cuộc đời của họ

· Mỗi con người đều có những nhu cầu cơ bản như nhau, nhưng mỗi người là hoàntoàn duy nhất và khác biệt với mọi người khác

· Ngoài sự phát triển các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, xã hội phải thiếtlập các dịch vụ để làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn

· Sự can thiệp cấp thời không thể thay thế sự phòng ngừa

· Mọi Giá trị của nghề nghiệp phải được ứng dụng một cách chặt chẻ đối với ngườilớn cũng như đối với trẻ em

8 Lịch sử phát triển phương pháp công tác xã hội nhóm

Sử dụng nhóm trong CTXH như một phương pháp giúp đỡ tương đối mới, chỉ mới từthập niên 1930s, công tác nhóm mới được thừa nhận là một phần của nghề CTXH Sửdụng nhóm như một phương tiện trị liệu trong bệnh viện, phòng khám chỉ mới bắtđầu trong thế chiến thứ 2

Tại Anh :

Trang 24

Phương pháp nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến động

và thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng

đã thu hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khucông nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Luân Đôn Việc tậptrung số lượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọngnhư nhà ở, vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giảiquyết những vấn đề này

Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vàogiới chủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộcvào giới chủ để hưởng long Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ khôngbiết dựa vào cái gì để sống Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu giađình Sự nghèo đói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trungvào một nhóm thiểu số

Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, laođộng trẻ em Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân

và gia đình khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo

Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộctầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những người có trách nhiệmlàm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềmtin rằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ

Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm.Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trungtâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần Các tổ chức khác như hướngđạo, cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động

Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo làSamuel Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tạiAnh với các hoạt động : triền lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt chongười nghèo

Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dụcngười nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện

để cứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt

Tại Mỹ :

Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội Kỹ nghệ pháttriển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điềukiên khó khăn và không an toàn Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có taynghề 10 xu/giờ Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục , vui chơi giải trí

Trang 25

Nhiều tổ chức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lạitại Mỹ và Canada.

Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, ngườithì coi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ Các tổ chứctrung tâm cộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ Đại học

Toronto thì định nghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dụccủa cộng đồng, dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn chongười lớn, câu lạc bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đilàm

Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách vànâng cao sự phát triển của trẻ em Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm cótrách nhiệm, quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và Giá trị của xã hội rộnglớn hơn

Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạtđộng để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta cóthể ứng phó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiệntrong đời sống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan

9 Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm :

để duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên củanhóm

Theo Robert Bales, Thì nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đềliên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm

Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sựcăng thẳng và xung đột Nhóm có khuynh hướng vacillate giữa sự thích nghi với môitrường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong Bales gọi đây là sự quân bìnhnăng động Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đềliên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin, yêu cầu các đềnghị hoặc đưa ra cá d62 nghị Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ

sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự

Trang 26

đoàn kết hay xung đột Qua mối tương tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đềtrao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập.

Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khái niệm đángquan tâm đối với tác viên nhóm như sau :

- Sự hiện diện của tài sản của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối tương tácgiữa các cá nhân trong nhóm

- Sức ép mãnh liệt của nhóm lên trên hành vi của cá nhân

- Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn là sự đấu tranh để tồn tại

- Nhóm phải nối kết với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bêntrong

- Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng trở thành, phát triển, thay đổi

- Nhóm có một chu kỳ sống

b/ Thuyết tâm lý năng động :

Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết được từ kinhnghiệm sống từ thời bé Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình huống gia đình, thí dụnhư mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn quyên trên cácnhóm viên Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao cho người trưởngnhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ Như vậymối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu nhân cách vả cơ chế tự vệ mànhóm viên bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu Tác viên sử dụng sự giao dịch này để giúpcho nhóm viên giải quyết các xung đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫuhành vi trong quá khứ và nối kết với những hành vi hiện tại Thí dụ tác viên có thểdiễn dịch hành vi của 2 nhóm viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như

sự tranh chấp không giải quyết được của 2 anh em Khi diễn dịch của tác viên đúnglúc thì các nhóm viên hiểu được hành vi của riêng họ Theo thuyết tâm lý năng độngthì sự hiểu biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bêntrong và bên ngoài nhóm

Trang 27

vậy chỉ cần đồng nghiệp đó tái hiện hành vi quay qua mà không nói chuyện gì cũng đủcho nhân viên nhận này nhận xét tiêu cực rồi.

Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động Hành vi củanhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ Nếu mộtnhóm viên có một hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì nhómviên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi tiêucực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thếtrong tương lai

Trong nhóm tác viên có thể dùng sự khen ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa nhómviên và nhóm viên và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa tác viên

và nhóm viên

Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi điềukiện hoạt động hay cổ điển diễn ra thì những hành vi trong nhóm được học hỏi rấtchậm chạp Bandura cho rằng hầu hết việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca ngợihoặc củng cố do tác động lây lan hoặc do trừng phạt Thí dụ, khi một nhóm viên đượckhen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đósau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương tự Khi một nhóm viên thểhiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng phạt thì những nhómviên khác sẽ học hỏi là nên không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết quả tiêucực

d/ Thuyết hiện trường :

Kurt Lewin đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm về sức ép để giải thích hành vi trongnhóm nhỏ Theo lý thuyết hiện trường của Lewin thì nhóm có một không gian sống,

nó chiếm một vị trí tương quan với các vật thể khác trong khoảng không gian nầy, nóđược hướng dẫn để đạt được mục tiêu, nó vận chuyển để theo đuổi những mục tiêunày, và nó có thể gặp nhiều trở ngại trong tiến trình vận chuyển Sự đóng góp độc đáocủa thuyết hiện trường là xem nhóm như một tổng thể (gestalt), đó là sự phát triển từ

từ những lực đối lập để giữ cho nhóm viên gắn với nhóm và làm cho nhóm tìm cách

để đạt được mục tiêu Theo Lewin, nhóm liên tục thay đổi để ứng phó với tình huống

xã hội dù rằng có nhiều khi nó ở trạng thái gần như đứng yên Lewin đưa ra vài kháiniệm để hiểu về sức mạnh của nhóm đó là :

- Vai trò : vị trí, quyền và bổn phận của nhóm viên

- Qui chuẩn : những nguyên tắc điều hành/chi phối hành vi của nhóm viên

- Quyền lực : khả năng nhóm viên ảnh hưởng lẫn nhau

- Sự liên kết : toàn bộ những lực hấp dẫn nhau và sự lôi cuốn lẫn nhau giữa cácthành viên trong nhóm cảm nhận về nhau và về nhóm

Trang 28

- Sự nhất trí : Mức độ đồng ý về mục tiêu và các hiện tượng khác trong nhóm

- Tiềm năng đạt mục tiêu và khách thể trong không gian sống của nhóm

Thuyết hiện trường của Lewin cho rằng người ta sẽ không thay đổi hành vi của mìnhcho tới khi nào họ thấy rõ hành vi của mình như người khác thấy

e/ Thuyết tương tác xã hội:

Thuyết nay nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong nhóm Phát xuất

từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế , tâm lý động vật, các nhà lý thuyết traođổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong nhóm , mỗi người đều cố gắng hành

xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự trừng phạt Các thànhviên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao đổi xã hội này đem lại cho họ điều

gì đó có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thìthường người ta không thể nhận được gì nếu người ta không cho, có một sự trao đổingầm trong mọi mối quan hệ giữa con người

Theo thuyết tương tác xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sátcách mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó với sựtương tác diễn ra trong nhóm Đối với một cá nhân trong một nhóm, quyết định diễn tảmột hành vi dựa vào sự can nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và trừng phạt có thể có

từ hành vi đó Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những hiệu quả tích cực

và làm giảm những kết quả tiêu cực Lý thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cáicách mà các thành viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác xã hội Kết quảcủa bất kỳ sự tương tác xã hội nào cũng đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc

xã hội trong mối tương tác đặc biệt

Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên phạm pháptrong cơ sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức, và xoá đi những quichuẩn nhóm đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng bằng những qui chuẩn hỗ trợ

xã hội thông qua sự tương tác nhóm đồng đẳng được hướng dẫn

Lý thuyết tương tác xã hội bị phê bình là máy móc vì nó giả định người ta luônluôn là sinh vật có lý trí hành động theo sự phân tích về thưởng phạt Các nhà lýthuyết trao đổi xã hội ý thức rằng tiến trình nhận thức ảnh hưởng đến cách người ta cư

xử trong nhóm Cái nhìn của các thành viên nhóm chịu ảnh hưởng bởi tiến trình nhậnthức như ý định và sự mong đợi

Trang 29

Phần hai

NĂNG ĐỘNG NHÓM

Mục tiêu của phần hai :

Phần 2 này giúp sinh viên tìm hiểu thế nào là năng động nhóm, ảnh hưởng của nhóm lên cá nhân, các đặc điểm, đặc trưng của nhóm Đây là những lý thuyết làm nền cho thực hành công tác xã hội nhóm, sinh viên cần nắm vững kiến thức

chuyên môn này

Trang 30

Năng động nhóm là một bộ môn nghiên cứu về sự vận hành bên trong nhóm bao

gồm các vấn đề như các giai đoạn phát triển của nhóm, cơ cấu nhóm, mối tương tác, truyền thông giữa các nhóm viên, các vai trò được thể hiện trong nhóm trong

đó vai trò lãnh đạo là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cûa nhóm, các quy tắc của nhóm, ảnh hưởng của nhóm trên hành vi của cá nhân tham gia nhóm.

1 Tầm quan trọng của nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta

Từ khi sinh ra đến cuối cuộc đời, ta sinh hoạt trong đủ các loại nhóm như gia đình,nhóm bạn nhỏ trong khu phố, nhóm bạn khi đi học, khi đi làm, tổ lao động, phòngban, tới những CLB vui chơi giải trí, hay nhóm hoạt động xã hội tự nguyện

Là một sinh vật xã hội, ta chỉ có thể thực hiện mục đích riêng, và thỏa mãn các nhucầu từ vật chất tới tâm lý xã hội thông qua nhóm

Trường hợp trẻ em được mẹ cho đi nhà trẻ, trẻ được học hỏi vai trò làm mẹ, làm côgiáo, bác sĩ, giúp trẻ thích nghi với cuộc sống sau này khi hòa nhập xã hội trong khiđứa trẻ sống trong trại mồ côi không được học những vai trò trong cuộc sống nên saunày rấtkhó thích nghi và hòa nhập vào xã hội và trẻ không hoặc khó biết cách thể hiệncác vai trò, trẻ tự ti, mặc cảm, thu mình lại…

1.1 Nhóm thỏa mãn các nhu cầu sau đây của cá nhân

Môi trường nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của cánhân Sau khi gia nhập nhóm và sinh hoạt và khi nhóm phát triển đến giai đoạn ổnđịnh, lúc ấy mối tương tác về mặt tình cảm giữa các nhóm viên trở nên gắn bó hơnthúc đẫy dễ dàng sự bộc lộ về mình, tâm tư tình cảm, chia sẻ và thông cảm với cácthành viên nhóm khác Môi trường nhóm cũng là một môi trường đáp ứng các nhu cầucủa cá nhân như sau :

· Được công nhận, được chấp nhận,

· Được tình bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp

· Được quan tâm đến

· Được an toàn, được bảo vệ

· Được cảm giác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm")

· Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ căng chuyên môn như âm nhạc, nghệthuật hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v )

Trang 31

mẹ Anh công nhân quen lè phè vào một tổ sản xuất năng động hết dám lè phè vìkhông chỉ sợ phê bình mà còn sợ mất tình bạn, mất uy tín đối với tập thể.

Ngược lại, là thành viên một băng du đãng thanh niên nọ phải tỏ ra thật “ngầu” mớiđược nhập băng, phải biết nhảy đầm, nhậu, hút, phải tuân thủ luật giang hồ v.v

Nhóm có thể trở thành một cực hình cho cá nhân, là một công cụ khống chế bóc lột,hay bị cô lập, ăn hiếp

1.3 Sức ép của nhóm dù rất nhẹ nhàng, thường không ý thức được, ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân.

Do đó, nhóm được gọi là một tác nhân “kiểm soát xã hội” Luật pháp, sự trừng phạt,nhà tù không thay thế được một gia đình lành mạnh, một nhóm bạn tốt để ngăn chặnhành vi phạm pháp của một thanh thiếu niên Khám phá ra và khẳng định được ảnhhưởng của nhóm đối với cá nhân (nhóm càng liên kết chặt chẽ, ảnh hưởng càng mạnh)các ngành khoa học xã hội đã sử dụng nhóm nhỏ như một công cụ để ảnh hưởng hành

vi cá nhân nhằm mục đích giáo dục, phát triển nhân cách hay trị liệu

Từ các cuộc thể nghiệm khoa học về tác dụng của thảo luận nhóm đầu tiên, ngày nayphương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giáo dục thay đổi hành vi sức khỏe,phát triển các kỹ năng truyền thông, giao tiếp, lãnh đạo

Từ khả năng của nhóm để tác động đến thái độ và hành vi con người, các nhà khoahọc còn gọi nhóm là một “tác nhân đổi mới” (change agent) và là một “môi trường”tạo ra sự đổi mới (change medium)

2 Bản chất của nhóm :

· Nhóm có số thành viên rõ ràng, tức là một tập thể hai người hoặc nhiều hơn

có thể nhận diện bằng tên hoặc loại

· Có ý thức về nhóm, tức là nhận diện nhau một cách ý thức

· Y thức có chung một mục đích, tức là có những mục tiêu, mục đích và ýtưởng giống nhau

· Lệ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng các nhu cầu, tức là cần tới nhau nhằmđạt được mục đích vốn là lý do thành lập nhóm

· Có sự tương tác – các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động và phản ứngvới nhau

· Có khả năng hành động một cách thống nhất – nhóm có khả năng ứng xử nhưmột bộ phận duy nhất

2.1 Các đặc điểm của nhóm nhỏ :

Trang 32

· Có thể nhận diện nhóm bằng tên gọi, dấu hiệu hay chức năng.

· Có một cơ cấu hiến định các quy tắc và quy định chính thức hoặc không chínhthức

· Thới gian – lượng thời gian sinh hoạt chung với nhau, nhất là vào thời kỳ đầu,chính là yếu tố xác định một tập thể có phải là một nhóm hay không

· Chuyển động – nhóm là một bộ phận năng động trong đó các yếu tố thườngxuyên thay đội, tương tác và phát triển, tức là cố gắng đạt tới cái gì đó

· Các thành viên đã chuẩn bị tham gia nhóm như thế nào ?

· Họ họp với nhau, các nguồn lực v.v như thế nào ?

Cách thức tham gia

Các nhóm đều có một cách thức tham gia :

· Cách thức giao tiếp một chiều : người lãnh đạo – nhóm

· Cách thức giao tiếp hai chiều : người lãnh đạo – nhóm – người lãnh đạo

· Cách đa chiều : tất cả các thành viên trao đổi với nhau và với cả nhóm, trong

Trang 33

· Lượng phát biểu của lãnh đạo và của nhóm viên ?

· Các câu hỏi hoặc lời phê bình đặt hướng về ai ? người lãnh đạo, cả nhóm haymột vài thành viên đặc biệt ?

· Các thành viên không nói nhiều đã tỏ ra quan tâm hoặc lắng nghe tích cực(tham gia không lời) hoặc họ buồn chán và thờ ơ Việc kiểm tra các cách thức thamgia có thể tiến hành từng thời kỳ để được thông tin về sự năng động nhóm

Truyền thông – giao tiếp

Phải xem xét các thành viên có hiểu nhau không và họ trao đổi các ý tưởng, Giá trị vàcảm nhận của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng không

Các câu hỏi để biết chất lượng truyền thông giao tiếp của nhóm :

· Các thành viên có diễn đạt các ý tưởng của mình có rõ ràng không?

· Các thành viên có thường xuyên nhặt các ý kiến đóng góp trước đó và từ đóxây dựng các ý tưởng của mình không ?

· Các thành viên đã mạnh dạn yêu cầu nói rõ thêm khi họ không hiểu rõ điều gì

?

· Các câu trả lời cho các nhận định có hay bị lạc đế hay không thích hợp không

?

Tính đoàn kết

Tính đoàn kết của nhóm được xác định bởi sức mạnh của mối quan hệ gắn kết lại các

cá nhân thành một khối thống nhất để thỏa mãn nhu cầu, chia sẻ sự thành công, cảmthấy tự hào vì trực thuộc vào nhóm

Tính đoàn kết được thể hiện qua tinh thần của cá nhân, tinh thần đồng đội, sức mạnhthu hút nhóm viên vào một việc họ đang làm – cảm nhận “chúng tôi” được hình thành.Tính đoàn kết nhóm được thể hiện qua các câu hỏi :

· Nhóm làm việc như thể một đơn vị như thế nào ?

· Có những tiểu nhóm hoặc “những con sói cô đơn” nào đó trong nhóm không ?

và ảnh hưởng của những hiện tượng đó đến nhóm như thế nào ?

· Dấu hiệu nào cho thấy sự thích thú hoặc thiếu thích thú của thành viên hoặccủa các nhóm thành viên về những việc nhóm đang làm?

Trang 34

· Các thành viên khi nói đến nhóm thì xem đó như bất kỳ nhóm nào, hay nhómcủa chúng ta, hay nhóm của bạn ?

Bầu không khí

Mặc dù vô hình nhưng thường chúng ta dễ cảm nhận bầu không khí xã hội, đó là bầukhông khí thân thiện, thư giãn, không hình thức, dễ dãi hoặc tự do Ngược lại, bầukhông khí lạnh lùng, căng thẳng, thù địch, hình thức, nghiêm cấm sẽ ảnh hưởng đếncảm xúc của các thành viên về nhóm và sẽ tác động đến mức độ tự nguyện tham giacủa họ

Các câu hỏi để đánh giá bầu không khí :

· Bạn sẽ mô tả nhóm này như thế nào ấm áp, trầm tĩnh, thân thiện, thư giãn,căng thẳng, hình thức hoặc không hình thức, bị kiểm soát, bị kiểm soát, thoải mái hoặc

bị kiềm chế ?

· Những quan điểm không đồng tình hoặc cảm xúc bất bình có thể được bày tỏ

mà không sợ trừng phạt hay không ?

Cơ cấu và tổ chức

Các nhóm có cơ cấu tổ chức hiển nhiên rõ ràng hay vô hình Cơ cấu hiển nhiên rõràng có thể là chính thức, như là vị trí được đề cử, hoặc không chính thức, nó giúp choviệc thực hiện phân chia lao động và những chức năng chính yếu được thực hiện

Cơ cấu vô hình thường không hiển nhiên nhưng hoạt động phía sau, phụ thuộc vàonhân cách, tầm ảnh hưởng, quyền lực, tuổi tác, năng lực, khả năng thuyết phục

v.v Ngoài ra cũng có một cấu trúc cấp bậc lãnh đạo và quyền lực

Trong giai đoạn thành lập có cuộc đấu tranh giành vị trí giữa những cá nhân có xuhướng thống trò mạnh Một khi trật tự được ổn định đặc điểm của mô hình tương tác

là những người có vị trí thấp nằm dưới đáy của nấc thang

Các câu hỏi liên quan đến cơ cấu và tổ chức :

· Cơ cấu nào được nhóm tạo ra một cách có ý thức, như vị trí lãnh đạo, dịch vụ,tiểu ban, đội ?

· Cơ cấu không thấy được là gì ? Ai kiểm tra, ảnh hưởng thực sự, ai tình

nguyện để làm được việc, ai chiều theo ý người khác hoặc theo đuôi ?

· Các thành viên có hiểu và chấp nhận cơ cấu không ?

Trang 35

· Cơ cấu có thích hợp với mục đích và công tác của nhóm hay không?

Tiêu chuẩn và chuẩn mực

Mỗi nhóm có khuynh hướng triển khai một quy luật đạo đức hay một bộ tiêu chuẩn vàchuẩn mực về thế nào là hành vi đúng và chấp nhận được Những điều nên làm vàkhông nên làm của một nhóm nào đó, thường được quy trong những tiêu chuẩn đượchiểu ngầm hơn là được nêu công khai

Những loại chuẩn mực của một nhóm có thể bao gồm từ phương pháp làm việc, chuẩnmực tương tác trong nhóm, chuẩn mực về thái độ, về hình thức, phong cách ăn mặcv.v

Thách thức các chuẩn mực nhóm sẽ gây những bất đồng, tranh chấp giành quyền lựcdường như sẽ xuất hiện để tái lập hoặc chỉnh sửa những tiêu chuẩn hiện hành củanhóm

Câu hỏi về những tiêu chuẩn và chuẩn mực :

· Điều gì chứng minh nhóm có một quy luật đạo đức cụ thể như tự giác áp dụng

kỷ luật, thể hiện trách nhiệm, phép lịch sự, chấp nhận sự khác biệt, tự do phát biểuv.v ?

· Những tiêu chuẩn nầy đã được tất cả các thành viên hiểu đủ và hiểu đúngkhông ?

· Có những lệch lạc rõ nét về những tiêu chuẩn nhóm do một hay nhiều thànhviên nào đó không và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào ?

· Những tiêu chuẩn nào đó dường như thúc đẩy và cản trở sự tiến bộ của nhóm

?

Trắc lượng xã hội

Trong mỗi nhóm các thành viên thường nhanh chóng nhận diện một số cá nhân mà họthích hơn những người khác Đây là một ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động củanhóm

Một số câu hỏi giúp bộc lộ sự thu hút lẫn nhau (hay ngược lại) giữa nhóm viên :

· Những thành viên nào có khuynh hướng đứng về một phía và hỗ trợ lẫn nhau

?

· Những thành viên nào xem ra hay mâu thuẫn nhau ?

· Có phải một số thành viên châm ngòi để người khác phản ứng ngay sau khi sốthành viên đầu tiên phát biểu để ủng hộ hay chống đối ?

Trang 36

Lề lối làm việc

Mỗi nhóm cần có một lề lối làm việc để tiến hành công việc Việc chọn lề lối làm việcảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác của đời sống của nhóm như cách thamgia và sự gắn bó

Một số câu hỏi về lề lối làm việc :

· Nhóm xác định nhiệm vụ và chương trình nghị sự như thế nào ? nhóm lấyquyết định bằng cách nào ? Theo vai trò, im lặng đồng ý hay đồng thuận?

· Nhóm khám phá và sử dụng các nguồn lực của các thành viên như thế nào ?

· Nhóm phối hợp các nhóm nhỏ và các hoạt động như thế nào ?

· Nhóm lượng giá công việc của mình như thế nào ?

Mục tiêu

Mỗi nhóm đều có mục tiêu, một số là mục tiêu dài hạn, số khác là mục tiêu ngắn hạn.Đôi khi mục tiêu được phát biểu rõ ràng, cụ thể và công khai Ơ trường hợp khác, mụctiêu thì mơ hồ, chung chung và chỉ ngầm hiểu với nhau mà thôi

Một số câu hỏi về mục tiêu :

· Nhóm xác định mục tiêu như thế nào ?

· Tất cả thành viên có hiểu rõ mục tiêu không ?

· Tất cả thành viên có gắn bó với mục tiêu không ?

· Các mục tiêu có thực tế và đạt được đối với một nhóm cụ thể hay không ?

Trang 37

1 Tiến trình công tác xã hội nhóm

Khoa tâm lý nhóm cho biết nhóm cũng như con người có khởi đầu, trải qua giai đoạn

ấu thơ, trưởng thành và kết thúc Điều này thấy rõ ở một ủy ban đặc nhiệm được thànhlập để giải quyết một vấn đề, xong việc thì kết thúc Các tổ nhóm ở một trại hè đếncuối trại cũng chia tay nhau Một nhóm bạn học rất thân nhưng sau khi tốt nghiệp mỗingười đi một ngã, nhóm coi như tứ tán Cũng có thể một số nhỏ kết bạn suốt đời, cũng

có thể không Khi đi làm các bạn này lại có thể tìm ra bạn mới và lại kết thành mộtnhóm bạn đồng nghiệp

Đáng quan tâm tìm hiểu hơn là diễn tiến phát triển của nhóm về mặt tâm lý Khi nhómbắt đầu, các cá nhân còn xa lạ, các mối quan hệ rời rạc, mục đích chung chưa thôngsuốt Khi nhóm trưởng thành, có mâu thuẫn vì người ta cởi mở, thẳng thắn với nhauhơn, nhưng một khi hiểu nhau thì các mối quan hệ mới sâu sắc hơn Có sự thông cảmhơn thì sự thống nhất ý kiến về mục tiêu cũng cao hơn Và từ đó năng suất của nhómcũng cao hơn Một nhóm hành động có thể kết thúc ở đây, khi mục tiêu đạt được Họ

có thể tiếp tục quan hệ như một nhóm bạn nếu trong quá trình làm việc tình bạn đãphát triển

Đối với các nhóm tự nhiên hay sẵn có như gia đình, nhóm bạn, băng nhóm khó xácđịnh bước khởi đầu và sự kết thúc rõ rệt

Các nhóm huấn luyện về năng động nhóm có thể sống từ một ngày đến vài tuần.Nhóm giải trí có thể sống một ngày trong khuôn khổ một ngày cắm trại Nếu quan sát

kỹ ta cũng thấy từ rời rạc nhóm viên đi tới gắn bó lẫn nhau Một nhà trị liệu nhóm cóthể căn cứ trên tình hình cụ thể của thân chủ có thể dự trù 3, 5, 8 hay 10 buổi sinhhoạt (hay nhiều hơn nữa)

Trang 38

Như đã nêu ở phần trên, trong CTXH với cá nhân, phương pháp hay công cụ giúp cho

đối tượng tự khắc phục dần những khó khăn của họ là khả năng tạo mối quan hệ tốt

của NVXH đối với đối tượng (đó mới là chính, còn công ăn việc làm, tiền trợ cấp,v.v là các công cụ yểm trợ) là công cụ tạo sự tăng trưởng hay thay đổi hành vi củacác đối tượng NVXH nhóm vẫn tiếp xúc với cá nhân, vẫn phải tìm hiểu hoàn cảnh gia

đình, nhu cầu, vấn đề của cá nhân nhưng chính tiến trình sinh hoạt nhóm là trọng tâm,

là công cụ giúp đỡ cá nhân

CTXH nhóm có thể nhằm vào 2 loại nhóm: nhóm sẵn có hay nhóm được thành lập cómục đích

Nhóm sẵn có, có thể là gia đình, một băng nhóm đường phố, bịnh nhân cùng mộtphòng ở bịnh viện, một ủy ban công tác ở cộng đồng Nhưng các ngành khoa học vềnhóm cũng thường thành lập nhóm theo kiểu họp - tan, nhằm một mục đích cụ thể nhưhuấn luyện, xã hội hóa hay trị liệu

Hiện nay công tác phổ biến nhất, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên, nhằm mục đích

xã hội hóa hay tái xã hội hóa Đối với trẻ em, nhân viên xã hội có ảnh hưởng nhiềuhơn trong tiến trình nhóm so với nhóm người lớn, có nhiều cơ hội hơn để hướng dẫnnhóm hoàn thành mục tiêu

Nội dung sau đây về các bước trong diễn tiến nhóm liên hệ nhiều tới mục đích này

2 Bốn bước trong tiến trình công tác xã hội nhóm

Bước 1: Thành lập nhóm

Bước 2 : Khảo sát nhóm

Bước 3: Duy trì nhóm

Bước 4 : Kết thúc

Bước khởi đầu : Bước thành lập nhóm

Trước hết chúng ta đánh giá tình hình, vấn đề, nhu cầu của cá nhân

Môi trường thành lập nhóm:

Trang 39

Môi trường bên trong cơ sở

Nhóm mồ côi trong các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi

Trẻ đường phố sống trong các Mái ấm

Trẻ khuyết tật trong các trung tâm

Nhóm trong cơ sở dễ làm việc hơn vì họ cùng vấn đề, mục tiêu và các hoạt động phảikhớp với phương hướng, mục tiêu của cơ sở NVXH phải tìm hiểu cơ sở trước khi lậpnhóm

Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng, được mọi người hiểu và cùng chia sẻ, nếukhông sự hợp tác hai bên (nhân viên xã hội và nhóm viên) và sự tham gia sẽ bị giớihạn Hợp đồng là hai bên thỏa thuận để đạt mục tiêu trong một thời hạn nhất định

Trước khi bắt tay vào việc, NVXH phải biết tại sao mình muốn sử dụng phương phápnhóm, và những đặc tính - nhu cầu chung nhất của đối tượng

1 Chọn nhóm viên

Số lượng nhóm viên phải phù hợp với mục đích ví dụ như trong trị liệu không nênđông hơn 6 - 8 người để nhóm viên có điều kiện bộc lộ, diễn đạt cảm xúc của mình.Một nhóm giải trí của trẻ em có thể lên tới 15 - 20 em Một đội banh 11 người, mộtđội kịch tùy theo số vai trong vở diễn và các động tác hỗ trợ vở diễn Ít quá không đạtmục tiêu, đông quá sẽ có người không tham gia trọn vẹn và cảm thấy dư thừa

Một trong các tiêu chuẩn định nghĩa nhóm nhỏ là có quan hệ mặt đối mặt, do đó quáđông thành viên sẽ không có được mối quan hệ này

Tóm lại, các yếu tố quy định số lượng nhóm viên là:

Trang 40

· Đặc điểm nhóm viên

· Mục tiêu chuyên môn : Ví dụ : Nhóm phụ nữ nghèo cần vay vốn, nhóm thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập, nhóm phụ nữ bị bạo lực, nhóm phụ nữ cóchồng nghiện rượu…

· Chương trình hoạt động

· Sự tham gia tối đa của mỗi người

· Đặc điểm của nhóm viên cần được quan tâm

Trước tiên là sự tương đồng về nhu cầu hay vấn đề cần giải quyết Không thể đểchung một phụ nữ độc thân mà có con và một phụ nữ đang ly dị chồng Vấn đề của họhoàn toàn khác nhau Vấn đề giống nhau mà quá khác nhau về tâm lý, tuổi tác, trình

độ văn hóa cũng không được Giữa cô gái mới lớn, không chồng mà có con, với mộtphụ nữ 40 trong cùng trường hợp cũng rất khác biệt Nên quan tâm đến những trườnghợp rất cá biệt không đưa vào nhóm được như người bị tâm thần nặng, trẻ có quánhiều hấn tính giữa một nhóm trẻ có vấn đề nhưng ở mức độ vừa Hoặc một người có

xu hướng khống chế mạnh cùng với những người quá thụ động

Yếu tố bổ sung rất quan trọng: trong đội CLB văn học nên có nam lẫn nữ, một nhómchơi của trẻ có mạnh có yếu, một đội thi đua nấu cơm ngoài trời phải có vài trẻ đã cókinh nghiệm nấu cơm trong gia đình

Tránh đưa vào một nhóm nhỏ 2 người hay 2 nhóm người ở ngoài đời đang xung khắctrầm trọng, hoặc 2 - 3 bạn rất thân cùng sinh hoạt với 5 - 6 người còn xa lạ với nhau.Tất yếu họ sẽ phân ra thành nhiều tiểu nhóm, khó xây dựng một nhóm đoàn kết

Do đó, việc tìm hiểu nhóm viên rất quan trọng Một giáo dục viên phụ trách nội trú cóthể biết rõ các em trong phòng mình phụ trách Nhưng một nhóm NVXH ở cộng đồng

sẽ không nắm được đặc điểm của các em thiếu niên tới đăng ký sinh hoạt đội nhómngay từ đầu Do đó phải có quá trình tìm hiểu thông qua đăng ký sinh hoạt (phiếu xãhội - vấn đàm - vãng gia, nếu cần)

Đối với nhóm sẵn có như các nhóm tự nhiên trong khu phố, băng nhóm lang thang bụiđời, NVXH phải nhập cuộc một cách từng bước và khéo léo để nhóm chấp nhận ởđây, NVXH không những tìm hiểu từng nhóm viên mà quan trọng hơn nữa là các mốiquan hệ và sự phân công (quyền lực) trong nhóm Ai là lãnh vụ, ai liên kết với lãnh tụ,

ai trung lập, ai chống Trong băng có tiểu nhóm hay không? Những giá trị xã hội, quichuẩn (luật không thành văn) của nhóm là gì? Những hành vi tích cực và tiêu cực đốivới xã hội? Mục đích ở đây là tái xã hội hóa, nghĩa là tác động từ từ tới cấu trúc quyềnlực của nhóm, hướng nhóm dần tới các mục tiêu xây dựng Ví dụ như biến thành mộtđội banh, một đội sản xuất có qui cũ, có thu nhập, được xã hội đánh giá cao Trẻ từ từ

sẽ phục hồi lại niềm tin, tự tin và tự trọng

2 Mục tiêu sinh hoạt

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w