PHẦN 1: CÔNG CHỨNG 1. Công chứng 1.1 Sơ lược về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng 1.1.1 Sơ lược về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng trên thế giới Thể chế công chứng trên thế giới phát triển khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII khi kinh tế hàng hóa và các quan hệ giao dịch phát triển. Về thuật ngữ, công chứng có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Notarius” có nghĩa là ghi chép, viết. Hoạt động công chứng trên thế giới hiện nay rất đa dạng. Căn cứ vào một số đặc điểm nhất định, có thể chia thành hai hệ thống công chứng lớn: hệ thống công chứng La tin (Châu Âu lục địa) và hệ thống công chứng của các nước theo hệ thống thông luật (Common Law).
Trang 1PHẦN 1: CÔNG CHỨNG
1 Công chứng
1.1 Sơ lược về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng
1.1.1 Sơ lược về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng trên thế giới
- Thể chế công chứng trên thế giới phát triển khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII khi kinh tế
hàng hóa và các quan hệ giao dịch phát triển
- Về thuật ngữ, công chứng có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Notarius” có nghĩa là ghi
chép, viết
- Hoạt động công chứng trên thế giới hiện nay rất đa dạng Căn cứ vào một số đặc điểm
nhất định, có thể chia thành hai hệ thống công chứng lớn: hệ thống công chứng La tin (Châu
Âu lục địa) và hệ thống công chứng của các nước theo hệ thống thông luật (Common Law)
- Mô hình công chứng Latin có một số đặc điểm:
+Các nguyên tắc cơ bản về công chứng được xác lập bởi liên minh quốc tế các công
chứng viên Latin (UINL)
+Công chứng viên là người hành nghề luật được chứng thực tính xác thực của hành vi và
hiện công việc của mình một cách độc lập, vô tư
+Văn bản công chứng được coi là hợp pháp và đúng, có giá trị chứng cứ, trừ khi bị Tòa
án tuyên vô hiệu
+Văn bản công chứng có giá trị thi hành (như bản án hay quyết định của Tòa án).
- Mô hình công chứng tại các nước theo truyền thống thông luật:
+Xác nhận chữ ký và thông tin cá nhân cho các bên.
+Sao tài liệu và chứng nhân chúng là đúng và hoàn chỉnh (theo nghĩa hình thức)
+Không có thẩm quyền tư vấn về các vấn đề vế pháp lý.
+Văn bản tư được các công chứng nhân không có giá trị cứ như mô hình công chứng La
tin
1.1.2 Một vài nét về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng ở Việt Nam
- Thể chế công chứng ở Việt Nam được hình thành từ thời kỳ pháp thuộc (gọi là chưởng
khế)
- Ngay từ những ngày đầu khi mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã ban
hành những văn bản mang tính chất công chứng
Trang 2- Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991, Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996, Nghị
định75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000, Luật công chứng ngày 29/11/ 2006 là những văn bảnquan trọng đánh dấu những giai đoạn phát triển của thể chế công chứng ở Việt Nam
1.2 Khái quát về công chứng
1.1.2 Khái niệm công chứng
- Như trên đã nói, thuật ngữ Notariat có gốc Latin Notarius có nghĩa là viết, ghi chép.
- Năm 1945, chúng ta dịch thuật nghĩa Notariat là công chứng, thuật ngữ “Notaire” (tiếng
Pháp), chúng ta dịch là công chứng viên, năm 1954, Chính quyền Sài Gòn dịch là chưởngkhế…
- Hiểu thống nhất nội dung của thuật ngữ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định
chế thể chế công chứng Nội dung của thuật ngữ này nêu trong 3 Nghị định và trong Luật côngchứng ở nước ta có sự khác nhau, song có sự giống nhau cơ bản, đó là: công chứng là việc xácnhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch
- Điều 2, Luật công chứng qui định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận
tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch)bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tựnguyện yêu cầu công chứng” Như vậy, theo qui định của Luật công chứng hiện hành, cần chú
ý một số đặc điểm của khái niệm công chứng :
+Công chứng phải do công chứng viên thực hiện.
+Là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
+Hình thức văn bản công chứng là văn bản.
- Mục đích, ý nghĩa của công chứng :
+Quản lý thống nhất, chặt chẽ các hợp đồng, giao dịch
+Tạo hành lang pháp lý an toàn trong quan hệ giao dịch.
+Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch.
+Tư vấn pháp lý cho cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ hợp đồng và các giao dịch
khác
+Hạn chế, ngăn ngừa các vi phạm, tranh chấp xảy ra trong giao lưu dân sự.
+Giúp cho việc giải quyết các tranh chấp có căn cứ, có cơ sở.
1.2.1 Nguyên tắc hành nghề công chứng
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
1.2.2 Hình thức văn bản công chứng
- Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này gọi
là văn bản công chứng
Trang 3- Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:a) Hợp đồng, giao dịch; b) Lời
chứng của công chứng viên
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
1.3 Tổ chức hành nghề công chứng :
- Phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng.
- Quyền của tổ chức hành nghề công chứng :
+Thuê nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề công chứng.
+Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
+Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan
- Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội
quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng
+Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước +Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
+Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra,
thanh tra
+Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây
ra cho người yêu cầu công chứng
+Lưu trữ hồ sơ công chứng.
+Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công
chứng viên của tổ chức mình
+Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan
1.4 Công chứng viên
- Tiêu chuẩn công chứng viên :
- Đào tạo nghề công chứng:
- Tập sự hành nghề công chứng.:
- Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải báo cáo kết quả tập sự
bằng văn bản có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn về năng lực chuyên môn, tư cách
- Công chứng viên có các quyền sau đây:
+Được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công
chứng;
+Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện
việc công chứng;
Trang 4+Các quyền khác quy định tại Luật công chứng
+Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
+Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng;
+Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
+Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng
đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
+Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
1.5 Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch
1.5.1 Thủ tục chung Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn :
- Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau
đây:
+Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
+Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế
được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
+Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải
có
+Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có
nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực
+Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu +Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý,ghi vào sổ công chứng
+Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa
rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về nănglực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợpđồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõhoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặcyêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng
+Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng,
giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giaodịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng
để sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên cóquyền từ chối công chứng
+Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn
Trang 5bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người
yêu cầu công chứng:
+Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ
khoản 1 Điều 35 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch
+Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 35 của Luật
này
+Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm
pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch
+Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn
bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch
+ Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản:
+Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các
hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở
+Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di
chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản
- Địa điểm công chứng :
+Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
+Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng
trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, ngườiđang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thểđến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng
- Chữ viết trong văn bản công chứng
+ Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết
bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá, không được đểtrống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
+ Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếu
người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết Các con số phải đượcghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng:
+ Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước
mặt công chứng viên
+Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký
Trang 6trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ kýmẫu trước khi thực hiện việc công chứng
+ Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp
người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu khôngđiểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểmchỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằngngón nào, của bàn tay nào
+ Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau
đây: Công chứng di chúc; Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Công chứng viên thấycần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng
- Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng:
+Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự +Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ
- Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
+ Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công
chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợpđồng, giao dịch
+ Người thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng phải là công chứng viên của
tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó Trường hợp tổ chức hànhnghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì côngchứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việcsửa lỗi kỹ thuật
+Khi sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng, công chứng viên có trách nhiệm đối chiếu
từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghichữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổchức hành nghề công chứng Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật
đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch
- Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
+Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực
hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng,giao dịch đó và phải được công chứng
+Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là
công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó Trườnghợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặcgiải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ côngchứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
+Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ
tục công chứng hợp đồng, giao dịch lần đầu
- Người được đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu: Công chứng viên, người
yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có
Trang 7thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ chorằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.
1.5.2 Trình tự, thủ tục công chứng trong các trường hợp cụ thể
- Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản:
+Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng
thế chấp bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37( khoản 2 qui định: Công chứng viên của các tổchức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản làbất động sản)
+Nhiều bất động sản thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau cùng
được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc công chứng hợp đồng thế chấp đó
do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản thực hiện
+Một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế
chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ kháctrong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải do công chứng viên
đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu thực hiện công chứng Trường hợp công chứng viêncông chứng hợp đồng thế chấp lần đầu chuyển sang tổ chức hành nghề công chứng khác,không còn hành nghề công chứng hoặc không thể thực hiện việc công chứng thì công chứngviên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hợp đồng thế chấp công chứng hợpđồng đó
- Công chứng di chúc:
+Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người
khác yêu cầu công chứng di chúc
+Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằngviệc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối côngchứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầugiám định
+Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng
không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phảighi rõ trong văn bản công chứng
+Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung,
thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nàocông chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó Trong trường hợp di chúc trước đóđang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báocho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản:
+Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định
rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoảthuận phân chia di sản
Trang 8+Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho
toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác
+Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sửdụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
+Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình
giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy địnhcủa pháp luật về thừa kế.Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứngcòn phải xuất trình di chúc
+Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người đượchưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản làkhông đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầucông chứng, công chứng viên tiến hành xác minh
+Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sảncho người được hưởng di sản
- Công chứng văn bản khai nhận di sản :
+Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng
di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu côngchứng văn bản khai nhận di sản
+Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại các khoản
2, 3 và 4 Điều 49 của Luật này
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản: Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn
bản từ chối nhận di sản Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầucông chứng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân
- Nhận lưu giữ di chúc:
+Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc
của mình Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặtngười lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc
+Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó giải
thể hoặc chấm dứt hoạt động thì trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, tổ chức hànhnghề công chứng phải thoả thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghềcông chứng khác lưu giữ di chúc Trường hợp không thoả thuận được thì phải trả lại di chúc vàphí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc
+Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy
định của pháp luật về dân sự
1.6 Một số vấn đề khác
- Lưu trữ hồ sơ công chứng
- Phí công chứng, thù lao công chứng
Trang 9PHẦN 2 : LUẬT SƯ
2 Luật sư
2.1.Khái lược sự ra đời, phát triển nghề luật sư
2.1.1.Nghề luật sư trên thế giới
- Mầm mồng nghề luật sư có từ phương Tây từ rất sớm(TKV trước CN), ra đời trong Nhà
nước La mã cổ đại (Khoảng 150 TCN)
- Thời kỳ đầu, luật sư là nghề không được trả thù lao, mang tính nghĩa hiệp.
- Trong xã hội tư bản, nghề luật sư phát triển rất mạnh.
- Ở một số nước, luật sư được chia làm hai loại là luật sư biện hộ và luật sư tư vấn (Anh,
Úc ,)
- Đa số các nước hiện nay (nhất là các nước theo hệ thống luật thanh văn), luật sư là nghề
tư do
2.1.2.Nghề luật sư ở Việt Nam
- Ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc (Thế kỷ XIX).
- Ngay từ ngày đầu mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã rất chú trọng
công tác bào chữa và chế định luật sư
- Tất cả các bản Hiến pháp nước ta đều qui định về quyền bào chữa của công dân Đặc
biệt, từ Hiến pháp 1980 (Điều 133), Hiến pháp 1992( Điều 132) đã chỉ rõ tổ chức luật sư đượcthành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và bảo vệpháp chế XHCN
- Sau khi Hiến pháp 1980 qui định như trên, năm 1987, Hội đồng Nhà nước đã ban hành
Pháp lệnh tổ chức luật sư – đây là văn bản pháp luật mang tính toàn diện đầu tiên định chế tổchức và họat động của tổ chức luật sư ở nước ta Pháp lệnh luật sư năm 2001 sau đó đã thaythế pháp lệnh 1987 Do sự thay đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội nói chung, cũng như yêu cầucủa công cuộc cải cách tư pháp và trong điều kiện hội nhập quốc tế, ngày 29/6/2006, Quốc hội
đã ban hành Luật luật sư Ngày 20/11/2012, Luật sửa đổi một số điều của Luật luật sư ra đời
2.2.Vai trò của luật sư:
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dânchủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xãhội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh Điều này được thể hiện trên các mặt sau đây:
2.2.1.Vai trò của luật sư trong việc bào chữa đối với bị can, bị cáo
- Nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, tránh oan sai cho bị
can, bị cáo
- Hạn chế sự lạm quyền từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra.
- Góp phần giải quyết vụ án mang tính khách quan, toàn diện.
- Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.2.2.Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đương sự
Trang 10- Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong việc giải quyết các vụ án dân sự,
kinh tế, lao động, hành chính
- Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong việc giải quyết khiếu nại.
2.2.3.Vai trò của luật sư trong việc tư vấn pháp luật
- Tư vấn cho các doanh nghiệp trong các quan hệ thương mại
- Tư vấn cho cơ quan, tổ chức trong tổ chức, họat động.
- Tư vấn cho cá nhân trong công việc và đời sống.
2.2.4.Vai trò của luật sư trong hoạt động xây dựng pháp luật
- Là những chuyên gia trong các lĩnh vực luật pháp
- Qua công tác thực tiễn, luật sư là những người có nhiều kinh nghiệm Do đó những ý
kiến của luật sư rất đáng quan tâm, kể cả về nội dung và hình thức của pháp luật
- Trong xu thế dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, vai trò của luật sư trong lại càng quan trọng
2.2.5.Vai trò của luật sư trong quá trình toàn cầu hóa, qúa trình hội nhập kinh tế quốc
tế
- Tư vấn cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong xử lý các vấn đề quốc
tế
- Kiến nghị với Nhà nước về đường lối, chính sách, về hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Tư vấn cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc giao thương quốc tế.
- Bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân trong các mối quan hệ quốc tế
2.3.Luật sư
- Tiêu chuẩn luật sư: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đãqua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trởthành luật sư
- Luật sư có các quyền sau đây:
+Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành
nghề luật sư theo quy định của Luật này;
+Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
+Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
+Các quyền khác theo quy định của Luật này
+Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
+Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;
+Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; +Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
+Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;
Trang 11+Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ ánhình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật(sau đây gọi chung là vụ, việc);
+ Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàngkhiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
+ Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừtrường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
+ Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoảnthù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
+ Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, côngchức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
+ Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho cáckhách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối
vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành
tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;+ Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn,kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các
cơ quan nhà nước khác
- Dịch vụ pháp lý của luật sư gồm:
+Tham gia tố tụng;
+Tư vấn pháp luật;
+Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác
- Phạm vi hành nghề luật sư
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranhchấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêucầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theoquy định của pháp luật
Trang 12- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp
luật
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này
- Hình thức hành nghề của luật sư:
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
- Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư:Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư
được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làmviệc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư
- Hành nghề với tư cách cá nhân.
- Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này để hành nghề
2.4.Tổ chức hành nghề luật sư
2.4.1.Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
- Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư; Công ty luật.
- Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật luật sư và
quy định khác của pháp luật có liên quan
- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư
tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên Trong trường hợp luật sư ở cácĐoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập
và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thànhviên
2.4.2.Văn phòng luật sư
- Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình
doanh nghiệp tư nhân Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng Trưởng văn phòng
là người đại diện theo pháp luật của văn phòng
- Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp
nhưng phải bao gồm cụm từ "văn phòng luật sư", không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với têncủa tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ,
ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
- Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật
2.4.3.Công ty luật
- Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn Thành
viên của công ty luật phải là luật sư
- Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật hợp danh không có
thành viên góp vốn
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty luật trách nhiệm hữu
Trang 13hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạnmột thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
- Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty Luật sư làm chủ sở hữu công tyluật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty
- Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thànhviên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm
từ "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn", không được trùng hoặcgây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, khôngđược sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong
- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
- Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan
2.4.5 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
- Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
- Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
- Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi
thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra,
thanh tra
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan
2.5 Hành nghề Luật sư với tư cách cá nhân
2.5.1 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Trang 14- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là việc luật sư tự mình nhận vụ, việc, cung cấp
dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạtđộng hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể Luật sư hành nghề với tưcách cá nhân chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách
hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động
2.5.2 Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch
vụ pháp lý
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các quyền sau
đây:a) Thực hiện dịch vụ pháp lý;b) Nhận thù lao từ khách hàng;c) Các quyền khác theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các nghĩa vụ
sau đây:a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luậtsư;b) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháplý;c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấnpháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác;d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;đ) Chấp hành quy định của phápluật về thuế, tài chính, thống kê;e) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra;g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này vàquy định khác của pháp luật có liên quan
2.5.3 Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ
pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức
- Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao
động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về laođộng, Luật luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan
2.6 Thù lao, chi phí; tiền lương theo hợp đồng lao động
2.6.1 Thù lao luật sư:
Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư.Việc nhận thù laođược thực hiện theo quy định của Luật luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:a) Nội dung, tính chất của dịch vụ
pháp lý;b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;c) Kinhnghiệm và uy tín của luật sư
- Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:a) Giờ làm việc của luật sư;b) Vụ, việc
với mức thù lao trọn gói;c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụkiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
- Mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà
luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủquy định Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý docác bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
Trang 15- Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng :Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định của Chính phủ
2.6.2 Tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao
động được nhận tiền lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động
- Việc thoả thuận, chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao
động
2.6.3.Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
- Việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của luật sư được thực hiện
theo quy định của pháp luật về dân sự
- Việc giải quyết tranh chấp về tiền lương của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm
việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật
về lao động
2.7 Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
2.7.1.Đoàn luật sư
- Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, tổ chức và hoạt động theo Luật này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyêntắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và cácnguồn thu hợp pháp khác
- Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề
luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tưpháp
- Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí,
khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn luật
sư Việt Nam
- Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư.
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt
Nam quy định
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư ( Điều 61Luật sửa đổi bổ sung Luật Luật sư
2012)
- Điều lệ Đoàn luật sư ( Điều 63 Luật Luật sư hiện hành)
2.7.2.Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc
của các luật sư Việt Nam; tập hợp, đoàn kết, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cácluật sư và các Đoàn luật sư là thành viên của Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức
xã hội – nghề nghiệp luật sư theo qui định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Liên đoàndưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam