1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

đề cương chi tiết môn học pháp luật đại cương

45 759 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

* Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyênlàm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi các chức năng quản lý xã hội, nhằm thể hiện và bảo vệ t

Trang 1

Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

1.Nguồn gốc của nhà nước :

1.1.Một số học thuyết phi Macxit về nhà nước:

- Thuyết thần học:

Những người theo thuyết thần học cho rằng thượng đế là người sắp đặt mọitrật tự xã hội Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung Vì vậynhà nước là lực lượng siêu nhân và quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự tuân theoquyền lực nhà nước là vĩnh cửu, là tất yếu

- Thuyết gia trưởng:

Cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền giatrưởng là hình thức tổ chức tự nhiên của con người Vì vậy nhà nước cũng như giađình tồn tại trong mọi xã hội quyền lực Nhà nước cũng như quyền lực gia trưởng

- Thuyết khế ước xã hội:

Cho rằng sự ra đời của một nhà nước là kết quả của một khế ước với hợpđồng được ký kết giữa những con người sống ở trạng thái tự nhiên Vì vậy nhànước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội

-Thuyết bạo lực:

-Thuyết tâm lý:

Nhìn chung do hạn chế về mặt lịch sử và nhận thức còn thấp kém và hạn chếbởi giai cấp, họ đã cố tình giải thích sai lệch đi nguyên nhân đích thực làm phátsinh nhà nước, nhằm che đậy đi bản chất nhà nước…

1.2 Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát triển, tiêu vong Nhànước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có sựphân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được, khi xã hội pháttriển đến một giai đoạn nhất định nhà nước sẽ tiêu vong (khi điều kiện khách quancho sự tồn tại của nhà nước mất đi)

1.2.1.Chế độ Cộng sản nguyên thủy và quyền lực thị tộc.

- Là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của loài người Ở đó không có giaicấp vì vậy chưa xuất hiện nhà nước

+ Bào tộc: các thị tộc liên kết với nhau

+ Bộ lạc: các bào tộc liên kết với nhau

+ liên minh bộ lạc: là sự tổng hợp của các đơn vị cơ sở của xã hội có cùngnền tảng kinh tế

Tóm lại: chế độ Cộng sản nguyên thủy là chế độ không có nhà nước, các

quan hệ xã hội được duy trì nhờ sức mạnh của phong tục tập quán

Trang 2

1.2.2 Sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện của nhà nước.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động theo hướngchuyên môn hóa và việc con người tìm ra kim loại để chế tác công cụ lao động đãtác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất làm tiền đề cho sự tan

rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và nhà nước xuất hiện

- Cuối đời nguyên thủy xã hội loài người trải qua 3 lần phân công lao động:+ Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt

+ Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp

+ Buôn bán và thương nghiệp xuất xuất hiện

- Các ngành kinh tế phát triển sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và việc phâncông lao động đã tạo khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng, đây lànguồn gốc nảy sinh chế độ tư hữu

- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho gia đình tách khỏi ra đình lớnhình thành các đơn vị kinh tế độc lập

Trong xã hội hình thành giai cấp, mâu thuẫn giữa hai giai cấp thống trị và bịtrị ngày càng quyết liệt làm phá vỡ sự tồn tại của thị tộc Để điều hành và quản lý

xã hội mới đòi hỏi phải có một tổ chức mới khác trước về chất Giai cấp thống trị

về kinh tế lập ra một tổ chức để duy trì trật tự và bảo vệ lợi ích của mình Tổ chức

đó là nhà nước

2.Bản chất của nhà nước.

2.1.Tính giai cấp của nhà nước:

- Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và luôn mangbản chất giai cấp sâu sắc Đó là vấn đề cơ bản của mọi thời đại

- Nhà nước là một bộ máy thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là

bộ máy duy trì quyền lực và lợi ích của giai cấp thống trị (chính trị, kinh tế, tưtưởng,…)

- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, biểu hiện các mâu thuẫn đốikháng không thể điều hòa được

- Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giaicấp, nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị

- Thông qua nhà nước ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị được hợp pháphóa thành ý chí của nhà nước buộc các giai cấp khác phải tuân theo

2.2.Vai trò của nhà nước:

- Vai trò đối nội: Nhà nước thể hiện vai trò đối nội trong việc giải quyết cáccông việc của xã hội phục vụ lợi ích chung của xã hội như: phát triển kinh tế, đảmbỏa các chế độ phúc lợi xã hôị …

- Vai trò đối ngoại: thực hiện chức năng này nhà nước bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, trao đổi với các quốc gia khác …

2.3 Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước.

- Thứ nhất: nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt hầu nhưtách khỏi xã hội, quyền lực công này là quyền lực chính trị chung

- Thứ hai: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ

- Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Trang 3

- Thứ tư: nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bắt buộc đối với mọi thànhviên trong xã hội.

- Thứ năm: Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thứcbắt buộc

* Khái niệm nhà nước:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyênlàm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi các chức năng quản lý xã hội, nhằm thể hiện

và bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, củagiai cấp công nhân, nhân dân lao động trong Xã hội chủ nghĩa

3 Các kiểu lịch sử của nhà nước

3.1.Khái niệm kiểu nhà nước:

Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bảnchất giai cấp, vai trò xã hội, điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nướctrong một hình thái kinh tế có giai cấp nhất định

3.2.Các kiểu nhà nước:

- Kiểu nhà nước chủ nô

- Kiểu nhà nước phong kiến

- Kiểu nhà nước tư sản

- Kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa

3.3 Nhà nước XHCN và nhà nước CHXHCNVN

4 Chức năng của nhà nước.

a Khái niệm chức năng:

Chức năng của nhà nước là những phương diện ( hay những mặt ) hoạt động cơbản của nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của nhà nước

b.Phân loại chức năng:

-Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đấtnước, bao gồm:

Tổ chức quản lý kinh tế

Tổ chức và quản lý nền văn hóa , giáo dục, khoa học

Giữ gìn an ninh trật tự xã hội…

-Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước đối với các quốc gia vàcác dân tộc khác ngoài đất nước

5.Bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địaphương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thựchiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước vì lợi ích của giai cấp thống trị

-Mỗi kiểu nhà nước có cách tổ chức riêng tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm

vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước

Trong lịch sử tồn tại 4 kiểu nhà nước do đó cũng tồn tại 4 kiểu tổ chức bộ máy nhànước:

+Bộ máy nhà nước chủ nô: được tổ chức đơn giản theo mô hình quân sự -hànhchính đứng đầu là vua, dưới vua là các cơ quan cưỡng chế như là cảnh sát, tòa án,nhà tù và một số cơ quan khác

+Bộ máy nhà nước phong kiến: bộ máy nhà nước phong kiến thì phát triển hơn cả

về số lượng lẫn chất lượng Nhà nước phong kiến phát triển qua hai giai đoạn chủ

Trang 4

yếu là nhà nước quân chủ phân quyền cắt cứ và nhà nước quân chủ trung ương tậpquyền.

Tổ chức theo vua (đứng đầu )-> triều đình ( các quan lại thân tín,…) -> hệ thống

cơ quan hành chính và các quân đội, cảnh sát, tòa án,

_Bộ máy nhà nước tư sản: nhìn chung các nhà nước Tư sản được tổ chức khágiống nhau và đều dựa theo nguyên tắc phân quyền: Lập pháp- Tư pháp – hànhchính

_Bộ máy nhà nước XHCN: được tổ chức theo nguyên tắc chung thống nhất quyềnlực nhưng có sự phân công lao động một cách khoa học, cụ thể

Bao gồm:

+Chính thể quân chủ: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế +Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi các cơquan đại diện được bầu theo thời hạn nhất định:

Chính thể cộng hòa dân chủ

Chính thể cộng hòa quý tộc

_Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chínhlãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành giữa cơ quan nhà nướctrung ương với địa phương

II.Những vấn đề cơ bản về pháp luật.

1.Nguồn gốc của pháp luật

-Theo học thuyết Mác-LêNin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơbản nhất của đời sống chính trị-xã hội Cùng xuất hiện, tồn tại và phát triển vàcùng tiêu vong khi nhân loại tiến tới XHCS

-Nguyên nhân xuất hiện nhà nước cũng là nguyên nhân xuất hiện pháp luật đó làchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân hóa xã hội thành giai cấp

-Chế độ Cộng sản nguyên thủy không có nhà nước vì vậy cũng không có pháp luật.Hành vi của con người được điều chình bằng tập quán và tín điều tôn giáo

-Khi xã hội phân hóa giai cấp quy tắc tập quán trở nên bất lực trong việc điềuchỉnh hành vi của con người, đòi hỏi phải có một quy tắc áp dụng bắt buộc đối vớihành vi của con người

Con đường hình thành pháp luật

2.Bản chất của pháp luật.

2.1.Tính giai cấp của pháp luật

Pháp luật là con đẻ của xã hội có giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,thể hiện ý chí của giai cấp vì vậy nó mang bản chất giai cấp sâu sắc

-Pháp luật là sự biểu thị của giai cấp thống trị, nội dung ý chí đó được cụ thể hóathành các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Làcông cụ thống trị của giai cấp thống trị

2.2.Giá trị xã hội của pháp luật.

Trang 5

-Trong xã hội các hành vi của con người được số đông chấp nhận phù hợp với sốđông trong xã hội, cách xử sự này được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật.-Pháp luật là thước đo hành vi của con người Là công cụ để nhận thức và điềuchỉnh quan hệ xã hội hướng chúng tới sự phá triển của quy luật khách quan.

*Khái niệm pháp luật:

Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí củanhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục và cưỡng chế bằng

bộ máy nhà nước

3.Chức năng của pháp luật

*Chức năng điều chỉnh của pháp luật:

Là tác động trực tiếp tới các quan hệ xã hội tạo lập hành lang pháp lý để hướngcác quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn

*Chức năng bảo vệ của pháp luật:

Những quy tắc là phương tiện để bảo vệ các quan hệ xã hội, nền tảng của xã hộitrước các vi phạm Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng các biệnpháp cưỡng chế trong phần chế tài

*Chức năng giáo dục của pháp luật:

Pháp luật tác động vào ý thức của con người làm cho con người hành động phùhợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật phù hợp với đạo đức tiến bộ của

xã hội, hướng hành vi của con người phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội

4.Các thuộc tính của pháp luật.

.1.Tính quy phạm phổ biến.

-Là khuôn mẫu chung cho mọi người không phụ thuộc vào những yếu tố dân cư,địa lý

-Được áp dụng nhiều lần và trong một thời gian dài

-Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước được đề lênthành luật

4.2.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật đối vớihình thức nhất định Nội dung xác định rõ ràng chặt chẽ khái quát trong từng điềukhoản của luật

4.3.Tính cưỡng chế của pháp luật.

-Việc tuân theo của pháp luật không phụ thuộc vào ý thích chủ quan của bất kỳngười nào

-Nếu ai không tuân theo pháp luật thì tùy vào mức độ mà bị xử lý

-Tính quyền lực của nhà nước là yếu tố không thể thiếu đảm bảo pháp luật đượctôn trọng, đảm bảo thực hiện

Trang 6

Bài 3 : Hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật I.Hệ thống pháp luật

1.hệ thống các ngành luật

Là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối quan hệ nội tại , thống nhất vàphối hợp với nhau được phân chia thành các chế địnhvà các ngành luật

Hệ thống các ngành luật bao gồm 3 yếu tố ở 3 cấp độ khác nhau:

-Quy phạm pháp luật: là quy phạm quy tắc xử sự trong các trường hợp cụthể do nhà nước quy định có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thựchiện bởi đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống luật

-Chế định pháp luật: là tập hợp hai hay nhiều quy phạm pháp luật, điềuchỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính bắt buộc chung và liên kết mật thiết vớinhau, các quy phạm này tạo ra quy phạm pháp luật mà mình cần

-Ngành luật: là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan

hệ xã hộicùng tính chất mà có thể xếp thành từng nhóm để điều chỉnh của mộtngành luật

Vd: ngành luật hôn nhân gia đình điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội như kết hôn lyhôn, vợ chồng,

-Hệ thống các ngành luật nước ta:

+Luật nhà nước, luật hôn nhân – gia đình

+Luật hành chính, luật hình sự

+Luật tài chính, luật tố tụng hình sự

+Luật dân sự, luật tố tụng dân sự

+Luật đất đai, luật kinh tế

+Luật lao động

Ngoài ra bên cạnh hệ thống pháp luật còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế:

+Công pháp quốc tế

+Tư pháp quốc tế

2.Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp 1992 nước ta quy định các văn bản quy phạm pháp luật có giá

trị pháp lý từ cao tới thấp như sau:

-Hiến pháp là đạo lực cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thốngquy phạm pháp luật

-Nghị quyết của Quốc hội

-Các đạo luật , bộ luật

-Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban trung ương Quốc hội

-Nghị quyết, nghị định của chính phủ

-Nghị quyết, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng cơ quan ngang bộ

-Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp

-Quyết định chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp

Sơ đồ………

II.Quan hệ pháp luật

Trang 7

1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại.

-Là quan hệ của tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng

-Xuất hiện trên cơ sở pháp luật

-Là quan hệ mà các bên tham gia ( các chủ thể ) quan hệ đó mang những quyềnchủ thể và nghĩa vụ pháp lý

-Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước, ngoài racòn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện, tự giác của các bên tham gia

-Là loại quan hệ có tính xác định tức là chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý

+Quan hệ pháp luật phức tạp là mỗi bên tham gia có cả quyền và nghĩa vụ

+Quan hệ pháp luật đơn giản là một bên thuần túy có quyền bên kia thuần túy cónghĩa vụ

-Căn cứ vào đặc trưng tác động quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ phápluật và quan hệ pháp luật điều chỉnh

2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các yếu tố là chủ thể của quan hệ pháp

luật, nội dung của quan hệ pháp luật và khách thể của quan hệ pháp luật

a.Chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật là người hay tổ chức có năng lực chủ thể tham giavào quan hệ pháp luật

-Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được các quyền chủ thể và nhữngnghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận (điều kiện cần )

-Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vicủa mình thực hiện một cách độc lập các quyền của và nghĩa vụ pháp lý tham giavào các quan hệ pháp luật

b Nội dung của quan hệ pháp luật:

Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của quan hệpháp luật.:

-Quyền chủ thể có một số đặc điểm, khả năng hành động bên kia thực hiệnnghĩa vụ yêu cầu cơ quan nhà nước cưỡng chế nếu bị vi phạm

-Nghiã vụ pháp lý không phải là khả năng ứng xử mà là cần thiết phải xử sựcủa các chủ thể quan hệ pháp luật ví dụ mua bán phải trả tiền,

Trang 8

-Nghĩa vụ pháp lý có đặc điểm là bắt buộc phải xử sự nhất định như luật quyđịnh nhằm thực hiện quyền bên kia nếu không nhà nước phải cưỡng chế.

c Khách thể của quan hệ pháp luật:

Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà chủ thể đó hướng tới, tác động đó lànhững giá trị về vật chật (tài sản ) giá trị tinh thần ( danh dự, nhân phẩm )hoặc lợiích về chính trị

3.Sự kiện pháp lý.

Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống

có liên quan tới sự xuất hiện thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật

-Chúng được quy định rõ ràng trong phần giả địnhcủa các quy phạm phápluật

-Căn cứ vào những quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện làmnảy sinh hiệu quả pháp lý nhất định

III Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

Bài4: Vi phạm pháp luật – trách nhiệm pháp lý và vấn đề tăng cường pháp

chế I/ Vi phạm pháp lý và trách nhiiệm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái vớipháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hạitới các quan hệ xã hội dược pháp luật bảo vệ

Hành vi của con người được pháp luật chia làm 2 loại:

+ Hành vi hợp pháp là những hành vi đúng pháp luật là nhừng điều pháp luật chophépkhông làm những điều pháp luật cấm

+ Hành vi bất hợp pháp(hành vi vi phạm pháp luật) là hành vi không phù hợp vớiquy định pháp luật

Vi phạm pháp luật phải có đủ 4 yếu tố sau:

+ Vi phạm pháp luật luôn là hành vi(hành động hoặc không hành động)xác địnhcủa con người được biểu hiện ra bên ngoài

+ Hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật xâm hại tới các quan hệ xãhội được pháp luật bảo vệ

+ Hành vi trái với pháp luật phải chứa đựng lỗi(vô ý hoặc cố ý)của chủ thể hành

vi đó

+ Chủ thể hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý tức làngười đó có khả năng nhận thức điều khiển được việc làm của mình và chịu tráchnhiệm hành vi đó

- Hiện tượng vi phạm pháp luật được chia làm 4 loại :

+ Vi phạm hình sự (là tội phạm )Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong bộ luật hình sự do người có năng lực trach nhiệm hình sự gây ra 1 cách cố ýhoặc vô ý

+ Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện 1 cách cố ýhay vô ý xâm hại tới các quy tắc quản lý của nhà nước(không phải là tội phạm hình

sự )mà bị xử phạt hành chính

+ Vi phạm dân sự là hành vi trái với pháp luật liên quan tới quan hệ nhân thân tàisản và quan hệ nhân thân vi tài sản

Trang 9

+ Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi trái với quy chế quy tắc trong nội bộ cơ quan

xí nghiệp trường học

2 Trách nhiệm pháp lý

a Khái niệm và đặc điểm:

+ Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhànước(thông qua các cơ quan có thẩm quyền)với chủ thể vi phạm pháp luật Trong

đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện phápcưỡng chế của nhà nước quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật

+ Đặc điểm:

- Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật

- Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước đối với xã hội đối với chủ thể

vi phạm pháp luật, là sự phản kháng của nhà nước đối với hành vi vi phạmpháp luật

- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với tính cưỡng chế nhà nước

- Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơquan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý nhà nước tòa án)

+ Trách nhiệm hành chính chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụngđối với cá nhân hay tổ chức thực hiện vi phạm hành chính Chế tài trách nhiệmhành chính (phạt tiền, cảnh cáo )so với chế tài hình sự ít nghiêm khắc hơn

+ Trách nhiệm kỷ luậtdo thủ trưởng các cơ quan giám đốc các xí nghiệp ápdụng đối với cán bộ, nhân viên, người lao động nói chung khi họ vi phạm kỷ luậtlao động

+ Mô hình về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

-Xét về mặt hình thức: pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sốngchính trị-xã hội Trong đó tất cả các cơ quan nhà nước , tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội, nhân viên nhà nước, tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và tuân thủpháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để

2.Những yêu cầu( nguyên tắc) cơ bản của pháp chế XHCN

-Tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và pháp luật

-Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc

Trang 10

-Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạtđộng tích cực, chủ động và có hiệu quả.

-Không tách rời pháp chế với văn hóa

3.Vấn đề tăng cường pháp chế XHCN

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác pháp chế

-Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN

-Tăng cường công tá tổ chức và thực hiện pháp luật trong đời sống

-Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm phápluật

Phần II: Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luât Việt nam

Bài 4: Luật nhà nước

I.Khái niệm Luật nhà nước và đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước.

tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

2 Đối tượng điều chỉnh.

Đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước là những nhóm quan hệ xã hội quan trọngnhất thể hiệnquyền làm chủ của nhân dân như chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa, Luật nhà nước ( Hiến pháp ) là đạoluật gốc (mẹ ) của các ngành luật khác

-Điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất là nền tảng chính trị của một nhà nước.-Củng cố cơ sở kinh tế, các quan hệ cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, chế độ sởhữu,thành phần kinh tế, chiến lược, mục tiêu

-Điều chỉnh quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân

Điều chỉnh những quan hệ cơ bản thuộc chủ quyền quốc gia ( ví dụ như tên nước,quốc huy, )

3.Phương pháp điều chỉnh:

Vì luật nhà nước là luật gốc tạo cơ sở cho mọi quan hệ xã hội, vì vậy luật nhànước sử dụng phương pháp điều chỉnh bắt buộc, quyền uy để điều chỉnh quan hệ

xã hội

4.Nguồn của luật nhà nước

-Hiến pháp là nguồn cơ bản nhất

-Luật tổ chức Quốc hội

-Luật tổ chức chính phủ

-Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Viện Kiểm soát nhân

Trang 11

-Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.

Ngoài các văn bản trên còn có các văn bản khác như pháp lệnh, nghị quyết củacác cơ quan về việc tổ chức nhà nước là nguồn của luật nhà nước

II.Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 khóa VII và đượcQuốc hội khóa IX kỳ họp thứ X ngày 25/12/2001 sửa đổi và bổ sung gồm 12chương 147 điều

1.Về chế độ chính trị (Điều 1-14)

Chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lợi nhà nước Chế độ chínhtrị thông qua hoạt động của hệ thống chính trị đó là Đảng lãnh đạo, nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ

-Điều 4 Hiến pháp: “ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dântộctheo chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạonhà nước và xã hội ” Đảng lãnh đạo thông qua hình thức đề ra chủ trương,đường lối đào tạo càn bộ, giới thiệu đảng viên ưu tú vào các cơ quan nhà nướcbằng giáo dục thuyết phục

-nhà nước Việt nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống, nhànước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các đồng bào,nghiêm cấm hành vi kỳ thị dân tộc (Điều 5)

-Quy định phương thức sử dụng, quyền lực của nhân dân thông qua Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấpdo nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhândân.( Điều 6)

-Quy định chế độ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là bỏ phiếu kín(Điều 7)

-Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước độc lập

có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền và các vùng hảiđảo (Điều1)

2.Chế độ kinh tế (15-29)

Hiến pháp 1992 khẳng định có 3 hình thức sở hữu:

-Sở hữu nhà nước(sở hữu toàn dân)

-Sở hữu tập thể

-Sở hữu tư nhân

Trên cơ sở các hình thức sở hữu ở nước ta trong thời kỳ qua độ lên CNXH thìxuất hiện các thành phần kinh tế tương ứng:

-Kinh tế quốc doanh

-Kinh tế tập thể

-Kinh tế cá thể tiểu chủ

-Kinh tế tư nhân

-Kinh tế tư bản nhà nước

-Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Nhà nước thực hiện chính sách nhất quán lâu dài, chính sách kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN

3.Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ

Trang 12

-(Điều 30) Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt nam, dântộc, hiện đại,nhân văn, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến cácdân tộc Việt nam, tư tưởng, đạo đức,…tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, pháthuy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

-( Điều 36 ) Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

-(Điều 37) Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học và công nghệquốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ, tiên tiến

4.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

-Các quyền về chính trị: công dân có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhànước, xã hội, kiến nghị, biểu quyết khi nhà nước thực hiện trưng cầu dân ý

-Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội:

+Công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền sở hữu những thunhập hợp pháp, của để dành, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản

+Các tổ chức và công dân có quyền sở hữu đất lâu dài, quyền chuyển nhượngquyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

+Mọi công dân có quyền học tập, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, bảo hộ quyềntác giả, ,bảo vệ sức khỏe, bình đẳng nam nữ, bảo vệ hôn nhân gia đình

-Quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân:

Tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tập hội, biểu tình theo quy đinh của pháp luật,

tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở, ,thư tín

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

-Nghĩa vụ:

+Công dân phải trung thành với Tổ quốc( 76)

+Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân(77).5.2.Bộ máy nhà nước Việt nam theo Hiến pháp 1992

………sơ đồ

Bài 5: Luât hành chính I.Khái niệm luật hành chính:

1 Khái niệm luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước:

a.Khái niệm:

Luật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động, quản lý của nhà nước trên tất cả cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

-Khái niệm hoạt động hành chính nhà nước hay hoạt động quản lý nhà nước làkhái niệm hoạt động chấp hành và điều hành

-Hành chính được hiểu là quản lý, lãnh đạo về hoạt động công vụ hàng ngàytrong các công sở của bộ máy nhà nước

b.Cơ quan hành chính nhà nước:

-Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước hoạtđộng thường xuyên, liên tục, có vị trí tương đối ổn định, đưa đường lối, chínhsách của Đảng vào cuộc sống

-Cơ quan hành chính chia làm 2 loại:

+Chính phủ-bộ, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền chung:

.Cơ quan nhà nước Trung ương ( chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ)

Trang 13

.Cơ quan nhà nước địa phương (ủy ban nhân dân, sở cục, chi cục ).

+Các vụ, sở, phòng ban là cơ quan chuyên môn

c Đối tượng điều chỉnh:

-Là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành, điều hành phát sinh giữa chủ thểtham gia hoạt động của nhà nước

-Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhànước mà đối tượng là các hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan quản lýhành chính nhà nước

d.Phương pháp điều chỉnh:

Là xuất phát từ quyền uy phục tùng đó là phương pháp mệnh lệnh đơn phương,một bên nhân danh nhà nước ra các quyết định hành chính có tính chất mệnh lệnhbắt buộc thi hành và một bên là đối tượng quản lý có nghĩa vụ phục tùng mệnhlệnh đó

e Hệ thống luật hành chính:

Hệ thống luật hành chính bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật nằm rải ráctrong các văn bản khác nhau quy định về nhiều lĩnh vực của tổ chức quản lý nhànước Những văn bản đó bao gồm nhiều nhóm quy phạm chia thành 2 phần củaluật hành chính:

-Phần chung bao gồm những nhóm quy phạm mệnh lệnh và bắt buộc

-Phần riêng bao gồm những quy phạm quy định từng lĩnh vực quản lý hành chínhnhà nước về chuyên môn như: tài chính kế hoạch, giá cả, tín dụng, hoặc các lĩnhvực của đời sống, văn hóa, kinh tế

II.Trách nhiệm hành chính-Vi phạm hành chính-Xử lý vi phạm hành chính

-Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính

-Trách nhiệm hành chính được áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền

-Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi do cố

ý hay vô ý của bản thân , từ 14 tuổi phải chịu thách nhiệm hành chính về hành vi

cố ý

-Cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính

-Quân nhân, người thuộc lực lượng vũ trang

-Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việtnam

2.Vi phạm hành chính

( pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 02-07-2002 )

Vi phạm hành chính là những hành vi ( hành động hoặc không hành động ) tráipháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hay vô ýxâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định phải

xử phạt hành chính

Trang 14

-Bồi thường thiệt hại.

-Buộc tiêu hủy vật phẩm độc hại

Ngoài ra còn áp dụng xử phạt hành chính khác như giáo dục tại xã, phường, đưavào cơ sở giáo dục, giáo dưỡng, chữa bệnh, quản chế hành chính

III.Viên chức, công chức, quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật1.Viên chức nhà nước:

Viên chức nhà nước là công dân Việt nam làm việc trong các cơ quan nhà nước

do được tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ nhất định hoặc bằnghoạt động của chính mình góp phần vào thực hiện một chức vụ nhất định và đượctrả lương theo chức vụ của họat động đó

Viên chức nhà nước được chia thành 2 loại:

-Viên chức nhà nước là công chức

-Viên chức nhà nước không là công chức như sĩ quan, hạ sĩ quan, bộ đội biênphòng, người giữ chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính, xét xử,người hoạt động trong các đơn vị sản xuất kinh doanhcủa bộ máy quản lý nhànước

2.Công chức nhà nước:

Công chức nhà nước là công dân Việt nam được tuyển dụng giữ một chức vụthường xuyên, lâu dài trong công sở nhà nước từ trung ương đến địa phương (ởtrong nước hay ngoài nước ) được xếp vào ngạch công chức và được hưởnglương theo ngạch, bậc lương nhất định

Bao gồm:

Trang 15

-Người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địaphương.

-Người làm việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài.-Người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan khoa học nhận lương

từ ngân sách

-Nhân viên trong cơ quan bộ quốc phòng

-Người được bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan tư pháp,kiểm sát, xét xử, quốc hội và hội đồng nhân dân

3.Quyền hạn, trách nhiệm, khen thưởngvà kỷ luật

a.Quyền hạn và trách nhiệm:

-Công chức khi được tuyển dụng phải trung thành với nhà nước và chế độ, phảilàm tròn nhiệm vụ được giao

-Quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với cơ quan nhân viên dưới quyền

-Quyền kháng nghị, kiến nghị của kiểm soát viên

-Công chức phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội màquy định trong bộ luật hình sự

-Phải chịu trách nhiệm dân sự nếu gây ra những thiệt hại cho nhà nước và tập thể,nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao

-Chịu trách nhiệm hành chính nếu vi phạm luật hành chính

b.Khen thưởng và kỷ luật:

* Danh hiệu:

-Anh hùng lao động

-Chiến sĩ thi đua

-Lao động tiên tiến, giỏi, hoặc nhà giáo ưu tú

-Hạ bậc công tác, hạ bậc kỹ thuật, chuyển công tác

-Buộc thôi việc

Bài 6 :Luật lao động

I.Khái niệm luật lao động, các quan hệ pháp luật lao động và hợp đồng lao động.1.Khái niệm:

Luật lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằmđiều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sửdụng lao độngvà các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động

2 Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là quan hệ lao động hay quan hệ về sửdụng lao động và quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

3.Các quan hệ pháp luật lao động:

a.Khái niệm và đặc điểm:

-Quan hệ pháp luật laô động ( hay cò gọi là quan hệ pháp lý về sử dụng lao động )

là quan hệ pháp lý trong quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của người lao

Trang 16

động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tại các cơ quan nhànước và các tổ chức xã hội.

+Có sự tham gia của công đoàn với tư cách là đại diện cho tập thể người lao động

b Nội dung của quan hệ pháp luật lao động

Bao gồm: các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ ( cá nhân, người sửdụng lao động, tổ chức )

*Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

-Quyền: người lao động có quyền tự do giao kết hợp đồng lao động với người sửdụng lao động, quyền được đảm bảo tiền lương, tiền thưởng, quyền đảm bảo antoàn lao động, quyền được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, được nghỉngơi theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của các bên

-Nghĩa vụ: người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước laođộng tập thể, chấp hành các nội quy của đơn vị, thực hiện các quy định về an toàn

vệ sinh lao động, chấp hành kỷ luật lao động

*Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

-Quyền: người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao độngtheo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật laođộng theo quy định của pháp luật

-Nghĩa vụ: người sử dụng lao động phải thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏaước lao động tập thể và các thỏa thuận khác đối với người lao động, đảm bảo trảlương và các chế độ khác, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho ngườilao động

c Một số quan hệ pháp luật khác có liên quan

-Quan hệ pháp luật giữa tổ chức công đoàn đại diện cho tập thể người lao động vớingười sử dụng lao động

-Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:

+quan hệ pháp luật trong việc tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội

+Quan hệ pháp luật trong việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội

-Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại vật chất:

+Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

+Bồi thường thiệt hại về tình trạng sức khỏe , tính mạng người lao động

-Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

3 Hợp đồng lao động

Theo điều 26 chương IV của bộ luật lao động quy định thì chỉ được coi là hợpđồng lao động khi có đủ các điều kiện, yếu tố sau:

-Có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

-Có việc làm cụ thể, có trả công theo công việc đã thỏa thuận

-Có thảo thuận về điều kiện lao động ( thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi,thưởng phạt, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, )

Trang 17

-có quy định về quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia thực hiện hợp đồng laođộng.

-Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi

*Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động:

-Tự do, tự nguyện

-Bình đẳng

-Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

-Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc với ngườiđại diện hợp pháp của người lao động

-giao kết giữa đại diện của một nhóm người lao động với người sử dụng lao động.III Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động

1.Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

Khi tham gia quan hệ lao động người lao động có các quyền cơ bản sau:

-Được trả công theo số lượng và chất lượng lao động và hiệu quả lao động, tiềnlương ngang nhau cho công việc như nhau

-Được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong điều kiện an toàn cho tínhmạng và sức khỏe

-Được gnhỉ ngơi theo chế độ của nhà nước quy định như nghỉ hàng năm, ngày lễ,nghỉ hàng tuần, mà vẫn hưởng lương

-Được hưởng chế độ bảo hiểm khi ốn đau, thai sản, giảm mất khả nămg làm việc,rủi ro hết tuổi lao động hoặc mất việc làm

-Được hưởng phúc lợi tập thể và các quyền lợi khác

-Được đình công theo quy định của pháp luật

b Nghĩa vụ của người lao động:

- Làm tròn trách nhiệm theo đúng hợp đồng lao động đã ký kết

- Chấp hành kỷ luật lao động và nội quy lao động

- Tuân thủ sự quản lý và điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động

2 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

a Quyền của người sử dụng lao động

- Quyền tuyển chọn bố trí và điều hành hoạt độngtheo nhu cầu sản xuất công tác

- Quyền được cử đại diện để thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể trongdoanh nghiệp hoặc trong ngành

- Quyền khen thưởng và kỷ luật vi phạm hợp đồng lao động theo pháp luật

- Quyền được chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định

b Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

- Thực hiện hợp đồng lao động thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khácvới người lao động

- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác

- Đảm bảo kỷ luật lao động

- Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động đồng thời quan tâmđến đời sống của họ và gia đình

III Bảo hiểm xã hội vai trò quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ vớingười lao đọng và người bảo hiểm xã hội

1.Bảo hiểm xã hội

a Loại hình

Trang 18

- Có 2 lại hình bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiễm xã hội tựnguyện

- Theo điều 140 khoản 2 của luật lao động về nguyên tắc: các lọai bảo hiểm xãhội bắt buộc hoăc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng lọaidoanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xãhội thích hợp

+ Loại bảo hiểm xã hội bắt buộc (điều 141 Bộ luật lao động ) được áp dụng đốivới các doanh nghiệp cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồnglao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn Người sự dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội 15 % so với tổng quỹ lương Người lao động đóng 5% tiền lương và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất…

+ Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho người lao động theo hợp đồnglao động có thời hạn dưới 3 tháng

Người tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảohiểm

Khi hết hợp đồng lao động người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng thì sẽ áp dụngtheo điều 141 khoản 1 Bộ luật lao động

d Chế độ bảo hiểm xã hội

- Hiện nay ở nước ta đang áo dụng 5 chế độ bảo hiểm xã hội

+ Chế độ trợ cấp ốm đau áp dụng khi người lao đông bị ốm đau thì được khámbệnh và điều trị tại cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế

+ Chế độ trợ cấp khi bị tai nạn lao động bị bệnh nghề nghiệp

sẽ được trợ câp hưu trí hàng tháng thấp hơn

Người lao động đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm nhưng chưa đủ điềukiện tuổi đời trường hợp này nam phải đủ 50 tuổi nữ 45 tuổi ngoài ra khi về hưusức khỏe phải suy giảm 61% trở lên

Người lao động nặng nhọc độc hại thì không giới hạn về độ tuổi nhưng phải đủđiều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trỏ lên và suy giảm khả năng lao động

2 Vai trò quyền hạn của tổ chức công đoàn

a Vai trò của tổ chức công đoàn :

*Khái niệm:

Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội và rộng lớn nhấtcủa giai cấp công nhânViệt nam và nhân dân lao động được thành lập và hoạt động theo quy định củapháp luật

Trang 19

-Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiệnquyền làm chủ tập thể.

-Chăm lo cải thiện đời sống người làm việc, bảo vệ quyền và lợ ích hợp pháp củangười lao động được pháp luật quy định

b Quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ của người lao động và người sửdụng lao động (Điều 144 )

Quyền tham gia quản lý xây dựng quy chế lao động trong đơn vị

Cùng với người sử dụng lao động tổ chức công nhân viên chức

Than gia cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động đảm bảo nguyên tắc,đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện đơn vị sử dụng lao động Quyền thay nặt người lao động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của người sửdụng lao động

Quyền tham gia và quản lý sử dụng quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi của cơ quan xínghiệp

.Quyền tham gia xử lý kỷ luật lao động và tranh chấp lao động theo quy định củapháp luật

.Quyền đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể

.Qquyền tổ chức đình công theo quy định của pháp luật

* luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,baogồm tổng thể những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành,xác định nhữnghành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm , đồng thời quy định hình phạt đốivới tội phạm ấy

Trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCNVN chỉ có luật hình sự mới quyđịnh về tội phạm và hình phạt các quy phạm pháp luật hình sự được chia làm hailoại :

(1)loại quy định những nguyên tắc ,nhiệm vụ của luật hình sự,những vấn đề chung

về tội phạm và hình sự -những quy phạm này hợp hợp thành phần chung của tộiphạm

(2)Loại quy định dấu hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể và mức hình phạt cóthể áp dụng đối với tội phạm ấy.Những quy phạm này hợp thành các tội phạm củaLHS Vnam

=>phần chung và phần các tội phạm liên quan mật thiết với nhau ,chúng đều cóchung một nhiệm vụ quan trọng là giải quyết một cách khoa học các vấn đề về tộiphạm và hình phạt

Trang 20

2) Đối tượng điều chỉnh

Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nươc và người phạm tội ,khingười này thực hiện phạm tội

Như vậy trong quan hệ phát sinh hình sự có hai chủ thể với những vị trí pháp lýkhác nhau

(1)Nha nước:là chủ thể của qhệ pháp luật HS với tư cách là người bảo vệ pháp luật

và lợi ích của toàn xã hội Nhà nước có quyền truy tố và xết xử kẻ phạm tội buộc

kẻ phạm tội phải gánh chịu những hình phạt nhất định,tương ứng với tính chất mức

đọ tội phạm mà họ gây ra

(2)Người phạm tội :người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sựhỏi là tội phạm có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước ápdụng với mình đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ lợi ích hợppháp của mình

*phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy

Đó là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan

hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và kẻ phạm tội Nhà nước với tư cách là ngườiquản lý xã hội và điều chỉnh xã hội được coi là người trực tiếp có quyền buộc kẻphạm tội chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ gây ra.Việc buộc chủ thểchịu trách nhiệm hình sự này được thể hiện bằng quyền lực nhà nước Nhà nước cóquyền áp dụng các biện pháp hình sự nhất định ( các chế tài hình sự ) đối với kẻphạm tội mà không bị một sự cản trở nào của cá nhân, xã hội

3 Tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm

a.khái niệm:

Điều 8 luật hình sự nước CHXHCNVN đã đưa ra khái niệm tội phạm như sau: tộiphạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự dongười có năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm phạm tới độc lậpchủ quyền, xâm pạhm tới chế độ chính trị, chế dộ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng

an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm hại tớitính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợppháp của công dân, xâm hại tới những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hộixhủ nghĩa

Từ định nghĩa đầy đủ có thể định nghĩa khái quát như sau: Tội phạm là hành vinguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự, và phải chịu trách nhiệm hìnhsự

-Tính nguy hiểm cho xã hội về mặt khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây

ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Tính

Nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất quyết định những dấuhiệu khác của tội phạm một hành vi sở dĩ bị quy định trong bộ luật hình sự là tộiphạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì có tính nguy hiểm cho xã hội

-Tính có lỗi của tội phạm: Một người được coi là có lỗi khi thực hiện một hành vinếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn quyết định của chủ thể khi có đủ điềukiện lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Trong

bộ luật hình sự Việt Nam tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là mộtdấu hiệu độc lập cùng với tính nguy hiểm trong xã hội nhưng không phải để tách

Trang 21

có lỗi ra khỏi tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính có lỗi Luật hình sựViệt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan

tức là quy trách nhiệm một người chỉ căn cứ vào việc người đó đã thực hiện mộthành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ chúng ta áp dụngmột hình phạt không phải để trừng trị một hành vi mà để trừng trị người đã thựchiện tội phạm nhằm cải tạo giáo dục họ mục đích giáo dục cải tạo này chỉ có thểđạt được nếu hình phạt được áp dụng cho người có lỗi Đối với người không có lỗihình phạt không thể phát huy được tác dụng giáo dục đào tạo

-Tính trái pháp luật: Theo luật hình sự Việt Nam một hành vi nguy hiểm cho xã hộichỉ bị coi là tội phạm khi xâm hại tới các khách thể của luật hình sự bảo vệ.Nhưvậy tính được quy định trong bộ luật hình sự mang tính trái pháp luật hình sự làdấu hiệu đòi hỏi phải có ở những hành vi coi là tội phạm Vì vậy mà luật quy địnhchỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu tráchnhiệm hình sự

-Tính chịu hình phạt: Có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọaphải chịu một hình phạt Đây là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước có tínhnghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước Nhưngđiều đó không có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế một hình phạt cụthể là có tính bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp trong thực tế có trường hợpngười phạm tội không phải chịu hình phạt cụ thể đó là những trường hợp đượcmiễn trách nhiệm hình sự được miễn hình phạt hoặc được miễn trách nhiệm hìnhphạt( Chương 15 điều 61)

b Các yếu tố cấu thành tội phạm:

-Khách thể của tội phạm: Là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại Bất cứmột hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho mộthoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự quy định Ví dụ: Giếtngười xâm hại tới quan hệ nhân thân, Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa xâm hạitới sở hữu xã hội chủ nghĩa

-Chủ thê của tội phạm: Là con người cụ thể đã thực hiện một hành vi phạmtội ,chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độtuổi nhất định Năng lực hình sự là người có năng lực nhận thức được tính nguyhiểm cho xã hội hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành viấy.Người mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác mất khả năng nhận thức thìkhông bị truy cứu trách nhiệm hình sự Người say rượu thực hiện hành vi phạm tội

có lỗi cũng phải chịu trách nhiệm vì lỗi đó ngoaì ra những tội nhất định chủ thể đòihỏi phải có dấu hiệu khác

-Mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm gồm:Hành vi của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội nếu không có tính nguyhiểm cho xã hội thì không phải là tội phạm.Ví dụ: Đe dọa giết người nhưng khôngthực hiện thì không phải là tội phạm trừ khi người đe dọa đó gây nên được hậu quảgì.Hậu quả của tội phạm do hành vi phạm tội gây ra gồm thiệt hại về vật chất, thiệthại về thể chất và thiết hại về tinh thần.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả có nghĩa là anh A đâm anh B bị thương nhưng trên đường đi cấp cứu anh B… Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạmgồm: Lỗi,mục đích, động cơ phạm tội

Trang 22

+Lỗi: - lỗi cố ý trực tiếp

-Lỗi cố ý gián tiếp

-Lỗi vô ý do quá tự tin

-Lỗi vô ý do cẩu thả

+Mục đích:

-Là mốc trong ý thức của người phạm tội được đặt ra cho hành vi phạm tộiphải đạt đến Ví dụ mục đích của anh A là đánh chết B,nhưng anh B chỉ bị thương+Động cơ là yếu tố tinh thần người phạm tội.Ví dụ: Động cơ phòng vệ chính đáng

là dấu hiệu định khung được phản ánh trong chế tài,tội phạm giảm nhẹ của tội cố

-Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất Tính nghiêm khắc của hìnhphạt thể hiện ở chỗ nó có thể tước bỏ những quyền và lợi ích thiết thực của người

bị kết án như quyền tự do, quyền chính trị, quyền sở hữu thậm chí cả quyền sống.Ngoài ra hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án hậu quả pháp lý là ántích trong thời hạn do luật quy định

-Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng:

Mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định trong luật hình sự phụ thuộcvào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm Hình phạt là biện pháp cưỡngchế do tòa án nhân dân nhân danh nhà nước quy định áp dụng đối với người phạmtội Hình phạt đã được tòa án tuyên đối với người phạm tội thể hiện sự lên án củanhà nước đối với họ và hành vi do họ gây ra

-Hình phạt chỉ cí thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội

Hình phạt chính là sự thực hiện quan hệ pháp luật hình sự nảy sinh giữa người cóhành vi phạm tội và nhà nước Do vậy chỉ có thể áp dụng với người có hành viphạm tội Hình phạt không thể áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũngnhư người thân khác của người phạm tội ngay cả trong trường hợp người phạm tộilẩn tránh hình phạt Hình phạt có liên quan đến tài sản cũng chỉ áp dụng đối với tàisản thuộc quyền sở hữu của người có hành vi phạm tội

Điều 30: phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ítnghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự hànhchínhvà một số tội phạm khác do luật quy định

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w