Vị trí và giá trị lịch sử của Khu di tích Hoàng thành 18 Hoàng Diệu (Ba Đình)

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học '''' vị trí khu di tích khảo cổ học 18 hoàng diệu trong cấu trúc thành thăng long - hà nội qua các thời kỳ lịch sử[1] '''' (Trang 32 - 40)

Đình)

4.1. Thành Thăng Long từ khi Lý Thái Tổ định đô đầu thế kỷ XI đến hết thời Lê Trung hưng cuối thế kỷ XVIII, đã trải qua không ít thay đổi

Thành Đại La hầu như không thay đổi trong thời Lý, Trần, Lê sơ, nhưng qua thời Mạc và Lê Trung hưng, có một số thay đổi lớn. Năm 1588 nhà Mạc mở rộng thành Đại La lên đến Nhật Chiêu, ôm toàn bộ Hồ Tây, hồ Trúc Bạch vào trong thành và phía ngoài đắp thêm lũy phòng vệ. Năm 1592, thành Đại La bị quân Trịnh phá hủy và năm 1749 chính quyền Trịnh xây lại theo quy mô thu hẹp, loại bỏ Hồ Tây và khu vực phía Tây ra ngoài, đổi tên là thành Đại Đô.

Hoàng thành từ thời Lý, Trần sang thời Lê sơ, được mở rộng thêm về phía Tây Nam năm 1490. Đây là quy mô lớn nhất của Hoàng thành không kể lần mở rộng năm 1516 chưa xác định rõ. Nhưng trong thời Lê - Trịnh, khu vực phía Tây của Hoàng thành bị hoang phế và trở lại quá trình nông thôn hóa, năm 1749 bị đưa ra khỏi thành Đại Đô, tức bị gạt bỏ ra khỏi phạm vi Hoàng thành. Nhưng khu vực phía Đông của Hoàng thành, trong đó có Cấm thành thì gần như không thay đổi. Khu vực này giữ vai trò trung tâm chính trị của các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVI. Sang thời Lê-Trịnh, quyền lực thực sự tập trung vào tay chúa Trịnh và trung tâm chính trị chuyển sang Phủ chúa thiết lập ở ngoài Hoàng thành.

Cấm thành mà trung tâm là điện Càn Nguyên rồi điện Thiên An, điện Kính Thiên trên núi Nùng, thì qui mô và vị trí hầu như không thay đổi qua các vương triều và các thời kỳ lịch sử từ Lý đến hết Lê Trung hưng. Tất nhiên là qua các biến thiên lịch sử, số phận của Cấm thành trải qua nhiều bước thăng trầm, có lúc hưng thịnh, có lúc bị phá hoại nghiêm trọng và các cung điện cũng qua nhiều tu sửa, xây dựng.

Thành Hà Nội thời Nguyễn không còn giữ vai trò kinh thành, nhưng vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của đất nước. Thành Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng trên cơ sở Cấm thành mở rộng thêm và trục trung tâm lấy điện Kính Thiên làm tâm điểm vẫn không thay đổi.

4.2. Khu di tích khảo cổ học mới phát lộ ở 18 Hoàng Diệu thuộc quận Ba Đình hiện nay, nằm trong khu vực giữa các phố Hoàng Diệu phía Đông, Hoàng Văn Thụ phía bắc, Độc Lập phía Tây và Bắc Sơn phía Nam, mặt đông cách nền điện Kính Thiên chưa đầy 100 m. Căn cứ vào vị trí đó và đặt trong cấu trúc của thành Thăng Long thời Lý, Trần cho đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, các nhà khảo cổ học và sử học ngay sau khi phát hiện, đã xác định khu di tích nằm trong Hoàng thành và lấy điện Kính Thiên làm tâm điểm thì nằm về phía Tây. Theo tôi, xác

vòng thành giữa trong cấu trúc ba vòng thành của kinh thành Thăng Long, tuy tên Hoàng thành mới xuất hiện chính thức vào thời Lê sơ.

Nhưng kết quả nghiên cứu gần đây thì có thể tiến thêm một bước, xác định khu di tích Ba Đình nằm trong phạm vi Cấm thành hay Cung thành tức nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng thành.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, tuy các cung điện qua nhiều lần xây dựng, tu bổ, nhưng Cấm thành là khu trung tâm chính trị cao nhất của kinh thành và cũng là nơi tập trung những kiến trúc cung đình tiêu biểu nhất của vương triều (trừ thời Lê-Trịnh, trung tâm chính trị chuyển sang Phủ chúa). Trong Cấm thành chỉ có những cung điện, lầu gác dành cho nơi ở của vua và hoàng gia cùng những kiến trúc cử hành các buổi thiết triều và các nghi lễ của vương triều.

4.3. Từ khi vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội gần như liên tục giữ vị trí kinh thành của đất nước trừ vài gián đoạn ngắn.

Thời gian gián đoạn đó là thời Tây Sơn khi Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân (1788 - 1802) và thời Nguyễn (1802-1945) khi Gia Long tiếp tục đóng đô ở Phú Xuân - Huế. Trước đó, những năm cuối triều Trần từ 1397 đến 1400, Hồ Quý Ly dời đô vào thành Tây Đô, nhưng Thăng Long vẫn mang tên Đông Đô. Thời Minh thuộc với tên thành Đông Quan, thành Thăng Long là thủ phủ của chính quyền đô hộ, thời Pháp thuộc Hà Nội cũng là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hà Nội khôi phục vị trí thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rồi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay. Đấy là một đặc điểm nổi bật của lịch sử Thăng Long - Hà Nội mà hiện nay Hà Nội và cả nước đang chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 1000 năm. Hiếm có thủ đô một nước trên thế giới hiện nay có một bề dày lịch sử - văn hoá liên tục với vai trò kinh đô lâu dài như thế. Khu di tích Ba Đình đã phát lộ cả chiều sâu lịch sử - văn hoá của Thăng Long - Hà Nội từ Thăng

Long thời Lý, Trần, Đông Đô thời cuối Trần và Hồ đến Đông Kinh thời Lê sơ rồi Lê

Trung hưng với tiến trình liên tục từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVIII, tiếp theo là thành Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ XIX và ngược lên cả thời Tiền Thăng Long cho đến thành

An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường. Các di tích, di vật và tầng văn hoá chồng xếp

lên nhau, tuy dày mỏng khác nhau nhưng khá liên tục qua các thời kỳ lịch sử .

Thật hiếm có một khu di tích lịch sử - văn hoá trải dài qua nhiều thời kỳ lịch

sử như vậy giữa vùng đất trung tâm của thủ đô và cũng thật ít thấy thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lại phát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch

sử như vậy trong lòng đất. Đây là giá trị đặc biệt của khu di tích mới phát lộ.

Các di tích kiến trúc và một khối lượng rất lớn di vật cho thấy một phần qui

mô và diện mạo của Cấm thành cùng đời sống cung đình của vua quan, quý tộc

qua các thời kỳ lịch sử. Tầng tầng lớp lớp di tích - di vật hiện lên như một bộ sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, phản chiếu trình độ và bản sắc dân tộc của một trung tâm văn hóa lớn nhất và lâu đời nhất của đất nước, kết tinh và tiêu biểu của văn hóa dân tộc.

Phát hiện này còn cung cấp thông tin cho biết trong lòng đất Cấm thành -

Hoàng thành Thăng Long xưa còn bảo tồn nhiều di tích di vật quý. Những khai

quật thăm dò khảo cổ học ở Đoan Môn, Hậu Lâu, Cửa Bắc và một số địa điểm khác cũng chứng minh thêm nhận định này. Từ đây có thể đưa ra khả năng mở rộng diện điều tra, xây dựng quy hoạch bảo tồn một khu vực di tích lịch sử - văn

hoá của kinh thành Thăng Long, thành Hà Nội từ thời tiền Thăng Long đến thời

Thăng Long, thời Hà Nội và mở rộng qua các di tích thời cận đại đến các di tích thời hiện đại tức thời cách mạng và kháng chiến như Hội trường Ba Đình, Lăng

và Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng hành dinh Quân đội nhân dân Việt Nam

thời kháng chiến chống Mỹ trong thành Hà Nội và cả khu phố cổ Hà Nội, kéo dài từ thế kỷ thứ VII - IX đến thế kỷ XX. Một di sản văn hoá như vậy sẽ tăng thêm vị

thế của thủ đô Hà Nội, phát huy tác dụng sâu sắc trong giáo dục truyền thống dân tộc cũng như trong các hoạt động giao lưu văn hoá và du lịch.

Với nhận thức về giá trị lịch sử, văn hoá khu di tích khảo cổ học Ba Đình như vậy, tôi tán đồng quan niệm coi đây là một di sản văn hoá vô giá của thủ đô và của dân tộc, cần được bảo tồn toàn bộ và có kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn lâu dài trong

một quy hoạch tổng thể, đồng thời có những bước triển khai trong từng giai đoạn cụ thể với những giải pháp bảo tồn hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên và những đặc điểm lịch sử - văn hoá của khu di tích.

[1] Bài in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001-2006), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006, tr.327-363.

[2] Trần Huy Bá, Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý, Tạp chí Nghiên cứu

lịch sử, số 6, 8/1959, tr.79.

[3] Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1960, tái bản

Nxb. Hà Nội, 2000, tr.39.

[4] Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Sđd, tr.113.

[5] Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội, 1975, tr.150-151.

[6] Phạm Hân, Tìm lại dấu vết thành Thăng Long, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà

Nội, 2003, tr.81.

[7] Philippe Papin, Histoire de Hanoi, Nxb. Fayard, Paris, 2001, tr.69.

[8] Đây là kết quả điều tra, khảo sát của bản thân tác giả trong nhiều năm kết hợp với kết quả làm việc của Tổ điều tra khảo sát của một số nhà khoa học trẻ gồm Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Đức Anh, Tống Văn Lợi, Vũ Đường Luân, Nguyễn Thị Bình, Hà Huy Biển do PGS, TS. Nguyễn Quang Ngọc phụ trách trong năm 2004.

[9] Hải Thượng Lãn Ông, Ký sự lên kinh, Nxb. Hà Nội, 1977, tr.176.

[10] Đại Việt sử lược, Q.2, 5b, bản dịch Việt sử lược, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội,

1960, tr.79.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, T.I,

tr.276.

[11] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T.I, tr.248.

[12] Đại Việt sử lược, Q.3, 24b, bản dịch Sđd, tr.189.

[13] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, T.I, tr.298.

[14] Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1960, tr.86.

[15] Tuyển tập văn bia Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, T.I, tr.41,

dịch là “sông Nhị Hà chầu phía trước..., thành Long Biên ẩn phía sau” là chưa chuẩn xác vì Long Thành là tên thành thời Lý, không phải thành Long Biên.

[16] Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Các tổng trấn xã danh bị lãm), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr.14. Tham khảo thêm: Bắc Thành địa dư chí lược, Đại Việt địa dư toàn biên hay Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn

Siêu.

[17] Đồng Khánh địa dư chí lược, tỉnh Hà Nội, xem Đồng Khánh địa dư chí, bản chữ Hán và bản dịch tiếng Việt, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003, T.I, tr.11, 52.

[18] Phan Huy Lê (chủ biên), Địa bạ cổ Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2005, T.I, tr.350-

352, tr.341-342, 380.

[19] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd Q.2, 25b; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.217; Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, T.III, tr.200.

[20] Dẫn theo Nguyễn Vinh Phúc, Từ văn liệu có thể biết đôi điều cụ thể về tòa

thành Thăng Long đời Lê, báo cáo trong Tiểu ban I nghiên cứu vị trí và giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long 18 Hoàng Diệu do Viện Khoa học xã hội tổ chức, Hà Nội, 2004.

[21] Nguyễn gia phả ký (Liễu Ngạn-Bắc Ninh), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004,

[22] Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, T.III, tr.165.

[23] Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, trong Lê Quý Đôn toàn tập, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1978, T.III, tr.67.

[24] Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Sđd, tr.151.

[25] Phạm Hân, Tìm lại dấu vết thành Thăng Long, Sđd, tr.79.

[26] Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Sđd, tr.38-39; Nguyễn

Quang Ngọc, Góp thêm ý kiến về vấn đề Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần

và lịch sử “Thập tam trại”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1986, tr.25-33.

[27] Thơ văn Lý Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, T.I, tr.391; Văn khắc

Hán Nôm Việt Nam/Epigraphie en Chinois du Vietnam, Paris, 1998, T.I, tr.137.

[28] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Q. 5, tr.15b-16a, bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, T.II, tr.21.

[29] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Q.II, tr.9b, bản dịch, Sđd, T.I, tr.247.

[30] Văn bia Lý Trần, Sđd, t.I, tr.405.

[31] Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Chính, Khu Thập tam trại: nguồn gốc dân cư, tín ngưỡng Thành hoàng và đặc điểm kinh tế, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng

hợp Hà Nội, số 1-1986; Nguyễn Quang Ngọc, Góp thêm ý kiến về vấn đề Hoàng

thành Thăng Long thời Lý, Trần và lịch sử “Thập tam trại”, Tạp chí Nghiên cứu

lịch sử, số 1-1986, tr.25-33.

[32] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Nxb. Sử học, Hà

Nội, 1960, T.I, tr.93.

[33] Trần Quốc Vương, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Sđd, tr.152.

[34] Phạm Hân, Tìm lại dấu vết thành Thăng Long, Sđd, tr.95.

[35] Tống Trung Tín, Trần Anh Dũng, Hà Văn Cẩn, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Thị Dơn, Nguyễn Anh Hùng, Khai quật địa điểm Đoan Môn (Hà Nội)

năm 1999, Báo cáo của Tiểu ban II nghiên cứu vị trí, quy hoạch và dấu tích kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, 2004.

[36] Tham khảo: Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hà Nội), Thăng Long cổ tích khảo, La Thành cổ tích vịnh, Tây Hồ chí.

[37] Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội, Sđd, T.III, tr.170; Thăng Long cổ tích

khảo.

[38] Vũ Quốc Hiền, Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Ngọc Chất, Di tích Ủng Thành -

Đoài Môn qua kết quả thám sát khảo cổ học năm 2003, Báo cáo của Tiểu ban II

nghiên cứu vị trí, quy hoạch và dấu tích kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, 2004.

[39] Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, mục Quân vệ, EFEO, Hà Nội, 1932.

Sách mang tên An Nam chí, nhưng bị in nhầm thành An Nam chí nguyên. Gần đây các học giả Trung Quốc đã xác minh lại tên sách là An Nam chí. Trong thư tịch Việt Nam như Khâm định Việt sử thông giám hay Đại Nam nhất thống chí... đều dẫn đúng tên sách là An Nam chí.

[40] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.IV, tr.15a.

[41]Quốc triều hình luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1991, tr.50-64.

[42] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T.II, tr.508.

[43] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, T.III, tr.74.

[44]Hồng Đức bản đồ, A.2499, VHt.41.

An Nam hình thắng đồ, A.3034.

Thiên tải nhàn đàm, A.2006, A.30, A.2716, A.1174.

Thiên Nam tứ chí lộ đồ, A.73

Toàn tập Thiên Nam lộ đồ, A.1081

An Nam quốc Trung Đô tịnh thập tam thừa tuyên, A.2513.

[45] Phan Huy Lê (chủ biên), Địa bạ cổ Hà Nội, Sđd, tr.582-583.

[46] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Hình luật chí, Nxb. Sử học,

Hà Nội, 1961, t.III, tr.114.

[47] Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Hà Nội, 1997, tr.178; tham khảo

Phương Đình dư địa chí, Sài Gòn 1960, tr.104, có chỉnh lý theo bản chữ Hán.

[48] Văn bia Trùng tu Huy Văn điện Dục Khánh tự do Dương Bá Cung soạn năm

1864 tại chùa Huy Văn, xem Tuyển tập văn bia Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1978, Q.II, tr.10.

[49] Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Sđd, tr.178.

[50] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Hình luật chí, Sđd, T.III, tr.114.

[51] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII, tr.16a, Bản dịch, Sđd, t.III, tr.162.

[52] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Q.XXIX, tr.17a, Bản dịch, Sđd,

t.II, tr.179.

[53], 2 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII, tr.18b, Bản dịch, Sđd, t.III, tr.164, 173.

[54] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Q.XL, tr.33b, Bản dịch, Sđd, t.II, tr.601; Đại Việt sử ký tục biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr.217, chép mở 5 cửa là: An Hoa, Vạn Bảo, Vạn Xuân, Thịnh Quang, Thọ Khang; Đại Nam

nhất thống chí, Sđd, t.III, tr.183 lại chép mở 12 cửa ô.

[55] André Masson, Hanoi pendant la période héroique (1873-1888), Paris, 1939.

[56] Đại Nam thực lục, Sđd, t.XVI, tr.126.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học '''' vị trí khu di tích khảo cổ học 18 hoàng diệu trong cấu trúc thành thăng long - hà nội qua các thời kỳ lịch sử[1] '''' (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)