Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội nói chung, các quận, huyện , thị xã của thành phố cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Để giúp các địa phương có thể điều hành một cách hiệu quả công tác quản lý vĩ mô kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã, phát huy mọi nguồn lực để đón trước những cơ hội đã va đang xuất hiện, tránh được những sai lầm không đáng có do quá trình phát triển tự phát gây ra, thị xã cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch định hướng phát triển. Việc đánh giá các hiện trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã chính là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kế hoạch đó. Nó sẽ giúp cho các cấp, các ngành phối hợp hoạt động theo định hướng chung đã vạch ra. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng là căn cứ để phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên từng địa bàn, mà sự phối hợp đó giúp loại trừ những chồng chéo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trên từng địa phương. Nhờ đó, những nguồn lực sẵn có trên địa bàn thị xã sẽ được khai thác triệt để và hiệu quả nhất vào phục vụ công cuộc phát triển Kinh tế xã hội. Như vậy, đánh giá thực trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã là khâu cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình kế hoạch hoá phát triển trên địa bàn Thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội
Trang 11 Chủ đề: Phân tích và đánh giá các yếu tố phát triển của Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội
Trang 22
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội nói chung, các quận, huyện , thị xã của thành phố cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hết sức nhanh chóng Để giúp các địa phương có thể điều hành một cách hiệu quả công tác quản lý vĩ mô kinh tế xã hội trên địa bàn thị
xã, phát huy mọi nguồn lực để đón trước những cơ hội đã va đang xuất hiện, tránh được những sai lầm không đáng có do quá trình phát triển tự phát gây ra, thị xã cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch định hướng phát triển Việc đánh giá các hiện trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã chính là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kế hoạch đó Nó sẽ giúp cho các cấp, các ngành phối hợp hoạt động theo định hướng chung đã vạch ra
Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng là căn cứ
để phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên từng địa bàn, mà sự phối hợp đó giúp loại trừ những chồng chéo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trên từng địa phương Nhờ đó, những nguồn lực sẵn có trên địa bàn thị xã sẽ được khai thác triệt để và hiệu quả nhất vào phục vụ công cuộc phát triển Kinh tế xã hội
Như vậy, đánh giá thực trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã là khâu cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình kế hoạch hoá phát triển trên địa bàn Thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội
Trang 3Thị xã Sơn Tây có diện tích khoảng 113,46km² (11.346,85ha) và toạ độ địa
lý 210o vĩ bắc và 105o kinh đông, có địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ,
+ Phía Tây giáp huyện Ba Vì,
+ Phía Nam giáp huyện Thạch Thất,
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc)
Thị xã Sơn Tây có vị trí địa lí tương đối thuận lợi:
+ Là xuất phát điểm của quốc lộ 21A - đoạn quốc lộ từ Sơn Tây đi Xuân Mai, nối với đại lộ Thăng Long – cửa ngõ Thủ đô, nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị trong tỉnh;
+ Quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La;
Trang 44 xây dựng nhờ khai thác cát ở sông, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng
Thị xã Sơn Tây được gọi là “Thủ đô của lính” do có địa hình, giao thông thuận lợi, nằm phía ngoại thành Thủ đô, diện tích lớn, tập trung khá nhiều doanh trại, trường quân đội như:
+ Học viện Quân y, cơ sở 2
+ Học viện Hậu cần, cơ sở 2
+ Đại học Trần Quốc Tuấn (trước là Trường Sĩ quan Lục quân 1 hay Trường võ bị Trần Quốc Tuấn)
+ Học viện Phòng không - Không quân
+ Học viện Biên phòng
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa
+ Trường Sĩ quan Pháo binh
Ngoài ra Thị xã Sơn Tây còn có các trường Đại học, Cao đẳng khác là: + Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung
+ Học viện Ngân hàng, cơ sở 2
+ Trường Đại học Lao động Xã hội, cơ sở 2
+ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô - Tổng cục Kỹ thuật-Bộ Quốc phòng
1.2 Địa hình
Sơn Tây là một thị xã có địa hình trung du và nhiều đồi nhỏ, đất đai khá đồng nhất, địa hình Sơn Tây là hình thức bán sơn địa và đồng bằng
1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Thị xã Sơn Tây có chế độ khí hậu giống của thành phố Hà Nội, hàng năm
có hai mùa rõ rệt mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) và mùa lạnh (mùa khô)
- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676 mm
Trang 5Khí hậu, thời tiết ngày càng biến đổi thất thường Các trận mưa lớn làm ngập lụt đường phố, mặc dù địa hình của Thị xã Sơn Tây tương đối cao nhưng vẫn chịu ảnh hưởng, giao thông bị tắc nghẽn trên nhiều con phố Hay như các trận nắng nóng, rét đậm rét hại ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, các công tác sản xuất liên quan tới nông nghiệp
1.4 Tài nguyên thiên nhiên
- Về tài nguyên đất đai, cảnh quan: có quỹ đất rất lớn, có thể khai thác sử
dụng cho các mục tiêu phát triển Có cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú, địa hình bán sơn địa thuận lợi cho phát triển du lịch của Thủ đô
- Về tài nguyên nước: nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng Sông Hồng chính
là nguồn cung cấp nước tưới và sinh hoạt chủ yếu cho Bắc Bộ Nhờ có sông Hồng
mà việc khai thác nước rất thuận tiện, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho Thủ đô nói chung hay Thị xã Sơn Tây nói riêng Việc cung cấp nước chính là đảm bảo yếu tố quan trọng hàng đầu trong canh tác nông nghiệp
- Về tài nguyên du lịch, các di tích lịch sử: trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
đang có 36 tổ chức, doanh nghiệp và 3.794 hộ đăng ký kinh doanh thương mại;
356 tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa lịch sử của 130 di tích, trong đó có 44 di tích được Nhà nước xếp hạng tiêu biểu như: Thành Cổ, đền Và, quần thể di tích làng cổ Đường Lâm… cùng việc đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Hồ Đồng Mô, sân Golf, Thung Lũng Vua, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… nên hoạt động du lịch và thương mại của thị xã có bước tăng trưởng mạnh
Trang 66 Kết quả 6 tháng đầu năm, giá trị du lịch, thương mại trên địa bàn thị xã ước đạt 499,9 tỷ đồng, đạt 67,1% kế hoạch năm và tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, doanh thu từ thương mại là 224 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch năm, tăng 49,8% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch, dịch vụ là 225,9 tỷ đồng, đạt 70,6% kế hoạch năm, tăng 91,4% so với cùng kỳ
Để đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn trong những năm tới, thị xã đang tiếp tục quy hoạch các điểm du lịch Trung Sơn Trầm, quy hoạch hạ tầng khu du lịch Đồng Mô, Khu chợ nông sản thực phẩm tươi sống, quy hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm và quy hoạch chi tiết dự án tu bổ và tôn tạo Đền Và
1.5 Môi trường
Quá trình đô thị hóa nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể tới môi trường
và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái
- Môi trường không khí: có khá nhiều vấn đề đáng quan tâm Ví dụ như
đoạn đường thuộc tuyến phố Tùng Thiện (Quốc lộ 21A) và phường Trung Sơn Trầm hư hỏng nặng, luôn ở tình trạng sửa chữa, chắp vá trong hàng chục năm nay, gây rất nhiều phiền toái, bất tiện cho người dân sống và đi lại trong khu vực này
- Hệ thống cấp thoát nước: Ở Sơn Tây có Công Ty cấp nước Sơn Tây, hầu
hết các hộ dân đều được cung cấp nước sạch Tuy nhiên có vài ngày Công Ty trục trặc trong kỹ thuật khiến cho người dân không có nước dùng, cụ thể là ngày 08 tháng 11 vừa qua, trung tâm Thị xã Sơn Tây bị mất nước trong khoảng hơn 12h, công việc và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng lớn, công việc trì trễ, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
- Môi trường công nghiệp và đô thị: rất được chú trọng Tỷ trọng công
nghiệp ở Sơn Tây chiếm khoảng 48% Các nhà máy, khu công nghiệp được tập trung thành cụm, phân bố chủ yếu ở xa trung tâm thị xã, những nơi có ít dân cư hơn như khu công nghiệp Phú Thịnh có Công Ty Cổ Phần Thép Đông Dương, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Hùng Dũng, Công Ty TNHH một thành viên dệt may Tuấn Hà, Công Ty Cổ Phần Xăng Dầu Tự Lực I, Công Ty TNHH Vận Tải và Vật Liệu Xây Dựng Trường Thịnh, Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Chế
Trang 77 Tạo Tùng Việt Ngày càng có nhiều nhà máy được thành lập và xây dựng như nhà máy bê-tông và xây dựng Minh Đức – Sơn Tây (năm 2010)
- Môi trường cây xanh: cũng được chú trọng, đầu tư Công ty Môi trường
Đô Thị của Thị xã Sơn Tây thường xuyên chăm sóc, bảo vệ các cây xanh trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, cụ thể là có lên lịch tưới nước, chăm sóc, bảo vệ các cây xanh đô thị và các khu thăm quan như Thành cổ Sơn Tây, Vườn hoa trung tâm
và khu Làng cổ Đường Lâm
- Rác thải ở Sơn Tây đang là mối lo lớn, dân cư đông đúc, nhu cầu sinh
hoạt lớn, chất thải rắn ngày càng xuất hiện với trữ lượng lớn, và các chất thải rắn này có thể bị vứt bừa bài tại các khu công cộng như thành cổ Sơn Tây, vườn hoa trung tâm…
1.6 Địa danh nổi tiếng
Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía,
lễ hội đền Và
Nổi tiếng với sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Thành cổ Sơn Tây: Nằm ở trung tâm thành phố, là một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822);
- Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm (đất hai vua): cách thành phố khoảng 4 km và trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm
có tên gọi là Kẻ Mía Là làng xã duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai
vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (898-944) nên Đường Lâm được tôn vinh là "đất hai vua", đúng hơn là "làng hai vua";
- Thắng cảnh hồ Đồng Mô: Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía đông núi
Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc tạo ấn tượng cho khách du lịch;
- Khoang Xanh - Suối Tiên;
- Đền Và: thờ đức Thánh Tản, vị thần cai quản Tản Viên Sơn - một trong
"Tứ bất tử" trên điện thần nước Việt Nam Ngôi đình cổ kính có niên đại
Trang 8- Làng Văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam đã được khởi công ở Đồng Mô với quy mô 54 dân tộc anh em sẽ trở thành một địa danh du lịch nghỉ dưỡng quan trọng của Hà Nội
2 Đặc điểm dân số, dân cư, nguồn nhân lực trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
Hiện trạng dân số thế giới nói chung và ở Thị xã Sơn Tây đang tăng theo cấp số nhân Theo thống kê , năm 2014 dân số của Thị xã Sơn Tây vào khoảng 230.300 người và mật độ khoảng 2030 người/km2
- Ngày 5/8/2015, khai mạc nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần thứ XX có tổng kết: Đến năm 2015
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng;
+ Giải quyết việc làm hơn 15 nghìn lao động;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37,03%;
+ Số hộ nghèo giảm bình quân 1,39%/năm;
+ Tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 2,4%
- Theo giám sát của Chi cục Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hà Nội, Tại Thị xã Sơn Tây công tác Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, đó là số trẻ được sinh ra trong năm 2012 là 2468 cháu tăng 545 cháu
so với năm 2011, số sinh là con thứ 3 là 279 cháu tăng 115 cháu so với năm 2011,
tỷ số giới tính khi sinh là 120 trẻ nam/100 trẻ nữ Mức sinh ở Thị xã Sơn Tây giảm chậm và còn khá khác biệt giữa các xã, phường, đặc biệt sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Ở những vùng nông thôn, dân trí thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn dẫn đến mức sinh còn cao như Thanh Mỹ 25‰, Đường Lâm 19,2‰ và Viên Sơn 19,8‰
Dân số đông chính là tạo nên dân số trẻ, cung cấp nguồn lao động dồi dào
và thị trường tiêu thụ lớn
Trang 99
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dân số gia tăng ở Thị xã Sơn Tây đều có những điểm chung: Nhận thức về vị trí, vai trò công tác Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hà Nội của một số cán bộ và cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở còn hạn chế, có nơi còn khoán trắng cho cán bộ dân số Công tác tuyên truyền còn chưa sâu rộng, chưa có trọng tâm, thêm vào đó những gia đình có điều kiện kinh
tế hoặc sinh con một bề muốn sinh thêm con Tại một số nơi, cán bộ đảng viên, công chức còn chưa gương mẫu chấp hành trong vấn đề sinh con thứ ba Số đối tượng bước vào tuổi sinh đẻ tăng nhiều cũng dẫn đến tỷ suất sinh thô cao Một số
bộ phận dân cư vẫn còn tư tưởng nặng nề về trọng nam khinh nữ, muốn có coi trai nối dõi tông đường, vẫn còn trong suy nghĩ người dân Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hà Nội tại cơ sở còn hạn chế
- Dân số cao mang đến nhiều hạn chế như gây sức ép lên nền kinh tế, đời sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng.Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Sự kém phát triển là tiếp tục thúc đẩy tỷ lệ tăng dân số cao… Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
cụ thể là sang đất ở ngày càng nhiều, ảnh hưởng tới diện tích canh tác nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp…
- Dân số cao gây sức ép lên xã hội như vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế…
+ Gây sức ép lên nhà ở, dẫn đến bùng nổ về nhu cầu xây dựng nhà
ở, các nguyên vật liệu xây dựng, mà việc sản xuất các vật liệu xây dựng sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân
+ Mặc dù ở Sơn Tây có nhiều trường học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng nhưng có dân số đông, cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, sinh viên hoặc còn nhiều hạn chế Các năm gần đây diễn ra tình trạng phụ huynh học sinh chạy xô cho con cái được học lớp bồi dưỡng với mục đích thi đỗ vào trường chuyên – lớp chọn Các học sinh luôn trong tình trạng căng thẳng vì bảng điểm, và tình trạng
“chạy theo thành tích” diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng chung đến kết quả học tập của các em học sinh…
Trang 1010 + Gây nên bùng nổ dịch bệnh Mỗi năm có xảy ra các đợt dịch bệnh và khó khăn trong công tác phòng chống và chữa trị do dân số đông và sự kém hiểu biết của người dân như dịch đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, dịch cúm…
+ Làm tăng phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô … là một trong những nguyên nhân gây nên các tai nạn, đe dọa đến tính mạng của người tham gia giao thông Đặc biệt khu vực phố Tùng Thiện, phường Trung Sơn Trầm là nơi tập trung rất nhiều khu dịch vụ, trường học, bệnh viện mà lượng xe trong tải
lớn di chuyển ở đó nhiều và sự xuống cấp của đường xá đã gây nên nhiều tai nạn thương tâm
+ Nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy…
- Dân số cao gây sức ép đối với tài nguyên thiên nguyên môi trường: tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm …
+ Việc xây dựng nhà cửa, phát triển đô thị ảnh hưởng tới việc sử dụng tài nguyên môi trường, như việc khai thác gỗ, các khoáng sản phục vụ xây dựng, hoặc các rác thải trong quá trình xây dựng và sinh hoạt của người dân
3 Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
Sơn Tây có vị trí địa lí tương đối thuận lợi: có quốc lộ chạy qua, và còn có
bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, các ngành công nghiệp xây dựng nhờ khai thác cát ở sông, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh
tế thế giới năm 2008 nhưng Thị xã Sơn Tây là một trong những vùng có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm, cơ cấu chuyển dịch kinh tế có sự chuyển biến nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ thể là:
+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 48%,
+ Thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%,
+ Nông - lâm nghiệp chiếm 12,6%
Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm
Trang 1111 Đặc biệt năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành, BTV Thị ủy, Đảng bộ Thị xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các mục tiêu lớn: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn Thị xã ước
thực hiện 2.955 tỷ đồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ), doanh thu thương mại, dịch
vụ ước thực hiện 2.385 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ) Công tác thu – chi ngân sách Thị xã cơ bản đạt và vượt kế hoạch Đặc biệt, công tác giải phóng mặt
bằng, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, quản lý lòng đường, vỉa hè các tuyến phố
có sự chuyển biến tích cực Lĩnh vực văn hóa thông tin tuyên truyền, y tế, giáo dục, thể thao, chương trình dân số – KHHGĐ tiếp tục được duy trì và phát triển Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, trong đó tập trung xã Sơn Đông hoàn thành 19/19 tiêu chí An ninh chính trị được giữ vững, an toàn xã hội được đảm bảo Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được củng cố và tăng cường
Qua tìm hiểu và phân tích thấy được sự phát triển của các ngành cụ thể là:
3.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đây là ngành nghề chủ đạo, chiếm tỷ trọng 43,2 % GDP Thời gian qua thị
xã đã triển khai quy hoạch điểm công nghiệp Phú Thịnh, Sơn Đông, đồng thời bổ sung thêm ba cụm và một điểm công nghiệp với tổng diện tích 416 ha Đến nay, các điểm công nghiệp đã thu hút 26 dự án, trong đó có 10 dự án đang làm thủ tục thuê 86 nghìn m2 đất và hai dự án bắt đầu đi vào hoạt động Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 450 người, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp ở thị xã
3.2 Làng nghề
Hiện Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống là: làng nghề Gốm Phú Nhi, làng nghề Thêu ren thôn Ngọc Kiên xã Cổ Đông Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ Phú Nhi và 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề: thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giầy, tơ tằm,… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh…, 30 làng nghề thuần nông đang được phát triển thành làng có nghề trong đó, nghề đồ gỗ, may mặc là
17 làng; mây tre đan là 8 làng; còn lại là các nghề mỹ nghệ, thêu ren và làm tăm
Trang 1212 hương Các làng nghề ở Sơn Tây cơ bản giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, riêng năm 2008, Trung tâm Khuyến công Thị xã Sơn Tây đã đào tạo nghề cho 967 lao động cho các làng nghề Lao động của các Làng có nghề và Làng nghề rất đa dạng và cũng có thu nhập khác nhau, do vị trí thuận lợi phát triển sản xuất, thương hiệu và hình thức tiêu thụ sản phẩm Thu nhập bình quân của các Làng nghề từ 800.000 - 1.200.000 đồng, cao nhất là nghề chế tác sinh vật cảnh, thu nhập bình quân từ 1.200.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng Năm 2009, Trung tâm Nhân cấy nghề và phát triển nghề của Thị xã Sơn Tây đã lập dự án đề nghị UBND thành phố Hà Nội công nhận nghề sản xuất bánh kẹo thủ công thôn Đông Sàng - xã Đường Lâm là nghề truyền thống
Trong các làng nghề truyền thống của Thị xã Sơn Tây, nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi đang là nghề có sự phát triển sôi động nhất
Làng Phú Nhi ngoài nghề làm bánh tẻ còn có nghề gốm, tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa với tốc độ quá nhanh, nên mặt bằng sản xuất không còn, cùng với
sự thay đổi của nền kinh tế trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng của một
số sản phẩm của làng nghề truyền thống đã bị thay đổi, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại Bên cạnh đó, số nghệ nhân còn ít và ở độ tuổi quá cao, lớp thanh niên phần lớn không mặn mà với nghề ‘‘cha truyền con nối’’, hầu hết
họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn, nên thợ có tay nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay
Mặc dù mới được công nhận là Làng nghề truyền thống năm 2008, Làng nghề thêu ren Ngọc Kiên - thôn Ngọc Kiên - Xã Cổ Đông - Sơn Tây đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay Sản phẩm chủ yếu của Làng là thêu tranh hoa, tranh phong cảnh và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành lân cận Các tác phẩm thêu ren Ngọc Kiên chất chứa những nỗi niềm sâu kín, vừa sang trọng và lộng lẫy, vừa mang một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo phương Ðông vừa mang gia trị truyền thống cũng như giá trị văn hóa Việt Làng nghề thêu ren Ngọc Kiên có 190 hộ với 250 lao động Thu nhập bình quân của lao động làm nghề là 900.000đ/tháng Nghề thêu ren Ngọc Kiên đang được củng cố, nhân cấy sang các thôn xóm tại các xã, phường trong Thị xã