1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình do sở giao thông vận tải lâm đồng làm chủ đầu tư

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNHXÂYDỰNG (15)
    • 1.1 Dự án và dự án đầu tư xây dựngcôngtrình (15)
      • 1.1.1 Định nghĩa về dự án và dự án đầu tư xây dựngcôngtrình (15)
      • 1.1.2 Phân loại các dự án đầu tư xây dựngcôngtrình (16)
      • 1.1.3 Các giai đoạndựán (17)
    • 1.2 Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượngsảnphẩm (19)
      • 1.2.1 Chất lượngsảnphẩm (19)
      • 1.2.2 Quản lý chất lượngsản phẩm (20)
    • 1.3 Chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trìnhxâydựng (21)
      • 1.3.1 Khái niệm về công trìnhxâydựng (21)
      • 1.3.2 Khái niệm về chất lượng công trìnhxâydựng (21)
      • 1.3.3 Quản lý chất lượng công trìnhxâydựng (22)
      • 1.3.4 Nguyên tắc của quản lý chất lượng công trìnhxâydựng (23)
    • 1.4 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình theo cácgiai đoạndựán (24)
      • 1.4.1 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:12 (24)
      • 1.4.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình ở giaiđoạn chuẩn bịđầutư (25)
      • 1.4.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình ở giaiđoạn thực hiện đầu tư dự ánxâydựng (26)
      • 1.4.4 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình ở giaiđoạn kết thúc xây dựng và đưa vàosử dụng (27)
    • 1.5 Những kết quả đạt được và tồn tại trong quản lý chất lượng công trình đầu tưxâydựng (28)
      • 1.5.2 Những tồn tại trong quản lý chất lượng công trình đầu tưxâydựng (32)
    • 1.6 Kết luậnchương1 (34)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGCÔNG TRÌNHXÂYDỰNG (35)
    • 2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượngcôngtrình (35)
      • 2.1.1 Luật Xây dựngsố50/2014/QH13 (35)
      • 2.1.2 Nghị định số 06/2021/ NĐ-CP (37)
      • 2.1.3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (39)
    • 2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trìnhxâydựng (41)
      • 2.2.1 Một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thôngđường bộ của Sở Giao thôngvậntải (41)
      • 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình giao thôngđường bộ (46)
      • 2.2.3 Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình giao thôngđườngbộ (48)
    • 2.3 Các mô hình quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ trên địa bàntỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tớinăm2020 (49)
      • 2.3.1 Vai trò của Sở GTVT Lâm Đồng quản lý chất lượng công trình giaothông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tớinăm2020 (49)
      • 2.3.2 Đặc điểm các dự án, công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnhLâm Đồng thực hiện từ năm 2015 tới năm 2020 có ảnh hưởng tới công tác quảnlý chất lượng công trìnhgiaothông (51)
    • 2.4 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thôngđường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tới năm (53)
      • 2.4.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông đường bộ để trình phê duyệtdựán (53)
      • 2.4.2 Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và dự toán xây dựng công trình giao thôngđường bộ (60)
      • 2.4.3 Thực trạng công tác kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thôngđườngbộ (64)
      • 2.4.4 Thực trạng công tác ban hành hoặc tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh LâmĐồng ban hành các văn bản hướng dẫn về chất lượng công trình xây dựng chuyênngànhgiaothông (68)
      • 2.4.6 Thực trạng công tác hướng dẫn, cung cấp thông tin về quản lý chất lượngcông trình giao thông đường bộ cho các chủ đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấphuyện,cấpxã (71)
      • 2.4.7 Thực trạng công tác chủ trì, phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải tỉnh vớiSở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về kiểm tra thường xuyên, địnhkỳtheo kế hoạch vàkiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xâydựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyênngành giao thông trênđịabàn (73)
      • 2.4.8 Thực trạng công tác phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồngvới Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng tổ chức giám định công trình xây dựng chuyênngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với côngtrình xây dựngchuyên ngành (74)
    • 2.5 Đánh giá thành quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong côngtác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ của SởGiao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tớinăm2020 (76)
      • 2.5.1 Kết quảđạt được (76)
      • 2.5.2 Những tồn tại,hạnchế (77)
      • 2.5.3 Phân tích nguyên nhân dẫn tới các tồn tại,hạn chế (78)
    • 2.6 Kết luậnchương2 (80)
  • CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢILÂM ĐỒNG LÀM CHỦĐẦU TƯ (81)
    • 3.1 Giới thiệu chung về công tác đầu tư xây dựng tại Sở Giao thông vận tải LâmĐồng (81)
      • 3.1.1 Vị trí và chức năng của Sở Giao thông vận tảiLâmĐồng (81)
      • 3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông vận tải tỉnhLâmĐồng (81)
      • 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnhLâmĐồng (82)
      • 3.1.4 Giới thiệu về Ban quản lý bảo trìđườngbộ (0)
    • 3.2 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý bảo trì đường bộ - SởGiao thông vận tảiLâmĐồng (0)
      • 3.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng thi công các dự án sửa chữa đường bộ trênđịa bàn tỉnhLâmĐồng (0)
      • 3.2.3 Một số tồn tại trong tổ chức quản lýdựán (93)
      • 3.2.4 Một số tồn tại và hạn chế của các chủ thể tham gia đầu tưxâydựng (94)
    • 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình sửa chữađường bộ trên địa bàn tỉnhLâmĐồng (96)
      • 3.3.1 Trong công tác lựa chọnnhàthầu (96)
      • 3.3.2 Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Quản lý bảo trì đường bộ - Sở Giaothông vận tảiLâmĐồng (0)
      • 3.3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượngcôngtrình (100)
      • 3.3.4 Giải pháp về kiểm soátchấtlượng (105)
    • 3.4 Kết luậnchương3 (106)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNHXÂYDỰNG

Dự án và dự án đầu tư xây dựngcôngtrình

1.1.1 Định nghĩa về dự án và dự án đầu tư xây dựng côngtrình Định nghĩa dự án: Theo Viện Quản lý Dự án HoaKỳ(PMI), “dự án (Project) là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụhaykết quả duynhất.“

Theo cách định nghĩa này, hoạt động dự án tập trung vào 2 đặc tính:

- Nỗ lực tạm thời: mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định nghĩa là mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc cụthể.

- Sản phẩm và dịch vụ là duy nhất: Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng và là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thểcó sự khác biệt so với những sản phẩm, dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự ánkhác.

- Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tươnglai.

- Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

- Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời giandài.

- Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xácđịnh.

- Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cáigì

-Dự án đầu tưlà cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

1.1.2 Phânloại các dự án đầu tư xây dựng côngtrình:

- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sửdụng.

- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tưcông.

- Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khácnhau.

Tại Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định:

- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhómC.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựnggồm:

+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốnkhác.

-Tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện, quản lý… riêng biệt.

Theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Xây dựng 2014 thì các bước lập, quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm 3 giaiđoạn:

Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng

Thực hiện đầu tư dự án xây dựng

Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng:

Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư gồm : Quy trình xin chủ đầu tư; quy trình quy hoạch; quy trình giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếucó)

- Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xemxét

- Quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dựán

- Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình:

Giai đoạn này các nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện đó là: Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án: Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); Khảo sát, đầu tư xây dựng; Thi công xây dựng công trình.

- Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa vào sửdụng:

Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau: Hoàn công công trình dự án xây dựng; Quyết toán, kiểm toán hạch toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Chứng nhận sở hữu công trình; Bảo hành công trình xây dựng và đưa vào sử dụng.

Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượngsảnphẩm

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội.

- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sửdụng.

- Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chí phí có thể chấp nhận được Nếu quá trình sản xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng sẽ không chấp nhận giá trị của nó, có nghĩa là giá bán cao hơn giá mà khách hàng chịu bỏ ra để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm. Như vậy ta thấy cách nhìn về chất lượng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau Xuất phát từ những quan điểm khác nhau, hiện có hàng trăm định nghĩa khác nhau về chất lượng sảnphẩm:

- TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng )tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa-TCVN5814-1994) Như vậy, “khả năng thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm. Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tínhkỹthuật, sự hoàn thiện của sản phẩm Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đồng hóa việc đầu tư vào đổi mới dâyc h u y ề n s ả n x u ấ t , c ô n g n g h ệ s ả n x u ấ t l à n â n g c a o c h ấ t l ư ợ n g s ả n p h ẩ m

T r o n g nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất ra với công nghệ quá lạc hậu Tuy nhiên, chất lượng đã vượt ra khỏi phạm vi của sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và nhờ những sản phẩm tốt mà được khách hàng tín nhiệm Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, doanh nghiệp còn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡngkỹthuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợkhác.

1.2.2 Quản lý chất lượng sảnphẩm

- Trước khi nói về quản lý chất lượng sản phẩm, cần hiểu được khái niệm của quản lý chất lượng “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng” (ISO9000:2000).

- Theo đó, có thể hiểu quản lý chất lượng sản phẩm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng của sản phẩm, bao gồm: lập chính sách chất lượng sản phẩm, hoạch định chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cải tiến chất lượng sảnphẩm.

- Doanh nghiệp cần phải quản lý chất lượng sản phẩm vì quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng là sự sống còn của doanh nghiệp và là yêu cầu của xãhội.

- Theo đó, nhờ có công tác quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cóthể:

1) Hạn chế hàng bị lỗi → Kiểm soát tốt chi phí → giúp giảm giá thành sản phẩm → nâng cao chất lượng sản phẩm → nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp.

- Nếu doanh nghiệp có càng ít hàng lỗi thì số lượng hàng phải sản xuất lại càng ít, giúp giảmbớtchiphísảnxuất(chiphínguyênvậtliệu,nhâncông…)đángkể.Khichiphí sản xuất tổng thể cho lô hàng đó giảm, thì sẽ làm giá thành của từng sản phẩm giảm nhưng giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm đó vẫn nguyên vẹn, vì thế giúp chất lượng sản phẩm được tăng lên, dẫn đến tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường Vì thế mà doanh nghiệp càng được nâng cao được năng lực cạnh tranh - sự sống còn của doanh nghiệp.

2) Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt (rất nhiều chủng loại sản phẩm ở trong và ngoài nước) → Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín sản phẩm và phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế Đây cũng là những yêu cầu của xãhội.

3) Tiết kiệm (chi phí, nguyên liệu…) → Bảo vệ môitrường.

Nếu hoạt động sản xuất diễn ra càng nhiều, một mặt doanh nghiệp tốn nhiều chi phí,mặt khác cũng gây hại cho môi trường vì sự gia tăng của chất thải sản xuất, hao tốn nhiên liệu Vì vậy, sản xuất cần được kiểm soát để bảo vệ môi trường - một yêu cầu của xãhội.

Chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trìnhxâydựng

1.3.1 Khái niệm về công trình xâydựng:

- Nói về “ công trình xây dựng” thì chắc chắn ai cũng sẽ hình dung đó là sản phẩm của ngành xây dựng do những người hoạt động trong lĩnh vực này tạo ra Hiểu đơn giản , công trình xây dựng là cái nhà, là trường học, là bệnh viện, là đường xá, là siêu thị, là chung cư,…tất cả những gì được xâydựng.

1.3.2 Khái niệm về chất lượng công trình xâydựng

Quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ là một trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước, trên cơ sở khái niệm về công tác quản lý nhà nước nói chung, tác giả đưa ra khái niệm công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ như sau:

Quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ là sự tổ chức, điều hành, điều chỉnh và tác động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ, nhằm điều chỉnh các hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.

1.3.3 Quản lý chất lượng công trình xâydựng

- Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ gồmcó:

+ Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ cần luôn luôn gắn liền với quy hoạch, sự an toàn và ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng nên nhà nước phải tăng cường quản lý.

+ Nhà nước quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ nhằm đảm bảo các hoạt động quản lý chất lượng công trình giao thông diễn ra theo đúng đường lối, chủ trương, kế hoạch đã định và tuân thủ các quy định của pháp luật; nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng; đảm bảo hài hòa các vấn đề về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xâydựng.

+ Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đạt chất lượng cao trong thời gian ngắn nhất, nhằm đáp ứng mục tiêu chính trị, xã hội; nhanh chóng phát huy hiệu quả vốn đầu tư; tránh lãng phí nguồn nhân lực Đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ.

+ Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ nhằm xử lý các vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng: Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định thông qua công tác kiểm tra hoặc do tổ chức, cá nhân phản ánh, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải kịp thời yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục, đồng thời đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng Các tổ chức, cá nhân có vi phạm ngoài việcphải chấp hành các yêu cầu khắc phục của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật còn bị công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức này trên trang thông tin điện tử Trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo thì cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được quyền tạm dừng thi công công trình và chỉ cho phép thi công sau khi chủ đầu tư và nhà thầu khắc phục các tồn tại, đảm bảo antoàn.

1.3.4 Nguyêntắc của quản lý chất lượng công trình xâydựng

- Luật Xây dựng quy định các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, trong đó bao gồm cả công trình giao thông đường bộ nhưsau:

+ Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình giao thông thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xâydựng.

+ Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

+ Đảm bảo tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng và công việc quy định.

+ Quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đảm bảo cho mọi địa phương, mọi chủ đầu tư, mọi nguồn vốn thống nhất.

+ Công trình giao thông đường bộ có những đặc thù riêng về công tác quản lý nhà nước phù hợp với loại hình công trình trên địa bàn.

+ Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

+ Quản lý nhà nước về bảo hành, bảo trì, khai thác và vận hành công trình.

Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình theo cácgiai đoạndựán

- Công tác xây dựng thể chế cho công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, thể hiện rõ ràng nhất là Quốc hội đã ban hành Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Trên cơ sở Luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 06/202/NĐ – CP về quy định chi tiết về một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình Với những hành lang pháp lý như vậy về cơ bản đã đủ điều kiện để quản lý chất lượng công trình xâydựng.

1.4.1 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xâydựng:

- CLCTXD là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững Đặc biệt ở nước ta vốn đầu tư từ NSNN, DN và nhân dân chiếmtỷtrọng rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng Vì vậy, để tăng cường quản lý dự án (QLDA), CLCTXD, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phươngđã:

- Ban hành các văn bản pháp quy như luật, nghị định, thông tư, các tiêu chuẩn,quyphạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện QLCLCTXD.

- Đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và QLCLCTXD nóiriêng.

- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giámđịnh.

- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO9001:2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liênngành.

Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để QLCLCTXD Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư (CĐT), CĐT, ban quản lý dự án (BQLDA), các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp) thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu công trình xâydựng.

1.4.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình ở giaiđoạn chuẩn bị đầutư:

- Chủ đầu tư là người chủ đồng vốn bỏ ra để đặt hàng công trình xây dựng, họ là người chủ đưa ra các yêu cầukỹthuật đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu trong lập dự án, khảo sát, thiết kế đến giai đoạn thi công xây lắp, vận hành, bảo trì, vì vậy họ là chủ thể quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình xây dựng Đối với chủ đầu tư là vốn của tư nhân, của nước ngoài thì việc quản lý dự án nói chung cũng như quản lý chất lượng nói riêng được hết sức quan tâm, từ quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ thiết kế đến cả giai đoạn thi công xây lắp, bảo trì Trừ công trình nhỏ lẻ họ tự quản lý, còn đa số các dự án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện quản lý chất lượng công trình thông qua các hình thức: tổ chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát độc lập để kiểm tra chất lượng công trình suốt vòng đời của dự án Trường hợp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư là ai? Các chủ đầu tư hiện nay không phải là chủ đồng tiền vốn đầu tư, thực chất chủ đầu tư được nhà nước ủy nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải là chủ thực sự, mà được thành lập thông qua quyết định hành chính Thực trạng hiện nay nhiều chủ đầu tư không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dưng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản lý chất lượng công trình còn rất hạnchế.

- Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn củaNhà nước, và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, giám sát, thiết kế tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn đơn vị Bên cạch một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống, lâu năm, có đủ năng lực, trình độ,uytín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế năng lực còn hạn chế,thiếuhệthốngquảnlýchấtlượngnộibộ.Mặtkhác,kinhphíchocôngviệcnày còn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa cao, còn nhiều sai sót:

- Đối với giai đoạn lập dự án: Khảo sát chưa kỹ, lập dự án theo chủ quan của chủ đầu tư Khâu thẩm định dự án chưa được coi trọng Các ngành tham gia còn hình thưc, trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạnchế.

- Đối với lĩnh vực khảo sát, thiết kế: Khảo sát phục vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu độ tin cậy Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát, thiết kế chưa đủ, chưa tốt còn tình trạng khoán trắng cho cá nhân Công tác thẩm định còn sơ sài, hìnhthức.

1.4.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình ở giaiđoạn thực hiện đầu tư dự án xâydựng

- Trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác QLCLCTXD, đólà:

1 Những quy định về việc đảm bảo CLCTXD trong Luật Đấu thầu còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa chất lượng và giá dự thầu Đó là những quy định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về CLCTXD trong hồ sơ mời thầu Đặc biệt là quy định lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng, đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dựán.

2 Nhữngquyđịnh chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý chất lượng còn thiếu cụ thể, chế tài chưa đủ mạnh để răng đe phòngngừa:

+ Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế tài đối với CĐT khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng; đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi phạm các quy định về QLCLCTXD

Những kết quả đạt được và tồn tại trong quản lý chất lượng công trình đầu tưxâydựng

1.5.1 Những kết quả đạt được trong quản lý chất lượng công trình đầu tư xâydựng

- Trong những năm gần đây, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi Đó là việc đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển cùng với sự phát triển nhanh của các công trình nhằm đáp ứng yêu cần của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng:

Tỷ lệ cắt giảm giá trị tổng mức đầu tư sau thẩm định năm 2015 là 1,8%, năm 2016 là 0,97%, năm 2017 là 3,67%, năm 2018 là 1,29%;Tỷlệ cắt giảm giá trị dự toán sau thẩm định năm 2015 là 5,02%, năm 2016 là 5,87%, năm 2017 là 3,8%, năm 2018 là 3,91%;Tỷlệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế do Bộ Xây dựng thẩm định năm 2015l à 1 7 , 5 % , n ă m 2 0 1 6 l à k h o ả n g 3 , 4 7 % , n ă m 2 0 1 7 l à k h o ả n g 2 0 % ; d o c á c đ ị a phương thẩm định năm 2015 là 26,4%, năm 2016 là khoảng 35,96%, năm 2017 là34,2%; năm 2018 là 35,8% Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn thực hiện dự án và đưa công trình vào sử dụng Chất lượng các công trình xây dựng trong cả nước về cơ bản được đảm bảo, chất lượng các công trình trọng điểm, có quy mô lớn được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, đưa vào vận hành, khai thác an toàn,hiệu quả.Thông qua kiểm tra trong quá trình thi côngxâydựng và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng đã phát hiện một số tồn tại, sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng, thi công, giám sát thi công xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu chấn chỉnh và sửa đổi, bổ sung kịp thời Công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng có chuyển biến tích cực.Tỷlệ tai nạn lao động trong thi công xây dựng giảm qua từngnăm.

Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Công an ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp số 01/QCPH- BCA-BXD ngày 13/02/2018 trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình; đã mang lại hiệu quả, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính Một số địa phương cũng đã ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực xây dựng, phối hợp thực hiện các hoạt động cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan, giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liênquan

Tại tỉnh Lâm Đồng, công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường thực hiện góp phần tích cực nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo hiệu quả sử dụng của công trình Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý với quan điểm tăng cường phân cấp cho cấp huyện, vì vậy đối với công tác này cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình trên địa bàn toàn tỉnh Việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực Năm 2016, qua thẩm định đối với 141 hồ sơ (141/168 hồ sơ) với tổng giá trị dự toán trình thẩm định là 1.112tỷđồng, sau thẩm định đã cắt giảm 38,125tỷđồng(tỷ lệ cắt giảm đạt 3,42 %) Năm 2017,tỷlệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án đạt0,53%, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm định Thiết kế - dự toán đạt 4,46% so với dự toán trình thẩm định Năm 2018,tỷlệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án vào khoảng0,02% tổng mức đầu tư, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm định thiết kế - dự toán đạt khoảng 4,61% so với dự toán trình thẩm định Năm 2019,tỷlệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án vào khoảng 0,12%,tỷlệ cắt giảm chi phí sau thẩm định Thiết kế - dự toán đạt 2,3% so với dự toán trình thẩm định Chất lượng các công trình xây dựng trong tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, đảm bảo công trình đưa vào vận hành, khai thác an toàn, có hiệu quả Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp và công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựngcủacácchủđầutư,đảmbảoantoànlaođộngcủachủđầutưtrênđịabàntrong các huyện, thành phố; kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn nâng cáo chất lượng công tác quản lý theo phân cấp.

Hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh đến nay có tổng chiều dài 8448.76 km gồm 19,2 km đường cao tốc; 507,5km đường quốc lộ; 346,7km đường tỉnh, 616,84 km đường đô thị; khoảng 7020,6 km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn trong đó:

+ Đường cao tốc: Đoạn Liên Khương - chân đèo Prenn dài khoảng 19,2 km theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại B được đầu tư và khai thác từ năm 2008.

+ Đường quốc lộ: Gồm 6 tuyến Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, Quốc lộ 28, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 27C và Quốc lộ 55 với tổng chiều dài trên địa bàn khoảng 507,5km; trong đó được rải bê tông nhựa và láng nhựã toàn bộ, hệ thống đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV đến cấp III miền núi.

+ Đường tỉnh: Gồm 4 tuyến đường tỉnh ĐT.721, ĐT.722, ĐT.724 (đoạn Liên Hung - Đầm Ròn), ĐT.725 với tổng chiều dài 346,7km (nhựa là 78,6%, bê tông xi măng 12,4%, đất là 9%) trong đó tuyến ĐT.722 vẫn còn gián đoạn, còn khoảng 17,3 km chưa đầu tư.

+ Đường đô thị: Đường đô thị của Lâm Đồng tập trung ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các thị trấn huyện lỵ Trong đó một số đoạn quốc lộ qua nội thị, nội thành cũng trở thành các trục phố chính Tổng chiều dài đường đô thị hơn 616,84km (nhựa là 76,8%, bê tông xi măng 7,5%, đất 15,7%) Đường nội thị Đà Lạt, Bảo Lộc và một số huyện đã được nâng cấp theo hướng chỉnh trang đô thị.

+ Đường huyện, đường xã, đường GTNT: Có tổng chiều dài khoảng 7020,6 km, với tỷ lệ cứng hóa 84%; số xã có đường giao thông đến trung tâm xã 111/111 xã, đạttỷlệ100%.

+ Công tác quản lý, bảo trì đường bộ: Cơ quan chức năng và các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì đường bộ, từng bước xử lý tình trạng hư hỏng, xuống cấp, khắc phục kịp thời các sự cố sạt lở trong mùa mưa bão, đảm bảo được giao thông thông suốt trên các tuyến đường quản lý, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

+ Công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số1933/QĐ-ƯBNDngày09/9/2015vềKếhoạchlậplạitrậttựhànhlangantoàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020; Sở Giao thông vận tải đã phối họp các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng và triển khaiQuychế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; qua đó, hành lang an toàn đường bộ được quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đườngbộ.

+ Công tác quản lý chất lượng công trình giao thông: Các sở, ban, ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng dự án giao thông đầu tư trên địa bàn đảm bảo chất lượng, hiệu quả; đồng thời, kịp thời phát hiện, khắc phục, xóa bỏ một số điểm đen trên một số tuyến đường, như: ĐT.725 (đoạn Km 13 - Kml4 qua thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm); Quốc lộ 27 (tại Kml09+900 và Kml41) và Quốc lộ 27C (đoạn Km66+500 - Km66+700, Km78+200 -Km78+500).

1.5.2 Những tồn tại trong quản lý chất lượng công trình đầu tư xâydựng

Bên cạnh những kết qủa đã đạt được, việc thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Tình trạng dự án đầu tư xây dựng bị kéo dài thời gian thực hiện so với quy định vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư; Việc chuẩn bị hồ sơ dự án, thực hiện thủ tục hành chính và triển khai đầu tư xây dựng của một số chủ thể còn chưa tuân thủ quy định pháp luật Một số chủ đầu tư, tư vấn còn chưa chú trọng công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế, nhiều hồ sơ không đủ thành phần, nội dung và chất lượng không đạt yêu cầu, chưa phân bổ thời gian hợp lý cho từng giai đoạn thực hiện dự án, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Việc phân công, phân cấp trong hoạt động đầu tư xây dựng còn chưa phù hợp, chưa tương xứng với điều kiện, năng lực thực hiện của các chủ thể Bên cạnh đó, một số công trình xây dựng đang khai thác, sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp do thiếu chú trọng trong công tác bảo trì công trình Trong đó không ít các công trình đãxảyra mất an toàn về chất lượng công trình, về môi trường, an toàn phòng, chống cháy nổ làm ảnh hưởng lớn tới an toàn của người dân, cộng đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản Trong quá trình thực hiện phá dỡ tại một số công trình xây dựng thuộc đối tượng phải phá dỡ còn gặp khó khăn, bấtcập.

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều có gắng trong việc đảm bảo, nâng cao, kiểm soát chất lượng công trình và cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể Tuy nhiên, số lượng công trình kém chất lượng hoặc vi phạm về chất lượng vẫn còn xảy ra, làm tốn kém về nguồn kinh phí khắc phục, thậm chí tính mạng con người và gây nhiều bức xúc trong xã hội Những sai sót chủ yếu được phát hiện như: Nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không có chỉ huy trưởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy trưởng công trường không đúng với hồ sơ dự thầu lập phương án thi công thiếu chi tiết, chưa phù hợp thực tế; chưa có quy trình bảo trì công trình xây dựng; mua bảo hiểm không đầy đủ; Tài liệu khảo sát địa chất thủy văn, tính toán thủy lực chưa đầy đủ…Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư không chấp hành việc báo cáo định kỳ về chất lượng công trình cho cơ quan quản lý nhà nước theoquyđịnh, mặc dù chỉ một lần mỗi năm, chỉ khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng mới có được các thông tin về tình hình thi công, chất lượng côngtrình.

Giai đoạn 2016-2019, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 04 sự cố công trình (trong đó có 02 sự cố công trình cấp 2 và 02 sự cố công trình cấp 3): Sự cố sạt lở đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt Sở Xây dựng đã thành lập Đoàn công tác, phối hợp với các Sở, ngành và UBND thành phố Đà Lạt tổ chức kiểm tra các công trình nhà ở tại khu vực xẩy ra sự cố (kiểm tra, khoan địa chất, ) và đã báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra và đề xuất các giải pháp xử lý Sự cố sập sàn phòng học trường THCS và THPT Đống Đa, thành phố Đà Lạt, Sở Xây dựng đã thực hiện ngay việc kiểm tra, đánh giá về sự cố sau khi nhận được thông tin; một phần ô sàn có kích thước 4,12mx4m của phòng học số 18 (tầng 1) thuộc dãy phòng học chính bị sập hoàn toàn rơi xuống phía dưới phòng tin học với chiều cao hơn 3m Sự cố xảy ra làm 14 học sinh bị thương (trong đó: 2 học sinh chấn thương vùng đầu không phát hiện chấn thương sọ, 1 học sinh bị rạn xương chậu), các học sinh đã được sơ cấp cứu kịp thời, hiện không có nguy hiểm đến tính mạng Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng đã có báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra Sự cố công trình sữa chữa thi công cầu Đại Ninh tại Km 189+100 Quốc lộ 20 tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Công trình giao thông cấp III, cấp sự cố cấp II (01 người chết) Tất cả các sự cố đều được phát hiện kịp thời và xử lý đúng quy trình và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra Hậu quả các sự cố xảy ra như sau: 02 người chết, 14 người bịthương

Kết luậnchương1

Trong chương 1 của luận văn, học viên đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến công trìnhxâydựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng Bên cạnh đó học viên đã phân tích công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình theo các giai đoạn dự án và khái quát thực trạng những kết quả và những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGCÔNG TRÌNHXÂYDỰNG

Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượngcôngtrình

2.1.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

- Trong quá trình áp dụng Luật Xây dựng năm 2014 còn có nhiều bất cập, và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14 Và gần đây nhất là ngày 17/6/2020, tạikỳhọp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội ban hành Luật số 62/2020/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trừ một số trường hợp quy định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2020 Sau đây là tổng hợp một số điểm mới của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 so với Luật Xây dựng năm

2014 đối với dự án sử dụng vốn đầu tưcông:

1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệmặthẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư với thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng, cụthể:

+ Người quyết định đầu tư thẩm định để quyết định đầu tư xây dựng;

+ Chủ đầu tư thẩm định để phê duyệt thiết kế xây dựng, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng;

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

2 Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thựchiện.

3 Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểmặtrách nhiệm dân sự đối với bên thứba.

4 UBND cấp huyện không còn thẩm quyền trong việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phânkhu.

5 Yêu cầu phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhómA.

6 Bổ sung mới các công trình được miễn giấy phép xây dựng Thời gian cấp giấy phép xây dựng được rút ngắn 10 ngày (từ 30 ngày xuống còn 20ngày).

7 UBND cấp tỉnh có thẩm quyền được cấp phép xây dựng choông trình cấp đặcbiệt.

8 Người quyết định đầu tư xây dựng có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, quyết toán vốn đầu tư xây dựng Việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công So với Luật Xây dựng năm 2014 thì người quyết định đầu tư xây dựng không còn phê duyệt thiết kế, dự toán xâydựng.

9 Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩmđịnh.

10 Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công ít nhất là 03 ngày làmviệc.

11 Không còn quy định điều kiện “được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình” khi khởi công xây dựng côngtrình.

12 Chủ đầu tư xây dựng công trình phải xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầutrình.

13 Chỉ yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với một sô chức danh: Giám đốc quản lý dự án, Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm khảo sát thiết kế;Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn giám sát thi công xây dựng; Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Chủ trì định giá xây dựng Không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề đối với: An toàn lao động, Cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; Kiểm định xây dựng; Chỉ huy trường côngtrình.

14 Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm: Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Khảo sátxâydựng; Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Thi công xây dựng công trình;

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình Bổ sung thẩm quyền của Tổ chức xã hội nghề nghiệp được cấp chứng chỉ nănglực.

15 Việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng vàquyđịnh của pháp luật về đầu tư công Chủ đầu tư chịu trách nhiệmặtrước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán, quyết toán trong hồ sơ thanh toán, quyếttoán.

16 Thay thế cụmặtừ “vốn ngân sách nhà nước”, “vốn nhà nước” bằng cụmặtừ “vốn đầu tư công” và cụmặtừ “tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng” bằng cụmặtừ “quản lý chi phí đầu tư xâydựng”.

Như vậy, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã khắc phục những hạn chế còn tồn đọng của bộ luật cũ, tháo gỡ toàn diện, triệt để các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là đã rà soát lại quy định của các luật có liên quan để không chồng chéo Luật đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận tiện, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp, từ đó tiến tới hoàn thiện một hành lang pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế đấtnước.

2.1.2 Nghị định số 06/2021/ NĐ -CP

Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật xây dựng năm 2020 và kết quả tổng kết quá trình thực hiện Nghị định 46/2015/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định kế thừa các nội dung ưu việt của Nghị định 46/2015/NĐ-CP; hoàn thiện, bổ sung một số nội dung các nội dung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa thể hiện trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP So với Nghị định46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 củaChính phủ có một số nội dung mới nhưsau:

1 Nội dung quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ đã đượcquyđịnh tại Điều 9 Các nội dung về thiết kế, giám sát, thi công xây dựng đã được quy định tương đối cụ thể, căn cứ vào điều kiện cụ thể người dân có thể dễ dàng ápdụng:

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trìnhxâydựng

2.2.1 Một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thôngđường bộ của Sở Giao thông vậntải

Nội dung công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thôngđường bộ của Sở Giao thông vận tải theo lĩnh vực quản lý:

Hiện nay theo Quyết định số 630/QĐ-SGTVT ngày 1/8/2016 thì Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ cho 3 phòng chức năng gồm có: Phòng Kế hoạch- tài chính; Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông và Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. a) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý chất lượng công trình giaothông

Theo Quyết định số 630/2016/QĐ-SGTVT ngày 1/8/2016 về ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng chức năng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì:

Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.

+ Phòng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình giao thông.

+ Tham mưu giám đốc Sở xử lý sự cố công trình, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

Sở quản lý đối với các dự án công trình xây dựng chuyên ngành.

+ Tham mưu thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình, kể cả công trình duy tu, sửa chữa; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, kết luận và đề xuất phương án xử lý.

+ Thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán; thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu đối với các công trình giao thông theo phân cấp.

+ Tham mưu cho giám đốc Sở về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Sở giao. b)Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch - Tàichính

Theo Quyết định số 630/2016/QĐ-SGTVT ngày 1/8/2016 về ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng chức năng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì:

Tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý công tác tài chính kế toán, tài sản, công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn của ngành.

+ Thực hiện thẩm định dự án, điều chỉnh dự án, góp ý báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

+ Tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư đối với các dự án do Sở làm chủ đầu tư gồm: soạn thảo hợp đồng, theo dõi công tác giải ngân và thanh quyết toán.

+ Tham mưu phân khai và thực hiện nghiệp vụ kế toán nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; quản lý nguồn thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Sở.

+ In, quản lý và cấp phát sử dụng biên lai thu phí, lệ phí ấn chỉ thuộc thẩm quyền quản lý và sử dụng của Sở.

+ Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở lập kế hoạch năm và thực hiện việc thanh, quyết toán mua sắm, sửa chữa, trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc của cơ quan; theo dõi, kiểm kê, báo cáo tài sản của cơ quan theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. c)Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giaothông

Theo Quyết định số 630/2016/QĐ-SGTVT ngày 1/8/2016 về ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng chức năng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì:

Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông.

+ Quản lý và triển khai thực hiện các quy hoạch thuộc ngành giao thông vận tải trên địa bàntỉnh.

+ Tổ chức quản lý, bảo trì công trình giao thông đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được uỷ thác quản lý.

+ Phối hợp Phòng Kế hoạch – Tài chính lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức triển khai thực hiện theo quyđịnh.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định.

+ Tham mưu Giám đốc Sở trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định: phân loại đường thuỷ nội địa; công bố luồng, tuyến đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa; công bố cảng thuỷ nội địa; cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông theo thẩm quyền.

+ Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Tham mưu Giám đốc Sở có ý kiến đối với các dự án xây dựng công trình trên đường thuỷ nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thuỷ nội địa địa phương theo quy định; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc Trung ương uỷ thác quản lý; cấp phép lưu hành xe quá khổ, quá tải, xe bánh xích,… lưu thông trên đường bộ theo quy định.

+ Quản lý, xửa lý tài sản nhà nước thu hồi từ các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.

+ Thành viên nghiệm thu các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng do Sở quản lý; kiểm tra các nhận hết thời gian bảo hành và nhận bàn giao công trình để đưa vào quản lý, khai thác sử dụng theo đúng quy định về phân cấp quản lý.

+ Theo dõi, cập nhật, tổng hợp, báo cáo số liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của ngành; báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao

Năng lực của các phòngđược giaotráchnhiệm quản lý nhà nước vềchấtlượngcông trình giao thôngcủa Sở Giao thông vận tải

- Có thể đánh giá chung về năng lực cán bộ của các Phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình giaothông: a) Về ưuđiểm:

Các mô hình quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ trên địa bàntỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tớinăm2020

2.3.1 Vai trò của Sở GTVT Lâm Đồng quản lý chất lượng công trình giaothôngđường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tới năm2020

Tình hình đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ và giá trị nguồn vốn được giải ngân (ước tính) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tới năm 2019 được tổng hợp tại số liệu Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng

Số dự án, công trình đầu tư xây dựng công trình Trong đó: 56 62 79 118 145

Công trình đường ô tô cao tốc các loại 0 0 0 0 0

Công trình đường ô tô và cầu đường bộ 49 56 71 108 140

Công trình đường nông thôn 7 6 8 10 5

Tổng vốn đầu tư được giảingân cho lĩnh vực xây dựng (tỷđồng) 1.352 1.699 1.928 2.183 2.403

Qua số liệu Bảng 2.1 thấy số công trình đường ô tô những năm gần đây tăng mạnh, công trình đường ô tô cao tốc các loại chưa được đầu tư, (công trình bến phà đường bộ không đầu tư do tỉnh Lâm Đồng đặc thù là tỉnh miền núi cao nguyên) công trình đường nông thôn có sự đầu tư rất hạn chế mặc dù nguồn vốn tănglên.

Nguyên nhân là do đường cao tốc Trung ương chưa đầu tư vì nguồn vốn lớn; đối với đường địa phương tỉnh chủ yếu tập trung đầu tư các tuyến đường trục chính liên huyện, các tuyến đường về trung tâm xã; đối với các tuyến đường nông thôn chưa được đầu tư nhiều do nguồn vốn tỉnh còn hạn hẹp nên phân bổ chưa đáp ứng nhucầu.

Số lượng các công trình giao thông trên địa bàn do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý được phân theo nhóm công trình theo số liệu Bảng 2.2 Qua số liệu Bảng 2.2 có thể thấy từ năm 2015 tới năm 2019 chủ yếu Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý là các dự án có quy mô công trình nhóm C, một ít nhóm B và hoàn toàn không có nhóm A.

Bảng 2.2 Thực trạng về phân nhóm công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tổng số dự án, công trình đầu tư xây dựng

Số công trình thuộc nhóm A 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Số công trình thuộc nhóm B 2

Số công trình thuộc nhóm C 54

Số lượng các công trình giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý từ năm 2015 tới năm 2019 được phân theo cấp công trình theo số liệu Bảng 2.3:

Qua số liệu Bảng 2.3 có thể thấy từ năm 2015 tới năm 2019 chủ yếu các công trình giao thông đường bộ được đầu tư chịu sự quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là các công trình cấp 3 và cấp 4, công trình cấp 2 là rất ít, công trình cấp

1 và cấp đặc biệt chưa được đầu tư.

Bảng 2.3 Số lượng công trình giao thông đường bộ được đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ nguồn ngân sách nhà nước phân theo cấp công trình

Tổng số dự án, công trình đầu tư xây dựng

145 (100%) Công trình cấp đặc biệt 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Nhìn chung từ giai đoạn năm 2015 tới năm 2019 có nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ được khởi công mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ nhiều nguồn vốn, các công trình đầu tư xây dựng đã phần nào phát huy hiệu quả đầu tư nói chung và đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói riêng.Các mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam

2.3.2 Đặcđiểm các dự án, công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh

LâmĐồng thực hiện từ năm 2015 tới năm 2020 có ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng công trình giaothông

Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2015 tới năm 2019 có các đặc điểm chính như sau có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng như:

+ Lâm Đồng là tỉnh miền núi Tây Nguyên, các mặt tỉnh đều tiếp giáp với núi, tỉnh Lâm Đồng có văn hoá phong phú đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên do đó các dự án, công trình giao thông đường bộ trên địa bàn phục vụ cho ngành phát triển du lịch, văn hoá lịch sử và đặc biệt phát triển ngành nông, lâm sản cho người dân tộc trên vùng Do đó các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn có ý nghĩa kết nối giữa tỉnh Lâm Đồng với các địa phương lân cận và cũng là kết nối với phương tiện giao thông khác trong tỉnh nên công tác quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng cần quán triệt vấn đềnày.

+ Số lượng các dự án, công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tăng theo từng năm, cụ thể năm 2015 Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý 56 dự án, công trình giao thông đường bộ tuy nhiên tới năm 2019 thì Sở Giao thông vận tải tỉnh quản lý tới

145 dự án, công trình giao thông đường bộ Qua đó cho thấy số lượng dự án, công trình giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng.

+ Các dự án, công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khá đa dạng và phong phú về loại hình công trình như: công trình đường ô tô, đường nông thôn, cầu đường bộ Các công trình giao thông đường bộ đa dạng về nguồn vốn đầu tư xây dựng như: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách, nguồn vốn khác… Và đa dạng về quy mô công trình từ cấp II tới cấp IV, chưa có công trình cấp đặc biệt và cấp 1 Trong đó công trình cấp III, IV chiếm tỷ lệ chủ yếu (chiếm trên 50% tổng số lượng côngtrình).

+ Chủ đầu tư của các dự án, công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là rất phong phú: chủ đầu tư do nhà nước giao, chủ đầu tư là tư nhân… nên công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thường gặp khó khăn do phải quản lý nhiều loại hình chủ đầu tư.

+ Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường đòi hỏi sự kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực xung quanh, bên cạnh đó có nhiều công trình giao thông có khối lượngthicông lớn, thời gian thực hiện lâu dài, có công trình vừa khai thác vừa thi công đồng thời công nghệ thi công xây dựng công trình giao thông trên địa bàn nói chung ngày càng được nâng cao, áp dụng các quy trình công nghệ mới và hiện đại hơn rất nhiều Do vậy việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông của Sở Giao thông đường bộ là tương đối khó, đặc biệt trong công tác thẩm định thiết kế và dựtoán.

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thôngđường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tới năm

2.4.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thôngđường bộ để trình phê duyệt dựán

Tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giaothông đường bộ để trình phê duyệt dự án

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các chủ đầu tư thực hiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (thiết kế cơ sở) thông qua hợp đồng tư vấn với các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng Một số đơn vị tư vấn lập báo cáo đầu tư xây dựng giao thông đường bộ thườnglàmviệc với Sở Giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng như: trung tâm tư vấn xây dựng của Sở Xây dựng, Công ty tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Lâm Đồng và nhiều đơn vị có năng lực khác trên địa bàn… Theo phân cấp nhà nước quy định hiện nay thìSởGiao thông vận tải tỉnhLâm Đồng có trách nhiệm thẩm định với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do UBND tỉnh Lâm Đồng là cấp quyết định đầu tư có quy mô tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng (trừ các công trình giao thông trong thị thuộc thẩm quyền phân cấp của tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng quản lý và thẩm định).

Trình tự các bước thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng được thực hiện như sau:

- Sau khi nhận được hồ sơ của các chủ đầu tư, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng giao tiến hành giao cán bộ chuyên môn và thành lập Hội đồng thẩm định dự án để xem xét hồ sơ theo quyđịnh.

- Nội dung xem xét thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của

Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng baogồm:

+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến.

+ Sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật khuvực;

+ Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.

Thời gian qua công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng nhìn chung đạt kết quả tương đối tốt, số dự án thiếu chính xác về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và xã hội của dự án nhìn chung là tương đối thấp, công trìnhxâydựng phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của địa phương, quy hoạch ngành ngày càng được cải thiện hơn Các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã cố gắng xây dựng trên vùng có nguyên liệu sẵn có và vị trí xây dựng đã lựa chọn thuận lợi hơn về mặt địa chất và địahình.

2.4.1.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông đường bộ để trình phê duyệt dự án

Thời gian vừa qua công tác thẩm định dự án đầu tưxâydựng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng còn một số tồn tại nhưsau:

+ Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng phân công cán bộ tham gia hội đồng thẩm định dự án, công trình giao thông đường bộ có lúc còn chưa thực sự phù hợp như: cử cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng dân dụng, thuỷ lợi… thẩm định công trình giao thông đường bộ hay như cử cán bộ trẻ mới ra trường tham gia thẩm định các dự án, công trình giao thông có quy mô lớn, phức tạp mà không có người kèm cặp (Có tới hơn 30% số dự án, công trình phân công cán bộ thực hiện thẩm định chưa hợp lý…)

+ Về quy trình thẩm định: hiện nay Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng chưa có quy trình thẩm định thống nhất giữa các loại công trình, đồng thời quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh còn chưa hoàn chỉnh.

+ Còn tồn tại tình trạng mượn hồ sơ, chứng chỉ năng lực hành nghề của các tô chức, cá nhân tham gia công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông mà các cán bộ thẩm định của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng chưa kịp thời phát hiện ra Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của đơn vị.

+ Về công tác tổ chức thẩm định hiện nay chủ yếu cũng vẫn là mời các cán bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng mà chưa mời các chuyên gia bên ngoài cũng như chưa có tiêu chí đánh giá năng lực của chuyên gia để làm cơ sở mởi chuyên gia tham gia ý kiến về các công trình được thẩm định Chưa có quy định chế tài thưởng hay xử lý những cán bộ cố tình làm sai trong quá trình thẩm định.

+ Năng lực công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của một số cán bộ Sở Giao thông vận tải chưa thực sự tốt thể hiện qua việc chưa kịp thời phát hiện ra các sai phạm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng như:Mộtsốdự ánđầutư xây dựngc ô n g trình giaothông b ị chậmtiếnđộd o thẩm định chưa kịp thời cán bộ thẩm định của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng phát hiện ra sai phạm, điểm vô lý về tiến độ thực hiện.

+ Vận chuyển vật liệu đất đá với cự ly dưới 20km không áp dụng theo định mức 588/ QĐ-BXD ngày 29/5/2014 mà sử dụng cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quyết định số 33/2011/QĐ-UBND năm 2011 dẫn tới chi phí vận chuyển cao bị tăng đột biến.

+ Một số dự án chưa phù hợp giữa thiết kếcơsở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình giao thông Có dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do tư vấn lập chưa phù hợp giữa thiết kế cơ sở với vị trí, địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực như dự án; hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng chưa phù hợp với loại, cấp công trình….tuy nhiên chưa được cán bộ thẩm định của Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng phát hiện kịpthời.

Đánh giá thành quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong côngtác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ của SởGiao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tớinăm2020

bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 tới năm2020

Thời gian vừa qua, mặc dù công tác đầu tư xây dựng các công trình nói chung và công trình giao thông nói riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày một mạnh mẽ, tạo nhiều áp lực lên các đơn vị quản lý nhà nước như Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng Thời gian vừa qua, trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Về bộ máy quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ: Sở Giao thông vận tải đã cố gắng cơ cấu, hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ trên toàn địa bàn tỉnh LâmĐồng.

+ Đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về chất lượng công trình xây dựng Đồng thời đã hướng dẫn cho các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng, UBND các huyện các xã trên địa bàn thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình giao thông.

+ Kịp thời phối hợp cùng Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng xử lý các sự cố về chất lượng công trình, báo cáo kịp thời Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về tình hình quản lý chất lượng công trình giao thông để báo cáo lên UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Giao thông vận tải kịp thời.

Bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn sáu tồn tại, hạn chế chính trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông đường bộ của SởGiao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thời gian vừa qua như sau:

(1) Tồn tại công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ để phê duyệt dự án: còn cử cán bộ thẩm định chưa phù hợp với dự án, công trình giao thông đường bộ, nhiều công trình được thẩm định còn sai sót, chưa phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, địa điểm xâydựng…

(2) Tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình giao thông: còn hiện tượng cử cán bộ thẩm định chưa phù hợp với dự án, công trình giao thông đường bộ, còn một số gói thầu thẩm định thiết kế và dự toán nhưng còn sai sót như tính trùng lặp khối lượng, áp sai đơn giá, định mức, chưa áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phùhợp…

(3) Tồn tại, hạn chế trong công tác chủ trì, phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng với Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn: còn chưa kịp thời phát hiện và nhắc nhở các chủ thể vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng; tỷ lệ để xảy ra các vi phạm còn cao theo từngnăm….

(4) Tồn tại, hạn chế trong kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh: còn hiện tượng chấp nhận nghiệm thu công trình xây dựng có chất lượng chưa cao, biên bản nghiệm thu còn có sai sót, chưa đúng quy định.

(5) Tồn tại, hạn chế trong công tác trực tiếp ban hành và tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành giao thông:công tác ban hành và tham mưu cho UBND tỉnh còn chậm trễ, chưa đầy đủ văn bản cần thiết cho các chủ thể và địa phương của tỉnh LâmĐồng.

(6) Tồn tại, hạn chế trong công tác hướng dẫn các chủ thể, UBND cấp xã, cấp huyện về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành giao thông: Sở Giao thông vận tải chưa kịp thời hướng dẫn các chủ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông chuyênngành…

2.5.3 Phântích nguyên nhân dẫn tới các tồn tại, hạnchế

Dẫn tới các tồn tại, hạn chế là xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:

Các nguyên nhân khách quan dẫn tới tồn tại, hạn chế gồm có:

(a) Tỉnh Lâm Đồng đang trong thời kỳ phát triển, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện nên chưa thu hút được nhiều đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công có năng lực và chuyên môngiỏi.

(b) Năng lực của một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa thực sự tốt, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông của Sở Giao thông vận tải tỉnh LâmĐồng.

(c) Địa hình của tỉnh Lâm Đồng nhìn chung đa dạng và phức tạp: tỉnh Lâm Đồng mang đặc thù của miền núi Tây Nguyên, diện tích bằng phẳng thì ít mà núinontrùng trùng điệp điệp, hệ thống giao thông đi lại chưa được thuận tiện, nhiều nơi phải di chuyển vật liệu, máy móc bằng sức thồ động vật Địa chất của vùng thuộc loại phức tạp, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, mưa nhiều kéo theo lũquét).

(d) Thời gian vừa qua, Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành liên tục các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, nhưng chưa kịp ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn cụ thể nên còn gây lúng túng cho cán bộ quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng khi triển khai thực hiện theo nội dung của các quy định pháp lýnày.

Kết luậnchương2

Trong chương 2 của luận văn, học viên đã trình bày những cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng như cơ sở pháp lý và các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng Đưa ra một số cơ sở quản lý chất lượng công trình, mô hình quản lý dự án theo Luật Xây dựng; mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; Việc thực thi pháp luật đối với hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể có tác dụng giúp các chủ thể thực hiện đầy đủ các nội dung trình tự quy định của Nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng công trình xâydựng.

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢILÂM ĐỒNG LÀM CHỦĐẦU TƯ

Giới thiệu chung về công tác đầu tư xây dựng tại Sở Giao thông vận tải LâmĐồng

3.1.1 Vị trí và chức năng của Sở Giao thông vận tải LâmĐồng

Căn cứ vào Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì vị trí, chức năng của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng như sau:

+ Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quảnlýnhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác,duytu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh.

+ Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vậntải.

+ Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông vận tải tỉnh LâmĐồng

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày14/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chứcnăng,nhiệmvụ,quyềnhạnvàcơcấutổchứccủacơquanchuyênmônvềgiao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh LâmĐồng

Theo Quyết định số 630/QĐ-SGTVT ngày 01/8/2016 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng ban hành về chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng , hiện nay cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng gồmcó: a) Văn phòngSở. b) Thanh tra Sở. c) Phòng Pháp chế - Antoàn. d) Phòng Kế hoạch - Tàichính. đ) Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. e) Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và ngườilái. g) Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.

Ba đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng gồm có: a) Ban quản lý bảo trì đườngbộ. b) Trung tâm tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải tỉnh LâmĐồng. c) Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới LâmĐồng.

Trong các đơn vị nghiệp vụ của Sở giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông; Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông là 3 đơn vị được giao chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông đườngbộ.

- Bản thân học viên hiện đang công tác tại Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng trực thuộc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng.Sau đây, tôi xin giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Đơn vị đang công tác:

3.1.4 Giới thiệu về Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vậntải LâmĐồng

Tên đơn vị: Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng. Địa chỉ: tầng 5- trung tâm hành chính tỉnh – số 36 Trần phú – Phường 4 – Thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng.

+ Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng Trung tâm là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan tài chính địaphương.

- Quản lý dự án các công trình giao thông vận tải theo quy định của phápluật;

- Khảo sát đánh giá và kiểm định, thẩm định các nội dung liên quan đến chất lượng công trình xây dựng giao thông vậntải;

- Kiểm định và tư vấn chuyên ngành về đầu tư và xây dựng giao thông vận tải theo quy định của phápluật.

- Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng và ngân hàng để tổ chức hoạt động theo quyđịnh;

- Ban có chức năng tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định các dự án công trình do các đơn vị khác làm chủ đầutư.

Nhiệm vụ Đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện quản lý các dự án từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo tính hiệu quả của các dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các dự án thuộc các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giao thông, vốn bảo trì đường bộ (Trung ương và địa phương) và các nguồn vốn khác do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầutư.

Tiếp nhận, theo dõi kế hoạch vốn được giao, báo cáo địnhkỳvà báo cáo khác có liên quan theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tình hình quản lý và sử dụngvốn.

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư hoặc các dự án do đơn vị khác làm chủ đầu tư đứng theo đúng quy định hiện hành; thương thảo, trình Sở Giao thông vận tải ký kết hợp đồng kinh tế đối với các dự án do

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình sửa chữađường bộ trên địa bàn tỉnhLâmĐồng

3.3.1 Trongcông tác lựa chọn nhàthầu

- Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu, Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng cần thựchiện:

- Nên thực hiện công tác đấu thầu qua mạng để đảm bảo tính minh bạch, cạnhtranh.

- Trong giai đoạn kiểm tra, soát xét hồ sơ dự thầu cần phải nghiên cứu, tham khảo ưu tiên những Nhà thầu có năng lực thực sự, không theo hình thức và phải đáp ứng thực tế được năng lực thicông.

- Hồ sơ mời thầu phải chú trọng về thiết bị còn niên hạn sử dụng, kiểm định đầy đủ theo quy định Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia dự án phải có xác nhận đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền Nhà thầu đã từng tham gia thi công những dự án tương tự với gói thầu đangxét.

- Khuyết khích việc áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu xây lắp 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ đối với gói thầu nhỏ hơn 20 tỷ; nghiêm chỉnh chấp hành phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ đối với các gói thầu có giá trị trên 20tỷđồng Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật ngay sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật mới mở hồ sơ đề xuất tài chính Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo phương thức này sẽ lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, giúp chủ đầu tư hoàn thành gói thầu đúng tiếnđộ.

- Khi tuyển chọn đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát phải nên qua đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn được đơn vị tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm (thực tế thì rất khó do chi phí tư vấn đấu thầu rất nhỏ, trong khi đấu thầu tư vấn phải có giá gói thầu trên 500 triệuđồng)

- Trong công tác đấu thầu nên áp dụng công nghệ thông tin vào việc lựa chọn nhà thầu, đó là tiến hành đấu thầu qua mạng, nhằm giúp quá trình đấu thầu được công khai và minh bạch nhằm lựa chọn được những nhà thầu có chất lượngnhất.

- Sau khi thương thảo và ký kết hợp đồng xây lắp, thì Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng phải tiến hành xác thực ngay các điều kiện sau: Nhân sự, máy móc, thiết bị hiện tại của nhà thầu đã đáp ứng về số lượng và chất lượng hay không, tránh tình trạng nhà thầu sử dụng cùng một bộ hồ sơ năng lực nhưng lại tiến hành ở nhiều công trường khácnhau.

- Phải có một cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hình thức tiêu cực trong các hoạt động đấuthầu.

- Tiến hành rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm những tồn tại trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng đối với các gói thầu đã thực hiện và đề ra những giải pháp khắc phục triệtđể.

- Do tình hình giá cả thị trường luôn biến động, thời gian thi công công trình kéo dài nên luật cần có quy định chặt chẽ hơn về việc xác định giá, xác định phương ánkỹthuật, …để tránh rủi ro cho nhà thầu và đảm bảo tính minh bạch trong thanh quyết toán vốn xây dựng côngtrình.

- Rà soát, kiện toàn đội ngũ viên chức lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn về đấu thầu, bảo đảm tuân thủ yêu cầu chuyên môn của bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu và các cá nhân theo quy định hiện hành; đồng thời nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cánhân.

3.3.2 Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểmđịnh giao thông vận tải Lâm Đồng - Sở Giao thông vận tải LâmĐồng Các đề xuất về nâng cao năng lực hoạt động Để nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng cần có những thay đổi về chất lượng, phải từng bước hoàn thiện mô hình hoạt độngnhư:

- Phải tiến hành kiện toàn cơ cấu tổ chức; Từng bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 Áp dụng các khoa học quản lý trong quản lý chất lượng công trình như các công cụ quản lý chấtlượng.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng như Quản lý chất lượng trong công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng trong quá trình thi công. Hàng năm cử cán bộ, viên chức đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như Quản lý dự án, đấu thầu, giám sát, đánh giá tổng thể đầutư.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách về lương để trình xin chủ trương Sở, ngành có liên quan về cơ chế thu hút nguồn nhân lựckỹsư chất lượng cao về đơn vị công tác lâu dài.

- Đối với cán bộ giám sát chủ đầu tư, trước khi được triển khai ra công trường, Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra năng lực từng cá nhân, trong trường hợp cần thiết tổ chức truyền đạt kinh nghiệm giám sát trong nội bộ để nâng caokỹnăng giám sát Gắn trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ giám sát chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của đơnvị. Áp dụng khoa học quản lý vào quản lý quản lý chất lượng Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm hiện đại vào trong công việc lập sơ đồ quản lý chi phí và tiến độ thực hiện dự án Việc này sẽ giúp cho việc quản lý tiến độ, quản lý khối lượng xây lắp một cách nhanh nhất và hiệu quả, tiết kiệm được nhân sự và thời gian làm việc, giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn như các phần mềm quản lý chất lượng, phần mềm Project.

Kết luậnchương3

Trong chương 3 của luận văn, học viên đã đi tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công các công trình sửa chữa đường bộ tại Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng Từ những tồn tại và hạn chế như đã phân tích, học viên đã đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công dự án; Tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu; Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải Lâm Đồng; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình; Giải pháp về kiểm soát chất lượng và Giải pháp nâng cao công tác bảo trì công trình xây dựng.

Với những giải pháp đề xuất nêu trên, học viên kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công các dự án đầu tư của Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tải LâmĐồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cùng với những đổi mới phát triển không ngừng của đất nước, công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình đã và đang góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các dự án hạ tầng đô thị hiện đại, đem lại lợi ích kinh tế văn hóa, xã hội to lớn Nâng cao công tác quản lý chất lượng dự ánxâydựng công trình trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu và là đòi hỏi thực tế khách quan ở Việt Nam Đối với tỉnh Lâm Đồng, việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh tạo ra công trình đảm bảo chất lượng, bền vững là góp phần tích cực phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sự phát triển phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các tỉnh lâncận.

Thông qua việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình do sở giao thông vận tải lâm đồng làm chủ đầu tư ”, học viên đã hoàn thành những nội dung sau đây:

- Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý chất lượng công trình xâydựng.

- Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và kiểm định giao thông vận tảiLâmĐ ồ n g

Phân tích những tồn tại và nguyên nhân Đây là những căn cứ quan trọng để làm cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công các dự án nâng cấp, sửa chữa đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công các dự án nâng cấp, sửa chữa đường bộ trên địa bàn tỉnh LâmĐồng.

- Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng nhất là chất lượng thi công cần giải quyết các vấn đề ở tất cả các khâu trong thực hiện dự án và cần triển khai một cách quyết liệt, đồngbộ.

- Thực hiện quán triệt các nguyên tắc như “Làm đúng ngay từ đầu” và xây dựng “Cơ chế trách nhiệm” đối với mỗi cá nhân hay tổ chức khi tham gia quản lý chất lượng công trình xâydựng.

- Về xác định giá dự thầu cần phải quy định khung sàn về giá không nên lấy tiêu chí có giá dự thầu thấp nhất để xem xét trúng thầu và rất có thể sẽ dẫn đến không đảm bảo đủ chi phí để xây dựng công trình sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro về chất lượng thi công xây dựng công trình là rấtlớn.

- Đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công tình xây dựng thông qua đổi mới hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện của ViệtNam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quốc hội khóa XIII (2014) Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[2] Chính phủ (2015) Nghị định số 46/2015/NĐ – CP ngày 12 tháng 05 năm

2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

[3] Chính phủ (2015) Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18 tháng 06 năm

2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xâydựng

[4].Đinh Tuấn Hải, Phạm Xuân Anh (2013), Quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng

[5].Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng môn học Phân tích các mô hình quản lý, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

[6] Nguyễn Tự Công Hoàng (2015), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Quy Nhơn” – Trường Đại học Thủy Lợi

[7] Đỗ Thị Xuân Lan (2012), Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6]. Nguyễn Tự Công Hoàng (2015), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Quy Nhơn” – Trường Đại học Thủy Lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Quy Nhơn
Tác giả: Nguyễn Tự Công Hoàng
Năm: 2015
[13]. Các tài liệu tham khảo mở khác [14].http://www.lamdong.gov.vn Link
[1]. Quốc hội khóa XIII (2014). Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
[4].Đinh Tuấn Hải, Phạm Xuân Anh (2013), Quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng Khác
[5].Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng môn học Phân tích các mô hình quản lý, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội Khác
[7]. Đỗ Thị Xuân Lan (2012), Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Khác
[8]. TS. Mỵ Duy Thành (2012), Bài giảng môn học Chất lượng công trình Trường Đại học Thủy Lợi Khác
[9]. PGS. TS. Trịnh Quốc Thắng (2006), Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Khác
[10]. Dương Văn Tiễn (2013), Bài giảng cao học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Thuỷ Lợi Khác
[11]. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2013), Bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao Trường Đại học Thủy Lợi Khác
[12]. PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân (2013), Bài giảng Kinh tế xây dựng Trường Đại học Thủy Lợi Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w