• Lắng nghe tích cực • Kỹ năng nói/ thuyết trình • Kỹ năng đặt câu hỏi • Phản hồi/ nhận xét • Kỹ năng kể chuyện • Sử dụng phim ảnh để truyền thông • Kỹ năng thuyết phục... • Nghe và nắm
Trang 1Cải thiện kỹ năng truyền thông
trong giáo dục sức khỏe
Phạm Vũ Thiên
Vũ Ngọc Dũng
Trang 2Các kỹ năng nào cần quan tâm khi truyền thông – giáo dục sức khỏe?
• Lắng nghe tích cực
• Kỹ năng nói/ thuyết trình
• Kỹ năng đặt câu hỏi
• Phản hồi/ nhận xét
• Kỹ năng kể chuyện
• Sử dụng phim ảnh để truyền thông
• Kỹ năng thuyết phục
Trang 3Kỹ năng
lắng nghe tích cực
Thế nào là lắng nghe tích cực?
• Nghe và nắm bắt được thông tin mà người
giao tiếp với mình trình bày
• Lắng nghe là kỹ năng rất quan trọng trong quá trình giao tiếp, lắng nghe giúp:
– Thể hiện sự thân thiện, tôn trọng người cùng trao đổi
– Nắm bắt được ý kiến, quan điểm của đối tượng trước khi trao đổi
Trang 4Lắng nghe tích cực (tiếp)
Thể hiện lắng nghe tích cực như thế nào?
• Giữ ánh mắt thân thiện, bao quát đến đối
tượng (keep eye contact) – nhìn vào mắt
người nói, và bao quát người nói, không nhìn chằm chằm, không nhìn quá lâu vào cơ thể người nói
Trang 5Lắng nghe tích cực (tiếp)
• Tỏ thái độ lắng nghe:
– Biểu cảm trên nét mặt phù hợp với câu chuyện, tình
huống mà người nói trình bày (mỉm cười, …)
– Gật đầu nhẹ, thể hiện sự quan tâm, tán đồng…
• Quan sát thái độ của người nói, có những biểu cảm cho biết thái độ của người nói:
– Thích thú - Quan tâm
– Buồn chán - Khó chịu
– Mệt mỏi
• Sử dụng phản hồi nội dung, tóm tắt vấn đề theo
cách khác
Trang 6Kỹ năng đặt câu hỏi
• Sử dụng câu hỏi mở “như thế nào, suy nghĩ gì về… tại sao…”
• Tránh sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi dẫn dắt
“có/ không”; “có phải không?”/ đúng không?”
Trang 7Kỹ năng thuyết trình
• Chuẩn bị trình bày: có dàn ý cụ thể cho phần trình bày, chuẩn bị các ví dụ, câu chuyện, tình huống để minh họa
• Trình bày lần lượt từng vấn đề: vấn đề tôi trình bày có 3
ý, ý thứ nhất là… ý thứ hai là… ý thứ ba là… cách này
giúp người nghe dễ nhớ vấn đề
• Tránh trình bày lặp đi, lặp lại… trình bày không trật tự,
sẽ là rối và người nghe bị hạn chế khả năng ghi nhớ
thông tin
• Sử dụng ví dụ, câu chuyện, tình huống để minh họa,
làm rõ và tạo sự hấp dẫn của vấn đề được trình bày
Trang 8Kỹ năng thuyết trình (tiếp)
• Sử dụng âm lượng vừa phải,
phù hợp với không gian và số
lượng người nghe
• Âm điệu: lưu ý âm điệu, tiết tấu
để thu hút người nghe, tránh
nói đều đều, nên sử dụng giọng
nói thật, tránh sử dụng kỹ xảo
để thay đổi âm điệu
• Tốc độ nói: vừa phải, đặc biệt
với những vùng miền, có giọng
nói khác nhau
Trang 9Kỹ năng thuyết trình
• Kiểm tra mức độ lắng nghe:
– quan sát thái độ người nghe, nếu người nghe thể hiện sự mệt mỏi, buồn chán, mất tập trung cần
phải thay đổi cách trình bày, tăng cường ví dụ, dẫn chứng, liên hệ thực tế của người nghe
– Đặt câu hỏi để xem người nghe có hưởng ứng và quan tâm không
– Ngừng nói để xem thái độ và sự tập trung của
người nghe
Trang 10Kỹ năng phản hồi
Người phản hồi cần:
• Khen trước
• Nhận xét – góp ý sau
Người phản hồi cần:
• Khen trước
• Nhận xét – góp ý sau
Tâm lý người nhận phản hồi
• Sợ bị chê, bị đánh giá Tâm lý người nhận phản hồi
• Sợ bị chê, bị đánh giá
Trang 11… phản hồi (tiếp)
Người phản hồi cần:
• Chỉ phản hồi 2-3 vấn đề trong một
lần, không nên cố gắng đưa quá
nhiều vấn đề
Người phản hồi cần:
• Chỉ phản hồi 2-3 vấn đề trong một
lần, không nên cố gắng đưa quá
nhiều vấn đề
Khả năng tiếp nhận
• Không thể tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc
Khả năng tiếp nhận
• Không thể tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc
• Nhận xét lần lượt từng vấn đề, không nhảy cóc từ ý này sang ý khác
• Ví dụ: nhân xét nội dung, rồi nhân xét cách thực hiện, sau đó là thái độ
• Nhận xét lần lượt từng vấn đề, không nhảy cóc từ ý này sang ý khác
• Ví dụ: nhân xét nội dung, rồi nhân xét cách thực hiện, sau đó là thái độ
Trang 12… phản hồi (tiếp)
Người phản hồi cần:
• Chuẩn bị bằng chứng cụ thể
để thuyết phục
• Phản hồi dựa vào bằng chứng
Người phản hồi cần:
• Chuẩn bị bằng chứng cụ thể
để thuyết phục
• Phản hồi dựa vào bằng chứng
Tâm lý người nhận phản hồi
• Không chấp nhận ngay những điểm hạn chế của mình
Tâm lý người nhận phản hồi
• Không chấp nhận ngay những điểm hạn chế của mình
Trang 13… phản hồi (tiếp)
Người phản hồi cần:
• Khen đúng, phù hợp với
thực tế…
• Không khen lấy được và
chê lấy được
Người phản hồi cần:
• Khen đúng, phù hợp với
thực tế…
• Không khen lấy được và
chê lấy được
Tâm lý người nhận phản hồi
• Thích được khen nhưng…
khen vống cũng không phải là cách khuyến khích tốt
Tâm lý người nhận phản hồi
• Thích được khen nhưng…
khen vống cũng không phải là cách khuyến khích tốt
• Nhận xét mang tính xây dựng, hỗ trợ để người được phản hồi cải thiện
kỹ năng, kiến thức
• Nhận xét mang tính xây dựng, hỗ trợ để người được phản hồi cải thiện
kỹ năng, kiến thức
Trang 14Kỹ năng thuyết phục
• Cách duy nhất để buộc một người làm bất cứ điều gì là khiến cho họ thích làm điều đó (Dale Carnegie)
Trang 15Kỹ năng thuyết phục
(tiếp)
• Đặc tính và lợi ích:
– Đặc tính: là tính chất của sản phẩm
– Ví dụ: khám sàng lọc tiểu đường, hiệu quả xét nghiệm, tính tiện ích của xét nghiệm
– Lợi ích: việc khám sàng lọc có lợi ích gì
– Mọi sự kiện hành động đều có tính hai mặt nên ngược lại với lợi ích có được từ hành động hoặc sản phẩm người ta sẽ có những điểm bất lợi gì khi thực hiện hành động hoặc mua sản phẩm đó – Khi thuyết phục cần tập trung vào giải thích rõ đặc tính của sản phẩm/ hành động và lợi ích có được của việc thực hiện hành động/ hoặc chọn sản phẩm đó
Trang 16Kỹ năng thuyết phục
(tiếp)
• Lợi ích/ trở ngại: Tại sao tôi lại cần bỏ ra 20 nghìn
đồng để khám sàng lọc đái tháo đường và tăng huyết
áp, tôi vẫn khỏe mà?
Phát hiện sớm được bệnh tật Mất tiền khám sàng lọc
Dễ dự phòng được các biến chứng nặng của bệnh Mất thời gian, Mất công mất việc Chi phí khám thấp, điều trị dự
phòng thấp chi phí điều trị khi phát hiện muộn và biến chứng
sẽ rất lớn
Vẫn thấy mình khỏe mạnh
Trang 17Kỹ năng kể chuyện
• Kể chuyện giúp làm phần trình bày trở nên sinh động, có dẫn chứng cụ thể
• Tăng tính hấp dẫn và khả năng thuyết phục người nghe
• Ví dụ: kể chuyện một người bệnh đã gặp những khó khăn gì trong điều trị bệnh
Trang 18Kỹ năng kể chuyện (tiếp)
• Chuẩn bị câu chuyện/ ví dụ: đủ thông tin cần đưa đến cho
người nghe, lược bỏ chi tiết, thông tin thừa Bỏ thông tin cá
nhân nếu câu chuyện đó nhạy cảm hoặc có khả năng gây ra kỳ thị, phân biệt đối xử
• Sử dụng câu chuyện trong quá trình giáo dục sức khỏe:
– Cách 1: trong quá trình trình bày, câu chuyện/ ví dụ được sử dụng để
minh họa, như: “chúng ta vừa trao đổi về tác hại của đái tháo đường,
tôi xin kể một trường hợp để chúng ta thấy rõ hơn về những tác hại của bệnh, ở… có một bác năm đó 45 tuổi, rất khỏe mạnh… “
– Cách 2: kể chuyện để gợi mở vấn đề, với cách này, người kể chuyện sẽ
kể trước câu chuyện, sau đó đặt câu hỏi để mọi người cùng suy nghĩ
và sắp xếp các chi tiết có trong câu chuyện để nêu ra được các vấn đề
Trang 19Sử dụng phim ảnh trong
truyền thông
• Cách dùng 1: Dùng để minh họa
– Sau khi trình bày vấn đề chiếu một đoạn phim,
hoặc đưa hình ảnh để minh họa
– Ưu điểm: dễ làm, thói quen chung của nhiều
người làm truyền thông
– Nhược điểm: làm người nghe thụ động, không cần suy nghĩ nhiều
Trang 20Sử dụng phim ảnh trong
truyền thông (tiếp)
• Cách 2: sử dụng phim, ảnh để mở đầu thảo luận/ trao đổi
– Chiếu đoạn phim/ hình ảnh
– Đặt câu hỏi cho người xem cùng trao đổi
– Ưu điểm: làm tăng tính chủ động của người nghe tăng suy nghĩ về vấn đề được truyền thông