-Luận văn đề tài di chuyển lao động quốc tế tại Việt Nam - Di chuyển lao động quốc tế về cơ bản là sự phản ứng trước những thay đổi về phân bổ nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trật tự thế giới, sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế và công nghệ... Con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên để có được nguồn thu nhập cao hơn, có nhiều việc làm hơn hoặc để thoát khỏi sự phân biệt đối xử.
Trang 1LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
Di chuyển lao động quốc tế tại Việt Nam
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh
I Khái niệm
1 Di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động quốc tế về cơ bản là sự phản ứng trước những thay đổi về phân bổ nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trật tự thế giới, sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế và công nghệ Con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên để có được nguồn thu nhập cao hơn, có nhiều việc làm hơn hoặc để thoát khỏi sự phân biệt đối xử
2. Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên gia) ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động Xuất khẩu lao động là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển, sang các nước thiếu lao động, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động vẫn giữ quốc tịch của nước xuất khẩu
Tại Việt Nam hiện nay có 5 loại hình xuất khẩu lao động sau:
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người đi làm việc ở nước ngoài
Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc
Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
II Xu hướng xuất nhập khẩu lao động
Từ năm 1960 trở lại đây, có hai xu hướng di chuyển lao động:
Trang 3Một là di chuyển lao động từ một nước đang phát triển sang nước đang phát triển khác Các nước đang phát triển thu hút lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực do mức chênh lệch thu nhập, xu hướng dân số và sự gần gũi về mặt địa lý Di cư lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm năng suất thấp hơn tới nơi việc làm đạt năng suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức thu nhập, năng suất lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động Ví dụ, mức thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan gấp 8 lần của Myanma, ước tính lực lượng lao động di cư của Myanmar ra nước ngoài chiếm tới 1.6 triệu người, 90% trong số đó di cư sang Thái Lan Phần lớn di cư lao động của Campuchia và Lào cũng tập trung sang Thái Lan Lao động di cư của Inđônêsia ở nước ngoài chiếm tới 2.3 triệu người, 59% trong số đó tập trung ở các nước khu vực ASEAN, phần lớn ở Malaysia, nơi có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Inđônêsia tới 3 lần Di cư lao động trao đổi lẫn nhau giữa Singapore và Malaysia chiếm phần lớn trong khu vực Trong số 1.5 triệu lao động làm việc ở nước ngoài của Malaysia, thì có tới 73% làm việc ở Singapore và 40% trong số 230.000 di cư của Singapore gồm cả những lao động có kỹ năng cao tập trung ở Malaysia Di cư lao động ra nước ngoài của Philippin nhiều nhất trong khu vực, hiện có 4.7 triệu người
Hai là di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển giàu có
ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc Trong quá trình phát triển, nhiều quốc gia phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động Nhật Bản cũng không là ngoại lệ Vốn là một nước hạn chế nhập cư và lao động khép kín, tuy nhiên do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm đã làm cho nguồn nhân lực Nhật Bản giảm, buộc chính phủ phải mở cửa thị trường lao động cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài Từ những năm 1990, số lượng lao động nước ngoài tăng lên nhanh Năm 2001, số lao động nước ngoài chiếm 1,1% lực lượng lao động của Nhật Bản (746 ngàn người), chủ yếu làm các công việc kỹ thuật viên, lao động phổ thông, điều dưỡng viên, và giải trí các ngành khác Từ năm
1992, Nhật Bản đưa ra chương trình “Tu nghiệp sinh”, thu hút lao động các nước đang phát triển sang học nghề và làm việc Lao động nước ngoài vào Nhật Bản đã giải quyết được một vấn đề căn bản là thiếu lao động Mở cửa thị trường lao động cho lao động nước ngoài một mặt giúp giải quyết nguồn lao động thiếu hụt cho Nhật Bản, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản với các nước xuất khẩu lao động của các nước đang phát triển
Về xu hướng xuất khẩu lao động thì hiện nay có hai xu hướng chính Thứ nhất là từ các nước đông dân với nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển sang các nước có nền kinh tế phát triển, điều này sẽ giúp rất nhiều ích lợi cho nước xuất khẩu lao động như giải quyết được việc làm, xóa đói giảm nghèo… Trong xu hướng thứ nhất này, lao động
Trang 4xuất khẩu thường là lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp Còn xu hướng thứ hai là việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia phát triển với nhau, đối với các lao động có tay nghề cao hoặc có thể nói là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó Các số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy được xu hướng thứ nhất hiện đang diễn ra mạnh mẽ hơn xu hướng thứ hai
Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay đang ở xu hướng thứ nhất, mặc dù số lượng lao động xuất khẩu cũng tương đối nhưng hiệu quả đem lại chưa cao Năm 2009, Việt Nam đã đưa được gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt khoảng 83% kế hoạch Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là một thị trường lớn khi tiếp nhận tới 21.667 lao động; thị trường Nhật Bản tiếp nhận 5.456 lao động và người học nghề, Hàn Quốc tiếp nhận 7.578 lao động… Trong khi Malaysia có dấu hiệu sụt giảm thì thật bất ngờ, thị trường Lào lại là "điểm đến" của hơn 9.000 lao động Việt Nam
Mỗi năm có hơn 1 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động, phần lớn chưa qua đào tạo, chính vì vậy Việt Nam chấp nhận xu hướng xuất khẩu lao động đi làm việc giản đơn, không qua đào tạo hoặc đào tạo ít Tuy nhiên đánh giá chung cho thấy, các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hóa, công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư sang nước có giá nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng lao động chất xám trong tổng số lao động nhập cư Vì thế, mặc dù Việt Nam có kinh nghiệm xuất khẩu song đòi hỏi tăng tỷ lệ lao động có nghề, đặc biệt là lao động có trình độ cao,
đi làm việc ở nước ngoài vẫn là bài toán khó giải
III Ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động ngoài những phúc lợi về lao động cơ bản thì họ còn được hưởng những phúc lợi đặc biệt do là người nước ngoài lao động trên đất khách quê người
Khi lao động ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao hơn làm việc trong nước Người lao động gửi khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm Khoản tiền người lao động gửi về nhà được chia là hai phần: một phần gia đình chi tiêu vào việc nâng cao mức sống, chăm sóc sức khỏe của gia đình đặc biệt là chi tiêu cho việc học tập của con cái góp phần nâng cao dân trí; một phần lớn dành để tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương lai Di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp tăng chi tiêu hộ gia đình và tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn.để tăng chất lượng nguồn lao động di chuyển, Chính phủ
Trang 5phải đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điêùkiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động Điều này sẽ làm tăng chi tiêu của Chính phủ Khi chi tiêu cho đầu tư của Chính phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDPcả trong ngắn hạn và dài hạn và điều này cũng làm tăng tri thức cho dân di cư lao động Bên cạnh đó, trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài Chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ
là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu
IV Nguyên nhân di chuyển lao động
Tình trạng bất bình đẳng là nguyên nhân chính thúc đẩy con người di chuyển nơi làm việc Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu thúc đẩy lao động di chuyển trong khu vực các nước đang phát triển ngày càng tăng nhanh
Phân tích cụ thể, ta thấy có những nguyên nhân sau đây :
Thứ nhất, do có sự mất cân đối vê số lượng lao động, khi nguồn lao động một nước không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước
Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một nước có thể là do nước dó có tỷ lệ phát triển dân số cao nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do nước đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đọan chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngay với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh
Trong khi đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động
Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định mà trong nước không
có hoặc không đủ Ví dụ : ở một số nước phát triển rất thiếu lao động trong các ngành nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lại thiếu các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao
Trang 6Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao động với các quốc gia khác Hành vi trao đổi này dẫn đến sự ra đời và phát triển của xuất khẩu lao động
Thứ ba, do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu lao động vì
có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động có giá cao và bù lại họ nhập khẩu lao động tự những nước có giá cả thấp hơn Điều này lý giải
vì sao có những nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như : Cuba, Malaysia, Bungari
Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vì lý do này mà nhiều người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình
Thứ năm, do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động
V Các tác động của di chuyển lao động quốc tế đến tình hình kinh tế - xã hội
1 Tác động tích cực
Di chuyển lao động ra nước ngoài tạo điều kiện để Việt Nam toàn dụng nguồn nhân lực làm tăng thu nhập quốc gia (GNI)
Di chuyển lao động ra nước ngoài sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người lao động Đồng thời, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia (GNI),
Trang 7 Làm tăng chi tiêu của gia đình và tiết kiệm làm tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn
Thông thường, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập ròng cao hơn làm việc trong nước khoảng 3 lần Nhờ có thu nhập ròng cao, người lao động gửi khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm Theo Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, bình quân hàng năm, mỗi lao động tiết kiệm được xấp xỉ 4.000 USD Nếu người lao động đi làm việc 5 năm ở nước ngoài, họ có thể tiết kiệm được 20.000 USD đây là khoản tiền có thể giúp gia đình tự đầu tư hoặc góp vốn sản xuất sản xuất kinh doanh Như vậy, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp tăng chi tiêu hộ gia đình và tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn
Thúc đẩy chi tiêu của Chính phủ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để có thể ra nước ngoài làm việc, người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định theo yêu cầu của chủ sử dụng Tuy nhiên, không phải tất
cả mọi lao động muốn ra nước ngoài làm việc đều có thể đạt được các yêu cầu của nhà tuyển dụng Vì vậy, phải tổ chức huấn luyện và đào tạo lại cho người lao động
Để thực hiện việc này có hiệu quả, Chính phủ phải đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động Điều này sẽ làm tăng chi tiêu của Chính phủ Khi chi tiêu cho đầu tư của Chính phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn
Tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong dài hạn
Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tất yếu làm cho một số lượng nhất định lao động nông nghiệp mất việc làm Dưới tác động của cạnh tranh, các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn phương án đầu tư sử dụng nhiều vốn Cả hai khuynh hướng đó làm cho trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp thu hồi, số lao động được sử dụng sẽ giảm đi đáng
kể Đây là quy luật tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong ngắn hạn, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ là một trong các con đường vừa giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập Trong dài hạn, trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài Chính người lao động đi làm việc ở
Trang 8nước ngoài sẽ là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu
Góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đặc điểm của lao động là sáng tạo Người lao động với vốn kiến thức học vấn và ngoại ngữ cơ bản, nếu được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến, thì trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được nâng cao Dưới tác động của kỹ thuật, quá trình lao động, đồng thời cũng chính là quá trình người lao động tự đào tạo Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao vượt bậc
Thực tế cho thấy, một số lượng lớn lao động là nông dân, sau khi đi làm việc ở nước ngoài về nước, họ trở thành người công nhân hiện đại Đa số người lao động đi làm việc tại Liên Xô, Đông Âu trước đây và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… sau này đang là những người lao động có trình độ cao trong các nhà máy, xí nghiệp
Góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nguyên lý “3I”(Imitation - Bắt chước, Initiative - Cải tiến, - Innovation - Sáng tạo)
Trong quá trình làm việc, người lao động trực tiếp sử dụng sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ Theo quy luật nhận thức, người lao động từ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến và cuối cùng là sáng tạo Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Israel cho thấy, những người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sau khi về nước, họ mang những tri thức đã tích luỹ được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của họ Chính lực lượng lao động này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và quản
lý Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
Góp phần tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường thế giới
Khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội to lớn trong việc đầu tư, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang các nước thành viên Theo đó, việc di chuyển lao động theo các quy định của WTO được thực hiện dàng Tự do di chuyển lao động Việt Nam sang các nước thành viên là điều kiện
Trang 9quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác, người lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài cũng góp phần quảng bá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam với người tiêu dùng của nước sở tại
2 Tác động tiêu cực (đánh đổi)
Di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài có tác động thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế như đã trình bày Tuy nhiên, nếu xem xét tác động của nó theo từng nhóm đối tượng, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số tác động không như mong muốn:
Một là, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không thực hiện được thiên chức chăm sóc gia đình
Theo truyền thống phương Đông, phụ nữ Việt Nam có thiên chức cực kỳ quan trọng
là làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình Phần lớn phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài ở độ tuổi từ 20 - 45, đây là quảng thời gian phụ nữ có nhu cầu cao độ thực hiện thiên chức của mình, mặt khác gia đình, chồng, con cũng khao khát sự chăm sóc, nuôi dạy con cái của người phụ nữ
Thực tế cho thấy, phần lớn các gia đình có người vợ đi làm việc ở nước ngoài, con cái
họ thường có biểu hiện thiếu hụt tình mẫu tử, người chồng của họ cũng có những biểu hiện không cân bằng trạng thái tâm, sinh lý Không ít gia đình khi người vợ đi làm việc ở nước ngoài, người chồng ở nhà đi ngoại tình hoặc tiêu dùng xa xỉ khoản tiền của vợ gửi
về, hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác
Như vậy, người phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là một sự đánh đổi giữa thu nhập với thiên chức người vợ, người mẹ trong quảng đời mà bản thân và gia đình họ có nhu cầu cao nhất về thiên chức đó
Hai là, người lao động đi làm việc ở nước ngoài dễ bị tổn thương về tinh thần do bị phân biệt đối xử
Trang 10Các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống luật nhập cư, luât cư trú, luật lao động theo hướng bảo hộ quyền lợi của công dân của mình Do đó, người lao động nước ngoài không được hưởng các quyền lợi như công dân nước sở tại Tình trạng này làm cho người lao động tự ty, sống khép kín, dễ gây ra stress
Bản thân người lao động, do trình độ ngoại ngữ hạn chế, nên hiểu biết và chấp hành pháp luật nước sở tại gặp nhiều khó khăn Họ dễ vi phạm pháp luật nước sở tại và cũng không biết vận dụng luật pháp nước sở tại để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
VI.Tình hình xuất khẩu lao động hiện nay ở Việt Nam
Chính sự phân bố không đồng đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) và sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân
cư ở nước có mật độ cao di chuyển đến những nước có mật độ dan cư thấp Như vậy việc
di chuyển lao động trước hết là một hiện tương khách quan trong quá trình làm việc của bản thân người lao động
Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan khác như : chính sách của quốc gia, ý chí của nhà nước, của các tổ chức cung ứng và tiếp nhận lao động
Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn, dẫn đến sự thay đổi
về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thì cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế như trước đây nữa Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế cua nước ta thời kỳ này đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Trước tình hình đó, nếu chúng ta không đổi mới cơ chế xuất khẩu thì sẽ không đưa được lao động sang làm việc tại các khu vực mới, trong lúc ở khu vực truyền thống ta có nguy cơ phải đưa về