1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

106 880 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

 Quyền được hưởng lương và trả công phù hợp Điều 102 Bộ luật Lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động” Trong những công việc sử

Trang 2

  

Trang 3

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRỂ EM 1.1 Tìm hiểu chung về trẻ em 4

1.1.1 Khái niệm trẻ em 4

1.1.2 Khái niệm về lao động trẻ em 5

1.1.3 Các quyền cơ bản của lao động trẻ em 6

1.2 Một số vấn đề chủ sử dụng lao động là trẻ em 11

1.2.1 Vài nét về người sử dụng lao động trẻ em 11

1.2.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động trẻ em 12

1.3 Tìm hiểu chung về lạm dụng sức lao động trẻ em 16

1.3.1 Khái niệm về lạm dụng sức lao động trẻ em 16

1.3.2 Các hình thức chủ yếu của lạm dụng sức lao động trẻ em 17

1.3.3 Quy định của pháp luật về xử lý hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em 21

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY-NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN 2.1 Tình hình vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25

2.1.1 Thực trạng vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 25

2.1.3 Hệ quả của vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em 39

2.1.3.1 Đối với trẻ em là nạn nhân 39

2.1.3.2 Đối với người có hành vi lạm dụng sức lao đông là trẻ em 42

2.1.3.3 Đối với xã hội 45

2.2 Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 45

2.2.1 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em 46

Trang 4

2.2.1.2 Sự thiếu trách nhiệm về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở một

số gia đình 49

2.2.2 Những điều kiện dẫn đến vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em 50

2.2.2.1 Điều kiện từ phía gia đình 50

2.2.2.2 Bản thân trẻ em bị lạm dụng sức lao động không biết tự bảo vệ mình 57

2.2.2.3 Công tác tuyên truyền pháp luật về lao động trẻ em và pháp luật chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em còn hạn chế 58 2.2.2.4 Lĩnh vực quản lý và xử lý về hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em 2.2.2.4 Lĩnh vực quản lý và xử lý về hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em chưa được chặt chẽ, quan tâm đúng mức 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Nhà nước cần tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ cho hộ gia đình nghèo 70

3.1.1 Tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo 70

3.1.2 Tăng cường công tác xóa mù chữ 75

3.2 Giải pháp từ phía gia đình 77

3.2.1 Cha mẹ cần thay đổi nhận thức về lao động trẻ em 77

3.2.2 Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ em 78

3.3 Bản thân trẻ em phải biết tự bảo vệ mình khỏi hành vi lạm dụng sức lao động

79

3.4 Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lao động trẻ em 80

3.4.1 Tuyên truyền pháp luật về lao động trẻ em bằng các phương tiện truyền thông đại chúng 81

3.4.2 Tuyên truyền về lao động trẻ em bằng các phương tiện truyền thông trực tiếp 82

Trang 5

phát hiện và xử lý các trường hợp lạm dụng sức lao động trẻ em 86

3.5.1 Tăng cường công tác quản lý thanh tra, giám sát về lao động trẻ em 87

3.5.2 Hoàn thiện pháp luật về lao động trẻ em 88 3.5.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và dịch vụ bảo vệ trẻ em bị lạm dụng sức lao động 91

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Đó là tư tưởng luôn luôn được quán triệt trong mọi chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế và vận dụng phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt các quyền trẻ em Những quy định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm

1946 đã khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và học tập Cho đến nay trải qua rất nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, các quy định về quyền của trẻ em ngày càng được mở rộng, cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn về mặt nội dung trong các văn bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề lao động trẻ em

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hai phần ba dân số sống ở nông thôn trong điều kiện khoa học kỹ thuật kém phát triển nên mọi hoạt động nông nghiệp thường phải sử dụng bằng sức người luôn đòi hỏi nguồn lao động cao Vì vậy, trẻ em cũng là một nguồn lao động chính trong gia đình, nhiều lao động trẻ em đã tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập cho chính bản thân và nuôi sống gia đình, trong đó trẻ

em đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn lao động chính của gia đình Với diện tích đất nông nghiệp có hạn trong khi dân số và mức chi cho các nhu cầu tối thiểu của người dân ngày càng lớn khiến người nông dân không thể chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng gia tăng, đặc biệt là lao động trẻ em Trên thực tế, đối với một số ngành nghề thì nguồn lao động trẻ em lại thu hút các chủ thuê lao động bởi một số lý

do như tiền công thấp, dễ quản lý…Vì lý do này mà các chủ sử dụng lao động đã vô tình biến các em thành những công cụ lao động kiếm lời lớn Do đó phần lớn lao động trẻ em thường bị chủ sử dụng lạm dụng sức lao động, nhiều em đã phải sống trong điều kiện lao động nặng nhọc và đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em

Trong những năm qua vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em đã được Nhà nước quan tâm bằng việc ban hành nhiều văn bản quy định về lạm dụng sức lao động trẻ em Điều này được thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động, luật Hình Sự… Các Luật này đã góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em

Trang 7

phải lao động sớm và tạo ra bước chuyển biến trong ý thức cũng như trong hành động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội của các đối tượng Những quy định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và học tập Tuy nhiên một phần lớn trẻ em hiện nay vẫn còn bị lạm dụng sức lao động và không được học tập như những em khác Điều đó đã bộc lộ những lỗ hỗng của pháp luật nước ta, đặc biệt sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em Với sự phát triển nhanh chóng

và đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các quy định pháp luật

về bảo vệ trẻ em cần liên tục được rà soát, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế Từ những lý do trên mà người viết chọn đề

tài “vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu của mình Qua bài viết người viết hy vọng hiểu biết thêm về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em, nhằm góp phần làm rõ và nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ và phòng ngừa vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay Từ đó người viết cũng có những đề xuất đối với việc sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật Việt Nam về lạm sức lao động trẻ em nhằm tạo ra một hàng rào pháp luật có hiệu quả để bảo vệ các quyền của trẻ em, giúp các em có một tinh thần vững mạnh, phát triển tốt về mọi mặt trở thành một người chủ tương lai của đất nước

2 Mục đích nghiên cứu

Bài viết này nghiên cứu các vấn đề lý luận về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ

em, thực trạng dang diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Từ đó có những nhận thức đúng đắn về lạm dụng sức lao động trẻ em Qua đó, xem xét lại hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này, đồng thời rút ra những nhận xét, đề xuất hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tốt hơn, xử lý mạnh và nghiêm khắc với những người có hành vi lạm dụng sức lao động sức lao động trẻ em

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hậu quả, quy định của pháp luật, thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa hành vi lạm dụng sức lao động hiện nay Trong bài viết, người viết chủ yếu nghiên cứu quy định của pháp luật kết hợp đan xen với kiến thức xã hội Trên thực tế do không có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em đang diễn ra nên người viết thu thập đánh giá số liệu từ một số bài báo, trang web và một số tạp chí về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em diễn ra ở Việt Nam từ năm 2007 cho đến nay, trong đó người viết đưa ra số liệu và vụ việc diễn ra ở một số địa phương nhất định

Trang 8

như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang, Quảng Nam Bên cạnh đó, có những

số liệu cũ người viết đưa vào nhằm mục đích tham khảo về tình hình và sự gia tăng vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em của những năm đó và so sánh với những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với biện pháp duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập tài liệu, phân tích các

số liệu có liên quan, phương pháp liệt kê tổng hợp, phương pháp thống kê thu thập số liệu…để thể hiện nội dung của luận văn

5 Bố cục của đề tài

Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung gồm có 3 chương:

 Chương 1: Khái quát về lao động trẻ em và lạm dụng sức lao động trẻ em

 Chương 2: Tình hình vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay – nguyên nhân và điều kiện

 Chương 3: Một số giải pháp hạn chế vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

6 Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Khoa Luật cũng như quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho em trong suốt bốn năm học qua Đây là niềm tin và là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn cũng như hỗ trợ và bổ sung cho em những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất Nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức bản thân và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu và trình bày đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Người viết kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn

để cho đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

VÀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM

Trong chương 1, người viết chủ yếu đi vào tìm hiểu những khái niệm, các quyền của lao động trẻ em, người sử dụng lao động lao động trẻ em và những vấn đề chung về lạm dụng sức lao động trẻ em như: khái niệm, hình thức và những quy định pháp luật về xử phạt vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em Dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế và những quy định riêng của pháp luật Việt Nam, từ đó làm nền tảng để phân tích những vấn đề tiếp theo trong chương 2 và chương 3

1.1 Tìm hiểu chung về lao động trẻ em

1.1.1 Khái niệm về trẻ em

“Trẻ em” nhằm chỉ một nhóm người trong xã hội thuộc về độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người Một đứa trẻ được biết đến như là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sơ sinh đến tuổi dậy thì, là một người chưa đến tuổi trưởng thành

Theo điều 1 Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em quy định “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Đây là quy định chung của Liên Hiệp Quốc về độ tuổi của trẻ em được áp dụng cho tất cả các Quốc gia, độ tuổi trẻ em ở các nước có quy định khác nhau nhưng không được vượt mức quy định chuẩn nghĩa là trẻ em phải là người dưới 18 tuổi Xuất phát từ quyền được quy định khác Công ước, mỗi nước đều

có quy định về độ tuổi của trẻ em khác nhau tùy theo sự phát triển của thể chất, tâm lý của trẻ em ở Quốc gia đó

Ở Việt Nam, quy định về độ tuổi của trẻ em nằm rải rác ở một số bộ luật, theo

đó trẻ em được hiểu là người chưa thành niên Tuy nhiên không phải mọi trẻ em đều là người chưa thành niên, mà chỉ có người chưa thành niên dưới 16 tuổi mới được gọi là trẻ em, còn người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, điều này được thể hiện qua một số điều luật như sau:

Điều 18, Bộ luật Dân sự quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”

Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 2 Người từ

đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Trang 10

Bộ luật lao động 2011 điều 175 quy định “người lao động chưa thành niên là người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi”

Theo điều 1, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục 2004 trẻ em thì “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”

Như vậy, tùy theo pháp luật Quốc tế và pháp luật Quốc gia có quy định khác nhau Nhưng trong pháp luật Việt Nam thì trẻ em được quy định theo Luật bảo vệ và

chăm sóc trẻ em “trẻ em là người dưới 16 tuổi” Đây là độ tuổi mà trẻ em cần có sự

chăm sóc đặc biệt từ phía gia đình, nhà trường và xã hội

1.1.2 Khái niệm về lao động trẻ em

Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam Theo đó các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo

quy định của pháp luật

Để đảm bảo trẻ em được tham gia đầy đủ các quyền, cũng như bảo vệ trẻ em được đảm bảo an toàn trong các loại hình lao động, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước 138 vào năm 2003 (1973) quy định về độ tuổi tối thiểu được đi làm việc và công ước 182 vào năm 2000 (1999) về nghiên cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Khoản 3 Điều 2 Công ước số 138 về tuổi tối thiểu được làm việc: “Tuổi tối

thiểu vào làm việc sẽ không được dưới độ tuổi học chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi”

Ở Việt Nam, pháp luật quy định người lao động là “người ít nhất đủ 15 tuổi, có

khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” 1 Đây cũng là định nghĩa về người lao động theo Bộ luật Lao động, cơ sở để phân biệt với những người lao động

do các văn bản pháp luật khác chi phối Ngoài những điều kiện nêu trên, quy định về tuổi lao động tối thiểu là 15 còn dựa vào một số yếu tố khác như xuất phát từ điều kiện

cụ thể về lực lượng lao động, cơ cấu và nhu cầu làm việc của trẻ vị thành niên Do chưa phát triển đầy đủ nên trẻ vị thành niên khi tham gia quan hệ lao động được chú ý bảo vệ bằng nhiều quy định bổ sung như giới hạn những ngành nghề không được sử dụng trẻ vị thành niên, rút ngắn thời giờ làm việc, hạn chế làm thêm giờ, làm đêm

Lao động là hành vi có ý thức, có mục đích của con người Sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên chỉ là một hình thức lao động Sức lao động là tài sản vật chất duy nhất của mỗi con người, trong thời đại ngày nay sức lao động còn là một thứ

1

Khoản 1 điều 5 Bộ luật Lao động 2011

Trang 11

hàng hóa được con người đem ra mua bán, trao đổi Hình thức biểu hiện của sức lao động là nghề nghiệp

Khi nói trẻ em lao động sớm là đề cập đến vấn đề trẻ em dưới 16 tuổi tham gia làm việc trên thị trường lao động, có quan hệ lao động hay không có quan hệ lao động nhưng đều nhằm mục đích tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình Khái niệm “lao động trẻ em” đồng nghĩa với việc các em phải sử dụng hầu hết thời gian lẽ ra phải dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho chủ hay cho gia đình; là những em phải làm việc nhiều giờ trong ngày, quá sức của mình

Mặt khác, tại khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và điều

228 Bộ luật hình sự có đề cập đến nhóm đối tượng “lao động trẻ em” Tuy nhiên, xét ở khía cạnh pháp lý thì trong hệ thống pháp luật của Việt Nam không có một quy định nào để xác định khái niệm “lao động trẻ em” Do đó, khái niệm lao động trẻ em chỉ có thể xác định dựa trên mặt thuật ngữ khoa học Để hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ “lao động trẻ em”, ta có thể đi từ việc làm rõ khái niệm “trẻ em” và khái niệm “lao động”

Theo điều 1 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “trẻ em là người dưới

16 tuổi” Mặt khác, theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “Lao động là hoạt động tạo

ra sản phẩm vật chất hay tinh thần” Kết hợp hai khái niệm về “trẻ em” và “lao động”

ở trên, ta có thể hiểu: lao động trẻ em là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần do những người dưới 16 tuổi thực hiện Nhóm tuổi của lao động trẻ em theo khái niệm của luật Hình sự và luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên là để chỉ tất cả những người dưới 16 tuổi

Như vậy theo sự phân tích trên và qua sự tìm hiểu thì người viết có thể đưa ra

khái niệm lao động trẻ em “lao động trẻ em là lao động của người dưới 16 tuổi thực

hiện nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần để nuôi sống bản thân hoặc cho gia đình”

Ở Việt Nam nhất là trong địa bàn đô thị lao động trẻ em thường tham gia ở những công việc như:

- Làm thuê trong các hộ gia đình (giúp việc)

- Làm thuê cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ như: sản xuất hàng gia công, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ (quán ăn, nhà hàng, chợ…)

- Tự kiếm sống như: bán báo, đánh giày, nhặt rác…

1.1.3 Các quyền cơ bản của lao động trẻ em

Pháp luật Quốc tế

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em, công ước đã có 193 nước đã phê chuẩn và thực thi Công ước Việt Nam

Trang 12

là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990 Đây là những quy định pháp lý Quốc tế một cách toàn diện nhằm mang lại những lợi ích và bảo vệ trẻ em Công ước Quốc tế quyền trẻ em quy định các quyền con người cơ bản của trẻ em Công ước này là văn kiện quyền con người được nhiều nước phê chuẩn nhất trong lịch sử Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia ký kết Công ước

138 vào năm 2003 (1973) quy định về độ tuổi tối thiểu được đi làm việc và công ước

182 vào năm 2000 (1999) về nghiên cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi

tệ nhất

Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải tham gia vào quan hệ lao động sớm để nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển về tinh thần Vấn đề này đã được

quy định cụ thể tại Điều 32 Công ước về quyền của trẻ em: “Bảo vệ trẻ em không bị

bóc lột kinh tế và không phải thực hiện những công việc có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở việc học hành của trẻ, hoặc có hại cho sức khoẻ của trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách hay xã hội của trẻ” Trẻ em

có thể chất và tinh thần chưa phát triển toàn diện nên khi tham gia vào quan hệ lao động sớm thì rất dễ tổn hại đến sức khoẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ

Ở các Quốc gia hiện nay đang hướng đến việc bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột, như Điều 19 Công ước về quyền của trẻ em đã quy định: trẻ em cần được tránh khỏi

“tất cả các vi phạm về thể xác và tinh thần, gây thương tích hay lạm dụng, sao nhãng hay bóc lột sức lao động”, đồng thời kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay xây dựng

một thế giới lành mạnh cho trẻ em

Các Điều 32, Điều 19 của Công ước về quyền trẻ em quy định với nội dung như vậy nhằm mục đích chỉ rõ các Chính Phủ, Nhà Nước cần phải bảo vệ trẻ em khỏi bị cha mẹ, người chăm sóc hay bất cứ ai lạm dụng, buộc trẻ phải tham gia vào quan hệ lao động

Bên cạnh đó trong khoản 1 Điều 32 đã nêu rõ một số loại hình công việc lao động khác nhau mà trẻ em cần được phải bảo vệ để không phải thực hiện :

+ Công việc nguy hiểm: là công việc có nguy cơ bị tai nạn cao, tổn hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ Đồng thời công việc

đó còn gây cản trở cho việc học tập của các em nếu công việc này phải thực hiện vào các giờ mà đáng lý ra trẻ phải ở trường, hoặc công việc quá mệt và vất vả làm cho trẻ không thể đến trường

+ Bóc lột kinh tế: tức là kiếm tiền trên sự lao động, làm việc vất vả của trẻ Nó bao gồm cả cách kiếm tiền mà không liên quan gì đến lao động hay làm việc theo nghĩa thông thường của cụm từ “làm việc”, như là sử dụng trẻ em đi ăn cắp, buôn bán

Trang 13

trẻ em, trẻ em tham gia vào các nghề mang tính nghệ thuật mà không đặt quyền lợi, lợi ích của trẻ em lên hàng đầu thì đây cũng được coi là dạng bóc lột kinh tế

Công ước ILO quy định độ tuổi tối thiểu để đi làm cả ngày là 15 tuổi hoặc ở những nước nghèo không ít hơn 14 tuổi Tuy nhiên trẻ em 13 tuổi có thể được phép đi làm những công việc nhẹ, không làm công việc đầy đủ cả ngày và những công việc này không ảnh hưởng đến sức khoẻ hay phát triển của trẻ và không ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ (Điều 7 công ước số 138 ngày 26/06/1973) Trong khoản 1 Điều

3 Công ước số 138 “đối với mọi loại công việc hoặc mọi loại lao động nào mà tính

chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại đến sức khoẻ, an toàn, phẩm hạnh của trẻ

em thì mức tối thiểu không được dưới 18 tuổi” Bên cạnh đó Khoản 3 Điều 3 cũng ghi

nhận rằng: “cho phép sử dụng trẻ em làm việc ngay từ độ tuổi 16 với điều kiện an toàn

và phẩm hạnh của họ được đảm bảo đầy đủ, phải có sự dạy dỗ thích đáng hoặc đào tạo nghề cho họ trong ngành hoạt động tương ứng”

Như vậy theo quy định của công ước về quyền trẻ em, công ước 138 về độ tuổi tối thiểu lao động trẻ em đi làm việc thì trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức lao động trẻ em gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất và tinh thần của trẻ Trẻ em

có thể tham gia lao động vào những công việc nhẹ, có lợi cho sự phát triển của trẻ em

và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ

Pháp luật Việt Nam

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam tình trạng trẻ em tham gia vào quan hệ lao động sớm đang là vấn đề bức xúc Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, những hộ gia đình nghèo Tuổi còn nhỏ nhưng các em đã phải tham gia làm những công việc nặng nhọc của người lớn, hại sức khoẻ nhưng tiền kiếm được chẳng bao

nhiêu Từ đó dẫn đến việc học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng

Trẻ em là nguồn nhân lực của xã hội trong tương lai, do đó trẻ em cần đặc biệt được bảo vệ khỏi mọi hành vi tổn hại trẻ em Trong lĩnh vực lao động, trẻ em thường

bị xâm hại bằng nhiều hình thức khác nhau Do đó, để bảo vệ trẻ em khỏi những hành

vi xâm hại ấy pháp luật Việt Nam quy định những điều khoản mang tính chất bắt buộc

để buộc người sử dụng lao động phải tuân theo Qua đó trẻ em có thể thực hiện các quyền cơ bản của mình Cụ thể, những quyền cơ bản của lao động trẻ em bao gồm các

quyền sau:

Quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình

+ Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: trẻ em được quyền tham gia lao động trong một

số ngành nghề như diễn viên, các nghề truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ, vận động viên năng khiếu (mục 1 thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999) với thời gian làm việc là 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần Như vậy đối với trẻ em

Trang 14

dưới 15 tuổi thì các em có quyền tham gia lao động trong những công việc này và không ai có thể bắt trẻ em làm những công việc khác vượt quá ngày giờ đã được pháp luật quy định

+ Đối với người chưa thành niên (15 tuổi đến dưới 18 tuổi): người lao động chưa thành niên được quyền tham gia lao động vào một số ngành nghề và những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách với thời gian làm việc là 7 giờ trên ngày (điều 117 Bộ luật Lao động) Như vậy người chưa thành niên cũng được phép tham gia lao động trong một số công việc phù hợp với bản thân

Quyền được ký kết hợp đồng lao động

Khoản 1 điều 5 Bộ luật lao động quy định “người lao động phải ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”

Đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi khi tham gia lao động hoặc học nghề, tập nghề ở một số ngành nghề, công việc được nhận trẻ em thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động Đồng thời sự giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý theo dõi bằng văn bản của cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp thì hợp đồng đó mới

có giá trị (điều 178 Bộ luật Lao động)

Điều 26 Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động phải được ký kết một 3 loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau2

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Điều kiện về an toàn lao động vệ sinh lao động;

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

2

Điều 29 Bộ luật Lao động 2011

Trang 15

Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, được trang bị bảo hộ lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo quy định tại chương IX Bộ luật Lao động và nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27-12-2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính Phủ quy định một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động vệ sinh lao động

Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và không có yếu tố độc hại Ngoài ra, người lao động là trẻ em còn được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động và được đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động

Về bảo hiểm xã hội: người lao động là trẻ em cũng được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Tùy theo thời gian làm việc các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà người lao động đó sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm

xã hội tự nguyện Ngoài ra, người lao động còn có quyền được biết mọi thông tin liên quan đến việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của mình (điều 223 Bộ luật Lao động)

Bên cạnh đó, trước khi vào làm việc lao động trẻ em phải được kiểm tra sức khỏe, và người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là 6 tháng một lần Khi bị ốm đau, trẻ em có quyền được nghỉ ngơi hoặc được hưởng các chế độ khác về sức khỏe để bảo đảm sức khỏe của mình

Quyền được hưởng lương và trả công phù hợp

Điều 102 Bộ luật Lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động”

Trong những công việc sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động phải trả công tương xứng với hiệu quả công việc mà các em làm được, công sức mà trẻ em

đã bỏ ra hoặc đã ký kết trong hợp đồng lao động Như trong trường hợp trẻ em tham gia làm việc ở những công việc được phép nhận trẻ em phải trả lương đầy đủ nếu có thỏa thuận Đặc biệt người sử dụng lao động không được sử dụng lao động trẻ em làm việc mà không trả công hoặc trả công không tương xứng

Quyền khiếu nại, tố cáo với người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền

Khi bị xâm phạm quyền và lợi ích của mình, trẻ em có thể tự mình khiếu nại hoặc thông qua đại diện để khiếu nại với người sử dụng lao động Nếu như không thể khiếu nại với người sử dụng lao động thì trẻ em có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền gần nhất để đảm bảo quyền lợi lao động của mình

Trang 16

Trên thực tế có một số trường hợp khi quyền lợi lao động của mình bị xâm hại, trẻ em thường không biết khiếu nại ở đâu do không hiểu rõ các quyền cơ bản của mình Chỉ khi nào các em được cơ quan chức năng giải thoát thì các em mới được thật

sự được bảo vệ Do đó pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền khiếu nại hoặc báo cáo với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi lao động của mình

Tóm lại, qua các quyền cơ bản cơ bản của trẻ em trong lĩnh vực lao động được

quy định trong Công ước và trong pháp luật Việt Nam, ta thấy rằng trẻ em hôm nay ngày càng được xã hội quan tâm và chăm sóc Thông qua các quyền của mình, trẻ em

có thể tự biểu hiện trong các hoạt động xã hội Không ai được vi phạm quyền lao động

cơ bản của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và bảo vệ Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm

tạo điều kiện để các em có thể hưởng tất cả các quyền cơ bản của mình

1.2 Một số vấn đề về người sử dụng lao động trẻ em

1.2.1 Vài nét về người sử dụng lao động trẻ em

Hiện nay, trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động được điều chỉnh bởi quy định mang tính pháp lý Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Lao động hiện hành quy định

“người sử dụng lao động là doanh nghiệp hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi”

Theo quy định trên thì người sử dụng lao động đối với trường hợp là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi Đây là độ tuổi mà người sử dụng lao động trẻ em có khả năng chịu trách nhiệm khi có những vi phạm về lĩnh vực lao động Theo đó, chủ thể sử dụng lao động trẻ em, bao gồm các chủ thể sau3

:

- Các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và hoạt động tại Việt nam như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn thì có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

- Các cơ quan, tổ chức Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thỗ Việt Nam

- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác

Trang 17

giải khát…); chủ các cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, karaoke, mát xa, sòng bạc, quán rượu, quán bia; chủ các cửa hàng sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm, đồ chơi, trò chơi, kích động bạo lực, đồi trụy Ngoài ra còn có một loại chủ thể đặc biệt cũng thuộc trường hợp là chủ thể sử dụng lao động trẻ em như cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em 4

Đối với trường hợp được phép nhận trẻ em 15 tuổi và làm việc ở một số ngành nghề theo thông tư 21/1999/TT–BLĐTBXH ngày 11.9.1999 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì người sử dụng lao động phải là những người sau: chủ các cơ sở nghệ thuật (múa, hát, xiếc, sân khấu, điện ảnh), chủ các ngành nghề truyền thống (chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài), chủ các ngành thủ công mỹ nghệ (thêu ren, mộc mỹ nghệ), chủ các cơ sở thể dục, thể thao (vận động viên năng khiếu)

Như vậy người sử dụng lao động trẻ em là người có hành vi sử dụng trẻ em vào những công việc tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân (18 tuổi trở lên) hoạt động hoặc sinh sống trên lãnh thỗ Việt Nam

1.2.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động là trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, do đó trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ khỏi những hành vi xâm hại Khi sử dụng lao động là trẻ em, người sử dụng phải có trách nhiệm nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ em, không ai có thể sử dụng lao động trẻ em một cách tùy tiện Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, pháp luật nước ta quy định cụ thể quyền và nghĩa

vụ của người sử dụng lao động trẻ em

Trách nhiệm sử dụng trẻ em đúng ngành nghề theo đúng quy định của pháp luật

+ Đối với lao động chưa thành niên (từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)

Theo đó, khoản 1 điều 175 Bộ luật Lao động quy định: “Người lao động chưa

thành niên là người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi” Nơi có sử dụng lao động

dưới 18 tuổi phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và

có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động Đặc biệt, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc nặng

4

Điều 9 nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ chăm sóc

và giáo dục trẻ em

Trang 18

nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành (điều 176 Bộ luật Lao động) Theo đó, thông tư liên Bộ số 09/TT-LB ngày 13-4-1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ

Y tế đã quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên tập trung chủ yếu vào những ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất Ngoài ra, thông tư 21/2004/TTLT – BLĐTBXH – BYT ngày 9-12-2004 quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các

cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm với 18 nơi làm việc và

21 công việc bị cấm, đặc biệt là trong các loại hình vũ trường, massage, cắt tóc, gội đầu thư giản, karaoke Đây là nhóm nghề, công việc rất dễ dẫn đến tệ nạn xã hội

+ Đối với lao động trẻ em (dưới 15 tuổi)

Điều 178 Bộ luật Lao động quy định: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm

việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định” Riêng đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào

làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng trẻ em phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp

Như vậy pháp luật Việt Nam nghiên cấm việc sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt Theo đó, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động trẻ em vào một số việc được quy định tại Thông tư số 21/1999/TT - BLĐTBXH ngày 11.09.1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cụ thể là các trường hợp sau:

1 Diễn viên: múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối…), điện ảnh;

2 Các ngành truyền thống : Chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài;

3 Các ngành thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ;

4 Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rỗ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng

Bên cạnh đó khi nhận những trẻ em vào làm một số công việc nêu trên thì người

sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các điều kiện sau:

1 Trẻ em phải đủ 12 tuổi Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật quy định tại điểm 1 mục I nói trên phải đủ 8 tuổi; Đối với một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định

2 Có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa;

Trang 19

3 Có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộhợp pháp;

4 Có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyền địa phương;

5 Môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý của trẻ em và không vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

6 Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm;

7 Đảm bảo thời gian học văn hoá cho trẻ em;

8 Có hợp đồng lao động

Nhìn chung pháp luật Việt Nam cấm người sử dụng lao động và những công việc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, không đảm bảo an toàn cho trẻ Đặc biệt khi sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt: lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động

Trách nhiệm sử dụng lao động trẻ em đúng ngày giờ pháp luật quy định

Đối với trẻ em, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động theo ngày giờ

mà pháp luật cho phép Như vậy mới đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ em Điều 177 Bộ luật Lao động quy định: “Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày” Người sử dụng lao động chỉ được

sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số ngành nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, thì ngày giờ được sử dụng lao động trẻ em là “Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ

em làm thêm giờ và làm việc ban đêm” (mục II thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999)

Như vậy người sử dụng lao động trẻ em chỉ được dùng trẻ em theo đúng ngày giờ

mà pháp luật quy định Đặc biệt, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo cho trẻ em thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình lao động

Trách nhiệm ký kết hợp đồng với lao động trẻ em

Khi có nhu cầu sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng với lao động trẻ em Như vậy mới có cơ sở để đảm bảo cho quyền lợi của trẻ em Người sử dụng lao động không được viện bất cứ lý do gì để không ký hợp đồng lao động

Riêng đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi khi tham gia lao động hoặc học nghề

ở một số ngành nghề nào đó thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động Đồng thời sự giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản và theo dõi của cha, mẹ

Trang 20

hoặc người đỡ đầu hợp pháp thì hợp đồng đó mới có giá trị (điều 178 Bộ luật Lao động)

Tùy theo tính chất hợp đồng mà hợp đồng được ký kết với từng loại hợp đồng khác nhau Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải đảm bảo hợp đồng có đầy đủ nội dung theo đúng quy định tại điều 29 Bộ luật Lao động như: tên và địa chỉ của doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động, công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội với người lao động…

Trách nhiệm trả lương hoặc trả công tương xứng với lao động trẻ em

Trong quá trình lao động, nếu lao động trẻ em làm ra sản phẩm hoặc công việc theo đúng hợp đồng làm việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả công tương xứng Đây là quyền lợi của lao động trẻ em, do đó chủ sử dụng lao động không thể vì lý do gì khác mà không trả công cho trẻ em Nếu như không trả công cho trẻ em thì coi như đã vi phạm pháp luật lao động

Tùy theo sự thỏa thuận mà tiền lương được trả định kỳ hàng tháng và hàng quý

và phải trao trực tiếp cho lao động trẻ em

Trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, tham gia bảo hiểm

và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em

Khi sử dụng lao động trẻ em người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn, vệ sinh cho lao động trẻ em, trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo hộ lao động Người

sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng

ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác Người sử dụng lao động phải kiểm tra định kỳ,

tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải bố trí phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động (điều 152 Bộ luật lao động)

Ngoài ra, người sử dụng lao động cần phải đảm bảo cho trẻ em được tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em, như thế mới đảm bảo quyền lợi cho trẻ em và trẻ

em có thể được bảo vệ an toàn trong môi trường lao động

Tóm lại, lao động trẻ em là một loại lao động đặc thù do vậy các em cần phải có

chế độ bảo vệ đặc biệt Người sử dụng phải có trách nhiệm sử dụng lao động trẻ em theo đúng với quy định của pháp luật Một khi không đảm bảo sự an toàn cho lao động trẻ em hoặc làm không đúng với quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động trẻ

em sẽ bị pháp luật chế tài và tùy theo mức độ người sử dụng lao động có thể bị kỷ luật,

xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trang 21

1.3 Tìm hiểu chung về lạm dụng sức lao động trẻ em

1.3.1 Khái niệm về lạm dụng sức lao động trẻ em

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, khái niệm “lạm dụng trẻ em” bao gồm tất

cả mọi hình thức đối xử tồi tệ hoặc không phù hợp đối với trẻ về phương diện thể chất cũng như về tâm lý, tình cảm, gây ra sự tổn hại thực tế hoặc tiềm ẩn đối với sự tồn tại

và phát triển, đối với sức khoẻ và nhân phẩm của trẻ Và “lạm dụng lao động trẻ em”

là một trong những hình thức lạm dụng, xâm hại, bóc lột trẻ em cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội Theo đó “lạm dụng lao động trẻ em” được hiểu là trường hợp những đứa trẻ phải làm việc quá sức trong gia đình của mình hoặc cho gia đình người khác, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cản trở việc học hành của trẻ.5

Ở Việt Nam, trong các văn bản pháp luật hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa hay làm rõ thuật ngữ “lạm dụng” Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa thì “lạm”

là vượt lấn quá phạm vi, giới hạn cho phép Còn “lạm dụng” là việc sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định Như vậy theo cách hiểu đơn giản và thông thường thì “lạm dụng” là việc sử dụng quá mức, phạm vi, giới hạn quy định, cho phép

Theo định nghĩa thông thường thì “lao động trẻ em là lao động của người dưới

16 tuổi thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần để nuôi sống bản thân hoặc cho gia đình”

Hiện nay có rất nhiều người sử dụng từ “bóc lột sức lao động trẻ em” để nói đến những hành vi bắt trẻ em phải làm việc quá sức mình trong những điều kiện khắc nghiệt Theo đó bóc lột sức lao động trẻ em cũng là một trong những hành vi lạm dụng trẻ em, “bóc lột sức lao động trẻ em” được hiểu là trường hợp bắt trẻ phải làm việc quá sức mình trong những điều kiện khắc nghiệt vì mục đích lợi nhuận của người lớn,

dụng sức lao động trẻ em” và “bóc lột sức lao động trẻ em” có nghĩa tương đối giống nhau Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của người viết thì hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chỉ quy định, phân tích, xem xét đến hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em mà không đề cập đến hành vi bóc lột sức lao động trẻ em Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ sử dụng từ “lạm dụng” để phân tích và làm rõ các vấn

đề liên quan đến “lạm dụng sức lao động trẻ em”

Cho đến bây giờ chưa có một khái niệm chung nào lạm dụng sức lao động trẻ

em, nhưng qua sự tìm hiểu người viết có thể đưa ra khái niệm về lạm dụng sức lao

động trẻ em như sau “lạm dụng sức lao động trẻ em là hành vi của một người hoặc

5

th%E1%BB%A9c-l%E1%BA%A1m-d%E1%BB%A5ng-tr%E1%BA%BB-em/ [truy cập ngày 28-7-2010]

http://baovequyentreem.vn/index.php/2010/07/28/lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-m%E1%BB%8Di-hinh-6

http://tintuc.xalo.vn/00291538287/tre_em_van_bi_boc_lot_suc_lao_dong.html, [truy cập 8-4-2010]

Trang 22

một nhóm người sử dụng lao động trẻ em vượt quá mức so với phạm vi và quy định của pháp luật lao động”

Như vậy, hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em đã xuất hiện khá lâu cùng nhiều hình thức tồn tại khác nhau Người sử dụng trẻ em thường lạm dụng sức lao động trẻ

em ở những công việc như may giày da, may mặc…và những công việc khá nặng nhọc

và nguy hiểm như đãi vàng, cõng gạch,…Lạm dụng sức lao động trẻ em để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ em, cho gia đình xã hội và người sử dụng lao động là trẻ em

Do đó pháp luật Việt Nam nghiêm cấm những hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em

Ai có hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em dù ở bất kỳ hình thức nào thì cũng bị pháp luật xử lý thích đáng

1.3.2 Các hình thức chủ yếu của lạm dụng sức lao động trẻ em

Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Nhiều hội nghị văn bản luật pháp quốc tế đang được ban hành nhằm xóa bỏ tình trạng này Hiện tại, lạm dụng sức lao động trẻ em không chỉ giới hạn trong phạm vi đạo đức, xã hội ở mỗi quốc gia mà đã trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế

Trong công ước 182 về lao động trẻ em của Liên Hiệp Quốc, thuật ngữ “các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” bao gồm:7

a) Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ và lao động nô lệ và lao động cưỡng bức trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ

em tham gia vào xung đột vũ trang;

b) Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;

c) Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt vào mục đích sản xuất và vận chuyển chất ma tuý như được nêu tại các hiệp định quốc tế;

d) Những công việc mà tính chất hoặc các điều kiện của nó có thể xâm hại đến sức khoẻ, an toàn và đạo đức của trẻ;

Ở Việt Nam, tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em đang là vấn đề quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan Nhà Nước…nhằm tiến tới xóa

bỏ tình trạng trẻ em bị lạm dụng sức trong bất kì hình thức nào Thế nhưng nhiều hình thức lạm dụng sức lao động trẻ em vẫn đang còn tồn tại Tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ em tham gia vào loại hình công việc khác nhau, công đoạn khác nhau trong cùng một công việc do đó hình thức lạm dụng cũng khác nhau Những hành vi lạm dụng sức lao

7

Điều 3 Công ước 182 ngày 1-6-1999

Trang 23

động trẻ em được quy định tạị điều 9, nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về thi hành một số điều của luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Khoản 7 điều 7 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em) bao gồm những hành vi sau:

1 Cha mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em

2 Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em

3 Sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hoá phẩm, sản phẩm hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển của trẻ

em

4 Sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động hoặc đúng với quy định pháp luật nhưng bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng

Theo đó, những hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em bao gồm những hành vi sau:

Thứ nhất, cha mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm

công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em: đây là hành vi được thực hiện bởi chủ thể là người thân của các em bao gồm cha,

me, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng Trẻ em có thể làm những công việc nhà

để phụ giúp gia đình nhưng công việc đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các

em Do đó cha mẹ trẻ em không thể nào sử dụng trẻ em làm những công việc vượt quá khả năng của trẻ và gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em Ở trong những gia đình nghèo khó, trẻ em thường đảm nhận những công việc gia đình phụ giúp cha mẹ, kể cả tham gia vào kinh tế gia đình để tạo thu nhập phụ giúp gia đình, cha mẹ của các em cứ nghĩ rằng con cái làm việc phụ giúp gia đình là chuyện bình thường Thế nhưng nếu bắt trẻ

em làm việc quá sức của các em thì chính cha mẹ của các em là người đầu tiên lạm dụng sức lao động của các em

Thứ hai, sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp,

vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em Đây là hành vi người sử dụng lao động sử dụng trẻ em ở những công việc không lành mạnh, các cơ sở này là những cơ sở không thích hợp với lứa tuổi của các em và phát triển nhân cách của các

em, đặc biệt các em có nguy cơ bị lợi dụng hoạt động mại dâm và sa vào các tệ nạn xã hội rất cao Chỉ cần sử dụng lao động trẻ em ở một trong những cơ sở này thì người sử dụng lao động đã vi phạm quy định của pháp luật lao động Ở vũ trường, cơ sở xoa

Trang 24

bóp, sòng bạc là những nơi dành cho người từ 18 tuổi trở lên, những cơ sở này có những tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em sau này Do đó pháp luật Việt Nam đặc biệt nghiên cấm sử dụng trẻ em ở những cơ sở này

Thứ ba, sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hoá phẩm, sản phẩm

hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển của trẻ em Hiện nay những trò chơi bạo lực hoặc đồi trụy đang được kiểm soát và ngăn chặn, bởi đây là những trò chơi gây rất nhiều nguy hiểm tới sự phát triển của trẻ

em Từ các game bạo lực mà đã có nhiều vụ bạo lực thực tế đã diễn ra như bạo lực học đường…Do đó một khi sử dụng trẻ em tham gia vào sản suất các sản phẩm bạo lực hoặc đồi trụy này thì các em có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sự phát triển rất là cao Để bảo vệ trẻ em được phát triển lành mạnh trong môi trường lao động an toàn, pháp luật Việt Nam nghiên cấm hành vi sử dụng trẻ em trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại đồ chơi bạo lực hoặc đồi trụy này

Thứ tư, sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về

lao động hoặc đúng với quy định pháp luật nhưng bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng Sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định pháp luật lao động là những công việc thuộc trường hợp bi cấm sử dụng lao động trẻ em như những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc công việc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc môi trường lao động không đảm bảo an toàn và

vệ sinh lao động Theo đó thông tư liên bộ số 09/TT - LB ngày 13/4/1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên tập trung chủ yếu vào những ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất Ngoài ra, thông tư 21/2004/TTLT-BLĐTBXH – BYT ngày 9/12/2004 quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không

sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm với 18 nơi làm việc và 21 công việc bị cấm, đặc biệt là trong các loại hình vũ trường, massage, cắt tóc, gội đầu thư giản, karaoke

Sử dụng trẻ đúng với quy định của pháp luật lao động nhưng bắt trẻ em làm việc quá sức quá thời gian, không được trả công hoặc trả công không tương xứng là sử dụng trẻ em vào những công việc được phép nhận trẻ em vào làm việc như diễn viên, vận động viên, vẽ tranh sơn mài…(mục 1, thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999) hoặc những công việc khác được sử dụng lao động trẻ em Tuy nhiên người sử dụng lao động trẻ em lại bắt các em làm việc quá sức lực của các em như cho các em làm việc hoặc tập luyện quá thời gian pháp luật quy định và không tạo điều kiện cho các em được nghỉ ngơi Bên cạnh đó người sử dụng còn có hành vi là không trả công cho các em, hoặc trả công không tương xứng như trường hợp các em làm việc

Trang 25

nhiều mà trả công ít, hoặc như trường hợp người sử dụng lao động viện lý do này lý do kia để không trả công cho các em như đã thỏa thuận

Trên thực tế trẻ em chủ yếu bị lạm dụng sức lao động chủ yếu ở những cơ sở gia công, thủ công nhỏ lẻ, mang tính gia đình hoặc những cơ sở hoạt động không đăng ký kinh doanh, nhằm tránh sự kiểm tra của chính quyền địa phương Hình ảnh những trẻ

em làm việc như người lớn để nuôi mình, nuôi gia đình không còn là hiện tượng cá biệt Trong đó, đáng lưu ý nhất là những trẻ em tha phương, làm những công việc nặng nhọc quá sức với đồng tiền công thấp so với công sức mà các em đã bỏ ra Các em không chỉ bị bóc lột sức lao động, mà còn bị chủ chiếm cả tiền lương, hành hạ, ngược đãi, và biến các em trở thành công cụ để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp, có khi chính các em trở thành nạn nhân của bọn buôn người qua biên giới

Ở khu vực thành thị, phổ biến nhất là trẻ em làm giúp việc gia đình, phụ việc ở nhà hàng, cửa hàng, Đa số trẻ em làm các công việc trong ngành dệt may, giày da, chế biến thực phẩm trong điều kiện gò bó, chật chội, thiếu ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, hoá chất Không chỉ bị lạm dụng về sức khoẻ, lao động trẻ em còn

bị lạm dụng về thời gian lao động và tệ hơn là xâm hại tình dục Hằng ngày, các em phải làm việc bình quân 10 giờ rưỡi mỗi ngày, nhiều nhất là 14 giờ mỗi ngày, thời gian làm thêm khoảng 4 giờ rưỡi mỗi ngày Nhưng thù lao nhận được lại rẻ như “bèo”, lương tối thiểu của lao động trẻ em chỉ khoảng 330.000đ/tháng/em.8 Phần lớn số tiền lương này cũng không trực tiếp đến tay các em, mà được chủ trao cho cha mẹ của các

em mỗi năm một lần Không những vậy, các em đều không được trả lương làm thêm giờ và phải làm việc vào ban đêm

Công việc ôsin hiện nay có lẽ đã khá quen thuộc với chúng ta, nhiều đứa trẻ đi làm osin thường bị đối xử tệ bạc Không được ăn cơm cùng gia đình, làm hỏng việc sẽ

bị đánh chửi…Cũng có đứa đi làm ôsin phải làm việc từ 6h sáng đến 11h đêm mới được đi ngủ, đấy là chưa kẻ nếu em bé hoặc một thành viên trong nhà bị ốm thì ôsin sẽ phải dậy mấy lần trong một đêm để lấy nước, lấy thuốc và cả nấu đồ ăn cho người ốm Nhìn lại những hình thức mà trẻ em bị lạm dụng trên đây, có ai không phải xót

xa khi từng ngày những đứa bé đang làm việc trong những môi trường không đảm bảo

an toàn cho tính mạng và sức khỏe Do vậy các cơ quan chức năng cần xử lý triệt để mọi hình thức lạm dụng sức lao động nói trên, để các em có thể vui chơi, học tập theo đúng những quyền mà các em cần phải được hưởng

8

http://tintuc.xalo.vn/00-1421421801/Thanh_pho_Ho_Chi_Minh_Lao_dong_tre_em_bi_boc_lot_tham_te.html, [truy cập 14-9-2009]

Trang 26

1.3.3 Quy định của pháp luật về biện pháp xử lý về hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em

Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam Hệ thống pháp luật quốc tế nói chung và hệ thống pháp luật quốc gia nói riêng quy định rất nhiều về vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức lạm dụng, trong đó có lạm dụng sức lao động trẻ em Theo đó các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ

em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật

Theo khoản 7 điều 7 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì hành vi lạm

dụng sức lao động trẻ em là một hành vi bị nghiên cấm “cấm lạm dụng lao động trẻ

em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động” Hoặc tại

điều 175 Bộ luật Lao động điều 175 “nghiên cấm lạm dụng sức lao động của người

chưa thành niên” Như vậy pháp luật Việt Nam nghiên cấm lạm dụng sức lao động trẻ

em, theo đó người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt Tùy theo trường hợp mức độ nặng nhẹ mà sẽ bị xử phạt theo nhiều hình thức khác nhau

1.3.3.1 Xử phạt hành chính

Đối với những hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em không đến mức bị truy cứu hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính Pháp luật Việt Nam cũng quy định về mức xử phạt của người sử dụng lao động chưa thành niên, cụ thể là trong quy định của nghị định 47/2010/NĐ - CP ngày 6/5/2010 quy định mức xử phạt hành chính về hành

vi vi phạm pháp luật lao động

Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm: “buộc

người lao động làm việc quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần hoặc buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với người lao động chưa thành niên ”với các mức như sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến

Trang 27

Điều 13 nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định:

1 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây:

a) Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ khi quyết định những vấn đề

có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp;

k) Không lập theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên; không xuất trình sổ theo dõi người lao động chưa thành niên khi thanh tra viên lao động yêu cầu;

l) Sử dụng lao động chưa thành niên niên hoặc người tàn tật làm việc quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần;

2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

Mặt khác, người sử dụng lao động trẻ em còn có thể bị áp dụng các hình thức

xử phạt bổ sung như: tước giấy phép hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng (điều 4 nghị định 47/2010/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động)

Ngoài ra, nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 điều 19 cũng quy định về mức xử phạt hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng sức lao động trẻ em vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động:

1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em

2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ

em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng hoá, tiền tệ trái phép ở trong nước

3 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng hoá, tiền tệ trái phép qua biên giới

Trang 28

Ngoài xử phạt hành chính người sử dụng lao động trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó gây hậu quả nặng nề cho những đứa trẻ

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với trẻ em;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng

Đây là hành vi mà người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi

có hành vi xâm phạm đến lao động trẻ em Sử dụng lao động trẻ em từ chưa đủ 16 tuổi trở xuống làm những công việc nặng nhọc; có hành vi sử dụng lao động trẻ em chưa

đủ 16 tuổi trở xuống làm những công việc nguy hiểm; sử dụng lao động trẻ em chưa

đủ 16 tuổi trở xuống tiếp xúc với các chất độc hại Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý

và vô ý đối với hậu quả và hành vi trên sẽ cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, gây tổn hại sức khỏe, bị nhiễm độc …) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm Những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại không được sử dụng lao động trẻ em là những công việc được liệt kê trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

Trường hợp trẻ em đi lao động mà bị đánh đập hành hạ, người sử dụng lao động bắt trẻ phải chịu khổ sở, dầm mưa dãi nắng để lao động, bị bỏ đói, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ thì đã có dấu

hiệu phạm vào tội “hành hạ người khác” theo điều 110 Bộ luật hình sự “người nào đối

xử tà ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm Phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ

có thai, người tàn tật hoặc đối với nhiều người thì phạt tù từ phạt tù từ 1 năm đến 3 năm” Ngoài ra, người vi phạm cũng thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội cố ý gây

thương tích tại điều 104 Bộ luật hình sự

Trang 29

Từ những quy định của pháp luật đối với người sử dụng lao động trẻ em được nêu ở trên Chúng ta rút ra một điều là cho người sử dụng lao động trẻ em là không nên tùy tiện sử dụng hoặc lạm dụng sức lao động là trẻ em vì trẻ em chưa thực sự phát triển về thể chất về trí lực, ở tuổi của các em là cần được học hành, tập luyện thể thao, được yêu thương và quan tâm từ phía người lớn

Trang 30

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM

Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY –

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN

Dựa trên cơ sở của chương 1, trong chương 2 này người viết tiếp tục làm rõ về tình hình lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và thể hiện qua số liệu ở một số địa phương nhất định như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,

An Giang, Quảng Nam Qua những số liệu đó phân tích những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng sức lao động trẻ em bị lạm dụng

2.1 Tình hình lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Về nguyên tắc, trẻ em mới chỉ được làm việc với tư cách là rèn luyện, tập dượt trong quá trình phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần, chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xã hội và chưa phải là nguồn thu nhập chính đối với gia đình Điều đó thể hiện khá rõ ràng trong luật pháp quốc tế và trong nước

Nhưng trên thực tế, từ lâu trẻ em ở nhiều nước đã làm việc với tư cách một lao động kiếm sống cho mình và cho gia đình, nhất là các em ở độ tuổi 10 - 14 tuổi Hơn hai thập kỷ nay, những trẻ em làm việc như người lớn để nuôi mình, nuôi gia đình không còn là hiện tượng xa lạ Trong đó đáng lưu ý nhất là những trẻ em tha phương, làm những công việc nặng nhọc quá sức mà tiền lương hưởng được lại rất thấp

Do chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác về lạm dụng sức lao động trẻ

em nên người viết chỉ dựa trên những số liệu thống kê trên các trang web, các bài báo, tạp chí để đưa vào bài viết, nhằm làm rõ về thực trạng lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong bài viết người viết chủ yếu đưa ra những hình thức phổ biến của vấn đề lạm dụng sức lao động tại các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.1.1 Thực trạng về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay

Thực trạng về lạm dụng sức lao động trẻ em trên thế giới nói chung và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam nói riêng đã được nhiều cơ quan chức năng, các báo đài, dư luận xã hội phản ánh Hiện nay, trẻ em Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước Số trẻ vị thành niên ra xã hội mưu sinh, theo số thống kê tạm thời của Cục Bảo Vệ - Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tính đến tháng

Trang 31

6 năm 2010 là hơn 3 triệu9 Và cho đến nay, Việt Nam chưa có cuộc điều tra chính thức nào về vấn đề lao động trẻ em bị lạm dụng sức lao động mặc dù hiện tượng lao động trẻ em bị lạm dụng sức lao động đã xuất hiện khá lâu

Theo báo cáo và khảo sát nghiên cứu về tình hình lao động trẻ em tại một số tỉnh trọng điểm đa phần trẻ em lao động sống trong những hộ gia đình có hoàn cảnh điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện sống nghèo nàn, không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ em Một số liệu báo cáo của các tỉnh thành phố cả nước gửi cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2009 thì số trẻ em tham gia lao động mặc dù có chiều hướng giảm nhưng số trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại vẫn còn rất là cao, cụ thể số trẻ em tham gia lao động từ năm 2007 đến 2009 như sau:

Bảng 1: số trẻ em tham gia lao động trong điều kiện nặng nhọc và độc hại từ

So với 2007 thì năm 2008 số trẻ em lao động có xu hướng tăng và đến 2009 thì

số lao động trẻ em giảm so với 2008 Tuy nhiên con số trẻ em lao động vẫn còn rất lớn 25,823 em Hiện nay vẫn còn nhiều em phải tham gia lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm Trong môi trường lao động như thế, các em có nguy cơ tai nạn lao động và bị nhiễm bệnh rất là cao Chẳng hạn như tại Tại vùng mỏ Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên có hàng trăm em nhỏ vì gia đình nghèo khó phải đến đây mót tìm

Trang 32

quặng ở các bãi quặng thải Các em luôn hít thở không khí mịt mù bụi bẩn, chịu tiếng

ồn của máy khoan, máy xúc Trong môi trường làm việc hết sức độc hại như vậy, các

em luôn có nguy cơ bị tai nạn lao động Theo em Nguyễn Văn Bình (nhà ở thị trấn

Trại Cau) đã làm quặng hơn 2 năm, thì: “Đi mót quặng ở các bãi thải bây giờ được rất

ít, ai cố gắng lắm được khoảng gần tạ (30.000đ), còn như tụi em thì ngày công chỉ 20.000đ đến 25.000đ, bạn nào yếu chẳng được thế”11

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì nhiều trẻ em tham gia vào các loại hình lao động và có nguy cơ bị lạm dụng rất là cao Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại tám tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố thì gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng của hoá chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc12

Tại tám tỉnh, thành được nghiên cứu, trẻ em lao động tập trung nhiều trong một số công việc điển hình như đi biển ở Quảng Ninh, khai thác đá ở Hà Tĩnh, chế biến cá bò ở Quảng Nam, khai thác mủ cao su ở Gia Lai, làm việc trong các lò gạch ngói ở An Giang, làm việc nhiều giờ trong điều kiện làm việc tồi tàn tại các xưởng may tư nhân, sản xuất chế biến tư nhân tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh 13

Trẻ em bị lạm dụng sức lao động; làm việc nhiều giờ trên ngày nhưng lại không được trả lương hay đồng lương cực thấp; bị đánh đập hành hạ là mặt tiêu cực của lao động tuổi thơ ở Việt Nam lâu nay Dù độ tuổi còn nhỏ nhưng các em phải làm việc và trở thành nạn nhân của chủ lao động, dù trong trường hợp bị cưỡng bách hay tự nguyện làm việc kiếm sống

Về độ tuổi trẻ em bị lạm dụng sức lao động

Ở Việt Nam, trẻ em tham gia lao động ở mọi lứa tuổi (từ 15 đến 17 tuổi), trẻ em tham gia lao động ở các công đoạn khác nhau trong một công việc cụ thể Độ tuổi trung bình trẻ em bắt đầu lao động là 10 đến 14 tuổi, số trẻ em làm thuê, giúp việc nhà phổ biến là 13 đến 14 tuổi, trẻ em vạn đò phải học chèo đò từ 5 - 6 tuổi, 10 - 12 tuổi đã

đi làm kiếm tiền 14

Trẻ em lao động ở nhiều loại hình và lĩnh vực công việc và những mối nguy hại đe doạ lao động trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động và điều

11

tam/3912901.epi, [truy cập ngày 28-2-2010]

http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.congan.com.vn/Lao-dong-tre-em-van-de-can-duoc-quan-12

http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/xa-hoi/2010/06/1045044/lao-dong-tre-em-nhung-con-so-giat-minh/ , [truy cập ngày 23-6-2010]

13

http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/xa-hoi/2010/06/1045044/lao-dong-tre-em-nhung-con-so-giat-minh/ , [truy cập ngày 23-6-2010]

14

tam/3912901.epi, [truy cập ngày 28-2-2010]

Trang 33

http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.congan.com.vn/Lao-dong-tre-em-van-de-can-duoc-quan-kiện lao động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ

Theo số liệu thống kê từ những cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm

2006 cho thấy có khoảng 6,7% (gần 930.000) trẻ em từ 6 - 14 tuổi tham gia hoạt động kinh tế, trong đó có 296.847 trẻ em từ 12 tuổi trở xuống và 37.139 trẻ em dưới 10 tuổi Kết quả điều tra cũng cho thấy, có khoảng 503.389 trẻ em (từ 12 - 14 tuổi) tham gia vào các hoạt động kinh tế ở những công việc mà độ tuổi của các em thấp hơn tối thiểu

để làm những công việc này, và 633.405 trẻ em từ 15 - 17 tuổi phải làm việc nhiều thời gian hơn quy định15

Những số liệu thống kê vào năm 2009 cho thấy, trẻ em từ 6 - 17 tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm khoảng trên dưới 30%, nhóm trẻ độ tuổi từ 15 - 17 tuổi có tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao (63,3% so với độ tuổi) Điều đáng chú ý

là có khoảng 15% trẻ em làm thuê, phải làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng dân dụng.16

Trẻ em gái tham gia lao động nhiều hơn trẻ em trai ở mọi nhóm tuổi Tình trạng trẻ em chưa đến tuổi lao động phải lao động hiện nay đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các địa phương trong cả nước Năm 2009, cả nước có khoảng 25000 trẻ em, trong tổng số 300 lao động trẻ em được điều tra thì trẻ em gái chiếm tới 56.3%, trẻ em trai chiếm 43.7%; trong đó có tới 38.5% trẻ em bỏ học vì lí do phải tham gia lao động giúp cha mẹ, 28.6% trẻ bỏ học vì gia đình khó khăn, không đủ tiền chi phí, gần 20% trẻ bỏ học vì lý do học lực yếu và chỉ có khoảng 5.5% trẻ em bỏ học vì nguyên nhân không thích đi học17

Theo báo cáo này, lao động trẻ em thường ở độ tuổi từ 10-14 tuổi, chiếm 72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát Tiếp đến là nhóm tuổi từ 15-17 tuổi (chiếm 17%) và nhóm 6-9 tuổi (chiếm khoảng 10%).18

Bảng 2 : Độ tuổi trẻ em đang tham gia lao động

Trang 34

Như vậy trẻ em bị lạm dụng sức lao động có ở mọi nhóm tuổi Đây là lứa tuổi

mà trẻ em phải được học tập, vui chơi hoặc giải trí Thế nhưng hiện nay nhiều em vẫn còn lao động với thời gian làm việc nhiều giờ trên ngày Nhiều người sử dụng lao động đã sử dụng lao động trẻ em vượt quá mức pháp luật lao động cho phép và hầu như không dành thời gian cho các em nghỉ ngơi, giải trí

Về thời gian và tiền lương trẻ em bị lạm dụng sức lao động

Theo kết quả điều tra 300 trẻ em lao động ở tại 8 tỉnh, thành phố về thời giờ lao động - do Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới (Viện Khoa học Lao động và Xã hội) công bố mới đây cho thấy thời gian làm việc bình quân/ngày của trẻ em khoảng 5,6 giờ Trong đó, nhóm trẻ em có độ tuổi từ 15 - 17 có thời gian làm việc bình quân 6,5 giờ/ngày; nhóm trẻ em làm thuê có thời gian làm việc 6,2 giờ/ngày, tiếp đến là nhóm trẻ em tự làm và thấp nhất là nhóm làm việc trong các hộ gia đình Thời giờ làm việc của trẻ em cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh tế mà các em tham gia Qua khảo sát, trẻ em làm việc trong một số ngành như dệt - may, da - giày hay chế biến thực phẩm có thời gian làm việc tới 8 - 9 giờ/ngày, thậm chí là 10 - 12 giờ/ngày nếu vào vụ sản xuất, lễ, tết trẻ em lao động trong các ngành này nếu còn đang đi học thì thời gian làm cũng lên tới 4 - 5 giờ/ngày19

Điển hình như trường hợp của em: “Lê Văn Nhật (15 tuổi, quê Quảng Ngãi)

Nhật kể hằng ngày Nhật làm việc từ 7g30 sáng tới 11g30, chiều từ 13g hoặc 13g30 tới 17g30, tối từ 19g tới 23g, không có ngày nghỉ Tiền lương bao nhiêu Nhật cũng không biết, chỉ nghe ông chủ nói cuối năm sẽ trả tiền cho về quê” 20

Mới 15 tuổi nhưng em Nhật đã phải làm việc không có ngày nghỉ, thời gian làm việc đã chiếm hết thời gian giải trí của em Một ngày em được nghỉ ngơi giữa ca làm việc chỉ 1 - 2 tiếng Bên cạnh đó em còn phải làm việc đến khuya và làm cả ngày chủ nhật Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các em

Trong những trường hợp trẻ em bị lạm dụng sức lao động thì tiền công các em lại được hưởng rất ít so với công sức và thời gian mà các em đã bỏ ra Thời gian làm việc dài, công việc vất vả, nhưng thu nhập bình quân trên tháng của trẻ em chỉ khoảng 509,9 ngàn đồng/tháng Cụ thể, đối với nhóm trẻ em làm trong các hộ gia đình, với vai trò phụ giúp bố mẹ, khoản tiền các em “tiết kiệm” được từ 300.000 - 500.000 ngàn đồng/tháng Với nhóm trẻ em làm thuê: nhóm 6 - 10 tuổi, thu nhập chỉ bằng phần nhỏ

so với người lớn; nhóm 11-14 tuổi, thu nhập bằng nửa người lớn; 15 - 17 tuổi, nếu làm việc liên tục, thu nhập cũng ngang bằng người lớn Còn đối với việc may giày, tùy vào

Trang 35

từng loại giày, tiền công mỗi đôi là 2.100 - 3.500 đồng/đôi, một đứa trẻ bình quân có thể khâu được từ 4-8 đôi/ngày, thu nhập bình quân từ 8.500 - 17.000 đồng/ngày.21

“Hai em Vi Văn Hùng và Hoàng Văn Kiên (ở Lục Ngạn, Bắc Giang) làm việc

tại cơ sở may khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa trong 2 năm được trả 10 triệu đồng, mỗi ngày các em làm cật lực từ 15-16 giờ, tính ra các em chỉ được trả 400 nghìn đồng/tháng, một ngày làm được hơn 10 nghìn đồng, nếu chi ly hơn nữa thì mỗi giờ các

em chỉ được 1000 đồng Có khi cả năm các em chưa nhận được một đồng lương nào” 22

Làm việc nhiều những em Hùng và Kiên lại được chủ trả lương rất ít, không tương xứng với công sức làm việc mà các em đã bỏ ra Mỗi ngày làm tới 15-16 giờ nhưng tiền công chỉ được 10 nghìn đồng, người sử dụng lao động có khi còn không trả lương đầy đủ cho các em Hai em này từ quê lên thành phố làm nên bị chủ sử dụng lao động tùy ý sử dụng các em, mà các em thì lại không được hưởng một chút quyền lợi

gì Do đó các em vẫn cứ làm việc để kiếm tiền ít ỏi và không biết là mình bị lạm dụng sức lao động

Theo số liệu thống kê trên đây thì một phần lớn trẻ em vẫn còn bị lạm dụng sức lao động ở nhiều hình thức khác nhau, nhưng trên thực tế thì số liệu vẫn còn lớn hơn nhiều vì có những em bị lạm dụng sức lao động trẻ em nhưng chưa bị phát hiện hoặc chưa được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ Có những trường hợp trẻ em tham gia lao động đơn thuần chỉ là thỏa thuận bằng miệng và không có bất kì loại hợp đồng nào nên đôi khi gây khó khăn cho việc thống kê số liệu chính xác cho các cơ quan chức năng Tại một số địa phương riêng biệt, trẻ em bị lạm dụng theo những hình thức khác nhau, điển hình như các hình thức ở các địa phương sau:

Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển cao với nhiều ngành nghề

và loại hình lao động Hằng năm nơi đây thu hút rất nhiều lao động ở các nơi khác nhau, trong đó trẻ em chiếm một số lượng không phải ít

Năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 180.000 trẻ em con gia đình nhập

cư (chiếm trên 10% số trẻ em toàn thành phố) và 1.150 lượt trẻ em lang thang kiếm sống Việc trẻ em sớm làm việc kiếm sống bị lạm dụng đang là vấn đề nhức nhối của thành phố Theo một thống kê mới nhất Ngành Lao Động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, có 49/63 tỉnh thành có trẻ em tập trung tại thành phố, nhiều

21

vao-cuoc-143111.aspx , [truy cập ngày 10-5-2010]

http://www.giaoduc.edu.vn/news/nghe-nghiep-viec-lam-735/giam-lao-dong-tre-em-chinh-quyen-chua-thuc-su-22

http://my.opera.com/trieutucuong/blog/2009/08/31/lam-dung-suc-lao-dong-o-tre-em , [truy cập ngày 2009]

Trang 36

31-9-nhất là các tỉnh: Sóc Trăng, Huế, An Giang, Tiền Giang, Thanh Hoá, Quảng Bình,

Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, trẻ em chủ yếu bị lạm dụng sức lao động chủ yếu ở các lĩnh vực như may giày da, may mặc, cửa hàng, lĩnh vực giải trí Kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, hơn 50% số quận, huyện có cơ sở sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt là vùng ven như Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú Trong đó, cơ sở không có giấy phép kinh doanh chiếm 69%, cơ sở không có đăng ký lao động chiếm 85,5% Tuy nhiên con số trên thực tế chắc phải lớn hơn nhiều.24

Các số liệu lãnh đạo Ngành Lao động Thương binh Xã hội Thành phố công bố tại hội thảo góp ý các giải pháp ngăn chặn trẻ em lang thang, xin ăn và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm do Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/11/2009 cho thấy: toàn bộ số lao động trẻ em khi được hỏi đều bỏ học vì không có thời gian (phải lao động trên 10h/ngày), các em không được khám sức khỏe định kỳ; không được mua bảo hiểm y tế Bên cạnh đó, số tiền lương mà các em nhận được hầu hết thường được chủ lao động đưa về cho ba mẹ mỗi năm một lần Các em còn phải làm thêm giờ, và làm thêm ban đêm mà không được chủ lao động trả thêm một đồng lương nào Điển hình như trường hợp của các

Trường hợp này người sử dụng lao động lợi dụng các em còn nhỏ tuổi để tranh thủ kiếm lời từ việc bắt các em làm việc suốt ngày, không có thời gian nghỉ ngơi Không chỉ vậy, điều kiện làm việc của các em hết sức độc hại như nơi làm việc thì không gian chật hẹp không đủ không khí, bên cạnh đó một số nơi làm việc còn nồng

độ bụi rất là cao Trong chuyến kiểm tra vào tháng 7/2009 ở một điểm như vậy tại quận Tân Bình, thành viên đoàn thanh tra lao động không khỏi xót xa khi thấy những

Trang 37

đứa trẻ đang cặm cụi bên bàn máy trong một căn phòng nóng bức, chật hẹp và bụi bặm Môi trường làm việc chỉ rộng chưa đầy 30m2, với ba cái quạt treo tường, máy khâu đặt san sát nhau Để đến được chỗ từng đứa, người ta phải len qua những đống bán thành phẩm và thành phẩm vứt la liệt dưới sàn Điển hình như không gian một cơ

sở sử dụng lao động trẻ em sau đây:

“Tại đường Vườn Lài nối dài ở phường Phú

Thọ Hòa, quận Tân Phú, một cơ sở chưa đến 50 m2

là chỗ làm, ăn và ngủ của gần 20 thợ Gian phòng

nóng bức đến ngạt thở Trong phòng, vải vóc và

hàng may sẵn để dồn đống Bụi vải cứ lơ lửng đầy

phòng Hai anh em Thạch L., Thạch M quê ở Trà

Vinh mới chừng 14 tuổi nhưng phải làm việc 14 giờ

mỗi ngày Đến bữa, chủ cơ sở mua cơm hộp đến cho

ăn, cứ thế tiếp tục làm cho đến khuya” 26

Môi trường làm việc của các em đầy chất độc hại như vậy nhưng các em lại phải ăn những thức ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng cơm hộp, người sử dụng lao động lại không tạo điều kiện cho các em thời gian giải trí mà bắt các em làm việc cho đến khuya Dẫu biết hoàn cảnh lao động khó khăn, nhiều trẻ em vẫn chấp nhận kiếm sống để phụ giúp gia đình Và các em vô tình trở thành nạn nhân của người sử dụng lao động, chủ lao động tùy ý sử dụng lao động trẻ em những công việc vượt quá sức lực mà các em có Đa số những cơ sở sử dụng lao động trẻ em thường là những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh tế hộ gia đình mới thu hút được lao động trẻ em Vì những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, pháp nhân đàng hoàng rất ít sử dụng lao động trẻ

em Qua kiểm tra, các cơ sở này đều không có giấy phép kinh doanh, những trẻ em làm việc ở đây đa số là dân tỉnh, không có giấy tờ tuỳ thân Tuy nhiên, khi hỏi tuổi thì các em đều khai 17 đến 18 tuổi do đã được chủ “mớm” từ trước Họ thường chống chế với đội kiểm tra rằng, những lao động này là con cháu ngoài quê vào vừa học, vừa

làm

Ngoài ra, ở đây trẻ em còn bị lạm dụng sức lao động trong lĩnh vực giải trí như người mẫu, diễn viên, ca sỹ Do không có số liệu thống kê ở lĩnh vực này nên người viết chỉ đưa ra một số trường hợp điển hình trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong lĩnh vực này

Hiện nay đang có tình trạng khá nhiều cô bé, cậu bé tuổi 12-16 theo đuổi giấc

mơ trở thành “sao” trong giới người mẫu với sự khuyến khích của nhiều người lớn, từ

26

http://www.biethet.com/tin/lao-dong-nhi-dang-bi-vat-kiet-suc_tin55109.html , [truy cập ngày 27-10-2008]

Trang 38

phía gia đình và các đơn vị tổ chức, các công ty quảng cáo, đào tạo, cung cấp người mẫu Những người có liên quan này có thể vì mục đích háo danh, có thể vì muốn con

em mình nổi tiếng hoặc vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, câu khách đã vô tình hay

cố tình ép hay lợi dụng những cô bé, cậu bé vào công nghệ kinh doanh hình thể, sắc đẹp

Thực tế, sự xuất hiện của những người mẫu lứa tuổi này là hoàn toàn do các em

tự nguyện, thậm chí có cả sự đồng tình của gia đình, người thân Tuy nhiên, có thể thấy ở lứa tuổi này, các “người mẫu nhí” chưa hoàn toàn ý thức hết công việc mình đang theo đuổi Bởi, dù cơ thể phát triển như người lớn, nhưng tâm hồn và suy nghĩ vẫn là của cô bé đang tuổi ăn, tuổi chơi Từ một sự yêu thích ban đầu khiến các em muốn tham gia trình diễn, nhưng khi chứng kiến sự cổ vũ nhiệt tình, những cô bé không khỏi ảo tưởng về nghề người mẫu thời trang, rồi từ đó bỏ bê việc học để chạy theo nghề này Các bậc cha mẹ nhiều khi cũng nghĩ đơn giản là để các em tham gia cho vui, hoặc cho rằng các em có năng khiếu sớm thì tạo điều kiện cho các em phát triển, chứ không nghĩ rằng nghề người mẫu là nghề cực nhọc Đó là chưa kể, “người mẫu nhí” cũng khó thoát khỏi những “tai nạn” nghề nghiệp mà ngay cả các người mẫu dày dạn kinh nghiệm trên sàn diễn vẫn gặp phải Đối mặt với những khó khăn, phức tạp như vậy của nghề nghiệp khi còn quá ngây thơ cũng rất dễ ảnh hưởng đến nhân cách của các em sau này Như trường hợp của người mẫu nhí sau:

“Một người mẫu trẻ con bị lộ nội y khi đang diễn trong một chương trình thời trang và bị tung ảnh lên mạng B.T., cô bé mới 12 tuổi, đang học bậc THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, cao 1,72m Cô bé có gương mặt xinh xắn và cơ thể cân đối của một thiếu nữ, đã tham gia biểu diễn trong một số chương trình thời trang, trong đó có chương trình “Thời trang và đam mê” vào ngày 21-11-2010” 27

. Tai nạn nghề nghiệp này ảnh hưởng đến nhân cách của B.T rất nhiều Em có thể

bị mặc cảm, xấu hổ trong một khoảng thời gian dài Khi lớn lên em có thể có cảm giác

sợ hãi và tự ti với những người xung quanh Từ đó việc học của em cũng bị ảnh hưởng

nghiêm trọng, em không tập trung hoặc không hứng thú với việc học nữa

Ngoài ra, nghề diễn viên cũng thu hút rất nhiều các em và đặc biệt là các bậc phụ huynh Tuy nhiên không phải không có những khó khăn mà các phụ huynh có con làm diễn viên phải vượt qua Trẻ con vốn hay thắc mắc, tò mò, dù đảm nhận những vai diễn rất hồn nhiên, trẻ thơ, nhưng những tình huống kịch vẫn tác động vào tâm lý của các bé Đặc biệt trong một số tác phẩm hài kịch hiện nay đã xuất hiên khá nhiều diễn viên nhí tham gia đóng vai người lớn hoặc giả gái khi các em đóng những

27

nhi.html , [truy cập 6-12-2010]

Trang 39

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/414484/%E2%80%9Cban-lua-non%E2%80%9D-nguoi-mau-vai này đều làm mất sự hồn nhiên, thơ ngây của các em, bên cạnh đó càng làm cho các

em trở thành già dặn hơn so với lứa tuổi của mình

Đây là những nghề trẻ em có thể tham gia nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe,

sự tự tin nhưng nếu người lớn buộc các em tham gia quá mức quy định của pháp luật thì coi như những người này đã vô tình lạm dụng sức lao động trẻ em Do đó các bậc phụ huynh và những người đạo diễn cần phải nghiêm túc chấm dứt việc đưa các em chưa đủ tuổi tham gia các công việc giải trí quá mức sức lao động đúng như luật pháp quy định

Nhìn chung, việc trẻ em bị lạm dụng sức lao động ở đây không phải là chuyện

lạ với những người dân nơi đây, trong những cơ sở gia công, trong những kinh tế hộ gia đình và trong lĩnh vực giải trí… Các cơ quan chức năng cần thực hiện những biện pháp cưỡng chế và răn đe đối với người có hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, phần nào tạo cơ hội giúp đỡ các em, phần nào tạo điều kiện được hưởng đầy đủ các quyền mà trẻ em có

Thành Phố Hà Nội

Hà Nội, thủ đô Việt Nam và là thành phố lớn, và cũng là một trong những thành phố thu hút rất nhiều nguồn lao động, đặc biệt là lao động trẻ em Nhu cầu sử dụng lao động trẻ em ở các thành phố Hà Nội ngày càng tăng Nhiều gia đình khá giả sẳn sàng trả chi phí cao cho người đầu mối đưa các em từ 10 đến 15 tuổi vào làm việc, do đó nguy cơ các em bị lạm dụng sức lao động là rất cao

Theo lãnh đạo Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Sở Lao Động Thương binh

và Xã hội Hà Nội) thì số trẻ em phải lao động sớm ở Hà Nội chủ yếu là ở tỉnh khác đến Lao động trẻ em ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là làm thuê, giúp việc trong các gia đình Kết quả điều tra mới đây của Đại học Quốc gia Hà Nội, lao động trẻ em trong các cơ sở dịch vụ ăn uống là loại hình thu hút đông đảo trẻ em Làm việc 9 - 11 giờ/ngày, trẻ được nuôi ăn và thu nhập bình quân 300.000 đồng/tháng Trẻ em còn làm việc trong các cơ sở dịch vụ giải trí, vui chơi; trong các cơ sở sản xuất, gia công gốm

sứ xây dựng (phụ hồ), trong các làng nghề Điều kiện làm việc của trẻ thường khá khó khăn, ngoài giúp việc gia đình thì lao động các dạng khác phải thuê nhà trọ, sinh hoạt với mức tiết kiệm tối đa Độ tuổi trẻ em lao động trong gia đình từ 9 - 14 tuổi là 13,75%, 15 - 18 tuổi là 86,25%, trong đó có 73,56% trẻ em biết chữ (bậc học trung bình là lớp 6 - chiếm 96,03%), chủ yếu đến từ vùng nông thôn nghèo khó Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động trẻ em phải lao động sớm do kinh tế khó khăn.28

28

http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?CatId=58&NewsId=152462 , [truy cập ngày 29-5-2009]

Trang 40

Ngoài ra, ở Hà Nội trẻ em còn bị lạm dụng sức lao động ở các cơ sở làm nghề

truyền thống cơ khí, thủ công mỹ nghệ Đơn cử trường hợp “xưởng nghề của anh

Minh, một trong những cơ sở sản xuất hàng tiện kim khí

lớn nhất ở thôn Rùa Thượng Xưởng có 30 công nhân

với hàng chục máy đốt dập kim loại đủ kích cỡ và hầu

hết ở đây đề là lao động trẻ em Không khí nơi làm việc

thì nóng, ngột ngạt và chỉ có hai chiếc quạt công nghiệp,

đặc biệt lao động ở đây phải làm việc trong tiến máy rền

rất ồn ào” 29

Hầu hết lao động trẻ em ở đây đều là từ các

tỉnh khác đến và các em đều đang ở trong tuổi ăn, tuổi

Tình hình trẻ em bị lạm dụng sức lao động trẻ em tại thành phố Hà Nội vẫn còn khá cao do ngày càng có nhiều em nhập cư vào thành phố Các em phải rời quê nhà đi đến tha phương để kiếm chút tiền về phụ giúp gia đình mặc dù tuổi đời của các em còn rất nhỏ Đây cũng là cơ hội và điều kiện để chủ sử dụng lạm dụng sức lao động trẻ em,

sử dụng trẻ em lao động để kiếm lời lớn

Ở An Giang

An Giang là một tỉnh khá nổi tiếng với nghề sản xuất gạch ngói thủ công, sử dụng khá nhiều lao động, đặc biệt là lao động trẻ em Hầu như gia đình nào cũng có con em đến làm cùng, lao động trẻ em được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Công việc nặng nhọc lại khá nguy hiểm, không có bảo hộ lao động, do đó tai nạn lao động

có nguy cơ xảy ra là rất cao

Tỉnh An Giang hiện có trên 600 cơ sở sản xuất ngạch ngói và làm đá thường xuyên sử dụng nhiều lao động trẻ em, riêng huyện Châu Thành đã có 478 trẻ bỏ học để

29

http://www.vinguoingheo.vn/portal/news/2010/07/12839/ , [truy cập ngày 3-1-2010]

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Lao động Thương Binh Và Xã hội, chương trình hành động quốc gia về trẻ em, Hà Nội năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chương trình hành động quốc gia về trẻ em
6. Nguyễn Thị Thu Hồng, lao động trẻ em-thực trạng và kiến nghị, tạp chí Lao động và Xã hội, số 383, năm 2010, tr.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lao động trẻ em-thực trạng và kiến nghị
7. Đặng Hoa Nam, đầu tư cho trẻ em và phát triển bền vững, tạp chí Lao động và Xã hội, số 384, năm 2010, tr.21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đầu tư cho trẻ em và phát triển bền vững
9. Hồ Thu, nhức nhối lao động trẻ em, http://www.sggp.org.vn/laodongviẹclam/2010/228825/#, [truy cập ngày 19-6- 2010] Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhức nhối lao động trẻ em
10. Việt Dũng, TP.HCM còn 1.200 em tự bươm chải kiếm sống Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w