MỤC LỤC MỤC LỤC 1MỤC LỤC 1Lêi nãi ®Çu 3Ch¬ng 1 HYPERLINK \l " Toc322305499" Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ chÊt lîng tÝn dông ng©n hµng ®èi víi hé s¶n xuÊt cña Ng©n hµng th¬ng m¹i 31 1 Các vấn đề cơ bản về[.]
Những vấn đề cơ bản về chất lợng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng thơng mại
Các vấn đề cơ bản về hộ sản xuất
1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất
Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh và đuợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định.
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh kế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định,là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ Chủ hộ cỏ thể uỷ quyền cho các thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ sản xuất.
Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập lên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất.
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo nâng cao mức sống và làm giàu.
Vậy, hộ sản xuất tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh, lao động tự nguyện và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất
Thực chất hộ sản xuất ở nông thôn Việt Nam là những người gắn bó máu mủ huyết thống Người chủ hộ thường là người cha (hoặc mẹ) và các thành viên là con cái trong gia đình đó Nên hộ sản xuất có những đặc điểm sau:
Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật.
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành, nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau:
- Mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ, tiến hành thu nợ
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và quy trình sản xuất
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản, các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản Như vậy, sản lượng nông sản thu về là yếu tố quyết định xác định khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như: Nhiệt độ, đất, nước, khí hậu bên cạnh đó yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản, làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay
Chi phí tổ chức cho vay cao.
Chi phí tổ chức cho vay liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, món vay và chi phí phòng ngừa rủi ro Trong cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ Số lượng khách hàng đông, phân bổ ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, cũng làm tăng chi phí Do ngành nông nghiệp có độ tương đối rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là cao hơn với các ngành khác Chính các đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay.
Vốn vay thường được sử dụng tổng hợp và nguồn trả nợ cũng tổng hợp từ nhiều khoản, nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình, hộ vay vốn Ngân hàng có mục đích cụ thể, nhưng thường là không phảI lúc nào cũng sử dụng vốn vay cho một mục đích đó, mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là cho sản xuất, có khi cho cả mục đích sinh hoạt, tiêu dùng Nguồn trả nợ cũng vậy thường là từ nhiều hoạt động trồng chọt, chăn nuôI, làm dịch vụ khác nhau, từ tiền lương, tiền đền bù, tiền trợ cấp và các khoản thu nhập khác của nhiều thành viên trong gia đình Bởi vậy tính rủi ro trong vay vốn tới hộ sản xuất thường rất thấp, có tính an toàn cao.
Trình độ sản xuất, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật hạn chế
Phần đông hộ sản xuất có trình độ sản xuất mang tính truyền thống, thủ công, canh tác theo tập quán, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng mức độ còn hạn chế Tương tự trình độ văn hoá, nhận thức pháp luật, hiểu biết pháp luật cũng hạn chế, ở một số vùng xã thành phố, xa đô thị nhiều chủ gia đình còn không biết chữ, không biết đọc Do đó đây cũng là đặc điểm không thuận lợi cho việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, quy chế của ngân hàng, không thuận lợi trong quan hệ tín dụng của hộ sản xuất, thường tiềm ẩn rủi ro Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
1.1.3 Các loại hộ sản xuất Ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ sản suất là một lĩnh vực tương đối rộng và giàu tiềm năng nên sẽ tạo điều kiện rất tốt cho ngân hàng nếu biết tiếp cận và khai thác đúng hướng Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho ngân hàng là với số lượng hộ sản xuất đông đảo và đa dạng như vậy thì cần phải tìm cách phân loại hộ sản xuất, tức là phân loại khách hàng để từ đó ngân hàng có cơ sở để hoạt động tín dụng cho hợp lí, có hiểu quả Có thể phân loại hộ sản xuất theo các tiêu thức sau:
Phân loại hộ sản xuất theo mức thu nhập thì có 3 nhóm:
Tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.2.2 Tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm tín dụng , tín dụng ngân hàng và tín dụng hộ sản xuất.
Nếu xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì “Tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay”.
Trong một quan hệ tín dụng cụ thể thì “ Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả của hai chủ thể”.
Tuy nhiên bất cứ quan hệ tín dụng nào cũng thể hiện đầy đủ hai mặt chủ yếu sau:
- Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá đó cho người sở hữu với một giá trị lớn hơn, phần chênh lệch lớn hơn đó gọi là lợi tức hay tiền lãi.
Vậy ta có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về tín dụng đó là:
Tín dụng là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn của nhau một cách tạm thời dựa trên nguyên tắc có hoàn trả và sự tin tưởng.
Theo điều 20 Luật tổ chức tín dụng của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa hoạt động tín dụng như sau: “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.
Còn “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Từ định nghĩa về tín dụng ta có thể đưa ra định nghía về tín dụng ngân hàng như sau: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng còn một bên là phần còn lại của nền kinh tế gồm tất cả các tổ chức kinh tế xã hội, nhà nước , các nhân dân cư”.
“Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là ngân hàng với một bên là hộ sản xuất”.
Từ khi chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, hoạch toán kinh tế và hoạch toán kinh doanh độc lập, các ngân hàng phảI tự tìm kiếm thị trường với mục tiêu an toàn và lợi nhuận Trong khi đó hộ sản xuất đã cho thấy sản xuất có hiệu quả, nhưng còn thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Đứng trước tình trạng đó,việc tồn tại một hình thức tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất là một tất yếu phù hợp với cung cầu trên thị trưòng được môI trường xã hội, pháp luật cho phép.
Chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một loại sản phẩm nào sản xuất ra cũng phải là sản phẩm mang tính cạnh tranh Điều này có nghĩa là mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải có chất lượng Các nhà kinh tế học đã nhận xét: “Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá nào đó”
Danh từ “Tín dụng” xuất phát từ gốc la tinh “Credium” có nghĩa là sự “tin tưởng,tín nhiệm”.Tín dụng là phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, ra đời và tồn tại trong nền kinh tế sản xuất và trao đổi hàng hoá Nó là một trong nhũng sản phẩm chính của ngân hàng Đây là hình thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất là dịch vụ đặc biệt Sản phẩm này chỉ có khả năng đánh giá được sau khi khách hàng đã sử dụng.
Chất lượng tín dụng thể hiện mức độ thoả mãn của nền kinh tế, của người cho vay (NHTM) và người đi vay (HSX) Trong quan hệ tín dụng vốn vay ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của hộ sản xuất theo những mục đích đã định và số vốn đó được hộ sản xuất đưa và sản xuất sinh doanh đúng mục đích tạo ra số tiền lớn hơn, hoàn trả được ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi, nghĩa là ngân hàng và hộ sản xuất trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận, còn xã hội thì có được nhiều sản phẩm hơn,việc làm tăng lên, quy mô được mở rộng… Chính vì thế mà khi nói đến chất lượng tín dụng phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau như từ phía ngân hàng, khách hàng và xã hội.
- Theo quan điểm của ngân hàng: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng đem lại
- Theo quan điểm của khách hàng: Chất lượng tín dụng là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về lãi suất, quy mô, kì hạn, phương thức giải ngân ,phương thức thanh toán, thu nợ, thủ tục đơn giản thuận tiện tuy nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng ngân hàng.
- Theo quan điểm của toàn xã hội: Chất lượng tín dụng là khả năng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực mà các khoản tín dụng ngân hàng đem lại.
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước.
- Đối với ngân hàng: Việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là việc hết sức quan trọng và cần thiết, trước hết chất lượng tín dụng có ảnh hượng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng, sau đó quan trọng hơn là hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chất lượng tín dụng có tốt thì hiệu quả hoạt động mới cao, vốn gốc và lãi thu về đủ, đúng cả thời hạn và số lượng tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh phát triển, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tạo được niềm tin yêu cho hộ sản xuất, từ đó có điều kiện mở rộng dịch vụ ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng hoàn thiện hơn.
- Đối với hộ sản xuất: Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho hộ sản xuất sử dụng nguồn vốn kịp thời và có hiệu quả nhất, đem lại doanh thu đủ bù đắp chi phí trong đó có chi phí trả lãi cho ngân hàng, đem lại lợi nhuận cho hộ, giúp hộ phấn khởi tự tin vào khả năng làm kinh tế của mình mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.
- Đối với nền kinh tế: Hộ gia đình là nhân tố kinh tế quan trọng, đặc biệt là với một nước kinh tế nông nghiệp chiếm phần lớn như ở nước ta, sự ổn định kinh tế hộ nhờ đồng vốn của ngân hàng giúp cho sự ấm no, ổn định kinh tế nông nghiệp nông thôn từ đó ổn định an ninh, chính trị xã hội, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng giúp cho hộ sản xuất có tiềm lực để phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức của mỗi người, xây dựng đất nước giàu mạnh.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
Hiện nay,tín dụng vẫn chiếm khoảng 60%-70% trong tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và chất lượng tín dụng.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT VN Hộ sản xuất được xác định là khách hàng chính của NHNo Trong quá trình cung ứng sản phẩm của mình cho hộ sản xuất, một việc làm quan trọng và cần thiết là đánh giá được chất lượng của sản phẩm cung ứng, cụ thể là chất lượng tín dụng hộ sản xuất nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích của ngân hàng và khách hàng Việc đánh giá này phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cụ thể sau:
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính a Bảo đảm nguyên tắc cho vay.
Mỗi tổ chức kinh tế đều hoạt động dựa trên một nguyên tắc nhất định, ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước Do vậy các nguyên tắc hoạt động của ngân hàng rất chặt chẽ, với mỗi ngân hàng lại có những nguyên tắc khác nhau.Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng, để đánh giá được chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không.
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành theo quyết Quyết định số:666/QD-HĐQT-TD ngày 15/06/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam.
- Nguyên tắc thứ nhất: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Nguyên tắc thứ hai: Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho vay nào cũng phải đảm bảo
Ngoài ra khách hàng phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin tài liệu đã cung cấp Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn về đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khách hàng. b Điều kiện vay vốn
Chỉ tiêu định tính thứ hai để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là khoản cho vay có bảo đảm các điều kiện cho vay hay không.
thực trạng chất lợng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện kim sơn tỉnh ninh bình
Khái quát về NHNo&PTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.1.1 Lý do ra đời và quá trình phát triển
Huyện Kim Sơn , Tỉnh Ninh Bình là một vùng đất được biển bồi với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về thủy hải sản với tổng diện tích nuôi thuỷ sản cả huyện đạt 2.916 ha, trong đó nuôi trồng thuỷ sản ven biển đạt 2.064 ha, vùng Cồn Nổi 210 ha Sản lượng tôm sú 1.050 tấn, cua biển 1.000 tấn, tôm rảo 280 tấn và ngao 120 tấn Ngoài ra Kim Sơn có 20 làng nghề cói được tỉnh Ninh Bình cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng, chế biến cói Mỗi năm, doanh thu từ chế biến cói đạt trên 200 tỷ đồng Nghề trồng, chế biến cói đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho 23.250 lao động Kim Sơn là vùng đất mới nên không có nhiều di tích lịch sử ngoài hệ thống dày đặc các nhà thờ công giáo Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam mô phỏng kiến trúc truyền thống kết hợp với văn hóa phương tây Cầu Ngói Phát Diệm là công trình kiến trúc độc đáo được in hình trên tem bưu chính Việt Nam Văn hóa Kim Sơn mang đặc trưng của vùng đất mới với những người đi khai hoang lấn biển Tên gọi Kim Sơn có nghĩa là rừng vàng, Phát Diệm ý nghĩa là nơi sinh ra cái đẹp.
Nhận thấy những điều kiện để phát triển về kinh tế như thế , ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quyết định thành lập chi nhánh tại huyện Kim Sơn lấy tên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kim Sơn. Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Kim Sơn trực thuộc NHN0 & PTNT tỉnh Ninh Bình là thành viên của NHN0 & PTNT Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ 26/03/1988 được tách ra từ NHN0 Hà Nam Ninh cũ Về mô hình tổ chức toàn huyện có 2 chi nhánh NH cấp 3 và 1 phòng giao dịch thực hiện việc giao dịch trực
Năm đầu thành lập, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn chồng chất, nguồn vốn kinh doanh nhỏ bé, khách hàng chính là các Doanh nghiệp Nhà nước và các HTX bị giải thể hoặc thu hẹp quan hệ với Ngân hàng do việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp và chính sách giao đất sử dụng lâu dài cho các Hộ gia đình Trong thị trường hoạt động cũ bị thu hẹp thì thị trường mới là các Hộ nông dân cùng với các thành phần kinh tế khác đã khẳng định được vị trí và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước Đứng trước những khó khăn trên, Ngân hàng vẫn kiên trì thực hiện chuyển hướng trong kinh doanh, xác định đối tượng phục vụ chính là "Nông nghiệp, nông thôn và nông dân" Sự chuyển hướng kinh doanh đúng đắn đã đem lại kết quả to lớn NHN0
& PTNT huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có mạng lưới gồm 02 chi nhánh Ngân hàng cấp 3 và 01 phòng giao dịch, hoạt động có chất lượng với thị trường rộng lớn gần 181.585 dân với 40.552 hộ gia đình Vốn tín dụng Ngân hàng đã giúp đỡ hộ sản xuất trên địa bàn có đủ vốn sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
2.1.2 Bộ máy của đơn vị thực tập
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức.
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban. a Giám đốc:
-Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của Chi nhánh do Ngân hàng cấp trên quy định.
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám dốc Ngân hàng Nông Nghiệp; chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp, Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên về các quyết định của mình.
-Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc Chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
-Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, Ngân hàng Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.
-Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của Ngân hàng Nông nghiệp.
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của Chi nhánh lên Chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên theo quy định.
- Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT; Khi Giám đốc đi vắng trên 1 ngày nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung b Phó giám đốc
-Căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công việc, Giám đốc trực tiếp phân công Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo:
+Phòng hành chánh – nhân sự (bộ phận hành chánh)
+Ngoài ra Phó Giám đốc còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. c Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là một phòng nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức của chi nhánh , có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác huy động vốn ( tiền gửi của các tổ chức kinh tế ) và sử dụng vốn ( cho các thành phần kinh tế vay ) trên cơ sở thể lệ , chế độ hiện hành , đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn , hạn chế rủi ro.
Tổng hợp và phân tích thông tin giúp giám đốc điều hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở quy chế điều hành vốn của ngân hàng. d Phòng kế toán ngân quỹ.
-Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định củaNHNN, NHNo
-Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh trình giám đốc phê duyệt.
-Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên môn theo quy định của NHNNo & PTNT Sài Gòn.
-Tổng hợp lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
-Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
-Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ , thanh toán điện tử , thanh toán liên ngân hàng.
-Quản lý các thông tin bí mật liên quan đến khách hàng.
-Làm báo cáo định kì hoặc đột xuất theo quy định ngân hàng cấp trên. e Phòng tổ chức hành chính
-Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các văn bản , chế độ của nhà nước , của ngành về tổ chức bộ máy , cán bộ , lao động , tiền lương , đào tạo , hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chi nhánh. f Phòng kiểm soát.
-Căn cứ chương trình của tổng kiểm soát và nhiệm vụ của giám đốc giao để xây dựng chương trình kiểm soát , kiểm tra nội bộ chi nhánh trình giám đốc duyệt.
-Tổ chức kiểm tra phối hợp với các phòng bvan nghiệp vụ để thực hiện kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của tổng giám đốc và giám đốc
-Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại của tổ chức và công dân có liên quan đến hoạt động kinh doanh và cán bộ ngân hàng có trách nhiệm điều tra xác minh từng vụ việc , đề xuất biện pháp trình giám đốc quyết định.
Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Thực tế hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo NHNo&PTNT Tỉnh, trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh củaNHNo&PTNT Kim Sơn đã đi đúng hướng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ kịp thời cho chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp địa phương, kinh tế hộ sản xuất phát triển với chương trình về lương thực thực phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, xây dựng các làng nghề, tăng cường phát triển các nghề phụ, đổi mới bộ mặt nông thôn, giúp cho kinh tế hộ từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Từ khi có chỉ thị 202/HĐBT, Nghị định 14, Quyết định 67 của Chính phủ về chính sách cho hộ nông dân vay vốn, Quyết định 1627 của ngân hàng nhà nước, quyết định Số 72/QĐ-HĐQT-TD của NHNo&PTNT Việt Nam Hệ thống NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT Kim Sơn nói riêng đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay qua tổ, thực hiện cho vay và thu nợ lưu động tại xã, tạo thuận lợi cho bà con nông dân trong việc giao dịch vốn với ngân hàng Năm 2011 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế huyện nhà, công tác tín dụng của NHNo&PTNT Kim Sơn cũng đạt được kết quả đáng kể Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 bằng đồng vốn huy động tại chỗ bằng một phần nguồn vốn điều hòa của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình, NHNo&PTNT im Sơn đã cho vay được 974,437 tỷ, trong đó năm 2009 cho vay được 247,411 tỷ đến năm 2011 đã tăng lên 365,989 tỷ tức là tăng 118,578 tỷ so với năm 2009 tốc độ tăng là 147,92% dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng năm 2009 là 9,5675 tỷ đến năm 2011 tăng lên 11.651,321 tỷ, thu nợ được 861,436 tỷ Đến hết năm 2011 tổng dư nợ đạt 337,883 tỷ tăng 67,396 tỷ so với năm
2009 tốc độ tăng 124,92% Nếu ta so sánh tốc độ tăng của cho vay với tốc độ tăng của dư nợ ta thấy được tốc độ tăng của cho vay là 147,92% cao hơn tốc độ tăng của dư nợ là 124,92% điều đó chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được chú trọng và ngày càng được nâng lên.
Kết quả cho vay thu nợ của NHNo&PTNT Kim Sơn giai đoạn 2009 – 2011
2.2.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.2: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn 165,197 66,77 287,176 79,55 265,978 72,678 Cho vay trung và dài hạn 82,214 33,23 73,814 20,45 99,99 27,322
Công nghiệp và thủ công nghiệp 0 0 0 0 9,881 2,7
Thương nghiệp và dịnh vụ 24,741 10 58,986 16,34 63,386 17,32
7 (Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét: Số liệu bảng 2.2 cho thấy doanh số cho vay hộ sản xuất tăng nhanh trong các năm Năm 2009 là 197,929 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn là chủ yếu doanh số cho vay đạt 132,158 tỷ, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 66,77% trong tổng doanh số cho vay năm 2009 Trong năm 2009 cơ cấu nông nghiệp trong huyện còn cao nên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, giai đoạn này huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi mạnh Đến năm 2011 tổng doanh số cho vay đạt 288,792 tỷ, tuy số tuyệt đối cho vay nông nghiệp tăng đáng kể song tỷ trọng cho vay nông nghiệp giảm xuống so với năm
2009, trong năm này ta thấy được tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng nhiều trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm đáng kể, nhìn vào tỷ trọng này ta dễ nhận thấy trong giai doạn này các hộ sản xuất đã đi vào ổn định sản xuất, nên nhu cầu vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn để phục vụ cho thiếu hụt vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Trong năm 2011 tỷ trọng các loại hình cho vay có nhiều thay đổi, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với một số ngành nghề, cho vay công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, cho vay những hộ sản xuất làm nghề phụ, do đó doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên đáng kể đạt 79,992 tỷ chiếm tỷ trọng 27,322% tổng doanh số cho vay của ngân hàng Cho nên cho vay trung dài hạn chỉ đạt được 212,783 tỷ chiểm tỷ trọng 72,678 % Trong năm 2011 cơ cấu nông nghiệp tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã giảm so với năm 2010 bây giờ nó chỉ chiếm 66,93% thấp hơn so với năm 2010 là 75,04%.
2.2.3 Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Doanh số thu nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, thể hiện tốc độ luân chuyển của đồng vốn, Xác định được điều đó cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Kim Sơn đã rất tích cực trong việc thu hồi vốn với những khoản nợ đến hạn, thứ nhất là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, thứ hai là tránh cho khách hàng không phải chịu mức phạt cao khi mà họ chưa ý thức được kỳ hạn trả khoản nợ của mình.
Bảng 2.3 : Doanh số thu nợ hộ sản xuất Đơn vị : Tỷ đồng
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn 151,580 79 255,835 78,36 249,8325 75 Cho vay trung dài hạn 40,294 21 70,617 21,64 83,2775 25
(Nguồn : Báo cáo thường niên , báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Kim Sơn năm 2009-2011)
Nhận xét:Qua bảng 2.3 cho thấy doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Kim SƠn tăng liên tục từ năm 2009-2011 thể hiện ngân hàng không chỉ quan tâm để mở rộng tín dụng , mà còn quan tâm đến công tác thu nợ đến hạn , nợ quá hạn , nợ khó đòi.
Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 191,874 tỷ, tỷ lệ doanh số thu nợ so với doanh số cho vay đạt 77,55%, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 326,452 tỷ tỷ lệ so với doanh số cho vay đạt 90,43%, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 333,110 tỷ, tỷ lệ so với doanh số cho vay đạt 91,02%.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược kinh doanh cuả NHNo&PTNT Kim Sơn cho phù hợp với cơ cấu chung của ngành Cơ cấu thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn của ngân hàng cũng tương ứng và phù hợp với cơ cấu của doanh số cho vay Năm 2009 thu nợ ngắn hạn đạt 79% trong tổng thu nợ đến năm 2010 tỷ lệ này đạt 78,36% rất phù hợp với cơ cấu cho vay và tình hình sản xuất của bà con trong huyện, hoạt động sản xuất bắt đầu phát triển, hoạt động có hiệu quả nên doanh số thu nợ của ngân hàng tăng cao Con số thu nợ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, và đến năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên 333,110 tỷ trong đó doanh số thu nợ trung dài hạn tăng lên rõ rệt, năm 2009 doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn chỉ đạt 40,294 tỷ đến năm 2011 đã là 83,2775 tỷ, tỷ trọng của doanh số thu nợ trung dài hạn tăng từ 21% ở năm 2009 tăng lên 25% ở năm
2011 Đó là do năm 2011 là năm mà đầu tư trung dài hạn đã phần nào ổn định và đi vào hoạt động sản xuất nên phần lớn đồng vốn của ngân hàng bỏ ra là thu về được đúng kì hạn cả gốc và lãi, chính vì thế mà doanh số thu nợ trung dài hạn tăng cao nó chiếm 25% tổng doanh số thu nợ Trong những năm qua mở rộng tín dụng theo cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho hộ sản xuất phát huy khả năng sản xuất kinh doanh, giúp hộ sản xuất có đồng vốn kịp thời nhất khi họ cần Đó là điều quan trọng trong chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Kim Sơn, luôn phấn đấu “đem lại sự phồn vinh cho mỗi khách hàng”.
2.2.4 Dư nợ hộ sản xuất
Bảng 2.4.Dư nợ hộ sản xuất Đơn vị : Tỷ đồng
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay trung dài hạn 108,1952 40 112,8592 37 101,3625 30
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn– Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.4 cho thấy từ khi thành lập NHNo & PTNT Kim Sơn đã đầu tư vào thị trường nông nghiệp nông thôn Thực hiện chỉ thị 202/HĐBT và nghị định số 14/TTg NHNo & PTNT Kim Sơn đã đầu tư trực tiếp vào hộ sản xuất: Cho vay lẻ và cho vay thông qua tổ tương hộ Vốn tín dụng đã được thực hiện và đầu tư cho tất cả các ngành nghề, tạo điều kiện cho hộ phát triển đa dạng, phong phú hơn Kết quả khái quát trên cho thấy dư nợ hộ sản xuất tăng dần hàng năm.
Năm 2009 dư nợ đạt 270,4880 tỷ trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 162,2928 tỷ chiếm 60% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, dư nợ ngành nông nghiệp chiểm tỷ trọng cao 80% tương ứng với 216, tỷ. Đến năm 2010 tổng dư nợ đạt 305,025 tỷ tăng thêm 34,537 tỷ so với năm 2009, tốc độ tăng thêm 13%, trong năm này dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 192,1658 tỷ tăng thêm 29,8730 tỷ chiếm 63% tổng dư nợ hộ sản xuất, trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn tuy tăng lên 112,8592tỷ tăng tuyệt đối là 46,640 tỷ nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 37% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất thấp hơn năm 2009 là 40% Tuy dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng nhưng tỷ trọng của các ngành trong tổng cho vay nông nghiệp không mấy thay đổi Đến năm 2011 tổng dư nợ đã tăng lên 337,884 tỷ tăng 32,859 tỷ so với dư nợ năm 2010,tốc độ tăng là 10,77%, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 236,5188 tỷ chiếm 70% tổng dư nợ, còn dư nợ của các ngành có nhiều thay đổi, trong tổng dư nợ thấy xuất hiện dư nợ một số ngành mới như ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành khác, ngành lâm nghiệp, nhưng dư nợ của ngành nông nghiệp tăng cao và nó đạt được 280,444 tỷ chiếm 83% tổng dư nợ.
Qua phân tích trên cho thấy tốc độ tăng thu nợ tương đương với tốc độ tăng doanh số cho vay, điều đó chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng là tương đối tốt.
2.2.5 Dư nợ bình quân hộ sản xuất
Với dặc thù sản xuất nông nghiệp ở huyện Kim Sơn còn đơn lẻ, sự hợp tác sản xuất giữa các hộ còn chưa cao, đa số các hộ sản xuất còn thiếu vốn nên chưa mở rộng sản xuất kinh doanh, mức độ phát triển kinh doanh chưa đồng đều Do đó dư nợ bình quân của hộ sản xuẩt ở Kim Sơn còn hơi thấp so với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện Dư nợ bình quân được biểu hiện trong bảng sau
Bảng 2.5 : Dư nợ bình quân hộ sản xuất Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.3.1 Tình hình nợ quá hạn
Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, để tồn tại và phát triển các ngân hàng không những phải mở rộng hoạt động mà cần phải nâng cao chất lượng hoạt động Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng nên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến thành bại của mỗi ngân hàng.
Thực trạng nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay hộ sản xuất.
Bảng 2.6: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất Đơn vị : Tỷ đồng
1.tổng dư nợ hộ sản xuất 270,488 100 305,025 100 337,883 100
3.Dư nợ trung ,dài hạn 108,1952 100 112,8592 100 101,3625 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét : Qua bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Kim Sơn ở năm 2009 là 1,768 tỷ chiếm 0,81 % dư nợ Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 1,139 tỷ chiếm 0,87 % tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn cho vay trung dài hạn là 0,629 tỷ chiếm 0,72 % tổng dư nợ cho vay trung dài hạn Tuy trong năm 2009 còn tồn tại một số nợ quá hạn nhưng nó tập trung chủ yếu là nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn, điều đó thì không tránh khỏi được bởi cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay vốn lưu động sản xuất của hộ sản xuât nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thiên tai, giá cả chính vì thế mà rủi ro là rất lớn Với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 0,81% điều này cũng có thể chấp nhận được. Đến năm 2010 nợ quá hạn của ngân hàng đã tăng lên 2,916 tỷ chiếm 1,19% tổng dư nợ của ngân hàng tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, tăng số tuyệt đối là so năm
2009 là 1,09 tỷ, tăng số tương đối là 61,65% Trong đó nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 1,951 tỷ chiếm 1,26%, tăng số tuyệt đối so với năm 2009 là 0,912 tỷ, tăng số tương đối là 87,78% điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2010 Kim Sơn chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch bệnh triền miên của vùng đầm tôm khu vực Bình Minh dẫn đến khả năng trả nợ của nông dân vùng biển gặp khó khăn. Đến năm 2011 nợ qúa hạn của ngân hàng đã giảm xuống còn 1,949 tỷ chiếm tỷ trọng 0,72%, giảm được 0,967 tỷ so với năm 2010, bởi năm 2011 Kim Sơn không còn phải chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 và khu vực đầm tôm cũng đi vào ổn định sản xuất.
Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian
Nợ quá hạn theo thời hạn vay là một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, bởi yếu tố này cho ta biết được khả năng thu hồi vốn của các khoản nợ quá hạn là cao hay thấp, là có thể thu hồi hay không thể thu hồi Ta có biểu số liệu sau:
Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiề Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn– Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.7 cho thấy năm 2009 nợ quá hạn của NHNo & PTNT Kim Sơn là 2,19 tỷ trong đó tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn dưới 3 tháng, ở chỉ tiêu này là 0,785 tỷ, chiếm tỷ trọng 35,85 % trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng là 0,510 tỷ chiếm 28,84 %, nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm là 0,542 tỷ chiếm 24,77 %, nợ quá hạn trên 1 năm là 0,232 tỷ chiếm 10,54 %. Đến năm 2010 nợ quá hạn là 3,629 tỷ trong đó tập trung nợ quá hạn dưới 3 tháng, nợ quá hạn dưới 3 tháng là 1,358 tỷ chiếm 37,44 % tổng nợ quá hạn, tỷ trọng nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng cũng tăng nhỏ từ 28,84% ở năm 2009 lên 32,78 % ở năm
2010, còn nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm cũng tăng nhỏ từ 24,77 % ở năm 2009 lên 25,54 % ở năm 2010 Còn nợ quá hạn trên 1 năm giảm xuống từ 0,232 tỷ ở năm 2009 xuống 0,155 tỷ ở năm 2010, nợ quá hạn trên 1 năm chỉ chiếm 4,24 % tổng nợ quá hạn. Đến năm 2011 nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm xuống 2,432 tỷ, trong đó vẫn tập trung vào nợ quá hạn dưới 3 tháng, năm 2011 nợ quá hạn dưới 3 tháng chiếm 41,30 %, còn nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng chỉ chiếm 32,37%, nợ quá hạn 6 tháng đến 1 năm chiếm 23,34 %, nợ quá hạn trên 1 năm chiếm 2,99 %.
Qua bảng số liệu cho thấy khả năng thu nợ quá hạn của ngân hàng khá tốt đây là nhờ sự nỗ lực của cán bộ tín dụng cũng như chính sách hợp lý trong thu hồi nợ quá hạn của ban lãnh đạo ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn phân theo nguyên nhân.
Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo nguyên nhân Đơn vị : Tỷ đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.8 cho thấy nợ quá hạn chủ yếu là do nguyên nhân khách quan Năm 2009 nguyên nhận chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn là có thể do khách hàng làm ăn thua lỗ, Đến năm 2010 thì nợ quá hạn chủ yếu là do thiên tai dịch bệnh, thiên tai dịch bệnh đã làm cho tổng nợ quá hạn tăng thêm 1,950 tỷ chiếm 53,74 % tổng nợ quá hạn của ngân hàng Do đó nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên 3,692 tỷ Đến năm
2011 nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm xuống còn 2,432 tỷ và là do nguyên nhân khác gây ra.
Nợ xấu là khoản nợ là các khoản nợ của khách hàng mà ngân hàng khó có khả năng thu hồi được,nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 quy định tại điều 6 quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại.
Bảng 2.9.Nợ xấu qua cá năm 2009-2011 Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiề Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhân xét: Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy nợ xấu của các năm 2009- 2011 có xu hướng giảm dần Năm 2009 nợ xấu của ngân hàng là 0,186 tỷ chiếm tỷ trọng là 10,54
% tổng nợ quá hạn của ngân hàng Đến năm 2010 nợ xấu của ngân hàng chỉ là 0,123 tỷ chiếm tỷ trọng là 4,24 % tổng nợ quá hạn của ngân hàng Đến năm 2011 nợ xấu của ngân hàng giảm xuống chỉ còn 0,058 tỷ chiếm tỷ trọng là 2,99% Qua đó ta thấy được sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ xấu. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng tốt.
2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, vòng quay này càng lớn thể hiện ngân hàng thu nợ, lãi có hiệu quả và cũng có thể là do cơ cấu cho vay vốn ngắn hạn cao, vòng quay này thấp có thể là do công tác thu nợ, lãi của ngân hàng không tốt hoặc cơ cấu cho vay trung dài hạn cao.
Bảng 2.10.Vòng quay vốn tín dụng 2009 - 2011 Đơn vị : Tỷ dồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vòng quay vốn tín dụng 0,71 1,17 0,99
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.10 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Kim Sơn tăng qua các năm Năm 2009 là 0,71 vòng, năm này có nhu cầu vốn vay trung dài hạn cao, thời hạn các khoản vay dài nên doanh số thu nợ sẽ giảm Năm 2010 mặc dù dư nợ có tăng lên song mức độ tốc độ tăng lên của dư nợ không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số thu nợ, do vậy vòng quay của vốn tín dụng ngân hàng tăng lên 1,17 vòng, số vòng tín dụng năm 2010 tăng lên là do một số khoản vay trung dài hạn đến hạn, thêm vào đó các khoản vay ngắn hạn đến hạn Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng chỉ đạt được 0,99 vòng, mặc dù khoản thu từ các khoản cho vay trung dài hạn đến hạn tăng so với năm 2010 nhưng những khoản cho vay ngắn hạn lại chưa đến kì thu nợ do đó làm cho dư nợ của ngân hàng tăng cao.
2.3.4 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng khách hàng có NQH 405 387 356
Tổng khách hàng có quan hệ tín dụng 22342 23136 24203
Tỷ lệ khách hàng có NQH(%) 1,81 1,67 1,47
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn của các năm
2009 - 2011 ngày càng giảm Năm 2009 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 405 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,81 % tổng khách hàng có quan hệ tín dụng Đến năm 2010 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 387 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,67 % tổng khách hàng có quan hệ tín dụng Đến năm 2011 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 356 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,47 % tổng khách hàng có quan hệ tín dụng Tổng khách hàng có quan hệ tín dụng ngày càng tăng, tổng khách hàng có nợ quá hạn ngày càng giảm, qua đó cho thấy cán bộ ngân hàng đã quan tâm không những mở rộng khách hàng mà còn quan tâm thu hồi nợ quá hạn, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt.
2.3.5 Dư nợ sử dụng sai mục đích
Bảng 2.12: Dư nợ sử dụng sai mục đích Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ d nợ sử dụng sai mục đích(%) 0,397 0,275 0,167 (Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh
Nhận xét: Qua bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ dư nợ sử dụng sai mục đích của các năm ngày càng giảm Năm 2009 dư nợ sử dụng sai mục đích 1,074 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,397 % tổng dư nợ, đến năm 2010 dư nợ sử dụng sai mục đích 0,839 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,275 % tổng dư nợ, đến năm 2011 dư nợ sử dụng sai mục đích 0,564 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,167 % tổng dư nợ Dư nợ qua các năm ngày càng tăng , dư nợ sử dụng sai mục đích ngày càng giàm Qua đó cho thấy cán bộ tín dụng đã rất quan tâm đến công tác cho vay, thẩm định trước, trong, sau khi cho vay để phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích có biện pháp thu hồi vốn kịp thời, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao.
Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện
2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân
- Nguồn vốn đến 31/12/2011 mặc dù đạt 83% kế hoạch nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân chung cao , vốn huy động từ dân cư tăng mạnh qua các tháng Có các biện pháp tích cực , năng động trong công tác huy động vốn.
- Chỉ tiêu huy động vốn được giao cho toàn thể CBCNV và đưa vào khoán tiền lương đối với cán bộ trực tiếp , đây là chỉ tiêu bắt buộc để xét thi đua năm 2011.
- Đa dạng các hình thức huy động vốn đi đôi với đổi mới phong cách giao dịch , tạo điều kiện thuận lợi nhất giải phóng khách hàng nhanh.
- Tranh thủ nguồn vốn rẻ như kho bạc , BHXN để hạ lãi suất đầu vào , chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để vận động mở tài khoản và gửi tiền tại ngân hàng , kể cả các doanh nghiệp nằm ngoài địa bàn.
- Sử dụng tối đa các nguồn vốn dự án tài trợ như dự án ADB , WB , AFDIII ,KFW… số dư vốn dự án luôn hoàn thành kế hoạch.
- Thực hiện giải pháp của chính phủ hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô , đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng bền vững Vốn tín dụng chủ yếu tập trung vào kinh tế hộ , nông nghiệp nông thôn , các doanh nghiệp vừa và nhỏ , đã khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của địa phương góp phần tích cực thực hiện CNH-HDH nông nghiệp và nông thôn.
- Vốn ngân hàng đã làm thay đổi bộ mặt của từng thôn xóm , từng xã như : Xã Kim Trung , Xã Kim Đông trước đây là một trong những xã nghèo vì mới được thành lập khoảng vài năm do lấn biển , đời sống của nông dân thấp nhưng nay đã được thay đổi , hàng trăm hộ nông dân đã thoát được cảnh nghèo đói từ đồng vốn vay của ngân hàng.
- Vốn tín dụng NHNo&PTNT Kim Sơn những năm qua không chỉ chú trọng đầu tư phát triển kinh tế ở các vùng thị trấn mà đã len lỏi đến từng thôn xóm , xã vùng sâu , vùng xa.Vốn tín dụng tập trung chủ yếu cho vay knh tế hộ chiếm 91% trên tổng số dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Kim Sơn.
- Công tác xử lý nợ đã được quan tâm và chỉ đạo bằng các giải pháp kiên quyết như khởi kiện , xử lý bán tài sản thế chấp , thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng và thành lập các đoàn thu nợ do các đ/c trong BGĐ và GD cấp III , GD phòng giao dịch làm trưởng đoàn , tổ chức phân tích nợ xấu , nợ đã xử lý rủi ro , lãi đọng Tập trung thu hồi , kiên quyết xử lý các CBTD để nợ xấu phát sinh cao , yêu cầu tạm dừng cho vay , tập trung thu hồi nợ đối với những địa bàn có nợ xấu trên 3% so với tổng mức dư nợ Kết quả nợ xấu đã giảm mạnh so với đầu năm cả vè số dư và tỷ lệ , đảm bảo dưới mức TW quy định.
Về công tác điều hành.
- Chỉ đạo điều hành kinh doanh về tăng trưởng tín dụng , nguồn vốn và lãi suất linh hoạt và hợp lý , phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện , phù hợp với nhu cầu và kha năng trả nợ của khách hàng.
- Bám sát thị trường , chủ động vận dụng phù hợp điều kiện thực tế với mục tiêu và nhiệm vụ trong từng thời ḱ.
- Quan tâm đến đời sống của cán bộ trong chi nhánh về mọi mặt.
- Ngân hàng luôn bám sát chủ trương chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Vốn ngân hàng là một trong những yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế , khai thác mọi tiềm năng , thế mạnh của địa phương , góp phần lành mạnh hóa các quan hệ đời sống xã hội Với chủ trương đường lối cảu Đảng là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn , vốn ngân hàng đã là bạn đồng hành với nhà nông trong suốt thời gian vừa qua , luôn kề vai sát cánh với từng hộ nông dân với phương châm
“hộ nông dân là khách hàng truyền thống , là chỗ dựa tin cậy” của ngân hàng.
2.4.1.2 Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên.
Những kết quả mà ngân hàng đạt được trong suốt thời gian vừa qua trước hết nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo huyện ủy , hội đồng nhân dân , ủy ban nhân dân , cấp ytr , chính quyền các xã , sự ủng hộ của hàng chục nghìn khách hàng và sự chỉ đạo của ban giám đốc ngân hàng nông nghiệp tỉnh , huyện và là quá trình phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn thể cơ quan , đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng tận tụy với công việc với phương châm “AGRIBANK mang phồn vinh đến với khách hàng”.
2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân
-Việc chấp hành nội quy, qui chế đôi lúc chưa thật sự nghiêm túc.
-Dư nợ tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là các món vay kinh doanh bất động sản trong khi tình hình thị trường nhà đất vẫn đóng băng và chưa có dấu hiệu hồi phục.
-Nguồn vốn huy động còn tập trung vào một vài tổ chức kinh tế, chưa đạt được tính đa dạng.
-Sử dụng vốn năm 2011 tăng cao nhưng chưa ổn định , phụ thuộc nhiều vào tiền gửi kho bạc , nền kinh tế của huyện đang phát triển mạnh , người dân rất năng động tìm đủ mọi cách để phát triển kinh tế đầu tư vốn vào kinh doanh có thu nhập cao hơn gửi vào ngân hàng , có nhiều kênh để đầu tư cho nên công tác huy động vốn của NH còn gặp nhiều khó khăn.
-Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng trưởng thấp , đạt 87%KH , chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
-Dư nợ còn thấp , bình quân dư nợ trên 1 cán bộ còn rất thấp so với bình quân chung toàn tỉnh.
-Công tác thẩm định , kiểm soát nợ và phân tích nợ theo định lượng còn hạn chế , do đó chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro.
-Công tác nợ xấu , nợ đã XLRR chưa đạt so với kế hoạch đề ra.Nợ xấu còn cao , tập trung ở nợ nhóm 5 là chính , có một số món nợ lâu ngày chưa ngiari quyết được.Nợ đã XLRR các xã khu vực Bình Minh còn nhiều.
-Nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ tuy có tăng trưởng so với đầu năm nhưng vẫn có thời điểm không đủ nguồn để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Còn phụ thuộc trên 20% vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế , kho bạc , bảo hiểm và trên 44% vay vốn ngân hàng cấp trên Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy vượt kế haojch giao nhưng vấn đề khai thác tiềm năng của các khoản ngoại tệ vẫn chưa thực sự đầy đủ.
-Tăng trưởng dư nợ chưa đồng đều giữa các quý , 2 quý đầu hầu như không tăng trưởng tín dụng , có lúc dư nợ giảm so với đầu năm , chính vì thế xảy ra tình trạng thừa và thiếu vốn mà chưa có giảy pháp khắc phục kịp thời.
Định hướng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện
3.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại huyện Kim Sơn
Mục tiêu của huyện đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 2.127 tỷ đồng , chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ để giá trị sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp chiếm 28% , công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 28% , TM-DV-DL chiếm 44% , nâng giá trị sản xuất bình quân đầu người lên 17,5 triệu đồng / năm.Các mục tiêu đó được thể hiện qua cá mục tiêu sau:
3.1.1.1 Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp.
Bố trí sắp xếp cơ cấu cây trồng theo hương sản xuất hàng hóa gắn với thị trường , đồng thời phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của từng khu vực.Cùng với đẩy mạnh thâm canh cây lương thực , tăng nhanh tỷ trọng (cả về diện tích lẫn số lượng) các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ lớn , tích cực chuyển đổi giống cây trồng xen canh tăng vụ Đẩy mạnh sản xuất vụ đông , tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả vùng đất bãi , hình thành vùng sản xuất hàng hóa Mục tiêu của huyện là đạt được lúa 6.800ha( 2 vụ),5100ha ( 2 vụ)….
Phát triển mạnh chăn nuối theo hướng công nghiệp hóa , tạo khối lượng thực phẩm lớn , ổn định cung cấp cho thị trường , từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính , chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp , đàn bò đạt 2000 con , ổn định đàn trâu 15000 con , đàn lợn 70000 con , quy hoạch diện tích trồng cỏ tập trung và phân tán đạt 2000 ha năng suất 200 tấn/ha Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản từ 2500-
3000 ha đạt sản lượng 5000 tấn.
3.1.1.2 Phương hướng phát triển ngành nghề phụ , ngành công nghiệp nông thôn. Ưu tiên phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cói , công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng hóa xuất khẩu , coi chế biến là ngành công nghiệp chủ đạo của sản xuất công nghiệp , là phát triển quan trọng và lâu dài Trước mắt ưu tiên nâng cấp và mở rộng cơ sở hiện có , đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại , nâng cao dây truyền chế tạo cá sản phẩm từ cói , tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao , đẹp mắt , nâng cao chất lượng xuất khẩu….
Coi trọng việc khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện và chủ động tìm kiếm thị trường bên ngoài cùng với hộ sản xuất, khuyến khích mở rộng sản xuất để thu hút nhiều lao động trong vùng làm việc.
3.1.1.3 Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong huyện
Phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, nhất là hệ thống giao thông nông thôn Năm 2007 đã xây dựng được 208,5 km đường nhựa, 197,3 km đường bê tông, 650 km đường các loại được nâng cấp Hoàn thành hệ thống trang trại, giống cây, giống con, cải tạo tu sửa mở rộng và xúc tiến xây dựng mới các công trình tưới tiêu chủ động diện tích lúa, hoa màu và cây nông nghiệp ngắn hạn vào năm 2008 Hết năm 2007 toàn huyện có 221 km kênh mương được bê tông hóa, 27/27 xã có điện lưới quốc gia.
Xây dựng các khu sản xuất riêng biệt trong các ngành sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sản xuất, xây dựng và mua sắm các thiết bị để xử lý ô nhiệm môi trường trong khu vực sản xuất công nghiệp
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn 3.1.2.1 Mục tiêu huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn giai đoạn 2020.
Tiếp tục duy trì những phương hướng huy động truyền thống, đồng thời đẩy nhanh việc áp dụng các sản phẩm mới về huy động vốn đa dạng, phong phú hiện đại, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao và bền vững, cân đối với nhịp độ tăng trưởng dư nợ và các hoạt động kinh doanh khác, điều chỉnh cân đối về cơ cấu, thời gian, lãi suất, nhằm đưa NHNo&PTNT huyện Kim Sơn ngày càng phát triển và ổn định cung cấp vốn chủ lực phát triển cho phát triển sản xuất nông nghiệp. NHNo&PTNT huyện Kim Sơn xác định mục tiêu kinh doanh căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện và chiến lược kinh doanh giai đoạn 2007-2010 của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn cụ thể như sau: Để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mục tiêu tăng trưởng, dư nợ bình quân giai đoạn 2007-2010 của NHNo&PTNT Kim Sơn đã được NHNo&PTNT Ninh Bình phê duyệt 13-15%/năm. Như vậy để đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20-22%, theo đó đến hết năm 2007 ngân hàng phải huy động được 208,500 tỷ, trong đó nguồn huy động địa phương là 205,500 tỷ.
3.1.2.2 Mục tiêu hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Kim Sơn
Cho vay là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, thông qua hoạt động của nghiệp vụ này tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh, dich vụ… Ngân hàng phải xác định định hướng cho vay của mình, xây dựng hoạt động cho vay trước mắt và lâu dài, mục tiêu hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Kim Sơn là:
- Thứ nhất: Mở rộng cho vay các ngành kinh tế, các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ…để tăng nhanh khối lượng tín dụng, trong đó chú trọng tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với ngành chế biến nông sản thực phẩm, hải sản, thủ công,làng nghề, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, trồng trọt chăn nuôi nâng cao chất lượng tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ sản xuất.
- Thứ hai: Mở rộng thị trường là chiến lược quan trọng là mối quan tâm lâu dài, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng cơ sở và toàn hệ thống Vì vậy NHNo&PTNT Kim Sơn trong thời gian tới phải củng cố xây dựng và phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn và sản xuất, liên hệ với thị trường thành thị (thị tứ) tạo lập trường bền vững, trước hết là những vùng có điều kiện phát triển hàng hoá tập trung, sớm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội.
- Thứ ba: Phương hướng phát triển trong thời gian qua tuy đã dành được nhiều kết quả, song hiện nay yêu cầu thị trường đã phát triển, phương thức cho vay cũ đã kém hiệu quả, gây ra nhiều tiêu cực, khó khăn ách tắc Do vậy phải đổi mới phương thức cho vay chủ yếu, đó là thực hiện cho vay tập trung theo dự án của huyện, dự án tiểu vùng kinh tế của từng xã, liên xã, để khai thác tiềm năng phát triển nền sản xuất hàng hoá ở nông thôn Đồng thời kết hợp cho vay các dự án nhỏ trong phạm vi xã, thôn, phục vụ người nghèo, thông qua các hình thức giải ngân, thực hiện theo phương thức
“bán buôn” đối với cho vay sản xuất và thực hiện hình thức “bán lẻ” đối với các dự án vừa và lớn Tập trung tăng trưởng mạnh cho vay hộ sản xuất, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững , coi đây là mặt trận chủ yếu trong công tác tín dụng tại NHNo&PTNT Kim Sơn.
- Thứ tư: Vừa phải cho vay theo dự án, vừa phải đầu tư để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, từng vùng nông thôn, nhằm khai thác triệt để tiềm năng về lao động, tài nguyên, đất đai…để phát triển kinh tế Tiếp tục chỉ đạo điều tra khảo sát phân loại khách hàng ở từng địa bàn, tạo điều kiện cho 100% bà con, hộ trong tổ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống được vay vốn. Kết hợp với trạm khuyến nông huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh.
- Thứ năm: Bên cạnh kinh doanh, dịch vụ tín dụng là nghiệp vụ truyền thống cần mở rộng kinh doanh các dịch vụ khác ở nông thôn Dịch vụ cầm cố, dịchvụ thanh toán,kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc, chuyển tiền, chi trả kiều hối… mở ra những hoạt động này, sẽ tích cực hỗ trợ cho kết quả kinh doanh, không những làm thay đổi kết cấu thu chi mà còn thu hút được khách hàng, gây thêm ảnh hưởng và niềm tin cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
NHNo&PTNT huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
3.2.1 Giải pháp về huy động vốn.
Vốn huy động phải đáp ứng được 2 yêu cầu :
- Đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu vay của hộ sản xuất, đặc biệt là vốn trung dài hạn để phát triển chiều sâu.
- Tiết giảm chi phí huy động để tăng chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào.
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được xác định chủ yếu là tự huy động theo hình thức đa dạng từ dân cư và các tổ kinh tế xã hội Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” theo cơ chế thị trường, tăng nguồn dịch vụ uỷ thác đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn Để thực hiện tốt hoạt động huy động vốn ngân hàng cần thực hiện tốt các giải pháp.
- Định mức huy động vốn tiết kiệm sử dụng như một tiêu thức đánh giá cán bộ tín dụng, thực hiện quyết toán theo chi phí đầu vào của nguồn tiết kiệm huy động để cho vay của các cán bộ tín dụng Yêu cầu khi thâm nhập địa bàn để đôn đốc thu nợ, thu lãi cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm huy động vốn tiết kiệm.
- Ngân hàng nên có biện pháp tuyên truyền rộng rãi thông báo để nhân dân phân biệt tiền giả, mỗi người dân có thể yên tâm mang tiền để gửi ngân hàng cũng phải như trả nợ trả lãi tiền vay Đối với khách hàng có món tiền gửi nhỏ đều đặn hàng tháng, 2 tháng ngân hàng có sản phẩm tiền gửi tiết kiệm gửi góp Hình thức này có đặc tính khuyến khích hộ nghèo có thu nhập thấp tiết kiệm, từ đó giúp hộ tăng vốn sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng cần tích cực xây dựng cũng như củng cố mạng lưới lưu động và ngân hàng liên xã để tiếp cận dân, tăng thời gian giao tiếp với khách hàng.
- Lắp đặt máy rút tiền tự động để khách hàng có thể tiện giao dịch với ngân hàng ngoài giờ hành chính, từ đó tăng được khối lượng giao dịch và thu hút kịp thời được các khoản tiền gửi.
3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất
3.2.2.1 Cho vay tập trung có trọng điểm Đầu tư vốn tập trung có trọng điểm đối với khách hàng thuộc những vùng, những ngành nghề có tiềm năng và triển vọng lớn, phát triển bền vững những ngành chế biến khai thác Ngân hàng cần thẩm định chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng nguyên tắc “phải tiến hành kinh doanh một cách thận trọng” để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Ngân hàng cần tập trung và tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất có hiệu quả như chăn nuôi gia súc như: Bò , trâu bò, lợn,gà… cho vay khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
3.2.2.2 Phát triển cho vay hộ sản xuất thông qua tổ nhóm.
Tổ tương hộ là một mô hình mới ra đời mấy năm gần đây do cộng đồng dân cư thành lập một cách tự nguyện dưới sự lãnh đạo của các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội được UBND xã công nhận và cho phép hoạt động Hoạt động tổ nhóm nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
- Một là: Tổ tương hộ là nơi các hộ sản xuất tương hộ lẫn nhau không chỉ về nhu cầu vốn mà còn về kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Hai là: Tổ tương hộ được thành lập có quy ước riêng đây là điều kiện cần thiết để giám sát kiểm tra, đôn đốc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn của hộ sản xuất.
- Ba là: Tổ tương hộ là nơi hoạt động sản xuất và đánh giá nhu cầu của hộ sản xuất thành viên, đảm bảo tính công khai, chính xác kịp thời giúp cho việc thẩm định cho vay của Ngân hàng nhanh chóng mà đảm bảo chất lượng tín dụng
Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp đem lại lợi ích cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng.
Đối với hộ sản xuất: Vay vốn thông qua tổ tín chấp giảm bớt được thời gian giao dịch, thời gian đi lại từ đó giảm bớt được chi phí, do ngân hàng giải ngân tại các xã và bố trí lịch trực thu nợ tại xã hoặc giao cho tổ trưởng thu lãi hàng tháng Điều này có ý nghĩa quan trọng vì mức vốn vay của hộ gia đình còn nhỏ lẻ, khi vay phải hoàn tất thủ tục vay vốn nên người dân dễ nảy sinh tâm lý ngại vay ngân hàng mà đi vay mượn ở những người xung quanh mặc dù lãi suất cao Gây tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn không có hiệu quả kinh tế xã hội Hơn nữa với thành viên tổ tín chấp hộ còn quan tâm gắn bó hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
Về phía ngân hàng: Cấp tín dụng cho vay hộ sản xuất theo hình thức tổ tín chấp hiệu quả hơn, và đảm bảo vốn an toàn cao hơn rất nhiều Tổ trưởng vay vốn là người trong xóm, trong xã do nhân dân bầu lên, được chính quyền xã công nhận, luôn giám sát việc sử dụng vốn của các tổ viên, nên đôn đốc hộ vay vốn sử dụng vốn vay và trả gốc, trả lãi đầy đủ đúng hạn theo cam kết.
NHNo&PTNT Kim Sơn nên tổ chức hình thức cho vay qua tổ nhóm Để tín dụng ngày càng được nâng cao và để hình thức cho vay qua tổ, nhóm được thực hiện và có hiệu quả đòi hỏi ngân hàng cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tranh thủ sự ủng hộ của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thường xuyên quan tâm hơn nữa đến hoạt động ngân hàng đặc biệt trong việc chỉ đạo cấp uỷ chính quyền xã, các tổ chức hội sở thực hiện tốt quyết định, nghị quyết chỉ đạo các phòng ban liên quan trong việc ngân hàng giải quyết các món nợ tồn đọng do ý thức, đạo đức khách hàng Ngân hàng cần tổ chức chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là hội nông dân, hội phữ nữ, hội cựu chiến binh đây là các tổ chức chính trị thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
Một số kiến nghị
Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng hộ sản xuất nói riêng, nó không ngừng đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng đã và đang thực hiện một số giải pháp một mặt là để hạn chế rủi ro, một mặt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên để triển khai thực hiện các giải pháp trên bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp hỗ trợ quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương Vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đối với cấp trên nhằm hỗ trợ NHNo & PTNT huyện Kim Sơn nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước
3.3.1.1 Về thị trường tiêu thụ
Nền kinh tế nước ta đôi khi còn nhiều biến động, giá cả thị trường các hàng hoá lên xuống bất thường, vì vậy người nông dân không yên tâm đầu tư sản xuất khi mà giá cả thực phẩm hàng hoá chưa có gì đảm bảo chắc chắn và ổn định Để người dân yên tâm đầu tư sản xuất tạo thế phát triển vững mạnh đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ tài chính nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân, hạn chế thua thiệt cho người sản xuất và tạo điều kiện cho ngân hàng có khả năng thu hồi vốn.
Phát triển thị trường nông thôn một cách cân đối gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường đầu vào giúp các hộ sản xuất có lao động, có nguyên liệu, có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, còn thị trường đầu ra để giúp cho hộ sản xuất tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm Đồng thời xây dựng chính sách giá cả vừa phải linh hoạt để kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng tích luỹ của hộ sản xuất.
Nhà nước cần triển khai nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp cho khoa học và phù hợp theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất tăng thu nhập cho ngân sách. Xây dựng chính sách tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất, chất lượng đất Nhà nước sử dụng chính sách thuế để điều chỉnh lại cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng mở rộng các vùng chuyên canh, nhằm phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tư và phát triển các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho tiêu dùng và xuất khẩu cũng như phát triển ngành nghề khác Có chính sách thuế ưu đãi hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất ngân hàng để các doanh nghiệp yên tâm thu mua hàng hoá và tạm cất trữ tiêu thụ dần.
3.3.1.3 Về chính sách ruộng đất.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các chính sách về đất đai để đảm bảo người dân hưởng được năm quyền: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng.
Nhà nước cần có các chính sách quy định đối với từng loại đất được phép sử dụng để có thể sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh hay được phép sử dụng để kinh doanh các ngành nghề khác, hay có quyền xây dựng cơ sở hạ tầng nhà ở trên mảnh đất đó.
3.3.1.4 Về chính sách bảo hiểm mua hàng. Đây là hình thức giúp đỡ người nông dân khi gặp khó khăn, rủi ro trong sản xuất, đồng thời giúp ngân hàng nông nghiệp mở rộng và có thể thu hồi nợ bởi vì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Vì vậy cần mở rộng hình thức bảo hiểm cây trồng vật nuôi, bên cạnh đó do trình độ sản xuất của các hộ còn thấp, có nhiều bỡ ngỡ với cơ chế thị trường mới, sản xuất kinh doanh trên kinh nghiệm truyền lại, kỹ thuật canh tác lạc hậu Cho nên khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao, thường bị ép giá khi bán sản phẩm trên thị trường Chính vì vậy nhà nước cần có chính sách bao tiêu sản phẩm bảo đảm quyền lợi cho người nông dân cũng như mang lại hiệu quả hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.1.5 Chính sách đầu tư tài chính.
Chính sách đầu tư tài chính của ngân sách nhà nước sẽ là động lực hỗ trợ cho tín dụng ngân hàng phát triển, khi ngân sách nhà nước được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng , trợ cấp tiền vay hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển một số ngành nghề mà nhà nước cần khuyến khích ở nông thôn Xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ để khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn vốn đầu tư phát triển sản xuất Xây dựng chế độ tài chính và hỗ trợ tài chính đối với các hiệp hội ngành nghề nông thôn, khuyến khích phát triển chế biến nông sản tại chỗ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn Hỗ trợ vốn để xây dựng ngành nghề, làng nghề để phát triển làng nghề theo từng loại nghề ở từng vùng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những chính sách trên nhà nước cần có những chính sách ưu tiên đối với hoạt động ngân hàng, thực sự coi tín dụng ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền nhà nước từ trung ương tới địa phương, kết hợp lợi ích của nhà nước, của ngân hàng và của người lao động, tăng cường cơ sở vật chất , nâng cao phúc lợi xã hội chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp, các bộ ngành có liên quan tham gia thẩm định phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời có những chính sách sớm hoàn thiện quy chế có liên quan tới xử lý tài sản thế chấp.
3.3.1.6 Với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cải tiến công tác toà án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.
Nhà nước cần có biện pháp kinh tế và hành chính buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng các chế độ về kế toán thống kê, thực hiện tốt công tác duyệt kế toán đã quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của nguồn số liệu mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.
Xoá bỏ và sử phạt nghiêm minh hình thức cho vay nặng lãi, kinh doanh tiền tệ trái phép dưới mọi hình thức….
Cơ chế pháp lý về thu hồi nợ: Một thực trạng hiện nay làm những người thu hồi nợ rất vất vả là cơ chế pháp lý cho thu hồi nợ vừa thiếu, vừa mâu thuẫn vừa không nghiêm trong việc chấp hành, vừa kéo dài trong thi hành án, vướng mắc ngay từ văn bản pháp luật, pháp lệnh… đến các văn bản khác thấp hơn Do đó, phải thiết lập một cơ chế pháp lý khắc phục những bất cập hiện hành, thể hiện dưới dạng văn bản có hiệu lực cao nhất là luật.
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy
Các văn bản pháp quy bao gồm: Nghị định của Chính phủ, quyết định và thông tư của Thống đốc NHNN Việt Nam để hướng dẫn thi hành luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng Việc xây dựng và hoàn chỉnh này phải được hoàn chỉnh khẩn chương, chất lượng, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế xã hội, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp và nhân dân trong mọi hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cách sâu rộng
Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tận cơ sở, cán bộ ngân hàng.Bao gồm các khâu: Ra văn bản hướng dẫn cụ thể, chấn chỉnh và sắp xếp cán bộ một cách hợp lý theo phương châm “đúng người đúng việc”, tổ chức đào tạo lại, tập huấn các văn bản nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc quá trình triển khai thực hiện, phát hiện và phản ánh kịp thời các khó khăn để sửa đổi và điều hành.
- Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thưong mại
Về cơ chế chính sách: Ban hành hệ thống các cơ chế, quy chế, tạo khung pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một măt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các dự án cho vay, hạn chế đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định các khoản vay của các tổ chức tín dụng, mặt khác tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thu hồi nợ qua hạn, xử lý các tài sản thé chấp.