1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp kinh tế tài chính góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn cung ứng vật tư y tế dth

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Kinh Tế, Tài Chính Góp Phần Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Cung Ứng Vật Tư Y Tế DTH
Tác giả Nghiêm Thị Thủy
Người hướng dẫn TS Đặng Ngọc Đức
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2012
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 841 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA (10)
    • 1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản (10)
      • 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm (10)
      • 1.1.2. Quy trình tiêu thụ sản phẩm (10)
      • 1.1.3. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm (13)
      • 1.1.3. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm (15)
      • 1.1.4. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm (17)
      • 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm (19)
        • 1.1.5.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành (19)
        • 1.1.5.2. Khối lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất và tiêu thụ (20)
        • 1.1.5.3. Chất lượng sản phẩm tiêu thụ (21)
        • 1.1.5.4. Giá cả của sản phẩm, hàng hóa (22)
        • 1.1.5.5. Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng (22)
        • 1.1.5.6. Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm (23)
    • 1.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (24)
      • 1.2.1. Đẩy mạnh hoạt động củng cố, nghiên cứu, mở rộng thị trường (24)
      • 1.2.2. Sử dụng các hình thức chiết khấu (25)
      • 1.2.3. Thực hiện chính sách tín dụng hợp lý (25)
      • 1.2.4. Sử dụng chính sách giá cả linh hoạt (26)
      • 1.2.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng (27)
      • 1.2.6. Chính sách cho các đại lý và cửa hàng kí gửi (28)
      • 1.2.7. Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý cho nhân viên bán hàng (29)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VẬT TƯ Y TÊ DTH (9)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (30)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (30)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu (32)
        • 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ (32)
        • 2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (32)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (33)
        • 2.1.3.1. Tổ chức về nhân sự (33)
        • 2.1.3.2. Đặc điểm các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ (36)
        • 2.1.3.3. Quy trình công nghệ tiêu thụ sản phẩm (37)
        • 2.1.3.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty (39)
        • 2.1.3.5. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn của công ty (39)
      • 2.1.4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính một số năm gần đây của (45)
        • 2.1.4.1. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây của công ty (45)
        • 2.1.4.2. Tình hình tài chính của công ty một số năm gần đây (48)
    • 2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế (52)
      • 2.2.1. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm của Công ty (52)
      • 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty (54)
      • 2.2.3. Những kết quả đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (62)
      • 2.2.5. Tình hình quản lý chi phí của công ty (72)
      • 2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (75)
      • 2.2.7. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH (77)
      • 2.3.1. Về chính sách giá cả (80)
      • 2.3.2. Về công tác duy trì, nghiên cứu và mở rộng thị trường (80)
      • 2.3.3. Về công tác lương thưởng cho nhân viên bán hàng (81)
    • 2.4. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (81)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VẬT TƯ Y TẾ DTH (30)
    • 3.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2015 (83)
      • 3.1.1. Đặc điểm tình hình tiêu thụ trong những năm tới (83)
      • 3.1.2. Định hướng kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2012 và những năm tới (84)
    • 3.2. Giải pháp đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH (87)
      • 3.2.1. Đầu tư nghiên cứu thị trường, giữ vững và không ngừng mở rộng ra các thị trường mới (87)
      • 3.2.2. Quản lý chặt chẽ vốn trong thanh toán, sử dụng công cụ chiết khấu thúc đẩy nhanh qúa trình thu hồi công nợ (89)
      • 3.2.3. Tăng cường áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy công tác tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp (90)
      • 3.2.4. Phấn đấu sử dụng có hiệu quả chi phí bán hàng, chi phí quản lý (91)
      • 3.2.5. Đầu tư quảng bá sản phẩm (91)
      • 3.2.6. Duy trì và phát huy mối quan hệ tốt đẹp, bền vững giữa công ty với các nhà cung cấp (94)
      • 3.2.7. Hoàn thiện chính sách giá cả (94)
    • 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên (95)

Nội dung

HäC VIÖN TµI CHÝNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH ((( CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài GIẢI PHÁP KINH TẾ, TÀI CHÍNH GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VẬT[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA

Tổng quan về tiêu thụ sản

1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao Các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Cùng với nó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn Tiêu thụ sản phẩm trở thành nhiệm vụ quan trọng, đóng vai trò quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp.

Theo nghĩa hẹp, “tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, tổ chức sản xuất, đến việc xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiểu quả kinh tế cao nhất”.

Tiêu thụ sản phẩm là chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn liền với lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, tự bù đắp mọi chi phí và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Hoạt động tiêu thụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp, bởi vì có bán được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có tiền để bù đắp chi phí, trả lương cho công nhân viên, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

1.1.2 Quy trình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong vòng luân chuyển vốn, thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

TLSX SX Lưu thông Tiêu thụ Vốn Vốn

Diễn tả về sơ đồ như sau:

Vốn (tiền) được ứng trước để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ) tiền hành quá trình sản xuất kinh doanh Sản phẩm, hàng hóa – kết quả của quá trình sản xuất đó sẽ được tiêu thụ (có thể bán trực tiếp hoặc bán qua các đại lý), kết quả là doanh nghiệp thu được tiền về (vốn) Vậy, trong quá trình đó, vốn ban đầu được chuyển hóa thành hình thái hiện vật, sau đó trở lại hình thái giá trị ban đầu Chu kỳ sản xuất cứ lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn đó.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chỉ được xem là hoàn thành khi thực hiện cả hai hành vi:

- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

- Khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh toán tiền hàng.

Hai hành vi trên có thể khác nhau về thời gian, không gian, về số tiền hàng thu được.

Hiện nay, quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty có các hình thức sau:

- Việc xuất giao và thanh toán tiền hàng diễn ra đồng thời Đây là hình thức bán hàng nhanh chóng, đảm bảo an toàn về vốn cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cung cấp hàng cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay Hình thức này nhanh gọn, khối lượng không hạn chế, được áp dụng đối với khách hàng lớn, có uy tín với doanh nghiệp.

- Khách hàng ứng trước một lượng tiền cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ giao hàng như đã thỏa thuận, số tiền hàng còn nợ sẽ được thanh toán sau Đây là hình thức rất có lợi cho doanh nghiệp do chủ động được trong khâu thanh toán và tiêu thụ sản phẩm

- Gửi hàng đi bán, khi doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán thì được coi là tiêu thụ Trường hợp này, hành vi bán hàng và xuất giao hàng tương đối cách xa nhau Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp và khó khăn cho công tác thanh toán Đồng thời doanh nghiệp cũng không chủ động được nguồn tài chính, đáp ứng các nhu cầu về vốn trong doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bán hàng theo hình thức trả góp, tức là doanh nghiệp sẽ giao hàng cho khách hàng, cùng lúc đó khách hàng sẽ trả trước một phần giá trị lô hàng Phần tiền còn lại sẽ được thanh toán theo định kỳ thỏa thuận trước giữa hai bên Trường hợp này xảy ra khi khách hàng đã là khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp và khối lượng sản phẩm là lớn, giá trị cao.

Việc xác định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, bởi vì những lí do sau:

Thứ nhất, điều đó sẽ là căn cứ cho doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, đảm bảo luôn có sẵn và có đủ hàng đáp ứng khi thị trường yêu cầu Ngoài ra, còn chi phối khâu nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng, dung lượng thị trường để doanh nghiệp đưa ra kế hoạch sản xuất hợp lý.

Thứ hai, điều này cũng thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến để hoàn thiện nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định chính xác thời gian lưu kho, lưu bãi, bố trí phương tiện vận chuyển thích hợp Mặt khác, xác định đúng thời điểm tiêu thụ sẽ đảm bảo giao hàng đúng địa điểm và thời gian quy định, không những vậy, doanh nghiệp còn có điều kiện áp dụng các biện pháp tài chính khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, việc xác định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ cũng giúp doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh Bởi vì doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ được ghi nhận khi có căn cứ xác đáng Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể biết được thành quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những sách lược kịp thời

1.1.3 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp “Doanh thu nói chung là tổng các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong một thời kỳ nhất định” Đây là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính.

Doanh thu bán hàng: được xác định sau khi việc bán hàng được hoàn thành Doanh thu bán hàng là biểu hiện tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do các hoạt động tài chính mang lại bao gồm các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán ngoại tệ ,lãi được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài công ty,…

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VẬT TƯ Y TÊ DTH

Tổng quan về Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao Bên cạnh đó, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng luôn được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước Các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế ngày càng được mở rộng để giảm việc quá tải ở các bệnh viện trong thời gian qua Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đó, trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Tuy nhiên, hiện nay trang thiết bị y tế của nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, lạc hậu so với các nước trong khu vực Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế trong nước mới chỉ cung cấp được một phần các thiết bị y tế thông thường và một ít thiết bị y tế có hàm lượng kĩ thuật cao Nhận thức được nhu cầu đó của xã hội, Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH đã ra đời với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là cung cấp và bảo dưỡng các thiết bị y tế.

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành lập ngày 12 tháng 04 năm 2004 Tên giao dịch là: DTHMEDICAL MATERIAL SUPPLY COMPANY LIMITED; tên viết tắt là: DTH Co.,Ltd.Công ty có trụ sở chính taị Ngõ 29, số nhà 167 phố Phương Mai, Quận Đống Đa thành phố Hà Nội Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH có đăng kí kinh doanh số 01004008594, lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 04 năm 2004, thay đổi lần 5 vào ngày 07 tháng 01 năm 2009 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà

Nội cấp với số vốn điều lệ là chín tỷ chín trăm triệu đồng Đăng kí xuất nhập khẩu trực tiếp với các nhà sản xuất trên thế giới số 6559/YT – TB – CT ngày 08 tháng 09 năm 2004.

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH là đại lý độc quyền và là đại lý phân phối của rất nhiều hãng nổi tiếng của Nhật Bản về thiết bị y tế cho chuyên khoa chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị và trị liệu, các thiết bị khoa học, các dụng cụ và hóa chất tinh khiết cao cấp dùng trong các phòng nghiên cứu Công ty cũng cung cấp các thiết bị cho chuyên khoa chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị và trị liệu của các hãng Nihon Kohden, Aloka, Shin-ei, Kimura, Nidek, Kubota, Toitu, Yamada, Yoshida, Hamilton, Spacelabs, OG-Giken, D&E,… Bên cạnh đó, công ty cũng có đủ khả năng cung cấp, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì các thiết bị y tế Ngoài ra, công ty cũng thành lập một bộ phận kỹ thuật y sinh giàu kinh nghiệm có thể kiểm tra và sửa chữa các thiết bị y tế

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ, chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó Công ty hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy mới thành lập trong một khoảng thời gian ngắn nhưng Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH đã không ngừng củng cố và phát triển về mọi mặt. Hiện tại, công ty đã có một vị thế vững chắc trên thị trường và là địa chỉ tin cậy của ngành y tế Công ty đã đạt được những giải thưởng quan trọng như: Đại lý xuất sắc của Nihon Kohden® tại Đông Nam Á (2004, 2005, 2006, 2007, 2008,

2009, 2010) ; Thành tích kinh doanh nổi bật các sản phẩm của Aloka® vùng châu Á - Thái Bình Dương (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010) ;…

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH được thành lập nhằm mục tiêu không ngừng nâng lợi ích của chủ sở hữu công ty và góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước với các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Cung cấp các thiết bị y tế phục vụ cho những người chăm sóc bệnh nhân.

- Cung cấp các thiết bị y tế tại gia đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Cung cấp các thiết bị công nghệ mới theo kịp tiến bộ khoa học và theo nhu cầu của người tiêu dùng.

- Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị y tế, tư vấn chọn lựa thiết bị phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản, tiền vốn và lao động để đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Tuân thủ luật Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại Chủ động nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tìm các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước Quản lý lao động và tạo công ăn việc làm cho công nhân viên.

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu.

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH hoạt động trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh như sau:

- Buôn bán thiết bị, dụng cụ vật tư y tế;

- Buôn bán các thiết bị máy móc ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi;

- Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc công ty kinh doanh;

- Buôn bán đồ dùng gia đình, đồ dùng cá nhân, ô tô và phụ tùng thay thế;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;

- Mua bán máy tính, linh kiện máy tính và các thiết bị ngoại vi;

- Mua bán thiết bị văn phòng;

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp;

- Lắp đặt trang thiết bị phòng thí nghiệm;

- Mua và bán hóa chất xét nghiệm, máy móc thiết bị thí nghiệm (Trừ hóa chất Nhà nước cấm).

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH

2.1.3.1 Tổ chức về nhân sự

Số lao động của doanh nghiệp qua các năm có sự tăng nhẹ Năm 2009 có

20 lao động; năm 2010 có 22 lao động; đến năm 2011 số lao động hiện tại là 22 người,trong đó số nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh là 22 người Số lao động nữ trong doanh nghiệp chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động Lao động tại doanh nghiệp đều có trình độ đại học và trên đại học Số cán bộ có trình độ đại học là 100%, số cán bộ có trình độ cao học là 5 người, chiếm 22,73% trong số tổng lao động năm 2010 Đội ngũ kỹ sư lắp đặt bảo hành và hướng dẫn sử dụng gồm 7 người Những cán bộ này đều thường xuyên được các chuyên gia của chính các hang sản xuất thiết bị đào tạo tại Nhật Bản, Singaopre,…

* Mô hình tổ chức và bố trí lao động

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế quản lý theo sơ đồ sau:

Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong công ty như sau:

+ Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giám đốc Công ty là người điều hành các hoạt động của Công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua 2 Phó giám đốc Bên cạnh đó còn có Kế toán

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán trưởng tham gia giúp Giám đốc trong việc tổ chức bộ máy kế toán và giám sát việc thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp.

+ Phó giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, tổ chức, chỉ đạo về nghiệp vụ các bộ phận trong phạm vi trách nhiệm của mình.

+ Kế toán trưởng: tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính, thống kê cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và phù hợp với những chuẩn mực kế toán đã ban hành.

+ Phòng tổ chức hành chính:

Làm nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác nhân sự, quản lý đào tạo, quản lý lưu trữ văn thư, bảo quản tài liệu công văn, bảo quản con dấu theo đúng quy định, tổ chức đón tiếp khách hàng,…

+ Phòng kinh doanh: Điều hành quản lý công tác bán hàng, quản lý việc nhập hàng về kho, xử lý các đơn đặt hàng từ đại lý, quản lý bán hàng vùng, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, hội chợ, triển lãm,…

Kiểm tra chất lượng của hàng hóa khi nhập hàng hóa của các hãng về kho công ty hoặc trước khi giao hàng cho khách hàng Đồng thời thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị y tế cho khách hàng.

Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế

Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là một trong những kế hoạch được công ty lập vào cuối năm báo cáo Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính của công ty.Thực chất của kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc dự đoán trước số lượng hàng hóa sẽ được tiêu thụ, đơn giá bán hàng hóa trong kỳ kế hoạch, từ đó dự kiến doanh thu bán hàng sẽ đạt được tổng kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ hàng hóa nói riêng Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được lập một cách cụ thể, chính xác sẽ tạo điều kiện cho công ty hoạt động theo đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ không được lấp kế hoạch cụ thể, chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị rơi vào thế bị động, hàng hóa nhập mua không phù hợp với nhu cầu, cung không phù hợp với cầu sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh đạt được sẽ thấp. Hơn nữa, do kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là một phần của kế hoạch tài chính của công ty nên thiếu kế hoạch tiêu thụ hoặc kế hoạch được lập ra không sát thực tế sẽ có ảnh hưởng đến hàng loạt các kế hoạch khác như kế hoạch lợi nhuận, doanh thu, chi phí, kế hoạch bố trí nhân sự,…và khiến cho hoạt động kinh doanh diễn ra bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế.

Nhận thức được tầm quan trọng đó cùng với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh nên công ty đã rất chú trọng đến công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhằm đưa ra một kế hoạch bám sát thực tế và hợp lý nhất Do là đại lý độc quyền của các hãng sản xuất thiết bị y tế nên hàng năm các hãng luôn đặt ra kế hoạch cho công ty Bên cạnh đó, công ty cũng căn cứ vào thực tế tiêu thụ hàng hóa qua các năm trước để tự đặt ra kế hoạch cho mình theo năm và quý mới Căn cứ vào kế hoạch do hãng sản xuất đặt ra và mục tiêu của công ty, phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch về việc tiêu thụ sản phẩm cho quý và năm Kế hoạch này sẽ trình lên ban giám đốc Sau khi ban giám đốc kiểm tra, xem xét, đánh giá, bản kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sẽ phổ biến cho tất cả các nhân viên trong công ty và giao nhiệm vụ cho các bên có liên quan Như vậy, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất rõ ràng và cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra của toàn thể công ty.

Theo sơ đồ quy trình công nghệ kinh doanh như đã phân tích ở trên, ta thấy kênh bán hàng của công ty là kênh bán hàng trực tiếp và kênh bán buôn.

- Kênh bán buôn: Công ty bán hàng hóa cho công ty thương mại khác Đây là kênh tiêu thụ hàng hóa chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn của công ty Các công ty thương mại sẽ đặt hàng với số lượng nhiều các thiết bị khác nhau, giá trị từng đơn đặt hàng là lớn và tốc độ đặt hàng cũng nhanh hơn so với kênh bán hàng trực tiếp.

- Kênh bán hàng trực tiếp: Đây là trường hợp công ty bán hàng hóa trực tiếp cho các bệnh viện, phòng khám, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các viên nghiên cứu, các phòng khám tư nhân,…Kênh bán hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.

Do lĩnh vực hoạt động của công ty là cung cấp các thiết bị y tế nên đối tượng khách hàng cuối cùng và chủ yếu mà công ty hướng đến là các bệnh viện,trạm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, các viện nghiên cứu, phòng khám tư nhân,…Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các công ty thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và thực hiện việc cung cấp hàng hóa thông qua các hình thức mua đi bán lại Đây là thị trường chính của công ty Các công ty này sẽ thực hiện việc bán thiết bị y tế trực tiếp cho khách hàng hoặc bán cho một công ty thương mại khác.

Thị trường miền Bắc đóng một vai trò quan trọng đối với việc tiêu thụ hàng hóa của công ty và thị phần của thị trường này chiếm đa số trong tổng doanh thu của doanh nghiệp Thị trường miền Trung và miền Nam đã có tuy nhiên vẫn còn nhỏ lẻ Đây là thị trường tiềm năng và có triển vọng, do đó trong các năm tiếp theo công ty nên tăng cường việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tạo mối quan hệ với khách hàng và tiến tới việc bán được hàng hóa, góp phần chiếm lĩnh thị trường và mang lại doanh thu cho công ty.

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Là loại hình Công ty TNHH nên doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn: nguồn vốn bên trong (từ chủ sở hữu góp vốn, từ lợi nhuận để lại, từ cán bộ công nhân viên trong công ty) và nguồn vốn bên ngoài (từ nhà cung cấp, từ các ngân hàng,…).

Với nguồn vốn bên trong, ta biết rằng trong hai năm 2010 và năm 2011 doanh nghiệp đều làm ăn có lãi và sau khi hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, công ty vẫn có lãi là 493.028.502 đồng năm 2010 và 338.319.753 đồng năm 2011 Đây là nguồn vốn quan trọng công ty có thể sử dụng để thực hiện các kế hoạch trong những năm tiếp theo Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có được một nguồn vốn lớn do việc huy động được của cán bộ công nhân viên trong công ty Năm 2010, công ty huy động được 3.200.000.000 đồng và đến năm

2011 là 13.863.700.000 đồng từ cán bộ công nhân viên Đây là nguồn vốn mà công ty có thể huy dộng dễ dàng và nhanh chóng với giá trị đáng kể nhằm tài trợ các hoạt động của mình Thêm vào đó, nguồn vốn này lại không đòi hỏi chi phí lớn Điều này cũng thể hiện sự tin tưởng của cán bộ công nhân viên vào sự phát triển của công ty trong tương lai Công ty đã biết tận dụng sức mạnh và lợi thế của nguồn vốn này để hoạt động kinh doanh của mình diễn ra liên tục và thông suốt.

Về nguồn vốn bên ngoài: Nguồn vốn huy động từ bên ngoài có vai trò quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động ấy Nguồn vốn bên ngoài, có thể được các công ty huy động qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, các quỹ đầu tư,… Đây là nguồn vốn có thể huy động được với một số lượng lớn Tuy nhiên, thời gian và thủ tục để huy động được vốn diễn ra lâu hơn so với việc huy động từ cán bộ công nhân viên tại công ty Bên cạnh đó, công ty cũng phải đảm bảo đủ điều kiện mới được cho vay và phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm trả lãi vay và nợ nhằm không tác động xấu đến tình hình tài chính của công ty Một điểm thuận lợi của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH là chưa cần sử dụng đến các khoản vay từ bên ngoài Điều này cũng nói lên rằng, công ty vẫn giữ vững sự độc lập, tự chủ và không phụ thuộc vào bên ngoài.

 Về thế mạnh trong cạnh tranh

Thế mạnh đầu tiên và quan trọng nhất đối với công ty đó là việc công ty là đại lý độc quyền của các hãng sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng trên thế giới Lợi thế thứ nhất là việc các thiết bị y tế có chất lượng cao, những thiết bị y tế mới luôn được cập nhập và ứng dụng sản xuất một cách sớm nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những nhân tố quan trọng đầu tiên góp phần vào việc sản phẩm của công ty có tiêu thụ được hay không và tốc độ tiêu thụ của nó như thế nào Thứ hai, các hãng sản xuất này đã có uy tín trên toàn thế giới.

Do đó đi kèm với nó là công ty cũng có được uy tín của các hãng sản xuất với các đối tác Thứ ba, khi là đại lý độc quyền công ty có lợi thế hơn các đối thủ khác khi cùng tham gia đấu thầu Với cùng một loại sản phẩm, chức năng và công dụng giống nhau, công ty không bị đối thủ nhảy vào chào bán hàng hóa giống hệt Bên cạnh đó, sẽ là vô ích khi công ty tham gia các hội chợ, triễn lãm trong và ngoài nước mà không phải là đại lý độc quyền Cuối cùng, một lợi thế nữa là việc giá cả hàng hóa được ưu đãi Khi mua hàng hóa với khối lượng lớn công ty còn được hưởng các hình thức chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán Việc giá cả đầu vào được ưu đãi như thế sẽ khiến cho giá bán hàng hóa của công ty cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường.

Vị trí kinh doanh cũng là một lợi thế của công ty Với việc đặt trụ sở tại Hà Nội sẽ thuận lợi cho công ty trong việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa, tham gia các hội chợ, triển lãm có quy mô quốc gia và quốc tế Bên cạnh đó, đây cũng là nơi có nhiều bệnh viện, phòng khám nổi tiếng về chuyên môn và có quy mô lớn trong toàn quốc Đây sẽ là một lợi thế của công ty khi cung cấp được các thiết bị y tế Thông qua việc tiêu thụ này, uy tín và thương hiệu của công ty sẽ không ngừng được nâng cao.

Về giá cả, cùng với việc được ưu đãi về giá mua hàng do là đại lý độc quyền của các hãng sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng trên thế giới, giá bán hàng hóa của công ty luôn cạnh tranh so với các đối thủ Nhiều hàng hóa của công ty có giá bán rẻ hơn và chất lượng có thể bằng hoặc cao hơn Trong nền kinh tế thị trường thì việc cạnh tranh về giá là một trong những nhân tố rất quan trọng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của công ty.

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VẬT TƯ Y TẾ DTH

Định hướng phát triển của công ty đến năm 2015

3.1.1 Đặc điểm tình hình tiêu thụ trong những năm tới.

Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng, là cánh tay đắc lực của các bác sĩ trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, bên cạnh thu nhập ngày càng cao của con người thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng ngày càng tăng Hiện nay không chỉ có nhu cầu chữa bệnh, mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe thường xuyên của người dân cũng tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân là một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt lên hàng đầu Để đáp ứng nhu cầu đó cũng như để giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện trong thời gian qua, các bệnh viên tư nhân, các phòng khám tư nhân được mở ra ngày càng nhiều không chỉ ở các đô thị, các vùng đồng bằng mà còn ở các miền núi, vùng sâu vùng xa Ngoài ra, nhu cầu xây dựng các bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế đã hình thành và đang được xây dựng Các bệnh viện này nhằm thu hút những người có thu nhập cao, người nước ngoài tại Việt Nam Nếu các bệnh viện này mở ra sẽ đem lại một nguồn thu về ngoại tệ lớn cho nền kinh tế

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các loại bệnh tật cũng phát sinh ngày càng nhiều,nhiều loại đã trở thành đại dịch trong cả nước Số lượng người nhiễm các bệnh như ung thư, tai biến, HIV/AIDS, dịch cúm, dịch sốt,… ngày càng tăng Do đó, để đáp ứng việc phát hiện ra các bệnh nan y một cách nhanh chóng cũng như điều trị các bệnh đó thì việc các trang thiết bị y tế đòi hỏi phải hiện đại và theo kịp những tiến bộ khoa học trên thế giới.

Từ thực trạng ngành sản xuất thiết bị y tế tại Viêt Nam Theo Viện Trang thiết bị và Công trình y tế thuộc Bộ Y tế, cả nước có gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới có hơn 50 công ty sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế Một số nhà máy, xí nghiệp mới dừng lại ở việc sản xuất các mặt hàng đơn giản như bơm tiêm, găng tay cao su, bông băng gạc Nhìn chung, trang thiết bị y tế của Việt Nam còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có

Từ những lý do trên có thể nhận thấy rằng nhu cần về thiết bị y tế trong tương lai sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Đây là những điều kiện thuận lợi giúp công ty nâng cao doanh thu bán hàng của mình và từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận.

3.1.2 Định hướng kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2012 và những năm tới.

 Mục tiêu mà Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH luôn đặt ra.

- Phát triển, mở rộng kinh doanh : công ty triển khai phương án đa dạng hóa mặt hàng trong kinh doanh như máy siêu âm, máy thở, hộp chuyển mẫu, tủ an toàn sinh học, nồi hấp tiệt trùng, máy ly tâm lạnh, máy hút dịch, hệ thống máy nội soi, ổ bụng,…

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: công ty luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ về bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt để nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty đối với khách hàng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

 Dựa trên những đặc điểm về tiêu thụ trong những năm tới, công ty đã đưa ra những định hướng kế hoạch phát triển: Định hướng phát triển kinh doanh của công ty năm 2012 và 2013 được thể hiện trong bảng 13 như sau:

BẢNG 13: Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty năm 2012 và năm 2013. Đơn vị : đồngn v : ị : đồng đồngng

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Nộp ngân sách Nhà nước 123.659.342 147.841.679

Thu nhập bình quân 1 nhân viên/ năm 92.000.000 108.000.000

Doanh thu bán hàng theo kế hoạch năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 157.310.742.319 đồng và 208.046.124.953 đồng Năm 2012 tăng 29,75% so với năm 2011, năm 2013 tăng 32,25% so với năm 2012 Lợi nhuận trước thuế năm

2011 là 541.347.980 đồng, tương ứng tăng 20 % so với năm 2012 Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 675.564.218 đồng, tăng 24,79% so với năm 2012 Thu nhập bình quân một nhân viên/năm năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 92 triệu đồng và 108 triệu đồng, tương ứng tăng so với các năm liền trước lần lượt là 15% và 17,39%

Thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam; xây dựng thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thành hai khu vực mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

Do khách hàng của công ty thì chưa tập trung và có nhiều đơn hàng nhỏ lẻ nên việc chăm sóc và kiểm soát thị trường đang còn lỏng lẻo Nhận thức được thực trạng này, trong những năm tới cùng với kế hoạch mở rộng thị trường, công ty cũng có kế hoạch chăm sóc những khách hàng đã có quan hệ ít hoặc nhiều lần với công ty Chính những khách hàng này sẽ làm cho mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng dày đặc và vững chắc.

Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, việc cung cấp trang thiết bị y tế đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện, trạm y tế ở các tỉnh xa trụ sở của công ty, các vùng nông thôn, miền núi, vẫn chưa được đáp ứng Do đó, trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch hướng đến các thị trường này thông qua các chương trình của Bộ Y tế, các dự án của Chính Phủ, dự án ODA, dự án của Liên hợp quốc,…

Hơn nữa, trước thực tế các bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế đang được xây dựng ngày càng nhiều với quy mô lớn tại Việt Nam, công ty đã lên kế hoạch cho việc chiếm lĩnh thị trường này.

Cùng với các kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm là việc sử dụng các chi phí hợp lý, đặc biệt là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Chính việc sử dụng có hiệu quả các chi phí này một phần sẽ làm cho giá bán hàng hóa giảm xuống, doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá với các đổi thủ và góp phần gia tăng lợi nhuận.

Giải pháp đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH

Trên cơ sở những định hướng kế hoạch phát triển của công ty trong những năm tới, cũng như xem xét những mặt tồn tại của công ty, mặc dù thời gian thục tập có giới hạn và kiến thức, thực tế còn hạn chế nhưng em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sẽ được trình bày dưới đây với mong muốn góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH.

3.2.1 Đầu tư nghiên cứu thị trường, giữ vững và không ngừng mở rộng ra các thị trường mới.

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thị trường tiêu thụ luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất, bởi thị trường là nơi kiểm định xem sản phẩm của công ty có được người tiêu dùng chấp nhận hay không? Có thị trường nghĩa là doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính để chi trả cho các khoản chi phí và chỉ khi doanh nghiệp đủ bù đắp chi phí doanh nghiệp mới được coi là thành công bước đầu. Việc nghiên cứu thị trường là vấn đề không thể thiếu, nó giúp công ty nắm được những gì thị trường cần, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường từ đó giúp công ty đề ra được phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như thế nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường

Thời gian qua, công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH đã được quan tâm song vẫn còn những hạn chế. Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng mà việc nghiên cứu thị trường được gộp chung vào công việc của nhân viên bán hàng Một bộ phận nhỏ các khách hàng công ty đã cung cấp không được chăm sóc đầy đủ, thị trường mới chưa được chú trọng Một trong những nguyên nhân là đội ngũ nhân viên kinh doanh vừa đảm đương cả nhiệm vụ bán hàng vừa phải tìm kiếm thị trường và số lượng khách hàng đa dạng nên vẫn chưa kiểm soát hết được

Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng đặt ra trong những năm tiếp theo là tăng hơn nữa các thiết bị được bán ra, công ty cần phải chủ động điều tra để nắm bắt các thông tin liên quan đến khách hàng Đối với các khách hàng lâu năm hoặc đã cung cấp một vài lần, công ty không chỉ nắm bắt thông tin qua các đơn đặt hàng mà cần chủ động thu nhập về các nhu cầu các mặt hàng thiết bị mà khách hàng đang quan tâm, để từ đó có hướng tiếp cận phục vụ nhu cầu và xác định được xu hướng tiêu thụ của các loại hàng hóa trong tuơng lai

Công ty nên tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, có nghiệp vụ kinh doanh, kiến thức về marketing, có khả năng thu nhập và xử lý thông tin tốt, từ đó đưa ra các dự đoán chính xác về thị trường Ngoài ra, trên cơ sở đội ngũ nhân viên kinh doanh tại công ty, công ty nên tổ chức các khóa đào tạo sâu hơn về chuyên môn nghiệp vụ, về việc xác định và tìm kiếm thị trường Qua đó, vừa tăng cường mối liên hệ giữa các công việc, vừa tăng được lượng hàng hóa bán ra.

Như đã phân tích, thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu ở các tỉnh phíaBắc, miền Trung và miềm Nam việc tiêu thụ chưa nhiều Công ty cũng chủ yếu cung cấp hàng hóa cho các công ty thương mại Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay, việc chiếm lĩnh thị trường luôn được đặt ra hàng đầu Do đó, việc nghiên cứu, mở rộng các thị trường mới như các thị trường miền Trung, miền Nam, củng cố các thị trường hiện có cần được thực hiện thường xuyên và liên tục Bên cạnh đó, thiết nghĩ việc cung cấp các loại thiết bị mới chế tạo nên được công ty lưu tâm

Như vậy, trong những năm tiếp theo, việc giữ vững và mở rộng thị trường luôn được đặt lên hàng đầu Công ty cần có những kế hoạch, chiến lược thật hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng vừa tiết kiệm được các chi phí, góp phần nâng cao hơn nữa lợi nhuận.

3.2.2 Quản lý chặt chẽ vốn trong thanh toán, sử dụng công cụ chiết khấu thúc đẩy nhanh qúa trình thu hồi công nợ.

Một trong những điều kiện quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay trong việc mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng là phải tăng cường huy động các nguồn vốn, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nữa vốn đầu tư Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn vốn đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít.

Hàng hóa mà công ty kinh doanh chủ yếu là các máy móc, thiết bị y tế Đây là hàng hóa đặc thù và thị trường tiêu thụ của nó liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH có thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác là công nợ của khách hàng luôn được đảm bảo thanh toán Tuy nhiên, với giá trị lớn của các khoản phải thu, nếu công ty thu hồi nhanh sẽ đảm bảo có vốn để thực hiện các quy trình tiếp theo như đặt hàng nhà cung cấp, thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Hiện tại các chính sách chiết khấu chưa được công ty sử dụng mà chủ yếu cạnh tranh về giá với các đối thủ trên thị trường Thiết nghĩ, việc sử dụng giá bán cạnh tranh của doanh nghiệp đã có đóng góp lớn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty nên đa dạng hóa các hình thức thanh toán và bán hàng của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Cùng với việc sử dụng các hình thức chiết khấu, công ty cũng cần đưa ra tỷ lệ chiết khấu hợp lý góp phần thu hồi công nợ của khách hàng nhanh chóng mà vẫn hấp dẫn khách hàng.

3.2.3 Tăng cường áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy công tác tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, không một công ty nào có đủ nguồn lực để tự mình bán hàng ở nhiều đoạn thị trường Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm mà công ty kinh doanh nên việc sử dụng các đại lý là không thực sự cần thiết. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Do đó, công ty cần duy trì sự tin tưởng của khách hàng Thị trường tiêu thụ của công ty trải rộng khắp cả nước nhưng tập trung phần lớn ở các tỉnh phía Bắc Trong những năm tới, công ty nên có xu hướng mở rộng thị trường phía Nam, bởi đây được đánh giá là thị trường mang lại nhiều triển vọng cho sự phát triển của công ty Đối với việc hỗ trợ chi phí vận chuyển: đây là chính sách được công ty áp dụng thường xuyên và với tỷ lệ cũng khá cao Trong thời gian tới, khi quy mô tiêu thụ tăng nhanh thì công ty nên thuê hẳn một công ty chuyển với mức giá phải chăng để vận chuyển sản phẩm, đặc biệt là đối với các khách hàng mua với khối lượng lớn hoặc ở xa trụ sở công ty. Đối với việc hỗ trợ cho các nhân viên bán hàng: công ty nên dùng các đòn bẩy vật chất để khuyến khích họ Ngoài tổ chức công tác bán hàng khoa học, chia nhỏ thị trường cho họ quản lý dễ dàng hơn, xắp xếp các nhân viên bán hàng vào các vị trí phù hợp để tạo điều kiện phát huy hết năng lực, sở trường của họ. Tuy nhiên, tổ chức tốt phải đi kèm với một chế độ đãi ngộ hợp lý Các chính sách lương, thưởng, phụ cấp tiền làm thêm ngoài giờ,… cần được quan tâm đúng mức Hiện tại công ty công ty đang thực hiện thưởng theo kết quả, tức là nhân viên bán hàng ngoài tiền lương tiền cố định, còn được thưởng một tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng đã bán được.

Tuy nhiên, bên cạnh các chế độ ưu đãi, công ty cũng cần có những hình thức quản lý chặt chẽ hơn đối với các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên bán hàng, vì đây là một công việc nhạy cảm, dễ bị lợi dụng khi trách nhiệm không cao Do vậy, công tác quản lý, theo dõi cần được tiến hành thường xuyên, triệt để, và nếu cần thiết công ty có thể yêu cầu một số khoản đặt cọc.

3.2.4 Phấn đấu sử dụng có hiệu quả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trong năm qua, việc sử dụng chi phí bán hàng của công ty được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, tốc độ tăng chi phí bán hàng cao hơn tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ, việc quản lý một số các khoản chi phí như chi phí vận chuyển sản phẩm, chi phí xăm lốp, bảo dưỡng,… vẫn chưa thực sự chặt chẽ Đối với khoản chi phí này thiết nghĩ, công ty nên thưc hiện chính sách khoán đến từng lái xe, mua thẻ xăng cho nhân viên,… Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp gồm có lương, thưởng cho cán bộ nhân viên, chi phí tiếp khách hội nghị, chi phí văn phòng,…Hiện tại các khoản chi phí này chiếm một số lượng tương đối lớn Thiết nghĩ việc công ty quan tâm đến thu nhập và mức sống của nhân viên là một điều rất tốt vì như thế cán bộ nhân viên sẽ tận tụy góp công sức cho sự phát triển chung của doanh nghiệp Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận thì không thể sử dụng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp một cách tùy tiện và lãng phí Do việc kinh doanh của công ty liên quan nhiều đến các nhà cung cấp, thường xuyên gặp gỡ với nhà cung cấp, các khách hàng tiềm năng, thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị,…do đo, chi phí tiếp khách chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty không thể giảm các chi phí kinh doanh này được mà phải sử dụng tiết kiệm hơn, sử dụng có hiệu quả sao cho tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của các loại chi phí

3.2.5 Đầu tư quảng bá sản phẩm.

Do đặc thù của hàng hóa công ty kinh doanh là các máy móc thiết bị y tế, do đó việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào tên tuổi của các hãng sản xuất, uy tín của doanh nghiệp nhận phân phối Trong thời gian qua, khách hàng biết đến công ty thông qua việc giới thiệu của Bộ y tế, việc tham gia các hội thảo chuyên ngành y tế và dược phẩm, việc tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, để việc bán hàng trở nên chuyên nghiệp và đạt kết quả cao hơn, công ty nên thực hiện các hình thức quảng bá sản phẩm như quảng cáo qua báo chí ngành y dược, qua các trang web của bộ y tế, tham gia các hội thảo khoa học, các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế về trang thiết bị y tế.

Năm 2010 mặc dù sản lượng và doanh thu tiêu thụ đều tăng nhưng việc giao tiếp, khuyếch trương sản phẩm của công ty được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, chi phí cho hoạt động này còn rất thấp, chỉ khoảng 1% doanh thu, lại bao gồm nhiều khoản như chí phí phát triển sản phẩm, chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giới thiệu sản phẩm,…Do đó, cần dành cho hoạt động này một mức hợp lý hơn nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Các hình thức quảng bá sản phẩm mà công ty có thể áp dụng là:

 Tăng cường hoạt động quảng cáo

Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên

Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH cũng như tất cả các doanh nghiệp khác hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ theo pháp luậtViệt Nam Tuy nhiên, đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì Nhà nước áp dụng các chế tài quản lý khác nhau.

Trong quá trình hội nhập ngày nay, khi mà cơ chế bảo hộ, độc quyền, phân biệt nhường chỗ cho cơ chế cạnh tranh, bình đẳng cùng có lợi thì vai trò to lớn nhất của Nhà nước là làm thế nào để tạo ra một cơ chế, chính sách thông thoáng, tránh phiền hà về thủ tục pháp lý, hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang khá phổ biến gây ra những thiệt hại đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng Bởi vậy, rất mong nhà nước bắt tay với các doanh nghiệp để cùng giải quyết triệt để vấn đề đó, có như thế các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư, phấn đấu vì mục tiêu phát triển.

Như đã phân tích ở các phần trên, trong quá trình hoạt động của mình, công ty Nhật Nam luôn chịu ảnh hưởng lớn của việc thay đổi tỷ giá hối đoái,đặc biệt là tỷ giá giữa USD/VND và tỷ giá chéo giữa JPY và VND Thực tế cho thấy trong những năm qua,chính sách tỷ giá của Việt Nam thay đổi nhiều và rất khó dự đoán, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu Do vậy, Nhà nước cần có biện pháp cụ thể cho những trường hợp này để doanh nghiệp không nằm trong thế bị động như hiện nay.

Bên cạnh đó, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu cũng nên rõ ràng và đơn giản hơn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.

Các thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu cũng nên có cơ chế ưu đãi hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên tâm trong hoạt động của mình, tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của doanh nghiệp, qua đó cũng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Như vậy, vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của doanh nghiệp là rất to lớn Nhà nước đã, đang và sẽ có những cơ chế chính sách hiệu quả nhất đảm bảo các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và cùng phát triển, góp phần vào sự phát triển và bền vững chung của nền kinh tế Việt Nam.

Ngày đăng: 24/05/2023, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w