1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề-Cương-Tv-Gdsk_Nguyen Cong Thuy.docx

103 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Công Tác Tư Vấn – Giáo Dục Sức Khỏe Của Điều Dưỡng Viên Tại Các Khoa Lâm Sàng Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Ninh Năm 2020
Tác giả Nguyễn Công Thùy
Trường học Trường Cao Đẳng Y Tế
Thể loại thực trạng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 384,65 KB

Cấu trúc

  • Chương 1..................................................................................................................4 (11)
    • 1.1. Tổng quan về công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe và Điều dưỡng (11)
      • 1.1.1. Công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe (11)
      • 1.1.2. Điều dưỡng (13)
    • 1.2. Thực trạng công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện (16)
      • 1.2.1. Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện và các văn bản pháp lý liên quan (16)
      • 1.2.2 Những nội dung Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các (19)
      • 1.2.3. Các phương pháp, phương tiện Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện (20)
      • 1.2.4. Tông quan về thực trạng công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện (23)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Tư vấn – GDSK trong Bệnh viện (26)
    • 1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (31)
    • 1.5. Sơ đồ khung lý thuyết (35)
  • Chương 2................................................................................................................30 (37)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
      • 2.1.1. Nghiên cứu định lượng (37)
      • 2.1.2. Nghiên cứu định tính (37)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (38)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (38)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (38)
    • 2.4. Cỡ mẫu (39)
      • 2.4.1. Nghiên cứu định lượng (39)
      • 2.4.2. Nghiên cứu định tính (39)
    • 2.5. Phương pháp chọn mẫu (40)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (40)
      • 2.6.1. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu (40)
      • 2.6.2. Nhóm nghiên cứu (41)
      • 2.6.3. Tiến hành thu thập số liệu (41)
    • 2.7. Các biến số và chủ đề nghiên cứu (42)
      • 2.7.1. Các biến số nghiên cứu (42)
      • 2.7.2. Nhóm nội dung, chủ đề nghiên cứu (49)
    • 2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (50)
    • 2.9. Phương pháp phân tích số liệu (51)
      • 2.9.1. Nghiên cứu định lượng (51)
      • 2.9.2. Nghiên cứu định tính (52)
    • 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu (52)
    • 2.11. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục (52)
      • 2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu (52)
      • 2.11.2. Biện pháp khắc phục (52)
  • Chương 3................................................................................................................47 (53)
    • 3.1. Thực trạng công tác TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS BV đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2020 (53)
      • 3.1.1. Thông tin chung về NB (53)
      • 3.1.2. Thực trạng công tác TV-GDSK (54)
  • Chương 4................................................................................................................56 (62)
  • Chương 5................................................................................................................57 (63)
  • Chương 6................................................................................................................58 (64)

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NGUYỄN CÔNG THÙY THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN – GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA[.]

Tổng quan về công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe và Điều dưỡng

1.1.1 Công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe

1.1.1.1 Khái niệm Tư vấn – Giáo dục sức khỏe

Tư vấn là quá trình trao đổi thông tin giữa người cung cấp và khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng, khẳng định thông tin giúp khách hàng tự đưa ra và thực hiện những quyết định của họ [27].

GDSK: là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [17].

TV-GDSK trong BV: là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho NB - người nhà

NB đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ Giúp họ hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ, hộ trỡ của NVYT cũng như những người liên quan.Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được[16].

1.1.1.2 Mục đích của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe.

Giúp cho cá nhân và cộng đồng đủ kiến thức để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ và giới thiệu các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng hợp lý.

Hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ hỗ trợ của cán bộ y tế cũng như những người liên quan.

Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt đươc tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [16].

TV-GDSK góp phần thực hiện một trong những quyền của NB đó là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [22] và giúp cho NB có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cộng đồng.

1.1.1.3 Vai trò của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe.

Vai trò của tư vấn

Tư vấn sức khỏe là một phần trong hệ thống các chương trình y tế cộng đồng được xây dựng để nâng cao sức khỏe của cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ vể thương tổn tâm thần trong cộng đồng [42].Tư vấn đóng góp vào việc thay đổi hành vi sức khỏe của NB bằng cách đưa ra những phân tích hữu ích, những công thức chẩn đoán hay những lời khuyên trong điều trị.Tư vấn là một thành tố quan trọng trong các dịch vụ y tế Cung cấp thông tin về một loại thuốc mới, một phác đồ điều trị mới, hay tư vấn cách chăm sóc NB, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng cách….luôn là nhiệm vụ diễn ra hàng ngày tại mọi cơ sở y tế [27] Như vậy người tư vấn cần đưa ra các thông tin quan trọng,chính xác để đối tượng có thể tự đánh giá, thấy rõ được vấn đề của họ và họ có thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất [17].

GDSK là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y tế. GDSK thông qua việc cung cấp các kiến thức, hướng dẫn và hỗ trợ thực hành giúp mọi người có thể:

Hiểu biết và xác định vấn đề sức khỏe, nhu cầu cần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính họ và cộng đồng.

Hiểu được những việc mà họ cần phải làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe,bệnh tật của họ bằng chính nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Quyết định thực hiện hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, trong đó có việc biết và sử dụng đúng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sẵn.

1.1.1.4 Vị trí của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe.

Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để TT-GDSK ở vị trí số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến y tế cơ sở TT- GDSK có liên quan mật thiết với tất cả các nội dung của các chương trình y tế. Chính TT-GDSK đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và củng cố các kết quả của các mặt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Do đó TT- GDSK cần phải được thực hiện trước, trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình y tế Mặc dù không thể thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng TT- GDSK bao giờ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ y tế đó đạt kết quả vững bền hơn.

Tại BV, vị trí của truyền thông, giáo dục sức khoẻ đóng vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp các thông tin cho NB về bệnh tật, phòng tránh lây nhiễm trong BV, quyền lợi của NB hay các hướng dẫn đối với NB mà còn cung cấp các thông tin trong nội bộ BV cho các cán bộ y tế về các chính sách, quy định pháp luật của nhà nước đến các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, những quy định, kế hoạch, báo cáo, văn bản của BV hay các mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược trong thời gian gần đây, vai trò của truyền thông càng được khẳng định trong việc quảng bá hình ảnh của BV hay đối ngoại với lực lượng báo chí, truyền thông ngoài BV [24]

1.1.2.1 Định nghĩa Điều dưỡng. Định nghĩa của Hội Điều dưỡng Mỹ năm 1965: Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe[12]. Định nghĩa của Hội Điều dưỡng quốc tế năm 2002: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc tự chủ và hợp tác của các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, bị bệnh hoặc tốt và trong tất cả các cơ sở Điều dưỡng bao gồm tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc NB, tàn tật và người sắp chết Vận động, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia vào việc định hình chính sách y tế và quản lý hệ thống y tế và bệnh nhân, và giáo dục cũng là những vai trò điều dưỡng quan trọng [43].

Tại Việt Nam, theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế [7].

1.1.2.2 Vai trò, chức năng của điều dưỡng

Vai trò của người Điều dưỡng:

Người chăm sóc: Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả, chăm sóc là nền tảng cho mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản của điều dưỡng [23]

Thực trạng công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện

1.2.1.Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện và các văn bản pháp lý liên quan.

Khái niệm BV: Cùng với thời gian, khái niệm BV cũng có nhiều thay đổi.Trước đây, BV được coi là “Nhà tế bần” cứu giúp những người nghèo khổ.Ngày nay, BV được coi là nới chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học [32].

Các tài liệu của WHO cũng đề cập nhiều đến khái niệm BV.Theo khái niệm của WHO, BV là một phần không thể thiếu của một tổ chức y tế xã hội, có chức năng cung cấp cho dân cư các dịch vụ chữa trị và phòng bệnh toàn diện, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình; BV cũng là trung tâm đào tạo các NVYT và trung tâm nghiên cứu y học [32].

Trong những năm vừa qua, nghành y tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các dịch vụ chăm sóc y tế không ngừng được cải thiện và công tác TV- GDSK trong BV ngày càng được chú trọng hơn bởi những lợi ích to lớn mà công tác này mang lại, bên cạnh việc giúp NB, người nhà NB có được những thông tin về phòng bệnh chữa bệnh và giúp họ thay đổi hành vi sức khỏe, TV-GDSK còn góp phần giảm thiểu việc phát tán, lây lan bệnh tật ra cộng đồng và giảm gánh nặng xã hội.Hoạt động TV-GDSK trong BV được thực hiện cũng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của NB khi đến khám, điều trị tại BV.Luật khám bệnh, chữa bệnh doQuốc hội ban hành năm 2009 đã quy định rõ 07 quyền và 03 nghĩa vụ của NB khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó tại điều 07 và điều 10 quy định:

“NB được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh”; “NB được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xẩy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị” [22].

TV-GDSK trong Bênh viện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, Thông tư số 07 của Bộ Y tế ban hành ngày 26/01/2011 đã chỉ rõ TV - GDSK là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác điều dưỡng về chăm sóc NB trong BV.Tại điều 04 của thông tư này quy định: (1)BV có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn GDSK phù hợp;(2) NB nằm viện được ĐDV, Hộ sinh viên tư vấn, GDSK, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [13].

Hoạt động TV-GDSK không thay thế được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhưng nó góp phần nâng cao hiệu quả cuả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác trong BV.GDSK trong BV được thể hiện với mục đích là cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh tật cho NB để giúp cho họ hiểu rõ các vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang và có nguy cơ sẽ mắc, đồng thời cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh tật cũng như nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc hỗ trợ chăm sóc NB tại BV hay cộng đồng.Hơn nữa, GDSK còn tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi cho sức khỏe của NB và gián tiếp thông qua NB đã được GDSK truyền tải các thông điệp về sức khỏe tới cộng đồng [15]. Để hoạt động TV-GDSK trong BV được thuận lợi và ngày càng đi vào chiều sâu thì việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ NVYT, người tham gia trực tiếp vào công tác TV- GDSK là rất cần thiết, trong đó công tác giao tiếp ứng xử cũng như kiến thức của NVYT trong vai trò chủ đạo trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một buổi TV-GDSK cho NB.Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới cũng như từng bước tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ sở y tế, ngày 25/02/2014 Bộ y tế ban hành thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao dộng làm việc trong các cơ sở y tế.Sự ra đời của thông tư đã đưa ra những chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử của các cán bộ, công chức, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế đó là những quy định khi ứng xử với với đồng nghiệp hay với NB hay ứng xử khi thi hành các nhiệm vụ.Đặc biệt là thông tư đã chỉ ra những nội dung cụ thể cần ứng xử với NB khi họ đến khám bệnh, điều trị tại BV hay khi NB ra viện.Trong đó, khi NB điều trị nội trú tại các mục a, b, c khoản 3 điều 6 của thông tư này quy định: “Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho NB, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của BV và của khoa; Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của NB; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB; Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc” [11] Hay tại mục a khoản 4 điều 6 của thông tư này cũng quy định rõ ứng xử của NVYT khi NB ra viện, chuyển viện: “Thông báo và dặn dò NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB những điều cần thực hiện sau khi ra viện Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB” [11].

Với mục tiêu khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các BV tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho NB, người dân và NVYT, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước, “bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam” đã ra đời.Sau hai lần tái bản với những sửa đổi bổ sung và nâng cấp, bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam đã thực sự trở thành một công cụ hữu ích trong việc hướng dẫn các BV thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng nhằm đem đến sự hài lòng cao nhất cho NB, người nhà NB và NVYT.Trong chương C6 về “hoạt động điều dưỡng và chăm sóc NB” của bộ tiêu chí này có 03 tiêu chí thì Bộ y tế đã dành riêng 01 tiêu chí C6.2 để đề cập về công tác TV-GDSK cho NB [8] Điều này một lần nữa đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của công tác TV-GDSK trong hoạt động chăm sóc của điều dưỡng nói riêng cũng như hoạt động cải tiến chất lượng BV nói chung.

Ngày 30 tháng 01 năm 2019, Bộ Y tế ban hành công văn số 521/BYT-TT-KT về việc “hướng dẫn công tác truyền thông y tế năm 2019” đã nhấn mạnh: “truyền thông y tế luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kiến thức để người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật Tăng cường công tác truyền thông, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền và nhóm đối tượng để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe”.Đối với công tác TV-GDSK trong BV, công văn cũng đã chỉ rõ: “Năm

2019, căn cứ hướng dẫn của Trung ương, thực hiện mô hình truyền thông y tế trong

BV bao gồm: bộ phận truyền thông - chăm sóc NB, góc – điểm truyền thông, tư vấn cho NB Các sản phẩm GDSK năm 2019 chú trọng các nội dung: đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng NB, phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh, an toàn thực phẩm, hạn chế rủi ro và tại biến y khoa ” [1].

1.2.2 Những nội dung Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện.

Dựa trên bậc thang chất lượng mà bộ tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện( phiên bản 2.0) [8] đã đưa ra kết hợp với các văn bản quy định liện quan đến công tác TV-GDSK trong BV, các đề xuất hướng dẫn của Bộ y tế về việc thực hiện kiểm tra đánh giá các tiêu chí chất lượng [10], tùy theo tình hình các BV viện mà có những quy định về nội dung TV-GDSK cho phù hợp.Tuy nhiên có 06 nội dung cốt yếu mà điều dưỡng cần phải thực hiện khi NB điều tri nội trú tại BV bao gồm: hướng dẫn nội quy, quy định khi vào viện; Hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị; Giải thích các yếu tố nguy cơ và các biến chứng có thể xẩy ra; Hướng dẫn chế độ tập luyện, sinh hoạt nâng cao sức khỏe; Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh; hướng dẫn cách dùng thuốc/tái khám [24].

Hướng dẫn nội quy, quy định khi vào viện: là việc NB, người nhà NB khi vào

BV được tư vấn, hướng dẫn giải thích các thông tin về nội quy, quy định của khoa/phòng, của BV như về giờ thăm bệnh, giờ thay đổi đồ vải, các phòng chức năng, phòng điều trị trong khoa lâm sàng hay hướng dẫn nội quy buồng bệnh và cách sử dụng các phương tiện trong buồng bệnh [9].

Hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị: NB vào viện được ĐDV tư vấn, hướng dẫn GDSK về những việc nên và không nên trong sinh hoạt, tự chăm sóc, được tư vấn, hướng dẫn về việc giữ gìn nếp sống, sinh hoạt điều độ, được hướng dẫn, hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc vùng/bộ phận tổn thương

Giải thích các yếu tố nguy cơ và các biến chứng có thể xảy ra: trong quá trình điều trị tại BV, NB được ĐDV TV-GDSK về tình trạng bệnh hiện tại, các yếu tố nguy cơ, biến chứng có thể xẩy ra với bệnh Cách phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng đó [22], [13].

Hướng dẫn chế độ tập luyện, nâng cao sức khỏe: là việc NB được ĐDV TV- GDSK về các chế độ, phương pháp tập luyện nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng trong quá trình nằm điều trị tại BV cũng như sau khi ra viện[13].

Hướng dẫn dinh dưỡng và phòng bệnh: NB trong thời gian điều trị tại BV được ĐDV tư vấn, hướng dẫn, cung cấp nhứng thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý, các thực phẩm nên dùng hay hạn chế hoặc tránh, cách xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cũng như được hướng dẫn cách phòng bệnh hiệu quả [13], [8].

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Tư vấn – GDSK trong Bệnh viện

Tư vấn – Giáo dục sức khỏe cho NB là một trong những vai trò rất quan trọng của Điều dưỡng trong giai đoạn hiện nay Điều dưỡng đảm nhận ngày càng nhiểu trách nhiệm trong việc giáo dục NB giúp họ trở nên có trách nhiệm với tình trạng sức khỏe của mình [41].Tuy nhiên, để hoạt động TV-GDSK cho NB tại BV có hiệu quả bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là các nhóm yếu tố thuộc về công tác quản trị, nhóm yếu tố thuộc về quản lý nhân lực và nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc, bên cạnh đó những đặc điểm của người bệnh cũng là một trong nững yếu tố có tác động đến khả năng tiếp nhận các thông tin hay các đánh giá về công tác TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS trong BV.

Nhóm yếu tố thuộc về công tác quản trị: là những quy định, quy chế của đơn vị, các cơ chế động viên khuyến khích những ĐDV trực tiếp thực hiện công tác TV- GDSK hay công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động TV-GDSK.

Nghiên cứu định tính về những yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDSK cho NB của Mansoureh A Farahani và các Cộng sự tại Iran năm 2013, kết quả cho thấy thiếu động lực và hệ thống khen thưởng trong tổ chức, và thiếu công tác thanh tra giám sát và kiểm soát có ảnh hưởng rất lớn công tác TV-GDSK cho NB Khi nói về yếu tố “thiếu động lực và khen thưởng”, nhóm nghiên cứu cho rằng: Giữ cho các điều dưỡng có động lực thông qua các phần thưởng bên trong hoặc bên ngoài là một vấn đề quan trọng trong văn hóa tổ chức tốt Động lực là một lực lượng giúp mọi người đạt được mục tiêu của họ và tạo ra sự háo hức và sẵn sàng hơn để thực hiện nhiệm vụ của họ Khi được phỏng vấn về vấn đề này, một điều dưỡng đã cho biết: “các điều dưỡng không có đủ động cơ để GDSK cho NB vì trong BV chúng tôi, hình phạt được các nhà quản lý sử dụng nhiều hơn là phần thưởng” Mặt khác, vấn đề được các điều dưỡng nhắc đến nhiều nhất là các nhà quản lý không chú ý đến nhân viên Họ tin rằng việc thiếu người quản lý hỗ trợ và sự thiếu quan tâm của họ đối với các điều dưỡng đã dẫn đến việc các điều dưỡng không sẵn lòng chăm sóc bệnh nhân Họ cũng tin rằng việc không đặt giá trị vào công việc của họ dẫn đến việc họ không muốn giáo dục bệnh nhân, ví dụ, một điều dưỡng cho rằng: “không ai quan tâm đến chúng tôi, vậy tại sao chúng ta phải lãng phí thời gian để nói chuyện với các bệnh nhân và giáo dục họ”.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giám sát và kiểm soát là một trong những yếu tố chính khác có thể để lại tác động đến văn hóa tổ chức. Hầu hết các điều dưỡng tin tưởng mạnh mẽ rằng chương trình giáo dục NB không được giám sát chính xác.Điều dưỡng trưởng kiểm soát và giám sát tất cả các hoạt động điều dưỡng ngoại trừ vai trò của điều dưỡng trong giáo dục NB Mặt khác, một số điều dưỡng tin rằng các giám sát viên giáo dục trong BV của họ không đóng vai trò gì trong việc giám sát các chương trình giáo dục NB Nhóm nghiên cứu phỏng vấn một giám sát viên, trong khi quan sát các hoạt động của cô, đã xác nhận những gì mà các diều dưỡng đã đề cập là hoàn toàn có cơ sở [44].

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “Investigación y Educación en Enfermería”, Colombia năm 2016 của tác giả Hossein Karimi Moonaghi người Iran về “GDSK NB của điều dưỡng: đưa bằng chứng ứng dụng vào thực hành LS tại Iran” đã chỉ ra một số rào cản của công tác GDSK cho NB Theo kết quả nghiên cứu, các điều dưỡng tin rằng không có văn hóa hỗ trợ giữa các nhà quản lý cũng như BV, do đó cũng không có sự quản lý và hợp tác hiệu quả Họ đã báo cáo “sự hỗ trợ không đầy đủ từ các nhà quản lý”, “thiếu khuyến khích tài chính cho điều dưỡng” và “thiếu đánh giá các hoạt động GDSK”[38].

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Thảo năm 2017 đã cho thấy vai trò rất lớn của các quy chế, các quy định hướng dẫn hoạt động TV-GDSK trong BV, và sự hỗ trợ, ủng hộ của lãnh đạo BV trong việc triển khai các hoạt động TV-GDSK cho NB.Tác giả dẫn chứng: Bệnh viện E ngay từ năm 2005 đã triến khai TV-GDSK cho NB và người nhà NB tại các khoa LS.Năm 2006 đã được đại diện tổ chức y tế thế giới(WHO) tại Việt Nam đưa vào chương trình hợp tác hai năm về hoạt động nâng cao sức khỏe trong BV.Về mặt chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ đã xác định rõ vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác TV-GDSK và cho những hướng đi, lộ trình cụ thể Nhưng các văn bản cụ thể quy định cụ thể về công tác TV-GDSK trong BV như phương thức tổ chức hoạt động, chức năng, cơ sở vật chất, con người các quy định vè kiểm tra, giám sát, đánh giá còn chưa đầy đủ.Đối với các cơ chế động viên khuyễn khích hỗ trợ của lãnh đạo BV cho TV-GDSK, tác giả đã chỉ rõ “do các nguyên nhân khách quan và điều kiện kinh tế của BV nên chưa có các khoản chi cho TV-GDSK, vì vậy mà công tác này chưa hoạt động hiệu quả”.Khi phỏng vấn sâu các đối tượng là điều dưỡng làm công tác TV-GDSK trực tiếp tại các các khoa LS, đã thu được các ý kiến như: “Công việc TV-GDSK cho

NB khoa chị phải làm hàng ngày, làm gì có thù lao bồi dưỡng gì đâu”, “Chục năm nay chả có ai được khen thưởng hay nhận thù lao về việc TV-GDSK cho NB cả em ạ, đến mấy tờ tranh các chị còn phải đi xin kia !”[25].

Nhóm các yếu tố về nhân lực: Các yếu tố về nhân lực bao gồm nguồn nhân lực cho công tác TV-GDSK, khối lượng công việc, thời gian dành cho TV-GDSK và công tác đào tạo, tập huấn

Hai tác giả người Nigeria là Modupe Olusola Oyetunde và Atinuke JanetAkinmeye năm 2015 đã có một nghiên cứu về “Các yếu tổ ảnh hưởng đến thực hành GDSK NB của các điều dưỡng tại BV Trường Đại học Ibadan,Nigeria”.Nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức và thực hành giáo dục bệnh nhân trong số các điều dưỡng tại BV Đại học Ibadan là cao và kiến thức được tìm thấy có liên quan đáng kể với thực hành (X2 = 7,89, p = 0,017) Kinh nghiệm làm việc của các điều dưỡng không quyết định họ có thực hành GDSK NB hay không Hầu hết tất cả những người được hỏi (70% - 90%) trong nghiên cứu này đều khẳng định rằng: “Thiếu thời gian, khối lượng công việc nặng, nhân viên không đủ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hành GDSK”[40].

Nghiên cứu của tác giả Hossein Karimi Moonaghi người Iran về “GDSK NB của điều dưỡng: đưa bằng chứng ứng dụng vào thực hành LS tại Iran” đã chỉ ra một số rào cản của công tác GDSK cho NB.Trong đó, nhóm các yếu tố liên quan đến nhân lực điều dưỡng được đề cập rất nhiều, bao gồm thiếu điều dưỡng, khối lượng công việc quá nhiều và thời gian không đủ cho TV-GDSK [38].

Năm 2012, tác giả Aghakhani người Iran đã có một nghiên cứu về “Thái độ của điều dưỡng đối với các rào cản về công tác GDSK cho NB”, kết quả cho thấy thiếu thời gian và công tác đào tạo cho người làm TV-GDSK là nguyên nhân gây ra GDSK cho người bệnh không hiệu quả [34] Kết quả tương tự cũng được chỉ ra ở tác giả Nguyễn Thị Xuân khi nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác Tư vấn – Giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2014”: Tác giả cho rằng, lực lượng điều dưỡng trẻ, nằm trong độ tuổi sinh đẻ nên chế độ nghỉ thai sản nhiều, bên cạnh đó có sự dao động hàng ngày do nghỉ ốm, đi học, nghỉ bù do vậy nhiều khi chưa chủ động được nhiều trong điều phối nhân lực “Nhân lực bổ sung xuống khoa nói chung là tạm đủ nhưng mấy năm gần đây lớp trẻ vào rất nhiều nên nhiều người nghỉ thai sản, nghỉ con ốm nên dẫn đến vấn đề thiếu điều dưỡng tại khoa”(Phỏng vấn sâu Điều dưỡng trưởng).Tác giả cũng chỉ ra ảnh hưởng của công tác đào tạo tập huấn khi phỏng vấn sâu một Điều dưỡng trưởng khác: “Công tác TV-GDSK còn hạn chế do khả năng truyền đạt của điều dưỡng chưa tốt, trình độ chuyên môn của điều dưỡng có hạn, chưa được đào tạo tập huấn về TV-GDSK nhiều, còn sợ sệt khi đối diện tư vấn cho NB” [31].

Các yếu tố về môi trường làm việc: bao gồm các cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị hỗ trợ cho công tác TV-GDSK cho NB của ĐDV.

Nghiên cứu năm 2012 của tác giả Aghakhani đã chỉ ra rằng một trong những rào cản lớn nhất đối với công tác TV-GDSK là việc thiếu các nguồn tài nguyên cho giáo dục NB và cơ sở vật chất của BV không đáp ứng với yêu cầu TV-GDSK cho

NB [34].Nghiên cứu của Hossein Karimi Moonaghi cũng cho thấy Rào cản nhất mà các điều dưỡng nhận thấy trong lĩnh vực này là "văn hóa tổ chức không phù hợp" và

"địa điểm và phương tiện không phù hợp cho TV-GDSK" Các điều dưỡng tin rằng không có văn hóa hỗ trợ giữa các nhà quản lý cũng như bệnh viện, do đó cũng không có sự quản lý và hợp tác hiệu quả Họ đã báo cáo "sự hỗ trợ không đầy đủ từ các nhà quản lý", "thiếu các cơ sở giáo dục phù hợp trong bệnh viện" [38].

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Uyên và cộng sự ở 6 BV tuyến tỉnh tại Long An cho thấy, cả 6 BV đều không đạt 50% quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TV-GDSK.Chưa có BV nào có phòng làm việc riêng cho tổ TV-GDSK Chỉ có một vài BV trong số 6 BV nói trên được trang bị loa đài, máy chiếu, máy tính cho cán bộ làm TV-GDSK, tuy nhiên các phương tiện hầu hết là cũ, hỏng, lỗi thời, hoạt động kém hiệu quả [29].

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Bắc Ninh là một tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, có diện tích đất tự nhiên 823 Km 2 chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước (địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trên cả nước) Tính đến tháng 12/2018 dân số toàn tỉnh là 1.247.454 người, mật độ dân số 1.516 người/Km 2

Hiện nay, Bắc Ninh là tỉnh có tốc độc phát triển kinh tế cao Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13-14%, là một trong 5 tỉnh có tốc độc phát triển cao nhất cả nước Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 76%; Dịch vụ 18,6%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 5,4% Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,57%[38],[17].

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I, với quy mô 1100 giường kế hoạch, 38 khoa, phòng, Trung tâm (8 phòng chức năng, 7 khoa cận lâm sàng, 18 khoa lâm sàng, 05 trung tâm (Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Trung tâm tim mạch, Trung tâm giám định Y khoa, Trung tâm CC &VC 115) Tổng số cán bộ viên chức, người lao động là 874 nhân viên. Trong những năm qua, Bệnh viện được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Cơ sở hạ tầng rất tốt với Nhà kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu 48.000 m 2 sàn, Trung tâm ung bướu 18.000 m 2 sàn đủ thực kê cho trên 1500 giường bệnh. Đồng thời bệnh viện đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại của Mỹ, Đức, Nhật như: 04 máy CT Scanner (từ 01 lát cắt đến 128 lát cắt), 01 Máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla, 03 máy XQ số hóa (DR), 01 máy tăng sáng truyền hình, 40 máy thận nhân tạo, 04 hệ thống nội soi (có tính năng chẩn đoán ung thư sớm), 12 máy siêu âm (trong đó có 05 máy siêu âm Doppler màu, 01 máy siêu âm tim 4D thế hệ mới nhất Vivid E95), hệ thống xét nghiệm tự động, máy đốt u gan bằng sóng cao tần, hệ thống xạ trị tuyến tính, xạ trị áp sát suất liều cao, máy xạ trị hình Spect 2 đầu thu, 15 phòng mổ tiêu chuẩn có siêu âm hàn mạch, máy thở cao cấp CS2, máy tán sỏi mật nội soi Olympus

Năm 2015 bệnh viện đã khám bệnh cho trên 188 nghìn lượt người; Điều trị nội trú trê 51 nghìn lượt người bệnh; Phẫu thuật cho trên 9 nghìn ca; Xét nghiệm hơn

835 nghìn tiêu bản; Chụp X quang, chụp CT –Scanner và MRI cho trên 146 nghìn lượt; Nội soi để chẩn đoán trên 20 nghìn lần; Siêu âm trên 94 nghìn lần Bệnh viện đã áp dụng thành công nhiều kỹ thuật cao và tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị như: Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu não đến sớm trước 3 giờ, phẫu thuật cắt gan, phẫu thuật sọ não, các phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật thay khớp háng, nội soi khớp, nội soi tiết niệu, tán sỏi niệu quản bằng Laser Bệnh viện đã phát triển mạnh mẽ Trung tâm ung bướu trở thành một trong những Trung tâm ung bướu tuyến tỉnh hàng đầu trong khu vực phía Bắc Thực hiện điều trị ung thư theo phương pháp đa mô thức gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ. Hiện tại hầu hết các bệnh nhân ung thư đã được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, hạn chế đáng kể tỷ lệ chuyển viện do ung thư, giảm bớt khó khăn cho người bệnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương.

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, Bệnh viện đã tích cực, chủ động triển khai kế hoạch về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh theo Quyết định số 2151 của Bộ Y tế, tổ chức tập huấn và ký cam kết thực hiện giao tiếp ứng xử, nâng cao y đức cho 100% cán bộ nhân viên y tế từ thầy thuốc đến nhân viên phục vụ như trông xe, bảo vệ, vệ sinh. Với đội ngũ cán bộ y tế có bằng cấp, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt với tinh thần “coi người bệnh là khách hàng đặc biệt”, thực hiện khẩu hiệu “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, người bệnh ở chăm sóc tận tình, người bệnh về dặn dò chu đáo”, người bệnh đến với bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh luôn được phục vụ chu đáo, nhẹ nhàng và tạo sự hài lòng Khảo sát sự hài lòng của người bệnh 6 tháng đầu năm 2016 đạt kết quả 98,4% bệnh nhân nội trú và 98% bệnh nhân ngoại trú hài lòng với bệnh viện.

Năm 2017, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tập trung phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật chuyên sâu như can thiệp tim mạch trên hệ thống DSA, phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật thoát vị địa đệm cột sống, phẫu thuật nội soi tuyến giáp sử dụng dao siêu âm hàn mạch, các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm…Đồng thời, đơn vị tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người bệnh, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh:

Trong thời gian gần đây Bênh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã dành sự quan tâm nhất định cho công tác TV-GDSK cho NB, BV đã ban hành quy định về TV-GDSK trong BV, và quy trình TV-GDSK cho NB tại các khoa LS[6], các quy trình, quy định này được chỉnh sửa và bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay tại BV đang áp dụng cả phương pháp TV-GDSK gián tiếp và trực tiếp, sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm:

Truyền hình: Tại các khoa LS bệnh viện đã xây dụng các đoạn video clip ngắn với nội dung giáo dục sức khỏe về các mặt bệnh thường gặp, và được trình chiếu tại Tivi bố trí ở hành lang chờ hoặc khu vực giải trí của NB ở mỗi khoa

Truyền thanh: Bệnh viện có hệ thống truyền thanh hiện đại, kết nối tới tất cả các khoa trong BV, các nội dung TV-GDSK được phát hằng ngày theo lịch quy định. Họp hội đồng người bệnh: thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, BV tổ chức các cuộc họp hội đồng NB cấp khoa hàng tuần và cấp BV hàng tháng Những nội dung TV-GDSK được lồng ghép trong các cuộc họp này, những câu hỏi của NB hay người nhà NB cũng được tư vấn và trả lời trực tiếp trong cuộc họp.

TV-GDSK kết hợp trong quá trình thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng và trong quá trình đi buồng của ĐDV: Đây là hình thức TV-GDSK trực tiếp chủ yếu của các ĐDV tại các khoa LS, trong quá trình tiêm truyền hay cho NB dùng thuốc ĐDV thường lồng ghép các nội dung TV – GDSK như : nội quy, quy định BV, khoa phòng, hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn chế độ tập luyện, PHCN, chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh.

Tranh lật, tờ rơi, tạp chí: các ấn phẩm này thường được trang bị ở “góc tư vấn”của mỗi khoa và được phát cho NB khi ra viện kèm theo giấy ra viện hoặc có thế phát cho NB trong các cuộc họp hội đồng NB.

Sơ đồ khung lý thuyết

Hình 1.1 Khung lý thuyết về công tác TV-GDSK trong BV

Hướng dẫn nội quy, quy định khi vào viện

- Quản trị: quy định, quy chế; cơ chế khuyến khích; kiểm tra giám sát.

- Nhân lực: nguồn nhân lực; khối lượng công việc; đào tạo tập huấn thời gian dành cho TV-GDSK.

-Môi trường: Điều kiện làm việc; phương tiện hỗ trợ TV-GDSK Đặc điểm NB: Tuổi, giới, dân tộc, học vấn, khuc vực sống, nghề nghiệp, số lần nằm viện, cách thức điều trị. Đặc điểm Điều dưỡng: Tuổi, giới, trình độ, thâm niên công tác, kiến thức, nhận thức về TV-

GDSK, kỹ năng, thái độ.

Hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị

Giải thích các yếu tố nguy cơ và các biến chứng có thể xẩy ra

Công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe

Hướng dẫn chế độ tập luyện, sinh hoạt nâng cao sức khỏe

Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh

Hướng dẫn cách dùng thuốc, tái khám

Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo từ các văn bản của Bộ Y tế về công tác chăm sóc NB trong BV của điều dưỡng [10], [13], [11], [8] kết hợp tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác TV-GDSK trong BV

[38], [44], [40], [29], [25], có chỉnh sửa bổ sung một số điểm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong khuôn khổ nguồn lực hạn chế, nhóm nghiên cứu xin không tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng là đặc điểm của Điều dưỡng (phần in nghiêng trong khung lý thuyết, bao gồm: Tuổi, giới, trình độ, thâm niên công tác, kiến thức, nhận thức vềTV-GDSK ).Nhóm nghiên cứu chỉ tìm hiểu về kỹ năng và thái độ của Điều dưỡng khi TV-GDSK thông qua các đánh giá của NB.

Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh.

- NB nằm điều trị nội trú trên 3 ngày tại các khoa LS BV đa khoa tỉnh Bắc Ninh có thông báo ra viện tại thời điểm nghiên cứu (Khi đó NB nhận được hầu hết các nhu cầu TV-GDSK từ điều dưỡng và sẽ có ý kiến đầy đủ hơn) Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- NB không đủ năng lực đọc, nghe và trả lời các câu hỏi, NB có các biểu hiện về sa sút trí truệ, rối loạn nhận thức, đột quỵ.

- NB dưới 18 tuổi, NB trên 80 tuổi, NB không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Nghiên cứu định tính Đại diện lãnh đạo BV phụ trách công tác điều dưỡng, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng các khoa LS, ĐDV trực tiếp làm buồng bệnh; NB điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng của bệnh viện.

- Đại diện lãnh đạo BV phụ trách công tác điều dưỡng, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng các khoa LS và NB và ĐDV trực tiếp làm buồng bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

- NB điều trị nội trú điều trị trên 3 ngày đã có thông báo ra viện đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Người thuộc đối tượng lựa chọn nhưng trong thời điểm thu thập số liệu không có mặt tại bệnh viện do đi học dài hạn, nghỉ sinh, nghỉ ốm.

- NB không đủ năng lực đọc, nghe và trả lời các câu hỏi, NB có các biểu hiện về sa sút trí truệ, rối loạn nhận thức, đột quỵ NB dưới 18 tuổi, NB trên 80 tuổi, NB không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2019.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Nghiên cứu định lượng để đánh giá thực trạng triển khai công tác TV-GDSK của điều dưỡng viên; nghiên cứu định tính để làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác TV-GDSK trong bệnh viện Hai nghiên cứu được tiến hành đồng thời.

Cỡ mẫu

- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính một tỉ lệ: n=z

+ n: Số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

+ P: Tỷ lệ chung về NB đánh giá TV-GDSK đạt yêu cầu Dựa vào nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh đã được thực hiện năm 2012 tại Bệnh viện Hữu Nghị với kết quả có 66% NB đánh giá đạt yêu cầu , chúng tôi chọn p= 0,66.

+ d: Là sai số tuyệt đối giữa mẫu và quần thể nghiên cứu, ở đây chúng tôi chọn d 0,06.

2 : Độ tin cậy, chọn mức tin cậy 95%, ta có được z 1− ∝

- Thay số vào công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ với sai số tuyệt đối trong phần mềm Sample size determination in health studies của WHO ta có n = 240.

- Để dễ dàng cho quá trình phân tích số liệu, đảm bảo cỡ mẫu và dự phòng cho số phiếu phỏng vấn không hợp lệ, chúng tôi quyết định chọn n = 250.

Phỏng vấn sâu 16 đối tượng:

- 01 lãnh đạo BV phụ trách công tác điều dưỡng

- 01 Trưởng phòng Quản lý chất lượng

- 03 điều dưỡng trưởng khoa LS thuộc trung tâm Đột quỵ, trung tâm Tim mạch và khoa Bệnh nhiệt đới

- 05 ĐDV công tác tại khoa LS

- 05 NB đang điều trị nội trú tại BV có thông báo ra viện

- Thảo luận nhóm từ 6-8 NB nội trú tại BV có thông báo ra viện

- Thảo luận nhóm từ 6-8 điều dưỡng thuộc các khoa LS có NB điều trị.

Tùy theo kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm dựa trên mức độ bão hòa thông tin thu thập.

Phương pháp chọn mẫu

- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Với 250 người bệnh nội trú được chia làm 5 lượt chọn mẫu, mỗi lượt chọn mẫu 50 người.

Các bước tiến hành chọn mẫu cụ thể cho mỗi lượt:

Bước 1: Trích dẫn danh sách người bệnh điều trị nội trú ra viện trong ngày phỏng vấn trên phần mềm quản lý bệnh viện.

Bước 2: Tính hệ số k = Tổng số người bệnh nội trú / 50.

Bước 3: Trên danh sách người bệnh nội trú đã lập, chọn ngẫu nhiên một người bệnh đầu tiên có số thứ tự i ≤ k, cơ sở kế tiếp có số thứ tự là: (i + k), (i + 2k), ( i + 3k) , … đến khi đủ 50 mẫu. Điều tra viên đến từng khoa lâm sàng, tiếp xúc với người bệnh theo danh sách và đề nghị họ tham gia nghiên cứu Phát vấn người bệnh tại giường bệnh cho đến khi đủ cỡ mẫu Nhóm điều tra viên của nghiên cứu gồm 3 người để đảm bảo các số liệu được lấy đồng thời cùng thời gian.

- Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu có chủ đích.

Phương pháp thu thập số liệu

2.6.1 Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn tự điền cho NB (Phiếu phát vấn)

- Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu

- Phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm các đối tượng nghiên cứu.

- Nhóm nghiên cứu gồm 5 thành viên, bao gồm chủ nhiệm đề tài và 04 thành viên khác (02 cán bộ thuộc phòng điều dưỡng, 02 điều dưỡng trưởng khoa) là các điều tra viên (ĐTV).

- Chủ nhiệm đề tài có vai trò là giám sát viên trong quá trình phỏng vấn người bệnh

- Trước khi tiến hành phỏng vấn người bệnh, các ĐTV sẽ được tập huấn về: Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, quy trình thu thập số liệu, thời gian và địa điểm tiến hành thu thập số liệu và cách thức thu thập số liệu, cách thức rà soát, kiểm soát số liệu.

- Nhóm nghiên cứu gồm có 3 người, bao gồm chủ nhiệm đề tài với vai trò là người thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.

- 1 cán bộ thuộc phòng điều dưỡng, chịu trách nhiệm làm thư ký, ghi chép lại toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.

- Đối với thảo luận nhóm có thêm 1 cán bộ thuộc phòng điều dưỡng với vai trò hỗ trợ cho 2 thành viên trong quá trình thực hiện phỏng vấn.

2.6.3 Tiến hành thu thập số liệu

- Phỏng vấn NB thông qua hình thức phát phiếu tự điền

- ĐTV sau khi liên hệ với các khoa LS, nắm được số lượng NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ tiến hành phỏng vấn NB được mời đến một phòng riêng, được thông báo về mục đích nghiên cứu và hướng dẫn cách điền vào bộ câu hỏi, nếu NB đồng ý sẽ tiến hành phỏng vấn.

Sau khi liên hệ với các đối tượng phỏng vấn, thống nhất được thời gian, địa điểm phỏng vấn, chủ nhiệm đề tài gặp trực tiếp các đối tượng, giới thiệu về mục đích, đề tài nghiên cứu, mời đối tượng tham giá, nếu đồng ý, sẽ tiến hành phỏng vấn.Trình bày các nội dung cần phỏng vấn, chuẩn bị các phương tiện ghi chép, ghi âm nội dung cuộc phỏng vấn.

Chủ nhiệm đề tài liên hệ với các đối tượng được chọn để thống nhất thời gian và địa điểm thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được thực hiện sau khi các cuộc phỏng vấn sâu hoàn tất Chủ nhiệm đề tài trực tiếp điều hành cuộc thảo luận nhóm,nội dung cuộc thảo luận phụ thuộc vào mức độ bão hòa thông khi sau khi đã thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu Mỗi cuộc thảo luận nhóm không kéo dài quá 90 phút và có thư ký để ghi chép toàn bộ nội dung cuộc thảo luận nhóm.

Các biến số và chủ đề nghiên cứu

2.7.1 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến số Định nghĩa biến Loại biến

Phương pháp thu thập Các chỉ số chung

I Các chỉ số về đặc điểm NB được chọn phát vấn

Là tuổi tính theo năm dương lịch (hiệu số của

Là giới tính của đối tượng nghiên cứu, gồm 2 giá trị:

Là dân tộc của đối tượng nghiên cứu, gồm các giá trị Kinh, Thái, H’mông… Định danh Phát vấn

Là cấp học cao nhất đối tượng tính đến thời điểm thu thập số liệu, gồm 5 giá

Thứ bậc Phát vấn trị: Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp/

Cao đẳng, Đại học và Sau đại học.

Nghề nghiệp chính mà đối tượng nghiên cứu đang làm, bao gồm 7 giá trị: Học sinh/Sinh viên, Nông dân/ngư dân, Công nhân, Cán bộ công chức, Buôn bán, Hưu trí/mất sức, Lao động tự do khác. Định danh Phát vấn

Là nơi ở hiện nay của đối tượng nghiên cứu gồm 2 giá trị: Thành thị, nông thôn. Định danh Phát vấn

Là số lần điều trị tại

BV Đa khoa Bắc Ninh của

NB từ trước đến nay.

A8 Số ngày điều trị nội trú

Là số ngày trong đợt điều trị nội trú hiện tại của NB Rời rạc Phát vấn

Là hình thức điều trị có phẫu thuật hay không có phẫu thuật

II Các chỉ số về hoạt động TV-GDSK của Điều dưỡng cho NB

B1 Đánh giá về hướng dẫn nội quy bệnh viện của điều dưỡng

Giờ thăm bệnh, giờ đi buồng của bác sỹ, điều dưỡng

Là mức đánh giá của NB về việc điều dưỡng giải thích giờ thăm bệnh, giờ đi buồng của bác sỹ, điều dưỡng khi người bệnh vào viện

B1.2 Quy định sử dụng phòng vệ sinh và các phương tiện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn quy định sử dụng phòng vệ sinh và các

Thứ bậc Phát vấn trong phòng bệnh. phương tiện trong phòng bệnh.

B1.3 Biết ngày, giờ thay đồ vải

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn ngày, giờ thay đồ vải cho người bệnh trong quá trình nằm viện

Biết vị trí các phòng chức năng trong khoa: phòng trực, phòng giao ban, phòng thủ thuật…

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn vị trí các phòng chức năng trong khoa: phòng trực, phòng giao ban, phòng thủ thuật…

Hướng dẫn biết nội quy buồng bệnh, nội quy khoa, phòng và bệnh viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn nội quy buồng bệnh hoặc hướng dẫn người bệnh vị trí dán nội quy buồng bệnh, nội quy khoa, phòng và bệnh viện

Phổ biến biết quyền lợi và nghĩa vụ của NB khi nằm điều trị tại BV

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn quyền lợi và nghĩa vụ của NB khi nằm điều trị tại BV

Giải thích biết tình trạng bệnh hiện tại

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn tình trạng bệnh hiện tại

Giải thích biết các yếu tố nguy cơ của bệnh

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các yếu tố nguy cơ của bệnh

B2.3 Hướng dẫn biết các dấu hiệu khi

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng

Thứ bậc Phát vấn bệnh thuyên giảm hướng dẫn về các dấu hiệu khi bệnh thuyên giảm

Hướng dẫn biết các dấu hiệu khi bệnh nặng lên

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về dấu hiệu khi bệnh nặng lên

Hướng dẫn biết những việc cần làm khi bệnh có dấu hiệu nặng lên

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về những việc cần làm khi bệnh có dấu hiệu nặng lên

B3 Hướng dẫn cách tự chăm sóc

Hướng dẫn biết cách tự vệ sinh cá nhân

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về cách tự vệ sinh cá nhân

Hướng dẫn biết cách giữ vệ sinh các vùng/khu vực tổn thương

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về giữ vệ sinh các vùng/khu vực tổn thương

Hướng dẫn chế độ vận động trong quá trình nằm viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về chế độ vận động trong quá trình nằm viện

Hướng dẫn biết chế độ nghỉ ngơi trong quá trình nằm viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi trong quá trình nằm viện

Hướng dẫn cách thức giữ vệ sinh, phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình nằm viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về cách thức giữ vệ sinh, phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình nằm viện

B4 Hướng dẫn tập luyện, PHCN

Vai trò của luyện tập,

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về vai trò của luyện tập, PHCN

Hướng dẫn biết được thời gian cần tập luyện nâng cao sức khỏe.

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về thời gian cần tập luyện nâng cao sức khỏe.

Hướng dẫn biết được thời gian tối thiểu cho mỗi lần tập luyện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về thời gian tối thiểu cho mỗi lần tập luyện

Hướng dẫn biết được các động tác tập luyện khi nằm viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các động tác tập luyện khi nằm viện

Hướng dẫn biết các hoạt động thư giãn về tinh thần khi nằm viện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các hoạt động thư giãn về tinh thần khi nằm viện

Giải thích biết được những bộ phận/vị trí cần được tập luyện

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về những bộ phận/vị trí cần được tập luyện

B5 Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh

B5.1 Hướng dẫn biết được các loại thực phẩm nên sử dụng, biết được các loại

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các loại thực phẩm nên sử dụng, biết được các loại thực phẩm

Thứ bậc Phát vấn thực phẩm cần tránh cần tránh.

Hướng dẫn biết cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp

Hướng dẫn khối lượng thực phẩm, thức ăn cho từng bữa

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về khối lượng thực phẩm, thức ăn cho từng bữa

Hướng dẫn những lưu ý trong chế biến thực phẩm

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về những lưu ý trong chế biến thực phẩm

Hướng dẫn những dấu hiệu không tốt khi sử dụng thực phẩm

(đau bụng, đầy hơi, phân không bình thường )

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về những dấu hiệu không tốt khi sử dụng thực phẩm (đau bụng, đầy hơi, phân không bình thường )

B6 Hướng dẫn dùng thuốc/tái khám

Hướng dẫn biết được cách sử dụng thuốc

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc.

Hướng dẫn biết được các biến chứng có thể xẩy ra khi dùng thuốc

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các biến chứng có thể xẩy ra khi dùng thuốc

B6.3 Hướng dẫn cách phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng do

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về cách phát hiện và xử trí kịp thời các

Thứ bậc Phát vấn dùng thuốc biến chứng do dùng thuốc

Hướng dẫn biết được các giấy tờ cần chuẩn bị khi tái khám.

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các giấy tờ cần chuẩn bị khi tái khám.

Hướng dẫn biết được các việc cần làm khi tái khám

Là mức độ đánh giá của

NB về việc điều dưỡng hướng dẫn về các việc cần làm khi tái khám

C Kỹ năng và thái độ khi TV-GDSK của Điều dưỡng

Là đánh giá của NB kỹ năng TV-GDSK của ĐDV, có 5 giá trị: Rất dễ hiểu, Dễ hiểu, Bình thường, Khó hiểu, Rất khó hiểu.

Là đánh giá của NB về thái độ khi TV-GDSK của ĐDV, có 5 giá trị: Rất nhiệt tình, Nhiệt tình, Bình thường, Chưa/thiếu nhiệt tình, Cáu gắt, khó chịu.

C3 Mức độ tôn trọng của ĐDV

Là đánh giá của NB về mức độ tôn trọng của ĐDV khi TV-GDSK cho NB, có

5 giá trị: Rất tôn trọng, Tôn trọng, Bình thường, Chưa tôn trọng, Coi thường

C4 Mức độ tập trung của ĐDV

Là đánh giá mức độ tập trung của ĐDV khi TV- GDSK cho NB, có 5 giá trị:

Rất tập trung, Tập trung, Bính thường, Thiếu tập trung, Hời hợt

C5 Cử chỉ của ĐDV Là đánh giá cử chỉ của ĐDV khi TV-GDSK cho

NB, có 5 giá trị: Rất thân mật, gần gũi, Thân mật, gần gũi, Bình thường,

Thiếu thân mật, Ban ơn

2.7.2 Nhóm nội dung, chủ đề nghiên cứu

Bảng 2.2 Nhóm nội dung, chủ đề chính

T Chủ đề Định nghĩa Phương pháp thu thập

I Hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu về TV-GDSK trong BV

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của TV-GDSK trong BV

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của TV-GDSK trong BV

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

TV-GDSK của ĐDV tại các khoa lâm sàng trong BV

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các nội dung TV-GDSK trong BV Hiệu quả và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

II Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác TV-GDSK trong BV

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về việc ban hành các quy định, quy chế, quy trình kỹ thuật, bảng kiểm liên quan đến TV- GDSK trong BV

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho nhận viên là công tác TV-GDSK

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về việc đào tạo tập huấn cho người làm công tác TV-GDSK, ảnh hưởng tới hiệu quả của TV- GDSK

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hoạt động kiểm tra giám sát công tác TV-GDSK trong BV.

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

7 Nhân Nguồn Là ý kiến của đối tượng nghiên Phỏng vấn sâu

T Chủ đề Định nghĩa Phương pháp thu thập lực nhân lực cứu vè số lượng nhân lực trực tiếp tham gia TV-GDSK trong BV Thảo luận nhóm 8

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về khối lượng công việc phải thực hiện trong ngày/ ca làm việc.

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Thời gian dành cho TV- GDSK.

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thời gian dành cho công tác TV-GDSK trong BV.

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Môi trường Điều kiện làm việc

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong BV/ khoa

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Phương tiện hỗ trợ TV- GDSK

Là ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các phương tiện hỗ trợ cho công tác TV-GDSK

Phỏng vấn sâuThảo luận nhóm

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Để đánh giá về mức độ thực hiện công tác TV-GDSK của điều dưỡng, sử dụng thang đo gồm 32 câu (biến), sử dụng thang điểm Likert 5 điểm để đánh giá mức độ từng câu (biến), cụ thể:

Thực hiện rất tốt, rất đầy đủ 5 điểm

Thực hiện tốt, đầy đủ 4 điểm

Bình thường, không ý kiến 3 điểm

Thực hiện chưa tốt, còn sơ sài 2 điểm

Không thực hiện, thực hiện rất không tốt 1 điểm

Công tác TV-GDSK của điều dưỡng viên: Là biến định lượng, được tính bằng tổng số 32 biến nhỏ, từ B1 (6 biến nhỏ), B2 (5 biến nhỏ), B3 (5 biến nhỏ), B4

(6 biến nhỏ), B5 (5 biến nhỏ) và B6 (5 biến nhỏ) Tổng số điểm càng lớn tương ứng với công tác TV-GDSK thực hiện càng tốt và ngược lại.

Kỹ năng và thái độ khi TV-GDSK của điều dưỡng viên: là biến định lượng,được tính từ 5 biến nhỏ, từ C1 đến C5 Tổng số điểm càng lớn tương ứng với kiến thức, kỹ năng và thái độ khi TV-GDSK của điều dưỡng viên càng tốt.

Phương pháp phân tích số liệu

Toàn bộ các thông tin được mã hóa, làm sạch trước khi nhập bằng chương trình Epidata 3.1, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích Áp dụng các phân tích mô tả: Tính tần số (N), tỷ lệ phần trăm (%) đối với các biến định tính Đối với biến định lượng kiểm tra phân bố chuẩn bằng xây dựng đồ thị Histogram, nếu có phân bố chuẩn áp dụng phân tích mô tả tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn; đối với phân bố không chuẩn áp dụng phân tích mô tả trung vị, median, khoảng tứ phân vị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất Đối với biến phụ thuộc có phân bố chuẩn, để so sánh trị trung bình của biến định lượng liên tục trong nghiên cứu với một giá trị trung bình của nghiên cứu khác áp dụng One-Sample T Test; so sánh 2 giá trị trung bình của 2 nhóm áp dụng Independent-Samples T Test; của trên 2 nhóm với phương sai đồng nhất áp dụng ANOVA test. Đối với biến phụ thuộc có phân bố không chuẩn, để so sánh giá trị trung bình của 1 nhóm áp dụng Sign test, Wilcoxon; so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm áp dụng Mann-Whitney test; trên 2 nhóm áp dụng Kruskal-Wallis test.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w