1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Báo cáo chuyên đề Chuẩn chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng chính

19 404 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 118 KB

Nội dung

I.ĐẶT VẤN ĐỀTrang thiết bị Y tế (TTBYT) là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là đơn vị y tế nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh cho nhân dân trong tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận. Trang thiết bị y tế bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và của ngành y tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân. Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo. Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các đơn vị y tế chuyên sâu với việc sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Với vai trò nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành y tế, TTBYT đã và đang được nghiên cứu và phát triển, sử dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu được những kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực trang thiết bị y tế. Do Việt Nam là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tế của nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở Việt Nam được cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau. Nhưng không được đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới vừa qua, ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp TTBYT cho các cơ sở y tế. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh và các truyến huyện đã được cung cấp TTBYT, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Từ ngày Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh được thành lập được sát nhập từ 5 trung tâm: Dự phòng tỉnh, trung tâm phòng, chống HIVAIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và một phần trung tâm giám định y khoa. Hệ thống trang thiết bị y tế một phần được cấp theo dự án một phần do Sở Y tế hay đơn vị tự mua sắm, đến nay hệ thống trang thiết bị đã xuống cấp do vậy ảnh hưởng không ít tới công tác chăm sóc và điều trị. Hơn nữa hệ thống trang thiết bị còn lạc hậu. một số trang thiết bị chưa được khai thác triệt để làm lãng phí tài sản công tại đơn vị. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ được thành lập vì vậy phòng sẽ phải thực hiện nhiệm vụ quản lý và theo dõi Trang thiết bị tại Trung tâm. Từ những lý do trên tôi tiến hành viết tiểu luận “Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh năm 2018”.

Trang 1

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Y TẾ CÔNG CỘNG CHÍNH (HẠNG II) KHÓA I, NĂM 2019

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

“THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH

NĂM 2018”

Họ và tên học viên: Đỗ Thị Uyên Đơn vị công tác: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Hà Nội, 2019

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2

III NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 3

3.1 Các luận điểm lý thuyết chính 3

3.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế 3

3.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế 3

3.1.3 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế 6

3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản lý và sử dụngTTBYT 9

3.2 Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tế 10

3.2.1 Thuận lợi, khó khăn trogn quản lý trang thiết bị y tế 11

3.2.2 Bài học kinh nghiệm 12

IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14

V TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

Bộ Y tế: : Bộ Y tế

TTB : Trang thiết bị

TTBYT : Trang thiết bị Y tế

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang thiết bị Y tế (TTBYT) là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là đơn vị y tế nằm trong hệ thống y

tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh cho nhân dân trong tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận Trang thiết bị y tế bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và của ngành y

tế Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các đơn vị y tế chuyên sâu với việc sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn Với vai trò nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành y tế, TTBYT đã và đang được nghiên cứu và phát triển, sử dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu được những kỳ tích lớn lao trong

sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực trang thiết

bị y tế Do Việt Nam là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tế của nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở Việt Nam được cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau Nhưng không được đánh giá đúng nhu

Trang 5

cầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Trong hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới vừa qua, ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp TTBYT cho các cơ sở y tế Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân Các đơn vị

y tế tuyến tỉnh và các truyến huyện đã được cung cấp TTBYT, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Từ ngày Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh được thành lập được sát nhập từ 5 trung tâm: Dự phòng tỉnh, trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và một phần trung tâm giám định y khoa Hệ thống trang thiết bị y tế một phần được cấp theo dự án một phần do Sở Y tế hay đơn vị tự mua sắm, đến nay hệ thống trang thiết bị đã xuống cấp do vậy ảnh hưởng không ít tới công tác chăm sóc và điều trị Hơn nữa hệ thống trang thiết bị còn lạc hậu một số trang thiết bị chưa được khai thác triệt để làm lãng phí tài sản công tại đơn vị

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ được thành lập vì vậy phòng sẽ phải thực hiện nhiệm

vụ quản lý và theo dõi Trang thiết bị tại Trung tâm Từ những lý do trên tôi tiến hành

viết tiểu luận “Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh năm 2018”

II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

2.1 Đánh giá thực trạng tình hình quản lý trang thiết bị y tế tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc ninh năm 2018

2.2 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý, mua sắm mới trang thiết bị tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc ninh năm 2018

Trang 6

III NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ III.1 Các luận điểm lý thuyết chính của chuyên đề

III.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế

Thông tư số 24/2011/TT – BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế, trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích:

- Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống

- Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ:

- Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế)

- Phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

* Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi

- Quản lý TTBYT là là một ngành đặc thù, cần được sự quan tâm đúng mức về chính sách, nhân lực, kinh phí

III.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế

- Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh cho con người Đó là con đẻ của việc ứng dụng khoa học công nghệ, đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao Vì vậy đã ít gây ra biến chứng cho người bệnh Xét về phương diện tinh thần, TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững tin và yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với

Trang 7

việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt cho các đối tượng khác nhau Đặc điểm TTBYT thể hiện:

- Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao

+ Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh

+ Trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm

+ Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên

- Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:

+ Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia dựa trên kỹ thuật y tế viễn thông rất thích hợp với hoàn cảnh các nước đang phát triển và xu hướng quốc tế Với số lượng tiêu thụ lớn vì có thể sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị và

có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, chúng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với doanh nhân.Việc sản xuất chúng không cần đòi hỏi kinh nghiệm quá cao hay đầu tư lớn, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp

+ Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết bị đơn giản dễ sử dụng, kết hợp với những thiết bị khác được sử dụng trong Bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ

+ Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các phòng nghiên cứu khoa học Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huy được ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài, nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện

Trang 8

+ Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đây là những thiết bị được thiết kế trên nền kiến thức khoa học và kỹ thuật cao như công nghệ nano và vi mạch Nó được trang

bị đối với các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám, chữa bệnh

- Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động: Trang thiết bị y tế bao

gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng

và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y

tế Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân ra 10 nhóm TTBYT như sau:

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiêt bị đặc trưng là: Máy chụp Xquang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm

Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán đện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện tâm đồ(ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não

Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào, máy ly tâm

Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc tim, dao

mổ điện, thiết bị tạo oxy

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại, laser trị liệu

Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt,

Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi

Trang 9

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như huyết áp

kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim

Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin ( hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải

Ngoài phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân ( Quyết định số 437/QĐ- BYT ngày 20/02/2002)

III.1.3 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế.

Khái niệm về quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Về cơ bản, mọi người đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả như mong muốn

Tổ chức quản lý: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, …

Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động chủ quan có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất

Trang 10

Nguyên tắc quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế:

- Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng, chất lượng và giá trị, trên cơ

sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hoà

- Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị (TTB) theo đúng chế độ:

+ Nhập tài sản TTB: Tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, phải có phiếu nhận hợp lệ và phải có biên bản cụ thể khi hàng thừa, hàng thiếu

+ Xuất tài sản TTB: Xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển , huỷ bỏ Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ

+ Bảo quản tài sản TTB: Tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm chất để sử

lý kịp thời

+ Dự trù TTB: Mọi loại tài sản TTB đều phải có một lượng dự trữ vừa đủ để nhằm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung cấp chưa kịp thời hay ngược lại dự trữ quá lớn gây ra tình trạng lãng phí

- Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB

và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sơ y tế

- Tất cả các cán bộ trong bệnh viện đều phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ TTB

+ Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán bộ CNVC trong đơn vị Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công xuất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên Bệnh viện phải thực hiện công tác quản lý TTBYT theo những quy định sau:

Trang 11

+ Bệnh viện phải phân công cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của từng khoa, phòng chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng TTB

+ Bệnh viện và mỗi khoa, phòng cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biên bản ghi chép, kiểm kê TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý những TTB bị hỏng

Mục tiêu quản lý TTBYT

- Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT

- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ( đảm bảo TTBYT luôn hoạt động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân)

- Nắm chắc tình hình TTBYT và xây dựng nhu cầu TTBYT mua sắm cho năm sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế)

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định

Nội dung quản lý TTBYT

Quản lý đầu tư TTBYT:

- Đầu tư mua sắm TTBYT là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng TTBYT ở các bệnh viện Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT đã quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí Quản lý khâu lập kế hoach mua sắm là nội dung đầu tiên của quản lý đầu tư TTBYT, theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế hoạch mua sắm TTBYT, các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm cho bệnh viện Đây là cơ

sở quan trọng để thực hiện đầu tư theo kế hoạch của các bệnh viện, các cơ sở y tế

- Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tư TTBYT đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tư, số lượng TTBYT cần mua sắm tương ứng với từng loại

Ngày đăng: 23/11/2019, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w