1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

12.7.2018 Luan Van Hoan Chinh (1) (2).Doc

88 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện (11)
    • 1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay (13)
    • 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế (16)
    • 1.4. Một số thuật ngữ về dung dịch vệ sinh tay (18)
    • 1.5. Thực trạngtuân thủ rửa tay của nhân viên y tế (19)
    • 1.6. Vài nét về Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh (21)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (26)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (26)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (26)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (27)
    • 2.6. Biến số nghiên cứu (28)
    • 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá (29)
    • 2.8. Phương pháp phân tích số liệu (31)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (31)
    • 2.10. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục (31)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (33)
    • 3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng (34)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (48)
    • 4.1. Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng (48)
    • 4.2. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh (53)
    • 4.3. Bàn luận về ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (58)
  • KẾT LUẬN (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)
  • PHỤ LỤC (66)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUYCỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VI[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.

- Tiêu chí lựa chọn đối tượng:Điều dưỡng là nhân viên chính thức của bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh,trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng, bao gồm: khoa Khám bệnh – Cấp cứu ban đầu, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Sản, khoa Phụ, khoa Nội Nhi và khoa Ngoại nhi – Liên chuyên khoa.

Trong thời gian nghiên cứu, điều dưỡng có làm công tác chuyên môn, tiếp xúc với bệnh nhân theo 5 thời điểm của WHO:

(1) Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân

(2) Trước khi làm thủ thuật vô trùng

(3) Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân

(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể

(5) Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh bệnh nhân.

Tất cả các đối tượng phải đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chí loại trừ đối tượng: Điều dưỡng không trực tiếp chăm sóc người bệnh (điều dưỡng làm hành chính, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, đi học dài hạn…) Điều dưỡng từ chối tham gia nghiên cứu

- Phỏng vấn sâu: Đại diện lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa KSNK bệnh viện.

- Thảo luận nhóm: Điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh tại khoa Khám bệnh – Cấp cứu ban đầu, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Sản,khoa Phụ, khoa Nội Nhi và khoa Ngoại nhi – Liên chuyên khoa.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 02/2018 đến tháng 6/2018.

- Địa điểm:Các khoa lâm sàng của bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bao gồm khoa

Khám bệnh – Cấp cứu ban đầu, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Sản, khoaPhụ, khoa Nội nhi và khoa Ngoại nhi – Liên chuyên khoa.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang,kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:

-Đánh giá kiến thức, thái độ về tuân thủ quy trình RTTQ:nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích toàn bộđiều dưỡng trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh đang công tác tại 6 khoa lâm sàng, tổng số 151 người.

- Đánh giá việc tuân thủ quy trình RTTQ của điều dưỡng: nghiên cứu áp dụng công thức cỡ mẫu cho xác định một tỷ lệ Cỡ mẫu:

- z: là hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z= 1,96

- p = 0,604 Đây là tỷ lệ tuân thủ RTTQ trong nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương thực hiện tại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội năm 2010

- d: sai số tuyệt đối chấp nhận,d = 0,05

Thay các số liệu vào công thức thì số cơ hội rửa tay cần quan sát là 368.

Trên thực tế tổng số điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu là 151 người Để đảm bảo đủ số lần quan sát theo cỡ mẫu đã tính ở trên, chúng tôi quan sát mỗi điều dưỡng được 3 cơ hội RTTQ (quan sát 2 thời điểm vào buổi sáng và 1 thời điểm vào buổichiều), như vậy có 453 lần quan sát đầy đủ theo quy định.

2.4.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: Chọn mẫu chủ đích:

+ 02 cuộc phỏng vấn sâu: Lãnh đạo bệnh viện và Trưởng khoa KSNK.

+ 02 cuộc thảo luận nhóm: 01 cuộc với 6 điều dưỡng trưởng của mỗi khoa lâm sàng và 01 cuộc với 6 đại diện điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng (mỗi khoa 01người).Những điều dưỡng này đã tham gia nghiên cứu định lượng và đồng ý tham gia thảo luận nhóm.

Phương pháp thu thập số liệu

* Phát vấn đánh giá kiến thức vàthái độvề tuân thủ RTTQ của điều dưỡng Nghiên cứu viên sử dụng bộ công cụ đánh giá là bảng câu hỏi phát vấn được thiết kế sẵn để điều dưỡng tự trả lời (phụ lục 2) Nhóm nghiên cứu được tập huấn về cách sử dụng và chấm điểm bộ công cụ đánh giá kiến thức, thái độ về tuân thủ RTTQ Bộ công cụ cũng được đánh giá thử trước khi thu thập số liệu được tiến hành ở 6 khoa lâm sàng đã chọn Nghiên cứu viên giải thích rõ cách điền thông tin với đối tượng nghiên cứu, phát phiếu và giám sát đối tượng tự điền phiếu (không trao đổi trong quá trình điền phiếu) Thời gian phát vấn và thu lại là khoảng 15 phút. Nghiên cứu viên kiểm tra phiếu để đảm bảo không có thông tin nào để trống.

* Đánh giá thực hành tuân thủ RTTQ thông qua số cơ hội rửa tay:

- Được thực hiện bằng phương pháp quan sát không tham gia có sử dụng bảng kiểm được xây dựng sẵn dựa trên bộ công cụ đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩn hóa của Tổ chức Y tế thế giới (phụ lục 3).

- Nhóm nghiên cứu bao gồm nghiên cứu viên và 6 quan sát viên là 6 cán bộ trong khoa KSNK, những người có kinh nghiệm trong việc giám sát tuân thủ RTTQ khi quan sát cơ hội rửa tay/sát khuẩn tay (3 cơ hội/1 đối tượng nghiên cứu) Quan sát viên sử dụng bộ công cụ và cách đánh giá sự tuân thủ rửa tay, chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý của điều dưỡng và quan sát đối tượng thực hiện những thao tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại phòng bệnh hoặc giường bệnh, thời gian của mỗi lần quan sát từ 20-30 phútđể đảm bảo có ít nhất 2 cơ hội mà đối tượng nghiên cứu cần rửa tay/sát khuẩn tay (tùy thuộc và thao tác chăm sóc điều dưỡng thực hiện trên bệnh nhân); nếu hết thời gian quan sát điều dưỡng chưa kết thúc thao tác chăm sóc bệnh nhân thì quan sát viên tiếp tục quan sát cho tới khi điều dưỡng hoàn thành thao tác chăm sóc đó Điều dưỡng chỉ được ghi nhận có vệ sinh tay khi thực hiện quy trình này tại các vị trí vệ sinh tay trong buồng bệnh Mỗi khi có cơ hội rửa tay/sát khuẩn tay, điều dưỡng thực hiện rửa tay/sát khuẩn tay bằng nước với xà phòng (30-45 giây) hoặc cồn/dung dịch có chứa cồn (20-30 giây) theo đúng quy trình 6 bước hay không được đánh vào phiếu quan sát Tại mỗi khoa tiến hành giám sát vào hai thời điểm 8h đến 10h sáng và 14h đến 16h chiều Trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu viên thực hiện việc giám sát để đảm bảo chất lượng của số liệu thu thập được và tránh những sai số do quá trình thu thập số liệu

- Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được thực hiện để thu thập thông tin nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ RTTQ Tìm hiểu về chủ trương của bệnh viện, sự ủng hộ của lãnh đạo để khuyến nghị những giải pháp khả thi và đạt hiệu quả cao Tiến hành thảo luận nhóm với điều dưỡng của 6 khoa lâm sàng để đánh giá về kiến thức, thái độ, đồng thời tìm hiểu và thảo luận về những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ RTTQ của điều dưỡng.

- Có bản hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục 4) và hướng dẫn phỏng vấn sâu(phụ lục 5) Các cuộc thảo luận đều do tác giả nghiên cứu điều hành, nội dung cuộc thảo luận được thư ký ghi âm và ghi biên bản.

Biến số nghiên cứu

- Các biến số trong nghiên cứu bao gồm 27 biến, được chia thành 4 nhóm chính (Phụ lục 1):

+ Nhóm biến thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm 5 biến

+ Nhóm biến kiến thức của điều dưỡng về RTTQ gồm 12 biến

+ Nhóm biến thái độ của điều dưỡng về tuân thủ RTTQ gồm 7 biến

+ Nhóm biến thực hành tuân thủ RTTQ của điều dưỡng gồm 4 biến.

* Các nhóm chủ đề nghiên cứu định tính

- Yếu tố thúc đẩy/ cản trở điều dưỡng tăng cường tuân thủ RTTQ

 Điều kiện làm việc, khối lượng công việc của điều dưỡng

 Các quy định về vệ sinh tay tại bệnh viện

 Cơ chế giám sát, hỗ trợ

 Các khóa tập huấn về tăng cường vệ sinh tay cho điều dưỡng

- Yếu tố tạo điều kiện

 Tính sẵn có của trang thiết bị phục vụ vệ sinh tay của điều dưỡng

 Khả năng tiếp cận phương tiện vệ sinh tay của điều dưỡng

- Mong muốn của điều dưỡng khi thực hiện RTTQ

Tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1 Đánh giá kiến thức, thái độ tuân thủ rửa tay thường quy Đo lường kiến thức và thái độ về tuân thủ RTTQ của điều dưỡng thực hiện bằng phương pháp phát vấn tự điền bộ câu hỏi, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức về rửa tay gồm 29 câu hỏi tự điền, trong đó có 17 câu đánh giá kiến thức về rửa tay và 7 câu hỏi đánh giá về thái độ tuân thủ RTTQ. Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là 17 điểm Kiến thức được đánh giá là đạt khi số điểm lớn hơn hoặc bằng 13 điểm; chưa đạt khi số điểm dưới 13 điểm (Phụ lục 6). Điểm tối đa cho phần đánh giá thái độ của điều dưỡng về tuân thủ RTTQ là 7 điểm Thái độ được đánh giá là tích cực khi đạt 5 điểm trở lên; không tích cực khi số điểm dưới 5 điểm (Phụ lục 6).

2.7.2 Đánh giá thực hành tuân thủ rửa tay thường quy Đánh giá thực hành rửa tay/sát khuẩn tay theo số cơ hội rửa tay của điều dưỡng được thực hiện bằng phương pháp quan sát và điền vào bảng kiểm theo mẫu của WHO (quan sát không tham gia).

Công thức dưới đây được tham khảo từ Tài liệu đánh giá tuân thủ rửa tay của NVYT của WHO để tính tỷ lệ tuân thủ rửa tay

Tỷ lệ tuân thủ rửa tay Số lần rửa tay đúng quy trình của điều dưỡng trong thời gian quan sát x 100 Tổng số cơ hội phải rửa tay của điều dưỡng trong thời gian quan sát

Cơ hội rửa tay: Thời điểm cần vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc, điều trị nhằm cắt đứt đường lan truyền mầm bệnh qua bàn tay, cơ hội là số lần vệ sinh tay.Nhiều chỉ định rửa tay có thể xuất hiện cùng lúc tương ứng với một cơ hội, một cơ hội phải được tạo ra ít nhất một chỉ định.Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu được thực hiện theo quy định tại Công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12/10/2007 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn

Các thời điểm rửa tay/sát khuẩn tay: Thời điểm NVYT bắt buộc phải RTTQ bao gồm:

(1) - Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

(2) - Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn

(3) - Sau khi tiếp xúc với người bệnh

(4) - Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể

(5) - Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh

Tuân thủ quy trình rửa tay thường quy đúng, đủ trong nghiên cứu bao gồm:

- Có rửa tay khi có cơ hội rửa tay Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu tương ứng với 5 thời điểm rửa tay của Bộ Y tế ban hành theo Công văn số 7571/BYT-ĐTr.

- Phải rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn/ cồn Thời gian rửa tay với nước và xà phòng là khoảng 30-45 giây, với dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn là từ 20 - 30 giây (Quy định của Bộ Y tế).

- Thực hiện rửa tay tuân thủ theo đúng 6 bước của quy trình RTTQ của Bộ Y tế. Điều dưỡng được tính là tuân thủ đúng quy trình rửa tay: Khi tất cả 3 lần có cơ hội rửa tay được quan sát đều tuân thủ đúng quy trình

2.7.3 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ rửa tay thường quy

Mô tả các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ được đánh giá bằng phương pháp định lượng và định tính.

Phương pháp định lượng xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ với tuân thủ RTTQ.

Phương pháp định tính thông qua kết quả thảo luận nhóm điều dưỡng kết hợp với phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa KSNK Mục tiêu của phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

- Yếu tố nào thúc đẩy điều dưỡng tăng cường tuân thủ RTTQ?

- Yếu tố nào là rào cản?

- Mong muốn của điều dưỡng khi thực hiện RTTQ?

Phương pháp phân tích số liệu

- Nghiên cứu định lượng: Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hóa và nhập thông tin vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1, xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường để phân tích Sử dụng test thống kê: kiểm định chi – square nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tuân thủ với các yếu tố liên quanvới p < 0,05 là có ý nghĩa thống kê (khoảng tin cậy 95%).

- Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, mã hóa theo chủ đề và trích dẫn theo mục tiêu nghiên cứu.

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban Giám đốc bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, đề cương đã được Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y tế công cộng phê duyệt.

- Các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu, số liệu được bảo mật và chỉ được sử dụng cho nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo lại tới Ban Giám đốc bệnh viện SảnNhi Bắc Ninh nhằm phản ánh hiệu quả của can thiệp và cải thiện tình hình vệ sinh bàn tay của điều dưỡng tại bệnh viện.

Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục

- Do nguồn lực về thời gian và nhân lực hạn chế, nghiên cứu được thực hiện qua một điều tra cắt ngang nên kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá được tại thời điểm nghiên cứu.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên đối tượng là điều dưỡng, chưa tiến hành trên đối tượng là bác sỹ.

- Nghiên cứu chỉ được thực hiện trong giờ hành chính, quan sát ngẫu nhiên, không thực hiện hết tại các thời điểm do vậy có thể phản ánh chưa đầy đủ về thực hành vệ sinh tay của điều dưỡng.

- Đối với nghiên cứu định tính còn chưa khai thác hết được toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ RTTQ của điều dưỡng trong bệnh viện

* Các sai số có thể gặp và cách khắc phục:

+ Sai số có thể gặp:

Sai số do kỹ năng người thu thập số liệu

Đối tượng nghiên cứu có thể phát hiện ra mình đang bị quan sát, do đó sẽ có ý thức tuân thủ rửa tay tốt hơn tại thời điểm bị quan sát Đây chính là sai số quan trọng nhất trong việc đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay bằng quan sát trực tiếp Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp nào đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay tốt hơn. + Cách khắc phục:

Sai số do kỹ năng người thu thập số liệu: Tập huấn người thu thập số liệu để họ nắm rõ được phương pháp đánh giá và thống nhất các tiêu chuẩn Thiết kế phiếu đánh giá dễ sử dụng với người thu thập số liệu Tiến hành thử nghiệm bộ công cụ, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa lại trước khi tiến hành nghiên cứu.

Thông báo trước lịch phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu để các đối tượng sắp xếp thời gian, giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, tính bảo mật của nghiên cứu, tạo không khí thoải mái, cởi mở trong quá trình thực hiện.

Sai số do đối tượng nghiên cứu phát hiện ra mình đang bị quan sát: Người thu thập số liệu chọn vị trí quan sát phù hợp và thực hiện những hành động để không gây chú ý và cũng để đối tượng nghiên cứu không nghĩ là họ đang bị quan sát xem có tuân thủ vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh hay không.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Phân bố tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác của điều dưỡng theo gi i (n= 151) ới (n= 151)

Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tuổi trung bình: 30,3 tuổi Min: 22 tuổi Max: 55 tuổi Trình độ học vấn Đại học và Sau đại học 5 7,8 59 92,2

Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 1 1,1 86 98,9

Thời gian công tác tại bệnh viện

Nghiên cứu được thực hiện trên 151 điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 30,3 tuổi, độ tuổi của điều dưỡng trong nghiên cứu có phân bố tương đối chuẩn Điều dưỡng trẻ nhất là 22 tuổi và lớn tuổi nhất là 55 tuổi Số điều dưỡng dưới 30 tuổi chiếm phần lớn với 94 người (62,2%), nhóm từ 30 tuổi trở lên chiếm 37,8% với 57 người. Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của bệnh viện chủ yếu là nữ giới chiếm tỷ lệ 96%, nam giới chiếm tỷ lệ 4%.

Về trình độ học vấn, điều dưỡng có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ cao 57,6% (87 người), trình độ Đại học và sau đại học tỷ lệ thấp hơn là 42,4% (64 người) Trong đó với nhóm điều dưỡng nam, 83,3% điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học, tỷ lệ này ở nhóm điều dưỡng nữ là 40,7% (59 người).

Về thâm niên công tác, chủ yếu điều dưỡng đã công tác tại bệnh viện từ 1 năm trở lên với 137 người chiếm 90,7%, còn lại công tác tại bệnh viện dưới 1 năm là 14 người (chiếm 9,3%).

Biểu đồ 3.1: Phân bố khoa phòng công tác của điều dưỡng (n= 151)

Từ biểu đồ 3.1 cho thấy, đối tượng nghiên cứu phân bố tại tất cả các khoa lâm sàng, trong đó điều dưỡng làm việc tại khoa Nội nhi chiếm tỷ lệ cao nhất với 53 cán bộ chiếm 35,1%, tiếp theo là khoa Sản với 36 cán bộ chiếm 23,8%, thấp nhấp là khoa Khám bệnh – Cấp cứu ban đầu chiếm 7,3%, còn lại là các khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Ngoại nhi – Liên chuyên khoa và khoa Phụ.

Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng

3.2.1 Kiến thức về tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng

Bảng 3.2: Kiến thức đúng của điều dưỡng v v sinh bàn tay ề vệ sinh bàn tay ệ sinh bàn tay

Nội dung trả lời đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Bàn tay của NVYT là tác nhân quan trọng trong việc lây truyền NKBV

NVYT tuân thủ đúng quy trình rửa tay sẽ làm giảm nguy 151 100 cơ mắc nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân mình

Mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh

Mang găng sạch là biện pháp thay thế cho rửa tay 141 93,4 Tuân thủ RTTQ loại bỏ hầu hết vi sinh vật thường trú trên da tay

NVYT cần vệ sinh bàn tay trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh

Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế có thể xảy ra ở mọi bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh

Vai trò của rửa tay thường qui trong chống NKBV 132 87,4 Đa số điều dưỡng nhận thức đúng về các nội dung liên quan đến tuân thủ rửa tay thường quy với tỷ lệ trả lời đúng từ 87,4% đến 100% Tuy nhiên, chỉ có 37,1% điều dưỡng trả lời đúng mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh (Bảng 3.2).

Bảng 3.3: Kiến thức đúng của điều dưỡng về dung dịch rửa tay phù hợp nhất trong các trường hợp cần rửa tay

Trường hợp cần rửa tay Số lựa chọn đúng (n) Tỷ lệ (%)

Trước khi tiêm cho người bệnh 40 26,5

Ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn 143 94,7 Sau bất cứ thời điểm nào khi bàn tay NVYT nhiễm bẩn 105 69,5 Sau khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh

Trước khi đi găng sạch 105 69,5

Trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh 44 29,1 Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh

Kết quả tại bảng 3.3 về đánh giá kiến thức của điều dưỡng về loại dung dịch rửa tay phù hợp nhất trong từng trường hợp cần rửa tay cụ thể Tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng loại dung dịch thích hợp nhất để rửa tay cao nhất trong các trường hợp:Ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn là 94,7%, sau khi tiếp xúc với đồ vật,dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh là 86,8%; sau khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh là 74,2% Các trường hợp còn lại đa phần điều dưỡng lựa chọn không chính xác, tỷ lệ trả lời đúng chỉ từ 26,5% đến 69,5%.

Bảng 3.4: Kiến thức đúng của điều dưỡng v r a tay th ề vệ sinh bàn tay ửa tay thường quy ường quy ng quy

Nội dung trả lời đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Sắp xếp đúng thứ tự 6 bước trong quy trình RTTQ 99 65,6 Thời gian đủ cho 1 lần RTTQ bằng dung dịch sát khuẩn 137 90,7 Dung dịch diệt vi khuẩn tốt nhất trên bàn tay 111 73,5 Theo quy định, quy trình RTTQ của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn bao gồm 6 bước với thứ tự như sau: (1) làm ướt tay dưới vòi nước, lấy dung dịch sát khuẩn và chà 2 lòng bàn tay vào nhau; (2) đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia, chà sạch mu bàn tay (chú ý các kẽ ngón tay) và ngược lại; (3) đặt hai lòng bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ các ngón tay; (4) móc hai bàn tay vào nhau (như móc khóa) và chà sạch mặt mu các ngón tay;

(5) dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón cái bàn tay kia và ngược lại; (6): chụm đầu các ngón tay của bàn tay này xoay vào lòng bàn tay kia và ngược lại, làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay Mỗi bước chà 5 lần và tổng thời gian tối thiểu để thực hiện là 30 giây

Kết quả phát vấn với 151 điều dưỡng tại các khoa lâm sàng cho thấy chỉ có65,6% điều dưỡng sắp xếp đúng thứ tự 6 bước của quy trình RTTQ và có tới 34,4% trả lời sai, trong đó những trường hợp sai chủ yếu sắp xếp nhầm thứ tự của các bước thứ 3,4 và 5 Bên cạnh đó, 90,7% điều dưỡng nắm được thời gian đủ cho 1 lầnRTTQ bằng dung dịch sát khuẩn và 73,5% biết chính xác loại dung dịch diệt vi khuẩn tốt nhất trên bàn tay là nước và xà phòng

Biểu đồ 3.2: Kiến thức chung của điều dưỡng về tuân thủ rửa tay thường quy Để đánh giá về kiến thức của điều dưỡng, tổng điểm tối đa kiến thức chung về tuân thủ RTTQ mà một điều dưỡng có thể đạt được là 17 điểm, trong đó điều dưỡng đạt từ 13 điểm trở lên được tính là có kiến thức đạt về tuân thủ RTTQ Trong nghiên cứu này, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức chung về tuân thủ RTTQ đạt chỉ có 21,2%, trong khi đó tỷ lệ có kiến thức không đạt chiếm tới 78,8% (biểu đồ 3.2).

3.2.2 Thái độ của điều dưỡng về tuân thủ rửa tay thường quy

Bảng 3.5: Thái độ của điều dưỡng về vai trò của rửa tay thường quy trong kiểm soát nhiễm khuẩn

Nội dung đánh giá về thái độ Đồng ý Không đồng ý Tần số

Nếu tỷ lệ tuân thủ RTTQ của NVYT tăng lên thì tỷ lệ NKBV sẽ giảm xuống 147 97,4 4 2,6

Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế

135 89,4 16 10,6 Đã mang găng tay thì không cần RTTQ trong điều trị và chăm sóc người bệnh 126 83,4 25 16,6 Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay 97 64,2 54 35,8

Không tuân thủ rửa tay trước khi thực hiện các thăm khám thông thường… 122 80,8 29 19,2

Không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các 124 82,1 27 17,9 thủ thuật xâm lấn trên người bệnh như đặt kim luồn, tiêm, truyền

Nếu bệnh viện trang bị thêm các phương tiện rửa tay (cung cấp thêm dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1 lần tại các điểm rửa tay ) thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT sẽ tăng lên

136 90,1 15 9,9 Đối với những nhận định mà nghiên cứu đưa ra để đánh giá thái độ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng về tuân thủ RTTQ, đa số điều dưỡng đều có thái độ tương đối tích cực 97,4% điều dưỡng đồng ý rằng nếu tỷ lệ tuân thủ RTTQ của NVYT tăng lên thì tỷ lệ NKBV sẽ giảm xuống Và 89,4% điều dưỡng hiểu rằng rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, có tới 35,8% điều dưỡng vẫn cho rằng rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay Điều này cũng được phản ánh tại các cuộc thảo luận nhóm điều dưỡng “Theo như thực tế chị thấy thường xuyên dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh bị khô da, hỏng hết da tay” (TLN – ĐDV)

Và có tới 90,1% điều dưỡng cho rằng nếu bệnh viện trang bị thêm các phương tiện rửa tay (cung cấp thêm dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1 lần tại các điểm rửa tay ) thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT sẽ tăng lên

Biểu đồ 3.3: Thái độ chung của điều dưỡng về tuân thủ rửa tay thường quy

Biểu đồ trên cho thấy, trong số các điều dưỡng tham gia nghiên cứu thì có 80,1% có thái độ tích cực, hiểu rõ về tuân thủ quy trình RTTQ và chỉ có 30 cán bộ chiếm 19,9% có thái độ chưa tích cực.

3.2.3 Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng trong số cơ hội quan sát được

Bảng 3.6: T l có r a tay th ỷ lệ có rửa tay thường quy trong số cơ hội được ệ sinh bàn tay ửa tay thường quy ường quy ng quy trong s c h i đ ố cơ hội được ơ hội được ội được ược c quan sát theo t ng th i đi m ừng thời điểm ờng quy ểm

Số cơ hội quan sát được (a)

Số cơ hội có rửa tay (b)

Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh 107 89 83,2

Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 86 82 95,3

Sau khi tiếp xúc với người bệnh 103 87 85,4

Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân 78 78 100

Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh

Trong nghiên cứu này, mỗi điều dưỡng được quan sát 3 cơ hội rửa tay, như vậy tổng số cơ hội quan sát là 453 cơ hội Tỷ lệ có thực hiện RTTQ trong số cơ hội được quan sát là 88,7% Trong 5 thời điểm có cơ hội rửa tay quan sát được, cơ hội được thực hiện RTTQ nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân với 100% điều dưỡng thực hiện, ít nhất là trước khi tiếp xúc với người bệnh với83,2% điều dưỡng thực hiện

Kết quả này cũng phù hợp với ý kiến của các điều dưỡng trong quá trình thảo luận nhóm và ý kiến của trưởng khoa KSNK.

BÀN LUẬN

Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng

4.1.1 Kiến thức, thái độ về tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng

Kết quả nghiên cứu tại các khoa lâm sàng bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã chỉ ra rằng tỷ lệ điều dưỡng đạt yêu cầu đối với kiến thức về RTTQ ở mức tương đối cao là 69,9%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy có tỷ lệ đạt về kiến thức là 65,8% và gần tương đương so với Hoàng Thị Hiền tại bệnh viện Hòe Nhai năm 2015 là 70,1% Điều này có thể cho thấy đây là một trong những điểm cần lưu ý để bệnh viện cần thực hiện ngay những biện pháp hiệu quả để cải thiện vấn đề này.

Trong các nội dung kiến thức về vệ sinh bàn tay mà nghiên cứu sử dụng để phỏng vấn điều dưỡng, đa phần điều dưỡng có kiến thức đúng với tỷ lệ trên 87%. Tuy nhiên chỉ có 37,1% điều dưỡng trả lời đúng mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh Bên cạnh đó, khi lựa chọn loại dung dịch rửa tay phù hợp nhất trong các trường hợp cần rửa tay, có 2 trường hợp đa phần điều dưỡng lựa chọn sai là (1) trước khi tiêm cho người bệnh (chỉ có 26,5% trả lời đúng, đây là tỷ lệ thấp nhất) và (2) trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh (29,1% trả lời đúng) Những kết quả này cũng gần tương tự với nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc Kết quả này cũng Điều này cho thấy những điểm còn tồn tại trong các nội dung tập huấn về RTTQ tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh Căn cứ tình hình thực tế, bệnh viện cần có sự sắp xếp hợp lý, nhấn mạnh và giành nhiều thời lượng hơn cho các nội dung tập huấn cho NVYT tại bệnh viện về thời gian và việc sử dụng loại hóa chất để vệ sinh bàn tay phù hợp nhất trong từng thời điểm cần rửa tay khi thực hiện chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 7517/BYT-ĐTr ngày 12/10/2007 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình RTTQ và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn Theo đó, quy trình RTTQ của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn bao gồm 6 bước Mỗi bước chà 5 lần và tổng thời gian tối thiểu để thực hiện là 30 giây Các bước của quy trình RTTQ nhằm đảm bảo tất cả các vùng da tay có khả năng gây bệnh lớn nhất được đảm bảo rửa sạch Khi NVYT không có kiến thức đúng về quy trình RTTQ sẽ dẫn đến việc thực hành không đúng,bao gồm cả việc bỏ sót bước hoặc sai kỹ thuật trong từng bước Hậu quả là không phát huy được tối đa hiệu quả của vệ sinh bàn tay trong kiểm soát NKBV, có thể làm trầm trọng hơn việc lây lan mầm bệnh trong môi trường bệnh viện Quy định đã phân định rõ nhưng qua khảo sát của nghiên cứu cho thấy chỉ có 59,6% điều dưỡng sắp xếp đúng thứ tự 6 bước trong quy trình RTTQ và đa phần điều dưỡng có sự nhầm lẫn giữa thứ tự của các bước thứ 3,4 và 5 Có thể do không thuận tay và do thói quen rửa tay không đúng quy định đã hình thành từ trước Mặc dù tỷ lệ này có cao hơn nghiên cứu của Phùng Văn Thủy bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc là 40,1% và nghiên cứu của Hoàng Thị Hiền bệnh viện đa khoa Hòe Nhai là 39,1% Tuy nhiên đây vẫn là mức thấp, bởi hiện tại, tại tất cả các khu vực có bồn rửa tay của bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đều đã dán các áp phích về quy trình RTTQ theo quy định của Bộ Y tế Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng chưa thực sự chú ý khi thực hiện thao tác Khi thực hiện, họ có thể nhìn hướng dẫn nhưng khi không có bản hướng dẫn thì điều dưỡng chưa thể nhớ chính xác các bước Có thể có nhiều yếu tố tác động đến hành vi không đúng của điều dưỡng, nhưng bệnh viện cũng cần phải có thêm các biện pháp khác để nhắc nhở điều dưỡng thực hành RTTQ đúng quy trình, đảm bảo đủ bước, đúng kỹ thuật và thời gian

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng đa số điều dưỡng tại các khoa lâm sàng có thái độ tương đối tích cực với các ý kiến về tuân thủ quy trình RTTQ được đưa ra (80,1%) Có tới 97,4% điều dưỡng đồng ý rằng tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng lên thì sẽ giảm được tỷ lệ NKBV Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương năm 2011 (94,2%) và Phùng Văn Thủy năm 2014 (88%)

Có tới 89,4% điều dưỡng đồng ý với quan điểm rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế Như vậy có thể thấy đa số điều dưỡng tại bệnh viên Sản Nhi Bắc Ninh nói riêng và tại các bệnh viện nói chung đều có thái độ tích cực về tầm quan trọng của việc vệ sinh bàn tay.

Tuy nhiên, tương tự như các kết quả về kiến thức, có tới 83,4% điều dưỡng vẫn nghĩ rằng đã mang găng tay thì không cần RTTQ trong điều trị và chăm sóc người bệnh Nhận định này là không chính xác và có thể dẫn đến thực hành không đúng Bên cạnh đó, 64,2% điều dưỡng đồng ý rằng rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay Thông qua thảo luận nhóm, nhiều ý kiến cũng đưa ra rằng việc sát khuẩn tay nhanh nhiều có thể dẫn đến hiện tượng kích ứng, khô da, thậm chí là dị ứng bàn tay do phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất Kết quả này cho thấy điều dưỡng tại bệnh viện vẫn còn sự quan ngại, lo lắng về việc sử dụng hóa chất để RTTQ và đây có thể là một trong những lý do cản trở họ thực hành đúng.

Thêm vào đó, với những nhận định khi đồng nghiệp không thực hiện đúng quy trình RTTQ, có một điểm đáng lưu ý là phần lớn điều dưỡng lại đồng ý với hành vi không đúng, họ sẽ không có ý kiến với đồng nghiệp Có thể vẫn còn sự e ngại khi nêu ý kiến đóng góp của điều dưỡng Bệnh viện cần lưu ý để có những biện pháp thúc đẩy sự mạnh dạn đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng để nâng cao chất lượng tuân thủ quy trình RTTQ

4.1.2 Thực hành tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng

Sự tuân thủ rửa tay của NVYT (như rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn) được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa NKBV Đây cũng là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất để đề phòng NKBV theo khuyến cáo của WHO Vì thế việc tuân thủ quy trình RTTQ của điều dưỡng nói riêng và NVYT nói chung là rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 453 cơ hội rửa tay quan sát thì tỷ lệ có RTTQ là 88,7% (402 cơ hội), trong đó tỷ lệ tuân thủ RTTQ là 43% với đánh giá rằng với mỗi điều dưỡng được tính là tuân thủ đúng quy trình rửa tay khi tuân thủ đúng tất cả 3 cơ hội rửa tay được quan sát Tỷ lệ này tuy có thể đánh giá là cao nhưng vẫn thấp hơn nghiên cứu của Võ Văn Tân và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2010 (đạt 57,6%) Mặc dù tỷ lệ cơ hội điều dưỡng có thực hiện rửa tay là tương đối cao nhưng tỷ lệ tuân thủ đúng còn thấp phản ánh hiện trạng điều dưỡng có hiểu biết và đã thực hiện, tuy nhiên họ chưa thực sự có ý thức thực hành RTTQ đúng tại các cơ hội cần rửa tay, nhiều cơ hội bỏ sót do điều dưỡng lựa chọn hình thức sử dụng găng tay Đây cũng là một điểm bệnh viện cần chú ý để tăng cường ý thức cho điều dưỡng, hình thành cho họ thói quen thực hiện đúng quy trình RTTQ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Trong nghiên cứu này, mỗi điều dưỡng được quan sát 3 cơ hội rửa tay Và các cơ hội rửa tay được đánh giá theo khuyến cáo của WHO trong 5 thời điểm Kết quả cho thấy, trong tổng số cơ hội được quan sát, điều dưỡng có rửa tay nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân (100%) và trước khi làm thủ thuật vô khuẩn (95,3%), tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình RTTQ trong 2 cơ hội này mặc dù cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (73,1% và 81,4%) nhưng cũng chưa hoàn toàn tương ứng Tỷ lệ này có sự tương đương so với nghiên cứu của Hoàng Thị Hiền tại bệnh viên Hòe Nhai (lần lượt là 100% và 84,1%) Trong nghiên cứu của Dương Nữ Tường Vy năm 2014 cũng nhận định rằng NVYT thực hành rửa tay sau khi tiếp xúc dịch là cao nhất (45,0%) Đây là 2 cơ hội mà nếu điều dưỡng không thực hiện đúng quy trình RTTQ thì sẽ có nguy cơ rất lớn gây nhiễm khuẩn cho người bệnh và cho chính bản thân họ Kết quả này cho thấy dường như điều dưỡng chỉ mới chú ý để phòng ngừa phơi nhiễm cho bản thân mà quên mất phải phòng ngừa nhiễm khuẩn chéo cho bệnh nhân, vấn đề này có thể một phần do ý thức cá nhân, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc RTTQ và mặt khác thì cho rằng họ đã mang găng là đã đảm bảo vô khuẩn Với cơ hội trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vẫn có tới 35,5% điều dưỡng không tuân thủ quy trình rửa tay Qua thảo luận nhóm, một số điều dưỡng có hiểu sai rằng trước khi bắt đâu quá trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh, đã sử dụng găng tay thì không cần phải rửa tay Đây cũng sẽ là điểm cần lưu ý trong quá trình tập huấn về quy trình RTTQ của bệnh viện để điều dưỡng hiểu chính xác và đảm bảo thực hiện đúng Kết quả tỷ lệ tuân thủ quy trình RTTQ theo từng cơ hội cho thấy hầu hết điều dưỡng chỉ chú ý thực hiện rửa tay ở những cơ hội có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh khác cao nhất, có thể dẫn ngay đến hậu quả xấu về mặt sức khỏe của người bệnh và chính bản thân họ Còn đối với những cơ hội mà nguy cơ lây nhiễm thấp thì điều dưỡng ít tuân thủ RTTQ hơn. Điều này có thể sẽ là nguyên nhân gây lây nhiễm chéo các nhiễm khuẩn từ bàn tay của điều dưỡng sang các bệnh nhân khác, hậu quả là dẫn tới tình trạng NKBV Với kết quả này, bệnh viện cần tăng cường nhắc nhở điều dưỡng và lưu ý thực hiện giám sát các thời điểm có tỷ lệ tuân thủ RTTQ thấp

Khi xem xét theo từng khoa công tác của điều dưỡng, tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở hai khoa Nội nhi (56,6%) và khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức (47,4%), khoa Phụ có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất chỉ với 8,3% Thông qua thảo luận nhóm điều dưỡng và phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, tất cả đều đồng ý rằng khoa Nội nhi và khoa Sản có điều dưỡng thực hiện quy trình RTTQ tốt hơn so với khoa khác Một phần là do đây là 2 khoa phát sinh nhiều nhất các thủ thuật có phát sinh nhiều nhất các nguy cơ lây nhiễm, một phần là do được sự quan tâm nhắc nhở liên tục của lãnh đạo khoa.

Với đặc thù bệnh viện Sản Nhi nên tại khoa Nội nhi có nhiều đơn nguyên, trong đó có đơn nguyên Sơ sinh dành cho trẻ non yếu được bệnh viện đặt vấn đề tuân thủ các bước KSNK vô cùng quan trọng Chính vì vậy, điều dưỡng ở các khoa này nhận thức rõ nguy cơ có thể gây NKBV và thực hiện tuân thủ quy trình RTTQ tốt hơn tại các khoa khác.

Bệnh viện là nơi chữa trị, cải thiện tình trạng bệnh tật cho bệnh nhân, không gây lây nhiễm thêm bệnh tật cho họ Chính vì vậy cần có những giải pháp để điều dưỡng nói riêng và NVYT nói chung tuân thủ quy trình RTTQ và các biện pháp bảo vệ khác để đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho chính bản thân NVYT Kiến thức và thái độ về tuân thủ quy trình RTTQ khá cao nhưng tỷ lệ tuân thủ thực hành chưa thực sự cao, điều này cho thấy việc tuân thủ RTTQ không chỉ ảnh hưởng bởi thiếu kiến thức và thái độ chưa tích cực mà còn do nhiều yếu tố liên quan khác cần được xem xét Điều này sẽ được bàn luận kỹ hơn ở phần tiếp theo.

Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

4.2.1 Mối liên quan đến kiến thức, thái độ về tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng

Trong các nghiên cứu khác được tiến hành trước đây, có nhiều yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ quy trình RTTQ của điều dưỡng có ý nghĩa thống kê bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn và thâm niên công tác tại bệnh viện Trong nghiên cứu này của chúng tôi, các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ của điều dưỡng được xác định bằng nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân với tuân thủ quy trình RTTQ của điều dưỡng (p>0,05).

Có thể do đặc thù công việc nên các khoa lâm sàng bệnh viện Sản Nhi có tới 96% điều dưỡng là nữ giới, đa phần điều dưỡng dưới 30 tuổi (chiếm 62,2%) và trình độ học vấn giữa nhóm Đại học, sau đại học và Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tỷ lệ không quá chênh lệch (42,4% và 57,6%) Những tỷ lệ này khác với mối liên quan đã được chứng minh trong những nghiên cứu kể trên Bên cạnh đó, bệnh viện mới được thành lập từ năm 2015, từ khi thành lập vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ nên hàng năm có sự luân chuyển và tuyển dụng mới một số điều dưỡng Kết quả nghiên cứu định lượng của chúng tôi cho thấy khoa làm việc của điều dưỡng là yếu tố có liên quan duy nhất có ý nghĩa thống kê đến tuân thủ quy trình RTTQ (p

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w