Lịch sử phân loại
Có sự khác nhau giữa nhiều trường phái trong việc phân loại bệnh TTPL:
Snejnhepxki (1980) chia TTPL ra 3 thể tiến triển: các thể tiến triển liên tục, các thể tiến triển chu kỳ và các thể tiến triển liên tục từng cơn Tác giả cũng cho rằng, kết cục cuối cùng của bệnh tâm thần phân liệt là giống nhau chưa công nhận TTPL thể di chứng [5].
Cho đến năm 1968 trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế 8 (ICD - 8) lần đầu tiên TTPL đã được các nhà tâm thần học sắp xếp ở mã số 295 gồm các mục từ 295.0 - 295.9 Tại Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 9 (1972) TTPL được xếp vào mục 295 với các mã số thể bệnh từ 0 đến 9.
Song song với Bảng Phân loại bệnh Quốc tế, Hội Tâm thần học Hoa Kỳ còn có Bảng Thống kê và Chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM) khá chi tiết và có nhiều điểm khác so với Bảng Phân loại bệnh Quốc tế Tại Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (1992) TTPL được xếp vào mục F 20 từ mã 0 đến 8 (ICD - 10) và DSM - IV (1994) TTPL được xếp vào mục 295 Ở hai hệ thống phân loại này một số các tiêu chuẩn chẩn đoán như thời gian tồn tại các triệu chứng để chẩn đoán, các tiêu chuẩn loại trừ Giá trị của các triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác đã được các tác giả chú trọng và đề cao trong chẩn đoán bệnh, thể bệnh [5], [27].
Các giả thuyết về bệnh nguyên, bệnh sinh
Giả thuyết về di truyền học
Những quan niệm đầu tiên về di truyền trong TTPL được Morel nêu ra từ năm 1857 Tác giả cho rằng bệnh "Mất trí sớm" phát sinh trên cơ sở rối loạn di truyền Kamann (1938) cho thấy 16,4% sè con mắc bệnh TTPL nếu bố hoặc mẹ bị bệnh và 61,8% sè con bị TTPL nếu cả hai bố mẹ cùng bị bệnh [5].
Kết quả của một số nghiên cứu thấy rằng những người sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ mắc bệnh TTPL là 86,2%, ở những người sinh đôi khác trứng là16,4% Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh TTPL trong gia đình không có các thành viên bị bệnh Vấn đề di truyền trong bệnh TTPL là rõ ràng, song bệnh do mét gen đơn độc gây ra là không hợp lý, mà do tổ hợp nhiều gen gây bệnh
Các giả thuyết về sinh hoá
Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sù rối loạn chuyển hóa dopamine của não bộ là một trong những cơ chế gây nên các triệu chứng của bệnh TTPL Theo các tác giả sự rối loạn hoạt động của hệ thống này bao gồm:
- Sự giải phóng quá nhiều dopamin ở màng trước synapse.
- Ức chế tái hấp thu dopamin ở màng trước synapse.
- Tăng tính nhạy cảm của các thụ cảm thể tiếp nhận dopamin ở màng sau synapse Điều này được chứng minh bởi các thuốc chống loạn thần có hiệu quả nhờ sự phong tỏa các receptor dopamine đăc biệt là receptor D2 [6], [9], [61]
Song song với hệ DA, Hệ tiết serotonin (5HT) trung ương có liên quan đến các triệu chứng của bệnh Hệ serotonin có chức năng kiểm soát sự tổng hợp DA ở thân tế bào và sự giải phóng DA ở trước sinap của các neuron hệ
DA Nhìn chung, seretonin ức chế giải phóng DA Trong bệnh TTPL người ta nhận thấy rằng sự cân bằng giữa hệ tiết dopamin và seretonin trung ương có vai trò quyết định đến các triệu chứng của bệnh TTPL [9], [61].
Về miễn dịch trong tâm thần phân liệt
Còng nh các ngành khoa học khác, Miễn dịch học lâm sàng đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu cơ chế sinh bệnh TTPL Semnov (1981) thấy có một số cơ chế miễn dịch và phản ứng miễn dịch liên quan đến sự phát sinh bệnh TTPL Tác giả cho rằng có sự hình thành kháng thể trong tổ chức não, cơ vân và mạch máu, song trong bệnh TTPL khó có thể phân biệt các rối loạn hoá sinh và rối loạn miễn dịch Các kháng thể của não xuất hiện ở mức độ rất cao trong vỏ não, nhân đuôi, đồi thị, dưới thị của bệnh nhân TTPL cấp tính (N.V.Govorin, N.N.Tsubikov năm 1989).
Các nghiên cứu về điện di miễn dịch máu và DNT ở bệnh nhân TTPL cũng có ý nghĩa nhất định trong việc xác định bệnh sinh bệnh TTPL(K.Milanov, 1986), song cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định được vai trò của các yếu tố miễn dịch trong cơ chế sinh bệnh TTPL [12].
Giả thuyết về rối loạn cấu trúc và chức năng não
Nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc não của những bệnh nhân bị bệnh TTPL, nhận thấy có rối loạn cấu trúc vùng trán, chẩm, đỉnh và giảm kích thước trước sau của não Các thay đổi bao gồm giãn rộng não thất bên và não thất ba, giảm thể tích vỏ não là dấu hiệu đặc trưng, giảm thể tích các thùy thái dương và đồi thị, bất thường cấu trúc hồi hải mã, cấu trúc tế bào vùng trước trán cũng thường gặp [23].
Vấn đề điện não đồ (EEG) trong TTPL: Devis (1942) thấy EEG ở bệnh nhân TTPL có 61% giảm biên độ nhịp alpha.R.Ganguli và cs (1986), thấy nhịp delta giảm Những bệnh nhân có triệu chứng âm tính càng nặng nhịp delta giảm càng nhiều S.X Scarone (1987), rối loạn nhịp alpha trong TTPL chủ yếu ở bán cầu trái Ở bệnh nhân TTPL thể thanh xuân và thể paranoid nhịp beta tăng ở bán cầu ưu thế (với bệnh nhân mạn tính) còn ở bệnh nhân cấp tính nhịp beta tăng ở bán cầu ngược lại [49].
Một số nghiên cứu khác về huyết động học ở não của bệnh nhân TTPL cho thấy giảm lưu lượng máu đi vào vỏ não thùy trán [1], [48].
Một số giả thuyết khác
Một số giả thuyết về các yếu tố tâm lý, xã hội, yếu tố nhiễm khuẩn sau khi đẻ, mùa sinh cũng được đề cập đến nhưng nhìn chung chưa đủ cơ sở để giải thích cơ chế gây bệnh TTPL [12], [29]
Như vậy mỗi giả thuyết chỉ giải thích được từng khía cạnh của bệnh TTPL Bệnh sinh trong TTPL vẫn còn là một Èn sè và chưa có một căn nguyên duy nhất nào có thể được coi là nguồn gốc bệnh nguyên của bệnh. Cùng với các nhà khoa học khác khi nghiên cứu về bệnh TTPL, năm
(1987) Reynolds đã đưa ra nhận xét: hiện nay hoàn toàn không thể xây dựng được một giả thuyết duy nhất về bệnh TTPL bởi vì chính nó đã rất không đồng nhất [46].
Đặc điểm lâm sàng chung trong TTPL
Triệu chứng âm tính
Là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có, mất tính toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, triệu chứng âm tính đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu triệu chứng lâm sàng của bệnh TTPL Năm 1911
Bleuler P.E (1911) cho rằng triệu chứng âm tính là nÒn tảng của quá trình phân liệt
Triệu chứng âm tính được thể hiện bằng tính tự kỷ và giảm sút thế năng tâm thần [1], [5], [12].
Là hậu quả khi phát triển đến mức độ cao của tính thiếu hoà hợp, nổi bật là tính dị kỳ khó hiểu, khó thâm nhập Người bệnh xa rời thực tại, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay vào thế giới nội tâm trong đó các quy luật tự nhiên và xã hội đều bị đảo lộn Người bệnh nghĩ và làm những điều dị kỳ không ai hiểu được [12], [17].
1.3.1.2 Giảm sút thế năng tâm thần: Đó là giảm sự năng động, nhiệt tình trong mọi hoạt động tâm thần, cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí suy đồi, hoạt động giảm dần và không thiết làm gì.
Các triệu chứng âm tính thường tiến triển dần dần, âm ỉ làm tan rã nhân cách của người bệnh một cách sâu sắc [12], [17].
1.3.1.3 Các triệu chứng âm tính thường gặp
Các triệu chứng âm tính là khá phong phó song theo các tác giả: Andreasen N C (1987), Kaplan H.I và Sadock B.J (1994 [8], [17], [20],
[35], thì các triệu chứng âm tính thường gặp trong bệnh TTPL là:
- Các rối loạn tư duy.
+ Tư duy chậm chạp: khả năng suy nghĩ rất khó khăn, dòng ý tưởng rất chậm sau mỗi câu hỏi BN phải suy nghĩ rất lâu mới trả lời được.
+ Tư duy ngắt quãng: khi đang nói chuyện, dòng ý tưởng của BN nh bị cắt đứt làm cho BN không nói được nữa Mãi sau mới lại tiếp tục nói về một chủ đề khác.
+ Tư duy nghèo nàn: ngôn ngữ nghèo nàn cả về lượng từ và nội dung, giảm vốn từ, lượng từ khi nói Giảm sút các ý tưởng diễn đạt, nội dung sơ sài, đơn điệu.
- Các rối loạn cảm xúc.
+ Cảm xúc cùn mòn: biểu hiện đặc trưng bởi nét mặt khô khan, vô cảm. Nghèo nàn trong cử chỉ biểu lộ cảm xúc, trong giao tiếp không dùng lời nh biểu hiện nét mặt, tiếp xúc bằng mắt, âm điệu lời nói kém linh hoạt.
+ Cảm xúc không thích hợp: là trạng thái mất sự phù hợp giữa nội dung tư duy và biểu lộ cảm xúc nh tin vui thì khóc, chuyện buồn lại cười.
+ Các biểu hiện khác của cảm xúc: lãnh đạm, thờ ơ, giảm hoặc mất ham muốn và hứng thú, thu rút xã hội Người bệnh hoàn toàn không muốn tiếp xúc, xa lánh tất cả mọi người Họ tách rời khỏi thế giới thực tại xung quanh, thu rút vào thế giới tự kỷ bên trong của riêng mình mà chỉ có bệnh nhân mới hiểu được.
- Các rối loạn hoạt động có ý chí:
+ Thiếu ý chí, bị động và thiếu sáng kiến Chậm chạp tâm lý vận động, hoạt động kém Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và kém hoạt động xã hội. Đó là tình trạng người bệnh không thể kiểm soát và duy trì các hoạt động có mục đích Dẫn đến xu hướng thụ động và thiếu sáng kiến, kém hiệu quả trong mọi hoạt động Từ việc tự chăm sóc bản thân, đến các hoạt động xã hội Họ luôn ở trong trạng thái lờ đờ, chậm chạp, vô cảm, mất năng lực và mất ý chí.
1.3.1.4 Các triệu chứng âm tính nguyên phát và thứ phát
Crow T.J (1980) cho rằng các triệu chứng âm tính trong bệnh TTPL là biểu hiện sù sa sút của các hoạt động thần kinh dưới cấu trúc và được gọi là các triệu chứng âm tính nguyên phát Nhưng tác giả cũng thấy rằng triệu chứng âm tính của TTPL có thể xuất hiện như là hậu quả của rất nhiều yếu tố hoàn toàn không liên quan đến sự suy giảm các hoạt động thần kinh dưới cấu trúc Các triệu chứng âm tính đó được gọi là triệu chứng âm tính thứ phát.
Nguyên nhân thường gặp nhất là:
1 Tác dụng phụ của thuốc an thần kinh
2 Trầm cảm thường gặp trong TTPL, đặc biệt ở giai đoạn di chứng.
3 Sự đáp ứng với chính các trải nghiệm loạn thần (ví dụ: sự né tránh xã hội thứ phát do tình trạng paranoia) và đáp ứng với các khía cạnh bệnh y sinh (ví dụ: cưỡng bức nằm viện, bắt phải uống thuốc ).
4 Hậu quả của việc bệnh nhân phải sống nhiều trong môi trường Ýt có điều kiện được tiếp xúc với cộng đồng (ví dụ: nằm tại các cơ sở từ thiện lâu dài).
Mét trong những tiêu chí phân biệt triệu chứng âm tính nguyên phát và thứ phát đó là các triệu chứng âm tính phải chiếm ưu thế Ýt nhất là 12 tháng trong khi không có các nguyên nhân thứ phát [25].
1.3.2 Triệu chứng dương tính Đó là các triệu chứng rÊt phong phú, đa dạng và luôn luôn biến đổi, chúng có thể xuất hiện riêng lẻ, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội chứng Các triệu chứng dương tính thường gặp là các hoang tưởng, ảo giác, kích động tâm thần vận động.
Theo Snejnhepxki A.V có 9 hội chứng dương tính thay thế nhau từ nhẹ đến nặng gồm:
1 Hội chứng suy nhược 2 Hội chứng cảm xúc.
3 Hội chứng giống tâm căn 4 Hội chứng paranoia.
5 Hội chứng ảo giác paranoid 6 Hội chứng paranoid.
7 Hội chứng paraphrenia 8 Hội chứng căng trương lực.
Năm 1987 Anderson N.C đã liệt kê khá đầy đủ các triệu chứng dương tính của bệnh TTPL và cho đến nay rất nhiều các tác giả đã sử dụng trong nghiên cứu của mình gồm [20]:
3 Các hành vi dị kỳ:
- Về diện mạo bên ngoài, ăn mặc.
- Về ứng xử xã hội, tình dục.
- Hành vi kích động, tấn công.
- Hành vi định hình lặp lại.
4 Các rối loạn hình thức tư duy dương tính:
- Tư duy chệch chủ đề (Derailment): Dòng tư duy lúc đầu tưởng như theo đúng một chủ đề, sau đó lại chệch sang chủ đề khác.
- Tư duy sai chủ đề (Tangentiality): Dòng tư duy ngay từ đầu đã sai chủ đề.
- Tư duy không liên quan (Incoherence).
- Tư duy không logic ( Illogicality).
- Tư duy lai nhai (Circumstantiality).
- Ngôn ngữ bị Ðp buộc (Pressure of speech).
- Ngôn ngữ hỗn loạn (Distractive speech).
- Tư duy vang thành tiếng(Clanging).
Triệu chứng trầm cảm trong Tâm thần phân liệt
Trầm cảm là một triệu chứng thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt. Các triệu chứng trầm cảm đôi khi là biểu hiện thứ phát trong TTPL hoặc rối loạn trầm cảm sau phân liệt Một số nghiên cứu cho kết quả khoảng 25% tất cả số BNTTPL đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm sau loạn thần của TTPL Một số nghiên cứu thấy rằng có một mối liên quan giữa trầm cảm với sự tồn tại của triệu chứng ngoại tháp do ATK và cho rằng các BN TTPL có trầm cảm thường nhạy cảm với các tác dụng phụ ngoại tháp của ATK.
Mặc dù triệu chứng rối loạn cảm xúc được Kraepelin E, dùng làm một tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt bệnh “mất trí sớm” với bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, song Kraepelin E, cũng thừa nhận trầm cảm là một triệu chứng trong tâm thần phân liệt và xác định một số thể trầm cảm của bệnh. Mayer - Gross nhấn mạnh nỗi buồn chán thường xảy ra là một phản ứng tâm lý trong giai đoạn loạn thần cấp tính Bleuler D.E, đã coi trầm cảm là mét trong những triệu chứng chính trong tâm thần phân liệt
Schneider K, coi trầm cảm là triệu chứng phổ biến để chẩn đoán tâm thần phân liệt Theo Snejnevski A.V, rối loạn cảm xúc đặc biệt là trầm cảm được coi là thành phần quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng tâm thần phân liệt Với tâm thần phân liệt chu kỳ, rối loạn cảm xúc phải nổi lên hàng đầu trong bệnh cảnh (có thể là hưng cảm hay trầm cảm…) và rối loạn cảm xúc được coi là một trong 4 triệu chứng cốt lõi chẩn đoán tâm thần phân liệt chu kỳ Trong các thể bệnh tiến triển chu kỳ, trầm cảm Paranoid được coi là thể bệnh thường gặp [14], [34].
Triệu chứng suy giảm chức năng nhận thức
Theo Dorland 2000: “Nhận thức là hoạt động của trÝ ãc qua đó con người hiÓu biÕt vÒ sù vật, hiện tượng được phản ánh trong suy nghĩ Nhận thức bao gồm tÊ cả các mặt của sù hiÓu biÕt, suy nghĩ và ghi nhí.” Trên phương diện sinh lý thần kinh “Nhận thức cã thÓ hiÓu là quá trình tiÕp nhận, xử lý, lưu trữ và sử dông các thông tin” cã liên quan chặt chẽ víi hoạt động chức năng và giải phÉu của não [62].
Suy giảm nhận thức là tình trạng suy giảm các hoạt động nhận thức như chó ý, trÝ nhí, sù định hướng, tri giác, tư duy… Đa sè các nhà khoa học đều công nhận rằng cã sù suy giảm nhận thức nhiÒu mức độ trong bệnh TTPL.Suy giảm nhận thức được coi là một đặc điểm phổ biÕn của bệnh Suy giảm trong chức năng nhận thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới khả năng sống tự lập cũng nh khả năng thích ứng và tái hòa nhập xã hội của người bệnh [59].
Sù suy giảm chức năng nhận thức có tính chất tăng dần trong TTPL đã được biết đến Davidson M, (1991) nhận thấy các thiếu sót về nhận thức xuyên suốt quá trình tiến triển của bệnh, sự thiếu sót nhận thức thể hiện ở khả năng nhận thức về bản thân, về mức độ bệnh lý của mình và nhận thức về các sự kiện cuộc sống cũng như mục đích sống [25].
Nghiên cứu của Zampera E, về chỉ số trí tuệ (IQ) năm 1999 trên 116 bệnh nhân TTPL thấy rằng chỉ số trí tuệ tỉ lệ nghịch với lứa tuổi của bệnh nhân, cụ thể nhóm: 25-40 tuổi IQ = 82,9; 41-50 tuổi IQ = 67,4 và 51-60 tuổi IQ = 52,0 [51].
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt
Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống chẩn đoán được áp dụng : một là của TCYTTG (Classification of Diseases, tenth revision-ICD-10/1992) và hai là của Hội Tâm thần học Mỹ (Diagnostic and statistical Manual of Mental Disorders 4th revison DSM-IV/1994) Tiêu chuẩn chẩn đoán của TCYTTG hiện đang được áp dụng thống nhất tại Việt Nam
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10 (1992)
Mặc dù không xác định được các triệu chứng đặc trưng của bệnh một cách chặt chẽ Nhằm mục đích thực tiễn người ta chia các triệu chứng thành từng nhóm có tầm quan trọng đặc biệt đối với chẩn đoán [7], [13], đó là: a Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh. b Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động thân thể hay các chi, hoặc liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt, hoặc tri giác hoang tưởng. c Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ phận nào đó của cơ thể. d Các hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không đồng nhất về tôn giáo, chính trị, hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác). e Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng, hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng, hoặc xuất hiện ngày càng nhiều trong nhiều tuần, nhiều tháng. f Tư duy bị gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp, ngôn ngữ bịa đặt. g Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp tạo hình, phủ định, không nói hay sững sờ. h Các triệu chứng âm tính: vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút hiệu xuất lao động. i Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân biểu hiện: mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
+ Phải có Ýt nhất một triệu chứng rõ ràng hoặc phải có hai triệu chứng hay nhiều hơn nữa (nếu triệu chứng Ýt rõ ràng) thuộc vào các nhóm từ a đến d.
+ Nếu là các nhóm từ e đến i thì phải có Ýt nhất là hai nhóm triệu chứng.
+ Thời gian của các triệu chứng phải tồn tại Ýt nhất là 1 tháng hay lâu hơn.
+ Không được chẩn đoán TTPL nếu có các triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.
+ Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở trong trạng thái nhiễm độc ma tuý.
+ Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh động kinh và các bệnh tổn thương thực thể não.
Tóm lại, các tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo ICD-10 là sự kết hợp hài hoà giữa các trường phái tâm thần học hiện đại với nhau và các trường phái tâm thần học cổ điển Các tiêu chuẩn trên đã phản ánh tương đối đầy đủ các khuynh hướng và truyền thống chủ yếu về tâm thần học trên thế giới.
Các thể lâm sàng theo ICD - 10
+ Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0):
Triệu chứng nổi bật nhất là các hoang tưởng (HT) và ảo giác (AG) Đặc trưng của HT là tính bị động, bị chi phối hay bị hại…,đặc trưng của AG là ảo giác giả, hay gặp ảo thanh bình phẩm hoặc ra lệnh Ảo khứu, ảo vị, ảo thị Ýt gặp hơn.
HT và AG thường kết hợp với nhau thành hội chứng tâm thần tự động rất đặc trưng trong TTPL thể paranoid.
Rối loạn cảm xúc ở thể này thường nhẹ Triệu chứng âm tính thường kín đáo Thể này thường xuất hiện muộn hơn các thể khác.
+ Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)
Một thể bệnh TTPL nổi bật là rối loạn cảm xúc, hoang tưởng và ảo giác thoáng qua và rời rạc, tác phong vô trách nhiệm và không thể lường trước. Cảm xúc hời hợt, không thích hợp và thường kèm theo cười một mình Tư duy lộn xộn, lời nói dông dài và rời rạc Có khuynh hướng sống cô độc Hành vi thiếu mục đích và thiếu cảm xúc Thể này thường bắt đầu giữa tưởi 15 và
25 và có tiên lượng xấu do các triệu chứng âm tính tiến triển nhanh, đặc biệt cảm xúc cùn mòn và mất ý chí.
Thể thanh xuân thường được chẩn đoán đầu tiên đối với thanh thiếu niên hay người thành niên trẻ Nhân cách tiền bệnh lý có tính đặc trưng là tính hơi nhút nhát và cô độc, nhưng không nhất thiết phải có Để chẩn đoán thể thanh xuân đáng tin cậy cần phải theo dõi liên tục từ 2 đến 3 tháng
+ Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2):
Bệnh biểu hiện bằng các hành vi xung động, có tính chất định hình, bối rối, hoạt động không có mục đích Tiếp đó là sự xen kẽ giữa trạng thái kích động và bất động, căng trương lực, phủ định chống đối BN duy trì các tư thế không tự nhiên có thể trong một thời gian dài như gối không khí, uốn sáp, tạo hình hoặc vâng lời tự động Triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và trầm trọng hơn thể HT.
+ Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3).
Thể này bao gồm các trạng thái đáp ứng tiêu chuẩn chung của TTPL song không đáp ứng với bất cứ thể nào đã mô tả trong TTPL Bệnh cảnh biểu hiện với các nhóm triệu chứng mà không có một nhóm nào đặc trưng, chiếm ưu thế rõ ràng trên lâm sàng.
+ Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4).
Một trạng thái trầm cảm kéo dài, xuất hiện sau một quá trình phân liệt rõ, một số triệu chứng phân liệt vẫn còn song không chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng Các triệu chứng đó thường là âm tính nhiều hơn.
Hội chứng trầm cảm ở đây không trầm trọng và mở rộng đến mức đáp ứng tiêu chuẩn một giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc
+ Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5).
Thể này là một giai đoạn mạn tính trong tiến triển của TTPL Các triệu chứng dương tính mờ nhạt và không còn ảnh hưởng đến cảm xúc hay hành vi của bệnh nhân nữa Triệu chứng âm tính nổi bật lên như cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, kém chăm sóc bản thân và hoạt động xã hội.
+ Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6).
Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng âm tính như giảm sút dần khả năng học tập, công tác, không thích ứng với các yếu tố xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm sút Các triệu chứng này ngày càng sâu sắc, BN thu vào thế giới tự kỷ Triệu chứng dương tính như HT, AG không rõ ràng như các thể khác.
+ Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8).
Gồm: TTPL thể loạn cảm giác bản thể Rối loạn dạng phân liệt không xếp cách khác [13].
1.3.7 Tiên lượng của bệnh tâm thần phân liệt
Có nhiều yếu tố giúp cho tiên lượng bệnh như:
- Cơ địa người bệnh: tuổi khởi phát bệnh, nhân cách tiền bệnh lý, có hay không các yếu tố thúc đẩy khởi phát bệnh, có hay không yếu tố di truyền trong gia đình bệnh nhân, tính thâm nhập khó hay dễ.
- Một số các yếu tố như: tính khởi phát bệnh cấp hay từ từ, cơ cấu triệu chứng âm tính và dương tính trong bệnh cảnh lâm sàng, tính đáp ứng điều trị, có hay không việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm.
Davidson M, (1997) khi nghiên cứu các y văn về hậu quả bệnh TTPL nhận thấy:
- Sự khác nhau về tiên lượng của TTPL vẫn tuân theo quy luật có các triệu chứng cảm xúc, khởi phát muộn, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tốt Các triệu chứng âm tính liên quan đến một tiên lượng nặng.
- Sự thiếu hụt nhận thức có liên quan đến các triệu chứng âm tính [25].
- Các yếu tố tiên lượng theo DSM - IV /1994 [27]:
- Có yếu tố thúc đẩy.
- Có tiền sử hoạt động về xã hội, giới tính và lao động tốt.
- Có các triệu chứng cảm xúc (đặc biệt là trầm cảm).
- Không có yếu tố thúc đẩy.
- Tiền sử hoạt động về xã hội, giới tính và lao động nghèo nàn.
- Hành vi cách ly xã hội, tự kỷ.
- Độc thân, li hôn, góa.
Tiên lợng của bệnh tâm thần phân liệt
- Tiền sử gia đình có rối loạn cảm xúc.
- Có sự trợ giúp tốt.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh TTPL.
- Không có sự trợ giúp.
- Có thiếu sót về thần kinh.
- Có chấn thương thời kỳ chu sinh.
- Không thuyên giảm sau 3 năm
Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Lịch sử nghiên cứu và phân loại tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Tâm thần phân liệt thể thanh xuân được Kahlbaum K.L, (1863) mô tả tóm tắt như một bệnh tâm thần ở lứa tuổi thanh niên và được học trò làHecker E, (1871) mô tả tỷ mỉ và coi là một thể bệnh riêng gọi là thể thanh xuân (Hebephrenia) Tâm thần phân liệt thanh xuân ngày càng được các nhà tâm thân học trên thế giới chú ý tới và nghiên cứu như một thể bệnh độc lập với các thể bệnh khác [1], [5], [12], [19] Các nhà tâm thần học cũng đã thống nhất với nhau về lâm sàng cũng như cách phân loại bệnh TTPL nói chung vàTTPL thể thanh xuân nói riêng Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8(ICD-8/1968) lần đầu tiên bệnh TTPL được đưa vào, sau đó là Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 9 (ICD-9/1972) bệnh tâm thần phân liệt được xếp ở mục
295 với các mã số thể bệnh từ 0 đến 9 trong đó TTPL thể thanh xuân mang mã số 295.1 Năm 1992 trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD-
10) tâm thần phân liệt thể thanh xuân được xếp vào mục F20.1 [13]
Trong hệ thống chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần của HộiTâm thần học Mỹ DSM - III, tâm thần phân liệt thanh xuân được xếp vào mụcF295.1 và sau này tại DSM-IV (1994), tâm thần phân liệt thanh xuân được xếp vào mục F295.10 gọi là (Disorganised Schizophrenia) [27].
Vài nét về dịch tễ tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Khi nghiên cứu về TTPL thanh xuân, tùy vào từng nghiên cứu và tùy vùng địa lý các kết quả cũng có sự khác biệt, nhưng nhìn chung các tác giả đều nhận thấy TTPL thể thanh xuân chiếm tỷ lệ không cao trong tâm thần phân liệt chung, tuổi khởi phát thường ở lứa tuổi trẻ
Một nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới vào năm 1997 ở các quần thể của 12 vùng địa lý khác nhau : có 0,44% dân số bị mắc bệnh TTPL lần đầu và trong số này thì số BN bị TTPL thể thanh xuân lại chiếm một tỉ lệ không cao [50].
KÕt quả nghiên cứu khác của Malyszczak, Kubiszewski, Pilecki (2003) còng cho thấy TTPL thể thanh xuân chỉ có tỷ lệ là 17% trong số các bệnh nhân TTPL, trong khi đó thể paranoid có tỷ lệ cao hơn nhiều chiếm tới 40% [43].
Thế nhưng kết quả một nghiên cứu khác của Andriantseheno L.M, và cs năm 2004 trên 376 bệnh nhân tâm thần nói chung ở Madagascar lại cho kết quả khá bất ngờ rằng: có 57 BN được chẩn đoán là TTPL, thì sè bệnh nhân
TTPL thanh xuân là rất cao có (31/57 BN), chiếm tỷ lệ tới 54,4% Thể paranoid chiếm mét tỷ lệ thấp hơn [22]
Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ có kết quả nghiên cứu về tỉ lệ mắc TTPL thể thanh xuân có sự khác nhau nhiều như vậy có thể là do ảnh hưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau.
Năm 2005 Thomas Stompe A B và cs khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tiêu chuẩn chẩn đoán đến tỷ lệ của các thể bệnh Trong nghiên cứu này các tác giả áp dụng hai hệ thống chẩn đoán TTPL thấy rằng: nếu theo quan điểm chẩn đoán của ICD-10 hoặc DSM-4 thì thể thanh xuân chỉ chiếm từ 6%- 7% trong số bệnh nhân được chẩn đoán là TTPL Nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Leonhard hoặc Bleuler thì tỷ lệ TTPL thể thanh xuân lại có tới 12,7% và 18,2%, Kết quả nghiên cứu của Hopper K năm 2007 cũng đồng quan điểm này với Thomas Stompe A.B [56]
Về tuổi khởi phát, trong nhiều nghiên cứu về TTPL thể thanh xuân các tác giả cho rằng đây là thể bệnh có tuổi khởi phát sớm thường gặp ở tuổi trước 20 [4]
Nghiên cứu trên của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 1997 ở các quần thể của 12 vùng địa lý khác nhau thấy rằng về tuổi khởi phát: có tới 50% số bệnh nhân TTPL (trong đó có TTPL thanh xuân) khởi phát khá sớm, từ 15-25 tuổi và nữ giới có tuổi khởi phát muộn hơn so với nam [50].
Beratis và cs (1994) thấy rằng TTPL thể thanh xuân và thể không biệt định chiếm đa số trong tổng số BN tâm thần phân liệt khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên, trong đó thể thanh xuân chiếm ưu thế hơn [33] Fenton.W cũng thấy rằng TTPL thể thanh xuân có tuổi khởi phát sớm hơn so với thể paranoid[69].
Theo các nhà tâm thần học Nga TTPL thanh xuân được xếp vào thể tiến triển ác tính với đặc điểm khởi phát rất sớm thường gặp ở tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên Nghiên cứu của Susunkopxkaia M.Ia, và Drujinina T.A,thấy có74% bệnh nhân TTPL khởi phát từ 13 - 18 tuổi [11].
Vài nét về bệnh sinh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Nhìn chung bệnh nguyên bệnh sinh của TTPL thể thanh xuân cũng như TTPL chung cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chưa có một giả thuyết nào giải thích được đầy đủ cơ chế gây bệnh
Ngoài những giả thuyết chung của TTPL, một số tác giả như Feinberg
I, và Guazzelli M, (1999) cho rằng các triệu chứng trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân là hệ quả của mất sự thống nhất giữa tư duy với hệ thống ”giác quan” của ý thức Ông cho rằng điều này đã sản sinh ra các rối loạn kích động tâm thần vận động, sự hỗn loạn trong tư duy, các rối loạn cảm xúc, các ảo giác thính giác và hoang tưởng [29]
Theo Snejnevski A.V, (1982), tính chất nặng nề trong lâm sàng của TTPL thể thanh xuân là do sự phá hoại sâu sắc và hoàn toàn hoạt động của não bộ mà ở các thể khác không thấy tổn thương này [11].
Một số nghiên cứu khác vÒ hình thái bệnh học (morphopathology) hệ thần kinh trung ương ở các bệnh nhân TTPL thấy rằng ở thể thanh xuân không có sự biến đổi trong hệ thống não thất như các thể khác [12].
Năm 1986 trong nghiên cứu về chức năng bán cầu ở bệnh nhân TTPL thuận tay phải, Spivak B,nhận thấy ở bệnh nhân TTPL thể thanh xuân có sự suy chức năng cả hai bán cầu trong khi ở thể paranoid chỉ suy chức năng ở bán cầu phải [68].
1.4.4 Đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt thể thanh xuân.
1.4.4.1 Giai doạn khởi phát.(giai đoạn tiền triệu) Đã có rất nhiều nghiên cứu về lâm sàng bệnh TTPL ở các thể bệnh khác nhau Mỗi thể bệnh các biểu hiện lâm sàng có những nét đặc trưng riêng
Các nghiên cứu về TTPL thể thanh xuân đều cho rằng đây là một thể bệnh mà thời gian khởi phát thường kéo dài Với những triệu chứng không phù hợp với bệnh tâm thần phân liệt, rất khó phân biệt với nhân cách tiền bệnh lí và một số các rối loạn tâm thần khác Hollis thấy rằng triệu chứng tiền triệu thường gặp là biến đổi hành vi: cách ly xã hội, giảm khả năng học tập và hành vi kỳ quặc xuất hiện trung bình khoảng một năm trước khi khởi phát rõ các triệu chứng dương tính [33]
Snejnevski A.V, (1982) và một số tác giả khác cũng thấy rằng triệu chứng của tâm thần phân liệt thể thanh xuân tiến triển âm ỉ, từ từ thường khó xác định bệnh bắt đầu thực sự từ lúc nào ”Mét thanh niên vốn có năng lực, hoạt bát, cởi mở thì nay lại bỏ học, mất thích thú giao du với bạn bè, thành tích học tập giảm sút, hành vi trở nên vụng về, thô lỗ Người ta thường cắt nghĩa là do biến đổi tính nết theo lứa tuổi hoặc do bị ảnh hưởng xấu, cho đến khi các triệu chứng (ví dụ các ảo giác, những hành vi tác phong vô lý ) xuất hiện rõ người ta mới nghĩ đó là bệnh lí tâm thần” [ 5 ].
Theo Gottlieb B.S (1941) triệu chứng của tâm thần phân liệt thể thanh xuân điển hình thường xuất hiện từ từ, với nhiều than phiền cơ thể không rõ ràng BN cảm thấy có điều gì đó không ổn với mình và trở nên trầm cảm,buồn, chán nản, lo âu, cáu kỉnh, khó chịu, bối rối và sợ hãi Thường trở nên bận tâm nhiều về bản thân và Ýt giao tiếp với gia đình, bạn bè Có một triệu chứng nổi bật là họ nhìn chằm chằm vào gương để tìm ra những thay đổi trên mặt và cơ thể Cùng với đó là sù bối rối và sợ hãi rõ Cuối giai đoạn này BN trở nên khép kín hơn, mất quan tâm đến môi trường , cách ly với thực tại và trở nên bận tâm sâu sắc hơn với nhiều ý tưởng và ý nghĩ như ý tưởng bị hại, bị theo dõi, ý tưởng liên hệ, ý tưởng bị chi phối BN còn định hướng tốt về thời gian, không gian và bản thân, tri giác còn rõ ràng nhưng đã suy giảm khả năng đánh giá Người bệnh bộc lộ một số quan điểm và giải thích các hành động ý nghĩ của mình một cách ương ngạnh Với sự bận tâm về bản thân, họ có thể cười to hoặc khóc một mình vô cớ Với thể thanh xuân không điển hình thì thời gian khởi phát ngắn hơn, các triệu chứng xuất hiện nhanh hơn BN có thể trầm cảm, nghi ngờ và dễ cáu kỉnh Sau đó có thể trở nên khép kín, Èn dật, bận tâm lo lắng, mất quan tâm đến xung quanh và nghi bệnh Thời gian này bệnh nhân thường trở nên bối rối rõ và rối loạn định hướng thời gian và bản thân Người bệnh lôi thôi, bù xù, cười to hoặc khóc không có lý do rõ ràng và có khuynh hướng trở nên bướng bỉnh, khó làm vừa lòng người khác, không vâng lời, và ba hoa [52].
Các tác giả cũng chỉ rõ các triệu chứng đặc trưng, nổi bật của tâm thần phân liệt thể thanh xuân thường gặp và xuất hiện sớm là những triệu chứng âm tính tiến triển liên tục không có sự ổn định rõ và nhanh dẫn đến sa sót [5],
Hoang tưởng (HT) là những ý tưởng, những phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế khách quan mà bệnh nhân tin tưởng hoàn toàn là đúng, là có thật không thể giải thích, đả thông được Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh tâm thần khỏi, thuyên giảm hoặc do điều trị bằng ATK [17].
Nói một cách khác theo McGory P, và McGrath J, (2003), hoang tưởng là các điều tin sai lầm, xa lạ với kinh nghiệm của con người, nó không bị lý luận hợp lý hay suy luận nào làm lung lay [6].
Trong bệnh TTPL, các HT rất đặc trưng, có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh là các HT có tính chất bị động, bị chi phối với tính ổn định cao, cường độ mạnh ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, hành vi của BN như HT chi phối, BN cho rằng có người hoặc thế lực nào đó dùng các phương tiện đặc biệt để điều khiển chi phối ý nghĩ, cảm xúc hành vi của mình Tiếp đến là hoang tưởng bị kiểm tra, bị theo dõi, hoang tưởng tự cao kì quái Các HT này thường kết hợp với ảo giác tạo thành hội chứng ảo giác - paranoid, một hội chứng rất đặc trưng của bệnh TTPL [13], [17].
Trong TTPL thể thanh xuân nghiên cứu của Gottlieb B.S (1941) thấy rằng ở giai đoạn toàn phát có xuất hiện các hoang tưởng: hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị kiểm tra, hoang tưởng bị chi phối BN giải thích các hành động về giới tính như là một sự tận tâm, sự trừng phạt hoặc sự đáp ứng Trạng thái khó hiểu, không thực có thể tồn tại với các ý tưởng mình trở nên vô Ých, tội lỗi và tự kết tội Hoặc có thể có các khuynh hướng tôn giáo hoặc các ý tưởng không xứng đáng với cảm nhận chủ quan mất giá trị về xã hội.Ý tưởng nghi bệnh có thể trở nên rõ ràng và sẽ phát triển thành các hoang tưởng Các hoang tưởng này có thể kết hợp với các ảo giác tạo nên hội chứng ảo giác pazanoid [52].
Một nghiên cứu khác của Snejnevski A.V, (1982) còng thấy rằng ởTTPL thanh xuân hoang tưởng khá đa dạng nhưng không rầm rộ, không thường xuyên mà thường xuất hiện rời rạc, không có chủ đề, chưa hoàn thiện và chưa có hệ thống Cũng có thể điều khiển và chi phối người bệnh nhưng sự xuất hiện cũng như tính chất chi phối nếu có cũng không thường xuyên và cường độ chi phối không mạnh [ 11 ].
Tiến triển và tiên lợng
Bệnh TTPL là một bệnh nặng có khuynh hướng tiến triển mạn tính Đối với TTPL thể thanh xuân về tiến triển và tiên lượng bệnh cũng vẫn tuân theo quy luật chung của bệnh TTPL Kecbicôp và cs (1980) cho rằng trong bệnh cảnh lâm sàng của TTPL thể thanh xuân giai đoạn đầu phát triển chậm, từ từ. Trong thể này Ýt khi quá trình bệnh lý thoái triển hoặc ổn định Bệnh không ngừng tiến triển, xuất hiện cảm xúc đờ đẫn, hành vi tác phong lạ lùng vô lý, đôi khi ngay từ đầu đã xuất hiện và phát triển những nét đặc trưng đối với TTPL giai đoạn cuối [1], [5], [17].
Lamote H, Tan K.L, và Verhoeven W.M, (1998) thấy các triệu chứng của TTPL thể thanh xuân tiến triển từ từ, đặc biệt là hành vi kỳ quái Việc chẩn đoán thể thanh xuân còn phụ thuộc vào các triệu chứng khác, cuối cùng dẫn đến sa sút trí tuệ [39].
Fenton.W cho rằng bệnh TTPL với nhiều triệu chứng âm tính kết hợp với chức năng xã hội trước khi mắc bệnh nghèo nàn cùng với khởi phát từ từ tất yếu có tiên lượng xấu [69].
Về tiên lượng TTPL thể thanh xuân cũng tuân theo quy luật chung, đó là các triệu chứng âm tính thường liên quan đến một tiên lượng nặng.
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Điều trị bệnh TTPL nói chung và thể thanh xuân nói riêng cho đến nay do bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh chưa được sáng tỏ, mặt khác, các triệu chứng lâm sàng rất phức tạp, đa dạng và luôn biến đổi cho nên điều trị bệnh nhân TTPL chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và phải kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau, trong đó liệu pháp hóa dược là quan trọng nhất Cả điều trị cấp tính và điều trị duy trì đều cần phải dùng thuốc hướng tâm thần [1],
Cho đến nay việc điều trị bệnh tâm thần bằng hóa dược vẫn là lựa chọn hàng đầu Liệu pháp này ngày càng không ngừng được hoàn thiện bằng các trải nghiệm thực tiễn điều trị dựa trên các nghiên cứu dược động học lâm sàng
Trong hoá dược trị liệu đÓ đạt được hiệu quả tối ưu và không ngừng nâng cao chất lượng điều trị cần phải luôn chú ý tới một sè các yếu tố mang tính nguyên tắc nh sau :
- Điều trị tích cực, mạnh (Intensive therapie).
- Lựa chọn thuốc thích hợp (Selective therapie).
- Cơ động, không dập khuôn
- Phù hợp với từng cá thể người bệnh
- Giảm tối thiểu những TDKMM của thuốc.
- Phải điều trị đủ thời gian cần thiết với từng người bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh, có theo dõi đánh giá khoa học chặt chẽ, toàn diện [15]
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và sự tiến bộ của y học nói riêng, đặc biệt là ngành hóa dược tâm thần không ngừng phát triển, người ta đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại thuốc ATK đặc biệt là sù ra đời các thuốc ATK thế hệ mới Ngoài tác dụng chống loạn thần tương đương với thuốc ATK cổ điển ATK mới, còn có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng âm tính và làm cải thiện chức năng nhận thức của bệnh nhân TTPL ATK mới còng Ýt tác dụng phụ hơn, nên người bệnh dễ chấp nhận điều trị và người thầy thuốc cũng có nhiều chọn lựa hơn trong quá trình điều trị Điều đó, làm cho việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn [1], [7].
Năm 1997,Martin.J.và CS trong khi nghiên cứu về tác dụng của olanzapine trên bệnh nhân TTPL kháng thuốc, nhận thấy kết quả olanzapin có cải thiện đáng kể về mặt thống kê (p < 0,05) ở cả hai triệu chứng dương tính và âm tính [60]
Theo Sharafi M, (2005) khi nghiên cứu so sánh ATK cổ điển và Clozapine trên bệnh nhân tâm thầ phân liệt bằng sử dụng thang đánh giá triệu chứng dương tính và âm tính PANSS và hình ảnh SPECT Thấy kết quả ở nhóm điều trị bằng Clozapine có cải thiện tốt hơn trên cả hai triệu chứng dương tính và âm tính [62].
Theo nghiên cứu của Meltzer H.I, và McGurk S.R, (1999) cả 3 thuốcATK thÕ hệ mới là clozapine, risperidone và olanzapine đều có tác dụng cải thiện nhận thức ở bệnh nhân TTPL Trong đó, clozapine cải thiện chú ý, nói lưu loát Risperidone có hiệu quả tương đối tích cực với trí nhớ ngắn hạn.Olanzapine giúp cải thiện việc học tập, trí nhớ và nói lưu loát từ [62].
Tuy nhiên việc điều trị TTPL thể thanh xuân vẫn còn là một vấn đề nan giải Nhưng một nghiên cứu điều trị bằng Risperidone năm 1998 của Dubbelman Y.D, Thung F.H và Heeringa M, trên các bệnh nhân nam TTPL thể thanh xuân thấy rằng các triệu chứng rối loạn hành vi được cải thiện nhanh chóng [28].
Joffe G và CS (1996) khi nghiên cứu tác dụng điều trị của clozapine trên bệnh nhân TTPL tác giả nhận thấy có sự cải thiện tốt hơn về lâm sàng (p=0,032) và các chức năng xã hội (p=0,024) ở bệnh nhân TTPL thể thanh xuân so với các thể TTPL khác [57].
Shimizu E, Imai M, Fujisaki M, et al (March 2007) Nghiên cứu về điều trị bằng sốc điện trên một BN tâm thần phân liệt thanh xuân sau 7 năm điều trị bằng các loại ATK cò và mới không có hiệu quả, tác giả nhận thấy có sự cải thiện đáng kể (70-20) điểm số thang BPRS [67].
1.4.6.2 Liệu pháp tái thích ứng xã hội
Tái thích ứng xã hội là liệu pháp quan trọng để phục hồi các chức năng tâm lý, xã hội với mục đích sớm đưa người bệnh trở lại với cộng đồng Cũng là biện pháp quan trọng trong chiến lược điều trị duy trì giữ mức ổn định bệnh lâu dài, phòng tránh tái phát và sự suy giảm trí tuệ do bệnh gây ra.
Liệu pháp tâm lý rất quan trọng, thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc với BN nhằm nâng đỡ họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng về mặt tâm lý Giải toả được các căng thẳng nội tâm Cần giải thích cho các thành viên trong gia đình BN có nhận thức đầy đủ về bệnh TTPL, từ đó có thái độ đúng với BN, chấp nhận sống chung, yêu thương, không xa lánh, hắt hủi họ Giúp đỡ gia đình khi bệnh nhân trong cơn bệnh cấp tính Phát hiện sớm các triệu chứng để can thiệp kịp thời.
Có nhiều liệu pháp tâm lý: liệu pháp hành vi, liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình, liệu pháp âm nhạc… rất quan trọng với BN tâm thần phân liệt Các liệu pháp này có hiệu quả làm giảm các rối loạn chức năng do HT, AG dai dẳng và triệu chứng âm tính gây ra, góp phần phục hồi chức năng nghề nghiệp và tái hòa nhập xã hội thuận lợi hơn cho người bệnh [8]
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia vàBệnh viện Tâm thần Trung ương1 từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 8 năm2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Gồm các bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán Tâm thần phân liệt thể thanh xuân theo ICD - 10 (1992) mục F.20.1 với phiên bản giành cho nghiên cứu như sau:
A Đáp ứng đầy dủ các tiêu chuẩn chung của bệnh tâm thần phân liệt.
B Mét trong hai triệu chứng sau phải có mặt:
(1) Cảm xúc hời hợt hoặc cùn mòn rõ và kéo dài
(2) Cảm xúc không thích hợp hoặc không phù hợp rõ và kéo dài
C Mét trong hai triệu chứng sau phải có mặt:
(1) Hành vi không có mục đích và không gắn với mục tiêu đã được định hướng
(2) Rối loạn tư duy rõ biểu hiện qua lời nói rời rạc, lộn xộn hoặc không mạch lạc
D Các hoang tưởng hoặc ảo giác không được chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng, mặc dù chúng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ.
Loại ra khỏi nhóm nghiên cứu các bệnh nhân sau
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có rối loạn ý thức
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có bệnh nội khoa nặng.
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có nghiện chất.
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, kết hợp phỏng vấn hồi cứu thông tin theo chiều dọc quá trình bệnh lý từ tiền sử đến hiện tại của từng trường hợp.
Cỡ mẫu nghiên cứu “ước tính tỷ lệ trong một quần thể” được tính theo công thức sau: n = 1 2 / 2 2
Z1- /2 = 1,96 (tương ứng với hệ sè tin cậy ở mức xác suất 95%). p = 0,62 là tỷ lệ bệnh nhân TTPLTX có triệu chứng hoang tưởng theo nghiên cứu của tác giả Gottlieb B.S [52]. d: là độ chính xác mong muốn (0,12).
+ Từ các dữ liệu trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 32 bệnh nhân.
Cách thức thu thập số liệu: bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu kế tiếp nhau cho đến khi đủ số lượng theo mẫu.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Cơ sở thu thập thông tin
- Trực tiếp từ bệnh nhân.
- Gián tiếp thông qua người thân của bệnh nhân, đồng nghiệp, tài liệu chuyên môn từ tuyến trước và các bệnh án lưu của các bệnh nhân từ những đợt nằm viện trước(nếu có).
+ Lập bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chuyên biệt, đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thu thập ghi chép, đầy đủ, nhất quán các thông tin cần thiết cho nghiên cứu ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu
+ Tìm hiểu tiền sử quá trình phát triển cơ thể và tâm thần, nhân cách tiền bệnh lý các triệu chứng khởi phát, các đợt tái phát của bệnh(nếu có)
+ Tiến hành phỏng vấn người nhà để tìm hiểu về các triệu chứng tâm thần nh các rối loạn về tư duy, tri giác, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân.
+ Khám lâm sàng chung: nhằm phát hiện và loại trừ các bệnh thực thể kèm theo.
+ Khám tình trạng tâm thần từng đối tượng nghiên cứu xác định các triệu chứng rối loạn tâm thần hiện tại.
- Thời gian bắt đầu xuất hiện.
- Nội dung của triệu chứng, những biểu hiện chủ quan và khách quan của triệu chứng.
- Thời gian tồn tại của triệu chứng.
- Thái độ của bệnh nhân đối với triệu chứng.
- Sự đáp ứng điều trị
+ Theo dõi hàng ngày, kết hợp với theo dõi và điều trị của bác sĩ tại các khoa Các thông tin trong nội dung nghiên cứu được ghi chép đầy đủ trong bệnh án nghiên cứu.
- Làm các xét nghiệm cơ bản
- Các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lý thực tổn,nội khoa, nội tiết.
+ Làm bệnh án nghiên cứu.
+ Đánh giá tiến triển của các triệu chứng bằng lâm sàng và trắc nghiệm:
- Đánh giá lúc vào viện (VV).
- Đánh giá lúc ra viện (RV).
- Đánh giá sau 3 tháng điều trị (T3),(nếu BN đã ra viện thì tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú thông qua người nhà và khám trực tiếp bệnh nhân khi đủ 3 tháng kể từ lúc vào viện).
- Bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Công cụ chẩn đoán: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10/1992), mục F 20.1
- Thang đánh giá Hội chứng dương tính và âm tính (PANSS - The Positive and Negative Syndrome Scale) của Kay (1992) [37].( phụ lục 2)
2.3 Các thông số nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
-Bao gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú và mức sống của nhóm BN nghiên cứu.
2.3.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Khảo sát và phân tích ở các mặt:
- Tuổi khởi phát bệnh và tuổi hiện tại của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được phân chia khảo theo nguyên bản tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới chia theo bậc thang 5 tuổi một bậc [63]: 25
- Thời gian khởi phát: Tính từ khi người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rối loạn tâm thần đến khi bệnh biểu hiện rõ mà gia đình phải đưa đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở ytế.
+Thời gian khởi phát trung bình của nhóm BN nghiên cứu.
- Tính chất khởi phát của bệnh: Theo DSM-4 Có 4 loại khởi phát : + Cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện rầm rộ dưới một tuần.
+ Bán cấp: Các triệu chứng xuất hiện từ trên 1 tuần đến dưới một tháng. + Từ từ: Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 1-3 tháng.
+ Âm ỉ: Không có ranh giới rõ rệt của các triệu chứng cấp.
- So sánh kết quả điều trị của các trường hợp khởi phát cấp và từ từ.
- Đặc điểm triệu chứng giai đoạn khởi phát ( giai đoạn sớm).
+ Rối loạn giấc ngủ; +Thay đổi tính cách; +Các triệu chứng về cơ thể + Rối loạn cảm xúc; +Rối loạn tư duy; +Rối loạn hành vi
- Đặc điểm triệu chứng giai đoạn toàn phát:
A Khảo sát rối loạn về tư duy.
* Các rối loạn nội dung tư duy được phân tích đánh giá là:
Hoang tưởng liên hệ Hoang tưởng nghi bệnh
Hoang tưởng bị truy hại Hoang tưởng tự cao
Hoang tưởng bị chi phối
Hội chứng tâm thần tự động
Tư duy bi phát thanh
Tư duy bị áp đặt Hành vi tự động Các rối loạn nội dung tư duy được phân tích ở các khía cạnh sau:
- Tính chất xuất hiện của triệu chứng
- Số lượng triệu chứng kết hợp trên bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu.
- Thời gian tồn tại của triệu chứng dưới tác động của điều trị.
* Các rối loạn hình thức tư duy cần phân tích đánh giá:
Tư duy rời rạc, không liên quan Tư duy tự kỷ, nói một mình
Tư duy dồn dập Tư duy chậm chạp.
Ngôn ngữ phân liệt Tư duy ngắt quãng
Suy luận bệnh lý Tư duy nghèo nàn
Không nói Ngôn ngữ nghèo nàn về lượng từ
Tư duy hổ lốn Ngôn ngữ nghèo nàn về nội dung
- Thời gian tồn tại của triệu chứng dưới tác động của điều trị
B Khảo sát rối loạn tri giác:
- Khảo sát các loại ảo giác: ảo thanh gồm các loại bình phẩm, thảo luận, ra lệnh, ảo thanh đe dọa, ảo thanh đàm thoại: ảo thị; ảo khứu; trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Số lượng ảo giác trên BN ở nhóm nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm của ảo giác như tính chất xuất hiện, tính chi phối của ảo giác và đáp ứng hành vi của bệnh nhân với các loại ảo giác trên.
C Khảo sát rối loạn cảm xúc
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc cần phân tích:
Cảm xúc không thích hợp Lo âu
Cảm xúc cùn mòn Khí sắc tăng
Cảm xóc không ổn định Trầm cảm
D Khảo sát rối loạn hoạt động.
* Rối loạn hoạt động có ý chí phân tích trên các mặt:
- Thiếu ý chí thể hiện trong cách ăn mặc, tự vệ sinh, tính thụ động, thiếu sáng tạo trong công việc lao động và học tập
- Giảm hoạt động xã hội thể hiện ở sự ngại giao tiếp với xung quanh,với người thân, không thích tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Rối loạn vận động thể hiện như kích động tâm thần vận động hay vận động chậm chạp
+ KÝch động thanh xuân, thường gặp là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa: cười đùa thô bạo, nhăn nhó mặt mày, chạy nhẩy, gào thét, đập phá, nằm ngồi theo những tư thế kỳ lạ [3], [17].
+ Hành vi dị kỳ: bệnh nhân đi lòng vòng, chạy lòng vòng không có điểm đến trong đầu Trời rét không mặc quần áo,bơi lội dưới sông, mùa hè nóng bức thì mặc nhiều lớp quần áo Trang phục lòe loẹt, thêm thắt những chi tiết kỳ quặc như đeo vòng cổ kết bằng cỏ cây hay dây thừng [12], [17], [20].
+ Hành vi đi lang thang.
* Rối loạn hoạt động bản năng được phân tích các mặt :
- Bản năng ăn uống: Ăn bình thường, ăn nhiều, ăn Ýt, ăn vật bẩn.
- Giấc ngủ: Ngủ bình thường, ngủ Ýt, không ngủ.
- Ham muốn tình dục: Bình thường, tăng, giảm, loạn dục.
E Khảo sát rối loạn chức năng nhận thức.
Khảo sát trên các mặt:
+ Thiếu quan tâm chú ý trong khi khám bệnh.
+ Chóng mệt mỏi, thiếu nhẫn lại.
+ Bình thường, giảm nhớ, đãng trí.
- Rối loạn khả năng nhận thức về bệnh tật và việc phải tuân thủ điều trị.
2.3.3 Các yếu tố liên quan.
- Yếu tố tiền sử gia đình.
- Tiền sử sản khoa: khi mẹ mang thai, can thiệp sản khoa
- Yếu tố tính cách tiền bệnh lý.
2.3.4 Nhận xét về điều trị
- Các nhóm an thần kinh đã dùng trên đối tượng nghiên cứu: liều lượng, liều trung bình, thời gian điều trị.
- Nhận xét thời gian điều trị trung bình các triệu chứng: tư duy, nhận thức, cảm xúc và hành vi trên đối tượng nghiên cứu.
- Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của ATK trên đối tượng nghiên cứu.
- Nhận xét đáp ứng điều trị bằng thuốc của đối tượng nghiên cứu bằng lâm sàng và trắc nghiệm ( trắc nghiệm dựa vào thang PANSS).
2.4 Phân tích kết quả và xử lý số liệu.
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình xử lý số liệu EPIINFO 6.04.
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
+ Đề cương được Hội đồng khoa học Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y
Hà Nội, Viện Sức khoẻ Tâm Thần Quốc gia, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, thông qua và cho phép.
Các hoang tởng hoặc ảo giác không đợc chiếm u thế trong bệnh cảnh lâm sàng, mặc dù chúng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ
Phơng pháp nghiên cứu
C Mét trong hai triệu chứng sau phải có mặt:
(1) Hành vi không có mục đích và không gắn với mục tiêu đã được định hướng
(2) Rối loạn tư duy rõ biểu hiện qua lời nói rời rạc, lộn xộn hoặc không mạch lạc
D Các hoang tưởng hoặc ảo giác không được chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng, mặc dù chúng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ.
Loại ra khỏi nhóm nghiên cứu các bệnh nhân sau
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có rối loạn ý thức
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có bệnh nội khoa nặng.
+ Những bệnh nhân TTPL thanh xuân có nghiện chất.
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, kết hợp phỏng vấn hồi cứu thông tin theo chiều dọc quá trình bệnh lý từ tiền sử đến hiện tại của từng trường hợp.
Cỡ mẫu nghiên cứu “ước tính tỷ lệ trong một quần thể” được tính theo công thức sau: n = 1 2 / 2 2
Z1- /2 = 1,96 (tương ứng với hệ sè tin cậy ở mức xác suất 95%). p = 0,62 là tỷ lệ bệnh nhân TTPLTX có triệu chứng hoang tưởng theo nghiên cứu của tác giả Gottlieb B.S [52]. d: là độ chính xác mong muốn (0,12).
+ Từ các dữ liệu trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 32 bệnh nhân.
Cách thức thu thập số liệu: bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu kế tiếp nhau cho đến khi đủ số lượng theo mẫu.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Cơ sở thu thập thông tin
- Trực tiếp từ bệnh nhân.
- Gián tiếp thông qua người thân của bệnh nhân, đồng nghiệp, tài liệu chuyên môn từ tuyến trước và các bệnh án lưu của các bệnh nhân từ những đợt nằm viện trước(nếu có).
+ Lập bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chuyên biệt, đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thu thập ghi chép, đầy đủ, nhất quán các thông tin cần thiết cho nghiên cứu ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu
+ Tìm hiểu tiền sử quá trình phát triển cơ thể và tâm thần, nhân cách tiền bệnh lý các triệu chứng khởi phát, các đợt tái phát của bệnh(nếu có)
+ Tiến hành phỏng vấn người nhà để tìm hiểu về các triệu chứng tâm thần nh các rối loạn về tư duy, tri giác, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân.
+ Khám lâm sàng chung: nhằm phát hiện và loại trừ các bệnh thực thể kèm theo.
+ Khám tình trạng tâm thần từng đối tượng nghiên cứu xác định các triệu chứng rối loạn tâm thần hiện tại.
- Thời gian bắt đầu xuất hiện.
- Nội dung của triệu chứng, những biểu hiện chủ quan và khách quan của triệu chứng.
- Thời gian tồn tại của triệu chứng.
- Thái độ của bệnh nhân đối với triệu chứng.
- Sự đáp ứng điều trị
+ Theo dõi hàng ngày, kết hợp với theo dõi và điều trị của bác sĩ tại các khoa Các thông tin trong nội dung nghiên cứu được ghi chép đầy đủ trong bệnh án nghiên cứu.
- Làm các xét nghiệm cơ bản
- Các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lý thực tổn,nội khoa, nội tiết.
+ Làm bệnh án nghiên cứu.
+ Đánh giá tiến triển của các triệu chứng bằng lâm sàng và trắc nghiệm:
- Đánh giá lúc vào viện (VV).
- Đánh giá lúc ra viện (RV).
- Đánh giá sau 3 tháng điều trị (T3),(nếu BN đã ra viện thì tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú thông qua người nhà và khám trực tiếp bệnh nhân khi đủ 3 tháng kể từ lúc vào viện).
- Bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Công cụ chẩn đoán: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10/1992), mục F 20.1
- Thang đánh giá Hội chứng dương tính và âm tính (PANSS - ThePositive and Negative Syndrome Scale) của Kay (1992) [37].( phụ lục 2)
Các thông số nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
-Bao gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú và mức sống của nhóm BN nghiên cứu.
2.3.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Khảo sát và phân tích ở các mặt:
- Tuổi khởi phát bệnh và tuổi hiện tại của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được phân chia khảo theo nguyên bản tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới chia theo bậc thang 5 tuổi một bậc [63]: 25
- Thời gian khởi phát: Tính từ khi người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rối loạn tâm thần đến khi bệnh biểu hiện rõ mà gia đình phải đưa đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở ytế.
+Thời gian khởi phát trung bình của nhóm BN nghiên cứu.
- Tính chất khởi phát của bệnh: Theo DSM-4 Có 4 loại khởi phát : + Cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện rầm rộ dưới một tuần.
+ Bán cấp: Các triệu chứng xuất hiện từ trên 1 tuần đến dưới một tháng. + Từ từ: Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 1-3 tháng.
+ Âm ỉ: Không có ranh giới rõ rệt của các triệu chứng cấp.
- So sánh kết quả điều trị của các trường hợp khởi phát cấp và từ từ.
- Đặc điểm triệu chứng giai đoạn khởi phát ( giai đoạn sớm).
+ Rối loạn giấc ngủ; +Thay đổi tính cách; +Các triệu chứng về cơ thể + Rối loạn cảm xúc; +Rối loạn tư duy; +Rối loạn hành vi
- Đặc điểm triệu chứng giai đoạn toàn phát:
A Khảo sát rối loạn về tư duy.
* Các rối loạn nội dung tư duy được phân tích đánh giá là:
Hoang tưởng liên hệ Hoang tưởng nghi bệnh
Hoang tưởng bị truy hại Hoang tưởng tự cao
Hoang tưởng bị chi phối
Hội chứng tâm thần tự động
Tư duy bi phát thanh
Tư duy bị áp đặt Hành vi tự động Các rối loạn nội dung tư duy được phân tích ở các khía cạnh sau:
- Tính chất xuất hiện của triệu chứng
- Số lượng triệu chứng kết hợp trên bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu.
- Thời gian tồn tại của triệu chứng dưới tác động của điều trị.
* Các rối loạn hình thức tư duy cần phân tích đánh giá:
Tư duy rời rạc, không liên quan Tư duy tự kỷ, nói một mình
Tư duy dồn dập Tư duy chậm chạp.
Ngôn ngữ phân liệt Tư duy ngắt quãng
Suy luận bệnh lý Tư duy nghèo nàn
Không nói Ngôn ngữ nghèo nàn về lượng từ
Tư duy hổ lốn Ngôn ngữ nghèo nàn về nội dung
- Thời gian tồn tại của triệu chứng dưới tác động của điều trị
B Khảo sát rối loạn tri giác:
- Khảo sát các loại ảo giác: ảo thanh gồm các loại bình phẩm, thảo luận, ra lệnh, ảo thanh đe dọa, ảo thanh đàm thoại: ảo thị; ảo khứu; trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Số lượng ảo giác trên BN ở nhóm nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm của ảo giác như tính chất xuất hiện, tính chi phối của ảo giác và đáp ứng hành vi của bệnh nhân với các loại ảo giác trên.
C Khảo sát rối loạn cảm xúc
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc cần phân tích:
Cảm xúc không thích hợp Lo âu
Cảm xúc cùn mòn Khí sắc tăng
Cảm xóc không ổn định Trầm cảm
D Khảo sát rối loạn hoạt động.
* Rối loạn hoạt động có ý chí phân tích trên các mặt:
- Thiếu ý chí thể hiện trong cách ăn mặc, tự vệ sinh, tính thụ động, thiếu sáng tạo trong công việc lao động và học tập
- Giảm hoạt động xã hội thể hiện ở sự ngại giao tiếp với xung quanh,với người thân, không thích tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Rối loạn vận động thể hiện như kích động tâm thần vận động hay vận động chậm chạp
+ KÝch động thanh xuân, thường gặp là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa: cười đùa thô bạo, nhăn nhó mặt mày, chạy nhẩy, gào thét, đập phá, nằm ngồi theo những tư thế kỳ lạ [3], [17].
+ Hành vi dị kỳ: bệnh nhân đi lòng vòng, chạy lòng vòng không có điểm đến trong đầu Trời rét không mặc quần áo,bơi lội dưới sông, mùa hè nóng bức thì mặc nhiều lớp quần áo Trang phục lòe loẹt, thêm thắt những chi tiết kỳ quặc như đeo vòng cổ kết bằng cỏ cây hay dây thừng [12], [17], [20].
+ Hành vi đi lang thang.
* Rối loạn hoạt động bản năng được phân tích các mặt :
- Bản năng ăn uống: Ăn bình thường, ăn nhiều, ăn Ýt, ăn vật bẩn.
- Giấc ngủ: Ngủ bình thường, ngủ Ýt, không ngủ.
- Ham muốn tình dục: Bình thường, tăng, giảm, loạn dục.
E Khảo sát rối loạn chức năng nhận thức.
Khảo sát trên các mặt:
+ Thiếu quan tâm chú ý trong khi khám bệnh.
+ Chóng mệt mỏi, thiếu nhẫn lại.
+ Bình thường, giảm nhớ, đãng trí.
- Rối loạn khả năng nhận thức về bệnh tật và việc phải tuân thủ điều trị.
2.3.3 Các yếu tố liên quan.
- Yếu tố tiền sử gia đình.
- Tiền sử sản khoa: khi mẹ mang thai, can thiệp sản khoa
- Yếu tố tính cách tiền bệnh lý.
2.3.4 Nhận xét về điều trị
- Các nhóm an thần kinh đã dùng trên đối tượng nghiên cứu: liều lượng, liều trung bình, thời gian điều trị.
- Nhận xét thời gian điều trị trung bình các triệu chứng: tư duy, nhận thức, cảm xúc và hành vi trên đối tượng nghiên cứu.
- Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của ATK trên đối tượng nghiên cứu.
- Nhận xét đáp ứng điều trị bằng thuốc của đối tượng nghiên cứu bằng lâm sàng và trắc nghiệm ( trắc nghiệm dựa vào thang PANSS).
2.4 Phân tích kết quả và xử lý số liệu.
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình xử lý số liệu EPIINFO 6.04.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
+ Đề cương được Hội đồng khoa học Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y
Hà Nội, Viện Sức khoẻ Tâm Thần Quốc gia, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, thông qua và cho phép.
+ Chúng tôi thông báo rõ mục đích nghiên cứu với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và chỉ đưa vào danh sách nghiên cứu khi có sự đồng ý của họ.
+ Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật.
+ Đây là nghiên cứu mô tả nên mọi chỉ định dùng thuốc đều do bác sỹ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ là 55,56% và nữ giới (44,44%), tỷ lệ nam/nữ = 1,25/1 So sánh thấy không có sự khác biệt p>0,05 (p=0,346; c 2 =0,89).
Bảng 3.2 Đặc điểm lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Đa số tập trung vào lứa tuổi 16-24 tuổi (86,12%), lứa tuổi 25-34 tuổi chỉ chiếm 8,33% Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: 19,97 ± 2,80 Tuổi thấp nhât là 15 tuổi, cao nhất là 26 tuổi có một trường hợp
Bảng 3.3 Đặc điểm trình độ học vấn nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm Sè BN Tỷ lệ%
Trung học phổ thông 17 47,23 ĐH - THCN 4 11,11
Hôn nhân Chưa kết hôn 31 86,11
Nhận xét: về học vấn trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (47,23%), và thấp nhất là tiểu học (8,33%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p