1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tp hồ chí minh đến năm 2010

88 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Trên Địa Bàn Tp Hồ Chí Minh Đến Năm 2010
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố TP HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 567 KB

Cấu trúc

  • I. Khái quát chung về KCN (6)
    • 1.1. Khu công nghiệp (6)
    • 1.2. Khu chế xuất (6)
    • 1.3. Khu công nghệ cao (7)
    • 2. Đặc điểm cơ bản của KCN ở Việt Nam và phân biệt nó với khu chế xuất (8)
      • 2.1. Đặc điểm cơ bản của KCN ở Việt Nam (8)
      • 2.2. Phân biệt khu công nghiệp với khu chế xuất (9)
    • 3. Phân loại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (12)
  • II. Điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành KCN và các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của các KCN (14)
    • 1. Điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành các KCN (14)
      • 1.1. Điều kiện hình thành (14)
      • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành các khu công nghiệp (15)
    • 2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của các KCN (17)
      • 2.1. Tỉ lệ diện tích được điền đầy (17)
      • 2.2. Số dự án đầu tư (17)
      • 2.3. Tổng số vốn đầu tư (18)
      • 2.4. Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất khu công nghiệp (18)
      • 2.5. Quy mô của một dự án đầu tư (18)
      • 2.6. Sè lao động (18)
  • III. Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (18)
    • 1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân (19)
    • 4. Đối với phát triển xã hội (21)
  • IV. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển các KCN (22)
    • 1. Các KCN tỉnh Bình Dương (22)
      • 1.1. Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Bình Dương (22)
      • 1.2. Bài học kinh nghiệm của Bình Dương trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho TP Hồ Chí Minh (23)
    • 2. Các KCN tỉnh Đồng Nai (24)
      • 2.1. Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Đồng Nai (24)
      • 2.2. Bài học kinh nghiệm của Đồng Nai trong phát triển các KCN có thể vận dụng (24)
  • I. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh (1996 -2003) (26)
    • 1. Những thành quả đạt được (26)
      • 1.1. Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng với tốc độ cao (26)
      • 1.2. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực (28)
      • 1.3. Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng (29)
      • 1.4. Lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi (29)
      • 1.5. Đời sống dân cư được cải thiện. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được tăng cường. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững (30)
    • 2. Những khó khăn và yếu kém (31)
      • 2.1. Tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé; hạ tầng kỹ thuật; trình độ công nghệ chưa đồng bộ (31)
      • 2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ còn thấp (31)
      • 2.3. Cơ chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện và sự chậm trễ trong cải cách hành chính là yếu tố cản trở quá trình phát triển (32)
      • 2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề người lao động chưa theo kịp với nhu cầu phát triển (33)
  • II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2003 (34)
    • 1. Sự cần thiết phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (34)
      • 1.1. Phát triển các KCN là nội dung không thể tách rời trong tổng thể phát triển (34)
      • 1.2. Phát triển KCN TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch là đòi hỏi tất yếu của quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp trong cả nước (35)
      • 1.3. Phát triển KCN là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu (35)
      • 1.4. Phát triển KCN - nhân tố quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công nghiệp TP trong quá trình hội nhập cả nước và khu vực (36)
    • 2. Thực trạng về số lượng và quy mô các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (37)
      • 3.1. Về chỉ tiêu tỉ lệ lấp đầy (41)
      • 3.2. Về chỉ tiêu số dự án đầu tư (43)
      • 3.3. Về chỉ tiêu tổng vốn đầu tư (44)
      • 3.4. Quy mô của một dự án đầu tư (45)
      • 3.5. Tỉ lệ VĐT trên một đơn vị diện tích đất KCN (46)
      • 3.6. Sè lao động Việt Nam làm việc tại các KCN (47)
    • 4. Đánh giá chung về sự hình thành và phát triển của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (48)
      • 4.1. Những mặt tích cực cần phát huy (48)
      • 4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân (49)
  • III. Đánh giá về vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2003 (52)
    • 1. Những đóng góp tích cực (52)
      • 1.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế (52)
      • 1.2. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu (53)
      • 1.3. Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương (54)
      • 1.4. Góp phần đổi mới công nghệ (55)
      • 1.5. Tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực (56)
      • 1.6. Góp phần đổi mới cơ chế quản lý và cải thiện môi trường đầu tư (57)
    • 2. Những tác động tiêu cực (58)
      • 2.1. Ô nhiễm môi trường tại các địa phương có KCN (58)
      • 2.2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (59)
      • 2.3. Những bất cập (về mặt xã hội) do sù di chuyển lao động vào các KCN (60)
  • I. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các KCN nói riêng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 (62)
    • 1. Những thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP nói chung và các (62)
    • 2. Những trở ngại đối với quá trình phát triển (64)
  • II. Quan điểm và phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí (66)
    • 1. Quan điểm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 (66)
    • 2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TPHồ Chí Minh đến năm 2010 (67)
      • 2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 (67)
      • 2.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 (70)
  • III. Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 (74)
    • 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch các KCN (75)
      • 1.1. Quy hoạch KCN phải mang tính toàn diện (75)
      • 1.2. Phối hợp, phân công với các địa phương khác trong xây dựng quy hoạch và.75 xây dựng phát triển KCN của vùng kinh tế trọng điểm (75)
      • 1.3. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước trong xây dựng và triển khai (76)
    • 2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế nhằm tạo động lực cho KCN (78)
      • 2.1. Nhà nước cần sửa đổi và bổ sung một số chính sách (78)
      • 2.2. Điều chỉnh một số chính sách cụ thể ở địa phương (79)
      • 2.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý KCN (81)
    • 3. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động ở các KCN (83)
    • 4. Một số kiến nghị (84)
  • Kết luận (25)

Nội dung

Ch­ng I Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vÒ Khu c«ng nghiÖp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC 4Lời nói đầu Chương I 6 I Khái quát chung về KCN 6 1 Khái niệm về KCN, KCX 6 1 1 Khu công nghiệp 6 1 2 Khu chế xuất 6 1 3 K[.]

Khái quát chung về KCN

Khu công nghiệp

Hình thức đầu tư vào KCN còn gọi là KCN tập trung mới xuất hiện ở Việt Nam sau khi Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo hình thức khu chế xuất. Khu công nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hiệp các ngành công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh.

Tại Việt Nam, theo Điều 2: “Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”, được Chính phủ ban hành năm 1997 có quy định:

Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.

Khu chế xuất

Khu chế xuất là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Anh là “ExportProcessing Zone” Xung quanh khái niệm chung này cho đến nay có nhiều quan niệm cụ thể khác nhau với nhiều định nghĩa tương ứng Thông thường nội hàm của khái niệm này thường thay đổi tùy theo thời gian và không gian cụ thể Cho đến nay các nhà kinh tế học còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm khu chế xuất.

Tại Việt Nam, khu chế xuất thường được hiểu theo nghĩa hẹp, theo đó, khu chế xuất là một khu vực công nghiệp tập trung sản xuất hàng hoá xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu Khu chế xuất là khu khép kín, có ranh giới địa lý được xác định trong quyết định thành lập khu chế xuất, nhưng biệt lập với các vùng lãnh thổ ngoài khu chế xuất bằng một hệ thống tường rào Khu chế xuất được hưởng một quy chế quản lý riêng quy định tại Quy chế khu chế xuất

Nh vậy, về cơ bản khu chế xuất là khu kinh tế tự do Ở đó, các xí nghiệp công nghiệp được tổ chức ra để chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Thông thường, nước chủ nhà đứng ra xây dựng các cơ sở hạ tầng của khu chế xuất, xây dựng công trình sản xuất và phục vụ đời sống ở đây, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn, thiết bị, nguyên vật liệu từ nước ngoài vào và thuê nhân công của nước chủ nhà tổ chức thành lập khu chế xuất, tiến hành sản xuất hàng hoá để bán trên thị trường thế giới Các mặt hàng dưới dạng máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá xuất khẩu từ khu chế xuất ra thị trường thế giới đều được miễn thuế Tuy nhiên, ở một số KCX, cũng có hoạt độngkinh doanh mua bán lại công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trong nội bộ khu chế xuất hoặc giữa các khu chế xuất với nhau và việc bán hàng hoá do khu chế xuất sản xuất ra trên thị trường nước chủ nhà Chính vì vậy, nó được gọi là khu chế biến xuất khẩu (hay còn gọi là khu chế xuất) Tuy nhiên, còn có một số tên gọi khác nh: Khu mậu dịch tự do (Malaysia), đặc khu kinh tế(Trung Quốc), khu chế xuất tự do (Hàn Quốc) Mặc dù cách gọi tên cụ thể là rất khác nhau, nhưng nhìn chung ở các khu vực này chủ yếu là các hoạt động sản xuất và chế biến còn hoạt động mua bán thì rất Ýt hoặc không thấy.

Khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao ra đời với nhiều tên gọi khác nhau như: trung tâm công nghệ, trung tâm khoa học, thành phố khoa học, khu phát triển công nghiệp, công nghệ cao nhưng mục đích và ý nghĩa chung của nó là xung quanh một cơ sở hạt nhân nào đó thành lập những khu vực, lĩnh vực nhất định với một kết cấu hạ tầng riêng nhằm đảm bảo cho quá trình chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất một cách nhanh chóng và có hiệu quả Các khu công nghệ cao đều có đặc điểm là sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh Việc thành lập khu công nghệ cao ở bất cứ nước nào cũng để nhằm phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, thu hút chất xám để tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học cao hơn hẳn các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm tạo ra các bước đột phá quan trọng để phát triển công nghệ và công nghiệp trong nước Đây là nơi được Chính phủ nước sở tại dành rất nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư, các nhà khoa học vào làm việc và nghiên cứu, ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một chế độ ưu tiên nhất định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Đặc điểm cơ bản của KCN ở Việt Nam và phân biệt nó với khu chế xuất

KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý KCN có những đặc điểm chính sau đây:

- KCN có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong khu để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất (giảm hoặc miễn thuế).

- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước Ở các nước, Chính phủ thường bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nh san lấp mặt bằng, làm đường giao thông Tại Việt Nam, Nhà nước không có đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được hiểu là tiến hành kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và trong nước kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN dành chủ yếu cho thị trường thế giới, đối tượng chủ yếu là phục vụ xuất khẩu Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hoá tiêu dùng, các nhà sản xuất trong KCN rất quan tâm đến việc sản xuất hàng hoá có chất lượng cao với mục đích thay thế hàng nhập khẩu.

- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN lấy điều tiết của thị trường làm chính.

- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn là một vương quốc nhỏ trong một vương quốc nh KCX Các chế độ quản lý hành chính, các quy định liên quan đến ra, vào KCN và quan hệ với doanh nghiệp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng.

- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước.

Ra đời cùng với loại hình KCX, KCN cũng sớm gặt hái được nhiều thành công ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các nước đang phát triển.

2.2 Phân biệt khu công nghiệp với khu chế xuất

Trong mục 1, luận văn đã trình bày khái niệm về KCN, KCX và KCNC.Qua đó, ta thấy có thể dễ dàng phân biệt giữa KCNC với KCN và KCX, nhưng giữa KCN và KCX thì sự khác biệt không rạch ròi nh vậy Do đó, cần phải đi sâu nghiên cứu những điểm giống và khác nhau giữa KCN và KCX nhằm có sự phân biệt rõ ràng giữa KCN và KCX Điều này có ảnh hưởng quyết định đến các phần tiếp theo của luận văn, đặc biệt là trong chương II và chương III Vì vậy nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bản luận văn này.

- KCN và KCX đều là những địa bàn sản xuất công nghiệp gồm nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống, có ranh giới pháp lý riêng, có ban quản lý riêng do Chính phủ thành lập Về cơ sở hạ tầng, KCN, KCX đều được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các doanh nghiệp công nghiệp.

- Về cơ cấu ngành, KCN, KCX đều gồm các ngành truyền thống nh mà trong nước có lợi thế so sánh và các ngành công nghiệp mới nh điện tử, lắp ráp

- KCN có phạm vi hoạt động rộng hơn KCX, nó không chỉ bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu mà còn mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có thể được vào KCN, khác với KCX chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài Các ưu đãi từ phía Chính phủ cũng được thực hiện đối với doanh nghiệp trong KCN chú trọng tới việc sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những doanh nghiệp này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như trong KCX và cũng sẽ được hưởng ưu đãi như trong KCN.

- KCX là khu vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài để xuất khẩu Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.KCX là khu thương mại tự do, bởi vì hàng hoá từ KCX ra nước ngoài và từ nước ngoài vào KCX không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và Ýt bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan Còn quan hệ giữa các doanh nghiệp KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ doanh nghiệp chế xuất trong KCN được hưởng ưu đãi nh doanh nghiệp trong KCX) KCN không phải là khu thương mại tự do mà là khu sản xuất tập trung.

- Về điều kiện ưu đãi, doanh nghiệp KCX được hưởng thuế thu nhập 10%, miễn thuế trong 4 năm đầu đối với doanh nghiệp sản xuất: nộp 15% và miễn 2 năm đối với doanh nghiệp dịch vụ Còn doanh nghiệp KCN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm trong 2 năm; 10% đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và trong 2 năm. Đối với nước sở tại, thì KCX có nhiều mặt lợi hơn so với KCN Điều này có thể được lý giải bởi các lý do sau đây:

+ Doanh nghiệp chế xuất không được trực tiếp sử dụng thị trường nội địa nên nhìn chung là không cạnh tranh với sản xuất trong nước.

+ Nhà nước không lo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp mà ngược lại, nguồn ngoại tệ của xã hội lại được tăng lên nhanh chóng nhờ hoạt động của KCX.

+ Thúc đẩy việc mở cửa thị trường nội địa nhanh hơn, phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu.

Phân loại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù có những đặc điểm chung, những KCN còn có những nét đặc thù thể hiện tính đa dạng của nó, một cách tổng quát có thể chia KCN thành 4 loại:

Một là: các KCN được thành lập trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, KCN Khánh Hoà, KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng), KCN Bình Dương, KCN Tân Tạo, Bình Chiểu (TP Hồ Chí Minh), KCN Sài Đồng B (Hà Nội) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt việc phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp Đối với KCN thuộc loại này thì vấn đề quan trọng nhất là nhanh chóng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, nhất là các công trình xử lý chất thải công nghiệp, đồng thời đảm bảo tính phù hợp trong quy hoạch xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuận tiện cho các doanh nghiệp sử dụng.

Hai là: các KCN được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc di dời các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường, môi sinh mà phải chuyển vào KCN Hiện nay, do các thành phố phát triển nhanh và quy mô lớn hơn, dân cư tập trung đông hơn nên các cơ sở công nghiệp đã xây dùng trong nội thành chẳng những gây mất mỹ quan cho cảnh quan thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường sống cho dân cư đô thị Việc mở rộng các cơ sở này: đổi mới công nghệ khó thực hiện do không còn diện tích đất và xử lý hạ tầng, bảo vệ môi trường tốn kém Thuộc diện cần thiết phải di dời có nhiều cơ sở Do đó việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu di dời là yêu cầu khách quan thực hiện càng sớm càng tốt

Ba là: các KCN hiện đại và có quy mô lớn, xây dựng mới Thuộc loại

KCN này, hiện nay có 20 trong đó có 13 khu (kể cả KCX) do các công ty nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như KCN Hải Phòng - Nomura, KCN Singapore, KCN Long Bình - Amator, KCN Bắc Thăng Long Nhìn chung các KCN này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tiên tiến, đồng bộ và có một số khu vực có nhà máy phát điện riêng, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đổi mới, các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam Khả năng vận động xúc tiến đầu tư có điều kiện hơn do bên nước ngoài tham gia liên doanh rộng ở nhiều nước, có kinh nghiệm tiếp thị.

Bốn là: Các KCN có quy mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản được hình thành ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.

Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ 21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ mặt các KCN Cách phân loại trên sẽ phục vụ cho việc tạo ra những thông tin phong phú và hữu Ých cho các cấp quản lý và hoạch định chính sách.

Điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành KCN và các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của các KCN

Điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành các KCN

Quá trình hình thành các KCN phải tuân thủ những điều kiện sau:

Một là: việc hình thành các KCN phải dựa trên đường lối của Đảng và

Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển công nghiệp trong tương lai của thành phố để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các loại hình KCN trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển và phân bố công nghiệp một cách hợp lý.

Hai là: việc hình thành các KCN đòi hỏi phải được xây dựng quy hoạch cụ thể về mặt bằng KCN Bao gồm những công việc sau:

- Xác định diện tích KCN bao gồm khu sản xuất, khu thương mại, khu làm việc.

- Số lượng các doanh nghiệp và các ngành nghề chủ yếu.

- Xác định nhu cầu lao động, điện, nước và khả năng đáp ứng khác

- Sơ đồ mặt bằng KCN: sơ đồ phân bố các doanh nghiệp trong KCN, các công trình công cộng như công viên, cây xanh.

- Tiến độ xây dùng cho từng hạng mục công trình bao gồm dự án khả thi, giấy phép xây dựng và đấu thầu xây dựng, kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng.

- Xác định các hạng mục công trình liên quan đến các hạng mục ngoài hàng rào.

Ba là: Việc hình thành các KCN phụ thuộc rất lớn vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN, bởi không thể có một KCN mà không có các công trình hạ tầng bên trong Việc triển khai xây dựng KCN bao gồm lựa chọn các đối tác xây dựng có uy tín, triển khai xây dựng theo các hạng mục công trình, công việc này có được thực hiện tốt thì các KCN mới nhanh chóng đi vào hoạt động được Vì vậy, một trong những điều kiện hình thành KCN là phải lựa chọn được đối tác xây dựng có uy tín và kinh nghiệm, qua đó mà các hạng mục công trình được nhanh chóng hoàn thành với chất lượng tốt.

Bốn là: Một điều kiện nữa của việc hình thành các KCN là phải có cơ chế hấp dẫn nhằm khuyến khích đầu tư vào KCN Các KCN là một mô hình sản xuất mới ở nước ta, nó đòi hỏi phải có một cơ chế hoạt động riêng, có như vậy mới phát huy hết tính hiệu quả của nó Hiện nay, Nhà nước ta đã áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giao quyền quản lý trực tiếp cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh.

Do đó, chính quyền địa phương nơi hình thành KCN phải đưa ra các chính sách hấp dẫn phù hợp với KCN đó, và mang tính cạnh tranh so với các tỉnh, thành phố khác, nhằm thu hút các nhà đầu tư

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành các khu công nghiệp

* Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý: Điều kiện tự nhiên và vị trị địa lý luôn là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các KCN, bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi trên một vị trí địa lý hợp lý là cơ sở cho sự thành công của một KCN

Lý luận và thực tế đã chứng minh, KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao lưu hàng hoá giữa KCN với thị trường quốc tế và các vùng còn lại trong nước Đây là một điều kiện cần thiết đối với sự thành công của bất kỳ KCN nào để đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các KCN được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra Do đó, mà có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Các KCN cần được xây dựng ở gần các khu vực đô thị, gần các trung tâm văn hoá - xã hội, có hệ thống giao thông thuận lợi

Ngoài ra, về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, sông, hồ cũng cần phải lưu tâm để tránh gây khó khăn cho quá trình xây dựng và hoạt động sau này.

Nơi có dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi Ých hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là quan trọng hàng đầu, mà cái chính là sự ổn định về chính trị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư

Chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển KCN, vì nếu có chính sách ưu đãi thì các nhà đầu tư sẽ giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh gây nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư Do đó, chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào KCN Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức; không hạn chế việc chuyển vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài; xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Đồng thời, phải có quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định Có nh vậy, các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào KCN và nước chủ nhà mới có thể quản lý tốt được hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.

Chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của KCN Đó là các chính sách về: đầu tư, thương mại, lao động, ngoại hối và các chính sách khác

* Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của vùng

Về điều kiện kinh tế, các KCN phải nằm trong khu vực có chính sách ưu tiên của Nhà nước, đặc biệt là trong các khu vực làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước Những khu vực này có thể được Nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vô chung nhưng có lợi cho cả KCN như: nâng cấp sân bay, mở rộng cảng biển, cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt và được các Bộ, các ngành tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc xây dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc

KCN là nơi không có dân cư sinh sống Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các khu đô thị, các thành phố lân cận, nơi cung cấp đủ nguồn lao động về số lượng và chất lượng Người lao động phải có đủ trình độ cần thiết để tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại Đây là yếu tố hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động của KCN. Đối với các nhà đầu tư, vấn đề cũng rất được quan tâm là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương có đủ cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp, địa chất khu vực KCN phải đảm bảo khả năng để xây dựng các xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp

* Vấn đề giải phóng mặt bằng và giá thuê đất

Một yếu tố nữa cũng có ảnh hưởng là trong việc giải phóng mặt bằng quy hoạch, ngoài việc cần giải phóng nhanh mặt bằng mà cần phải lưu ý đến khả năng đền bù không quá cao để tránh việc đẩy giá đất lên cao làm kém đi tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Giá thuê đất phải được cân đối với khung giá đất ở các địa phương lân cận và của khu vực sao cho thật sự hợp lý, có sức cạnh tranh cao.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của các KCN

2.1 Tỉ lệ diện tích được điền đầy

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác về việc sử dụng mặt bằng các KCN

% Điền đầy = Diện tích đã cho thuê *100%

Tổng diện tích KCN Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có Ých trên tổng diện tích đất được cấp phép theo dự án của KCN Đồng thời qua đó có thể so sánh được thành công trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các khu công nghiệp với nhau.

2.2 Số dự án đầu tư

Chỉ tiêu này nhằm xác định số dự án được đầu tư vào từng KCN và khả năng thu hút các nhà đầu tư đồng thời nó còn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau.

2.3 Tổng số vốn đầu tư

Chỉ tiêu này dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau.

2.4 Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất khu công nghiệp

Tỉ lệ VĐT (tỷ đồng/ha) = Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tổng diện tích KCN (ha) Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó chúng ta có thể đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn của các KCN một cách chính xác hơn.

2.5.Quy mô của một dự án đầu tư

Quy mô của một dự án = Tổng VĐT vào KCNTổng sè dự án đầu tư *100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu hót lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động làm việc tại KCN Qua chỉ tiêu này,chúng ta có thể thấy được lợi Ých của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương có KCN

Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

KCN trở thành một công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện kế hoạch phát triển vùng của Chính phủ, đồng thời tạo ra sự phân công lao động theo hướng chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài ở địa phương Không Ýt vùng nông thôn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hoá, Ýt có khả năng sinh lợi, sau khi xây dựng KCN thu hút các nhà đầu tư kinh doanh, đã trở nên sầm uất, đời sống kinh tế xã hội của vùng như được “lột xác”

Phân tích lý luận tái sản xuất của Mark, mô hình Harrod - Domar và lý thuyết “phân kỳ các giai đoạn phát triển” của Rostow ta kết luận được rằng: Đầu tư là động lực, là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế Mà KCN là một hình thức thu hút đầu tư, do đó nó cũng là một yếu tố của tăng trưởng.

Thực tế phát triển KCN đã thành công ở nhiều nước, như Đài Loan, TháiLan phát triển KCN từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đã thu được những thành tựu to lớn Đến năm 1991, trong 3 KCN của Đài Loan đã có 238 doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 860 triệu USD, trong đó hơn 70% là đầu tư nước ngoài Tổng giá trị xuất khẩu tích lũy đã hơn 35 tỷ USD,đạt kỷ lục tạo việc làm cho 90.000 lao động Còn Thái Lan năm 1960 thu nhậpGDP bình quân là 94 USD/người Qua 3 thập kỷ công nghiệp hóa, năm 1994 công nghiệp đã lên ngôi chiếm 34% GDP và nông nghiệp chỉ còn 10%, 70% giá trị xuất khẩu do các ngành công nghiệp đảm nhận, thu nhập GDP bình quân đầu người năm 1995 đạt 2600 USD Công nghiệp chế tạo từ thập kỷ 60 đến nay là khu vực đóng góp phần quan trọng nhất đối với tiến bộ của cả nước.

Từ lý luận và thực tế cho thấy việc phát triển KCN là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Đó là những tụ điểm tập trung các xí nghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước; đưa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, hỗ trợ các ngành này và phục vụ xuất khẩu; phân bố lại các khu vực sản xuất và sinh hoạt, thực hiện đô thị hoá nông thôn; chuyển dời các cơ sở sản xuất từ nội đô ra ngoại vi, cải tạo môi trường sống cho dân cư đô thị; tạo nhiều việc làm cho dân cư thành thị và nông thôn.

Mặt khác, quá trình phát triển các KCN còn trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Nó có tác dụng như một dây nối kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện quan điểm phát triển giai đoạn 2001 - 2010 mà Đảng ta đã đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là: “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”

2.Đối với quá trình đô thị hoá đất nước

Phát triển KCN là hạt nhân hình thành các khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hoá. Ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dải công nghiệp dọc đường 5: Sài Đồng, Đài Tư, Hải Phòng – Nomura, Phố Nối, Nam Sách; dọc đường 18: BắcThăng Long; Nội Bài, Tiên Sơn, Quế Võ và Cái Lân sẽ góp phần hình thành các đô thị mới Đó là các đô thị vệ tinh: Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, NamThăng Long của Hà Nội, đô thị Vật Cách, Đình Vũ, đường 14 Đồ Sơn của HảiPhòng Đô thị vệ tinh gắn với KCN Cái Lân và KCN Hoành Bồ của Quảng

Ninh Thành phố Hoà Lạc (Hà Tây) được ra đời trong tương lai gần cùng với khu công nghệ cao Hoà Lạc, KCN Phú Cát, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam Đô thị Quế Võ, Bắc Ninh sẽ sớm thành hiện thực cùng với việc phát triển KCN, khu dân cư và dịch vụ đồng bộ do Công ty Kinh Bắc đầu tư, phát triển

Tại TP Hồ Chí Minh, từ năm 1997 đến nay, việc phát triển các KCN ở khu vực Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình phục vụ việc hình thành những điểm dân cư mới nhằm mục tiêu dãn dân, giảm bớt tình trạng quá tải cho khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh.

3.Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Phát triển các KCN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một mô hình kinh tế mới thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các KCN thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thông qua việc ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới và trình độ quản lý hiện đại vào sản xuất;tạo ra các yếu tố để liên kết các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư nước ngoài với công nghiệp trong nước, góp phần tích cực vào việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu; tăng thu nhập ngoại tệ; thực hiện phân công lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

Đối với phát triển xã hội

Mục tiêu phát triển kinh tế suy đến cùng là nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của con người, của xã hội Mục tiêu phát triển xã hội là nhằm nâng cao phúc lợi xã hội cho con người Do đó sự tác động của KCN đối với phát triển kinh tế như đã nói ở trên cũng chính là sự tác động đến xã hội Ngoài ra các KCN còn là những trung tâm tạo việc làm mới, đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động xã hội, hình thành các đô thị vệ tinh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.

Như vậy việc thành lập KCN có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như tổ chức lại cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực.

Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển các KCN

Các KCN tỉnh Bình Dương

1.1 Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Bình Dương

Tính đến tháng 11 năm 2003, Bình Dương đã có hệ thống 10 KCN được cấp giấy phép hoạt động đó là các KCN: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam - Singapore, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Bình Hòa, Tân Định.

Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng KCN bao gồm: 6 KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như công ty Thanh

Lê, 1 KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư nhân trong nước đầu tư,

2 KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư như KCN Việt Hương, 1 KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư đến nay tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Các chủ đầu tư vào KCN rất đa dạng dưới nhiều hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài như KCN Việt Nam-Singapore, công ty trách nhiệm hữu hạn như KCN Việt Hương, các KCN còn lại do nhà nước đầu tư xây dựng

Nhìn chung các KCN của Bình Dương hoạt động có hiệu quả Năm 2003, Bình Dương tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng trong thu hút đầu tư vào các KCN Tính đến giữa tháng 12 năm 2003, tổng vốn đầu tư mà các KCN thu hút được đạt trên 150 triệu USD trong đó có 41 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 79 triệu USD và 36 dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn gần 72 triệu

USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào tỉnh Bình Dương năm

Với 10 KCN đã được Chính phủ cho phép thành lập, Bình Dương là một trong những tỉnh đạt tỷ lệ lấp đầy KCN cao Phần lớn các KCN trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, một số khu có diện tích lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I đạt tỷ lệ 91%, Sóng Thần II 78%, Đồng

An 90%, Bình Đường 82%, Tân Đông Hiệp A 81% Tính đến nay các KCN Bình Dương có 386 dự án còn hoạt động, bao gồm 246 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 886 triệu USD và 140 dự án trong nước với tổng vốn điều lệ 748 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 79 nghìn lao động Năm

2003 doanh thu các doanh nghiệp đạt 886 triệu USD tăng 80% so với cùng kỳ năm 2002

1.2 Bài học kinh nghiệm của Bình Dương trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho TP Hồ Chí Minh

Các KCN có được những thành công như vậy là do được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, đa dạng hoá các thành phần kinh tế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà nước, tư nhân, liên doanh, chính điều này khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN này diễn ra nhanh chóng Đồng thời chú trọng trong việc thu hút vốn vào các KCN thông qua việc ban hành danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài, thông qua việc giới thiệu tiềm năng của tỉnh trên các lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến gọi thầu Ban hành quy định về trình tự xét duyệt dự án đầu tư theo cơ chế đầu tư một cửa, đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ các nhà đầu tư

Bài học thành công của Bình Dương là đa dạng hoá các thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và rất chú trọng trong việc thu hút vốn đây là việc làm rất cần thiết đối với các KCN Sở dĩ đạt được những kết quả như vậy là do có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương, coi trọng công tác quy hoạch, định hướng kêu gọi đầu tư nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào, đồng thời ban hành các danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài Đây là việc làm rất cần thiết đối với các KCN đòi hỏi chính quyền địa phương phải quan tâm.

Các KCN tỉnh Đồng Nai

2.1 Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Đồng Nai

Do những lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển mạnh các KCN Tính đến tháng 11 năm 2003 đã có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đó là : KCN Amata, KCN Nhơn Trạch I, KCN Nhơn Trạch II, KCN Nhơn Trạch III, KCN Gò Dầu, KCN Loteco, KCN Biên Hoà II, KCN Biên Hoà I, KCN Sông Mây, KCN Hồ Nai, KCN Dệt may Nhơn Trạch, KCN An Phước, KCN Tam Phước, KCN Long Thành, KCN Nhơn Trạch V Hình thành sau KCX Tân Thuận và một số KCN khác nhưng đến nay Đồng Nai được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong các KCN Tính đến hết giữa tháng 11 năm 2003, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã cấp mới giấy phép đầu tư cho 54 dự án với tổng vốn đầu tư 184,8 triệu USD và điều chỉnh giấy phép đầu tư tăng vốn đầu tư cho 120 dự án, vốn đầu tư tăng 152,25 triệu USD Nh vậy, đến giữa tháng 11, có 373 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại các KCN Đồng Nai với tổng vốn đăng ký là 5,5 tỉ USD, vốn thực hiện 3,1 tỉ USD; tạo công ăn việc làm cho 1,3 vạn lao động người Việt Nam Đồng Nai là một trong những địa phương có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước.

2.2 Bài học kinh nghiệm của Đồng Nai trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho TP Hồ Chí Minh Để hình thành và phát triển các KCN tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch, đặt các KCN của tỉnh trong mối liên hệ với cả vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm cơ chế thích hợp để gọi vốn đầu tư để sớm lấp đầy phủ kín KCN Cùng với việc hình thành các KCN tỉnh đã khẩn trương xây dựng các khu dân cư tập trung, mở rộng đào tạo nghề để phục vụ KCN, xây dựng chế độ quản lý hành chính mở cửa, cải tiến thủ tục hải quan, tổ chức các dịch vụ có chất lượng và giá cả hợp lý thuận lợi cho việc triển khai sau khi cấp giấy phép

Kết luận chương: Trong quá trình phát triển của đất nước hiện nay thì sự ra đời và phát triển của các KCN là cần thiết, vai trò to lớn của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước là không thể phủ nhận. Ở Việt Nam hiện nay, các KCN đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó các KCN ở Bình Dương và Đồng Nai là phát triển khá hiệu quả, từ đây chúng ta có thể rót ra những bài học kinh nghiệm cho các tỉnh và thành phố khác nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng

TP Hồ Chí Minh là nơi ra đời KCX đầu tiên của Việt Nam, đó là KCX Tân Thuận, sự thành công của KCX này đã tạo tiền đề cho sù ra đời của các KCX, KCN ở Việt Nam nói chung, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng Kể từ khi ra đời đến nay, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội của TP, cả tích cực và tiêu cực, và ngay trong quá trình phát triển của mình các KCN của TP cũng còn những mặt còn tồn tại, cần khắc phục để phát triển

Trong phần tiếp theo, chuyên đề sẽ đi sâu trình bày về thực trạng phát triển của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, những mặt làm được và những mặt chưa làm được, cũng như những tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của TP Hồ Chí Minh.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1996 - 2003

Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh (1996 -2003)

Những thành quả đạt được

1.1 Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng với tốc độ cao

Giai đoạn 1996-2003 kinh tế TP Hồ Chí Minh liên tục tăng trưởng với quy mô năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 GDP của thành phố đạt 70.826 tỷ đồng gần gấp đôi năm 1996 (đạt 37.380 tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của

TP luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, và cao hơn gấp nhiều lần so với một số tỉnh, trong đó đáng chú ý là sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã có những thay đổi đáng kể.

Bảng 1: Tổng sản phẩm vùng giai đoạn 1996-2003 (giá cố định)

Năm GRP( * ) (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (*) GRP (Gross regional production): Tổng sản phẩm vùng (tỉnh, thành phố) Dưới góc độ thống kê GRP được nghiên cứu nh GDP (tổng sán phẩm quốc nội)

Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, đi dần vào thế ổn định, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân thành phố và cả nước, tham gia xuất khẩu ngày một nhiều Đặc biệt sự ra đời của 10 KCN tập trung đã góp phần to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài cũng như đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của công nghiệp thành phố, làm cho vị trí của công nghiệp thành phố so với công nghiệp cả nước không ngừng tăng lên Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 đạt 88.882 tỷ đồng gấp 2,56 lần năm 1996 (đạt 34.770 tỷ đồng)

Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản: tuy diện tích đất cũng nh lao động nông nghiệp giảm, nhưng nhờ đầu tư kỹ thuật, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nên giá trị sản lượng vẫn liên tục tăng lên Cụ thể nh sau:

Bảng 2: Giá trị sản xuất CN và N,L,TS giai đoạn 1996-2003 (giá cố định

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị sản xuất CN (tỷ đồng) 34.770 39.410 44.327 49.560 57.217 66.930 77.021 88.882 Chỉ số phát triển CN (%) 113,34 112,48 111,81 115,45 116,98 115,08 115,40 Giá trị sản xuất N,L,TS (tỷ đồng) 1.314 1.466 1.618 1.814 1.880 2.059 2.209 2.410 Chỉ số phát triển N,L,TS(%) 111,57 110,37 112,11 103,64 109,52 107,29 109,10

Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.2 Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực

Cơ cấu kinh tế TP có sự thay đổi đáng kể cả về cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ, ngược lại ngành công nghiệp với sự xuất hiện của các KCN chiếm tỷ trọng ngày càng lớn Cơ cấu thành phần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm dần tỷ trọng khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước giảm mạnh hơn khu vực nhà nước trong giai đoạn 1996-2000, nhưng đến năm 2002-2003 có dấu hiệu tăng trở lại.

Bảng 3: Cơ cấu GRP giai đoạn 1996 - 2003 (theo giá thực tế) Đơn vị tính: %

*Phân theo ngành kinh tế

*Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế ngoài Nhà nước 39,5 39,0 38,3 38,1 37,6 37,1 37,3 37,6

Khu vực có VĐT nước ngoài 13,5 14,9 16,5 17,2 19,4 20,6 20,8 21,5

Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.3 Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng

Quan hệ kinh tế của TP với các nước được mở rộng và có bước phát triển mới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP liên tục tăng cao, năm 2003 đạt 12.073 triệu USD gấp hơn 1,5 lần năm 1996 (đạt 7.680 triệu USD), duy chỉ có năm 2001, do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tại Mỹ làm cho nhập khẩu tăng chậm, trong khi xuất khẩu giảm mạnh so với năm 2000, dẫn đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với năm trước, nhưng đến năm 2002 khó khăn đã được khắc phục, xuất nhập khẩu của TP lại tiếp tục tăng lên Bên cạnh đó một dấu hiệu đáng mừng nữa trong quan hệ kinh tế quốc tế của TP là cán cân thương mại không ngừng được cải thiện, từ tình trạng nhập siêu năm 1996 (nhập siêu 24 triệu USD) đến năm 2003 đã xuất siêu 2.533 triệu USD Đến nay TP đã có quan hệ xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với khoảng 75 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố (1996-2003) Đơn vị tính: triệu USD

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Xuất khẩu (Triệu USD) 3.828 3.830 3.722 4.647 6.316 6.016 6.425 7.303 Nhập khẩu(Triệu USD) 3.852 4.095 3.620 3.416 3.844 3.936 4.026 4.770 Tổng kim ngạch XNK(Triệu

USD) 7.680 7.925 7.342 8.063 10.160 9.952 10.451 12.073 Cán cân thương mại(Triệu USD) -24 -265 102 1.231 2.472 2.080 2.399 2.533

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.4 Lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi

Lạm phát từng bước được kiềm chế và đẩy lùi, trong các năm 1997, 1999,

2001 có dấu hiệu thiểu phát Nhìn chung giá dịch vụ tương đối tăng nhanh hơn giá hàng hoá

Bảng 5: Chỉ số giá tiêu dùng (tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước) giai đoạn 1996-2003

Năm Chung Hàng hóa Dịch vô

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.5 Đời sống dân cư được cải thiện Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được tăng cường An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững

Bảng 6: Một số các chỉ tiêu xã hội của TP giai đoạn 1996-2003

Tỷ lệ người biết đọc, biết viết (%) 96,47 96,70 96,93 97,16 97,38 97,41 97,50 97,52

Tỷ lệ số xã có trạm y tế (%) 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong những năm vừa qua do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao,nên đời sống người dân TP đã được cải thiện rõ rệt, GDP bình quân đầu người tăng cao, mức chi tiêu cho đời sống cũng tăng lên, hơn thế nữa, cơ cấu chi tiêu cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: chi ăn uống giảm tương đối, ngược lại các khoản chi cho ở, đi lại, học hành, giải trí tăng đáng kể Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần qua các năm từ 10,8% năm 1996 xuống còn 8,73% năm 2003, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt từ 18,1% năm 1996 xuống còn 8% năm 2003 Về y tế 100% số xã trên địa bàn TP đã có trạm y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người dân Về giáo dục tỷ lệ người biết đọc biết viết trên địa bàn TP tăng từ 96,47% năm 1996 lên 97,52% năm 2003.

Bên cạnh đó, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP luôn được giữ vững, số vụ trộm cắp, lừa đảo và các tệ nạn xã hội đã từng bước được khống chế, làm cho người dân an tâm sinh sống và làm việc.

Những khó khăn và yếu kém

2.1 Tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé; hạ tầng kỹ thuật; trình độ công nghệ chưa đồng bộ

Kinh tế TP giai đoạn 1996 - 2003 tăng trưởng với tốc độ rất cao, nhưng không vững chắc, năm 1997 tốc độ tăng trưởng đạt tới 12,092%, nhưng năm

1998 giảm xuống còn 9,029%, đặc biệt năm 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,164% thấp nhất trong giai đoạn này, vì vậy nhiều nhà kinh tế đã ví kinh tế TP

Hồ Chí Minh là “người to nhưng không khoẻ” Tốc độ tăng trưởng tuy có cao hơn cả nước và cao hơn nhiều tỉnh, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người năm 2003 khoảng trên dưới 1500 USD, đó là mức quá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện có tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng nhìn chung còn chưa thoả mãn tốt nhất cho yêu cầu

Trong các doanh nghiệp, thiết bị máy móc đã được đổi mới nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh Ở các đơn vị công nghiệp hệ số hao mòn tài sản cố định gần 25%, nếu tính đủ hao mòn thực tế cả hữu hình và vô hình tỷ lệ đó còn cao hơn Về trình độ công nghệ có 30% tiên tiến, 45,5% trung bình và còn tới 24,5% là lạc hậu

2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ còn thấp

Hiệu quả nói ở đây gồm cả góc độ doanh nghiệp và góc độ xã hội Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết là hiệu quả sử dụng đồng vốn Trong những năm qua hiệu quả sử dụng đồng vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn TP còn chưa cao, tính chung toàn nền kinh tế một đồng vốn chỉ tạo ra được trên 0,2 đồng lợi nhuận một năm Hàng năm số doanh nghiệp bị lỗ khá lớn, thường phải trên 15% Ở góc độ xã hội, hiệu quả kinh tế được thể hiện ở tỷ lệ tích luỹ và huy động GDP vào ngân sách Tỷ lệ tích luỹ của TP dao động từ 30% đến 40% Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 25% đến 35%.

Sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ còn thấp, thể hiện ở chỗ giá còn cao và chất lượng sản phẩm còn thấp tương đối so với hàng ngoại nhập Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là trong khi giá điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và dịch vụ là “đầu vào” của hầu hết các ngành sản xuất đều tăng, mà giá sản phẩm

“đầu ra” lại chỉ tăng chậm, hoặc không tăng, do người mua không chấp nhận, người bán không thể tuỳ tiện tăng giá, do đó người bán phải giảm lãi để tiêu thụ được hàng Đối với các mặt hàng xuất khẩu bị sự cạnh tranh khốc liệt của các nước, nhất là khi hàng rào mậu dịch được dỡ bỏ, khi đó khó khăn sẽ lớn hơn nhiều Mặt khác khi đời sống dân cư được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng trong nước được nâng cao, yêu cầu phẩm chất hàng hoá và dịch vụ cũng được nâng cao tương ứng Trong khi kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, chất lượng hàng hoá còn hạn chế, khó tiêu thụ; đó là chưa nói đến hiện tượng hàng gian, hàng giả v.v làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ của TP gặp khó khăn rất nhiều

2.3 Cơ chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện và sự chậm trễ trong cải cách hành chính là yếu tố cản trở quá trình phát triển

Chính phủ đã đặc biệt quan tâm tháo gỡ những trở ngại trong cơ chế, tạo điều kiện cho địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Song nhiều vướng mắc vẫn còn đó Sức ì của các cơ quan quản lý vẫn còn rất lớn Từ chủ trương đến thực hiện còn không Ýt trở ngại Cái gốc cơ chế và cải cách hành chính là bộ máy Nhà nước và con người.

Quá trình chuyển đổi cơ chế là quá trình vừa gỡ bỏ cơ chế cũ, vừa xây dựng cơ chế mới Sự đoạn tuyệt với cơ chế cũ; xây dựng tiếp thu và vận hành cơ chế mới là cả một quá trình gay go và phức tạp Vì cơ chế cũ đã từng ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của hàng triệu người Chừng nào cơ chế mới chưa hoàn toàn được xác lập theo chiều sâu, thì tiêu cực còn phát sinh, vì trong nền kinh tế thị trường động lực cá nhân được giải toả, nhưng cơ chế quản lý mới chưa hoàn thiện, thì động lực cá nhân sẽ biến dạng, méo mó, dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước khá nghiêm trọng, hiện tượng buôn lậu, hối lộ, tham nhũng và các tiêu cực khác liên tục phát sinh

2.4 Đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề người lao động chưa theo kịp với nhu cầu phát triển

Nguyên nhân chính của những yếu kém và tồn tại trên đây là con người, thiếu hụt những nhà quản lý giỏi, những chủ doanh nghiệp có tài và những người lao động thành thạo công việc.

Cho đến nay bộ máy quản lý vĩ mô vẫn rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc Đây là mảnh đất nảy sinh lối quản lý hành chính quan liêu, tham nhũng và là gánh nặng đối với các đơn vị kinh tế cơ sở Điều đáng ngại là trong đội ngũ cán bộ này còn nhiều người thiếu hiểu biết cần thiết và thiếu đạo đức nghề nghiệp.

Năm 2003, TP có xấp xỉ 2,408 triệu lao động, trong đó có gần 6,5 nghìn người có trình độ trên đại học, trên 25 nghìn cao đẳng, đại học và đội ngũ công nhân kỹ thuật khá đông Nguồn nhân lực đó chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước. Song so với nhu cầu hãy còn quá thiếu và yếu Cơ cấu lao động mất cân đối và yếu về chất lượng đào tạo Mặt khác khâu quản lý, sử dụng còn quá nhiều bất hợp lý, chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ này. Ở đội ngũ quản lý trực tiếp doanh nghiệp, trình độ các giám đốc doanh nghiệp công nghiệp mặc dù có cao hơn các ngành khác, nhưng vẫn còn 25% giám đốc chưa có bằng cấp chuyên môn Điều đó rất tai hại khi họ điều hành cả doanh nghiệp và cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp thời gian qua.

Nhìn chung, các lĩnh vực kinh tế xã hội đều phát triển, kinh tế TP phát triển theo hướng bền vững và thực hiện tương đối tốt quan điểm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong cơ chế chính sách, cũng như về đội ngũ cán bộ v.v , có như vậy kinh tế TP mới phát huy được hết thế mạnh của mình, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, xứng đáng là trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của cả nước Trong bối cảnh đó, sự ra đời của các KCN cùng với quá trình hoạt động và phát triển của nó đã có tác động không nhỏ đối với kinh tế - xã hội của

TP, góp phần vô cùng quan trọng làm cho kinh tế xã hội của TP đi lên theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng ta đã đề ra.

Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2003

Sự cần thiết phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp khác nhau như điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp. Nhiều nước trong đó có Việt Nam nhấn mạnh đến việc hình thành các KCN, KCX là một dạng đặc thù của KCN. Để làm tốt vai trò “đầu tàu” trong phát triển kinh tế của vùng trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TP Hồ Chí Minh cần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đặc biệt là những ngành mà TP có thế mạnh về nguồn lao động kỹ thuật cao, là đầu mối giao thông quan trọng, có cảng biển, sân bay, và đường sông Nhưng việc lựa chọn sản xuất theo mô hình nào phải căn cứ theo định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước và quy hoạch của thành phố Mặt khác việc áp dụng mô hình KCN là phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật trong việc phát triển các ngành công nghiệp của thành phố, bởi

TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư (lớn nhất cả nước với 5,33 triệu dân) nên vấn đề bảo vệ môi trường và môi sinh là hết sức cần thiết trong khi đó ở các huyện ngoại thành diện tích đất trống còn nhiều, dân cư thưa thớt Nh vậy việc hình thành các KCN là cần thiết, nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong nội đô đồng thời tạo điều kiện cho các huyện ngoại thành phát triển kinh tế

1.2 Phát triển KCN TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch là đòi hỏi tất yếu của quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp trong cả nước

Trên cơ sở quán triệt định hướng phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và quy hoạch phát triển các KCN thời kỳ 2001 - 2005 và đến năm 2010, đã được nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng xác định, việc hình thành phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải được tiến hành dựa vào quy hoạch phát triển của địa phương, và của Chính phủ Bên cạnh đó, việc hình thành KCN phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các KCN trong cả nước.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, do đó mọi hoạt động công nghiệp ở đây có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động công nghiệp của cả nước Vì vậy, việc hình thành các KCN trên địa bàn TP là đòi hỏi khách quan trong sự phát triển hệ thống KCN trong cả nước Nếu không có các KCN ở TP Hồ Chí Minh thì mạng lưới KCN của nước ta sẽ mất đi một đỉnh trọng yếu làm cho mạng lưới Êy không thể bền vững và gắn kết với nhau được, và do vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của các KCN cả nước.

1.3 Phát triển KCN là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Trong những năm vừa qua công nghiệp TP Hồ Chí Minh tăng trưởng với tốc độ khá cao, thường đạt trên 11%, năm cao nhất 2001 đạt tới 16,98% (Bảng

2), đồng thời tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GRP cũng tăng liên tục từ 40,1% năm 1996 lên 47,7% năm 2003 (Bảng 3), và ngày càng củng cố được vị trí là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng mừng đó, ngành công nghiệp của TP cũng còn tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong cơ cấu ngành công nghiệp.Điều này thể hiện trên hai mặt: thứ nhất, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh còn khá cao (chiếm 44,5% - năm 2003), trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa cao; thứ hai: tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học thấp còn cao, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học cao còn thấp

Các KCN là nơi có sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng nh ngoài nước, đó là những người có kinh nghiệm quản lý cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao Do đó, việc hình thành các KCN là yêu cầu cần thiết đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp nhằm làm cho ngành công nghiệp TP phát triển hơn nữa, bởi

1.4 Phát triển KCN - nhân tố quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công nghiệp TP trong quá trình hội nhập cả nước và khu vực

Việc hình thành và phát triển các KCN là tất yếu kinh tế của nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển như nước ta nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 là:

“Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế” thì việc phát triển KCN là một giải pháp quan trọng làm dây nối hội nhập các bộ phận của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới.

Phát triển KCN là một trong những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN và coi phát triển KCN là một giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư, tiết kiệm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái tạo ra một cục diện mới về công nghiệp tập trung trong một khoảng thời gian dài.

Thực chất công nghiệp hóa ở nước ta còng nh TP Hồ Chí Minh là chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việc phát triển KCN là giải pháp thực tế để khắc phục tình trạng lạc hậu cả về cơ cấu sản xuất và công nghệ, tình trạng đầu tư dàn trải Về mặt phân bố sự không đồng bộ giữa sản xuất và cơ sở hạ tầng, gom tụ các nguồn lực vào các KCN để nâng cao sức cạnh tranh từng bước mở rộng mức độ hội nhập khu vực và thế giới. Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, khả năng tài chính có hạn, khả năng tiếp cận thị trường, nhất là thị trường thế giới còn hạn chế, phát triển KCN là giải pháp thích hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa trong đó có hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường KCN là một công cụ chuyển giao giúp một đất nước hoặc một địa phương tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới khi thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu, mở rộng các quan hệ thị trường, từng bước thích nghi với thông lệ quốc tế Việc phát triển các KCN đặt nền móng cho bước tìm tòi mô hình kinh tế năng động, làm tác dụng

“đầu tàu” có sức lan tỏa và dẫn dắt đối với sản xuất công nghiệp trong nước.

Xây dựng và phát triển KCN cùng với việc hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch sẽ góp phần hình thành các đô thị mới, giảm bớt sự tập trung quá tải ở trung tâm thành phố.

TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã có quá trình phát triển công nghiệp lâu dài nhưng hiện đang đứng trước những thử thách trong quá trình hội nhập Để thực hiện được vai trò trung tâm phát triển, cải biến sâu sắc cơ cấu công nghiệp khắc phục tình trạng ách tắc về thị trường, công nghệ còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hệ thống công nghệ thiết bị từ nhiều nguồn chắp vá thì việc xây dựng các KCN là giải pháp thực tế mang tính đột phá góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mức độ hội nhập của thành phố với cả nước, khu vực và thế giới.

Thực trạng về số lượng và quy mô các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Các KCN ở TP Hồ Chí Minh vừa ra đời đã gặp ngay cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng của khu vực, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút liên tục từ năm 1998 đến nay Nhờ các công ty phát triển hạ tầng kiên trì vận động đầu tư nước ngoài và chủ động áp dụng nhiều cách làm sáng tạo để vận động đầu tư vốn trong nước nên hầu hết các KCN sau năm năm thành lập đã triển khai giải toả mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi trên 1000 ha trong tổng số hơn

2000 ha được quy hoạch KCN từ đất nông nghiệp kém màu mỡ thành đất công nghiệp có đầy đủ điện, nước, đường giao thông, các cơ sở dịch vụ, các công trình bảo vệ môi trường Trên đó có gần 500 nhà máy đã được xây dựng, làm thay đổi hẳn cảnh quan và cơ cấu kinh tế của nhiều vùng ngoại thành.

Tính đến tháng 11/2003 thành phố Hồ Chí Minh có: 3 khu chế xuất (TânThuận, Linh Trung 1 và Linh Trung 2); 11 khu công nghiệp (Bình Chiểu, Cát Lái(II), Cát Lái (IV), Hiệp Phước, Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tân Tạo, Tân ThớiHiệp, Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Phong Phó); 1 khu công nghệ cao TP Hồ ChíMinh

Bảng 8: Các KCN tại một số địa phương (tính đến tháng 11/2003)

STT Các KCN Diện tích

2 KCN Đài Tư - Hà Nội 40 180

C Các KCN tỉnh Tây Ninh

D CÁC KCN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 147 85

Nguồn: Vụ quản lý các KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay có 11 KCN có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ Với số lượng như vậy, có thể nói, TP Hồ Chí Minh là nơi có nhiều KCN so với các tỉnh, thành phố khác của cả nước, ví như tại Hà Nội mới chỉ có 5 KCN có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ, ở Đà Nẵng là 3 KCN, ở Tây Ninh là 2 và ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 6, thì trên địa bàn TP Hồ Chí Minh con số này là 11, nhưng số lượng các KCN ở TP Hồ Chí Minh vẫn Ýt hơn ở tỉnh Đồng Nai, nơi có tới 15 KCN có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ

Nhìn chung, các KCN ở TP Hồ Chí Minh có quy mô diện tích vừa và nhỏ,khu nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu với diện tích 27 ha, khu lớn nhất là KCN TânTạo với diện tích 444 ha, diện tích bình quân 1 KCN trên địa bàn TP Hồ ChíMinh là 197 ha Trong khi đó diện tích bình quân của 1 KCN ở Tây Ninh là 201 ha; của Đà Nẵng là 287 ha; đặc biệt ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 432 ha, với diện tích khu lớn nhất lên tới 954 ha, khu nhỏ nhất cũng đạt tới 161 ha Tuy nhiên, quy mô diện tích các KCN ở TP Hồ Chí Minh còn lớn hơn so với một số địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các KCN ở phía Bắc, ví như: ở Hà Nội, diện tích bình quân của 1 KCN là 126 ha, khu nhỏ nhất đạt 40 ha (Khu Đài Tư - Hà Nội), trong khi đó diện tích KCN lớn nhất trên địa bàn Hà Nội chỉ đạt 198 ha (Khu Daewoo - Hanel).

Tuy nhiên, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào các KCN trên địa bàn

TP Hồ Chí Minh là khá lớn, bình quân 1 ha đất KCN được đầu tư 1,9 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; so với Đà Nẵng chỉ đạt 0,9 tỉ đồng/ha; con số này ở Tây Ninh là 1,7 và ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,2 Điều này chứng tỏ, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã rất chú trọng vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN, tuy nhiên so với các KCN ở Hà Nội thì mức vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN ở TP Hồ Chí Minh còn khá nhỏ bé; các KCN ở Hà Nội có mức vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên 1 ha đất KCN là 6,6 tỉ đồng/ha.

3.Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn TP giai đoạn 1996 - 2003

Nhìn chung các KCN trên địa bàn TP trong thời gian qua phát triển tương đối thành công, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt chưa làm được, điều này được thể hiện ở một số các chỉ tiêu sau:

3.1 Về chỉ tiêu tỉ lệ lấp đầy

Bảng 9: Tỉ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (tính đến tháng 11/2003)

STT Tên KCN Diện tích đất có thể cho thuê (ha) Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tỉ lệ điền đầy (%)

8 KCN Tây Bắc Củ Chi 143 62,60 43,8

Nguồn: Vụ Quản lý các KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tỉ lệ điền đầy của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bình quân cho tất cả các khu đạt gần 60%, so với tỉ lệ lấp đầy KCN của các tỉnh, thành phố khác (như một số tỉnh, thành ở Bắc Bộ và Trung Bộ) thì đây là một con số tương đối cao Tuy nhiên so với các KCN ở Bình Dương (thường xuyên đạt tỉ lệ lấp đầy trên 50%, có nhiều khu đạt tỉ lệ lấp đầy lên đến 80, 90%) thì đây chưa thể coi là một kết quả đáng tự hào.

Qua bảng 9, ta có thể thấy, ở ba KCN Cát Lái IV, Cát Lái II và khu Phong Phú chưa có các hoạt động sản xuất kinh doanh, hai khu Cát Lái II và Phong Phú mới có quyết định thành lập từ năm 2003 và 2002 nên đến nay vẫn chưa thể cho thuê do chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng Nhưng KCN Cát Lái IV, tuy đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập từ năm 1997 nhưng đến nay vẫn chưa xong giai đoạn đền bù giải toả, điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải xem xét để giải quyết.

Mặt khác, có thể thấy tỉ lệ diện tích được điền đầy ở các KCN là không đồng đều, các khu Bình Chiểu, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Tây Bắc CủChi đạt tỉ lệ lấp đầy cao, trong khi các khu khác đạt tỉ lệ lấp đầy tương đối thấp.Điều này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau Ví như,khu đạt tỷ lệ lấp đầy thấp nhất là KCN Tân Thới Hiệp (đạt 16,3%), mặc dù có hệ thống cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ tương đối tốt với hệ thống cung cấp điện từ huyện Hốc Môn và có đường dây điện riêng phục vụ cho KCN, có trạm cung cấp nước nhưng do KCN này ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm, mà những ngành công nghiệp như vậy ở Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng chưa phát triển Vì vậy tỉ lệ lấp đầy ở KCN này còn hạn chế Trong khi đó, KCN Lê Minh Xuân đạt tỉ lệ lấp đầy cao nhất(71,6%) là do KCN này ngoài vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống dịch vụ phát triển, nó còn ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, đây là một đặc điểm đặc sắc của KCN Lê Minh Xuân so với các KCN khác trên địa bàn TP.

3.2 Về chỉ tiêu số dự án đầu tư

Bảng 10: Số dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

STT Tên KCN Số dự án đầu tư nước ngoài Số dự án đầu tư trong nước Tổng sè

8 KCN Tây Bắc Củ Chi 17 15 32

Nguồn: Vụ Quản lý các KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các KCN của TP Hồ Chí Minh có số dự án đầu tư tương đối lớn, tổng cộng đạt 594 dự án, điều này phần nào thể hiện sự hấp dẫn của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đối với các nhà đầu tư Trong đó KCN Tân Tạo có số dự án đầu tư lớn nhất với 162 dự án, tiếp đến là KCN Lê Minh Xuân (136 dự án), KCN Tân Bình (104 dự án), KCN Vĩnh Lộc (86 dự án), KCN Tân Thới Hiệp và KCN Tây Bắc Củ Chi (cùng đạt 32 dự án), KCN Bình Chiểu (22 dự án), và sau cùng là KCN Hiệp Phước (20 dự án) Nhưng ở các KCN TP Hồ Chí Minh đa phần là các dự án với vốn đầu tư trong nước, số dự án đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn, chỉ đạt 176 trong tổng số 594 dự án đầu tư vào các KCN thời gian qua (chiếm 29,6%), điều này thể hiện các KCN TP Hồ Chí Minh chưa tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Trong khi các KCN ở Bình Dương đạt tới

246 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (tính đến tháng 11/2003), các KCN ở Đồng Nai có 373 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại các KCN (tính đến tháng 11/2003) thì TP Hồ Chí Minh mới chỉ khiêm tốn ở 176 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đây là một vấn đề cần được các cơ quan chức năng xem xét, nhằm tìm ra biện pháp hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3 Về chỉ tiêu tổng vốn đầu tư

Bảng 11: Tổng vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

(tính đến tháng 11/2003) Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tên KCN Tổng VĐT nước ngoài Tổng VĐT trong nước Tổng sè

8 KCN Tây Bắc Củ Chi 1.980 481 2.461

Nguồn: Vụ Quản lý các KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tương đối lớn (đạt 15.060 tỷ đồng) Trong đó KCN Vĩnh Lộc có tổng vốn đầu tư lớn nhất (đạt 2.740 tỷ đồng); khu có tổng vốn đầu tư thấp nhất là KCN Tân Thới Hiệp với 810 tỷ đồng Số liệu tại bảng 11, cho ta thấy, các KCN tại TP Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước hơn các nhà đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư trong nước đạt 8.190 tỷ đồng, trong khi tổng vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 6.870 tỷ đồng Trong các KCN của TP Hồ Chí Minh, chỉ có KCN Bình Chiểu và KCN Tây Bắc Củ Chi là có tổng vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn tổng vốn đầu tư trong nước, còn các KCN khác đều có tổng vốn đầu tư trong nước lớn hơn rất nhiều tổng vốn đầu tư nước ngoài Điều này, một lần nữa khẳng định các KCN của TP Hồ Chí Minh chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3.4 Quy mô của một dự án đầu tư

Bảng 12: Quy mô của một dự án đầu tư vào các KCN tại TP Hồ Chí Minh (tính đến tháng 11/2003)

STT Tên KCN Tổng VĐT

(tỷ đồng) Số dự án VĐT của 1 dự án

8 KCN Tây Bắc Củ Chi 2.461 32 76,91

Nguồn: Vụ Quản lý các KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhìn chung, các dự án đầu tư vào các KCN của TP Hồ Chí Minh có quy mô tương đối lớn, đạt 25,35 tỷ đồng/dự án, đặc biệt ở KCN Hiệp Phước quy mô bình quân một dự án đầu tư lên tới 116,65 tỷ đồng/dự án, ngoài ra KCN Tây Bắc

Củ Chi cũng có quy mô dự án tương đối lớn là 76,91 tỷ đồng/dự án, KCN Bình Chiểu đạt 59,09 tỷ đồng/dự án Tuy nhiên chỉ tiêu này là không đồng đều ở các khu, bên cạnh những khu có quy mô dự án lớn như vậy, là các khu có quy mô dự án nhỏ và vừa; như KCN Tân Tạo có quy mô dự án là 15,38 tỷ đồng/dự án, KCN Tân Bình đạt 15,48 tỷ đồng/dự án, đặc biệt KCN Lê Minh Xuân có quy mô dự án nhỏ nhất, chỉ đạt 9,67 tỷ đồng/dự án. Điều này chứng tỏ KCN Lê Minh Xuân có tỷ lệ lấp đầy cao (71,6% - Bảng

Đánh giá chung về sự hình thành và phát triển của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

4.1 Những mặt tích cực cần phát huy

Quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng mừng Điều này được thể hiện ở các mặt sau:

Một là: Các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được bố trí theo mét quy hoạch hợp lý, hình thành một hệ thống mạng lưới các KCN gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau cùng phát triển Hầu hết các KCN được bố trí tại các vùng ngoại thành, quanh trung tâm TP và gần sân bay, cảng biển, cảng sông và gần các tuyến đường quốc lộ Ngoài ra, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã được bố trí tại những địa bàn hợp lý, ở những nơi thoả mãn rất tốt các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành các KCN về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và giá đền bù đất Mặt khác, đây cũng là những nơi có lợi thế và cơ sở hạ tầng vùng phù hợp với yêu cầu phát triển của từng KCN được xây dựng ở đó Quá trình hình thành các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhìn chung, diễn ra khá thuận lợi, được như vậy là do ở TP Hồ Chí Minh có cơ chế chính sách khá thông thoáng và linh hoạt, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sù ra đời của các KCN

Hai là: Có thể nói quá trình phát triển KCN ở TP Hồ Chí Minh là quá trình biết kết hợp giữa nội lực và ngoại lực trên cơ sở tranh thủ ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực phát triển và ngược lại Sự phối hợp giữa thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước thật sự tạo nên sức mạnh để thu hút đầu tư trong thời gian tới Quá trình phát triển KCN ở TP Hồ Chí Minh cũng chính là quá trình đấu tranh không mệt mỏi giữa cơ chế cũ và cơ chế mới, giữa nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà rõ nét nhất, tập trung nhất là quá trình đấu tranh giữa cơ chế “một cửa, tại chỗ” với cơ chế “nhiều cửa”.

Ba là: Trong quá trình làm công tác giải tỏa đền bù, Ban quản lý đã biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa công tác vận động quần chúng với việc kiên quyết thực hiện các chính sách đền bù phù hợp của Nhà nước, đã làm cho người dân thấy rõ viễn cảnh tương lai mà KCN đem lại.

Bốn là: Sau gần 10 năm xây dựng KCN, đội ngũ cán bộ từ Ban quản lý đến công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp KCN đều trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quản lý cũng như trong công tác phục vụ cho KCN

4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng còn nhiều hạn chế Những hạn chế đó là:

Thứ nhất: Việc giải toả đền bù và cơ sở hạ tầng ngoài tường rào chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của KCN đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường thu hút đầu tư Một số KCN được quy hoạch tại những địa bàn có giá thuê đất cao, hoặc có chính sách đền bù chưa thoả đáng đã làm cho công tác giải phóng mặt bằng KCN diễn ra quá chậm, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bị đình trệ; ví như KCN Cát Lái IV có quyết định thành lập từ năm 1997 nhưng đến cuối năm 2003 vẫn chưa xong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa đi vào hoạt động; điển hình có KCN Tam Bình I phải chuyển đổi thành KCX Linh Trung II. Điều này đã dẫn đến một hậu quả là có nhiều hợp đồng thuê đất đã ký cả năm trời mà chưa có đất giao nên một số nhà đầu tư bỏ đi nơi khác.

Thứ hai: Do đánh giá vai trò vị trí KCN và cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” chưa nhất quán, nên còn hiện tượng cào bằng giữa chính sách bên ngoài và bên trong KCN, không chú trọng đến cơ chế đặc thù của KCN Từ đó, thể hiện không nhất quán về cơ chế tổ chức Trong đó, hệ thống tổ chức chỉ đạo từ trung ương xuống chưa rõ ràng nên làm cho việc điều hành thiếu tập trung thống nhất, mỗi địa phương làm một kiểu Có lúc lại chưa coi KCN là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia để tận dụng thế mạnh của nó đóng góp vào nền kinh tế quốc gia và trong hội nhập quốc tế Nên có lúc đặt ra nhiều chính sách thuế chưa hợp lý, làm cho một số nhà đầu tư nản lòng chuyển sang đầu tư ở nơi khác, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.

Thứ ba: Trong quy hoạch chi tiết KCN có các phân khu chức năng, nhưng quá trình thu hút đầu tư có nơi không thực hiện tốt theo quy định mà chạy theo chỉ tiêu tỉ lệ lấp đầy từ đó gây ra hậu quả về quản lý môi trường phải khắc phục rất phức tạp.

Thứ tư: Do nhiều đầu mối can thiệp vào việc hình thành và quản lý các doanh nghiệp trong KCN, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung thống nhất, gây bất lợi cho công tác quản lý nhà nước Cơ chế “một cửa, tại chỗ” ở đây chưa rõ ràng.

Vì vậy, công tác báo cáo thống kê nắm tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong KCN còn nhiều khó khăn, làm trở ngại trong điều hành quản lý.

Thứ năm: Việc xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ cho KCN như trạm xử lý nước thải, trạm y tế, phương tiện phòng cháy chữa cháy, nhà ở cho công nhân, ký túc xá chuyên gia có nơi làm còn chậm Việc quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN chưa đạt yêu cầu theo quy định của Nghị định 36/CP về KCN, KCX và khu công nghệ cao.

Thứ sáu: Sự phối hợp giữa các phòng với nhau, giữa Ban quản lý với công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, giữa Ban quản lý với các cơ quan chức năng thành phố với các quận huyện có KCN từng nơi, từng lúc chưa đồng bộ, làm hạn chế trong điều hành Mặt khác, với khối lượng công việc ngày càng lớn nhưng tổ chức bộ máy và biên chế còn hạn hẹp, năng lực cán bộ còn có mặt bất cập trước xu thế mới, nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ không đáp ứng yêu cầu của tình hình sắp tới khi quy mô ngày càng mở rộng, công việc ngày càng nặng nề

Thứ bảy: Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa có đủ vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thi công Khi hạ tầng cơ sở bên trong và bên ngoài được xây dựng hoàn chỉnh, các công trình phụ trợ như: thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, nguồn cung ứng lao động sẵn có phải được chuẩn bị đầy đủ, tất cả các yếu tố trên cùng với giá cả thuê đất hợp lý, thì KCN có thể thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong thời gian qua, các Công ty phát triển hạ tầng có xin cấp thêm vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, nhưng không được đáp ứng, vay từ Quỹ ưu đãi đầu tư quốc gia thì được rót nhỏ giọt, vay từ các ngân hàng thì phải có thế chấp tình hình này đã đẩy các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ở các KCN Bên cạnh đó, khả năng quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư

Đánh giá về vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2003

Những đóng góp tích cực

1.1 Góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chung của TP

Các KCN ở TP Hồ Chí Minh ra đời, đã làm cho quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP được tập trung, và do đó các doanh nghiệp công nghiệp có cơ hội tận dụng năng lực sản xuất của nhau, làm tăng khả năng công suất hoạt động của các công trình hạ tầng giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN tiết kiệm được các đầu vào và vì vậy có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất Thêm vào đó, sự ra đời của các KCN đã tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và đây chính là một nhân tố quan trọng làm cho khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của thành phố phát triển rất nhanh Năm 1995, giá trị sản xuất khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.665 tỷ đồng, sang năm 1996, mới chỉ có quyết định thành lập các KCN thì con số này là 6.794 tỷ đồng, nhưng đến năm 1997 khi một số KCN trên địa bàn TP đi vào hoạt động thì giá trị sản xuất khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên đến 9.508 tỷ đồng gấp 1,4 lần năm 1996 Đến năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 25.046 tỷ đồng tăng gấp 3,7 lần năm 1996.

Như vậy, có thể khẳng định các KCN là nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho giá trị sản xuất của ngành công nghiệp TP tăng trưởng từ 34.770 tỷ đồng năm 1996 lên 88.882 tỷ đồng vào năm 2003 (Bảng 2)

Các KCN trên địa bàn TP không những góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, mà nó còn có những tác động tích cực đến những ngành kinh tế khác của TP Ví như, việc các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp trong các KCN là các chủ thể tiêu thụ rất lớn các sản phẩm của ngành nông nghiệp, đây là một nhân tố vô cùng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Vì vậy có thể nói các KCN đã có những đóng góp không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế của thành phố trong thời gian qua, góp phần đưa GRP của thành phố từ 37.380 tỷ đồng năm 1996 lên 70.826 tỷ đồng năm 2003 (Bảng 1)

1.2 Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu

Quá trình mở rộng và phát triển KCN là quá trình đóng góp đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP, góp phần làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp không ngừng tăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu GDP Năm 1996, tỷ trọng ngành công nghiệp là 40,1%, ngành nông nghiệp là 2,9%; đến năm 2003 con số tương ứng là 47,7% và 1,6% (số liệu Bảng

3) Thêm vào đó, sự ra đời của các KCN còn góp phần đáng kể làm chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhẹ trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Năm 1996, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 55,1% (con số tuyệt đối là 19.143 tỷ đồng), khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 25,4% (con số tuyệt đối là 8.834 tỷ đồng), khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 19,5% (số tuyệt đối là 6.794 tỷ đồng) Đến năm 2003, các con số tương ứng là 44,3% (số tuyệt đối là 39.387 tỷ đồng), 27,5% (số tuyệt đối là 24.449 tỷ đồng) và 28,2% (với số tuyệt đối là 25.046 tỷ đồng).

Mặt khác các KCN còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và lao động phổ thông, trong khi đó tỷ trọng lao động phi nông nghiệp và lao động có tay nghề tăng Đây là một kết quả rất hợp lẽ, bởi các KCN là nơi thu hút rất lớn lao động, mà hoạt động trong các KCN là những hoạt động phi nông nghiệp, đòi hỏi những lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Sù ra đời của các KCN trên địa bàn TP đã góp phần quan trọng làm chuyển đổi một vùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội (biến đổi gần 1000 ha trong tổng số hơn 2000 ha được quy hoạch KCN từ đất nông nghiệp kém màu mỡ thành đất công nghiệp có đầy đủ điện, nước, đường giao thông, các cơ sở dịch vụ, các công trình bảo vệ môi trường ) Điển hình sự ra đời của KCN Hiệp Phước mở ra Nhà máy điện Hiệp Phước cùng với hệ thống cảng tổng hợp sẽ được xây dựng Rõ ràng, các KCN trên địa bàn TP trở thành mũi nhọn đột phá để chuyển hướng chiến lược từ một vùng nông nghiệp lạc hậu trở thành một vùng công nghiệp phát triển quy mô lớn trong tương lai, làm động lực không chỉ phát triển TP mà cả khu vực.

1.3 Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương

Cân bằng ngoại thương là một trong những cân đối trọng yếu của kinh tế vĩ mô Do vậy, số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá và kim ngạch xuất khẩu vừa phản ánh năng lực hội nhập, khả năng cân bằng ngoại thương, vừa phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế Trình độ công nghệ, trình độ quản lý tương đối cao và sự am hiểu cùng những mối quan hệ sẵn có với thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp KCN là cơ sở để các doanh nghiệp này thực hiện có hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh hướng về xuất khẩu Do vậy, kim ngạch xuất khẩu trong các KCN tăng trưởng khá đều đặn (ngay cả khi kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh và cả nước giảm sút) và tỷ trọng xuất khẩu luôn tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong các KCN, chỉ tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 38,55 triệu USD, đến năm 2002 con số này đã là 212,93 triệu USD Điều này đã góp phần không nhỏ làm tăng nguồn thu ngoại tệ cải thiện cán cân ngoại thương của TP, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của TP từ 3.828 triệu USD năm 1996 lên 7.303 triệu USD vào năm 2003 (Bảng 4); cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt, từ -24 triệu USD năm 1996 lên 2.533 triệu USD năm 2003 (Bảng 4).

1.4 Góp phần đổi mới công nghệ

Sù ra đời của các KCN là một nhân tố vô cùng quan trọng du nhập kỹ thuật và công nghệ mới Bởi lẽ, các KCN của TP là nơi thu hút nhất các nhà đầu tư nước ngoài khi họ muốn đầu tư vào TP Hồ Chí Minh, trong quá trình đó, họ phải đem công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản lý của họ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN, nhằm đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận tối đa.

Cùng với sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của các KCN, sức

“hấp thu” công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài cũng ngày càng tăng Sự thay đổi về công nghệ và năng lực quản lý tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi về cơ cấu sản xuất, chất lượng, cơ cấu sản phẩm và xuất khẩu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng hàng rẻ tiền mau hỏng, hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám thấp; tăng hàng sử dụng lâu bền, hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao.

Quá trình phát triển trong 11 KCN của TP Hồ Chí Minh cho thấy, giai đoạn đầu, thu hút đầu tư chủ yếu là các ngành: dệt, may, lắp ráp điện tử, nhưng càng về sau, đầu tư vào các lĩnh vực như đúc chính xác, cơ khí, sản xuất phụ tùng, hộp số tự động ô tô, sản xuất cáp điện, sản xuất linh kiện điện tử, kể cả sản xuất “chíp” ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm lẫn kim ngạch xuất khẩu.

1.5 Tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực

Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp luôn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn lao trong quá trình phát triển Vì lẽ đó, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp là một trong những mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước Sự gia tăng đầu tư và nâng cao trình độ công nghệ trong các KCN đã kéo theo mức tăng cầu về lao động nói chung, lao động có trình độ nói riêng Do vậy, đứng ở góc độ lao động và việc làm thì sự phát triển của các KCN đã tạo nên tác động tích cực trên hai phương diện: thu hót lao động; rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật trong lao động Nhờ vậy, góp phần đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề và kỷ luật lao động cùng với tác phong lao động công nghiệp cho người lao động.

Trong những năm vừa qua, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động hoạt động trong khâu xây dựng cơ bản và cung cấp bán thành phẩm, dịch vụ cho các KCN, đóng góp đáng kể vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 10,8% năm 1996 xuống còn 8,73% năm 2003 (Bảng 6) Việc này đã tác động tích cực đến:

- Xoá đói, giảm nghèo Theo con số của các chuyên gia thì hiện có khoảng 50% sè lao động làm việc trong các KCN tại TP Hồ Chí Minh là những người nghèo đến từ nhiều địa phương (chủ yếu là khu vực nông thôn) Tỷ lệ này cho biết số người thoát nghèo trực tiếp là 2,5 vạn Nếu tính thêm sự trợ giúp người thân có thêm nguồn lực để thoát nghèo thì con số thoát nghèo lên tới trên 25 vạn người, góp phần làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 1996 xuống còn 8,0% năm 2003 (Bảng 6) Nh vậy, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng, vùng Nam Bộ và cả nước nói chung.

Những tác động tiêu cực

2.1 Ô nhiễm môi trường tại các địa phương có KCN

Mét trong những mục đích khi xây dựng các KCN của TP là di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ trong nội đô ra ngoại thành, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở những nơi tập trung đông dân cư Nhưng trên thực tế, các KCN của TP chưa làm tốt chức năng này, các công trình xử lý chất thải công nghiệp (rắn, lỏng, khí) chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, chất thải công nghiệp chưa được xử lý tốt làm cho môi trường bị ô nhiễm trên một diện rộng không chỉ trong phạm vi của KCN, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khoẻ con người Nếu tình trạng này còn tiếp tục, trong tương lai không xa chính các KCN này sẽ lại là nơi gây ô nhiễm cho môi trường của TP, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân TP

Theo thống kê của Ban quản lý các KCX - KCN TP Hồ Chí Minh Trong đợt giám sát kiểm tra môi trường của 40 doanh nghiệp ở hai KCN Vĩnh Lộc và

Tây Bắc Củ Chi, có 18/40 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất (chiếm 45%) nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp (11,11%) đạt chuẩn xử lý nước thải Tình hình hoạt động và tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho thấy: trong 11 KCN ở TP Hồ Chí Minh hiện nay có 8 khu được khẳng định là thành công trong giai đoạn đầu nhưng mới chỉ có 2 nhà máy xử lý nước thải tập trung được xây dựng ở KCN Lê Minh Xuân và KCN Tân Tạo Cũng theo Ban quản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh thì số lượng doanh nghiệp có kết quả xử lý khí thải, bụi thải khả quan và hiệu quả hơn so với xử lý nước thải Nhưng qua số liệu tổng kết cho thấy, ô nhiễm do bụi, mùi lại phổ biến hơn trong các KCN cho thấy việc ô nhiễm do khí mùi gây ra không kém phần nan giải Về rác thải, chỉ tính riêng 2 khu: Tân Bình và Tân Tạo mỗi tháng đã thải ra hàng trăm tấn rác Phòng xây dựng môi trường, Ban quản lý các KCX - KCN TP Hồ Chí Minh còng cho biết việc giải quyết rác thải ở các KCN chủ yếu dựa vào những lực lượng dịch vụ công cộng của TP, quận, huyện đảm nhận đến nơi chôn chấp theo quy định

Mặt khác, việc ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, làm gia tăng nhanh chóng mật độ dân số tại những nơi có KCN, tạo ra một lượng lớn rác thải sinh hoạt, làm gia tăng nhu cầu giao thông gây ra khói bụi và tiếng ồn, trong khi đó cơ sở hạ tầng xung quanh KCN chưa đáp ứng kịp Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân quanh vùng KCN, còng nh đời sống của người lao động trong KCN, mặt khác còn làm huỷ hoại môi trường, gây ảnh hưởng lâu dài về sau này

2.2 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp

Việc lấy đất canh tác làm KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trước hết làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng của ngành nông nghiệp, làm cho sản lượng một số mặt hàng của ngành nông nghiệp giảm.

Mặt khác, việc lấy đất canh tác nông nghiệp làm KCN đã ảnh hưởng mạnh đến nguồn sống của người nông dân vùng ngoại thành TP Mặc dù, người nông dân bị lấy đất được đền bù thoả đáng, nhưng thực tế cho thấy, hầu hết những người nông dân đã bị thu hồi đất để làm KCN dùng thu nhập từ tiền đền bù vào việc mua sắm tiêu dùng, Ýt có cơ hội tái tạo nguồn sống mới và họ đứng trước nguy cơ trở thành người nghèo Đây là một nghịch lý, làm gay gắt thêm sự bất ổn định kinh tế - xã hội ở nông thôn.

2.3 Những bất cập (về mặt xã hội) do sù di chuyển lao động vào các KCN

Quá trình thu hót lao động vào các KCN trên địa bàn TP đã tạo ra hiện tượng di chuyển lao động “dao động con lắc” và hiện tượng dân di cư Kiểu “dao động con lắc” là hiện tượng di chuyển lao động hàng ngày hay hàng tuần từ nơi thừa đến nơi làm việc mà không thay đổi chỗ ở Sự di chuyển này làm tăng đối tượng tham gia giao thông và sự tập trung các dịch vụ công cộng.

Trong thời gian qua, do các KCN của TP chưa có nhà ở trong khu lân cận KCN cho người lao động, nên đã tạo ra hiện tượng “dao động con lắc” cùng với hiện tượng như vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu đã tạo nên áp lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng cho khu vực có KCN

Mặt khác, các KCN trên địa bàn TP là nơi tập trung khá lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng thu hút rất lớn lực lượng lao động, đặc biệt là những lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ tay nghề cao Vì vậy, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám” vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kết luận chương: Sự hình thành và phát triển KCN đã đánh dấu một bước phát triển mới của TP Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn 1996 - 2003, tình hình kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh có những bước phát triển rất đáng mừng, làm thay đổi hẳn bộ mặt của TP, trong kết quả phát triển đó có sự đóng góp không nhỏ của các KCN Sù ra đời các KCN là yêu cầu cần thiết trong quá trình phát triển của TP Các KCN trên địa bàn TP được ra đời vào năm 1996, với quy mô diện tích và vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khác nhau, nhưng đều được đặt trên những địa bàn hợp lý phù hợp với các mục tiêu xây dựng KCN và phát huy được thế mạnh của vùng cho việc thực hiện các mục tiêu đó Nhìn chung, trong những năm vừa qua các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phát triển khá thành công, điều này được khẳng định qua một loạt các chỉ tiêu như: tỉ lệ lấp đầy KCN, số dự án đầu tư vào các KCN, tổng vốn đầu tư của các dự án

Với những thành tựu phát triển của mình, kể từ khi ra đời đến nay các KCN trên địa bàn TP đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP, góp phần làm tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế TP nói chung, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thànhphố theo hướng tích cực, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần đổi mới công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo

Tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn bộc lộ nhiều bất cập Các KCN của TP còn chưa phát huy hết những thế mạnh của mình, cũng như cơ chế quản lý KCN còn thiếu thông thoáng, linh hoạt Do vậy quá trình phát triển các KCN của TP Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế xã hội của TP, như vấn đề lấy đất nông nghiệp làm KCN, vấn đề di chuyển lao động và thêm vào đó là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, trong phần tiếp theo, luận văn sẽ trình bày những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các KCN theo hướng phát huy những đóng góp tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của TP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010.

Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các KCN nói riêng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010

Những thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP nói chung và các

Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế TP Hồ Chí Minh nói chung, ngành công nghiệp thành phố nói riêng có những điều kiện thuận lợi cơ bản để tiếp tục phát triển, đó là: Đảng và Nhà nước đã khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của kỳ kế hoạch mới; nhiều dự án đầu tư trong công nghiệp đã hoặc sắp hoàn thành sẽ phát huy năng lực sản xuất trong giai đoạn tới; nhiều cơ hội mới về thị trường được mở ra; môi trường đầu tư; môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi Cụ thể là:

Thứ nhất : tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong khu vực và thế giới là một cơ hội rất tốt cho thu hút các luồng đầu tư nước ngoài cũng như trong nước Với những hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia ký kết đa phương cũng như song phương với các tổ chức quốc tế và các nước sẽ tạo thêm nhiều cơ hội tìm kiếm, phát triển thị trường cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, tăng tốc đầu tư.

Thứ hai: TP Hồ Chí Minh với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, dân số, mức thu nhập dân cư, trình độ dân trí đang và sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn Các nhà đầu tư tới đây không chỉ nhằm vào thị trường trong nước hiện tại mà thực chất thị trường tiềm năng trong tương lai là mục tiêu lớn hơn của họ. Mặt khác, đây cũng là một thị trường đáp ứng các nguồn lực cho sản xuất rất dồi dào với chất lượng tốt Do đó, việc lựa chọn đầu tư để tổ chức sản xuất kinh doanh trong các KCN sẽ dễ dàng hơn cho việc đáp ứng các mục tiêu thị trường của các doanh nghiệp.

Thứ ba: TP Hồ Chí Minh suốt nhiều năm qua luôn giữ vị trí là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước Trong những năm qua, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động ở đây đã từng bước làm quen, thích nghi và ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong môi trường sản xuất kinh doanh với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong đó, quá trình cạnh tranh này đã tạo ra một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp của TP; các doanh nghiệp này đã tích luỹ được những kinh nghiệm, những bài học về quản lý sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, các phương pháp cạnh tranh v.v Từ đó, sự năng động, nhạy bén, táo bạo, quyết liệt là những đặc điểm nổi trội của các doanh nghiệp ở đây.

Thứ tư: TP Hồ Chí Minh đã và sẽ là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học, văn hoá, xã hội lớn của cả nước Các KCN, KCX và những kiểu mẫu phát triển tập trung cho công nghiệp sẽ vẫn là những mô hình thích hợp nhất cho TP.

Thứ năm: TP Hồ Chí Minh có hệ thống hạ tầng thuộc loại tốt nhất của cả nước, bao gồm các hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, cảng Sài Gòn, cùng với hệ thống bưu chính viễn thông đang trên đà phát triển rất mạnh Đây là những điều kiện quan trọng cho các KCN của TP tiếp tục phát triển và thu hút mạnh mẽ đầu tư trong thời gian tới.

Thứ sáu: hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các trường trung học chuyên nghiệp của TP đang trên đà phát triển rất tốt, đã và đang đào tạo, cung cấp nguồn lao động có chuyên môn cho các KCN, mặt khác TP Hồ ChíMinh cũng là nơi thu hút một lực lượng lớn các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý,chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi của cả nước.

Những trở ngại đối với quá trình phát triển

Trên đây là những thuận lợi hết sức to lớn cho sự phát triển của các KCN, còng nh kinh tế xã hội của TP, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không Ýt những khó khăn, trở ngại Những trở ngại đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội TP nói chung là: sự bảo hộ của Nhà nước sẽ ngày càng giảm trong khi thời hạn tham gia đầy đủ vào AFTA đang tiến đến gần; sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn nữa; sức mua của thị trường xã hội vẫn còn hạn chế; nhiều bất cập trong công tác quản lý chưa thể khắc phục nhanh chóng Tất cả những điều đó đòi hỏi phải được nhận thức đầy đủ khi xây dựng định hướng cho thời gian tới

Bên cạnh những trở ngại chung trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP thì sự phát triển của các KCN trong thời gian tới còn gặp những trở ngại sau:

Thứ nhất: Sức Ðp trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN.

Các KCN là một mô hình sản xuất kiểu mới với những ưu thế nổi trội Vì vậy,hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, hàng loạt các KCN đã được xây dựng với mục đích lớn nhất là thu hút đầu tư nước ngoài Do vậy, các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh gặp sức Ðp rất lớn trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết là sức Ðp từ các KCN của các nước trong khu vực, như các KCN của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thêm vào đó là sức Ðp từ các KCN của các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam như Hà

Nội, Bình Dương, Đồng Nai Điều này sẽ làm cho quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN của TP Hồ Chí Minh bị hạn chế rất nhiều.

Thứ hai: Cải cách hành chính chậm không đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư là một yếu tố cản ngại quá trình phát triển của các KCN Chính phủ đã ban hành cơ chế “một cửa, tại chỗ” giao quyền quản lý trực tiếp cho Ban quản lý các KCN Tuy nhiên trong thời gian qua, ở TP Hồ Chí Minh, một số bộ phận quản lý chuyên ngành chưa uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN Mặt khác, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về sự phân cấp quản lý KCN làm cho quá trình thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” không ổn định.

Thứ ba: Nhà nước chưa thực hiện đồng bộ các công trình bên ngoài KCN.

Theo quy chế KCN và Nghị định 10/CP năm 1998 của Chính phủ, Nhà nước sẽ hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào đến tận chân các KCN. Trên thực tế, nhiều con đường dẫn vào KCN chưa được thi công hoặc thi công chưa hoàn chỉnh Đặc biệt các mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc từ trạm nguồn cũng chưa hoàn chỉnh ở một số khu vực.

Thứ tư: Nhà nước chưa có những biện pháp hữu hiệu để di dời các cơ sở sản xuất trong nội thành ra KCN Yêu cầu di dời các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư được đặt ra cách đây vài năm, tuy nhiên, thực tế điều này đã diễn ra rất chậm Việc đầu tư di dời từ nội thành ra các KCN đã được xác định trong quy hoạch chung về xây dựng các KCN của TP, nhưng việc di dời còn gặp nhiều trở ngại Trong đó, việc bán nhà xưởng còn diễn ra chậm, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước Bên cạnh đó, chủ đầu tư kinh doanh khai thác hạ tầng có nguồn vốn rất yếu, chưa có biện pháp hữu hiệu và kịp thời để hỗ trợ cho các đơn vị nằm trong diện di dời.

Qua những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế - xã hội của TP Hồ ChíMinh nói chung, các KCN nói riêng đang có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng còn đó không Ýt những khó khăn là trở ngại của quá trình phát triển, vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế đồng thời hạn chế thách thức, khắc phục khó khăn nhằm phát triển các KCN, thông qua đó phát huy tốt hơn nữa vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Quan điểm và phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí

Quan điểm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010

Việc phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và sự lựa chọn giải pháp để phát triển các KCN cần phải dựa trên các quan điểm phát triển Đó là các quan điểm sau:

Một là: Phải coi việc xây dựng và phát triển hợp lý hệ thống các loại KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính lâu dài góp phần quan trọng đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của

TP Đây là nơi đào tạo nên một lực lượng sản xuất mới, tiên tiến trực tiếp tác động hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế xã hội TP; phát triển, mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế giữa TP với các vùng trong nước và quốc tế; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chỉnh trang và phát triển các đô thị công nghiệp, đô thị mới trên địa bàn của TP Hồ Chí Minh.

Hai là: Quy hoạch phát triển KCN của TP phải phù hợp và gắn kết với quy hoạch kinh tế - xã hội của TP, với quy hoạch của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hoà với các KCN của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất.

Ba là: Phát triển KCN phải đồng bộ với cụm công nghiệp, làng nghề công nghiệp liên kết trên những khu vực, địa bàn có điều kiện vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi, trong mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng phát triển để tạo điều kiện hình thành những thị trấn công nghiệp, tiểu vùng công nghiệp, đô thị công nghiệp mới của TP hoặc của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và không bị ràng buộc bởi giới hạn hoặc bị chia cắt bởi địa giới hành chính giữa các quận, huyện, tỉnh, TP.

Không phát triển các KCN theo kiểu manh mún, phân tán theo kiểu quận huyện nào cũng có, hoặc thấy chỗ nào còn trống thì quy hoạch KCN để giữ đất.

Bốn là: Phát triển các KCN nhằm di dời hoặc phát triển các loại xí nghiệp, cơ sở sản xuất có ô nhiễm của TP phải nằm dưới hạ lưu sông Sài Gòn, không để khu vực dân cư bị ô nhiễm nguồn nước và không khí, tiếng ồn Cần phối hợp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm trong việc quy hoạch các KCN có mức độ ô nhiễm cho toàn vùng.

Năm là: Việc quy hoạch các KCN mới hoặc mở rộng các KCN hiện có phải có sự tham gia ý kiến của nhân dân địa phương tại khu vực quy hoạch (nhất là dân đã qua nhiều thế hệ, sống định cư) để bảo đảm hài hoà lợi Ých của xã hội,của người dân, của doanh nghiệp đầu tư phát triển, kinh doanh hạ tầng KCN.Khắc phục tình trạng coi trọng lợi Ých của doanh nghiệp hơn lợi Ých của người dân trong quy hoạch KCN.

Phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TPHồ Chí Minh đến năm 2010

2.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh đến năm 2010

Trên cơ sở phân tích những thời cơ và thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, trong thời gian tới phương hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung của TP, đó là:

Một là: Duy trì tốc độ tăng trưởng của TP cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2000 - 2010 phấn đấu đạt 12%/năm Riêng giai đoạn 2001 - 2005 đạt bình quân 11%/năm và giai đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 13%/năm Tương ứng với 2 giai đoạn trên,tăng trưởng của khu vực I là 2,0% và 1,7%/năm; khu vực II: 13,0% và12,7%/năm; khu vực III: 9,6% và 13,5%/năm GDP bình quân đầu người tăng từ1.350 USD năm 2000 lên 1.980 USD năm 2005 và 3.100 USD năm 2010.

Hai là: Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu Từ tỷ trọng 53% trong cơ cấu, khu vực dịch vụ phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 50,5% năm 2005 và 51,7% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dùng thay đổi tương ứng 45% năm 2000, đạt 48,1% (2005) và 47,5% (2010); khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2% năm 2000 xuống còn 1,4% năm 2005 và 0,8% năm 2010. Hiện đại hoá các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ nhau, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao, nhưng không thay đổi nhiều trong cơ cấu Khu vực đầu tư nước ngoài sẽ tăng về giá trị tuyệt đối cũng nh cơ cấu suốt cả thời kỳ 2001 - 2010.

Ba là: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các KCN tập trung Phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế - tài chính khu vực Đông Nam Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2000 - 2005 là 22%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 20%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2000 - 2005 là 17%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái.

Bốn là: Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo nhiều việc làm Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo dưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa hộ dân cư giàu nhất và hộ nghèo nhất từ trên 10 lần hiện nay xuống còn 5 - 6 lần vào năm 2010; xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, tiên tiến, mang đậm bản sắc và truyền thống dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh Việc cung cấp nhà ở với giá phù hợp với các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, được đặt ra hàng đầu.

Năm là: Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp và thể chất Coi trọng phát triển khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo.

Sáu là: Phát tiển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị Song song với việc chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hoá vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại Về lâu dài, thành phố là đầu mối lớn về giao thông đường sắt ở khu vực phía Nam,nối với đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và với đường sắt xuyên Á.Kiên quyết dần từng bước thay đổi cơ cấu các loại phương tiện giao thông hoạt động trên địa bàn TP Tập trung giải quyết vấn đề giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển một hệ thống giao thông công cộng (xe Bus) tiện nghi và giá cả vừa phải trong khu vực nội thành, cũng nh phát triển dọc theo trục hành lang nối ra bên ngoài.

Bảy là: Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền TP; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng TP.

Tám là: Phát triển kinh tế, kết hợp giữ vững an ninh chính trị, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực phía Nam và đất nước

2.2 Phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ ChíMinh đến năm 2010

Căn cứ vào quan điểm phát triển các KCN, dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung của TP đến năm 2010, tuỳ theo đặc điểm, tình hình hoạt động của mỗi KCN mà định hướng phát triển KCN đó trong những năm tới cần được xác định hợp lý, đối với KCN mới thành lập, chủ yếu tập trung xây dựng hạ tầng theo kế hoạch, các KCN khác tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao dần tỷ lệ huy động diện tích đất công nghiệp Tuy nhiên phương hướng phát triển của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 cần tập trung những khâu trọng yếu sau:

Một là: tiếp tục phát triển các KCN của TP theo hướng kết hợp quy hoạch ngành với quy hoạch vùng, lãnh thổ và quy hoạch kinh tế - xã hội của TP Để phát huy có hiệu quả KCN phải kết hợp phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi công cộng trong mét quy hoạch tổng thể phát triển vùng (hình thành đô thị công nghiệp, khu kinh tế tổng hợp ) Việc hình thành KCN mới cần được đánh giá trên cơ sở khả năng phát triển hạ tầng và khả năng thu hút đầu tư Đối với địa phương đã có KCN hoạt động hiệu quả, đã sử dụng trên 50% diện tích KCN hiện có, nay có khả năng thu hút đầu tư trong nước, ngoài nước thì có thể thành lập mới KCN Trong trường hợp khác có thể xin được mở rộng quy mô KCN hiện có, hoặc xây dựng cụm công nghiệp chuyên môn hoá và điểm công nghiệp ở địa bàn thích hợp với quy mô hợp lý Trong trường hợp KCN được thành lập sau nhiều năm vẫn chưa có khả năng xây dựng hạ tầng và tiếp nhận các dự án đầu tư, thì có thể cho chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi giấy phép đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư Đi đôi với việc thực hiện quy hoạch các phân khu chức năng là việc thực hiện quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật trong mỗi KCN, thực hiện xây dựng đồng bộ các công trình phục vụ sản xuất (cấp nước, xử lý chất thải ) được đưa vào sử dụng cùng với khi cơ sở sản xuất hoạt động Cần sớm khắc phục tình trạng xem nhẹ việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khu nhà ở ăn nghỉ cho công nhân cạnh KCN Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển KCN còn đòi hỏi cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra các đơn vị thực hiện, tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn những hiện tượng chuyển đổi sai mục đích sử dụng hoặc rút giấy phép đầu tư

Phát triển KCN nhất thiết phải gắn với lợi thế kinh tế vùng, gắn với nhu cầu thị trường, từng bước mở rộng các quan hệ liên kết, hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng KCN (cơ sở sản xuất liên kiện và cơ sở lắp ráp), giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với các cơ sở nguyên liệu

Các hoạt động cung ứng yếu tố sản xuất (đào tạo và cung ứng nguồn lao động, cung ứng các dịch vụ hạ tầng nh điện, nước) ở trong hay ngoài KCN cũng cần được phát triển tương ứng với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp KCN.

Hai là: Triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Các công ty phát triển hạ tầng KCN có nhiệm vụ tổ chức quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng KCN đúng tiến độ, đúng chất lượng công trình, gắn với quy hoạch phát triển ngành và vùng; tập trung xây dựng có trọng điểm, tổ chức thi công hợp lý, chú trọng bảo đảm sự đồng bộ, cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng huy động vốn; giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào Trong đó, vừa bảo đảm xây dựng các công trình sản xuất, vừa chăm lo giải quyết nhà ở cho công nhân, hệ thống xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường Giải quyết nhanh, hợp lý việc giải phóng mặt bằng, kịp giao đất có hạ tầng cho chủ đầu tư xây dựng.

Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2010

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch các KCN

1.1 Quy hoạch KCN phải mang tính toàn diện

Quá trình hình thành và phát triển của các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đến nay, có thể nói là khá thành công Tuy nhiên, việc quy hoạch bên ngoài hàng rào KCN ở TP chưa được chú trọng, điều này phần nào ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của các KCN trên địa bàn TP Ví như: việc chưa chú trọng đến công tác quy hoạch khu nhà ở trong khu lân cận KCN cho người lao động, đã dẫn đến tình trạng người lao động trong các KCN phải đi thuê nhà trọ, điều kiện sống hết sức khó khăn, điều này đã làm cho người lao động chưa an tâm công tác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN.

Vì vậy, quy hoạch KCN trước tiên phải mang tính toàn diện, công tác quy hoạch trong KCN là yếu tố cơ bản, quyết định đến sự thành công của KCN, còn công tác quy hoạch ngoài hàng rào KCN là yếu tố không thể thiếu đối với sự thành công đó Do vậy, đòi hỏi phải làm tốt cả quy hoạch bên trong KCN lẫn quy hoạch bên ngoài KCN Do đó, điều cần thiết là trong quá trình xây dựng quy hoạch KCN cần phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, nhân văn tại vùng xây dựng KCN, có như vậy mới đảm bảo xây dựng được một bản quy hoạch mang tính toàn diện, hiệu quả, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển thành công của KCN về sau này

1.2 Phối hợp, phân công với các địa phương khác trong xây dựng quy hoạch và xây dựng phát triển KCN của vùng kinh tế trọng điểm.

Trước mắt trong giai đoạn đến 2010 có thể gồm những nội dung chính sau:

- Về quy hoạch cụm các KCN tập trung mang tính liên địa phương để hình thành những đô thị công nghiệp mới phục vụ quy hoạch phát triển chung của cả vùng.

- Về phân công các ngành nghề thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp giữa TP với các tỉnh lân cận.

- Về nối kết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bên ngoài các KCN liền kề giữa các địa phương.

- Về xử lý rác, chất thải công nghiệp.

- Về đào tạo và cung ứng nguồn lao động.

1.3 Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước trong xây dựng và triển khai quy hoạch

* Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương trong giai đoạn đến năm 2010 cần làm những công việc sau:

- Lập đề án trình Chính phủ điều chỉnh bổ sung quy hoạch các KCN Tân Thíi Nhì, Nhị Xuân trình Chính phủ phê duyệt Đồng thời ra quyết định huỷ quy hoạch làm KCN và chuyển mục đích sử dụng các KCN đã quy hoạch nhưng không còn khả năng thực hiện.

- Lập dự án khả thi thành lập mới các KCN Tân Phú Trung, An Hạ, KCN Tân Thới Nhì, Nhị Xuân và các KCN mở rộng Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Hiệp Phước trình Chính phủ ra quyết định thành lập (song song với việc hoàn thành đề án này).

- Lãnh đạo TP và lãnh đạo các tỉnh liên quan thống nhất chủ trương, nguyên tắc phối hợp quy hoạch các KCN liên địa phương, đô thị liên địa phương và các chính sách cho các đối tượng này trình Chính phủ Chỉ đạo các ngành và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đồng bộ các huyện HốcMôn, Bình Chánh, Củ Chi, Hiệp Phước trong quan hệ tập trung phát triển có hệ thống các KCN trong khu vực này.

- Giao cho Ban quản lý xây dựng tiêu chuẩn mô hình KCN ở TP Hồ Chí Minh và chỉ đạo các KCN hiện hữu xây dựng các KCN theo tiêu chuẩn đã được

* Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước ở Trung ương:

- Các Bộ, ban, ngành Trung ương có liên quan cần phải làm tốt vai trò đầu mối trong xây dựng quy hoạch hệ thống KCN trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ đó làm cơ sở cho TP điều chỉnh quy hoạch hệ thống các KCN.

- Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đến 2020 cảng tổng hợp Hiệp Phước sẽ thay thế các cảng nội thành Nhưng cho tới nay, việc xây dựng cảng tổng hợp chưa được cấp phép của Chính phủ Việc này cản trở trực tiếp cho sự phát triển KCN Hiệp Phước, đồng thời sẽ hạn chế lớn đến quá trình quy hoạch phát triển TP đến năm 2015 phải trở thành TP công nghiệp hiện đại.

Mặt khác phía nam TP hiện nay có KCX Tân Thuận, có đại lộ Nguyễn Văn Linh với 5 cụm phát triển đang từng bước được xây dựng, có KCN Phong Phó, KCN Hiệp Phước, nhà máy điện Hiệp Phước và cảng tổng hợp tương lai. Đây là tiền đề quan trọng làm cơ sở để xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lấy vai trò TP là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước, làm lực đẩy chung nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình kinh tế toàn khu vực. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kinh tế hiện hữu theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, phê duyệt địa điểm Hiệp Phước cho việc di dời hệ thống Cảng khu vực TP Hồ Chí Minh, gắn liền với việc mở rộng KCN Hiệp Phước; xây dựng kế hoạch xây dựng cảng tổng hợp Hiệp Phước, đảm bảo tàu trên 30.000 tấn ra vào để đáp ứng cho nhu cầu phát triển TP hướng về phía Nam và ra biển Đông.

- Thực hiện một cơ chế quản lý trong “cùng một sân chơi” cho cả ba đối tượng doanh nghiệp trong KCN: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác (ngoài doanh nghiệp nhà nước) Giao cho Ban quản lý “một cửa” cả hai đối tượng: công ty phát triển hạ tầng KCN; Ban quản lý thực hiện quản lý hành chính Nhà nước đối với công ty từ khi công ty lập dự án đầu tư phát triển KCN và các hoạt động của công ty với tư cách là công ty phát triển hạ tầng KCN.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế nhằm tạo động lực cho KCN

Để các KCN ở TP Hồ Chí Minh nói riêng cũng như KCN cả nước nói chung được hình thành và phát triển theo đúng định hướng và đúng quy hoạch phát triển của địa phương, Nhà nước cần sửa đổi và bổ sung một số chính sách thuộc một số lĩnh vực cụ thể sau:

Một là: Cần rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý có liên quan đến KCN.

Ví như: hiện nay, theo quy định tại Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ thì các Ban quản lý KCN - KCX ngoài nhiệm vụ và quyền hạn được giao còn phải chịu sự quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh, và Ban quản lý KCN - KCX trung ương điều này sẽ là trở ngại lớn đối với quá trình thực hiện cơ chế

“một cửa, tại chỗ” Vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi các văn bản pháp lý có liên quan đến KCN nhằm đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp lý đó.

Mặt khác, KCN được xem là một mô hình kinh tế đặc thù, nhưng hiện nay lại chịu sự điều tiết chung bởi các Luật khác nhau: Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Vì vậy, khi chưa đồng bộ hoá được các điều luật trong các Luật nêu trên, cần ban hành Luật khu công nghiệp

Hai là: Chính phủ cần có những quy định thoáng hơn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng trong việc cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời được vay vốn Chẳng hạn như có thể cho các doanh nghiệp di dời vào KCN sử dụng nhà xưởng mới xây dựng (chưa có giấy chứng nhận hoàn công) trong KCN đem thế chấp để vay vốn ngân hàng, vì hiện nay muốn sử dụng tài sản này thế chấp để vay vốn thì doanh nghiệp phải làm xong thủ tục hoàn công mới được giải ngân, mà thời gian để tiến hành thủ tục hoàn công diễn ra khá lâu

Ba là: Cho đến nay, việc thành lập KCN được thực hiện theo phương thức

Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp này sẽ cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng Làm như vậy có ưu điểm là đơn giản, song trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trở thành nhà đầu cơ đất, Nhà nước không chi phối được giá cho thuê lại đất theo chính sách chung được điều chỉnh trong từng thời kỳ Do vậy cần tách biệt giữa việc cho thuê lại đất (quyền của Nhà nước) và phí sử dụng hạ tầng (quyền của doanh nghiệp phát triển hạ tầng) Bên cạnh đó cần quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng xã hội trong khu vực xây dựng KCN và đẩy mạnh việc xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào để đáp ứng yêu cầu phát triển KCN.

Mặt khác việc giao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp phải ổn định lâu dài, nên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh

Bốn là: Có các chính sách cụ thể và biện pháp triệt để trong công tác giải phóng mặt bằng, mà vấn đề quan trọng trước tiên là cần nhanh chóng ban hành khung giá các loại đất cho từng vùng, nguyên tắc, phương pháp xác định giá cho từng loại đất.

2.2 Điều chỉnh một số chính sách cụ thể ở địa phương

Ngoài những chính sách chung hiện hữu, đề nghị bổ sung, điều chỉnh:

- Các quận huyện có KCN cần được hưởng chính sách: có tỷ lệ để lại nguồn thu từ KCN cho địa phương để giải quyết hạ tầng ngoài KCN và những vấn đề xã hội phát sinh từ KCN; về đào tạo nhân lực, về y tế, về lao động nhập cư v.v Tương tự, các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm cần được xem xét những chính sách ưu tiên hơn các KCN không trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của cả vùng Các chính sách này cần thoả mãn được cả hai lợi Ých chung của vùng và lợi Ých của từng địa phương có KCN trong vùng.

- Xoá bỏ chính sách ưu đãi khác nhau đối với các KCN có điều kiện tương ứng như nhau trong cùng một khu vực nhưng nằm trên hai địa phương khác nhau; như: các KCN khu vực Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) với các KCN Sóng Thần, Đồng An (Bình Dương); các KCN khu vực Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) với Đức Hoà; Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh) với Cần Giuộc (Long An) v.v

- Có chính sách ưu đãi riêng khuyến khích cho những tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các KCN chuyên ngành.

- Điều chỉnh về thủ tục vay vốn:

+ Đối với việc vay vốn nước ngoài: Ngân hàng Nhà nước TP cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét: xác định tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp căn cứ vào vốn pháp định và hạn mức vay trung dài hạn nước ngoài theo chỉ tiêu doanh sè cho vay, nhằm tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc vay và trả nợ vay nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu vốn mà không phải điều chỉnh giấy phép đầu tư, đặc biệt là ưu tiên cho những trường hợp cần thiết, khấu hao trả nợ nhanh, trước hạn để đổi mới công nghệ.

Trường hợp sử dụng tài sản thế chấp: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước TP cho phép doanh nghiệp cầm cố, thế chấp tài sản cho phía nước ngoài khi đi vay.

+ Đối với việc vay vốn trong nước: Ngân hàng nhà nước TP cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KCN hướng dẫn cho các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng và các ngân hàng thương mại có liên quan áp dụng mô hình: cho công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng vay vốn xây dựng nhà xưởng theo nhu cầu của doanh nghiệp di dời, theo phương thức cho thuê, mua trả chậm; đây là mô hình mà công ty kinh doanh hạ tầng KCN Tân Tạo đã áp dụng có hiệu quả cần được nhân rộng Cách làm này vừa đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng, vừa giúp ngân hàng dễ theo dõi giám sát, vừa hỗ trợ vốn cho các công ty xây dựng và gián tiếp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp di dời Ban quản lý cần cung cấp các thông tin về thời gian cấp giấy chứng nhận hoàn công cho ngân hàng để ngân hàng có thể tiến hành giải ngân nhanh cho các doanh nghiệp cần vốn vay.

Phối hợp tay ba với các ngân hàng thương mại cho vay vốn, tổ chức giám định thiết bị máy móc, thiết bị thế chấp vay vốn, nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý và kinh tế của các tổ chức giám định trong việc giám định máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình vay vốn.

- Về quy định ngành nghề kinh doanh trong các KCN: Hiện nay việc quy định ngành nghề kinh doanh trong các KCN chưa rõ ràng, chưa làm nổi bật tính chuyên dụng của từng KCN Việc quy định ngành nghề kinh doanh trong từng KCN phải căn cứ vào: vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, những ngành sản xuất nghề truyền thống tại khu vực và tính năng của KCN đó Chẳng hạn như: KCN Tân Bình cần thu hút đầu tư các ngành: cơ khí, điện - điện tử, may mặc, dệt, thuộc da, da giầy; KCN Tây Bắc Củ Chi chế biến nông sản, lương thực thực phẩm, các ngành sản xuất khác nhưng không được gây ô nhiễm (chế biến lâm sản, sành sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, hoá chất, nhựa, cao su)

- Một số giải pháp khác:

Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động ở các KCN

Để tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động ở các KCN cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Đa dạng hoá các loại hình KCN Để tăng thu hút đầu tư vào các KCN, cần phải đa dạng hoá các loại hình KCN, cần xây dựng, phát triển đồng thời KCN lớn, cũng như KCN nhỏ và vừa, có như vậy mới đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu rất khác nhau của các nhà đầu tư với quy mô dự án đầu tư không giống nhau Tuy nhiên cần kiểm soát chặt chẽ để việc phát triển KCN nhỏ và vừa đúng quy hoạch, ngăn chặn triệt để ngay từ đầu không cho khu dân cư nằm xen lẫn với các nhà máy công nghiệp.

- Tập trung giải quyết vướng mắc đối với KCN gặp khó khăn trong triển khai Ban quản lý KCN cần sát sao hơn với tình hình hình thành và phát triển của các KCN, nhằm có những biện pháp hữu hiệu giúp đỡ các KCN gặp khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển Ví như: KCN Cát Lái IV đã có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997, nhưng đến nay vẫn chưa thể đi vào hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là công tác giải toả mặt bằng bị đình trệ; trong trường hợp này, trước tiên Ban quản lý nên đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cử cán bộ tích cực vận động quần chúng nhanh chóng di dời khỏi khu vực quy hoạch, hoặc là nên chuyển nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực hơn

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các KCN KCN là nơi thu hút một lượng lớn lao động, đặc biệt là những lao động đã qua đào tạo Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nữa cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, thì bản thân các doanh nghiệp trong KCN cũng cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động

- Tranh thủ các quan hệ của các doanh nghiệp hiện có để thu hút thêm các dự án khác Để đạt được điều đó, trước tiên các KCN phải cung cấp những điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá hoặc tìm kiếm các nguồn đầu tư vào.

- Chủ động và tích cực thu hút đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm hấp dẫn đầu tư, ngoài ra cần thành lập các đoàn kêu gọi vận động thu hút vốn đầu tư ở nước ngoài, hoặc xúc tiến việc thiết lập mạng lưới thông tin về các KCN ở TP

Hồ Chí Minh chẳng hạn như việc thiết lập một trang Web của riêng các KCN trên Internet Để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ TP đề ra thì việc phát triển các KCN tập trung có một vai trò quan trọng Tuy nhiên cần sớm quán triệt quan điểm là ưu tiên phát triển về chất hơn là phát triển về lượng của các KCN, tránh hiện tượng xây dựng, đầu tư tràn lan kém hiệu quả, để các KCN

TP nói riêng, kinh tế xã hội TP nói chung có vị trí tương xứng với tầm vóc là đầu tàu của cả nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngày đăng: 22/05/2023, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w